Categories
Thế Giới

TT Trump giăng ‘mẻ’ lớn: Bắt thống đốc, nghị sĩ Dân chủ, Cộng hòa ‘nhúng chàm’ với ĐCSTQ với tội danh phản quốc


Bình luận Đông Bắc • 00:39, 11/12/20

Những gì TT Trump muốn giải quyết, chính là điều tra cuộc tấn công của Trung Quốc về tài chính, công nghệ, truyền thông, tình báo, tư pháp và cả quân sự. (Tổng hợp)

Theo dõi những biến động trên chính trường Mỹ suốt thời gian qua, các nhà quan sát, chuyên gia trên thế giới đã nhận định rằng, những gì Tổng thống Trump thực sự muốn giải quyết, chính là ông đang làm chủ các cuộc điều tra tấn công nhằm vào nước Mỹ: Từ tài chính, công nghệ, truyền thông, tình báo, tư pháp cho đến quân sự. Gần đây một loạt các quan chức Mỹ bị cáo buộc làm “tay trong” cho ĐCSTQ chắc chắn không phải là ngẫu nhiên…

Đường đến… Tòa án binh

Thời gian vừa qua, nhóm pháp lý của Tổng thống Trump và các luật sư như Lin Wood, Sidney Powell liên tục “điểm danh” ĐCSTQ đứng đằng sau thao túng cuộc bầu cử Mỹ, trong đó họ tuyên bố đã nắm trong tay bằng chứng  về việc ĐCSTQ đã “rót” 400 triệu USD cho Dominion thông qua Ngân hàng UBS Securities, và nhiều quan chức Mỹ đã “đi đêm” với chế độ độc tài này. 

Chuyên gia Kinh tế Wu Jialong (Đài Loan) cho biết, ông đột nhiên nhận ra rằng chiến lược tấn công chủ chốt của Tổng thống Trump không phải là con đường dẫn đến Tối cao Pháp viện, mà chính là tòa án quân sự! Bởi vì chứng cứ mà Tổng thống Trump cần, không phải là để chứng minh Joe Biden và đồng đảng Dân chủ đang tiến hành gian lận bầu cử, mà là để chứng minh các đảng viên Dân chủ tham nhũng, cấu kết với nước ngoài muốn lật đổ chính phủ được bầu cử hợp pháp. Chính là họ đang thực hiện một cuộc đảo chính và đó là tội “phản quốc”. 

Quan trọng hơn, Tổng thống Trump muốn vạch trần thế lực nước ngoài là ĐCSTQ trong việc can dự và tham gia vào cuộc chính biến này, đồng nghĩa với việc chứng minh ĐCSTQ đã phát động một cuộc chiến tranh chống lại nước Mỹ.

Trả lời phóng viên tại Nhà Trắng ngày 7/12, Tổng thống Trump nhắn nhủ rằng, sẽ “có nhiều sự kiện lớn” xảy ra trong vài tuần kế tiếp.

Ngày 8/12, xuất hiện thông tin rúng động: Một nữ điệp viên Trung Quốc bị tình nghi có mối quan hệ “thân thiết” với nhiều chính trị gia Dân chủ, nổi bật trong đó có dân biểu California, và là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ – Eric Swalwell. 

Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Theo cựu quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grenell, ông cho biết còn nhiều vụ hơn thế nữa vẫn chưa được hé lộ. Điều đáng nói là trong ngày 8/12 đó, câu chuyện “tình tiền” giữa nữ điệp viên Trung Quốc và Đảng viên Đảng Dân chủ chỉ xếp thứ 15 trong bản tin sáng của các kênh truyền thông dòng chính, và hầu hết đều không đề cập đến cái tên: Eric Swalwell.

Image

  Richard Grenell chỉ ra sự thông đồng công khai, trắng trợn giữa Đảng Dân chủ và Truyền thông dòng chính cùng Big Media đã che giấu vụ bê bối “tình dục – gián điệp” của Eric Swalwell khỏi “tai mắt” của người dân Mỹ, cũng như tích cực bảo vệ vụ bê bối tránh xa các cuộc điều tra như thường thấy. Cách thức này được áp dụng giống hệt với vụ bê bối ổ cứng máy tính địa ngục của Hunter Biden. 

Cùng ngày hôm đó, người dẫn chương trình Tucker Carlson (Fox News) đã tiết lộ đoạn video cho thấy một giáo sư người Trung Quốc hé lộ rằng, ĐCSTQ đã được trợ giúp bởi những người ở “bên trong vòng tròn quyền lực cốt lõi của nước Mỹ”. 

Riêng Tổng thống Trump dường như khá “kín tiếng”, ông không bình luận mà chỉ retweet video của Fox News: 

Có thể phỏng đoán, chính quyền Tổng thống Trump đã bắt đầu “nhỏ giọt” ra các bằng chứng tham nhũng của giới chính trị gia Mỹ, cộng thêm các bằng chứng nội gián, tiếp tay cho kẻ thù là ĐCSTQ để hủy diệt nước Mỹ.

Một trong số những gương mặt “kỳ cựu” đình đám có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ mà Big Media bưng bít sẽ sớm được “điểm danh”:

Thượng nghị sĩ – Cựu chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Dianne Feinstein 

Năm 2013, FBI thông báo cho bà Dianne Feinstein rằng, họ đang theo dõi một người đàn ông ở San Francisco bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc. Người đàn ông đó lại chính là tài xế riêng của bà Feinstein.
Năm 2013, FBI thông báo cho bà Dianne Feinstein rằng, họ đang theo dõi một người đàn ông ở San Francisco bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc. Người đàn ông đó lại chính là tài xế riêng của bà Feinstein. (Chụp màn hình)

Khi các phương tiện truyền thông và các chính trị gia Dân chủ đang nỗ lực đẩy lên cao trào thuyết  “thông đồng” với Nga, nhằm đổ vấy tội cho Tổng thống Trump, thì họ lại lờ đi một câu chuyện mang tầm ảnh hưởng an ninh quốc gia trọng đại, có liên quan đến một thượng nghị sĩ Dân chủ cấp cao có quyền truy cập vào dữ liệu tình báo nhạy cảm nhất của nước Mỹ.

Đó chính là thượng nghị sĩ của bang California, và là cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện: Dianne Feinstein. Năm 2013, FBI thông báo cho bà Dianne Feinstein rằng, họ đang theo dõi một người đàn ông ở San Francisco bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc. Người đàn ông đó lại chính là tài xế riêng của bà Feinstein. Thời điểm đó, Dianne Feinstein đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện. 

Tờ Daily Caller phát hiện ra rằng, một nhân viên của thượng nghị sĩ Feinstein là Russell Lowe, có tên trong danh sách bảng lương của bà thượng nghị sĩ, đã từng đảm nhận phụ trách văn phòng của bà vào năm 2013 trước khi ông ta bị cho nghỉ việc. Điều này trùng hợp với việc bà Feinstein sa thải người tài xế riêng gốc Trung Quốc của bà. Tuy nhiên, mãi đến năm 2018 vụ việc này mới được hé lộ trên một số tờ báo.

Năm 2018, Tổng thống Trump từng tweet, ngụ ý bà Dianne Feinstein đã đạo đức giả, khi bà – với tư cách là nhân vật chủ chốt của Ủy ban Tình báo Thượng viện đã đẩy mạnh điều tra vụ thông đồng “Nga -Trump”, trong khi chính bà lại “nuôi dưỡng” một điệp viên Trung Quốc nằm vùng ngay tại chính văn phòng của bà tại Bay Area trong suốt gần 20 năm. Thậm chí anh ta cùng bà Feinstein thường xuyên giao lưu với các quan chức Trung Quốc, và đôi khi thay mặt bà tham dự một số sự vụ tại lãnh sự quán Trung Quốc. 

Hơn 40 năm qua, không có chính trị gia nào ở Mỹ có thể duy trì mối quan hệ thân thiện, lâu dài với lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ hơn thượng nghị sĩ Feinstein, kể từ khi Mỹ-Trung chớm nở “tình bạn” ngoại giao vào năm 1979. 

Trong những năm 1980, với tư cách là thị trưởng của San Francisco, bà Feinstein đã hun đúc một tình bạn thân thiết với Thị trưởng Thượng Hải khi ấy là Giang Trạch Dân. Đây cũng là mối quan hệ sớm nhất và bền vững nhất trong lịch sử quan hệ Mỹ-Trung cho đến tận ngày nay.  

Trong khi bà Feinstein thăng tiến tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, rồi tiếp đến là Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, thì Giang Trạch Dân cũng “vụt sáng” trở thành lãnh đạo cao cấp nhất: Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tổng Bí thư ĐCSTQ, và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

Dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã khởi xướng các cuộc đàn áp bắt bớ, giam hãm, giết chóc tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ… Bất chấp các chính sách tàn bạo này, Feinstein vẫn giữ tình bạn “keo sơn” với Giang Trạch Dân, và hai bên thường xuyên qua lại thăm nhau. Như việc Giang Trạch Dân từng dự Lễ Tạ ơn ở San Francisco với gia đình Feinstein, và ngược lại bà Feinstein thường “dẫn theo” chồng – nhà đầu tư Richard Blum tới thăm Trung Quốc nhiều lần. 

Năm 1986, Giang Trạch Dân đã dành một “suất” vị trí giám đốc tài chính của tập đoàn Shanghai Pacific Partners cho chồng bà Feinstein. Vào thời điểm đó, đây là vị trí duy nhất do người nước ngoài nắm giữ tại Trung Quốc. 

Năm 1992, khi “lọt” được vào Thượng viện Mỹ và đảm nhận các vị trí chính trị chủ chốt tại Quốc hội Mỹ, kể từ đó thượng nghị sĩ Feinstein đã giúp củng cố các mối quan hệ bền vững hơn với ĐCSTQ, và đẩy mạnh thực thi một đường lối quan hệ ôn hòa trước những vi phạm nhân quyền tàn bạo của quốc gia độc tài này.

Chồng của bà cũng gặt hái được nhiều nguồn lợi khổng lồ khi người vợ thăng tiến trong sự nghiệp chính trị, và tất nhiên từ vị trí đặc quyền của gia đình Feinstein với chế độ ĐCSTQ, đã giúp ông có thêm vô số cơ hội đầu tư.

Thống đốc bang California: Gavin Newsom

Những chi tiết bẩn thỉu về các giao dịch của Thống đốc California Gavin Newsom với ĐCSTQ dần được hé lộ, bao gồm tiết lộ gây sốc: Newsom đã âm thầm chuyển hàng trăm triệu đô la tiền thuế của người dân Mỹ cho ĐCSTQ để đổi lấy sự ủng hộ chính trị của Bắc Kinh. 

Với việc đóng cửa nền kinh tế tiểu bang lấy “cớ” vì COVID-19, California đang lâm cảnh vỡ nợ và trên bờ vực sụp đổ kinh tế hoàn toàn. Thống đốc Newsom dường như đã tạo ra một thỏa thuận “sân sau” với giới lãnh đạo ĐCSTQ, trong đó bao gồm việc Bắc Kinh giữ cho California thịnh vượng giả tạo, cũng như đảm bảo cho cái “ghế” thống đốc của ông ta. 

Ngày 3/7/2020, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã bắt giữ một lô hàng gồm hơn 10.000 bộ phận nâng cấp tự động có khả năng chuyển từ súng trường bán tự động thành vũ khí tự động. Tất cả lô hàng này đều có nguồn gốc từ Thâm Quyến (Trung Quốc). 

Chính quyền Tổng thống Trump đã nhiều lần cáo buộc ĐCSTQ đứng sau ủng hộ, và thậm chí có thể hỗ trợ tài chính cho nhóm khủng bố Black Lives Matter và Antifa, để thực hiện các cuộc phá hoại tài sản và bắn chết người dân Mỹ vô tội. Nói cách khác, sự bất ổn mà các nhóm bạo loạn này gây ra đều nằm trong kế hoạch của ĐCSTQ. 

Thống đốc Newsom có vẻ là một chính trị gia “phù hợp” với ý muốn của Bắc Kinh khi ông ta đã biến California thành một cảng nhập cảnh vũ khí “lậu”, và các thiết bị quân sự khác để chuẩn bị cho một cuộc “nội chiến” thứ hai đã được lên kế hoạch cho nước Mỹ khi Tổng thống Trump tái đắc cử. 

Và sự thật tệ hại là, thống đốc Newsom đã “rửa tiền” bằng cách chuyển tiền cho Trung Quốc dưới chiêu bài mua “trang thiết bị COVID-19”. Tháng 4/2020, ngay cả các phương tiện truyền thông dòng chính cũng đặt nghi vấn về việc thống đốc California đã chuyển nửa tỷ đô la cho một công ty ô tô điện ở Trung Quốc lấy danh nghĩa là mua “khẩu trang N-95”. Quyết định này đã không được đưa ra nghị viện California để biểu quyết, phê chuẩn, và khi bị thúc ép phải trưng ra chi tiết của bản thỏa thuận, thống đốc Newsom đã từ chối cung cấp. 

Nửa tỷ đô la này chỉ là đợt đầu tiên trong lô hàng trị giá cả tỷ đô la được gửi đến Trung Quốc để mua khẩu trang cho người dân California, nhưng có một sự thật là lô hàng này chưa từng cập cảng Mỹ. Theo phóng viên độc lập Mike Adams, “đó là bởi vì một tỷ đô la không phải để mua khẩu trang. Đó là một phần của hoạt động rửa tiền quy mô lớn nhằm chuyển tiền sang Trung Quốc, để từ đó Trung Quốc có thể chuyển tiền và vũ khí trở lại cho thống đốc Newsom, để chuẩn bị cho cuộc “nội chiến” mà những người cánh tả cấp tiến ấp ủ phát động”.

Thống đốc bang Georgia: Brian Kemp

Thống đốc Brian Kemp đã tạo hẳn một trang web bằng tiếng Trung, trong đó có một video cho thấy ông đang đứng trước lá cờ đỏ của ĐCSTQ, mời chào các công ty Trung Quốc đầu tư vào tiểu bang Georgia.

Brian Kemp cũng chính là Thống đốc “Cộng hòa” muốn Joe Biden lên làm Tổng thống đến nỗi ông đã từ chối mọi cuộc điều tra, cáo buộc gian lận cử tri tràn lan ở tiểu bang của mình.

Trong video, thống đốc Brian Kemp nói: “Trung Quốc là nguồn nhập khẩu hàng đầu. Chúng tôi chào đón hàng nghìn du khách Trung Quốc mỗi năm đến tiểu bang, và chúng tôi không ngừng hỗ trợ các công ty Trung Quốc phát triển các cơ hội mới tại đây”

Đáp lại, Luật sư Lin Wood tweet: “Thống đốc Kemp, có rất nhiều câu hỏi cần ông trả lời” 

Và cũng giống như thống đốc California, ông Brian Kemp bị cáo buộc rửa tiền bằng cách mua trang thiết bị COVID-19. Vào ngày 20/11/2020, luật sư Lin Wood đã mở đầu cuộc phỏng vấn bằng câu nói: “Có thứ gì đó đang thối rữa ở Georgia!”.

“Tôi là một luật sư chuyên nhận các vụ về phỉ báng. Tôi tuyên bố công khai rằng thống đốc Georgia Brian Kemp và Bộ trưởng nội vụ Raffensperger tham nhũng và họ đã lấy tiền từ người Trung Quốc trong một thỏa thuận mua trang thiết bị COVID và trong thỏa thuận (mua máy) bỏ phiếu Dominion. Tôi cá với quý vị là dù thế nào thì Brian Kemp sẽ không kiện tôi vì tội phỉ báng. Bởi vì ông ta biết nếu ông ta làm vậy, ông ta sẽ ra tòa, và tôi sẽ chứng minh rằng ông ta đã làm điều đó, đó là sự thật”.

https://www.brighteon.com/embed/cc528344-8f39-46f4-bbbd-09f895ef389f Tổng thống Trump cũng tweet chỉ trích Thống đốc Kemp vào ngày 7/12 khi ông ta “nuốt lời” từ chối xác minh chữ ký trên lá phiếu:  “Anh chàng này bị làm sao vậy? Ông ta đang che giấu điều gì? ”

Ngược dòng thời gian, ngày 12/7/2019, Thống đốc Brian Kemp đã từng gặp Tổng lãnh sự Houston Li Qiangmin tại Lãnh sự quán, và cũng là ổ gián điệp của ĐCSTQ ở Houston. 17 ngày sau, vào ngày 29/7/2019, ông ta đã ký bỏ thầu cho hệ thống bỏ phiếu Dominion. Liệu đây có phải là sự trùng hợp? 

Một “ổ” quan chức Dân chủ tham nhũng và phản quốc

Truyền thông dòng chính và các ông lớn ở thung lũng Silicon cố gắng bắt cả nước Mỹ tin rằng gia đình Biden là một gia đình Mỹ điển hình, làm việc chăm chỉ và có những người con thông minh, ngoan ngoãn. Nhưng sự thật đây là một gia đình tham nhũng, loạn luân và trên hết là cấu kết “làm ăn” với kẻ thù nước Mỹ: ĐCSTQ 

Ổ cứng máy tính của Hunter Biden không chỉ có rất nhiều hình ảnh nghiện tình dục, ma túy, hợp đồng làm ăn cấu kết với nước ngoài, mà còn chứa kho tài liệu tối mật, bao gồm email và số điện thoại di động của Joe Biden, của gia đình nhà Bill Clinton, nhân viên mật vụ và hầu hết các quan chức trong chính quyền Barack Obama, lên tới 1.500 số điện thoại. Các email trong ổ cứng máy tính của Hunter Biden cũng cho thấy các đảng viên cấp cao của Đảng Dân chủ đều được nhắm vào các mục tiêu làm ăn trong “đường dây” liên doanh Mỹ – Trung.

Các email trong ổ cứng máy tính của Hunter Biden cũng cho thấy các đảng viên cấp cao của Đảng Dân chủ đều được nhắm vào các mục tiêu làm ăn trong “đường dây” liên doanh Mỹ – Trung. 

Bằng chứng là đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden là Tony Bobulinski đã cung cấp một email vào tháng 5/2017 từ James Biden – anh trai của Joe Biden, gửi cho Tony Bobulinski, Hunter Biden và một số người khác. Trong email, James Biden đưa ra đề xuất nhắm mục tiêu các chính trị gia nổi tiếng của Đảng Dân chủ như là “các mối liên hệ quan trọng trong nước” cho liên doanh Mỹ-Trung của họ.

Các thành viên Đảng Dân chủ cấp cao này bao gồm Thống đốc New York Andrew Cuomo, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand, và Thị trưởng Thành phố New York Bill de Blasio.

Một số chính trị gia khác của Đảng Dân chủ cũng được đề cập đến, bao gồm Thượng nghị sĩ Kamala Harris (California), Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (California), Thống đốc Gavin Newsom (California). 

Một email khác được cho là đã liệt kê các mối liên hệ nước ngoài có thể có lợi cho liên doanh, bao gồm các nhà lãnh đạo ở Colombia, Argentina và Ireland cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tỷ phú Ấn Độ và Mexico có liên hệ làm ăn mật thiết với ĐCSTQ. 

Việc dân biểu California và là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện – Eric Swalwell “tằng tịu” với một nữ điệp viên Trung Quốc nằm vùng suốt từ năm 2011 đến 2015, vừa bị khui ra vào ngày 8/12 vừa qua thực chất không phải là một tin mới lạ…

ĐCSTQ vô tình “hại chết” đồng minh Đảng Dân chủ

Không ai có thể ngờ rằng, một video được đăng trên mạng xã hội Trung Quốc vào ngày 28/11 vừa qua đã khiến những ai trót “nghiện” đồng nhân dân tệ tại Mỹ phải lo sốt vó. Người dẫn chương trình Tucker Carlson (Fox News) đã kịp lưu lại video này trước khi ĐCSTQ ra tay làm nó biến mất. 

Video đã tiết lộ một SỰ THẬT gây chấn động, qua lời của vị giáo sư Địch Đông Thăng của trường Đại học Nhân dân (Bắc Kinh). Ông ta đã “vô tình” tiết lộ rất nhiều bí mật động trời trước các cử tọa tại một diễn đàn kinh tế ở Trung Quốc như sau: 

“Chính quyền Trump đang trong cuộc thương chiến với chúng ta. Vậy thì tại sao chúng ta lại không thể thao túng được chính quyền Trump? Tại sao trước đây từ năm 1992 đến năm 2016, Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết ổn thỏa tất cả các vấn đề.

Bất kể mâu thuẫn đó là gì, từ sự kiện tàu Yinhe của Trung Quốc chở vũ khí hóa học tới Iran đến vụ đánh bom tại sứ quán. Tất cả các vấn đề đều được giải quyết một cách êm đẹp. Giống như một cặp vợ chồng mâu thuẫn ở đầu giường, nhưng lại làm lành ở ngay cuối giường.

Chúng ta đã giải quyết tất cả các mâu thuẫn. Lý do là gì? Tôi sẽ tiết lộ một điều chấn động ngay tại đây.

Đó là bởi vì CHÚNG TA CÓ “TAY TRONG”, Ở CẤP CAO NHẤT TRONG HỆ THỐNG QUYỀN LỰC CỦA MỸ.

Trong vòng 30-40 năm qua, chúng ta đã lợi dụng những lực lượng cốt lõi bên trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Như tôi đã nói, kể từ những năm 1970, Phố Wall có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.

Vậy chúng ta đã có kênh để lợi dụng. Nhưng vấn đề xuất hiện vào năm 2008, vị thế của Phố Wall đã giảm sút. Và quan trọng hơn nữa, đó là kể từ sau năm 2016, Phố Wall không thể THAO TÚNG TRUMP?

Tại sao lại như vậy? Nó rất lạ phải không? Trong quãng thời gian xảy ra thương chiến, Phố Wall cũng đã cố giúp (ĐCSTQ). Tôi biết điều đó, bạn bè của tôi bên Mỹ đã nói với tôi rằng: Họ đã cố giúp Trung Quốc. Nhưng họ đã không làm được gì nhiều.

Giờ chúng ta thấy Joe Biden đã được bầu làm Tổng thống. Giới siêu giàu, giới chính trị và thế lực ngầm (Mỹ) đã ra tay. Họ có quan hệ rất mật thiết với Phố Wall. Như vậy quý vị đã hiểu rồi, đúng không?

Trump nói rằng, con trai của Joe Biden đã xây dựng được một số cơ sở quan hệ trên toàn cầu. Quý vị cũng đã từng nghe việc này phải không? Vậy thì ai đã giúp con trai Joe Biden xây dựng những quan hệ này. Quý vị hiểu đúng không?

Có rất nhiều chi tiết bên trong chuyện này. Vậy nên tại thời điểm đó, chúng ta đã lợi dụng những mối quan hệ này để hành sự. Đó chính là lý do tại sao Trung Quốc thao túng công ty Dominion để thay đổi kết quả bầu cử. Đồng thời in hàng tấn phiếu giả để chuyển sang Mỹ. 

Đó chính là lý do tại sao chúng ta không còn nghe bất kỳ thông tin nào về vụ bê bối của Hunter Biden. Và đó cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc lại rót nhiều triệu đô la rồi nhiều tỷ đô la cho gia đình Biden.

Mục đích cuối cùng là dựng Joe Biden lên làm Tổng thống Mỹ để dễ bề thao túng!

Source :
https://www.ntdvn.com/the-gioi/trump-giang-me-lon-bat-thong-doc-nghi-si-dan-chu-cong-hoa-114668.html?fbclid=IwAR3M0TxWNuUa_qXkQCjHd-V1bEYMiRo4LzAD1z5GuvcWX4j_tQwAhSGUu-M

https://www.ntdvn.com/the-gioi/trump-giang-me-lon-bat-thong-doc-nghi-si-dan-chu-cong-hoa-114668.html/page/2

Categories
Chuyện ngắn

Em tôi


PHAN NHẬT NAM

Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn.Năm em vừa tròn năm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy hiệu trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết quả là tôi đã đỗ được bằng tiểu học năm đó.

Vào lớp đệ thất trường Phan Châu Trinh, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm đệ ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng Trung học. Đến niên học đệ tam thì tôi đã bắt kịp đám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với đám bạn ngày xưa. Đây là giai đoạn mà tôi cần tiền để mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp thì mặc sao cũng được, nhưng bây giờ đã lên đệ nhị cấp rồi, đã bắt đầu biết đỏ mặt khi nhìn những đứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng đã biết theo bạn tập uống café, phì phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không đủ, tôi bắt đầu công việc kèm trẻ tư gia để kiếm thêm tiền. Học trò của tôi là mấy cô cậu đệ thất đệ lục, nghĩa là cũng chỉ thua tôi vài tuổi. Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về căn nhà nhỏ, căn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra đi.

Hết năm đệ tam, tôi nộp đơn thi Tú tài phần nhất. Tôi đậu bình thứ. Một lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của mình, tôi biết mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần đây mẹ trở bệnh hoài, mỗi sáng mẹ lục đục dậy thật sớm nấu cơm để dành cho anh em tôi, rồi lặng lẽ mang đôi quang gánh lên vai, những tối ngồi trầm ngâm bên ánh đèn dầu nhìn anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở mình húng hắng ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em, tôi càng học như điên, như cuồng. Tôi ước gì Bộ Giáo dục cho tôi thi hai bằng tú tài cùng một lúc. Nhìn mái tóc mẹ đã lớm chớm sợi bạc, nhìn lưng mẹ mỗi ngày mỗi như còng xuống, nhìn hai vai gầy của mẹ mà lòng quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở…

Em đã bắt đầu tuổi lớn, đã bắt đầu tuổi mộng mơ con gái, đã bắt đầu bước vào “tuổi ngọc”, nhưng tội nghiệp, biết nhà mình nghèo, biết mẹ mình buôn thúng bán bưng, biết anh mình vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai đoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay đổi. Em lớn lên thiếu tình của bố, nên tôi “quyền huynh thế phụ”. Nhiều lúc nhìn mẹ, nhìn em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra đi.

Tôi thi đỗ Tú tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Đại học Văn Khoa. Mẹ ở một mình với em ở Đà Nẵng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe đò về thăm mẹ và em, đến sáng thứ hai trở lại trường. Ở Huế, tôi tiếp tục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm được, tôi phụ mẹ nuôi em.

Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát cháo hành. Khuya đó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế.

Lật đật trở vào Đà Nẵng bằng chuyến xe đò chót. Trời tối đã lâu, không kịp ăn uống, từ bến xe tôi đi thẳng đến bệnh viện. Trong căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, còn em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường. Đứng yên lặng nhìn mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khóe mắt vẫn còn long lanh giọt lệ, tôi nghe lòng mình quặn thắt.

Đánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và òa lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra văn phòng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị đứt một tĩnh mạch ở đầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nhìn em, đôi mắt xót xa.

Tối đó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đã ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong lòng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nhìn mẹ nằm im lìm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với mình đừng khóc, đừng khóc…. nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai dòng nước mắt chảy nhạt nhòa trên má.

Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại để trăn trối với hai con một lời gì. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ giã từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào lòng mình miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi… Em khóc lặng lẽ, áp mình vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẫm cả vạt áo mẹ bạc màu. Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim, tôi ngồi bất động nhìn mẹ, nhìn em, lòng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi…

Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. Còn lòng dạ nào mà học nữa. Nhưng em thì phải trở lại trường. Bán đi căn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi đưa hết số tiền cho mẹ của Minh, một người bạn thân tôi. Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi, cùng lớp với em. Tôi gửi em đến đó ở và đi học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn dò em đủ điều. Số tiền tôi gửi cho mẹ Minh đủ để trả tiền ăn ở của em trong hai ba năm. Tôi còn đưa thêm cho em một ít để em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với lòng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn đời.

Tôi vào trường Võ bị Đà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gửi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao giờ giấu tôi một điều gì dù nhỏ bé. Em ngoan ngoãn vâng lời. Mỗi năm tôi được về phép một lần, hai anh em quấn quýt không rời. Tôi đưa em đi thăm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tròng.

Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nhìn nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xăm buồn hiu hắt. Bình thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ quá sớm và anh lại ở xa đã làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn còn có Hân. Lễ mãn khóa của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đã thi đỗ vào trường Sư phạm Qui Nhơn, hai năm nữa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hãnh diện giới thiệu em và Hân với các bạn mình. Nhìn dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy lòng mình rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đã trưởng thành và đã nên người.

Ra trường, tôi chọn binh chủng nhảy dù, có lẽ cũng chỉ vì tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường sư phạm. Tôi thấy mình yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của mình để trả tiền phòng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn. Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em đã làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhỡ có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô tình, nếu nhỡ.

Hai năm em học Sư phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ đã là một cô giáo trẻ. Em được đổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xã Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi đến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng. Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một sĩ quan Hải quân đồn trú ở Phan Rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ còn có mỗi một mẹ già.

Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới được về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm. Tôi giấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lễ nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đăng trên các báo và tạp chí.

Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay băng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết đâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ được về làm việc hậu cứ. Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thăm. Thoạt nhìn, tôi đã có cảm tình với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lễ ở Phan Rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ăn sáng, trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ gì ăn đó đợi giờ ba cô giáo đi dạy học về. Buổi tối, em đi ngủ sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly café, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của mình. Những hình ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim cũ quay chầm chậm. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh…

Bảy ngày phép cũng trôi nhanh. Tôi trở về Sài Gòn, lòng cảm thấy vui và nhẹ nhàng vì đã có dịp gặp Tuấn. Tôi tin Tuấn sẽ không làm khổ em. Ba tuần sau, tôi nhận được thư Tuấn, trong thư Tuấn kể về gia đình mặc dù tôi đã nghe em kể trong các lá thư. Tuấn muốn tiến tới với em. Tuấn xin phép được đưa mẹ Tuấn đến gặp tôi. Tuấn hứa là sẽ săn sóc và thương yêu em. Đọc thư Tuấn tôi ứa nước mắt vì mừng. Mừng cho em may mắn không gặp những trắc trở trên đường tình ái, mừng cho em gặp được một người chồng hiền hậu. Tôi viết thư cho em và Tuấn, bảo hai em lo thế nào cho tiện, chỉ cố làm sao cho giản đơn vì cả hai đứa cùng nghèo.

Bốn tháng sau, Tuấn và em làm đám cưới, nhà gái ngoài tôi còn có thêm mấy thằng bạn trong đơn vị, ông hiệu trưởng, thầy cô giáo và rất đông học trò. Nhà trai ngoài mẹ Tuấn, mấy gia đình anh chị họ còn thêm một số bạn bè Hải quân cùng đơn vị. Nhìn em xúng xính trong bộ đồ cưới, tươi cười đứng bên cạnh Tuấn, tôi gọi thầm mẹ ơi, mẹ ơi, về đây dự đám cưới của em.

Tôi theo đơn vị lội thêm hai năm nữa ở vùng giới tuyến, thì “tai nạn” xảy ra. Trong một lúc nóng giận vì thấy ông xếp của mình sao ngu và bẩn quá, tôi không giữ được lời và đã xúc phạm đến ông, kết quả là tôi bị đưa ra hội đồng kỷ luật và tống ra khỏi binh chủng nhảy dù.

Sau một thời gian ba chìm bảy nổi, tôi đổi về Cục Tâm lý chiến, thời gian này tôi đã khá nổi tiếng, những bút ký chiến trường về Tết Mậu Thân, Bình Long, An Lộc… đã làm vinh danh binh chủng cũ của tôi. Tôi được giải thưởng văn học với bút ký “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Tiền thưởng và tiền bán sách tôi gửi hết cho em. Tuấn và em dùng tiền này mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Phan Rang, gần trường em dạy.

Mới ngày nào đó còn thẹn thùng nấp bên vai Tuấn mà bây giờ em đã mấy con. Mỗi dịp rảnh rỗi, tôi lại ra Phan Rang ở chơi với em, với cháu. Tôi ôm cháu, hôn vào hai má phúng phính, hít vào phổi mùi thơm của trẻ thơ mà thấy lòng mình dịu lại, những cay đắng, cực nhọc của đời theo tiếng cười lanh lảnh giòn tan của cháu mà bay xa, bay xa. Tôi nhìn hai vợ chồng em, nhìn bầy cháu nhỏ lẫm chẫm quây quần bên chân mẹ mà lòng vừa vui mừng vừa hãnh diện. Tôi ao ước mẹ tôi nhìn thấy được cảnh này.

Biến cố tháng 4/75 tới như một định mệnh oan nghiệt, cả Tuấn và tôi đều phải ra trình diện cải tạo. Em ở lại một mình với một bầy con nhỏ, đứa lớn nhất chưa đầy sáu tuổi và đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ. Trong trại, tôi cứ đứt ruột nghĩ về em và bầy cháu nhỏ. Mẹ của Tuấn đã quá già, làm sao lo phụ với em đây. Rồi em còn phải lo lắng về số phận chồng, số phận anh. Tôi quay quắt như ngồi trên đống lửa, tôi nghĩ đến lời hứa với vong hồn mẹ hôm nào mà lòng đau như xé, con đã thất hứa với mẹ, mẹ ơi, con đang ở đây tù tội thì làm sao lo được cho em…

Năm 76 tôi bị đưa ra Bắc. Tôi mất liên lạc với em và Tuấn từ tháng 5/75. Làm sao em biết tôi ở đâu mà thư từ thăm gửi. Không biết em có biết Tuấn ở đâu không, trại tù mọc lên như nấm từ Nam ra Bắc. Hồi còn ở trong Nam, từ Trảng Lớn, qua Suối Máu, đâu đâu tôi cũng cố dò hỏi tin Tuấn nhưng vô hiệu. Tù nhân đông quá…

Trại cải tạo Sơn La, sau đợt cho viết thư về gia đình đầu tiên, ba tháng sau tôi nhận được thư em. Thư em đến tay tôi vào giữa năm 77. Hơn 2 năm 1 tháng tôi mới nhìn lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nhòa. Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn bình an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm vì cụ đã quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em đặt tên Tâm, Trần Thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù.

Gần cuối thư, em báo tin là bố còn sống và hồi đầu năm 76 có tìm đến gặp em, làm sao bố tìm ra địa chỉ thì em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên mình. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tròn ba tuổi, hơn hai mươi năm sau gặp lại làm sao em nhận được, bố xoa đầu đám cháu ngoại đang trố mắt nhìn người đàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bị giam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói gì. Bố cho hay là bố đang có gia đình ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái. Đứa trai lớn nhất thua em bốn tuổi.

Bố mang vào cho em hai mươi ký gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi trở về Hà Nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-cassette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hứa sẽ đến thăm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc đến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy.

Tôi đọc thư lòng thấy phân vân, tôi cũng như em, không hình dung ra nổi bố tôi hình dáng mặt mũi ra sao, hai mươi mấy năm, tôi tưởng bố tôi đã chết.

Tháng 12 năm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố đến thăm tôi. Đứng trong văn phòng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy trưởng trại tiết lộ về địa vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu gì đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nhìn người đàn ông xa lạ.

Bố đến bắt tay tôi, tự xưng tên mình, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đã gặp em ở Phan Rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông đã biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc văn tôi. Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng, bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo đó là đường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm được khoan hồng. Tôi nhìn vào mắt bố, lòng thấy dửng dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán mình.

Đó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi năm là thế đấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái gì đó ngăn cách, có cái gì đó phân chia, có cái gì đó tôi không hiểu và không diễn tả được. Bây giờ tôi hiểu vì sao cái tin quan trọng đến thế mà em lại chỉ đề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư.

Lần đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc.

Tháng 12/78, chuyển trại lên Yên Bái, tôi nhận thêm được hai lá thư của em, trong bức thư gần nhất, em viết vào tháng 8/78. Em cho hay tình trạng rất khó khăn, phụ cấp đi dạy không đủ nuôi một mẹ già và bốn con thơ, em đã bán lần mòn hết những đồ trang sức và luôn cả những đồ vật trong nhà. Em vẫn chưa đi thăm nuôi Tuấn được một lần nào. Không thể để bốn cháu nhỏ ở nhà cho bà nội vì cụ bây giờ đã quá yếu, mỗi buổi ăn, Uyên, cháu lớn phải đút cho bà. Ngoài ra, mỗi tối, từ lúc chạng vạng em và Hoàng, hai mẹ con phải ra đầu ngõ, ngồi bán bắp nướng đến khuya để kiếm thêm tiền đong gạo. Em than là dạo này mất ngủ, sức khỏe yếu lắm, em sợ nhỡ có mệnh hệ nào…

Tôi thẫn thờ cả buổi vì bức thư em, ngày xưa tôi chỉ lo cho có mỗi mình em, còn bây giờ em phải lo cho bốn đứa con thơ và một mẹ già, kể luôn người chồng và ông anh đang tù tội là bảy, bảy cây thập giá đời đang đè nặng lên đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của em. Tôi viết thư về an ủi, khuyên em cố gắng, tôi vỗ về em là có thể Tuấn sẽ được tha về sớm với em, với cháu, vì Tuấn đi hải quân và lon còn thấp, không có tội với cách mạng nhiều. Rồi tôi viết thêm cho em hai ba lá thư nữa mà vẫn không thấy hồi âm. Lòng tôi cồn cào, nóng như lửa đốt, những ngày dài tù tội, tôi không nghĩ đến cái đói, cái khổ của mình mà chỉ nghĩ đến em và mấy cháu, không biết giờ này, em và bốn cháu thơ dại đang có gì ăn?

Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thăm nuôi kể lại, rằng ở Phan Rang có một chị có chồng đang đi cải tạo, chị chết đi, để lại bốn con thơ, đứa bé nhất mới lên ba, còn đứa lớn nhất chưa đầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm thì người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang đi tù cải tạo ở đâu đó trong Nam. Người chồng, trung úy hải quân trước cũng đóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, hải quân, trung úy Trần Nguyên Tuấn.

Tôi thấy đất trời đảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc đứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng người nói lao xao. Tôi không nghe gì hết, tai tôi lùng bùng, mắt tôi mờ đi, tôi đang nhìn thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa đầy ba tuổi đang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa đủ chín tuổi đang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai đứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác đứng nhìn. Trời tháng 6 mùa hè Yên Bái mà sao tôi thấy thân mình lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hóa đá, tôi không còn cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nhòa, chập chờn. Em của tôi, đứa em côi cút của tôi…

Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du..

PHAN NHẬT NAM

Categories
Chuyện ngắn

Hạt Tình Hồi Sinh


Tràm Cà Mau

Cái tin mụ Ty sắp lấy chồng Việt Kiều, truyền miệng loan đi nhanh như gió, làm chấn động cả mấy làng trong huyện Triệu Phong. Không ai tin là chuyện thật, người ta công khai xôn xao bàn tán. Nhưng cái tin nầy đã làm nức lòng và lên tinh thần đám đàn bà goá, và các cô gái muộn chồng trong cả tỉnh.

Mụ Ty đã già khú đế, trên sáu mươi tuổi rồi, xấu xí ốm o, khô đét vì đói ăn nhiều năm, chỉ còn da bọc xương, răng cái còn cái mất, lại mù loà, dơ dáy, nghèo rớt mùng tơi, có thời đi ăn xin. Thế mà có Việt Kiều ở Mỹ về xin cưới.

Câu chuyện gần như hoang đường, người tỉnh táo khó lòng tin được. Người ta bàn tán:

“Chắc có âm mưu thâm độc chi đây, chứ cưới mụ Ty về mà làm gì? Đem bán cho nhà thổ, chúng cũng rượt đánh đến bể đầu. Mụ đó mù loà yếu đuối, cũng không đủ sức làm nô lệ hầu hạ cho ai được. Đừng nói chuyện tình dục, già đến thế, chắc cũng đã mốc meo, héo quắt đi rồi. Mụ chỉ còn xương với da, chỉ có đem mà nấu cao, giả “cao hổ cốt” may ra còn có lý.”

Đám đàn ông bàn thêm:

“Con gái trẻ đẹp hơ-hớ thiếu chi mà đi cưới mụ già. Cưới về đem đặt lên bàn thờ mà lạy chắc? Hay là thằng cha Việt Kiều đó đau bệnh điên, làm chuyện trái đời, chơi bạo lấy tiếng? Nghe không hợp lý chút nào. ”

Ông thầy pháp thường hay gọi hồn người chết về nói chuyện thế gian cũng bóp đầu, bóp trán, hứa sẽ kêu hồn bố mẹ mụ Ty về hỏi cho ra lẽ. Ông nói thầm với bà con:

“Không chừng thằng cha Việt Kiều là phù thủy, cưới mụ Ty về để giết chết mà luyện “thiên linh cái”, vì mụ Ty dù sao cũng còn “đồng trinh”, chưa biết đến hơi trai.”

Mấy mụ đàn bà yếu bóng vía rùn vai, lè lưỡi sợ hãi, và họ tin ông thầy pháp nói có lý.Chính quyền địa phương cũng họp chi bộ đảng cộng sản nhiều lần, để thảo luận và tìm hiểu lý do tại sao gã Việt Kiều kia cưới mụ Ty. Có âm mưu gián điệp của đế quốc Mỹ gài vào, dò xét tình hình “ta” không? Bí thư xã báo cáo lên quận. Bí thư quận nói:

“Không phải âm mưu gián điệp, vì cả Tổng Thống Mỹ Cờ-Lin-Tơn còn đi phất phơ ăn phở giữa chợ ở Việt Nam mình nữa kia mà. Nhưng cũng phải đề cao cảnh giác, để không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra cho xã, huyện nhà.”

Nghị quyết chung của chính quyền xã là gây khó khăn tối đa cho tên Việt Kiều kia chán nản, mà bỏ ý định bí mật lạ lùng kia đi. Họ tin rằng, nắm quyền trong tay, thì thừa sức ngăn cản được cuộc tình duyên tréo ngoe nầy.
Phần mụ Ty, nghe bàn vào, tán ra, người nầy nói một câu, kẻ khác bàn vài câu, cũng đâm ra hoang mang, và sợ. Nghi ngờ đến cái tấm lòng của ông Thu, người Việt Kiều muốn cưới mụ làm vợ. Những lời bàn tán kia, đều có lý, không phải dựng đứng lên.

Hơn năm mươi năm trước, khi ông Thu mới mười lăm tuổi, gặp bà Ty, thì bị “cú sét ái tình” đánh cho ngã gục. Cả gan về nhà xin cưới vợ, bị bố ông đánh cho một trận đòn quắn đít, nên tình yêu cũng tắt ngúm từ đó. Rồi mấy mươi năm thời cuộc nổi trôi, chiến tranh, tù đày, đi Mỹ, chạy theo cơm áo, ông Thu không có thì giờ, không còn kiên nhẫn, hứng thú, để theo đuổi bất cứ một bóng hồng nào.Cho đến khi ông đã hưu trí, về thăm quê ngoại, biết bà Ty cũng phòng không chiếc bóng, mù lòa, đói khát. Hai người gặp lại nhau. Ông nhớ lời ước hẹn năm xưa: “kiếp sau đền bù sum họp”, nên muốn cưới bà Ty đem về Mỹ.

Nhiều người bà con nội ngoại đều can gián ông. Họ bảo rằng, nếu lấy vợ, thì nên kiếm một người có trình độ, trẻ, đẹp, khỏe mạnh, để còn chăm sóc, nương tựa khi đau yếu trong trong tuổi già. Lấy mụ Ty về, không nhờ vả được gì, còn phải lo ngược lại cho mụ. Thêm khổ thân già. Vả lại, trình độ kiến thức quá cách biệt, rất khó sống chung, khó hoà hợp, khó thông cảm. Chỉ gây bực mình và làm khổ nhau. Họ khuyên ông cho mụ Ty một số tiền lớn để sinh sống, rồi thôi, không tội chi mà đèo bòng cái gánh nợ thổ tả đó.

Gia đình, bạn bè gián tiếp sắp đặt, làm như tình cờ, đưa đến cho ông gặp nhiều cô, nhiều bà. Có trẻ đẹp, có xồn xồn, cả chưa chồng và cả goá phụ. Các bà, các cô nầy, nhìn ông hau háu, tha thiết, với ánh mắt hy vọng, khẩn cầu. Ông thấy nhẫn tâm và tội nghiệp họ. Có người còn nhỏ, chỉ đáng hàng con, cháu ông thôi. Ông nói rằng, tất cả bọn họ đều đáng thương, chỉ vì cơm áo, mà phải tha thiết với một kẻ già nua như ông. Nhưng mụ Ty là kẻ đáng thương nhất, đáng được đền bù nhất. Quan trọng hơn hết là mối tình hơn nửa thế kỷ trước, có phôi pha phần nào thật, nhưng vẫn còn âm ỉ trong tim.

Cậu Út của ông Thu nói:

“Yêu là cái khỉ gì? Bọn con nít ngu, mới bày đặt yêu đương. Mình già rồi, khôn quá, hết ngu rồi. Lấy vợ, lấy chồng là phải suy xét hơn thiệt, trắng đen, cân lường. Còn trẻ, bồng bột, ngu nên ủi đại, không nghĩ đến hậu quả về sau. Bởi vậy, cháu phải suy nghĩ thật kỹ trước khi lấy mụ Ty”

Ông Thu nói với cậu út:

“Lạ thật, năm mười lăm tuổi, muốn lấy vợ bị ngăn cản đã đành. Bây giờ sáu mươi sáu tuổi, muốn lấy vợ, cũng bị ngăn cản dữ dội. Thế thì chờ đến khi xuống lỗ mới hết trắc trở sao?”

Xóm giềng và họ hàng nhao nhao xúi giục mụ Ty thách cưới thật cho cao. Đòi cho được hai trăm phần quà. Mỗi phần có một hộp trà, một hộp bánh, sáu quả cau, một liễn trầu. Đòi thêm hai cái kiềng vàng, cặp xuyến vàng, một đôi bông tai. Phải đãi ăn năm chục người.

Mụ Ty nghe mà lo lắng bảo:

“Mình thách cưới cao quá, lỡ người ta không lo nổi, rồi bỏ đi thì uổng. Mà mình thì đã tra (già) lắm rồi. Cả đời tui chưa đeo kiềng, đeo xuyến, chừ có đeo vô, cũng cấn chết, mà trẻn (xấu hổ) nữa.”

Một bà nạt lớn:

“Tra thì tra, chứ chẳng lẽ cho không, cóc đòi chi cả? Đừng tự làm mình mất giá. Hắn không cưới thì thôi.”Nghe nói vậy, mụ Ty giật mình tái mặt, ngồi thừ người ra. Một bà khác tiếp lời:

“Nì, mụ đừng lo, Việt Kiều giàu lắm. Người nào cũng lái xe hơi, ở nhà lầu. Mình không đòi là dại. Mà cũng phải đủ lễ “tam sênh” mới được. Ba lễ, dạm mặt, đám hỏi, đám cưới đàng hoàng, chớ không phải đem xe về bắt cóc chạy đi. Làng nước không chịu cho mụ chịu thiệt thòi mô. Mụ mà không đòi, thì chúng tôi cũng đứng ra, đại diện nhà gái mà đòi”

Mụ Ty hốt hoảng nói nho nhỏ:

“Thôi thôi, mấy mự, mấy thím ơi. Mần rình rang chi thêm xấu mặt. Mấy chục năm ni, có đám cưới mô trong làng mà đủ ba lễ? Tui nghèo khổ, chớ có phải cành vàng lá ngọc chi mô.”

“Đám cưới trong làng mình, không đủ ba lễ là vì bên rể nghèo. Phải “giản đơn” lại, chớ không thì trai, gái, không vợ, không chồng cả làng sao? Mình nhắm sức người ta có, mới đòi. Mụ lo chi?”

Thấy bà con áp lực quá, mụ Ty ôm mặt khóc. Người ta bồi thêm:

“Mụ mà dại, thì có cả làng khôn. Đòi là đòi cho mụ, chớ có đòi cho chúng tui mô. Sính lễ mà đòi được, thì mụ cũng cất đi, sau nầy làm của, phòng khi nầy khi kia, chớ chúng tui có lợi chi?”

Mụ Ty đem những lời thách cưới của bà con nói lại cho ông Thu nghe. Nhưng mụ không quên thêm một câu rằng, nếu ông không có, và không chịu thì thôi, mụ không đòi hỏi chi cả. Ông Thu cười và nói, đó là “chuyện nhỏ”. Vòng, xuyến, hoa tai, nếu mụ muốn, thì ông sẽ mua cho mụ. Nhưng hai trăm phần cưới cau trầu, trà bánh, thì không, phí phạm vô ích.

Mụ Tỵ nghe mà mừng, sung sướng và nói:

“Thôi, thôi, đừng vòng xuyến chi cả. Xưa nay không đeo, bi chừ đeo vô, ngứa ngáy không chịu được mô. Đeo vô, trẻn lắm.”

Khi gặp lại mụ Ty trong hoàn cảnh mù loà, đói rách lạnh lẽo, ông Thu muốn đem mụ về Sài Gòn ở tạm. Thuê nhà, thuê người chăm nom mụ trong thời gian chờ đợi. Khi đầy đủ thủ tục, và được sở di trú Mỹ chấp thuận, ông sẽ đưa mụ về California. Nhưng vì bà con, làng nước xúi giục, mụ Ty nhất định không chịu ra khỏi làng, khi chưa có đám cưới, chưa có hôn thú, và chưa có giấy máy bay đi Mỹ.

Mụ khóc và nói:

“Bà con dặn tui đừng có đi mô cả. Đi ra khỏi làng, vô tận Sài Gòn xa xôi, lỡ anh đổi ý, bỏ tui bơ vơ nơi xa lạ, mần răng mà tui có tiền, có phương tiện về lại làng. Mà về lại cũng không được mô. Thiên hạ cười cho thúi đầu. Tra chừng ni tuổi rồi mà còn bỏ làng đi theo trai, bị phụ tình, mang xác về. Xấu hổ lắm.”

Ông Thu ôm đầu thở dài. Biết mụ Ty đã bị xóm giềng bàn ra, tán vào, khuyên bảo nầy nọ. Không hẵn những lời khuyên đó hoàn toàn vô lý. Ông nhỏ nhẹ nói với mụ Ty.

Mụ Ty nói rất tự nhiên:

“Mấy chục năm sống nơi đây, cũng đã quen rồi, tui không thấy khổ nữa. Đói thì có, rách thì có. Nếu đủ cơm ăn hàng ngày là quá quý rồi. Tui không dám mơ ước chi hơn.”

“Nhà ai nấy ở. Không ai dư chỗ cho thuê mô. Ở nhà ni, có chết mô mà sợ. Nếu ở nhà ni mà chết, thì chết từ lâu rồi. Cứ cho tui ở nhà ni, đừng bắt tui đi nơi khác. Tội nghiệp.”

Ông Thu chịu thua, không muốn ép mụ Ty dọn đi nơi khác, phiền lòng mụ. Ông nhờ người bà con bên ngoại thuê thợ tu bổ lại căn chòi, lợp lại mái, che phên, làm cửa lưới ngăn muỗi, câu điện, bắt cho một chiếc quạt máy.

Mụ Ty nói:

“Sửa phên, lợp nhà thì được. Câu điện chi cho phí. Tui mù loà, ngày như đêm, cần chi đèn đóm. Bắt quạt máy mần chi, lỡ nó rớt xuống, bể đầu. Khi mô nóng, ra ngồi bên hè, lấy mo cau mà quạt cũng đủ mát rồi.”

Ông Thu thuê một đứa cháu họ của mụ Ty, đến ở chung để chăm sóc, đi chợ, nấu nướng cho mụ. Mỗi ngày mụ được ăn cơm không độn khoai sắn, có cá kho, thịt luộc. Mụ Ty sung sướng hớn hở.

Mụ nói với đứa cháu:

“Ăn sang phung phí như ri, ngày mô cũng thịt, cá, thì có núi của cũng sập. Thôi, đừng hoang phí nữa. Cứ cơm trắng với mắm nêm, mắm ruốc, rau luộc là đủ, sung sướng lắm rồi.”

Đưá cháu cười nói:

“Dượng Thu đã đưa tiền cho chú Hai, dặn phát tiền chợ cho cháu. O đừng lo. O mà ăn ngon, thì cháu cũng được ăn ngon theo. Cả đời, chưa khi mô cháu được ăn no, sung sướng, như bây chừ cả. Cháu hỏi thiệt, O đừng giấu cháu nghe. O bỏ thứ “bùa” chi, mà dượng Thu Việt kiều mê O dữ rứa? Dạy cho cháu với. Cháu thương thằng Bường, mà hắn cứ lờ tít đi, như không biết chi hết.”

“Mụ nội mi. Bùa chú chi mô. Người ta ở bên Mỹ, tau ở đây, mù loà, có bùa cũng không bỏ được. Miềng ăn ở ngay thật, hiền lành, trời thương nên đem dượng Thu mi về đây cho tau.”

Mụ Vàng người trong xóm, trước đây thường hay cho mụ Ty khoai sắn, ghé nhà ngồi nói chuyện, trước khi ra về nói:

“Mai mốt o qua Mỹ, làm ra tiền, đừng quên tui. Nhớ gởi về cho nhiều nhiều, để tui xây gạch, lợp ngói căn nhà nghe.”

Chú Trọng dặn dò tha thiết:

“Tui biết chị tốt lắm, qua Mỹ thế nào cũng gởi tiền về cho tui mua cặp trâu, đi cày thuê. Cả đời tui, mơ ước có được con trâu, chị không giúp, thì không khi mô có. Đừng vì giàu sang sung sướng mà quên bà con nghèo.”

Mụ Ty hoang mang lắm, nhưng cứ nói thật những ý nghĩ trong lòng mụ:

“Sợ không có, chứ có thì phải nghĩ đến bà con, phải chia xẻ cơm áo cho nhau chớ. Như bà con đã chia khoai sắn cho tui sống mấy chục năm ni. Cậu đừng có lo. Tui mà có của thì chia hết. Nghe bà con nói chuyện, tui nghĩ là Tây, Mỹ nó ngu lắm, để tiền, để của ngoài đường, cho mình qua đó mà hốt, như hốt cứt trâu ngoài ruộng”

Mụ Viện, nhà ở xóm trên, có đứa con gái ba mươi lăm tuổi bị ly dị. Cô nầy về ở với cha mẹ.

Mụ Viện đến năn nỉ mụ Ty, đề nghị thẳng thừng:

“Chị tra (già) rồi, đi Tây, đi Mỹ làm chi, bên đó lạnh lắm, chịu không nổi mô. Mà đã tra dư ri (già như thế nầy), còn đi lấy dôn (chồng), thiên hạ, làng nước, con nít, chúng nó cười cho thúi trốt (thối đầu). Trẻn lắm (xấu hổ). Thôi thì chị nhường ông Việt Kiều đó cho con Thại nhà tui, hắn còn trẻ, chịu được lạnh, có thể giúp ông Việt Kiều nhiều chuyện, đẻ cho ông vài ba đứa con. Phần chị, thì ở đây đã quen, đi mô cho mệt.”

Mụ Tý nghe mà rưng rưng nước mắt, vì xưa nay đã quen bị thiên hạ chèn ép mà không dám kêu ca. Mụ nói nho nhỏ, sợ mất lòng mụ Viện:

“Chuyện đó, thì tùy ông Việt Kiều, nếu tui chịu nhường, liệu ông nớ có chịu hay không?”

Mụ Viện giục:

“Răng mà không chịu. Con Thại còn trẻ, còn đẹp, khỏe mạnh, chứ có ốm o bệnh hoạn như, như ai đó mô. Thì chị cứ nói cho đến khi ông nớ chịu. Không nói thì mần răng người ta biết.”

“Tui không dám nói mô.”

“Tại răng mà không dám nói? Có chết chóc chi mô?”

Mụ Ty khóc rấm rứt:

“Chết tui cũng không dám nói. Chị có gan thì nói thẳng với ông Thu đi. Nói được thì tui chịu nhường”

Nói đến đó, mụ Ty tủi thân quá, khóc oà lên. Tưởng như đã mất ông Thu rồi. Đứa cháu săn sóc mụ Ty, nghe mà giận quá, xen vô, nói lớn tiếng:

“Cái mụ Viện ni vô doang (vô duyên) chưa tề. Người ta ưng dau (yêu nhau) cả mấy chục năm ni, đêm ngày thương dớ (nhớ). Chị Thại con của mụ, mập thù lù, bị chồng chê, bị ly dị, chớ có quý báu chi. Có tình nghĩa chi mà nhảy vô đòi giành ăn. Ở bên đó, đầm Tây, đầm Mỹ đẹp như tiên, như thánh, trắng như trứng gà bóc, ông còn chưa chịu nữa, huống chi con của mụ, thấm vô mô.”

Mụ Viện giận dữ nghiến răng gào lên:

“Nì, cái con quỷ cái, tau bả (vả) cho văng răng ra bi chừ. Việc chi mà mi xía vô chuyện người ta? Mi biết chi mà nói. Câm cái mồm lại.”

Đứa cháu trả treo:

“Nói ngang xương dư rứa (như vậy), quỷ sứ nghe cũng không lọt tai. Tức đến nghẹn họng.”

Có nhiều người nữa, đến bắt mụ Ty hứa hẹn đủ điều. Ông chủ tịch xã cũng nói với mụ Ty, yêu cầu ông Thu giúp đỡ, ủng hộ một món tiền, đủ để xây lại lại trụ sở uỷ ban hành chánh xã cho khang trang hơn.

Mụ Ty đạo đạt những lời yêu cầu của bà con đến ông Thu. Ông cười hiền:

“Tội nghiệp bà con quá. Chắc qua Mỹ, tui với mụ phải tổ chức một băng cướp, đi ăn cướp ngân hàng, đem tiền về giúp bà con mình.”

Mụ Ty không hiểu lời nói đùa của ông Thu, hốt hoảng nói:

“Đi ăn cướp? Tui không làm được mô. Tui mù loà, mần răng mà chạy trốn cho kịp. E cũng ở tù rục xương. Rứa thì lâu ni, ở bên Mỹ, eng làm việc chi?”

“Đi cày”- Ý ông Thu muốn nói đi làm cực nhọc như đi cày vậy, nhưng mụ Ty không hiểu, hỏi:

“Ruộng có diều (nhiều) không? Được mấy sào? Qua bên đó, tui cũng giúp xay lúa, giã gạo được”

“Bây chừ thì về hưu rồi, nghỉ đi cày.”

“Rứa thì lấy chi mà ăn?”

“Tiền để đèng” (để dành) – Ông Thu nói tiếng Quảng Trị cho mụ Ty dễ hiểu.Mụ Thu xuống giọng, nói nhỏ như sợ người khác nghe được:

“Để đèng diều (nhiều) không? Được năm lạng không?”

“Được”

“Rứa thì giàu quá! Chôn cho kỹ. Coi chừng bị trộm hết, không có ăn, khổ lắm đó.”

📷

Gian nan lắm, ông Thu mới hoàn tất được thủ tục, đưa mụ Ty về Mỹ. Phía chính quyền Việt Nam làm khó khăn, ông phải vất vả chạy mua giấy khai sinh, phải nhờ người đút lót tiền mua các loại giấy tờ chứng minh cần thiết. Bộ ngoại giao và di trú Mỹ nghi ngờ ông âm mưu đưa người nhập lậu qua khe hở của pháp luật.

Ông cố gắng giải thích về sự thành thật của ông, mà không ai tin. Giá như ông cưới một cô gái trẻ, đẹp, thì được dễ dàng thông qua. Ông kể câu chuyện tình hơn nửa thế kỷ của ông cho viên chức ở toà đại sứ Mỹ nghe, họ càng không tin hơn, cho rằng ông bịa chuyện.

Cuối cùng, ông phải thuê luật sư can thiệp, và nhờ thêm dân biểu, nghị sĩ vùng ông ở viết thư cho bộ ngoại giao và sở di trú.

Thời gian thủ tục giấy tờ dài hơn gấp đôi bình thường.

Trên máy bay về Mỹ, ngồi bên cạnh mụ Ty, ông Thu thấy tình thương dạt dào rộn lên trong tim. Nhìn mụ Ty ngồi dựa ngửa đang lơ mơ ngủ, ông thấy mụ đẹp hơn cả “con Ty” mười bốn tuổi ngày xưa có cái răng khểnh.

Ông hứng khởi, hát nho nhỏ bản nhạc Suối Mơ của Văn Cao: “… từng hẹn mùa xưa xây nhà bên suối, nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương ngát, đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi…”

Mụ Ty, quay mặt lại nói:

“Eng hát hay quá”

Ông Thu cười:Ông Thu vuốt nhẹ bàn tay khô xương, sần sùi của mụ Ty, mà lòng vui rộn rã.

Tràm Cà Mau
Tháng 8 năm 2007