BOT

 

  1. Tổng quát

BOT = Build – Operate – Transfer = Xây dựng – Kinh doanh <=> Chuyển giao

Phương thức đầu tư theo hình thức hợp đồng giửa Nhà đầu tư (doanh nhân): xây dựng + kinh doanh theo quy định: và Chủ đầu tư (nhà nước VN): nhận được “sản phẩm”, phổ biến là cầu đường.

Đây là loại hình trong phát triển hạ tần (infrastructure) ở nhiều nước (Mỹ, Anh, Pháp…đều có), phổ biến ở Việt Nam hiện nay (với 88 trạm thu phi cầu đường trên cả nước; hinh dưới đây; Src: truyền thông VN online).

Note: Thời QGVN (trước 1955) Chợ An Đông là 1 BOT: Ba Tàu Build – Operate (15 năm) <=> Transfer cho Đô thành Saigon-Cholon

  1. BOT Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’

Thanh tra Chính phủ VN đã công bố kết luận thanh tra về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng (BOT) trong lĩnh vực giao thông

Kết luận thanh tra cho thấy có nhiều sai phạm từ giai đoạn đấu thấu, đến khâu tiến hành dự án và khâu thu phí hoàn vốn không hợp lý trong một thời gian dài.

Sai phạm quy định về đầu thầu dự án:

Thông tin dự án không được công bố đúng hạn, làm hạn chế số lượng nhà đầu tư. [nhận xét: VN ngày nay: dự án đầu tư bao gồm bôi trơn, gian lận đúng qui trình tức hợp pháp xhcn, ăn chơi hay ôm tiền “vọt”; hvt]

Theo báo VnEconomy

  • Từ năm 2009 đã có hơn 70 dự án không được đấu thầu mà do chỉ định thầu.
  • Nhiều nhà đầu tư chỉ góp khoảng 12-15% vốn, còn lại vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, phần lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, vốn điều lệ và vốn cho vay do Chính phủ bảo lãnh. [Nhận xét: đây là chuổi mắc xích khép kín quyền&lợi của các nhóm lợi ich; hvt]
  • Phê duyệt sai tăng trên 451,6 tỷ đồng
  • Doanh thu thực tế của một số dự án ‘chênh lệch cao’ so với dự án tài chính.

Phần lớn dự án BOT là cải tạo, nâng cấp đường

Kết luận thanh tra cũng xác nhận:

. Nhiều dự án BOT chỉ cải tạo, nâng cấp, phân làn giao thông, chứ không mở rộng mạng lưới nên không cải thiện tình trạng ách tắc.

. Nhiều dự án còn đặt sai trạm thu phí, như đặt trạm thu phí ngoài vùng dự án.

Thanh tra chánh phủ nhận xét và kiến nghị

“Những bất cập đó đều ảnh hưởng nhất định đến lợi ích nhà đầu tư, nhà nước và đặc biệt là người dân sử dụng đường do giá phí vận tải cao. => [Nhận xét:  giá phí vận tải cao (và lâu dài) => giá hàng cao (và lâu dài) => dân gánh chịu nặng (và lâu dài); hvt]

“Thực tế đã xảy ra một số vụ việc người dân bức xúc và tụ tập đông người phản đối đến nay chưa có hướng giải quyết dứt điểm”, báo VnEconomy dẫn lời Thanh tra Chính phủ.

Trong bản văn kết luận, Thanh tra Chính phủ kiến nghị ‘chấn chỉnh quản lý’ và ‘xử lý kinh tế’.

 

  1. BOT Cai Lậy

Bản kết luận của Thanh tra chính phủ về các dự án BOT không đề cập đến dự án BOT Cai Lậy vốn gây xôn xao dư luận trong nhiều tháng qua, khi nhiều tài xế phản đối vị trí bất hợp lý và mức phí quá cao của trạm thu phí này.

Phản đối

Thứ trưởng Bộ GT-VT ký phê duyệt dự án BOT Cai Lậy, đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và bắt đầu thu phí từ đầu tháng 8 năm 2017.

Tuy nhiên, trạm BOT Cai Lậy phải buộc tạm ngừng thu phí trong khoảng 3 tháng rưỡi vì gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, những người di chuyển qua trạm BOT này do đường xây một nơi mà trạm đặt một nẻo

Vào sáng ngày 30 tháng 11, trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại, với mức phí giảm từ 35 ngàn VND xuống còn 25.100 VND. Nhưng giới tài xế tiếp tục phản đối ôn hòa tại trạm BOT Cai Lậy, rất nhiều tài xế lên tiếng không đồng tình trả phí vì trạm đặt sai vị trí. Nhiều tài xế trả số tiền 25.100 VND và trạm BOT Cai Lậy không có tiền mệnh giá 100 VND để thối cho tài xế.

BOT Cai Lậy tạm ngừng thu sau một ngày ‘hỗn loạn’

Thủ tướng Phúc ra lệnh tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy một tháng để nghiên cứu cách giải quyết

Huỳnh Văn Thế (hvt)