Tuổi trẻ an vui tuổi già lo lắng.

Hôm qua mát trời, tôi lại ra vườn để chăm sóc cây cỏ như thường ngày. Đây là một niềm vui của mấy ông bà già trong cái tuổi gần đất xa trời. Trong khi dẹp đống lá ổi khô tồn động lâu ngày dưới góc cây. Bổng tôi phát hiện một con gián đất giống như con gián đất ở Việt Nam. Thay vì giết nó như những con côn trùng khác tôi lại tha cho nó. Tôi đã bắt nó lên tay, nhìn kỷ rối lại bỏ xuống cho nó tìm cách chui trốn xuống đất giống như những con gián đất quanh vườn nhà  của ba tôi. Nhìn con gián, tôi chợt thấy cả một kỷ niệm tuổi thơ quay về với tôi khi còn là một cậu bé 12, 13 tuổi. Tôi  sống cùng với ba tôi nơi quê nhà Bình Dương.

Hồi đó, hai cha con thường xách cần câu ra sông Bình Dương. Ngồi câu dọc bờ sông trên đường Bạch Đằng. Mồi câu cá ngoài con trùn ra, con gián đất là mồi câu số một cho loại cá lăng. Trước khi đi câu tôi thường ra vườn đào trùng và nhất là xới đất dưới tàn cây có lá khô, tìm bắt những con gián đất lớn làm mồi để câu cá.Thường ngày nào có gián đất thường ngày đó có cá lăng đem về. Cá lăng rất thích mồi gián đất.  Hai cha con rất thích món canh chua nấu với cá lăng. Rau cỏ có sẵn trong vườn. Câu cá xong rồi còn ngồi làm cá. Lên bàn ăn cả nhà đều khen ngon là vui rồi.

Hình 2 con gián đất đực và cái, con cái thường lớn hơn con đực

Phía sau nhà của ba tôi là con rạch Thầy Năng, một nhánh rẻ của sông Bình Dương. Tuổi thơ của tôi với nhiều kỷ niệm gắn liền với con rạch nầy. Khi nước lớn thì cùng đám bạn tắm sông, chèo thuyền hoặc đi câu cá, câu lươn . Khi nước ròng đi bắt cá, tát đìa. Có lần tôi bắt được một con cá trê vàng nhưng chẳng may tôi bị cái ngạnh con cá đâm vào ngón tay út. Tôi cảm thấy nhức nhối vô cùng nhưng cũng rán chịu đau không bỏ con cá trê ra khỏi tay. Thấy tôi đau quá, dì Bảy đang xúc cá cơm gần bên vội nói với tôi:

  • Cậu cắn ngay cái đuôi con cá và đắp vào vết thương nó sẽ hết đau.

Nghe dì Bảy nói như vậy tôi làm ngay, tôi đưa cái duôi cá vào miệng và cắn mạnh lấy cái đuôi cá. Sau khi có một miếng đuôi cá, tôi liệng con cá vào giỏ và nhai nhai cái đuôi và đắp ngay vào vết thương. Thật là kỳ diệu, chỉ một chút sau tay tôi không còn nhức nữa. Dì Bảy và ông chồng là hai người  sống gắn liền với con rạch Thấy Năng. Họ nhờ đám rau muống nổi bập bếnh trên con rạch để nuôi sống qua ngày. Nhà là chiếc ghe bầu chìm trên con rạch. Ông bà có một chiếc xuồng dùng để cắt rau muống khi nước lớn. Mực nước chỉ lên đến phân nữa chiếc ghe bầu. Phần không bị chìm hai ông bà đóng ván và làm nơi ăn ở. Huê lợi là đám rau muống và đi xúc cá hoặc tác đìa.

Nhớ lại lúc trẻ thơ thời ấy, tôi và một vài thằng bạn thích đi xem hát sơn đông mãi vỏ ở chợ Bình Dương. Thích nhất là xem mấy con khỉ làm trò. Mấy ông Tàu quảng cáo  thuốc dán con Rắn, thuốc cao đơn hoàn tán. Họ làm thí nghiệm cho thấy sự hiệu nghiệm của viên thuốc. Họ cho một ít bột trắng vào một ly nước màu đỏ đậm mà họ bảo là máu bầm và ly nước đổi sang màu đỏ tươi. Như vậy là viên thuốc công hiệu khi dùng. Nhiều người thấy vậy liền mua thuốc.

Họ cho biết thuốc của họ bán rất hiệu nghiệm. Sau nầy lên trung học vào phòng thí nghiệm thực tập. Tôi mới biết mấy người Tàu làm thí nghiệm đã lường gạt để bán thuốc.

Hồi đó, Bà Vú Năm của tôi cũng có nhiều cách trị theo dân gian cũng khá hiệu nghiệm. Khi tôi ra vườn chụp một con dế, tay tôi chạm phải một miếng miểng chai máu ra xối xả. Vú Năm chạy lại mấy cánh cửa để tìm cái ổ nhện với cả cái váng nhện dán ngay vào vết thương.Thật là hay, máu đã ngưng không còn ra nữa. Tôi biết bà Vú nuôi của tôi thường để ý mấy cái ổ nhện trong nhà. Mỗi khi cần , có mà dùng. Khi tôi chạy chơi với các  bạn ngoài sân và bị té trên sân. Đầu gối bị trầy, vú Năm ra ngoài vườn lấy vài lá cây sống đời. Vú  Năm giả nhỏ rồi đắp vào vết thương. Máu hết ra và chỉ vài ngày sau vết thương lành hẳn. Hoặc khi nghe tôi ho, Vú Năm bảo tôi ra vườn lấy vài lá cây rau tần dày lá. Vú Năm rửa sạch và lau khô. Vú nhét vào giữa lá rau tần một hạt muối hột. Vú Năm bảo tôi nhai thật kỷ rồi nuốt vào. Sau đó quả thật tôi hết ho. Sau nầy mỗi khi thấy tôi  ho, tôi vẫn dùng cách nầy để trị ho nhưng thay vì nhét muối hột bà xã tôi hay nấu canh chua thơm kèm với lá cây rau tần dài lá. Nồi canh chua thơm với rau tần mùi vị cũng rất ngon và cơn ho cũng không còn.

Thuở nhỏ, ngoài một vài cách chửa bệnh theo dân gian . Ba tôi thường dự trử những loại thuốc tây để trị bệnh thông thường như aspirine, rodal, sulfamide, quinine, dagenan. Loại thuốc tẩy trùng như thuốc đỏ, thuốc tím, teinture d’iode. Thật nhớ mà thương ba tôi, nằm trong buồng ngủ nhưng khi nghe tôi nhảy mũi vài cái là nói vọng ra ngoài:

  • Lấy Rodal uống đi con.

Thỉnh thoảng, tôi hay đi ra cầu tàu và thường khi đi ngang qua chợ cá. Tôi thường thấy trên lề đường phía bên phải trên con đường Bạch Đằng. Nơi đây đặc biệt có mấy bà chuyên dùng ống giác hơi bằng tre để giác hơi hút máu độc cho người bệnh. Họ dùng những ống giác bằng tre và một cái siêu nấu nước thật sôi và bỏ mấy cái ống giác tre vào. Người bệnh ngồi hướng  mặt cho họ dùng cái miểng chén kiểu. Họ rạch một vài nơi trên khuông mặt để cho ra máu. Xong rồi bà thấy vớt cái ống giác tre đưa vào vết thương cho nó hút máu. Khi gần hết hơi, ống giác được gở ra với máu đặc trong ống giác. Nhìn thấy họ rửa sơ sơ rồi bỏ vô cái siêu nấu và làm tiếp cho người bệnh hoặc. Tôi ớn lạnh xương sống vì cho rằng không hợp vệ sinh. Hồi đó tôi thấy rất đông người đến nhờ trị bằng cách nầy. May mà lúc đó không có ai mắc bệnh Sida như bây giờ. Lúc  đó chưa nghe nói tới bệnh Sida là gì.

Nhớ cái thuở xa xưa đó sao mà hồn nhiên. Không hề biết sợ bệnh là gì. Đi học hồi tiểu học thường hay được trồng trái và chích ngừa. Hồi đó ăn bất cứ cái gì, bất cứ nơi đâu không bao giờ lo sợ trong thức ăn có chất độc. Hồi học trường Trí Đức, lâu lâu có tiền là chạy lại bà bán hàng để ăn khô mực nướng. Bà biết mặt nên nướng mực xong bà cho tương nhiều hơn người khác. Ăn mực xong rồi liếm sạch hết chén tương. Ngon ơi là ngon!

Ngoài ra còn ăn đủ thứ, như bánh mì chỉ với đồ chua với nước tương. Đôi khi ra chợ ngồi lể ốc gạo hoặc ăn ốc len xào dừa, húp hết nước nhưng không bao giờ lo sợ trúng độc. Tôi nhớ hai chị bán bánh ướt gần chợ cá, mỗi lần ăn hết dỉa bánh ướt là húp sạch nước mắm. Ngon ơi là ngon!

Khi xuống Saigon, tôi học ở trường Petrus Ký, tôi là khách hàng của  xe sữa đậu nành trước trường. Vào giờ ra chơi, tôi thích ăn bánh dừa và uống sữa đậu nành. Ông bán sữa đậu nành thường hay kèm cho tôi một miếng bánh dừa. Có lần tôi không đủ tiền ăn cái bánh. Ông thấy tôi không ăn bánh dừa. Ông ngạc nhiên hỏi tôi:

  • Tại sao hôm nay chú không ăn bánh dừa?

Tôi trả lời:

  • Hết tiền nên tôi chỉ uống sữa thôi.

Ông ta đưa cái bánh cho tôi và nói:

  • Cứ ăn đi không sao, chừng nào có tiền đưa cho tôi cũng được.

Lúc làm việc tại Saigon, mỗi buổi sáng hai vợ chồng thường đi ăn sáng khắp nơi trong thành phố. Những ngày nghỉ cùng bạn bè cũng đi ăn khắp nơi, đôi khi chạy ra mấy cái quán nhậu tại ven đô. Quán nào cũng đông, người ăn tấp nập hầu như không ai lo sợ chất độc. Thỉnh thoảng vào đường Nguyễn Tri Phương, ngồi kéo ghế ăn con nghêu. Húp nước mắm thật là ngon, không ai sợ đồ biển như bây giờ.

Nghĩ lại thời gian trước ngày 30-4-1975 thật là thời gian tuyệt vời. Không ai lo lắng về ăn uống và bệnh hoạn. Hồi đó trong gia đình lúc nào cũng có những loại thuốc cần thiết để chửa trị những bệnh thông thường. Đi khám bác sĩ tư tại các phòng mạch đếu rất an tâm và ngay cả khi nhập viện. Thầy thuốc tận tình điều trị cho bệnh nhân không hề lo sợ thuốc giả.

Nhưng những gì mà người dân Miền Nam đang được thụ hưởng và đang tiến lên một xã hội càng ngày càng văn minh tiến bộ. Tất cả đều hoàn toàn sụp đổ sau ngày 30-4-75  khi Cộng Sản Việt Nam đã chiếm toàn bộ đất nước với một chánh sách phi nhân bản và phân biệt đối xử. Họ đã gây ra lòng hận thù  triền miên giữa người Việt với người Việt. Họ dạy thế hệ trẻ lòng đầy hận thù và đưa ra mặt trận:

Tàn ác hơn là xiềng các trẻ em trong xe tăng!

Và xây dựng lòng câm thù triền miên:

Hậu quả của một chế độ độc tài phi nhân Cộng Sản Việt Nam đã tạo cho đất nước Việt Nam. Con người không còn lý trí và lương tâm nên nó đã biến nước ta trở nên một nước trở nên một quốc gia dân trí thấp nhất đầy tính ác độc. Ác độc từ trong guồng máy Nhà Nước, ác độc ra ngoài người dân. Việt Nam là một môi trường chết đầy độc chất tan thương!

Đáng ghê tỡm nhất là nhà tù, một công cụ trấn áp bất cứ người dân nào đi ngược lại Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôi đã trải qua 10 năm tù kể từ sau ngày 30-4-75 đi từ Miền Nam ra miền Bắc. Ở trong nhà tù con người thua một con vật, cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chết vì tra tấn, chết vì suy dinh dưỡng và nhất là không thuốc men điều trị. Thật vô cùng thương tâm tôi phải chứng kiến cái chết của một người bạn cùng khóa. Anh tên là Nguyễn Đức Nhị bị một con chó dại cắn. Thân thể anh chết lần lần đau đớn!

Bây giờ mọi thứ đều không an toàn, thứ gì cũng bơm chất độc vào. Từ cây trái, rau quả, thịt thà, hải sản không một  thứ nào là không có chất độc. Chất độc từ hàng hóa của Tàu Cộng cho đến của những người Việt Nam làm ăn bất lương. Họ đã biến Việt Nam thành một môi trường chết. Chết ngay trong chén cơm và ngay trong thức ăn và ngay trong bình sửa của các trẻ thơ!

Theo TS Tín, hàng giả Trung Quốc, trong đó có mặt hàng sữa, có thể theo ba con đường để vào Việt Nam: Thứ nhất, người Trung Quốc mở doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng nhờ người Việt Nam đứng tên. Thứ hai, người Trung Quốc sản xuất hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trên chính thị trường Trung Quốc rồi các cơ sở ở Trung Quốc nhận đơn hàng từ chính thương nhân Việt Nam. Thứ ba, thông qua chính nhu cầu của người dân ở nước sở tại mà Trung Quốc sản xuất và nhập lậu hàng giả vào các nước trong đó có Việt Nam.

Xin xem video clip dưới đây:

Gạo giả Trung Quốc tràn vào nước ta

https://www.youtube.com/watch?v=iKMAjiZj-_w

Trò chuyện với phóng viên, chị Bùi Thị Nguyệt (40 tuổi) đang buôn bán tại chợ Phùng Khoang cho biết: “Ngày nào cũng ăn cơm mà xuất hiện gạo giả làm bằng cao su thì sợ quá, như thế làm sao mà ăn được. Nhà tôi có bốn đứa con chúng ăn nhiều cơm lắm, giờ gạo không ăn được thì biết ăn gì đây”.

Không chỉ có người dân hoang mang về vấn đề gạo giả mà nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội cũng không khỏi lo lắng trước những thông tin trên. Có nhiều cửa hàng cho hay, từ lúc có thông tin gạo giả, buôn bán không còn được như mấy ngày trước.

Tính mạng người dân trong nước đang bị đe dọa trầm trọng. Ngộ độc tập thể xảy ra hằng ngày nhất là công nhân lao động tại các xí nghiệp nhà máy và nhất học sinh tại nhà trường.

Dưới đây là hai vụ điển hình cho rất nhiều sự nhiễm độc trong nước

GiadinhNet – Sau bữa ăn trưa, hơn 50 công nhân của Nhà máy may Hitex đóng tại xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm.

Chiều 22/5, Phòng Y tế thị xã Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, hơn 50 công nhân may của Nhà máy may Hitex đóng tại xã Nghĩa Mỹ (thị xã Thái Hòa) phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa cùng ngày.

GiadinhNet – Sau bữa ăn đêm, hàng chục công nhân Công ty LG Display phải nhập viện khẩn cấp với triệu chứng đau bụng, nôn ói, chóng mặt… nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 4h sáng ngày 30/5, xe ô tô của Công ty LG Display liên tục chở công nhân đến Bệnh viện Đa khoa huyện An Dương (Hải Phòng) cấp cứu. Các bệnh nhân đều trong tình trạng đau bụng, buồn nôn.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm An Hiện – Giám đốc bệnh viện đa khoa An Dương cho biết – bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong trạng thái tỉnh táo, tiếp xúc tốt, toàn thân ổn định. Một số trường hợp thì nôn nhiều, đau bụng và đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu, truyền dịch, cho uống men tiêu hóa và kháng sinh…

Điều nhẫn tâm nhất là là Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam giết chết bệnh nhân ngay trong bịnh viện vì đưa thuốc trị ung thư giả vào để các bác sĩ ghi toa cho bệnh nhân dùng các thuốc giả. Một Công Ty Dược phẩm lớn bao gồm cán bộ cao cấp trong đó có em chồng của bà Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn ThỊ Kim Tiến làm Phó Tổng Giám Đốc. Trước sự việc nầy người dân trong nước đang đặt ra nghi vấn phải chăng có sự tiếp tay của bà Bộ Trưởng Y Tế trong trong việc giết người nầy?

Đảng Cộng Sản thường ca tụng mình là ưu việt,  vì biết áp dụng Chủ  thuyết Mác Lê, tới Tư Tưởng Mao Trạch Đông, Tư Tưởng Hồ Chí Minh rồi bây giờ Kinh tế thị trường theo định hướng  Xã Hội Chủ Nghĩa.

Kết quả là người Việt Nam trong nước đang sống bất hạnh, mất hết cái tình người. Họ đang dối diện với một cuộc sống đầy dẫy tệ đoan xã hội. Một môi trường chết vì chất độc từ Trung Quốc đưa vào. Thậm chí ngay trong bệnh viện, người bịnh nhân bị bức tử bởi các cán bộ cao cấp Cộng Sản trong Bộ Y Tế đưa thuốc trị ung thư giả vào bịnh viện để bọn bác sĩ vô lương cho bệnh nhân uống. Cán Bộ Cộng Sản là một lũ sát nhân:

Sự việc độc ác nầy bị phát giác nên đám cán bộ cao cấp nầy phải ra tòa án trước lòng công phẫn của người dân trong nước.Thật kinh tởm thay những người làm công việc lo lắng cho sức khỏe người dân lại là những kẻ bất lương. Chúng đã đem cả chất độc vào bệnh viện cấu kết với cả một đám bác sĩ vô lương dùng bệnh nhân để làm giàu!!!

Trong công ty nầy có em chồng của Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Phó Tổng Giám Đốc là ông Hoàng Văn Dũng, em chồng bà Tiến (được cho là Phó Tổng giám đốc VN Pharma trước khi xảy ra vụ án)  cho nên được mọi sự ưu đãi mà hậu quả rất tai hại là giết người ngay  trong bệnh viện.

Trước những gì đã và đang xãy ra trong nước, người dân trong nước càng ngày càng tiếc thương Miền Nam đã mất. Họ trách trời không thương dân lành của Miền Nam! Dân lành không phải tự nhiên mà có, nó xuất phát từ một nền giáo dục đầy tính nhân bản và tình người của miền Nam.  Thầy cô giáo là những người vừa thương học trò vừa sống một cuộc đời mẩu mực. Tình thầy trò gói gọn trong câu nói TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO lấy nghĩa nhân làm đầu: TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN để xây dựng con người. Nó hình thành từ một chánh quyền biết tôn trọng nhân quyền. Đó chính là một yếu tố khác biệt với chế độ cộng sản Việt Nam và làm cho một miền Nam phồn vinh đấy tình người.

Sự thật của lịch sử được phơi bày theo thời gian, thế hệ trẻ sinh sau ngày 30-4-75 sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Họ đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền dối trá, ngày nay đứng trước tình trạng đen tối của nước nhà. Dưới sự tiến bộ của khoa học và kỷ thuật về  truyền thông  mọi người đã nhìn thấy tất cả sự thật. Người dân trong nước đã tiếc rẻ cái thời đầy tình người của Việt Nam Cộng Hòa. Một thời mà chánh quyền và toàn quân và  dân của Miền Nam đã kiến tạo một cuộc sống an vui và thịnh vượng. Một đời sống an lành và thịnh vượng.

Nhưng thương thay! những người còn sống của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phần lớn họ đã già nua. Họ phải sống cuộc đời lưu vong. Họ nhìn về quê hương, lòng họ nặng trĩu niềm lo lắng khi đất nước vần còn trong tay Cộng Sản Việt Nam.

Lão Làm Vườn