Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

CÁI XÁC KHÔ


12311149_1690785164541987_1069142098617041129_n

CÁI XÁC KHÔ

Xác khô của lão nằm tô hô
Xác một tên Tàu, tên tội đồ
Mắc mớ gì dân ta phải viếng?
Phải tiêu tiền ướp xác già Hồ !

Xác nằm như cá hố phơi khô
Sao chẳng cùng nhau đốt, vất tro
Nhà xí quăng vô, tiêu diệt nó
Góp tay xây dựng lại cơ đồ !
Con Gà Què Azalea

61223504_2296025604051558_365292152550326272_n

19/5 KHÔNG PHẢI SINH NHẬT LÃO GIÀ HỒ !

Ngày sinh thật của béc : 15/01/1894 . Béc này là béc Nguyễn đi làm bồi bàn. Khi trở về VN là Béc Hù giết mấy triệu người nên ngày sinh 19/5 bị tưởng tượng ra thôi.
Béc Nguyễn không bị “hăng rô”, cao chỉ 1m65, viết chữ đẹp, tiếng Việt và tiếng Pháp cũng giỏi, tiếng Tà.u thì hổng thấy béc xài thường. Béc Hù thì răng cải mả chĩa ra như bồ cào không khép được miệng, cao hơn bác Nguyễn cả tấc, viết chữ như giun dế bò, tiếng Việt sai tá lả, tiếng Pháp còn tệ hơn nhưng béc Hù lại giỏi tiếng Tà.u quá xá cỡ. Nghe rằng béc Hù biết tới 29 thứ tiếng mà đi đâu béc cũng cần thông dịch. Có lẽ 29 thứ tiếng mà bác biết là tiếng khỉ, tiếng bò, tiếng bọ hung… của các giống vật. Bác có tài loạn luân là làm béc tuốt tuồn tuột của mọi người lớn nhỏ trong cả nước !
Thôi thôi con lậy thằng béc Hù ngược từ dưới lên !

Kẻ nào đã biết lên mạng mà không biết bác Hù là người Tà.u thì đập đầu chết đi. Bọn cầm quần chúng nó biết rõ nên mới trả thù béc bằng cách phơi khô béc thành con cá hố khô trong cái WC Ba Đình !

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
Chuyện ngắn

EM ĐI…*


438300489_1157965525233482_4698067666152079683_n

*(Truyện không tựa. CGQ mạn phép đặt tựa)

Cô ấy bảo với anh muốn trồng một giàn hồng bên cửa sổ, anh nói: “Dạo này bận quá, để tuần sau rảnh anh làm cho.”

Tuần sau được nghỉ nhưng anh lại lười, câu chuyện thoáng qua trong đầu rồi bay đi mất. Anh nghĩ phụ nữ ấy mà, tuỳ hứng một lúc rồi quên nhanh thôi.
Cô ấy nằm cạnh anh lướt facebook, chỉ cho anh xem một chiếc váy rất xinh.
“Em muốn mua. Được giảm đến 50% trong ba ngày, mai là ngày cuối rồi, anh chở em đi nhé.”
“Ừ, dễ mà. Mai anh mua cho.”
Tối hôm sau bạn bè rủ đi ăn mừng dự án vừa hoàn thành, cô gọi mấy cuộc nhưng anh không nghe máy, về sau kiên quyết tắt chuông. Vài chuyện vặt vãnh của phụ nữ, sánh sao được dịp bạn bè tụ tập cùng nhau.
Nửa khuya mở điện thoại, thấy cô nhắn tin: “Em đói quá, anh về mua cho em ổ bánh mì được không?”
Anh nhìn đồng hồ, đã gần một giờ sáng, anh nhét điện thoại vào túi nghĩ rằng cô ngủ rồi. Ăn khuya cũng không tốt.
Anh mở cửa nhè nhẹ, cô nằm quay mặt vào trong thở đều, anh đặt mình nằm xuống rồi ngủ ngay, không phát hiện bờ vai người bên cạnh rung lên khe khẽ.
….
Chiều nay về nhà anh thấy mấy chậu hoa đang khoe sắc, màu hoa đỏ tươi, hương thơm thoang thoảng. Anh khen: “Hoa đẹp đấy. Em tự trồng à?”
Cô không trả lời, loay hoay bày đồ ăn lên bàn, anh cũng chẳng để tâm, giở tờ báo đọc lướt vài tin tức, bữa cơm trôi qua như cái chớp mắt, chỉ có tiếng nhạc của Lê Cát Trọng Lý văng vẳng lúc xa lúc gần:
“Thương em thương tình đa mang
Yêu trăng ba mươi quên mình…”
….
Dạo này cô ít nói hẳn, thỉnh thoảng anh thấy nhà có vài cái mới mẻ: rèm cửa được thay, đèn phòng ngủ cũng là loại khác, toả ra màu vàng ấm áp, có lúc bước vào nhà nghe mùi tinh dầu thoang thoảng dễ chịu, phòng tắm để chậu trầu bà xanh mát…
Anh nghĩ phụ nữ thật vẽ chuyện, toàn để tâm những tiểu tiết đâu đâu.
Chợt tối nay về nhà thấy chiếc vali to trước cửa, cô ngồi đợi sẵn, ngước lên nhìn anh cười.
“Đi đâu đấy?”
“Đi xa.”
“Em đùa à. Không vui đâu.” – Anh chau mày, cởi đôi giày vứt sang một bên.
“Em đi thật. Rời khỏi đây, rời khỏi anh.” – Cô lại cười, khuôn mặt yên ả như mặt hồ, thậm chí không có một nét buồn thương nào.
“Tại sao? Chẳng phải chúng ta đang sống chung rất tốt?”
“Ừ, rất tốt…” – Cô đứng dậy, vuốt lại nếp váy hơi nhàu – “Tốt với anh nhưng không phải với em. Em cần một người thương, không phải một người chỉ để sống cùng. Anh xem, hoa em có thể trồng, ống nước có thể thay, điện hư có thể sửa, đói có thể tự nấu ăn, bệnh có thể tự mua thuốc… Vậy cần anh làm gì?”
Anh đứng lặng thinh, nhớ lại những ngày đầu gặp cô: Cô mỏng manh, bé nhỏ, hét lên khi thấy một con gián, cắt miếng chanh cũng đứt tay, anh bảo:
“Em vụng về thật, không có anh thì biết làm thế nào.”
Giờ cô đứng trước anh, vẻ mặt bình lặng, khoé miệng hơi mỉm cười không có chút gì giận dỗi. Tự dưng anh thấy nghèn nghẹn.
Cô lướt qua anh, mùi nước hoa thoang thoảng quen thuộc, anh bật ra một câu lạc lõng:
“Váy đẹp lắm.”
Cô hơi dừng lại, cúi đầu:
“Chắc anh quên rồi. Là chiếc váy giảm giá em muốn mua. Lúc em mua được nó thì đã không còn giảm nữa, khá đắt nhưng em nghĩ mình xứng đáng.”
Cô khép cửa. Tiếng rất êm.
Anh nhìn ra bậu cửa, giàn hồng vẫn đỏ tươi, rung nhè nhẹ. Mâm cơm trên bàn để sẵn, chỉ có một chiếc bát, một đôi đũa…
Và nhà chỉ còn mình anh.
Anh chợt nhớ từng nghe ai đó nói: “Với người phụ nữ của mình, tốt nhất là đừng dạy cô ấy trở thành người mạnh mẽ, vì đó cũng là lúc bạn đánh mất cô ấy rồi.”
LeVanQuy sưu tầm

❤ ❤

* Tình yêu là trạng thái mà hạnh phúc của người khác là điều cần thiết cho chính bạn.

—Robert A. Heinlein

Love is that condition in which the happiness of another person is essential to your own.

Categories
6 - Trang lượm lặt

Điều đáng sợ !!!


Điều đáng sợ !!!

1• Rượu, đáng sợ vì nó thường không có màu, nhưng nó dễ làm đỏ mặt và làm đen danh dự.

2• Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống không phải là cái chết, mà là bị quên lãng … bị xem là hạt bụi sau những vòng hào quang rực rỡ

3• Thật đáng sợ khi người bạn yêu dấu nhất … từ bỏ tấm chân tình của bạn để chạy theo những điều hư ảo.

4• Thật đáng sợ khi bạn bày tỏ nỗi niềm sâu kín nhất với một người và bị cười chỉ trích. Cũng không gì đáng sợ bằng khi người bạn thân quá bận rộn với cuộc sống đã không thể an ủi bạn khi bạn cần được nâng đỡ tinh thần.

5• Điều đáng sợ nhất là khi dường như không còn ai trên cõi đời quan tâm đến bạn.

6• Chúng ta đều có thể cảm nhận được nhiều điều đáng sợ trong cuộc sống.

7• Nhưng đáng sợ hơn cả vẫn là sự lạnh nhạt, vô cảm của người khác đối với mình.

8• Cuộc sống vốn luôn đầy ắp những niềm đau, liệu có bao giờ độ lượng hơn.

9• Bao giờ mọi người biết quan tâm đến người khác và nhín chút thời giờ cho những người đang cần giúp đỡ.

10• Nên, chúng ta đừng quên rằng: Mỗi người chúng ta đều có thể xem là một diễn viên trên sàn diễn của cuộc đời.

Chúng ta phải diễn sao cho khéo, cho tròn với vai diễn mà cuộc đời sắp đặt. Có vậy, chúng ta mới thoả mãn được nhu cầu thưởng thức của người xung quanh.

11• Mỗi người chúng ta hãy có trách nhiệm với mọi người xung quanh, nói với họ rằng chúng ta yêu mến họ.

12• Nếu bạn không quan tâm đến người khác, bạn sẽ không bị trừng phạt đâu, mà đơn giản bạn chỉ bị lãng quên, hững hờ y như bạn đã từng đối với người khác.

13• Vậy từ hôm nay, chúng ta hãy tập thói quen bày tỏ sự quan tâm đến người khác. Đâu mất gì khi chúng ta mỉm một nụ cười, siết chặt một bàn tay, thốt lên một lời khích lệ hoặc đơn giản nói rằng chúng ta muốn lắng nghe.

Hy vọng rằng, một cái nắm tay nhẹ nhàng, một lời động viên an ủi dịu êm, một nụ cười thân thiện, một vòng tay ấm áp…

Bạn sẽ mang lại sức sống và niềm hy vọng mãnh liệt cho những người xung quanh bạn.

Khi ấy, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của bạn được hơn rất nhiều lần mà bạn đã cho đi như thê.́

Sưu tầm

Categories
2 - Thơ Thân Hữu 8 - Thơ Lê-hữu-Nghĩa Thơ Con Gà Què 1

NHỮNG BÀI THƠ CHO TẾT MẬU THÂN


51536747_782071348817238_8984577374230151168_n

MẬU THÂN THÀNH KẺ KHÔNG NHÀ

Mậu Thân năm ấy chẳng còn nhà,
B-bốn mươi kia phá nát gia* !
Chỉ một mà thôi nên trọn xác,
Nếu hai có lẽ đã tan da !
Khắp nơi phố thị thây chồng chất
Toàn cõi cố đô máu quyện hòa !
Ai bảo Sài Gòn yên ổn lắm,
Mậu Thân năm ấy chẳng còn nhà !
Con Gà Què Azalea
*Gia = nhà

4c92a-7

TẾT NHỚ MẬU THÂN

Mỗi lượt Tết về nhớ Mậu Thân
Tang thương nước Việt khắp xa gần
Bao ngàn khu phố thây đầy lối
Mấy vạn cửa nhà máu ngập sân
Truyền thống tiêu vì phường ác quỷ
Thiêng liêng phá bởi lũ vô thần
Đời đời lịch sử luôn ghi khắc
Tội ác tày trời lũ cộng quân .
LHN

Tưởng Niệm Mậu Thân

Mậu thân năm ấy bốc mùi tanh
Dư vị Đồng Tâm lửa chiến tranh
Mực tím bài thơ loang máu đỏ
Da vàng bia mộ dưới tàng xanh
Nắm tay xác trẻ buông rời pháo
Trừng mắt thân già quấn chiếu manh
Chiến tích anh hùng ngày xưa ấy
Xây trên giết chóc vạn dân lành
Cóc Lý

Xem thêm hình về tết Mậu Thân tại đây => Hình ảnh về biến cố Mậu Thân (1968) | Đàn Chim Việt Online …

Trở về =>  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 4  –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 1  –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 3  –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 2  –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA  –

HOME

Đọc thêm =>  Thơ Con Gà Què Azalea  –  Thơ Trần Đông Thành  – Thơ Nguyễn Cang – Thơ Hồ Nguyễn – Thơ Lê-hữu-Nghĩa  – Thơ Hương Lệ Oanh –  Thơ Nhiều Tác Giả

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

ĐỆ NHẤT PHÁ !


im-206009

ĐỆ NHẤT PHÁ !

Phá phách ai bằng được lão Đần,
Chỉ vài tuần lễ, Mỹ tanh banh,
Bảy mươi ngàn kẻ không còn Job,
Texas tan hoang, lão cóc cần !

Hai trăm triệu bạc tặng cho Who,
Nó để mặc dân chết chổng khu,
Virus Tàu điên khùng thế giới,
Lão Đần có mắt cũng như mù !..

Người dân bị đói sao không lo?
Buôn bán bao ngành đã hóa tro,
Tăng thuế lên cao xùi bọt mép,
Làm sao dân sống, rõ đầu bò !

Thói quen bợ đít Tàu không bỏ,
Face masks giả kia cũng nhập vào,
Gởi tặng lừa dân đeo méo mỏ,
Mất tiền mang họa biết không nào !

Di dân nhập lậu búa xua vào,
Nuôi đã đời thôi, tựa phóng lao,
Tiền thuế quăng ra như giấy vụn,
Đại đồng thế giới sẽ vươn cao !

Dân càng cảm thấy tiếc thương Trump,
Chẳng lẽ đành ôm nhau chết chùm?
Cứu nước Trump ơi ! Mau cứu Mỹ,
Chần chờ chi nữa, sắp tùm lum !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

NHỮNG CÁI CẶP DA ĐEN !


Dân nghèo rớt cục mùng tơi,
Cái ăn chẳng đủ chúng đòi cặp da !
—————————-
NHỮNG CÁI CẶP DA ĐEN !
Mỗi tên một cái cặp da,
Cầm nhầm một phát chửi cha nhau liền.
Xem ra cũng đáng đồng tiền,
Thuế dân đâu phải của tiên rớt nhầm,
-Kệ cha bọn chúng mồm câm,
Ta đây xách cặp cười thầm dân ngu !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

HỌP CUỐC HỤI VỊT ! 


147083762_729554781287690_6437433249255360442_n

HỌP “CUỐC HỤI VỊT”  !

Phòng họp mát rượi ai ơi !
Hiu hiu máy lạnh thổi hơi khắp người !
Nghị họp sao giống đười ươi ?
Ngửa đầu ra ngủ giữa nơi công đường
Đêm qua chắc quậy sập giường,
Hôm nay họp ngủ rõ phường hoang dâm !
Giật mình bấm nút cái rầm,
Đúng sai mặc xác thằng dân lãnh đòn !

*
Chúng nó vô đây để ngủ khò !
Mỗi người một kiểu, ngáy o o,
Kẻ thì ngoẹo cổ to mồm há,
Đứa cúi gục đầu, đứa rúc co…
Chẳng biết tên nào dãi chảy dài,
Mụ mô ngửa mặt nghiến răng nhai,
Lão nào tay chống cầm ngồi gãi,
Còn đứa phía sau lại ngứa tai !
Bố khỉ lũ bay nghị gật gù,
Đêm rồi bóc gỡ hết nhiêu mu?
Tiền lương bay lãnh do dân đóng,
Họp ngủ thì mau chui lỗ khu !
Con Gà Què Azalea 

*
Phòng họp mát rượi ai ơi !
Hiu hiu quạt máy thổi hơi khắp người !  (CGQ Azalea)
Tưởng rằng nghị gật nghị chơi
Ai ngờ nghị ngủ khơi khơi (giữa) công đường… kkkk   (Nhat Yen)
Đêm qua chắc quậy sập giường,
Hôm nay họp ngủ rõ phường hoang dâm !  (CGQ Azalea)

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

GIẢI PHÓNG MIỀN NAM


GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

12705397_226511704356646_7953404058218952718_n

GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Giải phóng mần chi, phỏng dái rồi,
Bấy nhiêu năm đã bốc mùi hôi.
Chớ lừa dân nữa, quân vô lại !
Đừng gạt người thêm, lũ đãi bôi !
Đất nước tan hoang, còn phá tiếp?
Nhân dân điêu đứng, vẫn hành thôi !
Đầu tôm đặc kít, thua loài lợn,
Trị quốc tựa như cá đớp mồi !!!

Con Gà Què Azalea

VC30475

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 3

ĐỐM LỬA LẬP LÒE


flame-2473994_960_720

ĐỐM LỬA LẬP LÒE

Chỉ là đốm lửa một que diêm,
Bỗng cháy bùng lên xóa muộn phiền.
Trong tối tăm kia, hồn chợt tỉnh,
Cạnh cay đắng nọ, trí còn điên.
Ngẩn ngơ bỡ ngỡ lòng ray rứt,
Đau đớn bàng hoàng dạ ngả nghiêng.
Ai biết cuối đời, tình bạt mạng,
Lập lòe chi nữa, cố tìm quên !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 2

THẾ THÁI NHÂN TÌNH


17759738_390663254639659_7717325485046175963_n

THẾ THÁI NHÂN TÌNH

Lặng lẽ buồn riêng một cõi ngồi,
Ngẫm đời vốn vẫn vậy mà thôi.
Người quen lộ mặt phường xu nịnh,
Bè bạn hiện thân đám đãi bôi.
Một lũ a dua cùng lớn tiếng,
Cả bầy bắt chước hùa cong môi…
Than van giả lả theo bài bản,
Thế thái nhân tình bạc tựa vôi !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
Chuyện ngắn

Ngoại tình


14063990_990769971022142_6897292563052948175_n

Ngoại tình

Lê Hứa Huyền Trân

Anh ngoại tình. Việc này cả khu phố không ai là không biết nhưng chẳng hiểu sao chị vẫn dửng dưng như chẳng hề hay biết gì. Ở cái nhà này, chị là trụ cột, nên cả phố đều lạ rằng anh có cái gan tày đình nào mà dám “vượt mặt” chị nhường thế. Lạ một điều nữa là việc anh ngoại tình, tuy không dẫn về nhà nhưng điều tiếng râm ran thì cũng đã lan truyền, vì nhẽ nào chị vẫn cứ đi làm mỗi ngày, vẫn cười nói với anh mỗi ngày, vẫn cứ đối xử với anh như lũ chim câu với nhau vô thức. Người ta không biết nhưng tôi thì biết rất rõ, vì tôi là em họ của chị, hàng xóm của anh chị, ngày chị dưới quê lên phố làm, chị dẫn tôi theo cho thuê căn phòng ở tạm. Chẳng phải vì chị không muốn đối xử với anh theo cách anh đã làm với mình, mà vì chị không thể, vì chị kiêu hãnh.
Chị có một cái quán nhỏ bán xôi sáng, tuy chỉ là quán nhỏ nhưng vì đây là khu phố lao động, lại gần trường học nên người ta ăn nhiều. Lâu dần sinh lời, cũng có đồng ra đồng vào. Anh chỉ là công nhân xây dựng, ngày thầu thì đi làm, còn không thì cũng chỉ ở nhà, lân la phụ chị. Hai người có với nhau những năm mặt con, đứa lớn nhất cũng đã hai mươi, còn nhỏ thì mới lên tám. Những tưởng cuộc sống gia đình cứ êm đềm trôi qua như thế thì tất cả lại đổi thay chỉ vì một chữ tiền. Chị nhân rộng quán xôi của mình ra thành nhiều chi nhánh đồng nghĩa với việc chị ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn. Và khi tiền chị kiếm được ngày càng nhiều, tiếng nói của anh trong gia đình lại có vị thế ít hơn. Đùng một cái chị mua nhà, căn nhà to dưới phố, tôi cũng theo chị ở nhờ một góc nhỏ. Lúc này tính tình chị bắt đầu đổi khác.
Người ta hay bảo đồng tiền có một mãnh lực mê hồn, nó dễ khiến người ta thay đổi. Nhưng tôi lại nghĩ, là đồng tiền hay bởi tại con người? Chung quy lại tôi thấy đồng tiền cũng chỉ là một cơ hội, cơ hội để xét đoán mối quan hệ giữa người và người, nếu con người đừng bị cám dỗ, đừng vì nó mà thoái hóa nhân cách, chẳng phải đồng tiền chẳng bao giờ mang tiếng xấu như vậy hay sao? Người ta lại thường bảo đàn ông mà không làm chủ gia đình thì nhục lắm, rồi cái nòi bám váy vợ thì ôi thôi đủ thứ chuyện để người ta phì vào mũi. Tôi nghĩ anh cũng biết người ta điều ra tiếng vào khi sống nhờ vào vợ, chỉ có điều anh giả lảng. Cái giả lảng của anh người tốt thì bảo “ để yên cho nó sống, nó cũng đi làm phụ vợ, chỉ là không nhiều tiền bằng vợ thôi”; kẻ nhiều chuyện thì lại buông :” thằng đó mặt dày, về bám váy vợ mà không biết nhục”. Tôi nghe tất về kể lại cho anh. Anh cười xòa:
Người ta nói gì mặc người ta, chán thì người ta không nói nữa thôi.
Nhưng anh cứ để người ta đồn sai sự thật thế à?
Cũng đâu có sai, kì thực chị làm nhiều tiền hơn anh mà.
Bỗng dưng, tôi thấy anh… nhục như người ta nói. Với chí trai của một thằng mới mười tám tuổi, tâm niệm lúc
Nào trong đầu cũng là phái mạnh phải “ thống lĩnh” phái yếu và nhục nhất của thằng đàn ông đó là để vợ nuôi. Bởi thế, tôi thấy anh nhu nhược, nhu nhược đến độ từ lúc nào trong nhà vắng bóng tiếng nói của anh. Chị quyết định mọi thứ từ việc cho con cái học trường nào đến việc mua những đồ vật dụng trong gia đình hay quyết định những việc liên quan đến gia đình như đi thăm hai bên nội ngoại ngày nào, anh chỉ răm rắp tuân theo tất cả. Anh im lặng đến độ tôi nghĩ rằng tôi nhớ tiếng nói trầm ấm của anh.
Nhưng rồi tôi nhận ra không phải anh không buồn vì những lời nói đó, chỉ là anh không thể nói. Đó là khi tôi nghe anh chị cãi nhau lần đầu tiên sau từng ấy năm. Tiếng chị át hẳn tiếng anh :” Lúc nào anh cũng vậy,.. anh mua về… hỏi ý tôi chưa… Anh thật chẳng hiểu nổi”. Thi thoảng tôi nghe tiếng yếu ớt từ anh :” Mình nói nhỏ thôi, các con nghe thì không tốt”. “ Vậy ý anh nói là tôi đang nói điều không tốt à? Tôi đang mắng anh sai đấy phải không?” rồi tôi không nghe thấy anh nói gì nữa, hoặc giả anh phản kháng lại một cách yếu ớt đến độ tôi không nhận ra. Tối, tôi thức khuya vì học ôn, tối khát nước đi lùng nước uống thấy anh ngồi hút thuốc trên ban công. Năm mươi tuổi đầu, đàn ông có cái gì mà chưa từng trải?
Anh buồn vì chị nói thế sao?
Anh buồn vì chị ấy thay đổi quá nhiều.
Nếu không thể tiếp tục sao còn gượng ép? Em thấy anh mệt mỏi quá rồi
Vợ chồng hai ba chục năm, năm mặt con cả rồi, anh không muốn con anh thành kẻ không cha
Tôi im lặng không nói gì. Tôi cảm thấy cái chí trai mà tôi nói, tôi nghĩ lúc trước bỗng trở nên quá nhỏ bé trước
Lời nói của một người cha. Anh đã hút rất nhiều thuốc trong đêm hôm đó, còn tôi, tôi chỉ biết nhìn làn khói thả trong đêm.
Chị đi học nhảy đầm. Đàn bà có của thường chuộng cái “ món đó”. Chị kết thân với mấy mụ tú rảnh rỗi dư tiền, họ thường kéo nhau đi đây đó chơi lúc cuối tuần. Cứ lúc rảnh rỗi chị lại kéo họ về căn nhà mới, rồi cả đám thi nhau đánh bài chắn, những con bài nhỏ nhỏ mà đàn bà thời xưa vẫn hay chơi, nếu dư ra hay cũ đi người ta hay gấp lại thành hình lọ hoa hay hạc. Mỗi lần các mụ kéo về tôi lại không thể nào học bài được, thể nào cũng trốn. Còn anh, có lần bị mấy mụ tú ấy nhầm là người giúp việc trong nhà, sai đi lấy nước, anh cũng lẳng lặng mà làm. Chừng sau, chị xấu hổ, cấm tiệt anh xuất hiện khi có bạn chị tới.
Chị đi nhảy đầm, ăn mặc diêm dúa, cứ hàng tuần đều có nhạc xập xình. Hội chị không chỉ các bà mà còn có vài ông “ thiếu vợ” cũng tham gia. Nhìn cảnh họ uốn éo lắc lư trước mặt đám nhỏ, anh góp ý:
Mính muốn nhảy đầm, mình qua nhà khác, đám trẻ nhìn thấy lại không hay. Những hành động đó, tôi thấy không đứng đắn.
Ý anh là sao? Y anh tôi là con đàn bà không đứng đắn? Nhà này ai mua? Ai mua mà anh có quyền lên tiếng đuổi tôi ra khỏi nhà?
Và theo sau là tiếng chửi vang động cả khu xóm của chị. Trước, hai vợ chồng còn đóng cửa bao nhau, sau mỗi
Lần chị mắng anh là dường như cả xóm đều biết. Đáp lại anh chỉ từ tốn giải thích nhưng chị cứ như bất kham, anh càng nhịn bao nhiêu, chị càng lấn tới. Hàng xóm xách dép đến coi chị càng lấy đó làm oai, mắng anh không tiếc lời, thậm chí cuối cùng còn chốt hạ :” Nhà này tôi lo tất cả, đừng nghĩ vượt mặt được tôi”. Rồi chị quay đi. Anh thấy tôi đang nhìn chỉ cười. Cái giá của một người cha đắng thế sao anh?
Rồi tôi bắt đầu nghe người ta đồn anh ngoại tình. Người ta lại được dịp xỉa xói anh, nào là đàn ông bạc nửa đầu còn ham của lạ, nào là bám váy vợ mà đòi phản bội vợ. Tôi biết hết. Có đôi lần tôi cũng thấy anh và chị ấy, một người đàn bà có gương mặt phúc hậu.
Chị ấy chưa chồng- Anh nói với tôi- Là bạn thuở nhỏ của nhau, rồi anh lấy chị của em, duyên lỡ dỡ, nay mới gặp lại.
Anh thương chị ấy sao?
Chị ấy thương anh.
Câu nói đó dường như trở nên quan trọng hơn tất thảy. Chị tôi biết tất cả nhưng chị chỉ nói với tôi:” Anh ta
không dám đâu. Chị nuôi anh ta mà.”, và cảm xúc của tôi nó ngược đời đến nỗi tôi ghét cả chị của mình. Nhưng tôi biết, cả anh cũng đang dang dở, anh vừa muốn đến với người phụ nữ kia, vừa ngần ngại khi nó trái với triết lý sống cảu mình. Rõ ràng anh vẫn đang cố gắng giữ hạnh phúc gia đình. Anh cười với tôi :” Anh vừa mua thứ này, hôm nay sinh nhật chị. Ngày trước chị thích nhất món này”. Mở ra bên trong là mớ khoai lang nóng hổi mà theo câu chuyện ngày xưa chị kể khi tôi còn nhỏ, là hai người nghèo đến nỗi chẳng có tiền mua đồ ăn,c ứ sinh nhật chị là anh mua món này là món ngon nhất, đổi bữa, xem như quý giá nhất. Tôi cười cười thế nhưng đi học về tôi thấy đám khoai lang nằm trong sọt rác, chị đang xỉa xói anh không tiếc lời :” Ý anh là sao? Sinh nhật tôi anh không mua nổi thứ gì ý nghĩa hay sao mà mua thứ này? Anh đang muốn móc tôi, cho tôi quay lại ngày cơ hàn ngày ấy hay sao?” Anh nhìn tôi thẫn thờ, tôi nhìn anh tiếc nuối.
Rồi tôi đi thực tế suốt mấy tháng, ngày tôi về, thấy chị đang khóc dưới bếp, anh thì đang xếp dọn đồ đạc, lá đơn li dị thẫn thờ nằm trên bàn. Tôi không hỏi, tôi cứ cảm thấy đó là điều tất yếu. Việc hai người không còn yêu thương nhau rồi xa nhau, việc hai người chẳng còn giành nỗi sự thấu hiểu cho nhau thì xa là điều tất yếu. Nhìn thấy tôi, anh vỗ vai:
Ráng đậu đại học, anh sẽ thưởng.
Tôi gật đầu, tôi biết anh đang nói thật. Tôi không phán xét anh, cũng không thông cảm cho anh. Chỉ như một

Người biết chuyện để anh đi thật nhẹ nhàng. Anh đẩy cửa bước đi, anh đang đến với hạnh phúc mới, ánh sáng le lói chiếu vào. Một hạnh phúc dù rất muộn.

Lê Hứa Huyền Trân

Categories
5 – Sưu Tầm

Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang


29/04/2021

Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang

Bùi Văn Phú

Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba.

galang1Cổng vào trại tị nạn Galang – Ảnh minh họa 

Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.

Tầu vượt biển từ Việt Nam thường cập bến Indonesia trong các vùng quần đảo Riau, Natunas, Anambas rồi được đưa vào Terempa hay Kuku ở tạm, trước khi tầu của Cao uỷ Tị nạn ra đón vào Galang, nơi được gọi là “cửa ngõ tự do và tình người”

bvp1Trại tị nạn Galang I, Indonesia (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Galang có hai trại nằm cách nhau hai cây số. Từ cầu tầu vào một quãng đường là Galang I, nơi tiếp nhận người mới đến. Ở đây thuyền nhân sống tập thể trong những ba-rắc bằng gỗ, dài 20 mét ngang 6 mét. Mỗi ba-rắc chừng 50 người, có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo dân số trại.

Galang II, trước năm 1987 là nơi sinh sống của những người đã được một nước thứ ba nhận cho định cư. Đa số đi Mỹ và một số đi Canada, Úc hay Pháp.

bvp2Một gia đình thuyền nhân trong ba-rắc Galang I (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Người tị nạn trước khi đi Mỹ phải qua một khoá học kéo dài từ ba đến bốn tháng rưỡi, để học Anh văn và kiến thức về đời sống Mỹ. Từ năm 1987 các khoá Mỹ chuyển qua Bataan, Philippines.

Nhà ở cho người tị nạn trong Galang II cũng là những ba-rắc gỗ, nhưng thiết kế kiểu nhà sàn, tầng trên chia làm 10 phòng, cho từng gia đình để có sự riêng biệt. Bên dưới là nơi nấu ăn, tắm rửa.

Hai trại đều có chợ, quán ăn, quán cà phê ; có nhà thờ, chùa, thánh thất với các lễ nghi tôn giáo cùng các sinh hoạt đoàn thể như Đoàn Oanh Vũ, Gia đình Phật tử Long Hoa, Thiếu nhi Thánh thể, Thanh niên Công giáo.

bvp3Người tị nạn xem văn nghệ tại Youth Center, Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Về giáo dục có chương trình phổ thông dành cho trẻ em, có thư viện, phòng thính thị cho việc học tiếng Anh. Có chương trình huấn nghệ do các cơ quan thiện nguyện World Relief, Save the Children điều hành.

Về y tế có bệnh viện PMI do Hội Hồng Nguyệt Indonesia trông coi.

Trong trại có bán nguyệt san Tự Do, do linh mục Gildo Dominici sáng lập và làm chủ nhiệm, người tị nạn lo điều hành và nội dung bài vở.

bvp4Tuồng cải lương trong một buổi văn nghệ ở Galang (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Vào các dịp lễ như tưởng niệm 30/4, Giỗ tổ Hùng Vương, Kỷ niệm 1/11, Trung Thu, Tết, Giáng Sinh, Phật Đản trong trại đều có sinh hoạt văn hoá, văn nghệ MCI (Maintaining Cultural Identity – Bảo tồn văn hoá) do nhiều đoàn thể đóng góp được tổ chức tại CVC hay Trung tâm Sinh hoạt Thanh Thiếu niên (Youth Center).

Nhìn chung đời sống trại Galang như ở một làng quê Việt Nam. Lúc đông nhất dân số trong trại lên đến 15 nghìn người tị nạn, cùng hàng trăm nhân viên đến trại làm việc từ nhiều quốc gia.

Từ sau tháng 4/1975 những ai rời Việt Nam đến được bến bờ các quốc gia Đông Nam Á, nếu không có thân nhân ở các nước khác, đều được Mỹ nhận cho định cư.

bvp5Bà Pirjo Dupuy, Cao ủy trưởng đặc trách định cư, trao phần thưởng cho học sinh khối giáo dục phổ thông (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Đối diện với khủng hoảng về thuyền nhân, một hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương đã họp ở Genève tháng 7/1979 và đi tới quyết định là không chỉ Hoa Kỳ tăng số người tị nạn được nhận lên 14 nghìn mỗi tháng, nhiều quốc gia khác cũng mở rộng bàn tay đón nhận người tị nạn Đông Dương là Úc, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Nhật, các nước Bắc Âu và nhiều quốc gia khác. Ngay cả Do Thái cũng nhận người tị nạn Việt trong giai đoạn này.

Mười năm sau, chính sách về người tị nạn Đông Dương có những thay đổi căn bản.

Đầu tháng 3/1989, đại diện của 29 quốc gia họp tại Kuala Lumpur, Malaysia để tìm giải pháp cho thuyền nhân. Sau đó các quốc gia ASEAN đưa ra quyết định những thuyền nhân đến các trại sau ngày 14/3/1989 sẽ phải qua thanh lọc để xác định qui chế tị nạn, từ đó mới có thể xin định cư ở một nước thứ ba. Không có qui chế tị nạn, người vượt biên, vượt biển sẽ bị trả về nguyên quán.

bvp6Nhà ở của người tị nạn trong trại Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Quá trình thanh lọc có những bất công khiến người vượt biển trong các trại ở Đông Nam Á biểu tình phản đối.

Trong trại Galang nhiều người đã tự thiêu, tự sát vì bất công trong thanh lọc và chống lại việc cưỡng bách hồi hương.

Tại hải ngoại, nhiều hội đoàn, các tổ chức giúp người vượt biển đã lên tiếng cầu cứu với Cao uỷ Tị nạn, với lãnh đạo các quốc gia mong tìm ra một giải pháp nhân đạo cho thuyền nhân.

bvp7Bán nguyệt san Tự Do (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Vào đầu thập niên 1990, việc giải quyết vấn đề thuyền nhân tị nạn Việt Nam, cũng như vấn đề cựu tù nhân học tập cải tạo, vấn đề con lai là những điểm được bàn thảo trong tiến trình thiết lập bang giao giữa Washington và Hà Nội.

Việt Nam lúc đầu không muốn nhận lại thuyền nhân đã bỏ nước ra đi. Như năm 1975 đã không muốn nhận người di tản hồi hương trên con tầu Việt Nam Thương Tín.

Năm 1991 Hà Nội loan báo đồng ý nhận lại những người vượt biên, vượt biển không có qui chế tị nạn.

Chính sách cưỡng bách hồi hương được thi hành. Gần 6 nghìn thuyền nhân từ Galang đã phải hồi hương. Một số đã tình nguyện hồi hương trước, sau được Hoa Kỳ nhận cho vào Mỹ theo chương trình ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees).

Cùng lúc chương trình định cư tù cải tạo HO và con lai được Hoa Kỳ và Việt Nam xúc tiến đưa hàng trăm nghìn người Việt qua Mỹ định cư.

Làn sóng vượt biển chỉ chấm dứt 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975.

bvp8Bia tưởng niệm người vượt biển tại nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Các trại tị nạn ở Đông Nam Á, một thời là “cửa ngõ tự do và tình người”, từng đón bộ nhân vượt biên hay thuyền nhân vượt biển đóng cửa.

Khao I Dang, Sikiew, Songkla, Panat Nikhom, Bidong, Sungei Besi, Kuku, Galang, Palawan, Bataan, Chi Ma Wan, Hei Ling Chau, Kai Tak, Tuen Mun, Argyle, Whitehead nhiều nơi nay không còn dấu vết gì nhiều ngoài những nấm mồ của người tị nạn đã qua đời trong trại.

Nằm giữa đường từ Galang I vào Galang II có một khu nghĩa trang, nơi chôn cất khoảng 500 đồng hương kém may mắn đã qua đời tại đây, được thuyền nhân gọi là Galang 3.

bvp9Nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Nhiều người chết vì già, vì bệnh. Có bé sơ sinh chết khi vừa lọt lòng mẹ. Có người tự sát để phản đối chính sách thanh lọc bất công được áp dụng cho những ai đến đảo sau ngày 14/3/1989.

Thời gian làm việc trong trại Galang tôi có biết đến hai cái chết. Một anh chừng 30 tuổi, được Hoa Kỳ nhận cho định cư và mở tiệc ăn mừng. Sau buổi tiệc, tối về phòng ngủ và sáng hôm sau không thức dậy nữa.

Người thứ hai là một thanh niên hay quậy phá, nhiều lần bị P3V, cơ quan an ninh của Indonesia, bắt giam vào “nhà khỉ” tức nhà tù của trại. Vào một buổi trưa, anh kêu bạn tù ở phòng cạnh bên kéo dây để anh phơi quần áo. Đâu ngờ đó là dây anh dùng thắt cổ tự tử.

bvp11Miếu Hai Cô trong trại Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Trại Galang II có Miếu Hai Cô ngay dưới một tàn cây to cao như cây đa. Nghe kể là hai cô đi vượt biển, tầu gặp hải tặc và bị hãm hiếp. Nhiều người trong trại thường đến miếu thắp nhang.

Những năm sau nơi này có thêm một miếu nữa nên trở thành Miếu Ba Cô, để tưởng nhớ đến ba cô gái Việt đã chết trong trại.

bvp10Một ngôi mộ trong nghĩa trang Galang. Góc trên là nhà chòi có thể dùng làm nơi cử hành các nghi thức tôn giáo (Screen Shot từ đài RFA)

Năm 2005, ghi dấu 30 năm ngày 30/4 tang thương khiến nhiều người phải bỏ nước ra đi, cộng đồng người Việt hải ngoại có dự án xây đài tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong. Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam ở Úc, do ông Trần Đông làm giám đốc, xúc tiến công tác.

Khi đài tưởng niệm hoàn thành thì chính phủ Việt Nam phản đối, tạo áp lực ngoại giao buộc chính quyền địa phương phá bỏ.

bvp12Đài tưởng niệm hoàn tất năm 2005 và ngay sau đó bị đục bỏ do áp lực ngoại giao từ Việt Nam (Ảnh tài liệu trên FB)

Đài tưởng niệm ở Galang bị đục bỏ tấm bia bằng đá, với hàng chữ :

“In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thrist, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. Overseas Vietnamese Communities, 2005”

[Để tưởng niệm hằng trăm ngàn người Việt đã chết trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì bị kiệt sức hay vì bất cứ nguyên do nào khác, chúng tôi cầu nguyện cho họ được yên nghỉ đời đời. Những hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Các Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, 2005]

Trên tấm bia còn có lời tri ân Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc, Hội Hồng Thập tự Quốc tế, Hội Hồng nguyệt Indonesia và các tổ chức quốc tế đã cứu giúp thuyền nhân.

Trong hơn 10 năm qua, chính phủ Indonesia mở cửa Galang làm nơi du lịch. Người Việt hải ngoại đã có những chuyến đi “Về bến Tự do” thăm lại trại tị nạn xưa.

Nhiều người từng ở Galang đã trở lại nơi này để thăm viếng nơi có một thời sống qua, cùng tảo mộ chăm sóc cho nghĩa trang. Điều này khiến Việt Nam không hài lòng vì Hà Nội muốn xóa bỏ dấu tích và hệ lụy của các chính sách cai trị hà khắc đã khiến người Việt phải bỏ nước ra đi.

Thông tin và hình ảnh đưa lên mạng gần đây cho thấy di sản của người vượt biển tị nạn còn lại tại Galang ngày nay là một bảo tàng về thuyền nhân với nhiều hình ảnh, di vật. Một ba-rắc của Galang II được dựng lại, vài con thuyền vượt biên được phục hồi và trưng bày. Nhà thờ và chùa ở Galang II vẫn còn. Cách đây chừng một tháng thì ngôi chùa đã bị hoả hoạn làm thiệt hại.

Nghĩa trang Galang đã qua nhiều đợt trùng tu. Những ngôi mộ được làm sạch cỏ chung quanh và có nước sơn mới mầu trắng.

Nhìn tấm bia tưởng niệm có trong nghĩa trang từ những năm đầu của thập niên 1980, nay được bao phủ và có nhiều mái che trên lối vào làm mất vẻ đẹp và trang nghiêm, người viết bài đề nghị với Văn khố Thuyền nhân Việt Nam bên Úc, hay hội đoàn nào có trách nhiệm bảo tồn nên có kế hoạch phục hồi bia tưởng niệm lại nguyên trạng như trước, với không gian hoàn toàn mở, không nên có các mái che khuất như hiện nay.

Thêm nữa, các tượng ảnh đặt trước và chung quanh bia tưởng niệm không phù hợp với vong linh của tất cả những người đã khuất vì thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.

Tấm bia nguyên thuỷ chỉ có bình nhang phía trước. Nhiều người đã đến đây cầu nguyện và cắm nhang tưởng nhớ.

Về bàn làm lễ nếu cần có cho nghi thức theo tôn giáo, đề nghị dùng một nhà chòi đã có bên phía trên, góc phải nghĩa trang. Khi đọc kinh hay làm lễ có thể đặt trên bàn hình tượng tôn giáo mang theo. Sau nghi thức, mọi người có thể xuống viếng mộ.

bvp13Cảnh phía trước nghĩa trang Galang năm 2019 (FB Pulaugalang Tienbep)

Nếu cần hướng thẳng về nghĩa trang và bia tưởng niệm, đề nghị xây dựng một nhà chòi bên kia đường đối diện với cổng nghĩa trang.

Trong hai thập niên từ sau ngày 30/4/1975, theo số liệu của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc, đã có gần một triệu người Việt bỏ nước ra đi, phần đông là vượt biển. Hàng trăm nghìn người đã vùi thây trên biển và trong rừng sâu.

Hành trình tìm tự do với nhiều đau thương của người Việt Nam đã làm nên trang sử của thuyền nhân tị nạn.

Bùi Văn Phú

(29/04/2021)

Tác giả Bùi Văn Phú làm việc tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á trong thập niên 1980. Ông hiện là giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California

Source : https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/21358-trang-s-thuy-n-nhan-va-nghia-trang-galang

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 2

TIẾNG DƯƠNG CẦM


TIẾNG DƯƠNG CẦMTIẾNG DƯƠNG CẦM

Trong đêm nức nở tiếng dương cầm
Vang mãi đàn ai một khúc âm?
Có phải tiếng lòng đang thổn thức?
Hay từ ly đã tới ngay gần?

Đêm vắng tàn đông, tiếng xé lòng
Sầu ai vỡ nát hồn vô vọng
Tiếng như than thở lần chia biệt
Như tiếng cười trêu kẻ viễn vông !

Ôi tiếng dương cầm đêm, đẫm lệ
Tả tơi theo gió cuốn lê thê
Bi ai như tiếng lòng vương vấn
Một mối tình xưa, mất lối về !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU VÀ LÃO ĐẦN ! 


(Bài viết ngắn thích hợp cho FB)

VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU VÀ LÃO ĐẦN !

https://youtu.be/NoJ0eib-z7Y

Những tấm hình này đã cho chúng ta biết là di dân lậu tại biên giới phía Nam của Mỹ, do lão Đần tạo ra khi hứa cho họ thoải mái vào Mỹ, đã trở thành cuộc khủng hoảng di dân chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ !

Cho tới hiện giờ, số người đã đến và đang trên đường tiến về Mỹ đã lên tới con số khiến mọi người phải kinh hoàng, vì nó đã vượt quá tầm kiểm soát của những người đang có nhiệm vụ ở biên giới !

Chính vì vậy, người chịu trách nhiệm trong vấn đề này của Mỹ đã lên tiếng kêu gọi dân chúng nên tình nguyện đến giúp đỡ tại biên giới Mỹ và Mexico.

Theo dự đoán, đây chỉ mới là sự khởi đầu, nó sẽ tăng lên gấp cả chục lần và sẽ trở thành cuộc khủng hoảng di dân lậu tồi tệ nhất, nếu không ngăn chận kịp thời. Chắc chắn là sẽ có nhiều người bỏ mạng !

Nước Mỹ hiện đang giữ hơn 3000 trẻ em tạm xem như mồ côi vì cha mẹ chúng đã gửi bọn buôn người đi theo đám di dân lậu, còn chưa biết phải giải quyết như thế nào. Nếu thêm số lớn những di dân lậu này nữa thì đảng con lừa nên chia nhau ra lãnh về nuôi, đừng bán cái cho mấy tiểu bang gần biên giới, nơi di dân lậu đã và đang tràn vào !

Trong khi đó, Đần vẫn tỉnh như ruồi, cứ khoảng 7 giờ tối là thành gà lên chuồng ! Mọi thứ đã có lão Ma đầu và 2 đệ tử cái da mầu của lão Ma lo cho tới khi nước Mỹ nát bét như tương Tàu và nồng mùi cà ri !

Con Gà Què Azalea

(Hình lụm)

Đọc thêm => https://tuoitre.vn/nguy-co-di-dan-lon-nhat-20-nam-ong-biden-thuc-giuc-dung-den-my-nua-20210317102017812.htm?fbclid=IwAR1l0iUgPET5UCcbB_dTrGV_Td9-4dOBlPQDZvZfqxuVFWqU9rE54_k6rSY

Xem/nghe thêm :

https://youtu.be/EtlB8yyQDTA

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

PHẢI HIỂU GIẢI PHÓNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG Ý VỊT CỘNG ?!


PHẢI HIỂU GIẢI PHÓNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG Ý VỊT CỘNG ?!

(Tui cố tình không để 2 chữ giải phóng trong ngoặc kép !)

59413670_2283383061982479_2103376270900330496_n

Người Mỹ đã rút hết quân khỏi miền Nam từ năm 1973 nhưng tới năm 1975, Vịt cộng vẫn lấy cớ chống Mỹ cứu nước để cướp miền Nam ! Trong khi đó, Lê Duẫn nói rằng :”Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên sô, Trung Quốc”. À thì ra là vậy. Dân Bắc Việt đã bị cú lừa ngoạn mục, vào ăn cướp miền Nam mà lại cứ tưởng mình đi giải phóng !

Khi không bị chết lảng nhách mất hơn triệu quân dân Bắc Việt cũng chỉ vì gã Tàu thích ấu dâm trẻ Việt, làm cho dân miền Nam cũng bị vạ lây, chết mất mấy trăm ngàn người, dù chỉ là tự vệ !

59488121_2283384485315670_3136075821211451392_n

Ừa thì giải phóng ! Giải phóng cho dân miền Nam thành chuyên chính vô sản như dân Miền Bắc, để thực hành chính sách bần cùng hóa nhân dân của cộng sản !

Bây giờ thì xong rồi nhưng bọn chúng vẫn chưa tha vì cả nước chưa phải trần truồng, vẫn còn quần áo che thân. Bọn chúng còn chưa bóc lột hết, dân vẫn còn có cái gì đó bỏ vào bụng !

59129572_2283426285311490_2894681195839225856_n

Vì thế nên giá xăng, gas, điện, v.v… đua nhau tăng để dân được trở về thời đồ đá vì không đủ tiền xài ! Bởi vậy, có 1 tên khùng mới nói nếu tiền điện tăng giá, nghèo quá không đủ tiền thì xài 2/3 bóng đèn thôi. Thằng mắc dịch nào nói câu này chắc chỉ mới biết đọc biết viết, rồi mua bằng ngồi vào cái chức hiện giờ. Não của nó chắc cũng chỉ xài được 2/3 nên hắn mới nghĩ bóng đèn có thể xài 2/3 cái !!!

59079004_2283426668644785_5536535838969561088_n

Bây giờ thì 2 chữ giải phóng đã rõ nghĩa : Mọi thứ đều sẽ mất sạch – kể cả mất nước – cho đến khi chỉ còn lại cái quần què, trở thành vô sản !

Vì thế, đối với dân thuộc nước VNCH, được bọn VNCS giải phóng có nghĩa là mất sạch, trở thành khỉ như chúng nó muốn. Tuy nhiên, bọn chúng mới chính là khỉ và dân VNCH vẫn còn là người, dù người đã bị “GIẢI PHÓNG- PHỎNG DÁI” và đang bị lũ khỉ cỡi cổ !

HÃY VÙNG LÊN HỠI NHỮNG CON ẾCH ĐANG BỊ LUỘC CHÍN DẦN ! CÒN CHỜ GÌ NỮA MÀ KHÔNG LÀM ???!!!

Con Gà Què Azalea 

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

(Hình lụm trên mạng)

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

HỌC CHỮ VIỆT MỚI !


gs ho ngoc dai

HỌC CHỮ VIỆT MỚI !

Bớ tên Ngọc Đại hỡi ! Trời ôi !
Cái học ngày nay đã hỏng rồi !(*)
Dạy kiểu con cầy gì lạ thế ?
Nhìn hình đọc thuộc, chữ… thì thôi !

Mắc gì chữ Việt đem ra xào,
Văn hóa từ nay đổ xuống ao.
Chí chóe choảng nhau như mổ thịt,
Làm cho cả nước loạn cào cào !
Con Gà Què Azalea
(*)Trần Tế Xương

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

LŨ GÀ !


LŨ GÀ !

Thủ đô tị nạn xứ Bol-sa,
Đấu đá gáy gào như lũ gà !
Tên trọc phú… chờ khoe túi bạc,
Đám bưng bô… đợi bợ mông cha…
Kẻ nào cũng phán : ta không cộng,
Ai nấy tự xưng : là quốc gia !
Nhức óc ù tai người ngoại cuộc,
Câm mồm hỡi bọn thúi như ma  !
Con Gà Què Azalea
(Mpt. Aug 14, 2019)

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

KIẾP LƯU VONG


Trông về Quê Mẹ Tranh Nguyễn SơnTrông về quê Mẹ. Tranh Nguyen Son

KIẾP LƯU VONG

Từng bước chân buồn, đạp trên hoang vắng
Dẫm nát nửa đời giá lạnh như băng
Một mảnh tương lai cúi đầu lệ ứa
Thôi đã mất rồi, những dấu chân xưa!
Một nửa bờ mi khép hờ, dõi bóng
Xa tít mịt mù, thôi hết ngóng trông
Những sáng, những trưa, những chiều, những tối
Lây lất bên đời trôi nổi, nổi trôi
Một mảnh oan khiên, cuộc tình kín lối
Tháo gỡ không rời, những hạt buồn rơi!
Những hạt buồn rơi, rơi đầy nghiệt ngã
Từng đợt sóng xô, bờ khuất dần xa
Mây xám trên đầu, mây tím trong lòng
Đã đủ thật rồi, một kiếp lưu vong!!!
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

NHỮNG CON ĐƯỜNG XƯA


NHỮNG CON ĐƯỜNG XƯA

Những con đường xưa tôi đã đi qua,
Ríu rít chân chim tung tăng nở hoa,
Những buổi sáng, trưa, buổi chiều, tới tối,
Đếm bước cùng tôi hết một phần đời.

Rồi bỗng một hôm đường thành lạ xa :
Lố nhố, lô nhô đầy những bóng ma,
Lê lết bước chân trong đôi dép râu,
Chỉ trỏ khua tay, ngơ ngáo vểnh đầu…
Nhòa trong mắt tôi cờ máu hai hàng,
Vênh váo tung bay giữa phố tan hoang.
Rơi giữa hồn tôi nghe ngàn tiếng vỡ,
Đau nhói nghẹn ngào, tim nhỏ lệ khô !

22089863_694226234110128_39408697972806515_n

Ôi những con đường tôi quen đã lâu.
Từng bước chân xưa mất dấu… nặng sầu,
Đường đổi thay tên, nhìn tôi bỡ ngỡ.
Nỗi nhớ mênh mông lạc nẻo sương mờ.
Một phần đời tôi bỗng như đã xóa.
Một phần đời tôi nước mắt nhạt nhòa…
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

LÀM THINH ! 


(Bài viết ngắn thích hợp cho FB)

Con Gà Què Azalea

https://youtu.be/TJnsR11k5dc

Không cần biết clip này từ bao giờ nhưng qua đây, chúng ta đều thấy rõ 3 chiếc tàu của giặc xâm lược Tàu rượt Hải Cảnh VN ngay tại vùng biển bãi Tư Chính của VN. Và VN chỉ biết cong vòi xả ga chạy có cờ !
Là người dân VN yêu nước, bạn có thể bình tâm như vại ngồi yên được hay không?
Nước mất, nhà sẽ tan. Bạn làm thinh tới bao giờ?
Tại sao người Việt chỉ biết làm thinh? Không phải ai cũng chỉ vì sợ mà làm thinh đâu ! Có rất nhiều người Việt cho việc làm thinh là chuyện tế nhị “dĩ hòa vi quí” bởi vì từ nhỏ, thấy người khác sai thì không dám nói. Lớn lên thành thói quen, sẽ không còn muốn nói gì nữa ! Nếu có người nào đó dám “sửa sai” thì lại cho rằng người đó thiếu tế nhị. Chửi giặc Tàu hoặc những con khỉ thì lại cho là người ta dữ !
Vậy thì hãy làm thinh và đợi chờ mất nước !

69624525_1406050732917723_122183654838370304_nĐa số người VN đang sống trong nước vẫn hàng ngày ăn nhậu và du hí rồi khoe hình lên FaceBook như không có chuyện gì xảy ra ! Hãy xem clip này, xem cho tới khi bạn cảm thấy ước muốn đấm vào mặt những thằng Tàu mất dạy ngang nhiên cướp nước đó. Rồi hãy tự hỏi tại sao quân xâm lược Tàu dám rượt đuổi hải cảnh VN ngay trên vùng biển của VN. Câu trả lời là từ những đứa ngu xuẩn tham lam đang cưỡi cổ bạn !
Nếu bạn không thấy tức giận vì đã học thiền hoặc tự cho mình già rồi, để chuyện này cho bọn nhỏ lo. Vậy thì bạn đã trở thành người vô dụng, hãy tiếp tục làm thinh chờ mất nước. Bạn rất xứng đáng được sống kiếp nô lệ !
Con Gà Què Azalea

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME