Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 144


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 26/4/2016

Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016

Tôi nghe Phó Giám thị Lê Bá Thụy nói không có tiền tổ chức múa lân cho tù nhân coi ngày Tết thì mắc cười quá, trong bụng nghĩ: Xạo vừa vừa thôi cha, múa lân trong tù làm gì tốn tiền mà nói không có tiền. Nhân công có sẵn, tre có sẵn, giấy báo Nhân Dân khổ lớn có sẵn hàng núi, muốn dán bao nhiêu cái đầu lân lại không được.

Tất cả các bức tường xung quanh cũng như trong trại đều vẽ tranh tường cổ động lên đó, do tù nhân vẽ, màu, sơn, dụng cụ vẽ đều do người nhà tù nhân đem vô không tốn tiền mua, vẽ đầu lân còn ít tốn sơn hơn nữa. Bông gòn, dây nilon trang trí đâu có bao nhiêu tiền, chỉ cần nói một tiếng tù nhân khá giả muốn lập công kêu người nhà đem vô cả núi. Chắc là sợ tổ chức múa lân rồi tù nhân gặp gỡ, tụ tập nhau loan truyền tin tức hay sợ bọn tù nhân nam gặp nữ tù chính trị bên này chớ gì. Hôm trước nghe có mấy đứa đi lao động bên ngoài về nói lại là bên khu giam nam nghe nói bên này có nữ tù chính trị mới tới nên gởi lời hỏi thăm, người đó nói rằng có biết tôi, nhưng tôi không biết người đó là ai.

Tết trong trại giam có nghĩa là đêm ba mươi được coi ti vi sáng đêm đón giao thừa, còn từ mùng Một đến hết ngày mùng Ba âm lịch thì được coi đến mười một giờ đêm, không tắt điện lúc mười giờ như ngày bình thường. Ban ngày để đĩa nhạc sàn vô máy phát qua loa cho nữ tù nhân ra bãi cỏ trong trại nhảy lúc lắc với nhau, tới giờ cơm thì nghỉ, đầu giờ chiều lại mở nhạc lúc lắc đến giờ cơm chiều.

Ngày Tết được khẩu phần cơm, thịt gấp ba lần ngày thường, tức là được mỗi người một đòn bánh tét cỡ trung nếp nhiều thịt ít gói bở rệp, mấy miếng thịt gà luộc nhỏ bằng ngón tay, thịt heo nhiều lên khoảng một trăm gram nhưng vẫn là heo kho già khú ăn vừa hôi, vừa dai, vừa cứng. Ðược thêm khoảng một chén nhỏ mứt dừa và kẹo dở ẹt thứ cho không ai ăn.

Ðược cái ngày Tết mấy chị em tù chính trị gồm chị Dương Thị Tròn, chị Trần Thị Thúy, chị Mai Thị Dung có cơ hội tập trung lại trải chiếu ngồi ngoài sân, bày ra bánh kẹo, nước trà đá, vừa ăn uống vừa nói chuyện hỏi han hoàn cảnh, tình hình xã hội, tin tức, v.v… Riêng chị Nguyễn Thị Phượng (thành viên đảng Việt Tân) cũng là tù chính trị nhưng chị Phượng này né bọn tôi không dám lại ngồi chung, sợ “vạ lây.” Sau này, chị Nguyễn Thị Phượng còn đi nói với nhiều tù nhân trong trại rằng nói chuyện với tôi sẽ bị cán bộ công an bắt viết kiểm điểm làm thời gian đầu tù thường phạm ai cũng sợ không dám đến gần tôi. Chị Phượng này cũng có hành vi rất lạ, trại này nó cấm tù sử dụng giấy viết tự do nhưng ngày nào tôi, chị Thúy, chị Tròn cũng nhìn thấy chị Phượng ngồi trong phòng ở của con Thùy (tù nhân giúp việc hành chánh cho cán bộ trại) viết cái gì quá trời luôn, cho đến giờ phát cơm trưa mới thôi.

Tôi chờ cho đến đầu giờ chiều ngày mùng Năm Tết thì đi lên phòng tự quản nói với chị Khanh thông báo cho Phó Giám thị Lê Bá Thụy tôi muốn gặp ông ta để hỏi vụ tôi gọi điện thoại như thế nào, ông ta đã hứa với tôi là mùng Năm sẽ trả lời.

Chị Khanh đi thông báo, tôi ngồi ở phòng tự quản khoảng hơn ba mươi phút thì cán bộ giáo dục Trung Tá Ðặng Minh Quang lù lù đến, nói ông Thụy đi vắng, Ðặng Minh Quang trả lời thay rằng tôi không được gọi điện thoại như quy định.

– Tại sao?. – Tôi hỏi. – Cái bảng nội quy bự tổ bố nằm lù lù ngay đường đi ra vô đó. Ở đâu ra cái quy định này? Trại này tự đặt ra à? Chống lại quy định của Bộ Công An à?

– Trước đây phạm nhân nào không tội còn không được thăm gặp, bây giờ cho thăm gặp là dễ hơn rồi. Cấp trên của tôi quy định như vậy. – Ðặng Minh Quang trả lời.

Tôi nghe hắn nói mà máu sôi lên tận óc o. Thì ra bọn này quá khốn nạn, bẩn thỉu, không còn từ ngữ nào tệ hơn nữa để chửi chúng nó cho xứng đáng. Nếu chúng nó xử đúng tại sao người ta không nhận tội? Nhưng chúng muốn tù nhân “nhận tội” để “giải độc dư luận,” phải lấy miếng ăn, sinh mạng của tù nhân đặt làm điều kiện.

Tôi nói gằn từng tiếng:

– Tôi không cần biết lúc trước là như thế nào, tôi chỉ biết hiện nay pháp luật quy định cho phép tù nhân mỗi tháng gọi điện thoại về nhà một lần. Ðây là quy định của Bộ Công An có hiệu lực trong toàn quốc, trại giam không có quyền đặt ra quy định riêng. Các người phân biệt đối xử giữa tù chính trị với tù thường phạm chớ gì? Vậy mà lúc nào cũng nhai nhải “Việt Nam không có tù chính trị.” Cấp trên cụ thể là ai, họ tên, cấp bậc, chức vụ gì, quy định tại văn bản nào? Ðề nghị đưa văn bản cho tôi xem tôi sẽ bảo người nhà làm đơn kiện cấp trên đó xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tù nhân, nếu không có văn bản tôi sẽ kiện lãnh đạo cái trại giam này.

Tạ Phong Tần

(còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 26/4/2016

Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016

Tôi nghe Phó Giám thị Lê Bá Thụy nói không có tiền tổ chức múa lân cho tù nhân coi ngày Tết thì mắc cười quá, trong bụng nghĩ: Xạo vừa vừa thôi cha, múa lân trong tù làm gì tốn tiền mà nói không có tiền. Nhân công có sẵn, tre có sẵn, giấy báo Nhân Dân khổ lớn có sẵn hàng núi, muốn dán bao nhiêu cái đầu lân lại không được.

View original post 946 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 143


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 23/4/2017

Tôi nói:

– Phần “Nội dung giáo dục” này cán bộ muốn ghi cái gì tùy ý cán bộ, phần “kết quả giáo dục” này để tôi ghi.

Con Phương gật đầu đồng ý, và cúi xuống ghi một tràng vô giấy nào là “Ý thức hành vi phạm tội, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối của đảng, v.v… và v.v…” Xong đưa tờ giấy cho tôi.

Tôi ghi xuống phía dưới phần “Kết quả”: “Tôi không đồng ý. Tôi không phạm tội mà chính nhà nước Cộng Sản Việt Nam mới phạm tội, chà đạp pháp luật, chà đạp quyền con người. Nhà nước Cộng Sản mới là kẻ cần phải ăn năn hối lỗi.” Viết tới đó thì hết chỗ nên tôi ngưng. Có lẽ bọn soạn thảo ra cái mẫu văn bản này chừa có ba bốn dòng ngắn ngủn tưởng là dư giấy, vì từ hồi nào tới giờ các phạm nhân thường phạm khác chỉ có nói rằng “ăn năn hối cải” và hứa hẹn “cải tạo tốt” là xong, chớ có ai chửi ngược trở lại chúng nó đâu. Bây giờ thấy cái biên bản này hẳn té bật ngửa ra. Xong tôi ký tên, ghi rõ họ tên tôi vào, lại còn cẩn thận gạch bỏ (xóa đen thui luôn) hai chữ “Phạm nhân” mà viết thay vào hai chữ “Tù nhân.”

Con quản giáo Phương nhìn thấy thì giãy nảy nên:

– Chết, chết! Chị viết như vậy làm sao tôi về báo cáo lãnh đạo được? Lãnh đạo kiểm điểm tôi chết! Mẫu in sẵn như vậy sao chị lại sửa lãnh đạo không chịu đâu. Tôi viết lại cái khác chị ký lại nghe?

– Ý tôi là vậy đó. – Tôi nói. – Tôi dám viết tôi chịu trách nhiệm, có giấy trắng mực đen chữ ký của tôi rành rành đây, cán bộ không phải lo. Viết lại tôi không ký đâu. Cán bộ muốn có chữ ký của tôi hay muốn không có chữ ký? Nếu muốn chữ ký của tôi thì cứ vậy mà cầm về đi. Cán bộ cứ về nói với lãnh đạo rằng chị Tạ Phong Tần muốn viết như vậy, không thuyết phục được, chị ấy nói lãnh đạo muốn gì cứ đến gặp chị ấy là xong.

– Chữ “Phạm nhân” cũng vậy chớ có gì khác đâu mà chị phải sửa lại? – Con Phương hỏi.

– Khác nhiều chớ. Cán bộ có biết chữ Hán không? – Tôi hỏi.

– Không? – Con quản giáo Phương trả lời.

– Không biết thì nghe tôi giải thích đây. – Vừa nói tôi vừa chấm ngón tay vô ca nước để kế bên viết xuống nền gạch men sàn nhà. – Chữ “nhân” nghĩa là người nằm trong chữ “vi” nghĩa là bao vây, trở thành chữ “tù,” “tù” có nghĩa là bị giam. Tôi không phạm tội mà bị nhà cầm quyền bắt giam thì tôi là tù nhân chớ không phải phạm nhân. Khi nào tôi phạm tội thì mới là phạm nhân. Cho nên đừng có ngạc nhiên nếu sau này trong tất cả các loại văn bản, giấy tờ tôi đều bôi bỏ chữ “phạm nhân” mà thay vô chữ “tù nhân,” nếu không đồng ý thì tôi không ký, muốn chọn cái nào tùy cán bộ.

Con Phương cười cười rồi cầm tờ giấy từ giã tôi đi ra. Tôi quay lại mới nhìn thấy nãy giờ bọn tù trong phòng này đang ngồi gần chú ý nghe tôi và con quản giáo Phương nói chuyện, con Phương đi rồi, tụi nó nói:

– Chị Tần oai nghe. Hồi nào tới giờ chưa có phạm nhân nào mà quản giáo đến tận phòng chúc tết riêng. Chị Tròn, chị Phượng, chị Thúy… đều không có.

Tôi cười, nói:

– Chẳng tử tế gì đâu. Thấy chị mới tới muốn nắn gân đó mà. Nắn gân tao thì tao nắn gân lại coi gân ai cứng hơn. Chưa đủ trình độ lý luận với chị mày đâu.

Tụi nó lại cười, nói:

-Tụi em nghe hai người nói chuyện qua lại hết rồi, mắc cười muốn chết luôn. Bộ Phương kỳ này gặp chị khó chơi quá.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 23/4/2017

Tôi nói:

– Phần “Nội dung giáo dục” này cán bộ muốn ghi cái gì tùy ý cán bộ, phần “kết quả giáo dục” này để tôi ghi.

Con Phương gật đầu đồng ý, và cúi xuống ghi một tràng vô giấy nào là “Ý thức hành vi phạm tội, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối của đảng, v.v… và v.v…” Xong đưa tờ giấy cho tôi.

View original post 648 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 142


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 18/4/2017

Tạ Phong Tần trước trụ sở Bộ Ngoại Giao (Washington DC), một tháng rưỡi sau khi đến Mỹ.

Có lần tôi hỏi con nhỏ bán giỏ sao bán mắc dữ vậy, nó nói: “Ðem vô được có chục cái thôi, chị không lấy lát nữa mấy đứa khác lấy hết. Thấy chị mới vô mà tù chính trị em cũng quý nên mới để cho chị, chị có lấy thì lấy lẹ lên không em bán người khác.” Nghe hết hồn luôn. Nó hỏi tôi mua không, tôi nói thôi, cái giỏ đựng xà bông đi tắm gì mà tới tám chục ngàn, tôi lấy dây nilon đan cái giỏ lưới đựng cũng được hà.

Lúc này đang vào những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên Ðán Nhâm Thìn năm 2012 nên cũng nhộn nhịp lắm. Trại giam thông báo tù nhân ai biết gói bánh tét thì báo với đội để sắp xếp cho những người này đi gói bánh tét.

Vào buổi trưa, tôi nhớ là ngày hai mươi tám Tết âm lịch, con nhỏ quản giáo Nguyễn Thị Phương mò lên đến phòng giam “chúc Tết” tôi trước sự ngạc nhiên của tất cả mấy đứa bạn tù trong phòng. Bởi lẽ tôi thuộc quân số Ðội 2 chớ có phải Ðội 10 đâu, còn đây là phòng Ðội 10, đúng là chưa có tiền lệ quản giáo nào đến tận phòng giam chúc Tết riêng cho mỗi một mình tù nhân.

Mở màn, Nguyễn Thị Phương nói vài câu hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết như tất cả những lời nói xã giao bình thường khác mà tôi vẫn nghe mấy chục năm nay, nói chung là rập khuôn, khách sáo. Tôi trả lời:

– Cán bộ Phương chúc Tết tôi thì tôi cũng chúc Tết lại cán bộ cho đúng phép lịch sự, riêng cái vụ “cải tạo tốt để giảm án sớm được trở về” thì tôi không nhận câu đó. Tôi không phạm tội nên không việc gì phải cải tạo. Vậy có giảm cho tôi không?

– Không! – Phương trả lời.

– Vậy tôi không nhận là đúng chớ gì. – Tôi hỏi.

– Chị phải thấy rằng nhờ có đảng Cộng Sản mà Việt Nam mới phát triển như ngày hôm nay. – Quản giáo Phương nói.

Tôi nghe mắc cười quá, ranh con mà muốn lên lớp mẹ già à. Tôi hỏi:

– Cán bộ Phương đã học lớp cao cấp lý luận chính trị Mác-Lê chưa?

– Chưa. – Quản giáo Phương trả lời.

Hỏi để làm tiền đề cho câu nói tiếp theo của tôi, và đập bẹp ngay cái ý định nó muốn “giảng bài” cho tôi, sau này nó hết dám ho he với tôi nữa, chớ tôi thừa biết cỡ tuổi nó, đảng viên chưa chắc đã có đừng nói đến chuyện được đưa đi học lớp cao cấp lý luận chính trị. Tôi nói tiếp:

– Tôi học rồi, và tốt nghiệp rồi, loại khá nữa đó, nếu không có mấy thằng, mấy con bỏ tiền ra mua bằng giành loại giỏi thì tôi phải là loại giỏi. Cho nên lý luận cộng sản tôi giỏi hơn cán bộ Phương nhiều lắm đó. Cán bộ có biết “Từ Triệu, Ðinh, Lý, Trần bao đời dựng nước/ Cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương/ Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” Ðất nước Việt Nam này, dân tộc Việt Nam này có hơn bốn ngàn năm tuổi, đảng cộng sản có vài chục tuổi. Nói như cán bộ “nhờ có đảng, Việt Nam mới phát triển” chắc lúc chưa có đảng thì dân tộc này chỉ cởi truồng đóng khố như thời Hùng Vương mà không biết mặc quần, nhờ có đảng Cộng Sản người dân Việt Nam mới biết mặc quần. Tuyên truyền láo lếu nghe mắc cười quá chừng, “không có mợ thì chợ cũng đông,” dân tộc Việt Nam cứ theo thời gian mà phát triển tới, thời nào cũng có hào kiệt lãnh đạo, không có đảng Cộng Sản thì từ năm 1930 trở về trước Việt Nam không ai lãnh đạo để đánh Hán, Ðường, Tống, Nguyên à? Ðảng Cộng Sản kể công kiểu lộn đầu xuống đất, chổng cẳng lên trời.

– Thôi bỏ qua không nói chuyện đó nữa. – Phương nói. – Tôi nghe nói chị viết rất nhiều bài đăng trên mạng?

– Ðúng vậy. – Tôi nói. – Cán bộ Phương đã đọc những bài đó chưa? Trước khi nói chuyện với tôi về chính trị xã hội hãy lên mạng đọc những bài viết của tôi rồi hãy nói. Cán bộ Phương có đủ trình độ tranh luận với tôi không?

Quản giáo Nguyễn Thị Phương trả lời rất thành thật:

– Chúng tôi không được phép đọc thông tin trên mạng.

– Tại sao vậy? Về nhà mình mà đọc, đừng đọc ở cơ quan? – Tôi hỏi lại.

Nguyễn Thị Phương nói:

– Ở nhà cũng không được, người ta biết hết.

– Trời, bưng bít thông tin đến thế à? Vậy cán bộ làm sao biết tôi viết cái gì mà bình luận đúng hay sai? – Tôi hỏi.

– Ừ, chị nói đúng. Tôi không biết thật. – Quản giáo Phương nói. – Vậy thôi, tôi chúc chị năm mới mạnh khỏe, vui vẻ.

– Câu này thì tôi nhận. Cám ơn cán bộ Phương. Tôi cũng chúc cán bộ Phương năm mới mạnh khỏe, vui vẻ.

Con Phương lấy ra một tờ giấy in sẵn, nói:

– Với người khác thì sáu tháng mới làm giấy này một lần, với chị thì lãnh đạo sinh hoạt với chúng tôi mỗi tháng một lần phải gặp chị làm giấy này. Tôi viết rồi chị ký giúp tôi.

Tôi cầm lên xem thấy đó là mẫu “Biên bản giáo dục phạm nhân,” lại thêm một chuyện mắc cười quá. Vì trong đó có phần in sẵn “Nội dung giáo dục” và “Kết quả giáo dục,” xuống dưới mới đến chữ ký của quản giáo và phạm nhân.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 18/4/2017

Tạ Phong Tần trước trụ sở Bộ Ngoại Giao (Washington DC), một tháng rưỡi sau khi đến Mỹ.

Có lần tôi hỏi con nhỏ bán giỏ sao bán mắc dữ vậy, nó nói: “Ðem vô được có chục cái thôi, chị không lấy lát nữa mấy đứa khác lấy hết. Thấy chị mới vô mà tù chính trị em cũng quý nên mới để cho chị, chị có lấy thì lấy lẹ lên không em bán người khác.” Nghe hết hồn luôn. Nó hỏi tôi mua không, tôi nói thôi, cái giỏ đựng xà bông đi tắm gì mà tới tám chục ngàn, tôi lấy dây nilon đan cái giỏ lưới đựng cũng được hà.

View original post 918 more words

Categories
Chuyện ngắn

Gãi dư luận


Tuấn Khanh's Blog

Thông tin ông Đinh La Thăng đột ngột bị đề nghị kỷ luật và có thể bị mất chức bí thư Sài Gòn sau hội nghị trung ương 5, khóa 12 khiến không ít người quan tâm. Vì bởi, ông Thăng là một nhân vật rất ồn ào. Khi ông về nhậm chức tại Sài Gòn, rất nhiều trò trình diễn để lấy lòng người dân Sài Gòn đã diễn ra, bao gồm tổ chức hàng loạt tờ báo, truyền hình đăng nhanh các lời tuyên bố, liên tục hình ảnh hoạt động của ông… thậm chí còn có cả báo lên tiếng thề nguyện sẽ đồng hành cùng ông Thăng trong cuộc cầm quyền ở thành phố.

Nhớ lại những ngày như vậy, mọi thứ đầy rạo rực khởi đầu và cũng đầy bẽ bàng về sau. Tương tự như ông Đoàn Ngọc Hải khi thực hiện cuộc đập…

View original post 1,081 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 141


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 16/4/2017

Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016

Tôi ở chung với Đội 10 khoảng năm sáu ngày, chiều nào tụi nó đi lao động ngoài xưởng về tôi cũng lân la hỏi chuyện tụi nó. Trong phòng này chia làm hai loại tù: Loại thứ nhất là bọn nịnh bợ cán bộ công an để lập công, đó là con nhỏ đội trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hà, những đứa còn lại đều vô một loại là căm ghét bọn công an, nay nghe nói tôi là tù chính trị “can tội chống nhà nước” thì tụi nó “xả” cho tôi nghe đủ thứ chuyện thúi tha trong trại này có “đính kèm” chửi bới, nguyền rủa cầu cho bọn công an “bị tông xe chết hết đi.” Không phải bọn này nó anh hùng gì, mà phòng này toàn tù nhân án ngắn, phần lớn đều sắp hết án về nhà rồi, nên tụi nó không cần “đóng vai hiền” để mong giảm án nữa, có “hiền” hay “quậy” thì bọn công an cũng không còn đem chuyện “kỷ luật,” “không giảm án” ra hù dọa nó được nữa.

Đội 10 làm công việc cạo hột điều. Tức là lấy con dao nhỏ cạo cho sạch vỏ chung quanh hột điều cho tróc hết lớp vỏ lụa bên ngoài, hột điều trở nên trắng hết mới được. Mới lên trại học làm thì giao cho cạo một ngày bảy ký lô, sau khoảng nửa tháng thì tăng lên mười lăm ký lô một ngày. Ai cạo không nổi thì bị kiểm điểm, kỷ luật (tức là nhốt vô xà lim), không được xét giảm án. Tụi nó nói xưởng làm việc ẩm thấp, tối tăm, mái lợp tôn thấp lè tè, nóng hừng hực, tù nhân phải tự bỏ tiền ra mua quạt máy, mua bóng đèn neon gắn lên chỗ ngồi của mình quạt cho đỡ nóng mới ngồi làm việc được, nếu không thì nóng chịu không nổi. Tôi hỏi mua bằng cách nào, tụi nó nói kêu người nhà gởi tiền cho cán bộ quản giáo mua đem vô xưởng lao động, dĩ nhiên không phải mua không mà phải “biết điều,” tức mỗi lần người nhà thăm nuôi phải lót tay cán bộ quản giáo ít nhất ba trăm ngàn đồng, nhà nào khá giả mỗi lần “phong bì” cho cán bộ vài triệu đồng thì muốn đem vô trại giam món gì cũng có.

Có lần, vừa từ ngoài xưởng hột điều về phòng giam, con Sang kêu tôi lại, nó thò ngón tay vô lỗ mũi nó ngoái một cái rồi đưa ra cho tôi coi, nó nói:

– Ngày nào con về cũng vậy, ho khạc ra đàm đen thui đó cô.

– Sao không đeo khẩu trang? – Tôi hỏi.

– Không đeo được, đeo khẩu trang nóng, ngộp thở chịu không nổi. – Con Sang nói.

– Vậy bịnh rồi làm sao? – Tôi hỏi tiếp.

– Thì phải chịu vậy chớ sao, con ngày nào cũng ho khạc ra đàm đem thui. Ráng vài tháng nữa con về rồi, mấy người án dài kìa, mới bị bịnh nhiều. Xưởng bụi bay mù mịt, nhìn thấy mờ mờ như là khói. – Con Sang nói.

– Không ai đòi phải cải thiện điều kiện lao động tốt hơn sao? – Tôi hỏi.

– Làm gì có ai dám nói. Ai cũng cố nín trông cho được giảm án để về sớm. -Con Sang nói.

Tôi hỏi thêm những đứa khác nữa thì đứa nào cũng nói giống y như con Sang.

Tôi công nhận mấy đứa trong phòng này nói đúng, không phải tụi nó nói mà tôi tin liền, vì tôi đã nhìn thấy trong trại giam này có một vài tù nhân thuộc loại “có máu mặt” chuyên bán đồ tạp hóa dạo trong trại một cách công khai dù nội quy trại giam là cấm tù nhân buôn bán. Bọn họ rủ tôi mua cái kiếng soi mặt nhỏ bằng miệng cái chén nhỏ, thứ này mua ngoài chợ khoảng chừng từ ba đến năm ngàn đồng một cái, nhưng ở đây giá năm chục ngàn đồng. Son môi loại thường giá vài trăm ngàn đồng một cây tùy nhãn hiệu, trong khi mua ngoài chừng vài chục ngàn một cây là cao. Một đôi giày hàng chợ vài chục ngàn đồng ở đây nó bán một trăm rưỡi ngàn đồng. Kim may quần áo mười ngàn đồng một cây, lúc trước tôi mua ở chợ Tân Định, quận 1, Sài Gòn một gói kim gần hai chục cây có bốn ngàn đồng. Một cái giỏ nhựa nhỏ có quai xách chợ Bà Chiểu bán mười mấy ngàn đồng một cái thì ở đây nó hét giá tám chục ngàn đồng, v.v…

Nói chung là thứ gì cũng đội giá gấp mười lần trở lên. Tôi hỏi trả tiền như thế nào, tụi nó nói ai không có tiền mặt xuống căn-tin trại mua đồ khác trả lại bằng giá. Tụi nó nói ở đây không cho xài kiếng soi mặt, kim may quần áo nên vài hôm bọn công an chúng nó lục soát lấy hết thì mình lại mua cái mới. Tôi lại hỏi cái mới ở đâu ra, nó tủm tỉm cười nói thì công an đem vô đưa tụi nó bán chớ ở đâu ra. Tôi nói tôi không xài son phấn nên không có nhu cầu soi cái bản mặt của tôi, ở trong tù càng xấu càng tốt, mua kiếng làm chi, lâu lâu mượn của ai đó ngó một cái được rồi, hay là chạy lên Phòng Y Tế coi kiếng cũng được. Bọn bán đồ nghe tôi nói thì lắc đầu mà cười, vì ở đây phần lớn tụi tù nữ đứa nào cũng nhịn ăn mà để dành tiền mua son phấn bôi trét lên mặt, quần áo kiểu cọ, giày cao gót đi mỗi ngày, làm gì thì không nói ra nhưng ai cũng hiểu. Tụi nó mặc bộ quần áo của nó ở trong, mặc bộ đồ sọc của tù ở ngoài, ra đến xưởng lao động nó cởi bộ đồ sọc ra, chỉ mặc bộ đồ mỏng của tụi nó thôi.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 16/4/2017

Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016

Tôi ở chung với Đội 10 khoảng năm sáu ngày, chiều nào tụi nó đi lao động ngoài xưởng về tôi cũng lân la hỏi chuyện tụi nó. Trong phòng này chia làm hai loại tù: Loại thứ nhất là bọn nịnh bợ cán bộ công an để lập công, đó là con nhỏ đội trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hà, những đứa còn lại đều vô một loại là căm ghét bọn công an, nay nghe nói tôi là tù chính trị “can tội chống nhà nước” thì tụi nó “xả” cho tôi nghe đủ thứ chuyện thúi tha trong trại này có “đính kèm” chửi bới, nguyền rủa cầu cho bọn công an “bị tông xe chết hết đi.” Không phải bọn này nó anh hùng gì, mà phòng này…

View original post 912 more words

Categories
Chuyện ngắn

Di sản lớn nhất còn lại khi tàu Titanic chìm xuống đại dương




Con tàu Titanic huyền thoại đã chìm vào đáy đại dương, để lại sau lưng cả một di sản!

Những di sản còn lại sau khi tàu Titanic chìm vào đại dương

Đó là những món nợ, những món tiền đầu tư, những món tiền bảo hiểm. Để cho chúng ta thấy tiền bạc cũng chẳng thể cho người ta cảm giác an toàn.

Đó là những bài học về sự tự mãn, khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”.




Đó là những nỗi đau, khi hàng nghìn con tim, hàng trăm gia đình bị mất mát.

Nhưng có một di sản, vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên những nỗi đau… Một di sản mà mỗi chúng ta ngày nay vẫn đang phải lựa chọn. 

Di sản đó thể hiện qua câu nói:

“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”.

Khi hiệu lệnh đó vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm những điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia li của các gia đình. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dũng cảm đã để lại cho nhân loại một di sản to lớn.




Bức tranh Phụ nữ và trẻ em lên tàu trước!
ra mắt năm 1912.


John Jacob Astor IV là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang thai 5 tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh

“Các quý cô, mời lên thuyền”.

Trong khi có những người vội vã leo lên thuyền cứu hộ thì nhà tỷ phú Ben Guggenheim cùng thư kí Victor Giglio đã thản nhiên ở lại tàu. Ông gửi lời nhắn tới vợ mình: 

Không có phụ nữ nào sẽ phải ở lại tàu chỉ vì Ben Guggenheim là một kẻ hèn kém”.

Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông nói:

“Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. 

Còn vợ ông, quý bà Ida thì khẳng định: 

“Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi sẽ chết như chúng tôi đã sống cùng nhau”. 

Họ đã nắm tay nhau cho đến giây phút cuối cùng.

Michel Marcel Navratil và người em trai là hai đứa trẻ duy nhất sống sót sau thảm họa mà không có người thân đi cùng. Ông nhớ lại việc cha đưa hai anh em ông lên thuyền cứu hộ và nhắn nhủ:

“Con trai, khi con gặp mẹ, và chắc chắn là con sẽ gặp mẹ, hãy nói với mẹ rằng cha luôn yêu mẹ”.




Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lên thuyền cứu hộ, nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường chỗ cho cô và nói: 

“Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!”

Cô hối tiếc vì lúc đó đã không hỏi tên bà.

Khi phần đuôi tàu bắt đầu chìm vào mặt nước, vào đúng khoảnh khắc đó, người ta có thể nghe thấy những lời yêu thương đang vang lên. Chỉ để nói lên rằng, tôi đã yêu bạn đến nhường nào.

“Phụ nữ và trẻ con lên trước!” 

– Đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Không có một logic nào về mặt thể lực hay kinh tế để những con người vốn khỏe mạnh và giàu có hơn lại nhường chỗ cho những người yếu hơn được sống.

Nếu có ai đó hỏi rằng, nhân loại có gì đặc biệt?

Xin được trả lời rằng: “Nhân loại đặc biệt vì chúng ta có thể hi sinh cả mạng sống của bản thân cho những con người không quen biết.”

Cập nhật: 19/09/2015 – Theo Yan

 

Categories
Chuyện ngắn

Cái giá của cái ‘ngàn vàng’ chỉ có vậy sao?


 

            alt
                     Ảnh mang tính minh họa. Nguồn VNN

Tờ báo quảng cáo Taobao của Tàu cộng phát hành ngày 12 tháng 11/2016 đăng tin rao bán cô dâu Việt Nam với giá 9.998 nhân dân tệ tương đương 1.500 us$ nhân ngày độc thân hằng năm của Tàu là 11-11 (11 táng 11 – Song thập nhứt).
Mục quảng cáo trên Taobao bán cô dâu Việt nam nhơn ngày Độc thân 11 – 11 ở bên Tàu (Zing, ngày 12-11-2016)’
alt
Ở Tàu vào ngày này, có cơn sốt «Mua sắm vợ Việt nam » . Vì chỉ có 9.998 nhân dân tệ mà có thể mang về nhà một cô vợ xinh đẹp, đẹp hơn sẩm xã hội chủ nghĩa mao-xến -xáng rất nhiều!
Theo báo Anh ngữ South China Morning Post, tin quảng cáo trên Taobao còn đăng ảnh Chương Tử Di, một nữ diễn viên kiêm người mẫu Trung Quốc, kèm chú thích có 98 “món hàng” mà họ đang sở hữu. Những “món hàng” này sẽ được chở từ tỉnh Vân Nam tới bất cứ nơi nào ở Trung Quốc.
Theo hồ sơ trên Taobao, đơn vị rao bán cô dâu Việt Nam là cửa hàng quà tặng Wang Xiao Xi. Thông tin cho biết cửa hàng này đã bán 2.568 cô dâu Việt Nam trong 30 ngày qua với mức giá rất phổ thông .
Theo tin tức từ Việt Nam thì không ít người mẫu, Hoa hậu, Á hậu cũng sẵn sàng bán trinh, tức cái «Ngàn vàng » của mình, với giá chỉ vài ngàn đô-la . Gái ở nhà quê Miền nam rẻ hơn. Nghĩ có tội nghiệp cho người phụ nữ Việt Nam không?

Mệnh giá của cái «ngàn vàng »
Cái «ngàn vàng» là một thứ giá trị qui chiếu của người phụ nữ . Tuy nói «ngàn vàng» khá cụ thể vì nó có bản thể là «vàng» và số lượng là «ngàn» nhưng lại không thể đem tính theo đô-la hay euros được mà chỉ ngầm hiểu là đó là một thứ giá trị cao quí.
Hiện nay, «ngàn vàng» không còn giữ giá theo nếp cũ nữa mà được tính theo đô-la nên nó bị thả nổi theo luật kinh tế thị trường. Vì nó đã trở thành một thứ hàng hóa dưới chế độ xã hội chủ nghĩa «con người là một đơn vị kinh tế». Vì vậy, ở Việt Nam, người phụ nữ được đánh giá thành tiền cụ thể theo những tiêu chuẩn như người phụ nữ đó phải thế nào: còn trinh hay không, xinh đẹp hay không, …
Chưa bao giờ ở xã hội Vìệt Nam, thế lực của đồng tiền lại được thể hiện với một vị thế như bây giờ ! Đó là điều đáng lấy làm đau lòng. Và nó đang trở thành một trào lưu quá tiêu cực khi người phụ nữ được đem ra mua bán công khai, qua sự chia lợi của đảng cộng sản . Con số phụ nữ Việt Nam được bán ra ngoại quốc để làm vợ, lao động, và đủ thứ việc… hiện nay lên tới hơn 300 000 người .
Chuyện bán trinh tiết đã có từ hằng ngàn năm qua, ở khắp nơi, nhưng trong thầm kín giữa kẻ mua người bán vì bị luật pháp cấm đoán và kỷ cương xã hội chi phối . Ngày nay đã mặc nhiên trở thành một dịch vụ có giá trị hoàn toàn kinh tế, công khai trên mạng, vì lý do này hay lý do khác, không còn là chuyện lạ nữa.
Có nhiều trường hợp đáng thương tâm cho người bán. Người nghèo bán để lấy tiền giúp đỡ gia đình ; có người bán lấy tiền giúp cha mẹ chữa bệnh ngặt nghèo ; cũng có người bán lấy tiền đi học, hoặc du học, hoặc du lịch nước ngoài, … Giá cả của người bán đề nghị cũng rất chênh lệch, từ 10.000 us$ lên tới 250.000 us$ .
Các cô gái rao bán trinh tiết cũng biết sẽ bị dư luận công kích . Nhưng có điều đáng để ý là họ không thuộc thành phần buôn hương bán phấn .
Cái giá trinh tiết của các cô gái Việt nam như vậy hãy còn quá thấp so với giá của nhiều cô gái ngoại quốc đưa ra. Do thị trường kém mở mang, hay thiếu tiếp thị, hay gái Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn người đẹp, hay do đồng bạc Việt Nam không có giá trị, … ?
Đem bán đi cái «ngàn vàng» của người con gái vì nhu cầu sanh tử mà bán với giá thấp quả là một sự thiệt thòi thật đáng tội nghiệp . Trong lúc đó, trên thế giới hiện nay, có ít nhứt 10 cô trở thành giàu có nhờ bán trinh tiết của mình . Họ bán theo cách bán đấu giá . Dĩ nhiên các cô, lúc rao bán, phải phổ biến chứng thư khám nghiệm xác nhận là chưa bao giờ trông thấy «chó sói» xông thẳng vào!
Năm 2008, Nathalie Dylan, 22 tuổi, rao bán đấu giá cái trinh tiết của mình trên internet để lấy tiền đi học văn bằng Master . Đưa ra mẩu tin quảng cáo, sau thời gian ngắn, có người trả giá lên tới 3.700.000 us$ và đó là người sau cùng. Cô chấp thuận giá này và ký hợp đồng . Tiền thâu được dư trả học phí mà còn làm cho cô Nathalie trở thành cô gái triệu phú chỉ nhờ làm công việc không cần mất thời gian học tập, trau dồi như học Master .
Cô Raffaella cũng bán cái «ngàn vàng» của mình mà chỉ được có 1.300.000 us$ .
Qua năm 2005, cô Graciela Yataco, người Ý, bán đấu giá cái «con gái» của mình được cũng 1.300.000 us$ . 5 cô tiếp theo cùng thực hiện bán đấu giá trên mạng nhưng chỉ bán được từ 10.000 tới 780.000 us$ .

Thị trường bỗng sôi động
Trong suốt 6 tháng rao bán trên mạng Cinderella Escorts từ Đức cái «ngàn vàng» của mình, cô Aleexandra Khefren, người mẫu Lổ-ma-ní (Roumanie), 18 tuổi, trong tuần qua, đã ngã giá 2.300.000 euros với một doanh nhân ở Hồng kông, danh tánh và quốc tịch chưa được tiết lộ .

alt                   Cô Aleexandra Khefren. Ảnh BroBible

Trả lời trên ITV Anh hồi thánh 11 năm rồi, cô Khefren giải thích về dự tính bán trinh của cô : «Tôi nghĩ tới chuyện này năm tôi 15 tuổi sau khi tôi xem phim « Đề nghị không thích hợp » trong đó cô dâu bán đêm tân hôn của mình 1 triệu us$ . Còn những cô gái khác thì hiến dâng cái đời con gái của mình cho bồ để chẳng bao lâu sau đó, nó đá đít mình, đi cặp bồ với con gái khác »
Khi đó, cô chưa có ý niệm về số tiền bán phải bao nhiêu, nhưng đã có ý định sẽ xài số tiền kiếm được . Trước nhứt, cô trang trải học phí về ngành marketing và thương mải ở Oxford mà cô mơ ước. Và mua cho cha mẹ của cô ngôi nhà khang trang .
Dĩ nhiên gia đình chưa biết gì về dự tính của cô . Về phần cô, thật ra cô cũng chưa có hiểu biết cụ thể về quan hệ tình dục.
Alexandra Khefren không phải là người duy nhứt rao bán trinh tiết trên mạng Ciderella Escorts của Đức mà còn có nhiều cô khác nữa . Và việc rao bán công khai này, theo luật pháp Đức, là hoàn toàn hợp pháp trong lúc đó, ở Pháp lại bị cấm ngặt.
Cinderella Escorts là một trang mạng buôn bán nhỏ của Đức do ông Jan Zakobielski, 26 tuổi, điều hành từ phòng ngủ của ông trong căn nhà của cha mẹ ông ở thành phố Dormund. Trả lời nhựt báo Giải phóng (Libération, 11/04/2017), ông chủ Cinderella Escorts khoe đây là « Site » đầu tiên thành công xuất sắc trong việc rao bán gái trinh. Và hiện có 400 người ghi tên nhờ rao bán . Mỗi vụ bán được, Cinderella Escorts nhận của thân chủ 20% và hướng dẫn thân chủ tới chỗ hẹn và, trước khi trao hàng cho khách mua, còn phải trắc nghiệm tâm lý cô gái trinh để biết cô ấy có thật sự «không còn em bé» nữa hay không. Sau cùng cô gái phải được khám nghiệm để xác nhận là còn trinh .
Những người làm việc lâu năm trong địa hạt « Sex » thừa nhận việc bán trinh không vi phạm luật pháp nhưng không tránh khỏi đặt thành vấn đề ở người con gái là sau này, có lúc nào đó, bất chợt nhớ lại chuyện bán trinh của mình, lại không khỏi thấy ray rứt . Nên cần có người lớn phân giải để giúp cô gái lấy quyết định thì tốt hơn.
Trước vụ cô Alexandra Khefen bán trinh được 2,3 triêu, nhiều bà ở Đức làm việc trong ngành xã hội đều cho rằng không ngờ cô bé ấy lại kiếm được một số tiền ngon lành như vậy. Nhưng cũng có nhiều bà khác lại cho rằng việc cô Alexandra Khefen bán trinh kiếm được 2,3 triệu euros là hoàn toàn phi lý vì ở Đức có khối cô gái 18 tuổi, xinh đẹp không kém, mà chỉ được định giá có 30 €!
«Site Cinderella Escorts» quả quyết khách hàng ở Đức ngày càng đòi hỏi các cô gái phải còn cái «ngàn vàng» . Người ta chỉ đòi hỏi các cô trẻ đẹp chưa từng có kinh nghiệm trong việc quan hệ tình dục.
Một nhà xã hội học nghiên cứu về những trường hợp may vá màng trinh ở Âu châu và xứ hồi giáo cho biết « Ngày nay, trong nhiều nền văn hóa, sự trinh tiết của người con gái vẫn còn là vốn quí cho những cuộc hôn nhân » .
Cô Alexandra Khefen đề cao người đàn ông mua trinh tiết của cô là một con người tốt . Cô cũng biết là việc rao bán trinh tiết như cô đã làm vẫn còn bị xem là điều cấm kỵ . Bởi họ chưa dám thật lòng nhìn nhận là mỗi người nên sống đúng như mình muốn!
Cái “ngàn vàng” về mặt vật thể, người ta dư sức đo đạt, mô tả, cắt xén, may vá, sửa đổi theo ý muốn…nhưng cái giá trị “ ngàn vàng” của nó lại không hề ở chỗ đó . Mà “ngàn vàng” là vô giá . Những thứ “Đại gia cộng sản ” ngày nay cũng đang kín đáo chạy theo sức quyến rũ của cái “ ngàn vàng ” tuy nó không phải là vật thể để có giá trị kinh tế như cộng sản quan niệm .
Vậy đâu là giá trị thật ở con người cộng sản ?
 
Nguyễn thị Cỏ May

Categories
Chuyện ngắn

7463. CÓ MỘT LOẠI NGHỀ BẤT CHÍNH MÀ HỢP PHÁP ĐANG CHỈ CÓ DUY NHẤT Ở VIỆT NAM!


BA SÀM

Thanh Tôn

13-3-2016

Dù rất đau lòng, người Việt chúng ta vẫn phải thừa nhận một sự thật, là cho đến nay, hơn 40 năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn còn tiếp tục nắm quyền cai trị, đã cầm tù được cả dân tộc VN bằng hệ thống tuyên truyền lừa bịp mị dân, cùng hệ thống nhà tù, công an mật vụ… Chúng đã biến một dân tộc giàu sức sống (trước 75 Nam VN dưới chính thể Cộng Hòa từng sánh vai ngang bằng về nhiều mặt với Nam Hàn, Đài Loan, Thái, Singapore và Nhật…) thành một dân tộc yếu hèn, chia rẽ, nhu nhược. Việt Nam nay tụt hậu về kinh tế, lệ thuộc ngoại bang nhiều mặt, là con nợ ngập đầu, đã không còn khả năng chi trả các tổ chức ngân hàng thế giới và nhiều cường quốc, là bãi…

View original post 2,771 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 140


Bài đã đăng báo Người Việt ngày 09/4/2017

Một trong số nghệ sĩ Mỹ ở Los Angeles ủng hộ nhân quyền cho VN

Chị Khanh nói ở đây có sách báo nhưng không có sách báo mới, toàn loại cũ do người nhà tù nhân đi thăm nuôi gởi vô. Có khi họ thu mua của mấy người bán ve chai, báo cũ, các sạp báo cũ lề đường giá rẻ đem lên mỗi lần cả chục thùng “tặng cho trại.” Tôi coi qua mấy quyển tạp chí, nguyệt san thì thấy quyển mới nhất cũng cách đây hai năm. Sách văn học, khoa học thì không có, sách luật lèo tèo vài cuốn Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Hiến pháp (cũ), Bộ Luật Dân Sự, không có thêm gì khác. Chị Khanh nói báo Nhân Dân ở đây không ai đọc nên ít khi lấy về, nếu tôi muốn đọc thì để chị báo với cán bộ mỗi ngày sẽ ra lấy về riêng cho tôi, tôi đọc xong đưa lại cho chị. Tôi đồng ý, mượn hai cuốn tạp chí cũ (tôi chưa đọc) cầm tay rồi đi qua phòng bệnh kiếm chị Dung.

Phòng bệnh là một căn phòng ngay mặt tiền, cạn bên phòng tự quản, có sức chứa khoảng tám người. Nói phòng bệnh tức là tập trung những tù nhân bịnh nặng thuộc loại đi không nổi nằm ở đây, chớ không có gì khác những phòng giam khác. Vẫn là nằm ngủ trên sàn gạch san sát vào nhau, vẫn phát cơm canh như tất cả tù nhân bình thường khác, có điều phòng này gần phòng y tế nên tiện hơn trong việc mỗi ngày người bịnh lết qua phòng y tế mà thôi.

Chị Dung rất ốm yếu, da đen sạm, môi thâm, mắt vàng, đi ra ngoài phải có người dìu. Trong phòng thì chị vịn tay vô vách tường lần từng bước chậm chạm đi vô nhà vệ sinh. Trong phòng này có một bà phạm nhân già, nghe mọi người kêu là bà Ba già, không bị bệnh gì nhưng làm công việc vệ sinh, dọn dẹp trong phòng bệnh. Chị Dung nói chị bị sỏi mật, nhiều lần đau đến bất tỉnh, bọn công an đặt điều kiện nếu chị nhận tội sẽ cho đi bệnh viện phẫu thuật mổ lấy sỏi thì hết đau, nhưng chị không chịu nhận tội nên chúng nó để như vậy, mỗi lần đau là mồ hôi vã ra ướt hết mặt mày, mắt mờ không nhìn thấy gì. Tôi hỏi chị đã hết đau mắt chưa? Chị Dung ngạc nhiên nói: “Chưa. Sao biết Dung đau mắt?”. Tôi trả lời khi tôi còn ở Sài Gòn, tôi chỉ nghe thân nhân người tù đi thăm nuôi nhắn ra là có chị Mai Thị Dung ở trại Xuân Lộc Đồng Nai đau mắt nặng gần như mù mà không được chạy chữa, tôi đã viết một bản tin ngắn đăng lên trang blog của tôi. Chị Dung nói bây giờ đã đỡ nhiều rồi, nhờ anh Võ Văn Bửu-chồng chị, vừa ra tù được một năm nay, hàng tháng đi thăm nuôi nên bây giờ thuốc men, quần áo, đồ ăn thức uống anh gởi vô đầy đủ nên sức khỏe khá hơn trước nhiều. Đau ốm là vậy nhưng Dung vẫn ăn chay trường, rất lạc quan, tin tưởng một ngày không xa chế độ cộng sản sẽ sụp đổ ở Việt Nam, thiệt là đáng nể phục.

Nói chuyện một lúc thì đến giờ phát cơm trưa. Tôi đi ra ngoài đón Đặng Minh Quang báo cho Quang biết là tôi muốn gọi điện thoại thoại thông báo cho gia đình tôi biết là tôi đã chuyển trại. Đặng Minh Quang nói để báo lại lãnh đạo rồi trả lời.

Tôi nghe các tù nhân khác nói ở đây chúng nó không cho tù chính trị gọi điện thoại về nhà như những tù bình thường. Buổi chiều, tôi đi gặp các chị Trần Thị Thúy, Dương Thị Tròn và Mai Thị Dung hỏi ở đây chúng nó có cho tù chính trị gọi điện thoại không, tất cả đều nói là chúng nó không cho gọi. Tôi nói rằng đã báo cho Đặng Minh Quang biết là tôi muốn gọi, đó là quy định, là quyền lợi được hưởng, nếu nó không cho phải chìa ra văn bản thằng nào cấm mà kiện nó, không thì tôi cứ làm tới.

Buổi chiều, thời tiết nóng hừng hực như cái lò bánh mì. Hơi nóng từ sân xi măng hắt lên nóng rát da, tuy là đầu giờ chiều cửa phòng giam đã mở cho tù nhân đi xuống nhà tắm công cộng tắm giặt nhưng tôi vẫn trốn nắng ở trong phòng. Đến hơn ba giờ chiều mới xuống phòng y tế xin thuốc cao huyết áp và đau khớp. Thuốc này ở nhà tôi gởi vô, khi chuyển trại thì đem theo, đến đây giao cho cán bộ y tế giữ, mỗi ngày nó phát cho mình uống.

Ngày nào tôi cũng kiếm Đặng Minh Quang, nhắn với chị Khanh và con Thùy hỏi tại sao tôi chưa được gọi điện thoại nhưng hai người nói có hỏi rồi nhưng cán bộ chưa trả lời. Đặng Minh Quang thì làm như là né không muốn gặp tôi. Một buổi chiều, tôi đang đứng ở trước sân phòng Tự quản thì thấy Đặng Minh Quang từ trong một phòng giam đi ra. Tôi lập tức đi nhanh tới, gọi Đặng Minh Quang hỏi vấn đề tôi muốn gọi điện thoại giờ giải quyết ra sao mà cứ nín thinh. Đặng Minh Quang bảo tôi cứ chờ. Tôi nói:

– Chờ cũng phải có thời gian, tôi không chờ vô thời hạn. Bây giờ chờ bao lâu, trong một ngày, hai ngày hay ba ngày thì cán bộ có câu trả lời cho tôi? Cho gọi hay không thì nói rõ. Tôi sẽ có cách xử lý.

Đặng Minh Quang nói:

– Chị chờ cho tôi hai ngày, tôi xin ý kiến lãnh đạo rồi trả lời cho chị.

– Được. – Tôi nói. – Hai ngày, lúc mấy giờ nói cho rõ luôn để tôi không phải chờ.

– Buổi chiều đi. – Đặng Minh Quang nói.

– Tôi sẽ chờ cán bộ có câu trả lời cho tôi đúng như đã hứa. – Tôi nói xong bỏ đi. Quang cũng bỏ đi.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 09/4/2017

Một trong số nghệ sĩ Mỹ ở Los Angeles ủng hộ nhân quyền cho VN

Chị Khanh nói ở đây có sách báo nhưng không có sách báo mới, toàn loại cũ do người nhà tù nhân đi thăm nuôi gởi vô. Có khi họ thu mua của mấy người bán ve chai, báo cũ, các sạp báo cũ lề đường giá rẻ đem lên mỗi lần cả chục thùng “tặng cho trại.” Tôi coi qua mấy quyển tạp chí, nguyệt san thì thấy quyển mới nhất cũng cách đây hai năm. Sách văn học, khoa học thì không có, sách luật lèo tèo vài cuốn Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Hiến pháp (cũ), Bộ Luật Dân Sự, không có thêm gì khác. Chị Khanh nói báo Nhân Dân ở đây không ai đọc nên ít khi…

View original post 945 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 139


Bài đã đăng báo Người Việt ngày 05/4/2017

Biểu tình ủng hộ quốc nọi ngày 01/4/2017 tại Little SG, Nam California.

Nghe tiếng chưn đi lịch kịch bên ngoài hành lang là biết con cán bộ Hằng đi lên cùng với con Thùy. Cái phòng này ít người, hành lang lại nhỏ nên không xếp hàng ở ngoài mà xếp hàng luôn trong phòng. Tất cả tù nhân trong phòng lấy cái áo sọc trại khoác vô người đứng dọc theo bệ nằm xi măng, nó đếm xong rồi đi ra, khóa cái cửa có song sắt của phòng lại. Trong này cởi áo sọc, bày cơm ra ăn, vừa ăn vừa coi phim Ðài Loan trên kênh truyền hình Vĩnh Long.

Coi phim từ năm giờ chiều đến bảy giờ tối là đến chương trình thời sự một giờ đồng hồ, sau đó coi phim tiếp. Ở trong này tù nhân chỉ có coi phim thôi, thời sự bắt buộc phải để phát theo quy định, nếu theo dõi có lẽ có mỗi một mình tôi để ý nghe. Bọn kia nó lo tụ tập ở góc phòng bên dưới lén hút thuốc lá điếu. Quy định thì có rõ ràng, rành rành, đọc lên hay lắm, nhưng ở trong tù hai năm rồi tôi mới được coi truyền hình. Ðến đúng mười giờ đêm ti vi bị cắt điện đồng loạt hết để ngủ.

Năm giờ rưỡi có kẻng đánh báo thức, kẻng này nghe nói ở bên trại tù nam vọng qua chớ bên khu nữ này tôi không nhìn thấy cái kẻng. Lúc này, có tù nhân trực sinh xuống sân bưng cơm nóng lên cho những tù nhân khác ăn sáng để đi lao động. Ai có tiền chạy xuống căn tin mua xôi mặn, xôi ngọt, bánh mì, bánh cam… ăn. Ai không có tiền lấy cơm vô ăn với muối mè, thịt chà bông hay muối tôm cũng xong. Tính ra, buổi sáng mỗi người được một chén lớn cơm trắng, nhưng vì có người ăn đồ ăn căn-tin nên cơm dư, ăn mỗi người được một tô. Ăn xong vội vàng rửa chén rồi chạy xuống tập trung dưới sân, cái nồi đựng cơm thì trực sinh sẽ đem xuống sân trả cho nhà bếp. Mỗi ngày cũng được phát hai thùng nước uống là nước đun sôi để nguội cho cả phòng.

Chị Khanh hôm qua nói với tôi ở đây mười ngày đầu mới vô trại là thời gian học nội quy, tôi không cần đi xuống sân như tù nhân cũ đi lao động, cứ ở trên phòng, chờ ở dưới xuất trại đi hết thì tôi xuống sân cho cán bộ điểm danh rồi đi lên phòng. Tôi xuống sân điểm danh xong thì lượn xuống khu phía dưới hỏi thăm chị Tròn, chị Thúy, chị Phượng. Hóa ra, chị Thúy là Trần Thị Thúy ở Bến Tre trong vụ dân oan bị bắt mấy năm trước mà thằng Ðạt là luật sư bào chữa cho Thúy. Còn chị Phượng là Nguyễn Thị Phượng già ngắt cũng năm 2010 bị bắt ban đầu báo đăng là “khủng bố,” sau bị xử vì tham gia tổ chức Việt Tân. Khi tôi còn ở Sài Gòn, tôi có viết một bài nhạo báng báo công an thành phố HCM vì chúng nó đăng cái hình bà chị này già chát như bà già bảy mươi tuổi mà lại có ý định “đặt chất nổ khủng bố” đến bảy địa điểm ở Sài Gòn, thì người trẻ như tôi cũng phải quỳ xuống kêu bà Phượng bằng “sư phụ” và “siêu nhân.”

Chị Thúy đã đi “cải tạo” ngoài xưởng hột điều.

Chị Dương Thị Tròn là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Ðồng Tháp, đã gần bảy mươi tuổi, người thấp nhỏ, tóc bạc phơ. Chị Tròn kể cả cả hai vợ chồng cùng bị bắt, xử mỗi người chín năm tù vì bảo vệ quyền tự do hành lễ của Phật Giáo Hòa Hảo ngày 25 Tháng Hai và ngày 18 Tháng Năm âm lịch Ðức Thầy Vắng Mặt. Vợ chồng chị Tròn bị bắt trên đường đi đám cưới ở Lai Vung, tội gây rối trật tự công cộng. Mắc cười nhứt là ra tòa xử hai vợ chồng gây rối trật tự công cộng vì hô khẩu hiệu “Phật Giáo Hòa Hảo Muôn Năm” tại… nhà riêng của họ. Chị Tròn ăn nói chậm rãi, khoan thai, đúng chất một bà già nông dân miền Tây đặc sệt. Chị Tròn ăn chay trường, nên có trữ rất nhiều gói mì chay, cháo chay ăn liền, muối ớt rang, tàu hũ ky chiên kho mặn, muối mè… do ở nhà con gái làm đem vô thăm nuôi. Chị Tròn cho tôi một hũ muối ớt rang với bột ngọt, tôi ăn thử thấy ngon lắm. Sau này, sáng nào tôi cũng lấy muối ớt rang ra ăn cơm sáng. Hôm nay tôi không gặp chị Phượng.

Chị Tròn nói chị Dung vợ anh Bửu cũng Phật Giáo Hòa Hảo, bị bịnh sỏi mật đi không nổi có người dìu mà vẫn ăn chay trường từ khi bị bắt đến giờ gần bảy năm rồi. Nhờ ở tù tôi mới biết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp, bắt bớ còn nhiều hơn tín hữu Công Giáo. Lúc bên ngoài không thể biết được vì báo chí quốc doanh đăng tin có bao giờ nói mấy người này là Phật Giáo Hòa Hảo đâu, dựng nên chân dung họ như những kẻ lưu manh côn đồ chuyên phá thúi và gây rối trật tự công cộng. Có tiếp xúc mới biết chị Tròn hiền lành, nhân hậu quá cỡ, ngoài việc hành đạo không biết gì khác về chính trị, vậy mà trại giam bọn Cộng Sản xếp chung chị Tròn vô loại tù chính trị để “đối xử đặc biệt” thì quá khốn nạn.

Tôi nói với chị Tròn hôm nay tôi gặp chị thôi, mai hẵng đi thăm chị Dung, bây giờ tôi đi ra gặp chị Khanh hỏi về việc sách báo trại này cung cấp cho tù nhân như thế nào.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 05/4/2017

Biểu tình ủng hộ quốc nọi ngày 01/4/2017 tại Little SG, Nam California.

Nghe tiếng chưn đi lịch kịch bên ngoài hành lang là biết con cán bộ Hằng đi lên cùng với con Thùy. Cái phòng này ít người, hành lang lại nhỏ nên không xếp hàng ở ngoài mà xếp hàng luôn trong phòng. Tất cả tù nhân trong phòng lấy cái áo sọc trại khoác vô người đứng dọc theo bệ nằm xi măng, nó đếm xong rồi đi ra, khóa cái cửa có song sắt của phòng lại. Trong này cởi áo sọc, bày cơm ra ăn, vừa ăn vừa coi phim Ðài Loan trên kênh truyền hình Vĩnh Long.

View original post 920 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 138


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 02/4/2017

Vỏ chăn có chữ “FREEDOM MEDIA” Tạ Phong Tần tự làm bằng tay khi ở Trại 5 Thanh Hóa.

Đặng Minh Quang mời tôi qua ngồi bên chiếc bàn họp lớn cũng trong cái hội trường đó. Quang bắt đầu lân la hỏi thăm về gia đình tôi ở Bạc Liêu.

Tôi nói:

– Trong hồ sơ, lý lịch của tôi có hết đó, cán bộ giáo dục mà trước khi gặp tôi chưa đọc sao?

– Tôi có đọc, nhưng tôi muốn nghe chính chị nói lần nữa. Tôi biết chị là người có trình độ nghiệp vụ, chị làm việc rất giỏi nên tôi muốn biết tại sao chị lại chống nhà nước? – Đặng Minh Quang hỏi.

– Cán bộ muốn nghe tôi nói thật hay muốn nghe tôi nói dối? – Tôi hỏi.

– Tất nhiên là tôi muốn nghe nói thật. Chị nói đi. – Đặng Minh Quang nói.

– “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.” Cán bộ Quang đã muốn biết sự thật thì tôi không ngại nói, chính tôi cũng muốn cho cán bộ Quang hiểu rõ cái chế độ mà cán bộ đang phục vụ để có cách cư xử phù hợp. Ban đầu tôi chỉ làm báo, tôi chỉ viết về những sự thật mà tôi mắt thấy tai nghe ở Việt Nam này, tôi không hề có ý định chống nhà nước làm cái gì, tôi là đảng viên mà. Nhưng bọn họ không chịu nghe sự thật, không chịu nghe góp ý, mà còn dùng thủ đoạn bẩn thỉu hèn hạ để đàn áp bịt miệng tôi, lúc tôi viết những bài báo đó thì tôi chưa chống, nhưng hiện giờ tôi mới thật sự là chống nhà nước nè. Họ muốn tôi chống thì tôi chống luôn cho họ coi, đừng tưởng uy quyền trong tay mà tôi sợ. Đời người chỉ chết một lần, chết vinh hơn sống nhục, họ hèn rồi tưởng ai cũng hèn giống họ à? – Tôi nói.

– Thế chị không sợ à? – Đặng Minh Quang hỏi.

– Sợ cái gì? -Tôi hỏi lại. – Đời tôi chỉ sợ một thứ, đó là tôi không làm chủ được chính tôi thôi. Tất cả những thứ còn lại chẳng là cái đinh gì hết.

– Trông chị cũng có nét xinh xắn đấy chứ, lại học hành tử tế. Chị đã có người yêu chưa? – Đặng Minh Quang hỏi.

Tôi phá ra cười, nói:

– Câu này nghe quen quá, sao ai cũng hỏi tôi câu này hết vậy? Bí mật đời tư của tôi, miễn trả lời. Tìm hiểu làm cái gì? Để kiếm chuyện khủng bố người khác gây áp lực với tôi à?

– Làm gì có chuyện đó, tôi quý chị nên hỏi thăm vậy thôi. – Đặng Minh Quang nói.

– Tôi đã nhìn thấy bọn an ninh khốn nạn đó khủng bố nhiều người khác như vậy rồi, tôi không lạ bản chất nhà nước cộng sản này. – Tôi nói.

– Nếu chị không đồng ý nói thì thôi, tôi không ép. Vậy chị có dự tính gì sau khi hết án không? -Đặng Minh Quang nói.

– Cán bộ không thôi thì làm gì được tôi. Còn dự tính thì tôi vẫn tiếp tục làm báo và viết thêm hồi ký để tố cáo những thủ đoạn bẩn thỉu, những vi phạm pháp luật đầy dẫy trong các trại giam tôi đã đi qua nè. Tù chính trị thì có nhiều, nhà báo ở tù cũng nhiều, ra tù cũng nhiều rồi, nhưng chưa có ai làm việc này đúng không? Tôi sẽ là người đầu tiên viết để tố cáo cho cả thế giới biết thủ đoạn hèn hạ của nhà cầm quyền cộng sản đối với tù nhân, báo trước cho cán bộ biết luôn đó. Cán bộ Quang còn muốn biết gì nữa không?

Có lẽ thấy không khai thác lẫn thuyết phục được tôi nên Đặng Minh Quang nói:

– Thôi, tôi chỉ hỏi bấy nhiêu thôi. Chị về phòng đi.

Quang đứng dậy, gọi chị Vân Khanh dẫn tôi về phòng giam Đội 10 trên lầu. Lúc này cũng đã tới giờ cơm trưa.

Tôi đi theo Vân Khanh, vừa đi vừa cười thầm trong bụng: Tưởng Tạ Phong Tần dễ khai thác điều tra lắm à? Cỡ bọn mày chỉ là đồ bỏ, mẹ mày là điều tra viên thứ dữ kinh nghiệm điều tra đầy mình đây nè. Mày chưa mở miệng xong thì tao biết mày muốn nói cái gì rồi, hù cho chúng mày sợ chết mẹ luôn. Thế nào thằng Quang này cũng vội vàng báo cáo với sếp nó về việc tôi dự định viết hồi ký sau khi ra tù cho coi. Chúng mày sẽ bàn mưu tính kế đối phó, chỉ cần mày không cho tao ra xưởng lao động thì tao biết ngay ngoài đó có cái gì rồi.

Tôi nghe chị Vân Khanh và con Thùy nói ở đây có chị Tròn, chị Phượng, chị Thúy, chị Dung là tù chính trị, từ từ rồi gặp mấy chị đó nói chuyện chơi. Mấy đứa tù nhân khác gặp tôi cũng nói như vậy.

Chắc tôi “quậy đục nước” nổi tiếng nên tôi chưa tới trại này “tin đồn” đã ầm lên ai cũng biết rồi. Có đứa vừa nhìn thấy tôi đã hỏi:

– Phải chị là chị Tần tù chính trị mới tới không?

– Ừ, sao biết hay vậy? – Tôi hỏi.

– Em nghe cán bộ quản giáo nói. Ở đây còn có chị Tròn, chị Phượng, chị Thúy, chị Dung nữa. Chị Phượng, chị Tròn, chị Thúy ở chung phòng dưới kia, sáng chị ra coi có bà già tóc bạc quét lá cây là chị Tròn, chị Dung thì ở phòng bịnh. Chị xuống đó gặp chưa? – Nó hỏi.

– Chưa, chị mới tới nên lo ổn định chỗ ăn ở đã, xong rồi sẽ gặp. – Tôi nói.

Năm giờ chiều, con Thùy thổi tu huýt hoét hoét báo hiệu đã tới giờ đóng cửa phòng giam, ai ở đâu nhanh chóng chạy về phòng giam của mình. Tôi đang ở trong phòng, tụi nó nói chờ điểm danh xong, đóng cửa phòng lại rồi mình ăn cơm cho thoải mái.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 02/4/2017

Vỏ chăn có chữ “FREEDOM MEDIA” Tạ Phong Tần tự làm bằng tay khi ở Trại 5 Thanh Hóa.

Đặng Minh Quang mời tôi qua ngồi bên chiếc bàn họp lớn cũng trong cái hội trường đó. Quang bắt đầu lân la hỏi thăm về gia đình tôi ở Bạc Liêu.

Tôi nói:

– Trong hồ sơ, lý lịch của tôi có hết đó, cán bộ giáo dục mà trước khi gặp tôi chưa đọc sao?

View original post 991 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 137


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 29/3/2017

Hội trường cũng có bàn ghế bằng cây ngồi tử tế nhưng mà không có giấy viết. Tôi chọn ngồi hàng ghế sau lưng tất cả những người đang ngồi, dãy chính giữa, để tôi có thể quan sát hết mọi người trong hội trường.

Trung Tá Ðặng Minh Quang tự giới thiệu hắn ta là cán bộ giáo dục của K5 trại Xuân Lộc, Ðồng Nai. Xong cầm xấp giấy khổ A4 in sẵn đọc một hơi nội quy bao gồm: Căn cứ quyết định số… ngày tháng năm của bộ trưởng Bộ Công An, nội quy gồm có… điều. Ðiều 1, Ðiều 2, Ðiều 3…

Tôi hỏi:

– Nội quy này có trong phòng giam không? Có ở phòng tự quản không? Hình như ở chỗ cổng trong đi ra đi vô sân có vẽ lên tường phải không?

Ðặng Minh Quang nói:

– Có, nhưng không đầy đủ, tôi đọc cái này là nguyên văn từ đầu đến cuối.

Tôi nói:

– Nhiều quá mà không ghi chép, sổ sách ai mà nhớ cho hết.

– Thì chị nhớ những phần quy định về phạm nhân thôi. – Ðặng Minh Quang nói.

– Phần cho phạm nhân đã có như cán bộ nói rồi, tự đọc cũng được, đứng đây đọc làm chi cho mất thời gian vậy? – Tôi nói.

– Vậy thôi tôi không đọc nữa, mà tôi sẽ giải thích, chị nào chưa hiểu rõ chỗ nào cứ hỏi lại tôi giải thích thêm. – Ðặng Minh Quang nói.

Hắn ta bèn ê a nào là phạm nhân mỗi tháng được gọi điện thoại về nhà cho người thân một lần, mỗi lần năm phút, được gặp người nhà mỗi tháng một lần, mỗi lần ba mươi phút. Phạm nhân gặp cán bộ phải chào, không chào cán bộ là vi phạm nội quy phải bị kỷ luật, mỗi tháng tiêu chuẩn mỗi người được mười lăm ký lô rau xanh, mười bảy ký lô gạo, tám trăm gram thịt heo, bảy trăm gram cá, ba trăm gram đường, ba trăm gram xà bông giặt đồ.

Tôi nghe tụi tù nó nói với tôi bọn công an trại giam rất phách lối, mình không chào nó thì nó bắt lỗi, còn chào nó thì nó làm ngơ, cảm thấy nhục nhã lắm. Tôi chờ Ðặng Minh Quang nói xong, bèn giơ tay nói:

– Tôi có ý kiến.

Ðặng Minh Quang nói:

– Chị Tần muốn nói gì nói đi.

Tôi nói lớn và chậm rãi để cho tất cả những phạm nhân đang có mặt trong hội trường cùng nghe:

– Theo phép lịch sự, xã giao thì gặp nhau chào hỏi là chuyện bình thường, tất nhiên, người nhỏ phải chào trước người lớn, người trẻ hơn phải chào trước người già, tôi không phản đối việc chào hỏi. Nhưng tôi chào cán bộ thì cán bộ có chào tôi không?

– Phải chào lại chớ. – Ðặng Minh Quang nói. – Sao lại không chào. Mấy ngày nay tôi vẫn chào chị đấy thôi. Nhưng cũng tùy trường hợp, chỗ đông người quá thì tôi chào chung chớ không thể chào từng người.

– Tôi công nhận cán bộ Quang có chào tôi, cán bộ Quang chào tôi đương nhiên tôi cũng chào lại cán bộ Quang. Nhưng còn những cán bộ khác, tôi báo trước cho cán bộ Quang biết, nếu nhỏ tuổi hơn tôi mà không chào tôi trước thì tôi cũng không chào. Người nào lớn tuổi hơn tôi, tôi chào một lần trước mà thái độ giống mắt mù tai điếc thì xin lỗi trước nhé, đừng hòng tôi chào lần sau. Tại sao tù nhân không chào cán bộ thì bắt lỗi, kỷ luật, vậy cán bộ không chào lại tù nhân có kỷ luật cán bộ không?

Tôi nhìn thấy tất cả tù nhân trong hội trường đồng loạt quay lại nhìn tôi, có đứa che miệng khúc khích cười, tôi cũng mỉm cười với tụi nó.

– Tôi thống nhất với chị Tần là các chị phạm nhân chào chúng tôi thì cán bộ phải chào lại, ai không chào lại là không đúng. Nhưng mà tôi chưa thấy quy định nào kỷ luật cán bộ nếu phạm nhân chào mà không chào lại. Chị còn nói gì nữa không? – Ðặng Minh Quang hỏi:

– Cán bộ cũng phải có nghĩa vụ, cũng phải bị kỷ luật nếu làm sai. Không thể có chuyện chỉ có tù nhân có nghĩa vụ, bị kỷ luật còn cán bộ không có nghĩa vụ. Như vậy là không công bằng. Tôi báo trước với cán bộ Quang như thế, với tôi đừng hòng có cái chuyện cán bộ giả mù, giả điếc, giả câm. Hôm nay tạm thời tôi chỉ ý kiến vậy. Khi nào có việc gì nữa tôi sẽ gặp lãnh đạo trại khiếu nại tiếp.

– Tôi mong là các chị đừng ai vi phạm nội quy, hơi khó nhớ nhưng từ từ đi ra đi vào đọc sẽ nhớ hết. Chị Tần là người đã từng làm việc trong tổ chức, những thứ này chắc đối với chị không khó khăn gì. Biết đâu sau này chị Tần sẽ được là đội trưởng. – Ðặng Minh Quang nói.

– Phải, tôi đã từng hơn mười năm làm việc trong cơ quan nhà nước, cựu đảng viên, đó là quá khứ hết sức sai lầm, nên cán bộ Quang đừng có nhắc những việc cũ ấy với tôi. Tôi không bao giờ làm đội trưởng, đội trưởng ở ngoài còn không thèm làm, đội trưởng trong tù là cái thá gì mà ham. – Tôi trả lời.

Coi như buổi học nội quy, dự kiến một ngày nhưng Ðặng Minh Quang cho giải tán sau hai giờ đồng hồ. Lúc mọi người lục tục đi ra, Ðặng Minh Quang nói:

– Chị Tần khoan về vội, ở lại ngồi đây một chút tôi có chuyện muốn nói riêng với chị.

Tôi nghe vậy thì đứng lại, không đi về theo các phạm nhân khác.

Tạ Phong Tần

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 29/3/2017

Hội trường cũng có bàn ghế bằng cây ngồi tử tế nhưng mà không có giấy viết. Tôi chọn ngồi hàng ghế sau lưng tất cả những người đang ngồi, dãy chính giữa, để tôi có thể quan sát hết mọi người trong hội trường.

Trung Tá Ðặng Minh Quang tự giới thiệu hắn ta là cán bộ giáo dục của K5 trại Xuân Lộc, Ðồng Nai. Xong cầm xấp giấy khổ A4 in sẵn đọc một hơi nội quy bao gồm: Căn cứ quyết định số… ngày tháng năm của bộ trưởng Bộ Công An, nội quy gồm có… điều. Ðiều 1, Ðiều 2, Ðiều 3…

View original post 917 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 136


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 26/3/2017

Tết Bính Thân 2016, tại Báo Người Việt.

Tất nhiên Đặng Minh Quang thừa biết đó là quy định do chúng nó đặt ra, hắn ta phải tự hiểu, không cần chị Khanh giải thích. Tôi nghe Quang lên giọng như vậy thì sôi máu lên liền.

Lúc đó, trong bụng tôi nghĩ thằng Quang này mà láng cháng thì tôi liệng luôn mấy bộ quần áo vô mặt nó, đã vậy thì bà nội mày không thèm mặc đồ sọc nhé. Chẳng qua là tao không có quần áo dài, có mấy bộ này nó vừa dày vừa dài, buổi sáng cũng đỡ lạnh, ban ngày che được nắng nên tao xài đỡ, có ích lợi chớ không mất mát gì. Tao không mặc thì mày bị kiểm điểm chớ tao đâu phải như tụi tù thường phạm người ta mặc đồ trại tử tế còn đi theo bắt bẻ.

Có lẽ tên Quang nghe giọng nói của tôi gay gắt nên làm thinh đi ra không nói thêm gì nữa. Hắn đi rồi, chị Khanh mới thở phào nói:

– Hồi nãy hết hồn, sợ quá đi.

Tôi cười, nói:

– Chị làm sao phải sợ, không ngồi đây thì phải chỉ chỗ khác, không chỉ được thì im miệng. Áo quần phải có dây thun, có nút áo đàng hoàng mới mặc được chớ. Nếu không thì em không mặc đồ này thì coi ai có lỗi.

Chị Khanh cười, nói:

– Tụi em ở đây nói sao phải nghe vậy, không dám cãi lại câu nào đâu, cãi lại là chết với mấy ổng mấy bả.

Tôi nói:

– Em còn ở đây thì chị sẽ thấy em còn cãi lộn dài dài. Em ở trại nào cũng có cãi hết. Trại này là trại thứ năm rồi đó.

Mắc cười nhứt là tù ở trại giam này, tôi mới vừa tới là bọn họ biết ngay, lập tức có một số người gặp tôi để… gạ bán quần áo trại. Quần áo mới được sửa lại kiểu cọ như quần áo ngoài xã hội, muốn loe có loe, muốn bó có bó, muốn ngắn có ngắn, muốn dài có dài, muốn sọc to có sọc to, muốn sọc nhỏ có sọc nhỏ… đủ kiểu hết, giá một trăm rưỡi ngàn đồng một bộ. Quần áo cũ giá ban chục ngàn đồng một bộ. Tôi đều từ chối hết, tự dưng bỏ tiền ra mua quần áo trại, có mà điên à. Bọn nó nói:

– Đồ trại phát xấu lắm, mặc không vừa đâu, mua cái đã sửa rồi mặc đi.

Tôi nói:

– Ở trong tù có đi đâu đâu mà cần đẹp. Đồ này trại phát sao mặc vậy, rộng cũng không sao, thoải mái mát mẻ. Mẫu quần áo này là do nhà nước quy định chớ đâu phải tôi tự nghĩ ra. Tôi mà mặc đồ xấu thì có phái đoàn nào đến đây kiểm tra họ cười chế độ này chớ đâu phải cười tôi. Để tiền đó mua đồ ăn có lý hơn.

Bọn tù nó nói với tôi rằng ai mới tới trong vòng nửa tháng căn-tin cũng bán cho một số đồ, ngày nào cũng bán không cần chờ tới đợt như tù nhân cũ. Qua thời gian này rồi thì phải mua theo đợt mỗi tuần một lần như tất cả những người khác, riêng rau cải sống, trái cây ngày nào mua cũng được, có là họ bán cho.

Căn-tin ở ngoài sân lớn, là một cái phòng lớn hai ngăn, chứa rất nhiều thứ đồ ăn, đồ dùng linh tinh trong đó, có một cán bộ trại quản lý và thêm ba bốn nữ tù nhân giúp việc. Tôi đến đó mua thêm đũa, muỗng, ca múc nước tắm, một cái thùng nhựa đa năng loại lớn. Thùng này phải đặt hàng trước, cán bộ căn-tin đi mua xong về họ tính tiền với tù nhân, năm trăm sáu chục ngàn cái thùng nhựa trắng có nắp, có quai này, mỗi người mua một cái, trong sổ mua hàng không ghi thùng nhựa mà ghi mấy thùng sữa tươi Cô Gái Hà Lan.

Con Nguyễn Ngọc Hà là đội trưởng cái phòng tôi đang ở tối hôm đó nó kêu tôi lại nói chuyện, tưởng chuyện gì, nó lên giọng giảng dạy rằng ở đây phải để đồ cá nhân vô thùng nhựa, mấy cái hũ đựng thức ăn của tôi để bên ngoài như vậy là không gọn gàng, v.v… và v.v… Nghe mấy đứa nói con này nhà ở Đà Lạt, án hơi bị cao, hình như hai mươi năm gì đó, tội tham nhũng. Tôi nghe nó nói mà khó chịu, chờ nó nói xong, tôi trả lời:

– Chưa có thùng thì cứ để vậy, lúc nào có thùng thì bỏ vô, giờ chưa có thùng không để đó thì để đâu? Tôi đi qua bốn trại giam rồi chưa có trại nào dám thu đồ của tôi, trại này là trại thứ năm. Tài sản của tôi hợp pháp chớ không phải đồ ăn cắp, một cọng rác cũng phải hỏi ý kiến của tôi, không dễ đâu.

Nó nghe tôi nói vậy thì làm thinh, không nói gì nữa. Con này lúc nào cũng tỏ vẻ lãnh đạo với bọn cùng đội, tiểu thư khuê các, đi ngủ lúc nào cũng mặc váy ngắn, không mặc đồ bộ như mấy đứa kia. Mấy đứa kia thì sau năm giờ chiều điểm danh đóng cửa phòng giam, khi cơm nước xong là tập hợp lại ở cuối phòng rồi gõ thau mà hát nhạc vàng trước năm 1975 hoặc hát nhạc trẻ mới sáng tác sau này, không thấy ai hát một bài nào gọi là “nhạc đỏ” hết. Tôi làm bộ không biết, hỏi tụi nó sao không hát nhạc đỏ nghe chơi. Tụi nó nói ba cái nhạc quỷ đó thời bây giờ ai mà thèm hát.

Sáng hôm sau, sau khi cả đội đi lao động hết rồi, tôi và một số nữ tù mới nhập trại xuống sân điểm danh, xong chị Vân Khanh dẫn tôi và một đám đó qua bên hội trường để “học nội quy.”

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 26/3/2017

Tết Bính Thân 2016, tại Báo Người Việt.

Tất nhiên Đặng Minh Quang thừa biết đó là quy định do chúng nó đặt ra, hắn ta phải tự hiểu, không cần chị Khanh giải thích. Tôi nghe Quang lên giọng như vậy thì sôi máu lên liền.

View original post 1,001 more words

Categories
Chuyện ngắn

NGUYỄN TẤN DŨNG, TRƯƠNG TẤN SANG VÀ NÔNG ĐỨC MẠNH… BỊ BẮT, HIỆN TẠM GIAM TẠI CỤC QUÂN KHU HÀ NỘI !!


www.cuuhocsinhphuyen.com

Hà nội, ngày 1/4/2017, Một bản tin được đăng trên trang điện tử của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ra lệnh phong tỏa tất cả tài sản của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, cựu tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh. Và Cấm không cho bất cứ những thành viên trong mấy gia đình này ra nước ngoài.

Điều gì đã khiến cho đương kim tổng bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng ra lệnh như vậy? Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra từ khi ông Hồ Chí Minh du nhập đảng cộng sản quốc tế vào miền Bắc Việt Nam.

Dưới đây là kê khai tài sản của các nhân vật:

  • Nguyễn Tấn Dũng: 1.7 tỷ mỹ kim ở nhà bank Thụy Sỹ, Singapore, Dubai, Nga
  • Trương Tấn Sang:…

View original post 268 more words