BLOGGER HUỲNH THỤC VY BỊ BẮT, TẠM THA VÀ BỊ KHỞI TỐ !

Bà Huỳnh Thục Vy và con gái

3. Huỳnh Thục Vy bị khởi tố cấm ra khỏi nơi cư trú” và “hoãn xuất cảnh

Huỳnh Thục VyFollow21 hrs

Xịt sơn lên cờ máu là một phần của quyền tự do biểu đạt của công dân theo luật quốc tế bất chấp luật rừng của chính quyền độc tài.

Ngay trong ngày hôm qua, Bộ công an đã chỉ đạo trực tiếp cho công an Dak Lak khởi tố Huỳnh Thục Vy về hành vi xịt sơn này. Và họ đã áp dụng biện pháp ngăn chặn là “cấm ra khỏi nơi cư trú” và “hoãn xuất cảnh”.

Thục Vy cần sự hỗ trợ của công luận quốc tế và hải ngoại. Xin đa tạ.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

2. Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố

Chính quyền Việt Nam ra quyết định khởi tố, cấm xuất cảnh, cấm ra khỏi nơi cư trú đối với blogger Huỳnh Thục Vy sau 15 giờ thẩm vấn bà vì hành vi ‘xúc phạm quốc kỳ’.

Sau khi được thả về từ đồn công an, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy khẳng định với BBC thông tin bà bị khởi tố do xịt sơn lên cờ tổ quốc.

Bà cũng cho hay Bộ Công an đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn là “cấm ra khỏi nơi cư trú” và “hoãn xuất cảnh” đối với bà.

“Họ ập vào nhà lúc 7h sáng lúc tôi và con gái đang ngủ hôm 9/8, cưỡng chế tôi đi trình diện. Sau đó thẩm vấn tôi suốt 15 tiếng đồng hồ. Khoảng 10h tối cùng ngày, họ cho xe đưa tôi về nhà,” bà Vy nói với BBC qua điện thoại từ Đắk Lắk chiều 10/8.

An ninh Việt Nam cũng tịch thu iphone, ipad, áo dài, áo khoác cờ vàng, laptop và “đặc biệt các sách quý” của bà.

“Việc họ dẫn giải tôi đi là điều bình thường. Điều tôi thấy bực mình là họ cưỡng chế chồng tôi, tịch thu điện thoại để chúng tôi không liên lạc được với bên ngoài. May là chồng tôi có giấu được một điện thoại nữa ở trong người nên mới liên lạc được với ông Phạm Bá Hải để báo tin.”

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt và khám nhà

Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do

Phim blogger Mẹ Nấm ‘gây sốc’ tại Bangkok

Theo mô tả của bà Vy, cuộc làm việc giữa bà và lực lượng an ninh diễn ra trong không khí thoải mái, dễ chịu. “Họ cho tôi ăn uống, đi vệ sinh bình thường.”

“Ban đầu họ có ý dọa nạt nhưng việc đó không hiệu quả với tôi nên dần dần họ nói chuyện bình thường, vui vẻ.”

Việt Nam, bất đồng chính kiếnHuỳnh Thục Vy và lá cờ VN bị xịt sơn (ảnh chụp năm 2017)

Bà Vy nói trong 15 giờ làm việc với an ninh Việt Nam, bà được hỏi về việc ‘xịt sơn lên cờ Tổ quốc’, về việc tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu vào ngày 10/6,

Ngoài ra, an ninh Việt Nam cũng hỏi bà Vy về cuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam do bà viết, về các bài bà đăng tải trên mạng, và về mối quan hệ của bà với những người Thượng ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

Theo Quyết định Phê chuẩn khởi tố bị can do ông Trương Quang Sinh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ký, bà Vy bị cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ theo Điều 276 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Việc xúc phạm này là ‘có căn cứ’, theo “các tài liệu điều tra của Công an thị xã Buôn Hồ”.

Quyết định Tạm hoãn Xuất cảnh do trung tá Trần Quang Vinh, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thị xã Buôn Hồ ký, cho hay bà Vy không được xuất cảnh từ ngày 9/8 – 9/10/2018 “để phục vụ điều tra vụ án” và “ngăn chặn bị can xuất cảnh để bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.

Bà Vy bị cấm đi khỏi nơi cư trú ở thị xã Buôn Hồ từ ngày 9/8 – 9/10/2018.

Vì sao ‘xịt sơn lên cờ?

Bà Vy cho BBC biết bà thực hiện xịt sơn lên cờ Việt Nam vào ngày 1/9/2017.

Sau đó bà được an ninh Việt Nam cho biết có người tố cáo bà về hành vi này.

Trả lời BBC lý do xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, bà Vy nói:

“Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

“Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng.”

“Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không.”

‘Điều hồi tiếc nhất’

Việt Nam, bất đồng chính kiến
Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy

Bà Huỳnh Thục Vy nói với BBC rằng bà đã chuẩn bị tinh thần cho những tình huống bị bắt bớ như vậy.

“Từ trước đến nay quan điểm của tôi rất rõ ràng. Tôi là người sống có lý tưởng. Mọi việc tôi làm đều có ý thức sâu sắc. Không ai xúi giục, lãnh đạo. Nên việc tôi phải đối diện với họ, tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nên tôi làm việc với họ cũng thoải mái thôi.”

Bà Vy nói “không có gì phải lo lắng cho mình hết” mà “chỉ lo cho con”.

“Nếu tình huống xấu nhất xảy ra cho tôi thì cộng đồng quốc tế, bà con ở hải ngoại, những thân hữu của tôi ở bên ngoài sẽ chiếu cố đến chồng và con tôi. Nên tôi không lấy làm lo lắng lắm.”

“Con tôi không phải là đứa con duy nhất của người bất đồng chính kiến. Mẹ Nấm bị bỏ tù khi có hai con nhỏ. Bà Trần Thị Nga [Thúy Nga] cũng vậy. Tôi không thấy mình cô đơn trong cuộc đấu tranh này. Tôi thấy mình là một phần nhỏ, nhưng tất yếu của cuộc đấu tranh này. Và tôi vui lòng gánh lấy sứ mệnh của mình.”

“Cái mà tôi thấy hối tiếc nhất nếu tôi bị bắt, đó là tôi sẽ bỏ qua quãng đời tuổi thơ đẹp đẽ nhất của con tôi,” bà Vy nói với BBC từ Đắk Lắk.

Quốc tế nói gì?

“Việc bắt giữ này cho thấy nỗ lực chính trị của Việt Nam nhằm bịt miệng một trong những tiếng nói có trọng lượng nhất về nhân quyền,” bà Clare Algar, Giám đốc Điều hành Toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu trong thông cáo báo chí phát đi ngày 9/8.

“Huỳnh Thục Vy đã nỗ lực không mệt mỏi để vạch trần những vy phạm và buộc những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm, thông qua các hoạt động và các bài đăng trên blog cá nhân để hỗ trợ quyền của phụ nữ và người thiểu số. Vì những việc này, gia đình cô đã phải chịu sự giám sát, quấy nhiễu và đe dọa liên tục của chính quyền.”

Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế phát đi ngay sau khi bà Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ, trong đó bà Algar kêu gọi chính quyền tỉnh Đắk Lắk phải thả bà ngay lập tức và vô điều kiện. Đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam ngừng ngay lập tức việc đàn áp có hệ thống những nhà hoạt động ôn hòa.

Bà Huỳnh Thục Vy là người sáng lập ra tổ chức Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, với mục tiêu cổ vũ các giá trị của nhân quyền và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền là nữ giới. Bà thường xuyền viết blog về các vụ đàn áp nhân quyền bao gồm cả những vụ đàn áp nhắm tới các sắc dân thiểu số ở Việt Nam.

Source :
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45140543?SThisFB

1. Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt và khám nhà

9 tháng 8 2018

  • Vietnam, bất đồng chính kiến
    Huỳnh Thục Vy (áo trắng) trong một lần bị bắt giữ năm 2012 khi bà tham gia biểu tình chống Trung Quốc

Có tin nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị an ninh Việt Nam bắt giữ, khám nhà sáng 9/8, liên quan cáo buộc bà ‘xịt sơn lên cờ tổ quốc’.

Bắt người, khám nhà

“Khoảng 9h sáng nay tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ. Tôi gọi lại thì nhận ra giọng nói là của Duy, chồng Thục Vy. Giọng nói rất hốt hoảng, như là đang sợ người khác nghe,” ông Phạm Bá Hải, cựu tù nhân chính trị ở Sài Gòn, nói với BBC qua điện thoại chiều 9/8.

Ông Hải cho biết, ông Duy thông báo “Vy bị bắt đưa đi rồi.”

Ông Phạm Bá Hải và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cha của Huỳnh Thục Vy, là thành viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.

Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt

Phim blogger Mẹ Nấm ‘gây sốc’ tại Bangkok

Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến

Theo ông Hải, trong cuộc trao đổi chỉ kéo dài vài chục giây, ông Duy cho hay có khoảng 30 nhân viên an ninh Việt Nam “đến tận nhà riêng” ở Buôn Hồ – Đắc Lắk, “dùng vũ lực bắt bà Vy đi”.

“Lo sợ cho an toàn của con gái của Vy và Duy, hiện mới 22 tháng tuổi, tôi có hỏi cháu đang ở đâu thì được Duy cho biết là đang ở nhà.”

“Duy cũng nói công an bao vây nhà, canh giữ nghiêm ngặt không cho đi đâu, đồng thời tịch thu điện thoại của hai vợ chồng.”

Vietnam, bất đồng chính kiến
Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy
 Vụ bắt giữ bà Vy lần này được cho là ‘nghiêm trọng’

Ông Hải sau đó nhiều lần gọi lại số điện thoại này nhưng không liên lạc được.

Trong lúc trao đổi với BBC, ông Hải cho hay ông tiếp tục nhận được một số tin nhắn từ số điện thoại nói trên.

“Nhưng tôi gọi lại thì không được. Hình như cứ nhắn tin xong là tắt máy.”

“Tin nhắn mới nhất nói lực lượng an ninh rất đông đi xe biển xanh của Bộ Công an đã tiến hành khám nhà ngay sau khi bắt Vy,” ông Hải nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh.

Một thông tin mà ông Hải cho BBC biết thêm là bài đăng của ông trong sáng 9/8 về vụ bắt giữ bà Vy đã bị Facebook xóa, sau khi đã có hơn 1.000 lượt chia sẻ.

‘Nghiêm trọng’

Vietnam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy

Bà Huỳnh Thục Vy bị yêu triệu tập lần thứ tư liên quan đến hành vi xịt sơn lên cờ Tổ quốc 

Theo ông Phạm Bá Hải, đây là một vụ bắt giữ nghiêm trọng, liên quan đến cáo buộc bà Huỳnh Thục Vy xịt sơn lên cờ Việt Nam.

“Có thể vì việc này – mà họ cho là xúc phạm lá cờ của họ – tôi nghĩ chính quyền sẽ làm lớn chuyện. Dấu hiệu làm lớn chuyện là khám xét nhà và cho người của Bộ Công an, xe biển số xanh 80, bắt Vy. ”

“Cũng vì vấn đề này, Huỳnh Thục Vy trước đó đã bị chính quyền gửi giấy triệu tập đến lần thứ tư, theo thông tin Vy đăng công khai trên Facebook cá nhân. Nhưng Vy bất tuân dân sự, không đi trình diện.”

“Số lượng những người bất đồng chính kiến bị bắt năm nay là đáng ngạc nhiên. Chưa bao giờ những người đấu tranh kỳ cựu hoặc đã từng đi tù lại bị bắt nhiều như thế, và bị kết án rất nặng nề…”

“Việt Nam không chấp nhận tiếng nói khác biệt. Với trường hợp của Vy, chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng.”

“Vy có con gái mới 22 tháng tuổi. Đây là vấn đề nhân đạo. Nếu nhà nước Việt Nam chính thức bắt Thục Vy thì họ hoàn toàn chà đạp lên luật pháp của chính họ, chưa nói gì đến luật pháp quốc tế, trong việc bảo vệ trẻ em,” ông Hải nói với BBC qua điện thoại.

‘Bị sách nhiễu liên tục’

Vietnam, bất đồng chính kiến

Bản quyền hình ảnh Pham Ba Hai
Image caption Cuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam của Huỳnh Thục Vy

Bà Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ quyền. Bà thường xuyên viết về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và tăng tải trên mạng xã hội, trong đó có việc chính quyền đàn áp người thiểu số.

Bà là tác giả cuốn sách “Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền”, được cho là “góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam”.

Trong một bài đăng trên Facebook cá nhân gần đây, bà Vy tuyên bố không trình diện theo giấy triệu tập của an ninh, liên quan đến việc bà bị cáo buộc “xịt sơn lên cờ tổ quốc’.

“Vy đã bị sách nhiễu liên tục kể từ năm 2012 đến nay,” ông Phạm Bá Hải nói.

Năm 2012 cũng là thời gian bà Vy an ninh Việt Nam bắt trong một vụ việc được cho là ‘kinh sợ’.

Bà bị đưa đi bằng xe ô tô quãng đường hơn 1000 cây số xuyên qua Sài Gòn, trở về quê bà.

An ninh thẩm vấn bà suốt 12 tiếng đồng hồ trước khi bỏ bà lại tại một trạm xăng vào lúc nửa đêm.

Bất chấp sự giám sát gắt gao của chính quyền, bà Vy từ chối im lặng.

Bà Vy tiếp nối con đường mà cha bà, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, đã từng đi. Ông Tuấn là một người bất đồng chính kiến từng bị bỏ tù 10 năm vào năm 1993 vì ông viết blog chỉ trích chính phủ Việt Nam.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC trước đây, bà Vy từng nói: “Đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu, tù đày là những trở ngại chúng ta phải chấp nhận và phải vượt qua nó. Khi vượt qua nó rồi thì chúng ta sẽ có phần thưởng, hoa trái cho nỗ lực đấu tranh của chúng ta.”

Source :
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45127973?SThisFB