TRÁCH NHIỆM và TRÁI TIM

Đến Mỹ năm hai ngàn không một ( 2001 ) sau khi chúng tôi ở Nauy gần tám năm . Tám năm có thể nói gần như chúng tôi bị tách biệt với mọi sinh hoạt của xộng đồng người việt Quốc Gia – sự sinh hoạt như ở Mỹ với các hội đoàn đại diện cho quân dân cán chính Việt Nam Cộng hoà – như một xã hội thu nhỏ của Việt Nam Cộng Hoà thân yêu của chúng ta . Không phải người Việt ở Nauy chúng tôi không có sinh hoạt . Có . Nhưng vì người Việt tỵ nạn tại vương quốc Nauy này rất ít – vào khoảng mười ngàn người trải đều khắp trên lãnh thổ nhỏ bé với dân số bốn triệu rưỡi người kể cả dân tỵ nạn . Riêng tại thủ đô Oslo nơi chúng tôi sinh sống chỉ khoảng ba ngàn người với rất ít anh em quân đội ( có nhà văn Phạm Tín An Ninh thuộc sư đoàn hai mươi ba bộ binh ) , cảnh sát ( chỉ có chồng tôi Lê Quang Phú ) , nhà văn nữ Nguyến Thị Vinh , nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật . Chúng tôi cũng đi biểu tình phản đối sự hiện diện của những nhân vật cộng sản quan trọng từ Việt Nam qua – với lòng nhiệt huyết của người mất nước tỵ nạn đến nỗi họ không dám đi ngả trước dành cho quốc khách , phải đi ngả sau một cách thật bẽ bàng !
Chúng tôi cũng có một vài cuộc hội luận với một vài người đại diện cho các đảng phái từ Mỹ qua . Nhưng rất hoạ hoằn . Hầu như chúng tôi gần như không có ngày quân lực VNCH , ngày truyền thống Cảnh Sát Quốc Gia , gây quỹ , văn nghệ ….. bởi không đủ nhân lực để tổ chức . Mọi sinh hoạt của một cộng đồng như co cụm lại – như cái lạnh buốt giá hai mươi mấy đọ âm buồn hiu hắt !
Sống tại San Jose được hai năm chúng tôi lại di chuyển qua Houston với các em tôi – nơi nào tôi cũng có cái cảm tưởng như tôi đang sống tại quê xưa khi chưa mất nước . Tôi đi như đi trong mơ với nụ cười mang nước mắt tự an ủi mình miền nam Việt Nam thây yêu của mình vẫn còn đây ! . Tôi nhào vào với công việc cộng đồng cần dù túi bụi với công việc mưu sinh – tôi đi biểu tình với các anh chị em hội cảnh sát của chúng tôi bất chấp cái nắng như nung người của Houston . Tôi đi chào cờ đầu năm . Tôi tham dự ngày lễ ba mươi tháng tư – ngày quốc hận cùng tất cả mọi người . Tôi đi canh thùng phiếu của cuộc bầu cử công đồng với lòng mong mỏi các em thế hệ trẻ sẽ làm được những gì thế hệ cha anh đã làm cho đất nước trước đây trong công cuộc đấu tranh với cọng sản . Tôi dậy hai giờ sáng để cùng chồng đi xe bus lên Austin theo lời kêu gọi của các hội đoàn để đấu tranh về cái tượng đài Việt Mỹ . Cũng hai giờ sáng đi Dallas để tham gia ngày lế cựu chiến binh Mỹ Việt – té ngả nghiêng vì những cơn gió lộng lạnh buốt quật mạnh xuống , hất tung lên lá cờ vàng ba sọc đỏ to lớn đến hai mươi người cùng giữ chặt mà vẫn bị té xuống lề đường . Gió lạnh buốt xương trên chiếc cầu giữa thành phố đông nghẽn người và xe hoa . Ai cũng hít hà nhưng không than thở . Vui . Và một chút ấm áp vì cùng chia xẻ nỗi nhớ đất nước mình năm xưa . Nay đã mất rồi !
Tôi gần như chúi nhủi tham gia với cả tấm lòng của một người muốn ôm trọn cả miền Nam Việt Nam không để cho bị mất nữa . Ôm hơi rộng với vòng tay muốn . Biết vậy , biết mình không thể nhưng vẫn khư khư giữ trái tim mình mạnh để ôm giữ cho chặt . Thật chặc .
Điều tôi có thể nói mà không thẹn lòng – tôi hanh phúc và sung sướng nhất khi được cất tiếng Này công dân ơi , đứng lên đáp lời sông núi . Đồng lòng cùng đi , hy sinh tiếc gì thân sống …… Đó là giây phút hạnh phúc tuyệt vời đến rơi nước mắt . Tôi khóc . Tôi khóc vì thương mình . Tôi khóc vì thương NƯỚC miền nam thân yêu của tôi .
Nỗi vui và niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội khi tôi chính thức tham gia và trở thành hội viên của hội ái hữu Cảnh Sát Quốc Gia Houston dù chỉ được …….ăn theo chồng !
Hai năm đầu tôi chỉ được hỏi khi thấy chồng ăn mặc cảnh phục anh đi đâu vậy ? . Anh đi họp . Họp cái gì vậy ? . Họp với anh em hội cảnh sát . Rồi thôi . Đi tuốt đến chiều mới về , không một lời về cuộc họp ấy . Tôi có cảm tưởng như họp ….kín . Bí mật chắc . Nhưng không . Đi họp có nghĩa là gặp gỡ các anh chị em trong hội với một vài việc cần thiết cho những ngày lễ chính thức và bàn sự giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn . Ba năm như vậy trôi qua cho đến khi tôi đòi đi theo với lời cằn nhằn sao anh không nói gì về hội và cho đi theo với để các anh chị trách sao không tham gia . Anh đâu biết em có chịu đi không !
Tôi thật sự cảm động với sự chào đón ân cần của các anh chị em trong hội . Ai cũng vui vẻ và thân thiết như quen nhau đã lâu – tình huynh đệ chi …… cảnh sát ( thay cho hai chữ chi binh ) là vậy . Tôi xúc động và tự nghĩ mình phải góp một bàn tay với anh chị em trong hội của mình . Tôi bắt đầu tham gia tích cực trong mọi sinh hoạt của hội .
Hội cảnh sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà Houston được thành lập vào ngày tháng năm với ban chấp hành đầy đủ các khoá từ các niên trưởng Rạch Dừa , xuống dần đến Khoá 1 , khoá 2 , khoá 3 , khoá 4 ….. đến khoá cuối cùng của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia – ra trường chưa nhận được nhiệm sở – chưa cầm được một tờ tiền của chính phủ nước mình ! . Cùng các anh bên quân đội chuyển ngành .
Ba mươi tháng tư nhuộm đỏ cả miền Nam thân yêu ! . Ba mươi tháng tư như một màn đen ảm đạm , kinh hoàng chụp phủ xuống đất nước miền nam tự do thanh bình no ấm và hạnh phúc !
Tôi tham dự ngày truyền thống cảnh sát Quốc Gia lần đầu tiên , được tổ chức hàng năm với nỗi lòng như người từ cõi trong mơ bước ra – tôi đứng nghiêm chỉnh , lòng bồi hồi với trái tim đập mạnh và nước mắt bắt đầu ứa ra khi nghe tiếng hô vang của anh hội trưởng Chào Cờ ! Chào ! . Tôi không cất tiếng hát nhỏ trong miệng mà hát với tất cả cái sức mạnh từ trái tim mình ra . Tôi hát lớn , rất lớn cứ như sợ mình sẽ không được hát nữa , cứ sợ như ai đó sẽ xoá đi nỗi lòng yêu thương Nước của mình , giờ chỉ còn lại trong tiếng hát đó , bài hát đó – bài hát mang nặng , rất nặng cái nước Việt Nam Cộng Hoà của tôi ! .
Lúc bấy giờ anh Phước làm trưởng ban văn nghệ . Chương trình văn nghệ với nhạc sĩ Linh Phương cùng Kim Bằng , Kim Loan , Mai hoa , Phương Nga và Lê Quang Phú … Chương trình văn nghệ với các tiết mục nhẹ nhàng bằng những đơn ca . Hoạt cảnh các em nhỏ với gánh hàng quà trên vai dễ thương mang đậm nét quê hương do Mai Hoa phụ trách .
Sau hai năm anh Phước xin từ chức . Và trong cuộc họp sau đó , các anh đã bầu anh Lê Quang Phú làm trưởng ban văn nghệ thay anh Phước .
Tôi ghé vai vào cùng anh Phú lo chương trình văn nghệ .
Thật sự khi nhạn chức trưởng ban văn nghệ của hội , chúng tôi chỉ nghĩ rằng cái ý nghĩa của ngày truyền thống Cảnh Sát Quốc Gia mới là quan trọng – quan trọng hơn bao giờ hết trong hoàn cảnh này của chúng ta . Một hoàn cảnh có thể tự mình cho là bơ vơ và chua xót đắng cay . Ngày truyền thống hôm nay trong hoàn cảnh này để ngồi lại bên nhau , quay quần bên nhau để tưởng nhớ những gì đã từng thuộc về chúng ta nay đã mất . Để tưởng niệm những anh hùng đã ngã xuống vì quê hương tổ quốc miền nam việt Nam thân yêu của chúng ta – một trung tá anh hùng vị quốc vong thân Nguyễn Văn Long đã nằm ngay ngắn với cảnh phục trước tượng đài chién sĩ giữa lòng phố Saigon như một thách thức , như một lời nguyền ta thà chết với thành hơn là sa vào tay giặc , như một chứng nhân lịch sử rõ ràng không ai có thể chối cải và phủ nhận được với viên đạn cũng hiên ngang như chủ của nó đi thẳng vào thái dương êm ái nhẹ nhàng .
Và những chiến sĩ cảnh sát tự sát tập thể , riêng rẻ ở những quận huyện , thành phố nơi cộng quân đã tiến chiếm .
Ngồi lại bên nhau , quay quàn bên nhau hôm nay để cùng chia xẻ ngọt bùi , đắng cay , khó khăn cùng hạnh phúc nơi xứ lạ quê người . Chính với ý nghĩ đó khi chúng tôi làm chương trình văn nghệ đã mời gọi những anh chị em trong hội với hướng cây nhà lá vườn – rất đúng nghĩa cây nhà lá vườn : tất cả các anh chị em trong ban văn nghệ nếu không là chính thành viên cảnh sát thì cũng là cha , anh , chị , em thuộc nghành cảnh sát năm xưa . Và đây cũng là ý của anh hội trưởng Lê Lang đề nghị trong những cuộc họp .
Chương trình văn nghệ bao giờ cũng theo đúng chủ đích của ngày hội với những ca khúc đấu tranh yểm trợ anh chị em nghệ sĩ trong nước chống giặc xâm lăng bành trướng Bắc Kinh . Những bài hát về lính một thời lẫy lừng trên chiến trường chống giặc xâm lăng cọng sản âm mưu cưỡng chiếm miền nam Viêt Nam – những hy sinh vĩ đại của nhảy dù Nguyễn Đình Bảo , của không quân Phạm Phú Quốc , của những chiến sĩ vô danh ….
Chúng tôi hát với cả tấm lòng gửi về nơi xa xăm nơi các anh hùng tử sĩ an giấc ngàn thu ! . Đó cũng là một cách thể hiện trái tim chúng tôi xin cảm ơn anh những người lính Việt Nam Cộng Hoà anh dũng can trường , hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc quê hương cho chúng ta đước sống đến hôm nay .
Chúng tôi thật sự không ….dám tự ý mình hát những bài ra ngoài chương trình đã được ấn định – những bản tình ca nỗi tiếng một thời dù ai cũng rất thích được hát , nhưng không – tôi cười lắc đầu . Cho đến khi anh hội trưởng …..gỡ bỏ lệnh giới nghiêm , xả trại , chúng tôi mới hát những bản tình ca được yêu thích – nhưng chỉ một lần rồi thôi !
Ban văn nghệ trong suốt mười năm tôi lãnh trách nhiệm từ sự nhượng quyền của anh Lê Quang Phú ( ông chồng của tôi ) các anh chị em đã hết mình giúp cho tôi hoàn thành trách nhiệm một cách tốt đẹp – được các niên trưởng khen , quan khách khen và báo chí cũng khen vì tôi đã cố gắng hết sức mình để không ai hát nhép , ngay cả những bản hợp ca không dễ chút nào . Tôi rất lo và cũng rất sợ khi một đôi lần tôi đã chứng kiến cái cảnh người hát vẫn tiếp tục hát một cách tự nhiên , nhưng không nghe tiếng ! . Bới cái dĩa CD đã bị chệch ra ngoài hay bị trục trặc của người điều khiển máy . Tôi lo và sợ vì đã đọc trên báo người ta phê phán hát nhép là không tôn trọng quan khách . Cho nên chúng tôi phải tập luyện nhiều lần dù ai cũng rất bận . Tuy nhiên có đôi lần chương trình bị một vài anh …..la khi yêu cầu tôi phải cho những người bạn của các anh hát . Tôi khổ tâm biết chừng nào khi chương trình bị cắt ngang – các anh đâu biết nỗi khổ tâm ấy khi chương trình đã sắp xếp đâu vào đó rồi . Bây giò đôn người khác lên hát thì những người đã tập luyện sẽ không còn có thời gian để hát phần mình . Bên nào tôi cũng khổ bởi vì cả hai bên đều trách tôi ! Biết làm sao ! Thôi thì đành lòng cay đắng nghe bị trách bị la một cách tàn nhẫn .
Tôi xin thành thật , rất thành thật cảm ơn quý anh chị em đã giúp tôi trong suốt mười năm với chương trình văn nghệ dù không hoàn hảo như những ca sĩ nhà nghề nhưng cũng cho chúng ta những nụ cười mang ý nghĩa của lòng biết ơn và nỗi xót xa của người mất nước gửi đến mọi người đã khuất hay còn đây hôm nay .
Xin cảm ơn một Phương Nga , xin cảm ơn một Bích Vân , xin cảm ơn một Hiền Trần , xin cảm ơn một Nguyễn Tuân , xin cảm ơn một Lân Nguyễn , xin cảm ơn một Thanh Tú ( khoá chót của học viện Cảnh Sát Quốc Gia ) , xin cảm ơn một Nhã Hương ( con gái thương yêu của niên trưởng Ca , nay đã ra đi về nơi bình yên Nhã Hương hát không cần giới thiệu ) , xin cảm ơn các anh chị em hội viên Nguyễn Văn Xích , Pham Văn Chôm , Giang Tỷ , Bích Thuỷ ( xử dụng nhạc cụ đờn tranh , lục huyền cầm , guita để tập dợt cho anh chị em trong ba bản hợp ca Chuyện Một chiếc Cầu Đã Gãy , Triệu Con Tim và Việt Nam Tôi Đâu được quan khách khen với tiếng vỗ tay nồng ấm . Các anh chị em đã cố gắng hết sức mình để lái xe đi tập hát sau giờ làm việc , không than thở mà vui chi lạ khi đứng nghiêm chỉnh cất cao tiếng hát trong đợt tổng dợt cuối cùng trước khi trình diễn . Nó hạnh phúc biết bao cho chúng tôi những giây phút ấy . Nhất là Bích Thuỷ cứ lo sợ không làm đúng công việc của mình được giao phó – cô đã ở lại nhà tôi cho đến mười hai giờ khuya để tập cho bằng được các câu hò và cách trình diễn sao cho đẹp và đúng . Cô với cây đàn guita , đứng giữa ban hợp ca một cách tự tin và mang dáng vẻ của một nghệ sĩ cùng cất tiếng hát hoà chung với anh chị em tạo nên một bản hùng ca đầy tình tự quê hương đang tranh đấu chống giặc ngoại xâm Trung cộng và bè lũ bán nước Việt cọng .
Bài hát được tập dợt kỹ càng , nghiêm túc nên được mọi người khen ngợi vì nó đã bước vào lòng người dấy lên niềm xúc động xâu xa ….Công lao của chúng tôi đã không uổng mà còn được tặng thưởng món quà quý giá của những tiếng vỗ tay của quan khách và những lời khen ngợi của báo chí . Còn gì vui hơn cho những cây nhà lá vườn chúng tôi – những người ngu ngơ và lạc lõng giữa môi trường ca hát chuyên nghiệp .
Giờ đây , sau mười năm lo cho chương trình văn nghệ của hội , dù cũng tiếng chì tiếng bấc – nhưng tiếng chì tiếng bấc hãy suy nghĩ lại những gì mình đã tạo ra làm cho xấu đi cái hình ảnh vốn dĩ nó rất dễ thương và trân quý của nhau chỉ vì một chút gì đó không phải không hiểu nổi . Hiểu , thấy nhưng chỉ cười vì hai chữ VÔ THƯỜNG đang treo trên cuộc đời lắc lẻo sắp bước vào hoàng hôn xế bóng của chúng ta nên thôi thì cười để thương nhau ” kẻo mai tê bóng xế qua cầu ” biết có còn gặp lại bên kia cầu hay không ? . Chúng tôi giờ đây với tuổi của cây tre – tre cao quá ngọn dù vẫn còn được xử dụng cho đời sống ( đan rổ rá , mủng thúng , làm nhà ….) chưa tàn nhưng phải nhìn xuống để phải thấy mình đến lúc phải né qua một bên nhường cho những ngọn măng dù ngọn măng cũng đang trên đường đến với tre không bao lâu nữa 🙂 🙂 🙂 .

Dẫu gì chúng tôi sau mười mấy năm kể từ khi bước chân đến Mỹ , với tất cả tấm lòng và trái tim đầy nhiệt huyết thương yêu Nước của mình đã mất không cách nào hơn là thương yêu hội cảnh sát của mình vì đó là một phần quan trọng trong guồng máy chính quyền hợp pháp hợp hiến Việt Nam Cộng Hoà .
Suy tư vậy nên chúng tôi đã không ngần ngại chấp nhận và thi hành bất cứ một điều gì của hội đưa ra hay giao phó với một tinh thần trách nhiệm của người có lương tâm .
Vì vậy chúng tôi mỉm cười hạnh phúc khi tự nghĩ rằng chúng tôi đã hoàn thành trách nhiệm của mình .

Ước mong hội Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trên toàn thế giới được luôn vững mạnh , đoàn kết một lòng , sát cánh bên nhau để cùng với tất cả các hội đoàn bạn đấu tranh dành lại đất nước của chúng ta dù bao năm nữa !

Huỳnh Thị Kim Oanh .