TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VN HẢI NGOẠI

TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG
TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
VN HẢI NGOẠI
 
                                     Trần Xuân Thời
Phần I:
Tư Tưởng Lên Khuôn Cho Hành Động
Quân-Tử hoà nhi bất đồng
   Tiểu nhân đồng mà lại bất hoà.”
Xã hội là một cộng đồng chung sống giữa người và người trên hai binh diện TÌNH và LÝ. Để truyền thông cái tình và hoằng dương cái lý, tự cổ con người đã biết dùng văn tự để chuyển tải tư tưởng.
“Nhập thể cục bất khả vô văn tự
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân”
Sự thông đạt tư tưởng cho tha nhân chẳng những để chuyển tải tư kiến mà chủ-đích chính là tạo nên giao thoa giữa các QUAN ĐIỂM DỊ và ĐỒNG trong tinh thần tiến bộ và hiểu biết: “Ai không đồng quan-điểm với ta không có nghiã là người đó chống đối ta” hầu tìm ra một đường hướng thích hợp, một hướng tiến chung” cho Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại.
Trong Cộng Đồng  mọi người đều có cơ hội tham-gia tranh luận, thể hiện trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể, phối trí lại nhân sự trong mọi tổ chức điạ phương và trên bình-diện quốc gia, tận dụng tài nguyên cơ hữu, kết chặt thân tình, kết tinh chí- hướng, chung sức xây dựng Cộng-Đồng Việt Nam vững mạnh cho hiện tại và tương lai.
Ai trong chúng ta cũng nhận định được rằng: Chúng ta không thể tìm quên hay chối bỏ bản sắc VIỆT TỘC để tự mình tan loảng vào xã-hội bản xứ.
Văn hoá Việt Nam là tất cả những gì thể hiện sự hiện hữu của người Việt trên mảnh đất chúng ta đang sinh sống. Do đó ngôn ngữ, diện mạo, phong tục, tập quán không thể nhất  đán để bị đồng hoá với các đặc trưng văn hóa của các sắc dân khác.
Chúng ta đã: “Vượt biển trèo non, lên ghềnh xuống thác, đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương tuyết, trải qua biết bao nhiêu là nguy hiểm mới có cảnh tượng ngày nay”. Chúng ta đang làm lại cuộc đời với một sức sống mãnh-liệt và kiên trì, không hề e ngại gian khổ với hai bàn tay trắng và một khối óc năm liệu bảy lo: Lo cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng VN hải ngoại và cho Quê Hương:
“Quê ta chốn ấy giờ tang thương lắm
Mãnh đất ưu-phiền hai chữ nắng mưa” (Đ. Đ. Hải)
Chúng ta đã nhập cuộc thế thì không thể uỷ mị hay bi quan chán chường không phải lẽ vì trời hành đạo cốt giúp người tự lực, tự cường chứ không giúp người biếng nhác,  nhụt chí tiến thủ.
“Thiên hành đạo dĩ tự cường bất túc
Cố tài giả bời chi, khuynh giả phúc chí” ( Kinh Dịch)
Hãnh diện về Thánh Giống- Phù Đổng Thiên Vương –  không phải là ca ngợi hình ảnh Thần-Đồng và Ngựa sắt mả đó là biểu tượng quật khởi oai hùng nhằm trả thù cái thực tại đắng cay của một dân tộc thường bị Bắc phương trấn áp.
Ngày nay hình ảnh hào hùng đó vẫn còn sống mãi trong tâm khảm của mọi người. Dù chúng ta phải tha hương, sống nhờ, ở đậu, học nhờ, viết mướn, nhưng “Tứ Hải Giai Huynh Đệ” bốn bể đều là Anh Em, không nên quá tự tôn về nguồn gốc dân tộc mà cũng chẳng tự ti, khắc khoải về thân phận tha hương của kiếp sống lưu đày.
Hoa-Kỳ và các quốc gia tự do tiền tiến khác là quê-hương quốc tế của những người có ý chí tự do, ý chí tự tồn, và ý chí bá chủ di dân đến sinh cơ lập nghiệp và tạo nên những quốc gia hùng mạnh. Người Việt chúng ta đang dõng dạc đường hoàng xây dựng lại cuộc đời trong tinh thần tương thân tương ái.
Người là loài thọ sinh có tinh thần xã hội thể hiện qua nhu cầu bẩm sinh: Nhu cầu Kết Hợp. Kết hợp là nhu cầu thiết yếu trong công tác xây dựng Cộng-Đồng VN hải ngoại trong tinh thần hoà hợp đúng với thái độ của Quân Tử “Hoà Nhi Bất Đồng”.
Bất đồng là lẽ đương nhiên vì “Bá nhân bá tánh” tuỳ hoàn cảnh gia đình, xã hội, giáo dục, môi trường sinh sống mà có thể mỗi cá nhân có một nhân sinh-quan và vũ trụ quan riêng biệt. Cách xử thế và giải quyết vấn đề khác nhau dù cùng chung mục đích hay đường nào cũng đến La-Mã.
Xã hội dân chủ khác với độc tài vì trong xã hội dân chủ không có sự đồng-nhất về tư-tưởng. Tuy nhiên, tôn trọng quan điểm khác biệt hay dị đồng không có nghiã là mạnh ai nấy làm vì như thế sẽ tạo nên sự hỗn loạn.
Tôn trọng quan điểm dị, đồng nhằm mục-đích tạo nên sự giao thoa tư tưởng thể hiện qua sự phát biểu ý kiến và tranh-luận trong tiến trình kiến tạo một phương thức, một giải pháp hợp lý. Hợp lý ở đây có nghĩa là không tìm ra lý lẽ nào hay hơn nữa trong một hoàn cảnh nào đó thuận theo ý kiến chung của mọi người mà thiểu số bất đồng vẫn phải tuân phục đa số.
Chính nguyên tắc tôn trọng “Ý Chí Chung” (The will of the majority) điều hướng sinh hoạt của xã hội dân chủ. Do đó cái thái độ “Được làm vua thua làm giặc” chẳng những lỗi thời mà còn chứng tỏ trình độ thiếu trưởng thành trong sinh hoạt dân chủ.
Vì thế, khi lao mình vào sinh hoạt xã hội nhất là những Cộng Đồng có tinh thần dân chủ tiến bộ như các Cộng Đồng VN, các nguyên tắc điều hướng phải được tôn trọng để tránh hành động lệch lạc như “Đánh bạc thua thì đòi tiền lại, bầu bán thất cử thì quay ra phản đối” sinh ra xung khắc, làm cho cộng đồng chia năm xẻ bảy,  thất lợi cho tình đoàn kết, thống nhất của khối Việt tự do, đi ngược lại nguyên tắc dân chủ.
Trong xã hội dân chủ không ai có quyền khống chế người khác, nhưng một khi đã nhập cuộc sinh hoạt chung thì phải tôn trọng các nguyên tắc sơ đẳng của trò chơi dân chủ dưa trên TINH THẦN TỰ CHẾ NGỰ. Tự chế không phải là mỗi người tự tiện làm theo ý thích của mình mà phải thực hiện nguyện vọng của mình theo nguyên tắc chung đã thoả thuận qua điều lệ, nội quy, dù những gì đã thoả thuận có thể giảm bớt phần nào quyền lợi riêng tư của mình. Montesquieu, một triết gia chính trị Pháp, đã thế hiện quan niệm căn bản này qua cuốn Vạn Pháp Tinh Lý (Esprit des Lois) như sau:
“Si un citoyen pouvait faire cequ’il veut, il n’aurait plus de liberté, parce que les autres auraient tout de même ce pouvoir”.
Ai cũng muốn làm theo ý mình, và mọi người cũng hành động như vậy thì xã hội sẽ rối loạn và dĩ nhiên không còn tự do nữa. Do đó xã hội dân chủ được kiến tạo bởi những người có tinh thần tự chế và hy sinh phần nào quyền lợi riêng tư cho đại cuộc.
Bên phương trời Đông, Khuất Nguyên cũng bày tỏ quan điểm:
“Gặp trường hợp phải cân nhắc giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cuả quốc gia dân tộc thì người quân tử phải hy sinh quyền lợi cá-nhân để phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc.”
Cũng chính vì tinh thần tôn trọng đại nghĩa mà biết bao vị anh hùng liệt nữ đã hiến thân để bảo vệ Quốc Gia Dân Tộc. John Locke cũng đã viết về tinh thần tự chế ngự trong tác phẩm Luận về Chính Quyền Dân Sự (On Civil Government).
Men had once lived unrelated lives in a state of nature. At a certain stage of development, they entered into a SOCIAL CONTRACT with one another, thereby creating both a Society and a Government. By terms of the contract, each individual surrendered part of his natural rights and in return received protection and other advantages of organized government… What is right or wrong being determined by the WILL OF THE MAJORITY”.
Như thế chúng ta nhận thấy, tự cổ trong trạng thái thiên nhiên, con người sống rời rạc, vô tổ chức nhưng đến một giai trình tiến triển nào đó con người đã biết ngồi lại với nhau để đạt đến sự kết ước gọi là XÃ ƯỚC ( Social contract) nhằm xây dựng xã hội và chính quyền.
Khi kết ước như vậy con người đã trao một phần quyền hạn của mình cho Cộng Đồng, xã hội, hay nói khác đi đã tự chế ngự bớt quyền thiên nhiên của mình để hoà đồng vào đời sống xã hội và để đổi lấy sự an toàn và các phúc lợi khác do Cộng Đồng Xã hội cung ứng.
Điểm căn bản là ý chí của đa số tạo nên Ý CHÍ CHUNG (The will of the Majority) chỉ đạo hành động của mỗi cá nhân phù hợp với nguyện vọng của đa số.
Ý chí chung sẽ quyết định hành vi cá nhân đúng hay sai theo tiêu chuẩn do đa số qua luật pháp chi phối sự điều hành guồng máy quốc gia và hành vi của mỗi công dân.
Các quốc gia dân chủ đã dựa trên nguyên tắc căn bản này để soạn thảo các bản Hiến Pháp như Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp Canada, Pháp… v.v… Quyền hạn của chính quyền đều Do Dân, Cho Dân và Bởi Dân, thể hiện ý chí chung qua các cuộc bầu cử tự do theo nguyên tắc dân chủ….
Bằng vào những nhận định thiết thực và những nguyên tắc căn bản chúng ta đang “dõng dạc đường hoàng” trên con đường xây dựng lại cơ chế dân chủ cho các Cộng Đồng Việt Nam nơi miền xa đất lạ này trong tinh thần nhường nhịn, lá lành đùm lá rách, chung lưng đấu cật, kết chặt thân tình và kết tinh chí-hướng với thái độ tương kính và học hỏi lẫn nhau vì người nào cũng có điều hay đáng cho mình học hỏi.
 Không ai toàn mỹ, toàn thiện mà cũng không ai sống thừa. Mọi người được Tạo hóa ban cho sự sống đều có thân phận đáng kính. Tương kính lẫn nhau là bước đầu trên ngưỡng cửa xây dựng tình huynh đệ đại đồng. Tương kính sẽ mang lại sự hoà thuận, hoà thuận sẽ mang lại sự thành tâm, có thành tâm, mới có chánh ý, có chánh ý sẽ biết phục thiện học hỏi lẫn nhau bồi ưu bổ khuyết.
Người phục thiện không cố chấp, không thiên vị, biết nghe điều phải. Biết nghe điều phải tránh được xung khắc đưa đến tinh thần xây dựng. Khi tạo được tinh thần xây dựng thì ngôn sẽ thuận, ngôn thuận làm cho danh được chánh và khi đó sự ắt sẽ thành. Câu nói “ Danh Chánh, ngôn thuận, sự thành” rất hữu lý dù đôi khi, “danh chánh và ngôn thuận” có thể hoán vị tuỳ hoàn cảnh.
Trong tinh thần đó, khối người Việt cư ngụ tại hải ngoại tại nhều quốc gia tự do, mỗi nơi tùy hoàn cảnh điạ,  nên củng cố thống nhất cơ cấu tổ chức, hợp quần gây sức mạnh.
Có tổ chức hoàn bị mới có đủ khả năng thực hiện các chương trình, kế họach để trực tiếp hay gián tiếp góp phấn xây dựng hạnh phúc, tạo sự an sinh, trong ấm ngài êm cho các cộng đồng người Việt hải ngoại,  giúp đống hương thoã mãn những nhu câu căn bản :
(1)    Nhu cầu sinh vật lý (physiological needs) như những nhu cầu vật chất căn bản, cơm ăn, nước uống, nhà ở…
(2)    Nhu cầu an sinh (safety needs), sống an vui không sợ bị bố ráp, đe doạ, kỳ thị
(3)    Nhu cầu hội nhập (belonging needs), sống thành đoàn thể, người là sinh vật xã hội (être social) sống thành tập thể để hổ trợ nhau về cả tinh thần lẫn vật chất, chia vui, sẽ  buồn, không thích sống lẻ loi cô quạnh…
(4)    Nhu cầu được tôn trọng, tự tín (self- esteem) không ai sống bình an khi bị người khác chê cười, mọi người đều có nhu cầu được kính trọng nên cần sự tương kính và như cầu thứ
(5)    Nhu cầu thành đạt được những gì mình mong ước hay nhu cầu thực hiện được lý tưởng của mình (self- actualization). (Maslow).
Sống thành cộng đồng xã hội, chúng ta giúp nhau thoã mãn các nhu cầu căn bản liên quan đến các vấn đề nhân sinh: Văn hoá, xã hội kinh tế, chính trị …làm cho cuộc sống được vui tươi, thi vị, yêu đời và sống xứng đáng với nhân phẩm và thăng tiến hạnh phúc chung cho nhân quần xã hội.
Phần II
Cộng Đồng Xã Hội và Sinh hoạt Chính Trị
Chúng ta đang sống trong chính thể tự do, dân chủ và hưởng dụng đầy đủ các quyền tự do căn bản. Cũng nhờ được hưởng quyền tự do lập hội,  tự do ngôn luận mà người Việt ly hương thành lập hằng ngàn hiệp hôị tại các nước tự do mà không bị “công an” bố ráp, kiểm soát miễn là sự sinh họat không vi phạm trật tự công cộng, hay chủ trương khuynh đảo chính quyền.
Mặc dù mục tiêu là sinh họat ái hữu, xã hội nhưng chúng ta quyết không e ngại về các hoạt động liên quan đến việc bày tỏ lập trường quốc gia. Nếu có chủ trương không đem chủ trương chính trị của các chính đảng vào sinh hoạt đoàn thể xã hội cũng chẵng qua chỉ nhằm mục đích để bảo toàn sự hiệp nhất trong sinh họat xã hội hằng ngày. Vì nếu dùng hội ái hữu, cộng đồng làm địa bàn họat động cho các đoàn thể chính trị, hội viên có thể bị phân hóa hoặc bị dằng co giữa những chủ trương, đường lối khác nhau của các chính đảng. Ví dụ đảng Cộng Hoà và đảng Dân Chủ, tuy cùng chủ đích phục vụ quyền lợi chung của quốc gia Hoa Kỳ nhưng mỗi đảng có những chính sách khác nhau về các vấn đề nội chính như quốc phòng, an sinh, giáo dục, kinh tế, thuế khóa …và chính sách ngoại giao.
Tại các tiểu bang Hoa Kỳ, các Cộng Đồng, các hội aí hữu, xã hội, thiện nguyện thường lập theo luật Hiệp Hội Bất Vụ Lợi ( Not for profit organization-NPO) và muốn được hưởng quy chế Miễn Thuế Liên Bang ( IRC. S. 503(c) (3), hội bất vụ lợi phải hội đủ một số điều kiện trong đó điều kiện không được dùng quỷ của hội để taì trợ các sinh họat chính trị.
Khi nói đến hoạt động chính trị theo mục đích của Sở Thuế Liên Bang (IRS) nên được hiểu là không được dùng ngân quỷ (được miễn thuế) để vận động cho các ứng cử viên của các đoàn thể chính trị ra tranh cử; không được phân phối lợi nhuận cho hội viên; quỷ chỉ được dùng vào các công tác nhân đạo, xã hội, tôn giáo, giáo dục, khoa học theo chủ đích của hội. Mục đích tránh sự thiên vị giữa các ứng cử viên hoặc gây ảnh hưởng bất chính trái với chính sách chung (undue influence against public policy).
Tuy nhiên, không phải nhất cử nhất động đều bị cấm đoán. Nếu các cộng đồng, hội ái hữu, xã hội tổ chức một buổi tranh luận giữa các ứng cử viên góp phần giáo dục cử tri (voter education) hay vận động cho nhân quyền, tự do, dân chủ thì lại một hành vi đáng khích lệ và quy chế bất vụ lợi không bị phương hại miễn là sự đóng góp không chiếm phần lớn ngân sách.  Nói khác đi, luật ngăn ngừa những hành vi thiên vị, phe phái chứ không ngăn cản các hành vi nhân đạo, giáo dục vì công ích.
 
Cũng vậy, bày tỏ thái độ tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền không phải là một hành vi thiên vị phe phái mà là  hành động đáng khích lệ  vì công ích nhằm ” Establish Justice, inure domestic Tranquility, provide for the common defense, promote the general Welfare, and secure the Blessings of Liberty to ourselves and our Posterity ” Thiết lập công lý, nội an, quốc phòng, an sinh, và bảo toàn Hồng ân được sống trong Tự do cho chúng ta và cho các thế hệ mai hậu.
 
 Phải chăng đó cũng là ước vọng mà chúng ta cưu mang trong hoài bảo:  Mong sao cho quê hương được an bình, thịnh trị, đồng bào và các thế hệ mai hậu được sống trong tự do và hạnh phúcSự bày tỏ lập trường quốc gia, không đồng loã với độc tài dưới bất cứ hình thức nào, tức là gián tiếp ưu tư cho hạnh phúc đồng bào, là một việc làm vì nhân nghĩa trong tinh thần  “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” nói lên tâm hồn cao thượng của người Việt cao quý.  “Dù hận nước chưa trả xong, đầu đã bạc, nhưng gươm mài bóng nguyệt đã bao ngày “. Vì hạnh phúc chân chính chỉ đến với chúng ta khi naò chúng ta nhìn thấy đồng bào quốc nội được sống trong hạnh phúc.
Hiến pháp VNCH đặt CS ra ngoài vòng pháp luật. Hoạt động cho CS bị cấm đoán dưới mọi hình thức.  Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm các quyền tự do căn bản của con người, do đó mặc nhiên cấm đoán những hành vi xét ra vi phạm hay cản trở sự thực hiện các quyền tự do hiến định chẵng những cho công dân Hoa Kỳ mà triết lý hành động nầy còn hướng dẫn, chỉ đaọ hoạt động của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Trong suốt 100 năm sau ngày ban hành bản Tuyên Ngôn Cộng sản Quốc Tế (1848-1948), phong trào CSQT đã bành trướng qua các liên minh ( Communist Comintern):  Phong trào Đệ nhất (1864-1876), Đệ nhị ( 1889-1918), Đệ tam ( 1919-1943) và Đệ tứ Quốc Tế (1938-1953) nhằm lật đổ chính quyền tư bản, lấy giải thóat giai cấp vô sản làm cứu cánh và kỳ vọng đạo binh vô sản thế giới kết hợp để tiêu diệt  tư bản vì lịch sử thế giới là lịch sử của giai cấp đấu tranh, biểu tượng là cuộc cách mạng vô sản tháng 10, 1917 lật đổ triều đại Nga Hoàng Tsar Nicolas II.. Tại Trung hoa, Mao Trạch Đông đã thôn tính Trung hoa luc điạ năm 1949 và Tưởng Giới Thạch phải di tản ra đảo Đài Loan .
 Trước sự bành trướng nhanh chóng của chủ nghĩa CS quốc tế, Hoa Kỳ đã gia tăng guồng máy an ninh quốc nội và tình báo quốc ngoại, ban hành và tu chính nhiều đạo luật ngăn ngừa phá rối trị an. Từ năm 1798 Hoa Kỳ đã ban hành luật Alien and Sedition Act ngăn ngừa và trừng trị cuồng ngôn nhằm làm mất uy tín chính quyền địa phương và trung ương… Năm 1917, Hoa Kỳ ban hành luật Espionage Act, đồng thời với cuộc cách mạng vô sản taị Nga sô. Năm 1901, Tổng thống William Mc Kingley bị các phân tử chủ trương vô chính phủ ám sát.  Tiểu bang New York ban hành luật ngăn ngừa tội phạm ám sát vì lý do chính trị và âm mưu lật đổ chính phủ … Năm 1919 Schenck, đảng viên CS, đã bị kết án vi phạm luật Espionage Act 1917 vì sách động thanh niên phản đối chiến tranh và cản trở vấn đề tuyển mộ binh sĩ. Năm 1919 tại Ohio, Debs, một thủ lãnh CS, đã đọc diễn văn trước 1200 khán giả nhằm xách động chống chiến tranh, xúi dục thanh niên bất tuân lệnh nhập ngũ, đã bị kết án trên 10 năm. Năm 1927 tại California, Whitney, đảng viên CS, bị kết  án vi phạm luật Criminal Syndicalism Act, tổ chức phá hoại, dùng bạo lực làm phương tiện lật đổ chính quyền hợp pháp…. Năm 1951, chiếu luật Smith Act, 11 lãnh tụ CS đã bị kết án vì chủ trương bạo hành, lật đổ chính phủ …
Taị nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Quốc hội đã ban hành luật trừng trị các hành động phá rối trị an, lật đổ chính phủ. Các luật lệ cấp Liên bang cũng như cấp Tiểu bang hiện nay vẫn còn có hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phá rối trị an, lợi dụng tự do ngôn luận tuyên truyền xuyên tạc, sách động quần chúng tạo nguy cơ cho nền an ninh quốc nội đi ngược lại truyền thống tôn trong tự do dân chủ và bảo vệ công lý cho toàn dân.
Muốn trở thành công dân Hoa Kỳ, mỗi người đều phải tuyên hứa trung thành với lý tưởng tư do và bảo vệ công lý cho tha nhân “I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands, one Nation under God, indivisible, with liberty and justice for all”.
Mặc dù hiện nay Hoa Kỳ giao thương với các nước Cộng sản, nhưng các chính quyền độc tài vẫn đối nghịch với thế giới tự do, chứ không có nghĩa bang giao tức là xoá bỏ làn ranh Quốc Cộng.
 Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ về luật tiểu bang đối với chủ nghĩa Cộng sản, nhân viết về vụ William Joiner Center thuộc Trường Đaị Học Massachusetts tại Boston, tiểu bang Massachusetts, thuê hai cán bộ CSVN tham gia vào công tác viết về lịch sử ngươì Việt tỵ nạn hải ngoại mà trong suốt hai năm nay từ tháng 1/2000 đến  tháng 3/ 2002, chúng ta đã nổ lực  tranh luận với Đaị học Mass tại Boston hầu điêù chỉnh hành động vi phạm luật lệ của Đại học Mass. 
Luật của tiểu bang Massachusetts, định nghĩa các tổ chức khuynh đảo là những tổ chức có mục đích chung nhằm lật đổ chính quyền hợp pháp bằng phương pháp bạo động hay các phương thức bất hợp pháp khác. Đảng Cộng sản là đảng có mục đích khuynh đảo, do đó đảng Cộng sản là đảng không được luật Massachusetts cộng nhân
Tổng trưởng Tư pháp có nhiệm vụ điều tra và truy tố các tổ chức khuynh đảo. Đảng viên các tổ chức khuynh đảo thường bị truy tố về tội hình sự, không được ứng cử vào các chức vụ công cử, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tại các cơ quan công quyền, không được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, và bị cấm hành nghề trong một số ngành dịch vụ, không được nhập tịch v.v…
Luật Massachusetts, Chương264, Điều16 ấn định “…Subversive organizations …mean any form of association…whether  incorporated or otherwise for the common purpose  of advocating, advising, counseling or inciting the overthrow by force or violence or by any unlawful means, of the government of the Commonwealth or of the United States “. Điều16 A “The Communist Party is hereby declared to be a subversive organization. Điêù17 “A subversive organization is hereby declared to be unlawful. Điều18 “The attorney general shall bring an action … against any organization which has reasonable cause to believe is a subversive organization”. Điều19 ” Any person who becomes or remains a member of any organization knowing to be a subversive organization shall be punished by imprisonment in the state prison for not more than three years ….”. Điều20 ” No person who has been convicted of a violation of the provisions … of section nineteen … shall be eligible to … employment … in any public or private institution…The attorney shall have jurisdiction in equity to restrain and enjoin any such person from   performing such duties.”
Ông Kevin Bowen, giám đốc WJC đã công nhận Hoàng Ngọc Hiến là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Về tư tưởng định hướng văn học, Hoàng Ngọc Hiến viết trong cuốn sách về văn chương và văn học như sau
” Cứ như Hồ chủ tịch trình bày về mục đích viết của mình  thì mục tiêu của nghệ sĩ cách mạng trước hết phải hướng về sự cải tạo cách mạng xã hội, mục tiêu đó phải trở thành nguyện vọng thiết tha, ham muốn tột bực của người nghệ sĩ ” (Văn học và Học văn trang 9) (Based on President Ho’s purpose of writing, the objective of a revolutionary writer is first of all to aim at creating a revolutionary society, this purpose shall become a passionate aspiration, an absolute desire of the writer …..)
Vụ kiện Trung tâm William Joiner Center là một việc làm để bảo vệ chính nghĩa mà các đoàn thể nên bày tỏ thái độ, nói lên tiếng nói chung của người Việt hải ngọai.
Các cộng đồng,các đoàn thể xã hội, văn hoá, ái hữu  cũng là những hiệp hội bất vụ lợi được hình thành để phục vụ phúc lợi chung của quý vị đồng hương về các khía cạnh văn hoá, an sinh, xã hội, kinh tế và bày tỏ thái độ chính trị quốc gia, phù hợp với chủ trương, đường lối chung trong vấn đề tranh đấu cho lý tưởng tự do, dân chủ, công lý và nhân quyền  cho nhân loại nói chung và cho Việt Nam nói riêng.
Các đoàn thể xã hội, ái hữu, cộng đồng đã và đang trở thành môi trường kết nạp mọi khuynh hướng trong mặt trận chống kẻ thù chung của dân tộc từ những cuộc tranh đấu cho vấn đề đoàn tụ gia đình, cứu người vượt biển, chống âm mưu vĩ nhân hóa Hồ Chí Minh, đến đòi hỏi phóng thích tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị qua các giai đọạn lịch sử suốt 1975 đến nay…
Các đoàn thể, cộng đồng VN hải ngoại đang thực hiện vai trò lịch sử vận động quốc tế, tranh đấu cho nhân quyền, phủ nhận giá trị của các hiệp định bán đất và lãnh hải cho Trung Cộng của chính quyền Hà Nội với hàng trăm cuộc biểu dương lực lương, hoằng dương chính nghĩa quốc gia khắp năm châu bốn bể vì đâu đâu cũng in hình hình dấu vết của con cháu Lạc Hồng.
Sự tranh đấu của các đoàn thể, cộng đồng và người Việt tỵ nan CS là do lòng nhân đạo thôi thúc “Việc nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo “trong tinh thần” lấy nhân nghiã thắng hùng tàn. Đem chí nhân thay cường bạo” chứ không thề phân thây, uống máu quân thù như chủ trương bạo hành của Cộng sản.
Với ý chí phấn đấu can trường và không hề mỏi mệt, người Việt hải ngọai, dù thuộc đoàn thể ái hữu, xã hội, tôn giáo, cộng đồng hay chính trị, vẫn phục vụ Quốc Gia Việt Nam trong tinh thần “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Muốn Cộng đồng hải ngoại được thái bình thạnh vượng, trong ấm ngoài êm, những người tự nguyện tham gia sinh hoạt ái hữu, xã hội, cộng đồng phải sinh hoạt với tinh thần phục vụ phúc lợi chung (common good) hay với “tinh thần cộng đồng” (community minded) . Nếu xem đoàn thể xã hội, công đồng là môi trường hay địa bàn hoạt động cho các khuynh hướng chính trị cục bộ (partisan minded) thì các đoàn thể ái hữu, xã hội, cộng đồng rất dễ rơi vào tình trạng phân hóa.
 Ước mong mọi người Việt quốc gia luôn luôn đoàn kết một lòng, tỏ rõ lập trường tôn trọng lý tưởng tự do, dân chủ, đồng thời nổ lực xây dựng cộng đồng Việt Nam hải ngoại được hưng thịnh, một mặt đóng góp vào sự phát triển các quốc gia nơi chúng ta đang cư ngụ, mặt khác tạo cộng đồng Việt Nam hải ngoại thành hậu phương vững mạnh để hổ trợ quốc nội. Nhờ đó đại nghiệp cứu quốc của người Việt ly hương thoát khỏi ách độc tài đảng trị, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào quốc nội ắt hẵn sẽ chóng được viên thành.        
Phần III
Cộng Đồng Tiểu Bang và Liên Bang ( sẽ gởi tiếp )
 
TXT