HỌC SINH NGƯỜI MỸ GỐC VIÊT: THỬ NHÌN VÀO MẶT TRÁI CỦA CHIẾC MỀ ĐAY

Cô giáo Lan Lê
Hình ảnh và những tin tức về băng đảng “Gang of Thrones” tại San Jose cho thấy nhiều khuôn mặt của các thanh niên, thiếu nữ Việt Nam liên quan đến những tội ác thanh toán tàn nhẫn, tống tiền, buôn lậu ma túy v..v… đã là một tiếng chuông báo động cho các bậc phụ huynh cũng như những người làm công tác giáo dục phải quan tâm, cảnh giác.
Từ lâu chúng ta vẫn thường tự hào về những thành tích vẻ vang trong lãnh vực văn hóa, nghệ thuật của các “thần đồng” gốc Việt điển hình như cô bé Wendy Võ, thần đồng âm nhạc và ngôn ngữ từ năm 8 tuổi đã có thể soạn 44 bản nhạc và nói thông thạo 11 thứ tiếng khác nhau. Nam Nguyễn, ngôi sao trượt bang nghệ thuật tại Canada. Bé Evan Lê thiên tài piano (sinh năm 2011) đã khiến khán giả và MC Steve Harvey của chương trình Little Big Shots phải sửng sốt. Em Nguyễn tường Khang được mời thính giảng tại đại học ở tuổi 12. Em được nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những { tưởng của Khang được đánh giá là bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của tổng thống Barack Obama.
Chúng ta cũng rất hãnh diện mỗi cuối niên học nhìn vào danh sách các thủ khoa các trường trung học của một số học khu tại California thì tên học sinh gốc Việt đã được thấy, đôi khi còn chiếm đa số trong danh sách thủ khoa tốt nghiệp bậc trung học.
Tuy nhiên “thấy vậy mà không hẳn là như vậy”. Đó chính là mặt nổi của chiếc mề đay. Lật sang mặt sau ta sẽ thấy nhiều vết lõm hằn sâu. Bài viết này dựa vào một số sách vở, tài liệu nghiên cứu, thống kê nhằm cung cấp cho qu{ độc giả nhất là quý phụ huynh có cái nhìn trung thực để quan tâm đúng mức trong công tác giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam tại Mỹ.
Thật là thiếu sót nếu chúng ta chỉ chú trọng nhìn vào mặt nổi rực rỡ của các tấm gương thành công mà không tìm hiểu thực trạng và những áp lực mà học sinh gốc Việt nói chung là học sinh gốc Á châu phải chịu đựng.
Trong xã hội đa chủng tộc, đa văn hóa này thì tình trạng kz thị tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và tùy theo hình thức công khai hay ngấm ngầm là không thể nào không thể xảy ra. Patricia Phelan và Ann Locke Davidson trong sách ‘Renegotiating Cultural Diversity in American Schools” đã thừa nhận rằng:”Trong trường học nơi chúng tôi làm việc, sự căng thẳng và thù nghịch giữa các nhóm học sinh khác chủng tộc thấm đậm trong không gian. Trong đó nhóm học sinh thiểu số luôn nói về tình trạng kỳ thị mà các em trải nghiệm. Trong khi đó học sinh Mỹ gốc Âu châu diễn tả sự lo lắng và không thông cảm được với các học sinh khác biệt chúng.” (In one school in which we worked, tension and hostility between ethnic groups permeates the air. In this particular setting, minority groups speak frequently of the discrimination they experience, whereas European-Americans describe their fear and misunderstanding of those different from themselves.)
Tạm quên đi vẻ đẹp huy hoàng của các thành tích vẻ vang để tìm đoc những tài liệu viết về người Mỹ gốc Á châu. Đó là những con số rất đáng quan tâm về người Mỹ gốc Á bao gồm người Mỹ gốc Việt trong bài khảo sát “Initiative on Asian American and Pacific Islanders”. Xin trích dẫn và điểm qua phần Critical Issues facing Asian American (Những vấn nạn nghiêm trọng trong cộng đồng người Mỹ gốc Á)
Hai con số thống kê được nêu trước hết là tình trang nghèo khó và vấn đề về sức khỏe được xem như vừa là nguyên nhân và cũng sẽ là hậu quả của tình trạng giáo dục suy trầm.
Tình trạng nghèo khó:
Bảng khảo sát cho thấy 12.6% người Mỹ gốc Á sống dưới mức nghèo khó (so với 12.4% trung bình của dân số người dân Mỹ sống dưới mức nghèo khó). Trong số đó người Hmong chiếm 37.8%, người Cambodia 29.3%, người Lào 18.5% và người Việt 16.6%
Sức khỏe:
Tài liệu này chỉ ra là việc không hiểu biết thông thạo Anh ngữ đã làm khó khăn thêm khả năng tiếp cận với các cơ quan và phương tiện truyền thông để có được sức khỏe tốt. (High rates of limited English proficiency compound Asian Americans
(AAs) in achieving good health). Ung thư là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Trong đó ung thư cổ tử cung chiếm con số tử vong cao nhất tại Mỹ cho nữ giới. Trong tổng số 1.5 triệu người mắc bệnh Viêm gan B tại Mỹ thì 2/3 là người Mỹ gốc Á và cũng là thành phần có con số tử vong cao nhất.
Giáo dục:
Về mặt giáo dục, thống kê đưa ra những con số như sau: Hầu như 1/ 4 học sinh Mỹ gốc Á không thạo Anh ngữ và/ hoặc đang sống tách biệt trong những gia đình có cha mẹ bị giới hạn về Anh ngữ (Nearly one out of four AAs students is limited English proficiency and/or lives in a linguistically isolated household where parents have limited English proficiency). Tỷ lệ học sinh bỏ học (drop out) cao nhất ở người Hmong 40%, Lào 38%, Cambodian 35% và Việt Nam là 18%.
Để có cái nhìn thấu đáo hơn tôi đã tìm đọc bài phân tích “School of Education of Johns Hopkins University- A Closer Look at Asian Americans and Education” của C.N. Le người đang trình luận án Tiến Sĩ về Xã hội học tại University at Albany- New York. (Muốn tìm hiểu thêm về tác giả xin vào trang http:// http://www.asian-nation.org/aboutme.shtml)
Bài phân tích của CN.Le đặc biệt đề cập đến những khó khăn của các sinh viên người Mỹ gốc Á bao gồm cả sinh viên Việt Nam chúng ta. Tác giả đã nêu lên một sự thật mỉa mai chua xót “the most ironic reality”. Theo đó thì cũng như các cộng đồng thiểu số khác, người Mỹ gốc Á cũng đã phải đấu tranh rất cam go để có được những điều kiên công bằng trong giáo dục mà chiến thắng điển hình đã theo sau các cuộc biểu tình của các sinh viên Đại học UCSF (San Francisco State University) và UC Berkeley vào năm 1968 và 1969.
Từ đó sinh viên Mỹ gốc Á được xem như là một nhóm thiểu số điển hình “a model minority”. Nhận xét này đưa đến ý kiến cho rằng sinh viên học sinh người Mỹ gốc Á đã học quá giỏi nên đã có thể vượt qua hàng rào kz thị. Do đó họ không còn cần phải được trợ giúp bằng những chương trình giáo dục rất cần thiết và hữu ích như chương trình giáo dục song ngữ ”bilingual education”, cũng như được có các giấy tờ hành chính được phiên dịch “bilingual government documents” cùng với các sự
trợ giúp công cộng “public assistance” . Những lợi ích này cộng đồng người Mỹ gốc Latino vẫn còn được hưởng tại California.
Cũng theo CN.Le thì chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo hơn. Trên thực tế, nhiều công cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ gốc Á vẫn còn là mục tiêu của sự bất công về sắc tộc và kz thị trong các trường học và cơ sở. Danh hiệu nhóm thiểu số điển hình thực chất chỉ là một huyền thoại “In fact, the ‘model minority’ image is just a myth”. Thống kê toàn quốc chỉ ra rằng 42% người Mỹ gốc Á đã có ít nhất là cấp bằng đại học 4 năm và nhìn chung thì các học sinh gốc thiểu số này thường có các điểm thi hoặc điểm ra trường “GPAs” rất cao. Nhưng có điều thống kê không nhắc đến đó là không phải tất cả người Mỹ gốc Á đều thành công như vậy. Tác giả cho biết rằng bên cạnh những người Mỹ gốc Trung hoa hay gốc Nam Á có bằng cấp đại học đạt đến 42% thì cũng cùng con số đó, những người gốc Đông Nam Á vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong khi hội nhập vào đời sống tại Mỹ.
Con số mà tác giả đưa ra cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì thành phần có bằng cấp đại học chỉ chiếm 16%. Hơn nữa, các cộng đồng Đông Nam Á khác như Lào và Cam Bốt thì chỉ chiếm khoảng 5%. Thành kiến về văn hóa cho rằng tất cả người Á châu đều thông minh “the cultural stereotype that all Asians are smart” đã đặt một áp lực rất lớn trên các học sinh, sinh viên Mỹ gốc Á không những trong môi trường học tập với các bạn học, thày cô giáo mà ngay cả với các phụ huynh của các em. Rất nhiều, đặc biệt là các học sinh gốc Đông Nam Á không thể đáp ứng nổi những kỳ vọng không thực tế đặt trên các em. Thực chất là tỷ lệ bỏ học ở nhóm thiểu số này cao nhất tại Hoa Kỳ.” Many, particularly Southeast Asians, are not able to conform to this unrealistic expectation and in fact, have the highest high school dropout rates in the country.” Họ là thành phần di dân mới đến Mỹ trong vài thập niên vừa qua mà khả năng Anh ngữ rất giới hạn. Do đó, chúng ta vẫn cần phải đòi hỏi cho việc duy trì chương trình giáo dục song ngữ vẫn còn rất cần thiết cho nhóm học sinh này. Đồng thời cũng nên mở rộng hướng đi cho tương lai các em qua việc khuyến khích các em thảo luận với các cố vấn giáo dục “educational counserlor” để được hướng nghiệp qua các đại học cộng đồng.
Nhãn hiệu “nhóm thiểu số điển hình” còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ số ghi danh vào các đại học. Một số các đại học lớn như UCLA, UC Berkeley, Stanford,
Havard, Princeton, Brown đã giới hạn chỉ tiêu nhận ghi danh cho các học sinh gốc Á để chuyển sang cho các sắc dân “kém” hơn như học sinh gốc Phi châu, gốc Latinos, và gốc thổ dân Amerian Indian.
Một khía cạnh khác cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho học sinh gốc Á là các em này được cho là chỉ chăm chú vào học tập mà ít chịu tham gia vào các sinh hoạt ngoại khóa khác như thể thao, nghệ thuật, các sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt nhà trường và cộng đồng. Điều này cũng được phản ảnh qua việc tham gia giới hạn của phụ huynh các em vào các sinh hoạt chung của nhà trường.
Các trường đại học lớn tại Hoa Kz đều nhắm mục tiêu đào tạo các sinh viên trở thành các nhà “lãnh đạo” nên khi xét tiêu chuẩn ghi danh thường chú { đến những học sinh xuất sắc toàn diện, ngoài việc học giỏi vẫn còn khả năng và thời giờ tham gia các sinh hoạt công ích khác.
Nhận định rằng “không phải tất cả học sinh gốc Á đều thành công” của CN.Le đã dựa vào thực tế. Nhìn chung các học khu quanh vùng San Jose và phụ cận, hai học khu tốt có sĩ số học sinh gốc Á cao nhất là học khu Cupertino và Evergreen thì tại học khu Cupertino đại đa số là học sinh gốc Trung hoa. Học khu Evergreen trong những năm đầu mới thành lập thì học sinh Trung hoa và Việt nam chiếm đa số. Nhưng những năm gần đây đã nhường chỗ cho học sinh gốc Ấn độ. Niên khóa vừa qua tại trung học Evergreen High School trong số 8 em đậu thủ khoa thì đã có đến 4 em Ấn độ, 2 em Việt nam, 1 em Mỹ trắng và 1 em Trung hoa. Tình hình ở các học khu khác thì cũng có tên tuổi các học sinh gốc Việt đạt thành tích tốt trong học tập nhưng những vấn đề về hạnh kiểm và học lực của các trẻ Việt nam cũng đã có sự quan ngại từ các nhà giáo dục. Mà căn nguyên của vấn nạn này vẫn là do sự thiếu quan tâm, săn sóc từ phụ huynh hay từ các người thân trong gia đình các em. Các em không được quan tâm không hẳn là do phụ huynh thiếu khả năng Anh ngữ ( rất nhiều phụ huynh cho dù không thông thạo tiếng Anh nhưng săn sóc con vẫn chu đáo) mà là do rất nhiều phụ huynh Việt nam mải lo kiếm tiền quá mức cần thiết.
Một tác giả trong một bài viết online đã nêu lên một số nghịch lý của người Việt trên đất Mỹ trong đó đáng chú { là hai điều:
1- Người Việt thường bán sức khỏe và thời giờ rất cần thiết cho gia đình và người thân để kiếm tiền mua nhà lớn, mua xe sang, và đi shopping liên tục.
2- Có những cặp vợ chồng có con hoặc rất mong mỏi có con. Nhưng khi có con thì lại giao các thiên thần này cho người thân hay tệ hơn giao hẳn con cho người giúp việc hoặc các trung tâm giữ trẻ coi sóc, dạy dỗ.
Để bù đắp cho sự vắng mặt của mình, họ sẵn sàng cung cấp cho con mọi tiện nghi vật chất. Thực tế chỉ làm cho các cháu tăng thêm sự đòi hỏi để ngày càng chìm đắm trong thế giới ảo của các trò chơi điện tử hoặc trở thành con nghiện của các thú vui vật chất. Trên hết, tình thương và sự chăm sóc tận tâm của cha mẹ là món quà vô giá mà các cháu rất khao khát. Cũng trên internet có một bài đăng nguyên một bài luận văn của một cháu học sinh tiểu học trong đó em ao ước được trở thành cái iphone của ba vì ba em khi về nhà liền bỏ hết thì giờ chăm chú vào chiếc iphone lúc nào cũng ở trên tay. Chúng ta bỏ tiền mua một chậu cảnh, một con thú về nhà mà còn bỏ thì giờ săn sóc chúng huống hồ là con cái do chúng ta tạo nên với hình hài non nớt, một tâm hồn trong trắng và một tương lai trong tay chúng ta tạo dựng, xây đắp.
Tình trạng ly thân, ly dị trong cộng đồng người Việt cũng trở nên khá phổ biến. Một khi cha mẹ không còn tôn trọng nhau và dàn xếp trách nhiệm nuôi dạy con cái thỏa đáng thì các cháu sẽ là nạn nhân cho sự ổn định học tập và xáo trộn tâm lý.
Nói chung, việc thành công hay thất bại của học sinh Việt nam và học sinh gốc Á nói chung đem lại từ hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan đến từ sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và người thân. Nguyên nhân khách quan đến từ ảnh hưởng của môi trường học tập và xã hội chung quanh. Tuy nhiên, với sự tham dự, hướng dẫn, phát hiện và can thiệp ngay từ những dấu hiệu sai lầm đầu tiên sẽ ngăn chặn, loại bỏ hay giảm thiểu được mức độ tai hại của những ảnh hưởng bên ngoài. Ngoài ra, là công dân của một đất nước tự do, dân chủ, chúng ta cần phải nói lên tiếng nói để bênh vực và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Từ việc tham dự các buổi họp của nhà trường, cho đến việc tham gia bỏ phiếu, tranh đấu chống lại những nghi định, dự luật bất lợi cho cộng đồng đến từ các học khu hay ban lãnh đạo của các trường đại học.
Tóm lại, khi rời bỏ đất nước để đi định cư tại quê hương thứ hai ai trong chúng ta cũng có tâm niệm là “ra đi vì tương lai con cháu mình”. Trên mảnh đất phì nhiêu, đầy cơ hội này muốn cho những hạt giống tốt lành của chúng ta có được những vụ mùa bội thu, chúng ta phải chăm lo tưới nước, bón phân, ra sức diệt cỏ dại làm cây chết ngạt, diệt sâu rầy làm cây ung thối, chống đỡ chở che thân cây non nớt qua những cơn giông tố dữ dội hay những đợt nắng lửa chói chang. “Trẻ cậy cha, già cậy con” tương lai của con cháu là chính tương lai nối dài của chúng ta và của cả dân tộc!
Có một chương trình trên radio được đặt tên là “Hướng dẫn cách đầu tư khôn ngoan trên đất Mỹ”. Phải chăng một trong những phương cách đó chính là “đầu tư giáo dục và đạo đức cho con cháu”?