TRUNG QUỐC TRƯỚC KHÚC QUANH NGUY HIỂM

GS Nguyễn Thanh Liêm

Từ cuối thập niên 1970, với chủ trương “mèo trắng mèo đen gì cũng được miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu tiến trình trổi dậy hoà bình của mình khởi từ một quốc gia còn trong tình trạng một nước trên đà phát triển. Vậy mà sau hơn hai thập niên tiến mạnh trên con đường trổi dậy hoà bình đó Trung Quốc dần dần trỡ nên một siêu cường trên thế giới, và bây giờ người ta thấy như Trung Quốc đã đạt vị trí chỉ sau có nước Mỹ. Theo đà này Trung Quốc có thể sẽ vượt qua khỏi Mỹ để trỡ thành siêu cường số một vào thập niên 2020, sẽ thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Đó là cái mộng của một số chính trị gia Trung Quốc mà các nhà nghiên cứu về siêu cường này đều nhận thấy.

Nhưng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển nhanh chóng, suông sẻ, trên con đường đó để đạt được mộng vượt qua khỏi Mỹ, và thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới được không? Câu trả lời ngắn gọn là không. Và bây giờ người ta thấy Trung Quốc đang đi vào khúc quanh mới với nhiều hiểm trỡ chớ không còn tiếp tục con đường thẳng suông sẻ như đã có từ trước. Khúc quanh này sẽ hoặc đưa đến những thay đổi cần thiết trong cơ chế chính trị TQ để quốc gia này có thể tồn tại, hoặc đưa đến sự sụp đổ của chế độ hiện hữu nếu tiếp tục chính sách xâm lăng dưới lớp vỏ trổi dậy hoà bình.

Hãy trỡ lại chánh sách trỗi dậy hoà bình (peaceful rise) của Cộng Sản Trung Hoa để xem thực chất của sự trổi dậy đó như thế nào. Thật ra chánh sách này chỉ mang tính hoà bình ở mặt nổi, ở mặt ngoại giao, nhưng chứa đựng nhiều mưu đồ bá quyền, nhiều cạnh tranh bất chính, nhiều gây hấn xâm lăng, nhiều thủ đoạn hại người ở bên trong, không xứng đáng là một nước văn minh, tân tiến, với sứ mạng mang lại hoà bình, thịnh vượng, hạnh phúc cho nhân loại.

Không ai chối cải sự phát triển quá nhanh về kinh tế của Trung Quốc trong mấy mươi năm qua. Đã có hơn 400 trăm triệu dân qua khỏi mức nghèo đói, hơn 120 triệu người từ bỏ cuộc sống nông thôn đi về thành thị với công ăn việc làm trong nhiều hảng xưởng mới. Hơn 40 thành phố với dân số nhiều triệu dân đã trỡ thành những thành phố tân tiến không thua gì các thành phố hiện đại của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Ngày nay TQ là nước giàu nhất thế giới theo nghĩa làm ra nhiều tiền nhưng xài ít, tích luỷ tiền của thật nhiều, cho vay khắp nơi, trỡ thành chủ nợ của nhiều nước trong đó có cả Hoa Kỳ (nợ hơn ngàn tỷ mỹ kim). Hàng hoá TQ, rẻ như bèo, tràn ngập thị trường quốc tế. Nền thương mãi TQ mở rộng khắp cả thế giới đến tận Phi Châu và Nam Mỹ. TQ viện trợ cho nhiều quốc gia trong thành phần thế giới thứ ba, trỡ thành đồng minh của nhiều quốc gia đối lập với Hoa Kỳ và các nước trong khối tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sức bành trướng ảnh hưởng của TQ trên thế giới rất mạnh, làm suy giảm sức bành trướng của Mỹ trong những thập niên gần đây. Chiến lược của TQ là đánh bại Mỹ bằng đường lối ngoại giao trái ngược với Mỹ. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi các nước theo Mỹ phải có thể chế dân chủ, phải tôn trọng nhân quyền, phải tôn trọng tự do, nhân phẩm, (dù không được như ý nhưng Mỹ vẫn khuyến khích, theo dõi, nhắc nhở, và khi cần có thể ít nhiều chen vào nội bộ của đối tác) thì TQ ngược lại, chủ trương không chen vào nội bộ, không đòi hỏi dân chủ, tự do, gì cả, chỉ cần người lãnh đạo của quốc gia đối tác chịu theo TQ là đủ, dù cho kẻ đó là một kẻ độc tài, tàn bạo, áp bức đến mức độ nào. Mục đích của TQ là đem các nước khác về với mình để mua các nguyên liệu từ các nước đó, bán hàng hoá rẻ cho các nước đó, tạo ảnh hưởng TQ trên các nước đó về chính trị, kinh tế, văn hoá, v v . . . Với tư cách một thành viên trong hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cùng với Nga Sô, TQ thường dùng quyền phủ quyết để yểm trợ cho các quốc gia (khủng bố) bị Hoa Kỳ và các nước tự do lên án như Iran, Libya, Syria. Nhờ chính sách không cần lẻ phải, không cần tự do dân chủ, bất kể nhân phẩm nhân quyền, chỉ cần lôi kéo người về phía mình, mà TQ đã tạo được nhiều ảnh hưởng ở các nước độc tài, phản dân chủ, áp bức chính trị, như Bắt Triều Tiên, Miến Điện, một số các quốc gia Phi Châu, một số các nước Nam Mỹ. Trường hợp của Venezuela chẳng hạn, cho thấy chính sách của TQ đi ngược quyền lợi của Mỹ như thế nào. Venezuela là quốc gia lớn thứ năm trong việc sản xuật dầu hoả, là nước theo cộng sản như Cuba, do Hugo Chavez lãnh đạo. Chavez là đồng minh của Fidel Castro, chống Mỹ dữ dội. TQ đã ký thoả ước mua dầu hoả của Venezuela với số lượng lớn lao, khiến cho nguồn cung cấp dầu hoả cho Mỹ ở đây phải bị giảm sút. Ở Sudan cũng vậy. Khi Mỹ cấm vận nước này vì lý do kỳ thị, áp bức tôn giáo, thì TQ nhảy vào bắt tay với Sudan, mua dầu của Sudan, và cung cấp các thứ vũ khí cho nước này gây cảnh chiến tranh khóc liệt ở đây, giết chết nhiều thường dân vô tội. Nhà độc tài Robert Mugabe của Zambawe được Hồ Cẩm Đào đón tiếp bằng 21 phát sung thần công nói lên sự mời gọi của TQ đối với sự lãnh đạo độc tài, phi nhân bản này. Iran cũng được TQ ký thoả ước mua 150,000 thùng dầu mỗi ngày trong 20 năm, trỡ thành bạn than của Iran, bảo vệ Iran trong hội đồng Bảo An LHQ.

Dùng nhân công rẻ mạt, ăn cắp bản quyền của người ta, sản xuất đồ dởm, kể cả đồ độc, đồ giả mạo, giá thành thật rẻ, kềm chế giá đồng nhân dân tệ, cạnh tranh lương lẹo, bất chính, nhà nước nắm hệ thống quốc doanh, TQ đã phát triển kinh tế của mình trên sự thua lỗ, suy thoái của nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới. Dù vậy trước đây, thế giới vẫn để yên cho TQ phát triển, vì thế giới muốn thấy một Trung Quốc giàu có, thịnh vượng, và có bổn phận đóng góp vào nền hoà bình thịnh vượng chung của thế giới cho tương xứng với sự phát triển lớn lao của mình, như ngoại trưởng Condoleezza Rice từng nói:” Hoa Kỳ hoan nghênh sự trổi dậy của một Trung Quốc tự tin, hoà bình, thịnh vượng, nhưng cũng hy vọng là TQ có khả năng và có ý chí làm bổn phận quốc tế tương xứng với khả năng phát triển của mình.” Nhưng trái với sự mong mỏi của Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới, TQ đã không đóng góp vào nền hoà bình, thịnh vượng chung của thế giới mà ngược lại chỉ biết làm giàu riêng cho mình, xây dựng sức mạnh để thống trị thế giới, trong chiều hướng bành trướng bá quyền từ các lân bang sang cả khu vực Đông Nam Á và lan dần ra cả thế giới.

Hơn thập niên qua, nhờ có nguồn lợi to về kinh tế, TQ đã đỗ nhiều vốn vào công cuộc tân tiến/hiện đại hoá quân đội nhân dân TQ và nền quốc phòng của nước này. Tuy trong các bạch thư TQ cho thấy sự gia tăng vừa phải của ngân sách quốc phòng, so với ngân sách quốc phòng Mỹ thì còn nhiều thua kém, nhưng trong thực tế các con số nêu ra trên giấy tờ chi bằng phân nữa hay một phần ba con số thật mà TQ đã dùng để canh tân bộ máy chiến tranh. Không thể nói là có ý chí hoà bình được khi sản xuất hàng nghìn hoả tiển với đầu đạn nguyên tử có tầm xa, hàng lô chiến đấu cơ tân tiến cho không quân, và hàng mấy chục tàu ngầm trang bị vũ khí nguyên tử cho hải quân, và bây giờ sắm cả hàng không mẫu hạm để có thể đưa hải quân lên vai trò không chế cả Biến Đông và các con đường hàng hải quan trọng trên thế giới từ eo biển Malacca đến Ấn Độ Dương.

Thẳng tay đàn áp ở Tân Cương và Tây Tạng, dạy cho Việt Nam một bài học trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, biến hai quần đảo này thành Tây Sa và Nam Sa cho vào bản đồ Trung Quốc, vẽ đường lưỡi bò trên Biển Đông cho rằng 80% biển này thuộc chủ quyền không chối cải của mình, coi Biển Đông như một cái ao riêng, gây hấn với Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư, tập trận từ trên Hoàng Hải xuống đến Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc đã cho thế giới thấy sức mạnh bành trướng của mình. Phản đối các quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông như các công ty dầu hoả Hoa Kỳ và Ấn Độ, tõ vẽ cản trỡ tàu nghiên cứu Impeccable của Mỹ, Trung Quốc coi thường luật biển, phủ nhận đặc quyền kinh tế của các nước khác trên Biển Đông nhất là Việt Nam và Phillippines, xác nhận chủ quyền của mình một cách phi lý, ngang ngược, trên vùng biển này. Sự canh tân và phát triển mạnh mẽ về quân sự của Trung Cộng cùng với những thái độ, hành động hung hăng trong mấy năm gần đây của TQ đã làm cho các quốc gia bắt đầu lo sợ. Mỹ và nhiều nước khác trong khối dân chủ, tự do, trên thế giới thấy cần phải có chiến lược bao vây TQ, ngăn chận sự bành trướng xâm lấn của Hán tộc bá quyền.

Đường vòng cung bao vây TQ về quân sự, chính trị, kinh tế, đã thành hình, càng lúc càng rõ ràng. Các cuộc tập trận chung, Mỹ-Nam Hàn, Mỹ-Nhật, sự hiện diện của các hàng không mẫu hạm, các khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông, sự liên kết của các nước trong vòng cung bao vây từ Nam Hàn, sang Nhật Bản, Đài Loan, Phillippines, Úc, Ấn Độ, cùng một số các quốc gia trong khối ASEAN, với Mỹ ở sau lưng, cho thấy cả một mặt trận quân sự bao vây TQ, càng ngày càng chặt chẽ, vững vàng. Về chính trị, các quốc gia trong khối ASEAN đã có xu hướng chính trị đa nguyên, tinh thần dân chủ, nhân bản, trái ngược với chế độ đôc tài, toàn trị, với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của TQ và VN. Ngoài ASEAN các nước tân tiến như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan, v v . . . đều là những nước dân chủ, tự do, tiến bộ. Rồi gần đây sự xoay chiều của Miến Điện từ một nước lệ thuộc TQ chuyển mình sang một quốc gia đến gần với Ấn Độ và các nước tự do Tây Phương, nhất là Mỹ, đã cho thấy mặt trận chính trị bao vây TQ càng lúc càng được củng cố thêm. Việt Nam và Cambodia rồi cũng sẽ phải dần dần ngả về vòng cung bao vây này thôi. Về kinh tế, thập niên qua TQ đã chi phối nhiều quốc gia Đông Nam Á, và một số quốc gia Phi Châu. Hàng hoá TQ xuất cảng ra cả thế giới (nhờ nhân công quá rẻ, cạnh tranh bất chánh, ăn cắp kết quả sáng tạo của người khác, giữ đồng nhân dân tệ ở giá trị thấp để đễ xuất cảng, v v . . .), làm giàu nhanh chóng. Nhưng ngày nay, cả thế giới đã thức tỉnh, đã bắt đầu có những biện pháp chặn đứng dần những hang hoá TQ. Tin từ China News gần đây cho thấy trong quý thứ ba của năm 2011 sự xuất cảng của TQ đã giảm sút đáng kể, và tình trạng này có thể sẽ kéo dài đến năm sau nếu không có gì thay đổi trong chánh sách của TQ. Công nhân đã nổi lên đòi hỏi tăng lương để có thể sống ở nhiều nơi, rất có thể sẽ dẫn đến sự chấm dứt xử dụng nhân công rẻ mạt trong những tháng năm sắp tới, và như vậy giá thành của các món hàng TQ không chắc đã có thể giữ mãi giá rẻ hiện nay. Quan trọng hơn hết là mặt trận kinh tế do Mỹ chủ xướng với sự tham gia của nhiều nước Á Châu trong tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP (Trans Pacific Partnership). Những nước gia nhập khối này sẽ trao đổi thương mãi, hàng hoá, với nhau, không bị đánh thuế, liên hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế. Khi thành hình và thật sự hoạt động khối này sẽ cho kinh tế TQ không còn cơ hội để chen vào các quốc gia này. TQ sẽ mất gần một tỷ khách hàng trong tương lai nếu không được gia nhập vào khối này. Nhưng nếu muốn gia nhập thì TQ phải có nhiều thay đổi trong chánh sách kinh tế và chính trị hiện nay sang thị trường kinh tế tự do thật sự của các nước tự do tân tiến, và nhất là chế độ chính trị dân chủ, tự do của các nước như Mỹ, và nhiều quốc gia Âu Châu. Đây là khúc quanh nguy hiểm mà TQ phải đương đầu trong những ngày sắp tới.

Thành ra chính sự trổi dậy không ngay thẳng, không nhằm đem lại hoà bình cho thế giới và an ninh cho khu vực, không bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác mà còn hung hăng xâm lấn đất đai của các quốc gia láng giềng, nhất là không đem lại dân quyền, tự do, dân chủ cho nhân loại, mà còn đàn áp, bóp chết, mọi mầm móng chống đối (hoà bình), triệt để khai thác người dân lao động, gây thiệt hại lớn lao cho môi trường, cho mạng sống của người dân, sự tham lam ác độc không bờ bến của TQ trong hơn hai thập niên qua đã thức tỉnh nhân loại ở các nơi, nhật là các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, các quốc gia dân chủ tân tiến trên thế giới , đưa các quốc gia dân chủ tự do chân chính, văn minh tiến bộ thật sự ngồi lại với nhau, kết thành mặt trận bao vây TQ, chận đứng sự bành trướng bá quyền, sự xâm lấn phi lý, vô nhân đạo của TQ. Mặt trận đã thành hình, và càng lúc càng được củng cố, phát triển vững chắc đưa TQ vào một khúc quanh nguy hiểm. Khúc quanh này bắt buộc TQ phải thay đổi cơ chế hiện có, để sống chung hoà bình với thế giới tự do, dân chủ, nhân bản, nếu không thì Trung Quốc Cộng Sản Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ sớm sụp đổ thôi.

Đây cũng là cơ hội rất tốt để các nước Đông Nam Á vốn bị TQ chi phối về kinh tế, chính trị, như Miến Điện, Việt Nam tách dần khỏi ảnh hưởng tai hại của nước này, mạnh dạn dứng về phía các quốc gia tự do, dân chủ, gia nhập TPP, chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông kết hợp chặt chẽ bảo vệ Biển Đông, huỷ bỏ đường lưỡi bò phi lý của Trung Cộng. chận đứng sự bành trướng, xâm lấn của TQ trên vùng Đông Nam Á.

 

Trở về đầu trang GS Nguyễn-Thanh-Liêm

Trở về trang Thầy Cô

HOME

 

Leave a comment