Categories
Uncategorized

Ca sĩ Hoàng Oanh


Ca sĩ Hoàng Oanh

Nữ danh ca đình đám một thời quyết không hát vũ trường, phòng trà dù được săn đón nồng nhiệt

Danh ca Hoàng Oanh được đánh giá là 1 trong 10 nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trước năm 1975.

Danh ca Hoàng Oanh (tên thật là Huỳnh Kim Chi) sinh năm 1946 tại Mỹ Tho nhưng lớn lên tại Sài Gòn. Bà được cha dạy hát khi mới 5 tuổi. Đến năm 8 tuổi, bà lần đầu biểu diễn trên sân khấu ở Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc “Hương lúa miền Nam” và “Có một đàn chim”.

Nghệ danh Hoàng Oanh được chính người cha đặt năm 1958 khi bà gia nhập ban thiếu nhi của nhạc sĩ Lê Đô. Ông đã lấy câu hát “Chờ tin thư chim hoàng oanh đưa/ Còn xa bay trong áng sương mờ” trong bài “Bản đàn xuân” của nhạc sĩ Lê Thương để đặt nghệ danh cho bà.

Nhờ giọng hát trời phú, kỹ thuật điêu liệu, Hoàng Oanh được công chúng mến mộ ngay trong những năm đầu đi hát. Bà liên tục được mời thu âm và biểu diễn. Ở thời hoàng kim, danh ca Hoàng Oanh ngự trị trên hầu khắp các sóng phát thanh và truyền hình. Bà chính là ca sĩ được mời thu âm nhiều nhất, với hơn 200 đĩa nhạc tính đến năm 1975, tại nhiều hãng đĩa khác nhau.

Điều đặc biệt là trong sự nghiệp của mình, Hoàng Oanh không biểu diễn tại các vũ trường và phòng trà, dù thời ấy đa phần nghệ sĩ đều làm điều này. Bà từng giải thích điều này như sau: “Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi”. Dù sớm nổi tiếng, nhưng bà vẫn tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, sau đó mới dành toàn bộ sự nghiệp cho âm nhạc.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã từng so sánh Hoàng Oanh với Chế Linh để lột tả sự cao đẹp trong nhân cách của bà. Ông nói: “Hoàng Oanh thật là một con người trung hậu, nghĩa là cô nghĩ đến mình và cả đến người khác. Thêm một yếu tố quan trọng nữa là những cuộn băng, những đĩa hát, những CD, một khi cô đã phát hành cô đều lưu giữ lại và gìn giữ cẩn thận như đó là những đứa con tinh thần của cô.

Trong khi đó, ca sĩ Chế Linh thì lại khác, cuốn băng nào đã phát hành, những bài bản nào đã hát anh đều quên bẵng đi, giống như kiểu bán tiếng hát lời ca để làm thương mại mà trung tâm băng nhạc nào mời anh và khi “tiền đã trao và cháo đã múc” là anh vội quên ngay”.

Không chỉ Bolero, Hoàng Oanh còn nổi bật ở tài năng đa dạng, khi hát được dân ca của tất cả các vùng miền đất nước, từ Bắc tới Nam. Ngoài ra, bà còn có giọng ngâm thơ thần sầu, đong đầy cảm xúc.

Chuyện tình đẹp của hai người nghệ sĩ

Về chuyện tình cảm, nữ danh ca lên xe hoa với nhạc sĩ Mai Châu vào năm 1972. Họ đã có một chuyện tình rất đẹp trước khi cưới 9 năm. Theo lời kể của nhạc sĩ Mai Châu, ông gặp nữ danh ca Hoàng Oanh lần đầu vào năm 1963, khi ông mới 18 tuổi và bà mới 17 tuổi. Thời điểm ấy, vì quá ái mộ người ca sĩ trẻ nên ông đã gửi thư cho Hoàng Oanh để bày tỏ nỗi lòng. Sau khi kết hôn, nữ danh ca và ông xã sống thuận hòa cho đến ngày nay, với một cuộc hôn nhân được nhiều người ngưỡng mộ.

Hoàng Oanh cùng chồng tới Mỹ định cư vào năm 1975. Ban đầu, bà sinh sống tại một thành phố gần New York, tiểu bang New Jersey, nhưng sau đó bà chuyển về tiểu bang California. Bà mở trung tâm ca nhạc và dành nhiều tâm huyết trong việc bảo tồn văn hóa cổ truyền, nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt.

Theo Dân Việt.vn

Categories
Uncategorized

NGẪM SỰ ĐỜI


38e8b8c400000578-0-image-a-18_1475170179112

NGẪM SỰ ĐỜI

– Xúc động trước bức thư của một cụ bà ở viện dưỡng lão: Đừng bao giờ quên hai chữ “gia đình” ngay cả khi về già!!!

– Năm nay tôi 82 tuổi, tôi có 4 người con, 11 đứa cháu, và 2 chắt, hiện tại thì tôi đang sống trong một căn phòng rộng chừng 12m vuông..Bây giờ nhà cửa không còn, những thứ xa hoa phù phiếm cũng không có, bù lại tôi được chăm sóc tận tình từ A đến Z; có người lo dọn dẹp phòng, chăn drap gối nệm sạch sẽ, cơm nước được lo tận nơi, mỗi ngày được đo huyết áp và cân đo thường xuyên, nói chung tôi không làm gì cả, mỗi giờ trôi đi là sự hưởng thụ trong tuổi già.
Tôi rất nhớ! Nhớ tiếng cười đùa của lũ cháu, tôi không còn thấy chúng lớn tiếng cãi vã rồi vật nhau. Không còn được là trọng tài để phán xử đứa nào đúng, đứa nào sai. Nhớ chúng nhiều lắm. Tôi thèm được trở về nơi chốn cũ để tận hưởng không gian ấm áp của một thứ gọi là gia đình…
Bây giờ các con tôi, có đứa thì cách 15 ngày đến thăm tôi một lần, có đứa thì ba bốn tháng mới thấy chúng một lần, và có đứa thì chưa thấy mặt nó một lần kể từ khi tôi đến ở Viện Dưỡng Lão này.
Tôi nhớ da diết căn bếp ấm cúng của tôi, nơi đó tôi đã làm đủ các loại bánh, mùi bánh nướng thơm ngậy vẫn còn lưu giữ trong tiềm thức của tôi. À, còn mảnh vườn sau nhà nữa, đào xới đất để trồng rau, trồng hoa cũng một tay tôi dù lúc đó tôi cũng không còn khoẻ. Giờ thì mất hết rồi!
Tôi có sở thích đọc sách, giờ vẫn luôn có cuốn sách bên mình nhưng tôi không đọc được vì mắt đã mờ…
Tôi không biết thời gian của tôi còn bao lâu nữa, còn bao lâu thì tôi cũng phải sống trong sự cô đơn và chờ đợi…
Ở căn phòng này xem như ngôi nhà cuối đời của mình, tôi cố gắng xua đuổi nỗi buồn trong sinh hoạt hằng ngày, tôi như một nhóm trưởng, tôi giúp những người tồi tệ hơn tôi trong giới hạn cho phép của tôi qua những mẫu chuyện vui trong sách, những lời an ủi cho họ và cho chính tôi. Chúng tôi hát cùng nhau một bài hát cũ, và hôm sau tôi biết được người bạn phòng bên đã ra đi mãi mãi…
Họ nói bây giờ tuổi thọ kéo dài hơn. Tại sao? Tôi phải sống trong nỗi cô đơn dài nữa ư?
Lấp đầy sự trống trải bằng cuốn Album hình mà tôi đem theo đến đây. Hình cưới ngày xưa của tôi, hình lúc tôi sanh đứa đầu đến đứa cuối, hình tôi cười sung sướng khi ẵm đứa cháu đầu lòng, rồi đứa chắt bụ bẫm bên bà già đã đầy nếp nhăn. Hình gia đình đầy đủ, hình lúc ông chồng già của tôi bỏ tôi đi mà về với Chúa. Và đó là tất cả!
Nếu được mơ ước thì tôi mong các con, cháu, chắc của tôi đừng bao giờ quên hai chữ “GIA ĐÌNH” ngay cả khi cha mẹ về già, các con nên xem đó là bổn phận phải chăm lo khi họ không tự lo được cho mình…
Tôi hy vọng các thế hệ tiếp theo sẽ hiểu rằng Gia Đình là một Đại Gia Đình gồm nhiều thế hệ, gọi là sóng sau dồn sóng trước, như một chu kỳ tuần hoàn vì ai rồi cũng đến “sanh lão bệnh tử”…
Các con hãy chăm lo tốt cho cha mẹ khi họ về già…cũng giống như khi họ còn trẻ lo cho các con là chúng ta vậy…

Nguồn : sưu tầm

Categories
Uncategorized

HAI THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM : VŨ HOÀNG CHƯƠNG & ĐINH HÙNG !


Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương

(Theo : nhà thơ Tô Kiều Ngân – Văn học Sài Gòn Xưa, 2005).

Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là hai nhà thơ nổi tiếng của nền văn chương Việt Nam, nhưng buồn thay cả hai ông không ai có được cho riêng mình và gia dình một mái nhà : Suốt cuộc đời họ chỉ ở nhà thuê.

Vào năm 1954, khi từ miền Bắc di cư vào Sàigòn, hai anh thuê một căn nhà lợp tôn, vách ván tại xóm Hòa Hưng. Vũ Hoàng Chương cùng vợ ở trên gác, dưới nhà là tổ ấm của gia đình Đinh Hùng.
Vũ Hoàng Chương lấy chị ruột Đinh Hùng là bà Đinh Thị Thục Oanh, nên hai nhà sống chung với nhau trong bước đầu nơi miền Nam xa lạ, là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên thực tế lại rất… khó sống. Quen với cảnh “miếu nguyệt, vườn sương”, “cách tường hoa ảnh động”, nay phải giam mình trong căn gác gỗ nóng hầm hập, hơi nóng từ mái tôn phả xuống như muốn luộc chín người, Vũ Hoàng Chương cảm thấy nguồn thơ đang bị nắng Sàigòn làm cho khô cạn.
Dưới nhà, Đinh Hùng cũng chẳng hơn gì,anh cũng cởi trần, vừa quạt, vừa nắm viết “Kỳ Nữ gò Ôn Khâu”, “Đao phủ thành Đại La” cho các nhật báo Sàigòn thời đó. Ngoài viết tiểu thuyết dài từng kỳ, anh còn vẽ tranh vui và giữ luôn mục “Đàn ngang cung” là mục thơ trào phúng ký tên Thần Đăng.
Vũ Hoàng Chương dạy học tại trường Văn Lang. Đinh Hùng viết báo và bình thơ tại Đài phát thanh. Cả hai kiếm tiền không đến nỗi chật vật nhưng lại đều không tậu được cho mình một mái ấm là vì họ trót dính đến “nàng tiên nâu” nên kiếm tiền bao nhiêu đều tan thành mây khói.
Để kiếm một chỗ ở thoải mái hơn, họ Đinh và họ Vũ tạm chia tay nhau, mỗi gia đình đi thuê một nơi ở khác. Tác giả “Thơ Say” dọn về chợ Vườn Chuối (đường Nguyễn Đình Chiểu bây giờ). Họ Đinh thì mướn một căn gác hẹp ở xóm lao động gần đường Frères Louis (trước 1975 là đường Võ Tánh, nay là Nguyễn Trãi). Xóm lao động này có ngõ dẫn ra đường Lê Lai. Con đường nằm bên cạnh ga xe lửa Sàigòn, hồi đó chưa lập thành công viên như bây giờ, quang cảnh còn rất vắng.
Chỗ ở mới cũng không hơn gì căn nhà ở xóm Hòa Hưng, chật hẹp, tối tăm, nóng bức. Mỗi lần xong việc ở đài phát thanh, Đinh Hùng thường rủ chúng tôi về nơi ở, không phải ở nhà anh mà là họp nhau tại một quán rượu ở gần nhà, đường Lê Lai. Đường này thường đêm vắng ngắt, có lần uống say, Đinh Hùng cao hứng mở cuộc thi… bò ra đường xem ai bò nhanh. Thế là Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Đinh Hùng, Thái Thủy, Hoàng Thư, Quách Đàm… hăng hái tham gia môn vận động chưa từng diễn ra ở bất cứ vận động trường nào ! Bò xong rồi nằm lăn ra đường, vừa đọc thơ, vừa cười.
Ít lâu sau, Đinh Hùng lại đổi nhà. Lần này anh thuê được một căn gác, nhà tường hẳn hoi, tại đường Trần Văn Thạch, gần chợ Tân Định, nay đổi tên là Nguyễn Hữu Cầu. Nhà lợp ngói lại ở mặt tiền nhưng vào nhà chẳng thấy bàn ghế gì, chỉ thấy một chiếc giường nằm chình ình ngay giữa nhà. Trên giường chất chồng đủ thứ : Mền gối, sách vở, ấm chén và có một thứ không thể thiếu đó là chiếc bàn đèn thuốc phiện. Đinh Hùng nằm lọt thỏm vào giữa “giang sơn” của anh, vừa “dìu hồn theo cánh khói” vừa tìm ý thơ.
Tác giả “Đường vào tình sử” có thói quen nằm mà viết. Anh nằm vắt chân chữ ngũ, đặt tập giấy lên đùi. Có lẽ lâu ngày nên quen, trong tư thế đó, chữ viết anh vẫn bay bướm, rõ ràng, không dập xóa, trang bản thảo nào cũng sạch sẽ, xinh đẹp. Khi cần đi đâu, họ Đinh lại vớ lấy chiếc sơ mi đã mặc bốn, năm hôm trước, rồi quàng bên ngoài là chiếc áo vét cũ, cà vạt đàng hoàng. Tắm ư, chỉ cần vào “toa-let” mở nước ở “la-va-bô”, nhúng đầu vào bồn nước rồi hất lên, chải xơ qua là xong. Trông Đinh Hùng lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề nhưng đừng ai ngồi quá gần anh, vì anh ít khi… tắm.
Vũ Hoàng Chương lại đổi nhà một lần nữa. Lần này anh mướn nhà ở đường Nguyễn Khắc Nhu, ở gần nhà Bình Nguyên Lộc. Tuy được đi dự Hội nghị Thi Ca quốc tế ở nước ngoài, có thơ dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiền kiếm được có thể mua một căn nhà bực trung nhưng họ Vũ vẫn đi ở nhà thuê. Vào các năm 1973 – 1975, vợ chồng anh được nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội mời về cho ở một căn gác tại toà biệt thự đồ sộ của bà ở đường Nguyễn Minh Chiếu ( nay là Nguyễn Trọng Tuyển).
Nói là cho ở nhưng họ Vũ phải trả tiền điện, tiền nước và tiền điện thoại. Anh đặt tên chỗ ở mới này là “Gác Mây”. Nơi đây, tôi và bạn bè đã có lần uống rượu với Vũ Hoàng Chương, nghe anh đọc thơ Tuy Lý Vương và phát hiện ra cái thôn Vỹ Dạ ở Huế đã đi vào thơ Hàn Mạc Tử không phải là Vỹ Dạ mà là Vỹ Dã (cánh đồng lau). Nhưng rồi Vũ Hoàng Chương cũng không an trú lại “Gác Mây” được bao lâu. Sàigòn sụp đổ, bạn bè cách mạng của chủ nhân Mộng Tuyết vào ra thăm bà tấp nập; có lẽ thấy sự hiện diện của Vũ Hoàng Chương ở tại nhà mình có sự không tiện nên bà đánh tiếng để họ Vũ dọn đi. Phải đi thôi nhưng phải đi đâu ? Thời buổi khó khăn, tiền đâu để đặt cọc, thuê nhà ? Anh đành dắt díu vợ con về tá túc tại căn nhà bé bằng bàn tay của bà quả phụ Đinh Hùng bên khu Khánh Hội.
Đinh Hùng ra đi vào tháng 8 năm 1967, trước Vũ Hoàng Chương. Anh mất vì bệnh ung thư tại bệnh viện Bình Dân, an táng tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Đám tang trọng thể. Thuở sinh thời, Đinh Hùng từng viết trong thơ:
Khi tôi chết các em về đấy nhé
Cảm tấm lòng tri ngộ với nhau xưa
Tay cầm hoa, xõa tóc đến bên mồ…
Điều mong ước đó, kỳ diệu thay lại biến thành hiện thực: Trong đám tang của anh người ta thấy có hai chục cô thiếu nữ mặc áo trắng, xõa tóc, tay cầm hoa lặng lẽ sắp hàng đi theo linh cửu. Họ đến bên mồ và lặng lẽ thả những bó hoa xuống lòng huyệt, ngậm ngùi tiễn đưa người thi sĩ. Hiện tượng này không do một sự sắp đặt mà do một cảm ứng tự nhiên.
Đinh Hùng mất rồi, vợ anh phải trả căn nhà ở gần chợ Tân Định lại cho chủ. Đang chưa biết ở đâu thì may thay, một vị tướng quân hồi đó, rất yêu thơ mà lại có chức quyền nên đã vận động cấp cho bà quả phụ Đinh Hùng một căn nhà ở khu Khánh Hội. Bà Đinh Hùng với con trai là Đinh Hoài Ngọc không thể ôm một căn nhà lớn để mà nhịn đói nên đã bán căn nhà đó đi rồi rút lui vào vùng sâu, vùng xa của bến Phạm Thế Hiển lúc đó còn đìu hiu lau lách, dựng một mái chòi để sống qua ngày. Chính nơi đây, Vũ Hoàng Chương đã cùng vợ con sống chui rúc những ngày cuối đời của anh trước khi “được” đưa đến ở một toà nhà to lớn, kiên cố, có lính gác ngày đêm, đó là… khám Chí Hòa !
Vũ Hoàng Chương bệnh hoạn, suy sụp rất nhanh nên ít lâu sau khi được thả ra, anh lặng lẽ ra đi. Đám tang anh cũng cử hành trong lặng lẽ, nghèo nàn, hiu hắt. Năm 1976, mọi người còn bận rộn với những vấn đề to lớn, đa số bạn bè và người hâm mộ anh kẻ đi tập trung cải tạo, kẻ đi nước ngòai, người còn lại thì do không biết tin anh chết nên đám tang anh chỉ thưa thớt dăm người đi đưa, trong đó có nhà thơ Bàng Bá Lân và Tôn Nữ Hỷ Khương.
Mười năm sau, 1986, mộ Vũ Hoàng Chương được cải táng về chôn tại nghĩa địa của chùa Giác Minh tại Gò Vấp. Suốt một đời lận đận vì nỗi không nhà, giờ đây hai con người tài hoa kia đã có một chỗ ở trang trọng, miên viễn đó là chỗ ngồi lâu bền trong văn học sử và điều an ủi lớn nhất là họ còn sống mãi trong tâm hồn những khách yêu thơ.
***
Đăng lại 2 bài thơ tiêu biểu nhất của 2 nhà thơ thiên tài của miền Nam:
* CÁNH CHIM DĨ VÃNG
Anh trở lại con đường lên núi biếc,
Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.
Những bông hoa còn có nửa linh hồn.
Những lá cỏ nghiêng vai tìm mộng ảo.
Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo!
Lạnh màu rêu, tảng đá nhớ chân đi.
Những cánh chim từ quá khứ bay về,
Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm.
Bài thơ nhỏ hôm xưa hồng nắng sớm,
Trên môi em, gió núi đã gieo vần.
Mùa hạ nào thơm mái tóc hoài xuân?
Hơi phấn thoảng còn ướp say hình bóng.
Giấc em ngủ, thơ anh về báo mộng,
Nhắn sao khuya soi lén nụ hôn đầu.
Ôi sườn non, mây lụa quấn vai nhau!
Mỗi bậc đá nâng cao từng ước vọng.
Em chuyển bước, trùng dương nào cuộn sóng
Dưới bàn chân? – Hồi hộp biển cây xanh.
Hương phất phơ chùm hoa mộng đầu cành,
Gò má thẹn một màu hồng hợp cẩn.
Hãy dừng lại hỡi mùa hoa hồng phấn!
Mấy hoàng hôn, mái tóc đã sang thu?
Chĩu hàng mi, lá úa rụng tình cờ,
Tờ thư lạnh, gió sương bay dòng chữ.
Thương tâm sự, mưa sa vành nón cũ,
Anh ngờ em mang cả núi non đi.
Hoa qua đầu, cánh bướm cũng vu quy,
Nhòa nắng xế, nụ cười mây khói tỏa.
Ai trao gửi lời thề trên xác lá,
Để vầng trăng tìm mãi dấu chân xưa?
Ngôi sao buồn lên đỉnh núi bơ vơ,
Cành trinh nữ, thu xanh màu tóc lạ.
Lời ước hẹn dư âm truyền vách đá,
Em vội đi, hờn giận tiếng non cao.
Em đi rồi! Then khóa cả chiêm bao,
Gầy vóc mộng, gói tròn manh áo nhớ.
Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu,
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ.
Anh trở gót, hương đưa về núi cũ,
Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề.
Nhắc làm chi? Còn nhắc nữa làm chi…!
( Đinh Hùng )
* PHUƠNG XA
Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng,
Xô về đông hay dạt tới phương đoài,
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng,
Lòng cô đơn cay đắng hoạ dần vơi.
Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh.
Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt,
Treo buồm cao cùng hát tiếng hò khoan.
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt,
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan.
( Vũ Hoàng Chương)
————–
Categories
Uncategorized

7500 NGÔI MỘ LÍNH VNCH ở Pleiku,Gia Lai. Bốn ngôi mộ của SQ/QLVNCH bị chết trong trại tù “cải tạo” vừa được phát hiện trong núi rừng Yên Bái, Bắc Việt.


Bốn ngôi mộ của SQ/QLVNCH bị chết trong trại tù “cải tạo” vừa được phát hiện trong núi rừng Yên Bái, Bắc Việt.

Các chi tiết được ghi trên mộ bia:

1/- Trần Đại Vĩnh

       sinh năm 1941 – chết năm 1977

       địa chỉ: Thành Nội Huế

2/-Nguyễn Ngô Thanh

       sinh năm 1933 – chết 1977

      địa chỉ: Cư Xá Bắc Hải – Quận 1 Sài gòn.

3/- Trần Liễu (Đại úy)

       sinh năm 1943 – chết năm 1976

4/- Lê Kỳ Sơn

       sinh năm 1932 – chết năm 1977

       địa chỉ: Đường Phan Kế Bính – Quận 1- 

        Sài gòn.

Xin theo dõi youtube phía dưới để thấy vị trí và tình trạng các ngôi mộ:

https://www.youtube.com/watch?v=ga6NGSjMJLU [youtube.com]

Cầu mong thân nhân nhận được tin

Xin chân thành biết ơn,

 PTAN
(cựu tù Yên Bái)

Categories
Uncategorized

VÌ SAO PHẢI THƯƠNG VỢ?


VÌ SAO PHẢI THƯƠNG VỢ?

86356463_2576619612611271_2516090136618336256_nBố bảo nhìn vào chiếc giường là biết cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc hay không. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đừng mang chăn gối ra sofa ngủ, cũng đừng quay lưng vào người vợ của con.

Hãy ôm cô ấy vào bờ vai và khuôn ngực nóng hổi của con. Tất cả sẽ qua đi, chỉ tình yêu còn lại.
Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời.
Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để hai vợ chồng hiểu, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu khi con cứ giữ trong lòng.
Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều, chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng ngay cả trong khi nóng giận nhất.
Bố bảo dù ở ngoài xã hội, con có là xe ôm, hay ông lớn, ông bé, thì về nhà con vẫn là trụ cột của gia đình. Vợ con có thể là người phụ nữ rất đảm đang, cô ấy có thể đóng đinh, sửa ống nước hay tháo quạt trần, nhưng con hãy làm việc đó, trừ khi con quá bận.
Nó vừa thể hiện sự công bằng, vừa thể hiện sự chia sẻ vợ chồng. Bố bảo sau khi kết hôn sẽ hơn một lần con cảm thấy hối hận, thậm chí có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ.
Mỗi lần như vậy con hãy nhớ rằng: Người bồ hiện tại yêu con mười phần, người vợ hiện tại cũng từng yêu con mười phần như thế. Nhưng khi bước vào hôn nhân, vai trò của phụ nữ càng trở nên phức tạp, ngoài tình yêu họ còn có cả trách nhiệm.
Vì vậy khi đã kết hôn, người ta sẽ không thể yêu con mười phần được nữa. Họ phải dành một phần trong số đó để yêu bố mẹ chồng, rồi lại một phần để yêu bố mẹ họ, còn thêm một phần nữa cho con cái. Và như thế, mười phần tình yêu khi bước qua hôn nhân chỉ còn lại bảy phần.
Bằng cách này hay cách khác, 3 phần con mất đi từ người vợ sẽ được nhận lại gấp đôi từ gia đình và con cái của con.
Và một lý do nữa, người bồ sẽ chỉ đem lại cho con hạnh phúc nhất thời, còn người vợ sẽ đem lại cho con hạnh phúc bền vững. Thật tuyệt vời phải không?
Bố bảo thời kỳ mang thai là khó khăn nhất đối với phụ nữ, là bởi vì muốn có được thiên thần thì phải qua thời gian khổ cực. Chính vợ con là người đã gánh vác sự khổ cực đó để đem lại niềm vui cho cả nhà. Thế nên đừng thở dài khi thấy vợ con chẳng còn được vẻ đẹp thời thiếu nữ, hay cũng đừng tức giận khi con nằm cạnh vợ mà chẳng thể làm gì.
Hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ, chắc sẽ thú vị lắm.
Bố bảo chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở, giống như bệnh tiền mãn kinh vậy. Thế nên con hãy là sợi dây kết nối họ, hai người phụ nữ yêu con nhất trên đời. Đừng để mẹ cảm thấy bà đã mất con trai, và vợ con cảm thấy chồng mình là người nhu nhược. Như thế mới là đàn ông chân chính.
Bố bảo rằng đừng tưởng người mẹ mới dạy dỗ được con. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời gian người mẹ mang thai thì người cha mới là người ảnh hưởng lớn nhất đến tình cảm và sự phát triển của trẻ. Con có thể không là người bố tuyệt vời nhất thế giới, nhưng hãy là người bố tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con.
Bố bảo “Phụ nữ là để yêu, không phải để hiểu”, nhưng nếu không hiểu, thì con chẳng thế yêu. Hãy hiểu họ bằng chính trái tim mộc mạc của con. Bố bảo “quá khứ là thứ đã qua, hiện tại mới là cuộc sống”. Nếu quá khứ của vợ con có lỗi lầm, đừng chấp nhặt,cũng đừng đay nghiến vì đồng ý lấy vợ là con đã chấp nhận tất cả những gì thuộc về cô ấy.
Hãy khoan dung và độ lượng. Dù không nói ra nhưng chắc chắn cô ấy sẽ yêu con đến suốt cuộc đời, một tình yêu bao gồm cả sự biết ơn và tôn trọng.
Và cuối cùng bố bảo, cuộc sống luôn thay đổi, hãy biết trân trọng từng ngày…từng ngày…
Sưu tầm

Categories
Uncategorized

KHI CÁC ĐÀI VOA, ĐÀI RFA KHÔNG CÒN LÀ LOA PHƯỜNG


KHI CÁC ĐÀI VOA, ĐÀI RFA KHÔNG CÒN LÀ LOA PHƯỜNG
LÃO MÓC

Dẫn nhập: Khi dịch cúm Tàu Vũ Hán COVID19 lây lan khắp thế giới, Tổng Thống Trump đã cáo buộc đài VOA tiếp tay cho Trung Cộng về việc đưa tin về Wuhan virus và thúc giục Thượng Viện Hoa Kỳ bổ nhiệm ông Michael Pack làm Giám Đốc đài VOA thay thế bà Amanda Bennet, phóng viên của tờ Wall Street Journal và là vợ của Donald Graham, chủ tịch Washington Post Company. Được biết bà này trước đây do cựu Tổng Thống Obama bổ nhiệm.
Như mọi người đều biết các đài RFA, đài VOA được tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ, tức là tiền thuế của người dân; nhưng lại có chủ trương “hoà hợp hòa giải với VC”. Đài RFA đã bị Nguyễn Thanh Túc tố cáo tiếp tay với băng đảng Việt Tân. Giám đốc Libbi Lu và Nguyễn Văn Khanh đã bị sa thải.
Đài VOA trước đây đã bị phản đối vì chủ trương phổ biến tin tức từ đài VOV của VC. Mới đây, đài này đã cố tình xuyên tạc “cuộc biểu tình chống trục xuất” ở Nam California.
Ngày 9 tháng 4 năm 2020 vừa qua, đài này đã bị Tòa Bạch Ốc nhận xét: “Giọng nói của nước Mỹ dành tiền của bạn để nói cho các chế độ độc quyền” (Xin coi phụ bản). Trước đó, đài này đã đăng tải bài viết của Phạm Phú Khải ở Úc bênh vực mụ “nấm độc” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – kẻ ăn cháo, đái bát đối với những ân nhân của mụ này.
Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ phần nào chủ trương và việc làm của đài RFA cũng như của đài VOA. Một điều cần biết thêm, người điều hành chương trình Việt ngữ của đài VOA là Phạm Phú Thiện Giao là chủ bút của báo Người Việt trước đây.
Các chủ bút, bỉnh bút của tờ Người Việt như Vũ Ánh, Vũ Quý Hạo Nhiên, Ngô Nhân Dụng, Đinh Quang Anh Thái, Phạm Phú Thện Giao, Đỗ Dzũng đều là những nhà báo “thiên tả” làm lợi cho VC lẫn Trung Cộng. Trong bài “Khi đài Á Châu Tự Do (RFA) “thanh lý môn hộ”’, tôi có trình bày việc blogger Đinh Tấn Lực, một người ở Việt Nam cách đây 4 năm, năm 2011, đã lên tiếng báo động với đài RFA là đài này đang dung túng “một Phạm Xuân Ẩn trên mạng” là blogger Kami Ajonomoto, một người mà đài RFA ghi rõ trên trang mạng của mình là “một người đang sống ở VN”.
Bốn năm sau, một blogger khác là nhà báo Lê Diễn Đức (LDĐ) bị đuổi cổ khỏi đài này. Và chuyện này được đài B(ọn) B(ọ) C(hét) làm rùm beng lên một cách khác thường. Một vài người khác thì đem so sánh việc đài RFA đuổi cổ LDĐ với nhà báo VC Đỗ Hùng ở trong nước – một so sánh rất là khập khiểng.
Trong khi đó, trên RFA Fanpage, trong “Đôi lời minh định về sự kiện nhà báo Lê Diễn Đức” đã viết rõ như sau:” (Xin xem ở phú đính). “Đối với các vấn đề lịch sử; chúng ta cần có góc nhìn khách quan, không thiên kiến và tôn trọng cả hai bên cuộc chiến, dù thành hay bại, nhằm mục đích xa nhất là xóa bỏ hận thù, hoà hợp, hoà giải, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là một trong những mục tiêu, nguyên tắc của RFA”.
Những người có quan tâm không ai ngạc nhiên gì về chủ trương “xoá bỏ hận thù, hoà hợp, hoà giải, hàn gắn vết thương chiến tranh” mà đài RFA viết rõ trong bài “Đôi lời minh định về sự kiện nhà báo Lê Diễn Đức” vì đây cũng là chủ trương của chính phủ Hoa Kỳ. Đài RFA và những người điều hành đài này chỉ là “những kẻ ăn cơm chúa…” Điều làm người ta ngạc nhiên là dưới mỗi bài của các cộng tác viên, đài RFA cũng như đài VOA đều có ghi câu:
“Đây chỉ là ý kiến cá nhân của blog… chứ không phải quan điểm của đài (chúng tôi)”. Bài viết của LDĐ, một du sinh VC tại Ba Lan trong thời VC chống Mỹ cứu nước, có câu viết mất dạy: “Tôi không hề có ý khinh rẻ VNCH, mà chỉ sử dụng một số từ mang tính hài hước, giễu cợt như “vũ khí xềnh xàng”, “chạy chí chết” (mà thực tế như thế) nhằm so sánh với cái “chiến khu” vớ vẩn của Mặt trận Hoàng Cơ Minh”.
Câu viết mất dạy của anh du sinh VC thời chống Mỹ cứu nước LDĐ thực ra đâu có nhằm nhò gì so với “độc giả Sơn Hào của báo Người Việt” mỉa mai QLVNCH là “lính đánh thuê của đế quốc Mỹ” và đâu có mùi mẽ gì khi so sánh với câu viết cực kỳ mất dạy của “tên trí thức đầu ruồi” Nguyễn Gia Kiểng: “Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ chỉ là bọn con cháu của cô Tư Hồng (sic!) (Ghi chú: Cô Tư Hồng là một phụ nữ Việt có chồng người Pháp” nổi tiếng với 2 câu thơ: “Sắc phẩm Vua ban, hàm cụ lớn/Nghìn năm danh tiếng, của bà to!” Mồm miệng của tên trí thức đầu ruồi NGK quả là to cỡ bằng của… cô Tư Hồng! Xin xem bài “Nỗi buồn Cô Tư” của Lão Móc).
Tên nhà báo “du sinh VC tại Ba Lan trong thời VC chống Mỹ cứu nước” LDĐ to mồm, bạo miệng và mất dạy hơn “tên độc giả Sơn Hào của báo Người Vẹm” và “tên trí thức đầu ruồi”
NGK là dám mó dái Mặt trận Hoàng Cơ Minh khi đem QLVNCH với “vũ khí xềnh xàng”, “chạy chí chết” so sánh với cái “chiến khu vớ vẩn” của Mặt trận HCM.
Đài RFA và báo Người Vẹm đuổi cổ tên nhà báo mất dạy này, theo Lão Móc, là chuyện… bất khả tư nghị! Trước những lời tuyên bố mất dạy của tên nhà báo LDĐ đã có những lời tuyên bố mất dạy, cực kỳ mất dạy của hung thần Nguyễn Hộ cách đây mấy mươi năm:
“Nhà cửa của ngụy ta tịch thu, vợ của ngụy ta xài, con của ngụy ta sai, ngụy thì ta đày chúng nó lên vùng rừng thiên nước độc”
Mới đây nhất, tên “cùng hưng, cực ác” Lê Đức Anh đã tuyên bố: “Đảng và Nhà Nước ta đã ban hành chính sách nhân ái và chính nhờ chính sách nhân ái này mà bọn ngụy còn ơ lại trong nước hay đã ra nước ngoài đều hướng về tổ quốc (?)”.
Từ một thằng nhà báo cóc cắn như tên nhà báo LDĐ đến những tên hung thần như Nguyễn Hộ, Lê Đức Anh lúc nào chúng nó cũng coi những người miền Nam, những người lính của QLVNCH đã bị chúng nó “đày lên vùng rừng thiêng, nước độc” dùng cái đói để tàn phá nhân phẩm, dùng khí hậu kịch độc của vùng lam sơn, chướng khí, dùng lao động khổ sai để giết lần, giết mòn.
Qua chương trình HO, được đến “thiên đường Mỹ” lại bị những thằng chó chết nó cản đản. Thằng khốn nạn Đoàn Văn Toại tưởng rằng cái “Viện Vận Động Dân Chủ” của nó sẽ “sản xuất đủ dân chủ cho nhân dân VN” thì khuyên Mỹ nên cho mỗi thằng HO 5,7 nghìn đô la để chúng nó ở lại VN vì bọn này già cả, sẽ là gánh nặng cho nước Mỹ. Cái hàm của nó bị ai đó bắn bể và thay vào đó cái hàm thiếc nên nó đã phải ngậm câm miệng hến từ bấy đến nay.
Qua tới Mỹ thì lại bị tên nhà báo Ký Còm Vũ Binh Nghi ở San José nó mỉa mai là “đạo quân restroom chuyên môn tấn công vào Mặt trận Nhà Cầu”. Bị mụ nhà văn Trần Mộng Tú mỉa mai là “Những ổ vi trùng lao trong cơ thể của những cựu Quận Trưởng, Quận Phó tham nhũng của VNCH mà VC đã ưu ái “tặng cho nước Mỹ (!)”
VC chúng nó chủ trương những người Việt tỵ nạn cộng sản phải thần phục dưới trướng của chúng nó.
Người có vẻ “ôn hoà” nhất là cố Thủ Tướng VC Võ Văn Kiệt từ thập niên 90 đã kêu gọi “người Việt tỵ nạn hãy thôi chống Cộng dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thì tiến nói sẽ có trọng lượng hơn (?)”.
Bọn tay sai VC lúc nào chúng nó cũng tìm cách đánh phá những người cầm bút vì Lẽ Phải và Sự Thật. Các đài phát thanh RFA, VOA là đài của Chính phủ Hoa Kỳ, nhân viên của 2 đài này được trả lương từ tiền thuế của dân, lại chủ trương HAI BƯNG, tức BƯNG BÍT và BƯNG BÔ,thì làm sao có thể xoá bỏ hận thù, hoà hợp, hoà giải, hàn gắn vết thương chiến tranh –là chủ trương của đài RFA mà đài này đã ghi rõ trong bài viết về tên nhà báo du sinh VC Lê Diễn Đức?
Chính “ông cò mồi có lai-sân” Bùi Tín viết trong sách “Mây Mù Thế Kỷ” của ông ta là “ Chính phủ Mỹ nhờ ông ta thực hiện chính sách hoà hợp, hoà giải giữa VC và người Việt tỵ nạn VC tại hải ngoại”.
Nay, chính đài RFA viết rõ chủ trương của đài này cũng thế.
Hơn lúc nào hết, những người cầm bút chân chính vì Lẽ Phải và Sự Thật cần phải tỉnh táo
nhận định và can đảm nói lên Lẽ Phải và Sự Thật.
Hãy tranh đấu với tư cách của những “người Mỹ gốc Việt, gốc Canada, gốc Úc v.v…”.

LÃO MÓC

Categories
Uncategorized

NHỮNG KẺ THÍCH CHỌC CHO CHÚNG CHỬI


NHỮNG KẺ THÍCH CHỌC CHO CHÚNG CHỬI
LÃO MÓC

Chưa bao giờ mà trên diễn đàn điện tử toàn cầu lại xuất hiện rất nhiều những kẻ thích chọc cho chúng chửi như trong thời đại dịch cúm Vũ Hán do Trung Cộng gây ra.
Chuyện có vẻ trái khoáy là những kẻ thích chọc cho chúng chửi toàn là những kẻ cuồng chống Trump. Chuyện trái khoáy kế tiếp là những kẻ này lại ở tuốt luốt bên Pháp, bên Âu Châu.
indexhclKẻ chọc cho chúng chửi đầu tiên là ông Bác sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân. Người xưa có câu: “Bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành”. Ông HCL này đã 83 tuổi mà còn chọc cho chúng chửi bằng cách gọi Tổng Thống Trump là “thằng điên” và những kẻ “cuồng Trump” là “bựa” và “phò Cộng”. Không biết có phải ông này đạp kít của ông nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc ở San Jose – Hoa Kỳ lúc nào cũng khoe cấp bậc của mình lại thêm vào một “chức vụ” của một đơn vị lạ hoắc là Patfinder/thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và khoe là mình đã 86 tuổi. Mới đây, ông này đã bị ông Khanh Trần ở Houston vạch cái mặt mẹt bằng cách chứng minh QLVNCH không có đơn vị nào gọi là đơn vị Patfinder.
Tác giả Khanh Trần cũng giống như ni cô Nghi Lâm đưa đường gươm kết liễu tính mạng “quân tử kiếm” Nhạc Bất Quần trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Bài viết “trả lời tâm thư của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc” của tác giả Khanh Trần đã khiên “Nhạc Bất Quần Giao Chỉ Vũ Văn Lộc” chết đứng giữa trận tiền như Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du.
indexlÔng Nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thì xách mé gọi ông Trump là “Thần Ác” và vô đao đức.

indexkMới đây, trên diễn đài điện tử toàn cầu lại rùm beng lên chuyện Nguyễn Gia Kiểng, kẻ bắt “Tổ quốc ăn năn”, kẻ đã miệt thị cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cố PTT Nguyễn Cao Kỳ là “con cháu của cô Tư Hồng” lại lên tiếng chê bai những người Việt tỵ nạn cuồng Trump.
Chưa hết, ở Bắc California lại có ông Nguyễn Nhơn, cựu Phó Tỉnh Trưởng Biên Hoà không biết ông ứng, bà hành gì lại xách mé goi TT Trump là “thằng du côn” “làm teo nước Mỹ. Ôi thôi người ta xúm vào mà chửi không biết để đâu cho hết. Có ông còn “cầu chúc” ông Nguyễn Nhơn “tối nay sẽ nói chuyện với hương hồn cố Đại Tá Phạm Đăng Tấn, đã từng làm Tỉnh Trưởng Biên Hoà để được ông này khuyên bảo.
Thực ra, mấy ông thích choc cho chúng chửi kể trên, ông nào cũng còn thua xa ông nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.
Ông này không những chọc cho chúng chửi mà còn thách thức mọi người… chửi nữa đi em mới là “ngầu”.
Xin mời độc giả đọc bài viết sau đây.
Cuối năm 2010, trong Đại hội Bất thường của Tập Thể Chiến sĩ VNCH/HN, ông Trần Thiện Khiêm, cựu Thủ Tướng VNCH, cựu Đại Tướng QLVNCH tuyên bố là “dù cộng sản hay không cộng sản thì Việt Cộng cũng là người yêu nước” và “mọi người nên góp ý với VC để họ sẽ sửa đổi chế độ trong cuộc Đại hội Đảng sắp tới”.
Lập tức, những âm thanh cuồng nộ của dư luận nổi lên khắp nơi về lời tuyên bố này của ông Trần Thiện Khiêm khiến cho tới nay cái gọi là Tập thể Chiến Sĩ VNCH/HN được coi như là một tử thi chưa mai táng! 86
Không ai nghĩ một người làm tới Thủ Tướng nước VNCH, làm tới Đại Tướng của QLVNCH như ông Trần Thiện Khiêm mà không biết đến câu:
“Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng
Thất quốc chi đại phu, bất khả ngôn trí”
Điều chua xót nhất là vừa làm “bại binh chi Tướng” vừa làm “thất quốc chi đại phu”, ông lại nói lên những lời nói vô cùng khốn nạn, bỉ ổi, khốn nạn, bỉ ổi hơn cả ông “cố Tổng Thống”, “cố Đại Tướng” Dương Văn Minh, sau khi nài nỉ cố Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền để rồi “ông Tổng Thống thời cơ” này hàng giặc. Và sau đó hãnh diện tuyên bố: “Năm nay tôi 60 tuổi, rất hãnh diện là một công dân được đi bầu Quốc Hội của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Trong khi mọi người vô cùng phẫn nộ trước lời tuyên bố làm nhục cả chế độ VNCH và QLVNCH của ông Trần Thiện Khiêm thì, có một ông cựu Đại Tá nhào ra thách thức dư luận. Ông này là nhà văn cựu Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc. Ông ta viết bài “Chửi nữa đi em”, trong đó có đoạn thách thức dư luận như sau:
“…Bất cứ người nào ra nhận trách nhiệm đều có thể lãnh búa tạ. Cuộc đời binh nghiệp cũ được đưa ra bình luận. Ðời sống 35 năm qua cũng là cả vấn đề. Anh làm gì bấy lâu nay. Anh chạy trước thì có tội bỏ anh em. Anh ở tù thì có thể thiếu tư cách, có thể đã khiếp nhược trước kẻ thù. Một cái tóc là một cái tội. Ở cái đất nước tự do này, chửi bới được hiến pháp bảo vệ trong tu chính án dân quyền. Và chửi thượng cấp ngày xưa là một cái thú vô cùng hấp dẫn. Phần lớn các bài báo và tham luận của anh em viết về quân đội thường đề cao chiến binh và mắng chửi tướng tá đã trở thành cái mốt rất thời thượng. Nhưng tôi cũng xin nói một
lần để các bạn rõ. Các bạn liệt kê vô tội vạ danh sách tướng bẩn tướng sạch, tướng anh hùng tướng hèn nhát. Kể tội tá xấu tá đẹp, tá hiên ngang ở lại hay tá nhục nhã chạy làng, phần lớn đều không phải như vậy. Thành ngữ thấy vậy mà không phải vậy chính là hình ảnh của quân đội.
Khi phải nói lại cho thế hệ tương lai, ta có thể nói rằng, Chúng ta đang ở thời đại của người biết chuyện không nói. Kẻ nói nhiều lại là người không biết chuyện. Các bạn có giận thế hệ đàn anh xin vui lòng chửi bới toàn thể hàng tướng tá, để anh em chúng tôi cùng chia xẻ theo tình nghĩa huynh đệ chi binh. Nếu cứ tuyên dương hay lên án theo danh sách lếu láo chính là những lầm lẫn chết người. Quân đội nào cũng thế, có kẻ xấu người tốt. Nhưng đã cùng trong
hàng ngũ, nếu không phải chính phạm làm mất nước thì ta cũng là tòng phạm. Nước mất nhà tan, dậu đổ bìm leo. Chửi nữa đi em. Các em chửi là đúng quá. Nhưng cần ghi nhận rằng tội của thế hệ đàn anh làm mất nước là quan trọng nhất. Còn tội chạy trước chạy sau, dốt nát, ăn chơi, ngậm miệng ăn tiền, ba cái lẻ tẻ đó chỉ là thứ yếu. Tập thể ngày nay chẳng qua cũng chỉ là di sản về già của cuộc binh đao. Chẳng khác gì ngày xưa quân đội cũng lẫn lộn cả người xấu kẻ tốt. Trong buổi hoàng hôn, anh em ta đã ngồi lại bên nhau. Nếu không làm nên cơm cháo gì, thì cũng nên ngồi lại cùng nghe thiên hạ chửi, hầu vơi được phần nào trách
nhiệm tội lỗi với non sông.
Xin các bạn ngồi lui vào, dành cho tôi một chỗ hàng đầu. Chẳng phải vì tôi nhiều tội hơn anh em, chẳng qua mình đã phơi nắng nghe chửi hơn 30 năm, trở thành điếc không sợ súng. Chửi nữa đi em… May ra giúp các niên trưởng siêu thoát ngay trong cõi trần gian. Chửi nữa đi em…” (Hết trích).
Đã có nhiều người lên tiếng về chuyện “chơi nổi” này của ông nhà văn cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc. Xin không nói lại.
Năm sau, ông ta lại tiếp tục chơi nổi, viết bài so sánh bà Trần Lệ Xuân với ông Nguyễn Cao Kỳ.
Dĩ nhiên ở xứ sở tự do như Hoa Kỳ thì đây là cái quyền của ông nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.
Điều tôi muốn nói ở đây là ông nhà văn Đại Tá Giao Chỉ có vẻ không được “liêm khiết trí năng” khi “dựa” vào một người khác để chửi “Đ.M.” ông Nguyễn Cao Kỳ!
Chuyện này, nhiều năm trước đây ông đã làm một lần là dựa hơi cố giáo sư Hà Mai Phương, hết lời ca tụng ông này là “người tử tế” khi ông này qua đời, để mắng những người khác là “không tử tế”.
Viết về chính quyền khi ông Nguyễn Cao Kỳ lãnh đạo, ông Giao Chỉ viết:
“Trong giai đoạn này, chính quyền của ông đã để lại cho chiến tranh Việt Nam tấm hình tướng Loan bắn tên đặc công VC…”.
Điểu này, ông Giao Chỉ viết đúng, nếu không có chuyện khi ở Hội nghị Nhân quyền vào thập niên 90 ở Mạc Tư Khoa do bà Irina tổ chức, ông Vũ Văn Lộc đã cự nự với nhà văn Nguyễn Việt Nữ khi bà này đọc bài tham luận “Thư gửi quả phụ Bảy Lóp” để bênh vực Tướng Loan, và ông Vũ Văn Lộc đã gầm gừ: “Nếu có súng, tôi đã bắn nó (tức cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan)”.
Lặp lại điều này để công kích ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Vũ Văn Lộc cho người ta thấy cái tâm địa nhỏ nhen của ông Vũ Văn Lộc mà thôi!
Cuối bài viết, ông nhà văn Đại Tá Vũ Văn Lộc viết:
“Ngày 30-4 lần thứ 36 đã qua rồi, lại sắp đến ngày quân lực tháng 6 năm 2011. Nhiều năm qua trên lưng đồi nón sắt phế thải, đàn em thấy chúng tôi nghênh ngang giữa đường nên thường chửi bậy. Mình biết mình tội lỗi cũng nhiều nên đành phải nhắc nhỡ: Chửi nữa đi em.
Bây giờ tất cả đều gần đất xa trời, xin phê bình niên trưởng Kỳ một lần cho rõ ràng. Xin phép dùng ngôn ngữ của ông xếp cũ của tôi là trung tướng Dương Văn Đức khi phê bình VC trong trại tù.
Ai không biết thì hỏi anh em HO. Nhiều người biết là ông Đức mắng mỏ cộng sản ra sao để rồi bị chúng dứt điểm.
Ngày xưa, thời kỳ 50, có anh trung úy Bắc Kỳ ngồi hầu chuyện với Đại Tá Nam Kỳ Dương Văn Đức tại Phân Khu Sóc Trăng. Trong câu chuyện đời, nghe ông dùng ngôn ngữ với hàng họ dưới thắt lưng. Mở đầu chấm hết bằng tiếng Đan Mạch. Ông chết trong trại tù vì phê bình cộng sản bằng ngôn ngữ của ông. Đ.M. chơi ngon như vậy ông mới đích thực là niên trưởng của tôi” (Hết trích)
Và như mọi người đều biết mới đây qua việc xách mé gọi Tổng Thống Trump là “Thần Ác” và vô đạo đức, ông nhà văn Giao chỉ Vũ Văn Lộc đã nổi nang ngang ngửa với ông Bác sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân ở Pháp.
Sau bốn mươi tám năm mất nước về tay VC, chưa bao giờ các cựu sĩ quan QLVNCH và các cựu viên chức hành chánh cùa chế độ VNCH bệ rạc như bây giờ.

LÃO MÓC

Categories
Uncategorized

PHỤ NỮ


248352395_1097090784369519_5861401656653013413_n

Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố cực khó. Thời hạn trả lời là một năm, nếu không giải được câu đố thì Arthur sẽ phải chết.

Câu đố là: “Người phụ nữ thật sự muốn gì?”

Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng bó tay, nên với Arthur quả là một thử thách quá lớn, nhưng như vậy vẫn có cơ hội sống hơn là bị giết, Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.

Khi trở về nước Anh, nhà vua hỏi tất cả mọi người – từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Cuối cùng, mọi người khuyên vua là nên đến hỏi mụ phù thuỷ già, có lẽ chỉ còn mụ ta mới có thể giải được câu đố hóc búa này.

Những ngày cuối năm cũng đã tới gần, Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Mụ ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Garwain – hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn tròn, người bạn thân nhất của nhà vua.

Arthur thất kinh. Mụ ta vừa xấu vừa bẩn thỉu, ngài chưa từng thấy ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.

Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng: sự hy sinh này của chàng làm sao có thể so được với huyết thống Hoàng gia, sự tồn tại của Hội Bàn tròn và Vương quốc Anh. Chàng hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân, và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.

Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.

Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa giải được một chân lý. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng và cho Arthur khỏi án tử hình.

Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ: tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên, chàng hiệp sĩ Garwain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.

Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái đẹp tuyệt trần đang nằm đợi chàng.

Cô từ tốn giải thích: Bởi vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng một mụ phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, cô sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà suốt 12 tiếng trong một ngày. Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay là ban đêm.

Garwain bắt đầu cân nhắc: “Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng vào ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần”.

Cuối cùng, Garwain đáp:

– Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được!

Câu trả lời tất nhiên làm cho phù thuỷ hài lòng và nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng.

Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.

Cuối đời, hiệp sĩ Garwain thường dặn dò con cháu:

– Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy.

Lời bàn:

• Bạn muốn biến đàn bà thành phù thuỷ hay biến phù thuỷ thành đàn bà? Là do thái độ và cách đối xử của bạn với đàn bà, bạn sẽ tạo ra Hạnh phúc như bạn mong muốn.

• Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại, hằn học cho đi sẽ gieo mầm quả đắng.

Sưu Tầm

Categories
Uncategorized

TIẾNG VIỆT NGÀY NAY RẤT LẠ


Nga Bích Phạm

TIENG VIET1

Một lần chờ xe buýt , tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ , ăn mặc lịch sự , tóc hớt ngắn , đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức , áo chemise trắng , tay manchette thắt cravats sọc careau thanh nhã …

Bà già và Anh chàng này lại đi cùng tuyến đường , lên xe ngồi cạnh nhau .

Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn , hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên … Chắc chưa tới 25 tuổi

Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm , lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi , mà không biết hỏi ai , may mắn gặp được anh bạn trẻ này , tôi liền xin được trò chuyện , anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép , tôi bắt đầu thẩm vấn :

__ Con ơi , cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định , có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá . Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn

__ Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô ! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ
__ Cô rất vui , cám ơn con … Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi :
__ Ngày xưa cô có :
+ Từ thịnh soạn , linh đình … Để nói về một bữa ăn , bữa tiệc …
+ Từ tráng lệ , nguy Nga … Để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp .
+ Từ lộng lẫy , sang trọng … Để nói về cách ăn mặc , những đồ vật , xe cộ …
__ Ngày nay người ta chỉ xài có một từ :
” HOÀNH TRÁNG ” thí dụ :
+ Bữa tiệc |[
+Biệt thự |[. Hoành tráng
+ Cái xe hơi |[
Là xong , không phải chọn lựa từ cho thích hợp … Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn , thô thiển không ???
Mà Hoành tráng là cái gì ??? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời , bà già tui bồi thêm :
Cô xem trên Tivi những game show , các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó , họ nói :
___ Giọng ca đẹp … Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao ??? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần , mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca … Là sao ??? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm , giọng ca trầm ấm , giọng ca du dương , hay trong trẻo …
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn :
Vẫn là xướng ngôn viên trên Tivi đọc tin tức họ nói :
nào là đinh tặc , cát tặc , lâm tặc , hải tặc , không tặc , cáp tặc … Chó tặc … Họ đọc một cách hồn nhiên … Cô nghe mà … Muốn khóc cho tiếng Việt thời nay ….
Những từ như ” động não , manh động , trẻ em hòa nhập … Được nghe rất bình thường …
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh , nó xuất hiện theo thời … Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa …
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào , nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu , một lúc sau nó mới mở lời :
__ Cô ơi , để con về trao đổi lại với Thầy con … Mong hôm khác gặp lại cô …
Xe dừng , không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến , hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn …
Cuối cùng , Thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy ! Tội nghiệp quá ! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao Tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi … vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống Công nghệ thông tin rồi quên mất …
Học trò của Bà Già tới nhà thăm cô , Bà Già tui làm bánh cho tụi nó ăn , vừa ăn , nó vừa xuýt xoa :
__ Bánh cô làm hơi bị ngon !
__ Ngon mà sao bị ??? Học ở đâu ra ??
Bà già tui bắt đầu giảng cho nghe một bài … Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói , chắc là do thói quen …

Thế nhưng … Có lẽ mình đã hết thời rồi , sắp lên núi mà cứ muốn ở

Nga Bích Phạm

Categories
5 – Sưu Tầm Uncategorized

20 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT


118517952_339647170566635_3587457892082824151_o

1. Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn…và nói ít đi!

2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều.

3. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được.

4. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

5. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.

6. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã!

7. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng.

8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch.

9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết những gì ở chương tiếp theo!

10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn.

11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể.

12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó.

13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc.

14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn.

15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!

16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí.

17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!

18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó!

19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!

20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!

(Sưu tầm)

Categories
Uncategorized

NGHỆ THUẬT CÂU CÁ


Cau ca'2

Có một ông lão câu cá bên bờ sông, một cậu bé ở gần đó nhìn thấy, chẳng mấy chốc mà ông lão đã câu được đầy một giỏ cá, ông lão nhìn thấy cậu bé nhìn mình thật lâu liền muốn đem giỏ cá tặng cho cậu bé, cậu bé lắc đầu, ông lão ngạc nhiên hỏi: “Tại sao cháu không muốn nhận thế?”, cậu bé trả lời: “Cháu muốn cái cần câu mà ông đang cầm cơ!”.

Ông lão hỏi: “Cháu muốn cái cần câu để làm gì?”.
Cậu bé trả lời: “Cái giỏ cá này ăn chẳng mấy mà hết, nếu như cháu có cái cần câu, cháu có thể tự mình câu cá, thế thì cả đời ăn cũng không hết”.
Mọi người xung quanh nghe thấy đều thốt lên: “Cậu bé này thật là thông minh!”.
Nhưng mà ông lão lại nói: “Sai rồi! Cậu bé nếu như chỉ muốn cái cần câu này, thì có khi một con cá cũng không có mà ăn đâu”.
Mọi người xung quanh nghe xong đều không hiểu, ông lão lại tiếp tục nói: “Vì cậu bé chưa hiểu kỹ thuật câu cá thì chỉ có cần câu sẽ là vô tác dụng, bởi vì câu cá quan trọng nhất là “kỹ thuật câu”.”
Rất nhiều người cho rằng trong cuộc sống miễn là bạn có “chiếc cần’ rồi thì sẽ không sợ khó khăn gì nữa, giống như đứa trẻ nhìn thấy ông lão, cho rằng chỉ cần có cần câu thì sẽ có cá ăn đến không hết, thế nhưng cậu bé đâu biết được rằng, ông lão vì học tập kỹ thuật câu cá mà trải qua bao nhiêu khổ luyện, bỏ ra bao nhiêu cố gắng.
Có một vị giám đốc nói: “Một số người trẻ tuổi cho rằng mình có bằng cấp tốt thì không phải lo nghĩ gì nữa rồi, kỳ thực đây chỉ là đã có cần câu mà thôi, con đường tiếp sau còn phải nỗ lực rất nhiều, không học kỹ thuật câu cá, nói không chừng một ngày nào đó có khi còn bị té ngã bên bờ sông!”.

Sưu tầm

Categories
Sưu Tầm Uncategorized

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer


BS Đỗ Hồng Ngọc

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer   Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ. Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy. Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ. Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”.

Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.

Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?
Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện. Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.

Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó. Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh.
Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu naytánh vẫn thế!”.
Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.

President Biden falls on Air Force One stairs

Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thì nhiều nguyên do  khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu! Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt. Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc.  Đó là lý do tại sao họ dễ bị té. Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vảy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vảy đóng trong mạch máu. Khác với vảy cholesterol trong máu, những vảy trong não này được tạo thành bởi chất protein. Những vảy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”.

Ngoài việc cách ly sóng điện những vảy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại. Hiện tượng đóng vảy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vảy trong não chút đỉnh khi…  già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy  yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự. Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì. Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.

Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ. Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện.  Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm. Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.

Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ: Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:

Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước. Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:

Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:

Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:

Một nghiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:

Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10 !

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:

Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:

Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:

Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:

Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”. Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh


Categories
Uncategorized

CHÚ NĂM ĐI CHÍCH


Sáng hôm qua, chú Năm xóm tôi được Trạm Y Tế Phường gọi đi chích ngừa dịch bệnh Covid-19.
Chú phấn khởi và vui lắm! Mới 6h sáng, chú đã ra trước cửa nhà huýt sáo bài “Cảm Tử Quân”. Đứa con gái nghe thấy trên mạng bảo là trước khi tiêm thì phải ăn cho no rồi hãy đi tiêm. Nó chạy ra đầu ngõ mua cho bố bát bún mọc. Đánh xong bát bún, đứa con trai thò tay với lọ Vitamin C trên nóc tủ, lấy ra một viên đưa cho bố: “Bố bồi thêm thằng này vào nữa là cực kỳ!”. Chú Năm vui lắm! Ai đi qua cũng giơ tay lên chào và khoe là hôm nay mình được phường gọi đi tiêm. Cả xóm đều nghĩ vì chú Năm là bộ đội phục viên nên được nhà nước ưu tiên tiêm trước.
Đúng 8g, chú Năm đánh bộ quần áo bộ đội, trên ngực đeo lủng lẳng vài cái “nắp bia”. Trước khi ra phường, đứa con trai nói với chú Năm: “trước khi tiêm thì bố phải nhìn cho kỹ, nếu phát hiện thấy thuốc có chữ Trung Quốc là phải lập tức biến ngay!” Chú Năm đứng nghiêm trong tư thế quân đội, giơ tay lên trời và hét lên: Nhất trí!
Ngoài phường hôm nay vắng quá. Chú vừa vào trong sân thì tay dân quân mặt búng ra sữa dắt ngay chú vào phòng: “Ưu tiên cho người nhà nước!”. Nó trịnh trọng nói với chú Năm như vậy.
Bác sĩ đo máu cho chú Năm, rồi hỏi về bệnh tình theo đúng thủ tục. Xong việc khám bệnh, bác sĩ nói với chú: “Đồng chí mọi thứ đều tốt! Mời đồng chí sang bàn tiêm”.
Với con mắt tinh tường của người bộ đội cụ Hồ, chú Năm cẩn thận đi vòng quanh bàn tiêm mấy vòng, mắt nhìn chằm chằm vào mấy lọ thuốc và không phát hiện lọ nào có chữ Trung Quốc. Chú an tâm và đi vào bàn tiêm.
Chờ nửa tiếng, không thấy có phản ứng gì, chú đứng dậy ra về. Trên đường về nhà, gặp ai chú cũng khoe là hôm nay mình được tiêm thuốc của Anh. Vừa về đến nhà, đứa con gái pha cho bố ly nước cam để tăng thêm sức đề kháng.
Mâm cơm vừa dọn ra, đứa con trai từ dưới bếp đi lên: “Hôm nay bố được tiêm thuốc gì?”
– Hôm nay họ tiêm toàn thuốc của Anh, bố đã cẩn thận đi vòng quanh bàn tiêm mấy vòng mà không phát hiện ra lọ thuốc nào có chữ Trung Quốc, toàn là tiếng Anh!
– Thế bố có nhớ tên thuốc không?
– Sao lại không nhớ! Bố mày lăn lộn trên chiến trường đánh Mỹ bao nhiêu năm, có cái tên thuốc mà không nhớ được thì loạn à!
Ăn điếu thuốc lào xong, bố nó lấy cái bút và tờ giấy: “Tên thuốc đây này, mày lại đòi kiểm tra lính cụ Hồ à?”
Bố nó vừa viết chữ “Vero” thì đứa con hét lên: “THẾ LÀ BỎ MẸ RỒI BỐ ƠI!”
– Le Thy Ka –
Categories
Uncategorized

TÌNH BẠN TRUNG THÀNH CỦA 2 CHÚ CHÓ LÀM CẢM ĐỘNG LÒNG NGƯỜI .


241197752_1867080713498570_7325268989086408228_n

✪ Tâm An .

Chú chó Tillie đã ở lại bên cạnh người bạn bị mắc kẹt trong giếng suốt cả tuần cho đến khi cả hai được giải cứu. Đói, lạnh, sợ hãi, ích kỷ không thể thắng được sự cảm thông và tình yêu thương.

Nếu ai đó nghĩ rằng động vật sẽ sống theo “luật rừng”, sẽ vì mục đích sinh tồn mà ưu tiên quyền lợi và nhu cầu của bản thân trước tiên, thì suy nghĩ đó không phải điều đúng đắn, ít nhất trong câu chuyện dưới đây về tình bạn trung thành của hai chú chó Tillie và Phoebe.
Hai chú chó giống chó săn chân lùn này là những người bạn thân thiết sống cùng nhà trên đảo Vashon ở Mỹ. Trong một lần dạo chơi, hai chú chó đã lang thang khỏi nhà của mình, và điều tồi tệ là Phoebe bị rơi xuống một cái giếng cạn cách nhà chúng vài dặm.
Mặc dù cái giếng không đủ sâu để gây nguy hiểm đến tính mạng Phoebe, nhưng nó cũng không thể thoát ra được. Trong khi đó, Tillie cũng không có cách nào khác giúp bạn mình, điều duy nhất chú có thể làm là ở bên cạnh Phoebe và tìm kiếm sự giải cứu trong… 7 ngày liền.
Gia đình người chủ rất lo lắng khi hai chú chó không về nhà vào buổi tối, vì vậy họ đã liên lạc với Hiệp hội Bảo vệ thú cưng đảo Vashon. Các tình nguyện viên nỗ lực tìm kiếm khắp hòn đảo trong nhiều ngày, nhưng họ rất thất vọng khi không thể tìm thấy dấu vết của hai chú chó.
Sau khoảng một tuần ra ngoài tìm kiếm, cuối cùng họ cũng có được manh mối. Cô Amy Carey, nhân viên cứu hộ Hiệp hội Bảo vệ động vật, cho biết đội cứu hộ nhận được thông tin rằng một người nông dân quanh khu vực này đã nhận thấy một con chó lông màu nâu đỏ trên đất của ông. Ông cho biết chú chó đã lặng lẽ tiếp cận ông, và khi ông chú ý đến nó, nó quay đi và tiến về phía khe núi gần đó.
Amy quyết định đi kiểm tra tình hình. Đó cũng là lúc cô khám phá ra điều cảm động nhất:
“Khi tôi đến đó và nhìn xuống phía khe núi, con Tillie thấy tôi nhưng nó không chạy lên. Nó chỉ ở gần mép giếng, áp sát đầu mình xuống thật gần miệng giếng. Rõ ràng đó là tín hiệu rằng tôi phải đến gần nó để tôi có thể thấy được điều gì đó, thật bất ngờ đó chính là người bạn của nó”.
Ngay sau đó, Amy đã phát hiện ra chú chó Phoebe đang bị mắc kẹt dưới đáy giếng, cô hiểu ra mọi việc. Amy tiếp tục nói: “Khi tôi nhìn thấy những gì đang xảy ra, nước mắt tôi tuôn rơi ngay lập tức. Điều này thật cảm động!”.
Amy đã chứng khiến lòng tốt và sự tận tâm trong tình bạn ở một chú chó. Cả một tuần không có gì để ăn ngoài chút nước mưa để uống, Tillie vẫn kiên trì bên cạnh bạn mình và cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ.
Chú chó ý thức được rằng số phận của người bạn tội nghiệp nằm trong tay mình, nếu rời bạn để trở về nhà, khả năng Phoebe được tìm thấy gần như không chắc chắn.
Sau một tuần ở nơi hoang dã, hai chú chó vẫn khỏe mạnh một cách đáng kinh ngạc. Mặc dù hầu như không ăn bất cứ thứ gì, chúng vẫn có thể sống sót để chờ được giúp đỡ :
“Khi được cứu ra ngoài, chúng rất vui mừng. Riêng con Tillie đã rất nhẹ nhõm. Khi nghe thấy giọng của người chủ từ xa, bạn có thể thấy niềm vui sướng của chúng. Việc này thật cảm động, nhưng sẽ không khiến chúng ta quá ngạc nhiên vì những gì chúng ta luôn biết về loài chó là chính lòng trung thành tuyệt vời. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì chúng được cứu an toàn”.

✪ Tâm An | DKN

Categories
Uncategorized

HỎI VỚ HỎI VẨN !


unnamed (83)
1. “Nếu tôi được tiêm vắc-xin, tôi có thể ngừng đeo khẩu trang không?”
*Chính phủ: “KHÔNG.”
2. “Nếu tôi được tiêm vắc-xin thì liệu tôi có kháng lại được Covid không?”
*Chính phủ: “Có thể. Chúng tôi không biết chính xác, nhưng có lẽ là KHÔNG. “
3. “Nếu tôi được tiêm vắc-xin, ít nhất tôi sẽ không lây cho người khác – phải không?”
*Chính phủ: “KHÔNG. Vắc xin KHÔNG ngừng việc truyền bệnh.”
4. “Nếu tôi được tiêm vắc-xin, thì vắc-xin sẽ tồn tại được bao lâu?”
*Chính phủ: “Không ai biết. Tất cả các vắc-xin Covid vẫn đang trong giai đoạn THỬ NGHIỆM.”
5. “Vậy LỢI của ÍCH việc tiêm chủng ngừa vắc-xin là gì?”
*Chính phủ: “Hy vọng rằng vi-rút sẽ không giết chết bạn.”
6. “Bạn có chắc chắn tiêm vắc-xin sẽ không làm tôi bị thương hoặc chết không?”
*Chính phủ: “KHÔNG.”
7. “Nếu theo thống kê, vi rút không giết chết tôi (tỷ lệ sống sót 99,7%), tại sao tôi phải tiêm phòng?”
*Chính phủ: “Để bảo vệ những người khác.”
8. “Vì vậy, nếu tôi tiêm vắc-xin, tôi có thể bảo vệ 100% những người tôi tiếp xúc?”
*Chính phủ: “KHÔNG.”
9. “Nếu tôi gặp phản ứng có hại nghiêm trọng, tác dụng lâu dài (vẫn chưa rõ) hoặc tử vong do vắc-xin thì tôi (hoặc gia đình tôi) có được nhà sản xuất vắc-xin hoặc Chính phủ bồi thường không?”
*Chính phủ: “KHÔNG – chính phủ và các nhà sản xuất vắc-xin hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến loại thuốc thử nghiệm này.”
10. “Nếu tôi tiêm vắc-xin, thì có thể kháng với các biến thể khác của vi rút không?”
*Chính phủ: “KHÔNG.”
(Sưu tầm)
226330533_371828574381601_3945081386311682121_n
236958724_374793217417744_6558328491949479221_n

Posted FB Azalea Vu Sept 12, 2021

Categories
Uncategorized

JOE BIDEN Chui Đầu Vào Ổ Kiến Lửa CALIFORNIA


Categories
Uncategorized

Đóng gạch.


Thời Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhiều máy bay bị ta bắn hạ và bắt sống được nhiều phi công.
18-1625090257587885784204
Gần chỗ trại giam phi công có một xí nghiệp gạch. Việc đóng gạch thủ công rất vất vả. Người đóng gạch phải bê từng cục đất ướt nặng độ 7,8 kg, nhào nhuyễn rồi nện vào cái khuôn gỗ, sau đó dùng dây cắt chỗ đất thừa, rồi nhấc khuôn gỗ ra để có một viên gạch hình chữ nhật, nặng 2 kg. Rất mất thời gian, tốn sức, năng suất rất thấp.
Mấy anh bộ đội canh tù liền bắt các phi công Mỹ đi đóng gạch cho bõ tức. Nhân tiện cải tạo bọn đế quốc.
Phi công Mỹ xin cải tiến kỹ thuật đóng gạch. Ta đồng ý. Họ dùng cưa, đục ít tre gỗ rồi chế một cái máy ép gạch thô sơ. Buộc hai con trâu vào cái đòn cho trâu đi vòng quanh. Gạch cứ đùn ra liền tù tì, vuông đét, đều tăm tắp hơn đóng tay. Năng suất cao.
Tức là cơ khí hóa bằng sức trâu, không cần nhào đất vất vả. Mà trâu thì có sẵn.
Năng suất tăng mấy chục lần, chất lượng tuyệt hảo.
Mấy ông trâu làm việc thay sức của hơn trăm ông người mà không đòi hỏi gì ngoài ít rơm cỏ khô.

imagest
Khi ta trao trả lại phi công cho phía Mỹ. Bác giám đốc xí nghiệp xuýt xoa tiếc:
– Mẹ kiếp, mấy ngàn năm đóng gạch hì hục. Nó làm có ba ngày mà tự động hết trọi. Giữ mấy thằng Mỹ ở lại thì sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước mình xong hết rồi.
Bác bí thơ tỉnh thì bẩu:
– May mà trại giam phi công Mỹ không ở cạnh tỉnh ủy, nếu ở cạnh thì chúng nó cải tiến cả tỉnh ủy thay bằng trâu hết.

(Sưu Tầm)

Categories
Uncategorized

HỌP MẶT BỎ TÚI


Chiều Chủ Nhật July 11, 2021 tại khu shopping Việt Nam Grand Century Mall trên đường Story, San Jose, California, USA.
Một số Cựu Học Sinh Trịnh Hoài Đức đã tình cờ tổ chức họp mặt để hàn huyên tâm sự
Cuộc họp mặt dã chiến ngắn gọn, diễn ra trong vòng thân mật giữa CHS khóa 2 và khóa 4.

212928241_185596850199248_8897270457673961563_n

Từ trái qua phải : vợ chồng THĐ2 Châu Hoàng Anh & Phan Quang Nghiệp , 3 THĐ4 Lê Hữu Nghĩa , Huỳnh Ngọc Châu và Trần Đông Thành . Họp mặt bỏ túi tại Grand Century Mall , San Jose chiều ngày Chúa Nhựt , 11 tháng 7/2021 .

Categories
Sưu Tầm Việt Nam Uncategorized

Vĩnh Biệt Ca Nhạc Sĩ Trường Hải (1938 – 2021)


10694478_800722189987146_5916902305916380970_o-1-750x430

Theo thông tin nhận được từ MC Jimmy Nhật Hà cũng như gia đình thì Ca nhạc sĩ Trường Hải đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ 5 phút sáng Thứ sáu hôm nay, ngày 11 tháng 6 năm 2021. Hưởng thọ 83 tuổi.

Ca nhạc sĩ Trường Hải tên thật là Tạ Trường Hải, sinh ngày 3/10/1938 tại Sóc Trăng, vào năm 18 tuổi thì ông lên Sài Gòn để dấn thân vào con đường văn nghệ. Ca sĩ Trường Hải đã đoạt giải nhì trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ vào năm 1961 của đài phát thanh Sài Gòn với ca khúc “Gặp nhau” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Và sau đó ông được yêu thích với các ca khúc do ông trình bày thành công như Hận Đồ Bàn, Tình Như Mây Khói, Tôi Đưa Em Sang Sông…

10304429_804218819637483_6301755494563420795_n

Nhạc sĩ Trường Hải cùng vợ chồng nhạc sĩ Xuân Tiên (Tác giả ca khúc Hận Đồ Bàn)

Ngoài ra ông cũng là nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc quen thuộc nổi tiếng như : Những Chiều Không Có Em, Mimosa, Tình Ca Người Đi Biển, Nhịp đàn vui… Nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Trường Hải mang tên Còn Nhớ Tôi Không được ông viết để kỷ niệm tình bạn, tình lính cùng nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông đang ở trong quân ngũ và phục vụ ban Văn Nghệ của Quân Vận, ca khúc này được ông bán tác quyền cho trung tâm phát hành Diên Hồng và thu về được $15.000. Được biết rằng ca khúc nổi tiếng Mười Năm Tái Ngộ của nhạc sĩ Thanh Sơn cũng được viết tặng cho người bạn cùng quê và cùng chí hướng là Trường Hải.

Ca khúc tiếp theo của nhạc sĩ Trường Hải là Những Chiều Không Có Em, được ông viết cho mối tình buồn năm 17 tuổi khi ông mới học đệ nhị. Bài hát này được ca sĩ Hùng Cường hát lần đầu và trở thành một hiện tượng, đưa tên tuổi nhạc sĩ Trường Hải đến gần hơn với công chúng yêu nhạc.

Đặc biệt, ông cũng là người thực hiện những cuốn băng nhạc Trường Hải Không Chủ Đề từ trước năm 1975, cũng như đã thực hiện những cuốn băng video đầu tiên tại hải ngoại từ đầu thập niên 1980.

Sau 1975, nhạc sĩ Trường Hải kẹt lại VN và mưu sinh bằng nghề buôn bán nhạc cụ và lưu diễn hát dạo ở các tỉnh miền tây. Thời gian này, tuy cuộc sống ở VN có đôi chút khó khăn nhưng nhạc sĩ Trường Hải vẫn thường tặng đàn guitar cho những người bạn thân hữu của mình. Năm 1979 nhạc sĩ Trường Hải rời Việt Nam đến Nam Dương và sau đó định cư tại Quận Cam năm 1980. Với đầu óc và tầm nhìn kinh doanh tinh tường, chưa đầy 1 năm sau khi sang đến Hoa Kỳ, nhạc sĩ Trường Hải liền lập trung tâm băng nhạc Trường Hải hải ngoại, được coi là trung tâm nhạc sớm nhất, và cũng là nơi đầu tiên sản xuất băng nhạc video tại hải ngoại với 2 cuốn băng mang tên Không 1 và 2 rất ăn khách.

Ban Quản Trị Nhạc Vàng xin thành tâm chia buồn cùng toàn thể gia quyến nhạc sĩ Trường Hải. Và xin cầu nguyện cho linh hồn Giuse Tạ Trường Hải sớm hưởng Thánh Nhan Chúa

Phúc Ben & Nhật Hà.

Categories
Uncategorized

Cựu Giáo Sư và học sinh THĐ họp mặt online trên Zoom ngày 27 tháng 2/2021 .