Categories
6 - Trang lượm lặt

HIỆN TƯỢNG CON BỌ CHÉT


(Sưu tầm)

240119908_1877144572492184_4409466255502926341_n

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm với con bọ chét, họ đặt nó lên bàn. Khi vỗ bàn, con bọ chét vội vàng nhảy lên, nhảy lên đến độ cao gấp một trăm lần cơ thể nó.

Sau đó, người ta cho nó vào một lọ thuỷ tinh đậy nắp lại để nó nhảy thử: lần này con bọ chét đụng phải nắp thuỷ tinh. Sau nhiều lần, con bọ chét đã thay đổi độ cao của bước nhảy cho phù hợp với hoàn cảnh, mỗi lần nhảy luôn giữ một độ cao dưới đỉnh nắp.
Lần sau người ta lại tiếp tục thay đổi độ cao của nắp thuỷ tinh, con bọ chét sau vài lần đụng phải nắp đã chủ động nhảy thấp hơn. Cuối cùng, khi nắp thuỷ tinh đậy gần sát, con bọ chét lúc này không nhảy được nữa.
Các nhà khoa học lại mở nắp thuỷ tinh ra, đặt nó lên bàn. Con bọ chét không nhảy nữa. Nó đã đổi thành “bò chét” rồi.! 🙂
Bọ chét biến thành “bò chét”, không phải vì nó đã mất đi khả năng nhảy, mà do nhiều lần thất bại nên tự thay đổi và hạn chế khả năng vốn có. Điều đáng buồn nhất là ở đây, khi nắp thuỷ tinh kia trên thực tế đã không còn tồn tại, nó cũng không còn đủ dũng cảm để “thử thêm lần nữa”. Nắp thuỷ tinh đã nằm trong tiềm thức của nó. Dục vọng và bản năng của hành động đã bị bản thân nó bóp chết! Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “tự đặt giới hạn cho bản thân”.

Có rất nhiều người chúng ta cũng giống trường hợp này. Trong quá trình sống đã gặp phải thất bại, đã học quen dần với thất bại, đánh mất tự tin và dũng khí. Từ từ họ đã tạo nên tính cách và diện mạo yếu đuối, do dự, tự ti, không dám mạnh dạn, không dám dốc sức. Khi đó họ cũng giống như “bò chét” mà thôi!

(Sưu tầm)

Categories
5 – Sưu Tầm

Lịch Sử Xe Đạp


Phạm Văn Tuấn
(Đặc San Lâm Viên)

1/ Nguồn Gốc Xe Đạp.

Rất nhiều phát minh lớn lao có giá trị đáng kể đối với nhân loại đã bắt nguồn từ những món đồ chơi. Trong trường hợp xe đạp, nó bắt đầu từ con ngựa gỗ. Vào cuối thế kỷ 18, trẻ em tại thành phố Paris đều biết tới ông De Sivrac. Ông này đã làm một con ngựa gỗ có hai bánh gọi tên là “velocifère”. Có khi đầu con ngựa được thay thế bằng đầu một con sư tử hung dữ. Người lái xe này chỉ việc cưỡi lên lưng con ngựa gỗ rồi đầu tiên, đạp đất bằng một chân, tiếp theo bằng chân kia và giữ thăng bằng để xe chạy một quãng xa.

Từ khi có xe velocifère, các người đưa thư đã chạy thử loại xe này trong công tác hàng ngày, nhưng lúc đầu, nhiều người còn ngượng ngùng. Theo ngày tháng trôi qua, món đồ chơi xe ngựa gỗ đó trở nên quen thuộc đối với người dân Pháp rồi ngay cả tại thành phố London, những nhà thể thao trẻ tuổi cũng ưa thích lái loại xe hai bánh đó.

Xe đạp Draisine, 1817

Tới khi nhiều người lớn bắt đầu dùng loại xe velocifère thì đầu con ngựa hay đầu sư tử được bỏ đi. Các nhà phát minh người Pháp đã làm ra các kiểu mẫu mới, thêm vào đó yên xe và càng trước quay được (pivoted front fork) khiến cho người xử dụng xe bẻ lái dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính Nam Tước Von Drais, một nhà phát minh người Đức, đã biến đổi chiếc velocifère thành một thứ xe có hình dáng giống xe đạp ngày nay, chiếc xe vì thế được gọi là “draisine” và đã được trưng bày tại Paris vào năm 1818.

Càng trước của xe được kéo dài cao hơn thân xe, tới đoạn gỗ ngang dùng làm tay lái. Thân xe được chế tạo bằng gỗ và sắt, và được uốn cong để thích hợp với chiếc yên xe nhồi bông. Giữa tay lái và yên, có một đệm tỳ tay. Xe “draisine” chẳng bao lâu được người dân Paris ưa chuộng. Mặc dù có rất nhiều loại và có cả loại cho đàn bà, người dùng thứ xe này vẫn phải đạp chân xuống đất để đẩy cho xe chạy.

Một cải tiến khác về xe đạp draisine tiện lợi hơn được bác thợ rèn người Anh tên là Macmilan phát minh ra. Macmilan thêm vào hai thanh sắt nối với bánh sau. Trong khoảng các năm từ 1840 tới 1850, Macmilan đã sản xuất nhiều loại xe đạp đó. Khung xe thời bấy giờ làm bằng gỗ uốn cong, cao lên về phía trước và thấp xuống về phía sau. Xe lại có yên gắn trên các lò xo, một cái dè chắn bùn ở bánh sau và có cả thắng nữa. Trong kiểu xe này, bánh  trước nhỏ hơn bánh sau. Trong cuộc chạy thử 40 dậm, Macmilan đã kết thúc cuộc biểu diễn bằng việc chạy quá tốc độ, khiến cho anh ta cán phải một em bé đứng trong đám khán giả. Anh ta bị phạt vạ 5 bảng vì lái xe bạt mạng.

Cũng trong khoảng thời gian này, Ernest Michaux, con của một người làm xe ngựa tại nước Pháp, rất quan tâm tới xe đạp. Vào năm 1860 tại nước Pháp, đã có rất nhiều xe draisine và chàng Michaux 19 tuổi, thường dùng thứ xe này làm một môn thể thao khi không bận giúp việc cha. Vốn bản tính lười biếng, Michaux ưa thích xuống dốc hơn là leo dốc, vì vậy chàng ta cân nhắc về các cách làm cho việc dùng xe bớt mệt nhọc và thích thú.

Vào một buổi chiều kia, Michaux trở về nhà, mệt phờ. Chàng ta nói với cha: “Thưa cha, con có thể giữ cho xe thăng bằng được, nhưng co chân lên lơ lửng thì cũng mệt nhọc như là đạp chân xuống đất để đẩy cho xe đi vậy”. Nghe con nói, người cha đã trả lời: “Được rồi, thế sao không lắp thêm hai cái tựa tại hai bên càng trước (front fork), như vậy mỗi khi đi xe, con có thể giữ thăng bằng trên xe và lại có chỗ để chân”. Rồi sau một lúc suy nghĩ, ông Michaux lại bảo con: “Nhưng lại có cách này hay hơn, ta nên lắp một trục quay tại bánh trước và con có thể đạp cho bánh trước quay giống như thể ta quay trục của hòn đá mài dao vậy”.

Xe đạp kiểu mới dành cho phụ nữ

Từ đó, xưởng đóng xe ngựa của ông Michaux trở thành nơi chế tạo một loại xe đạp kiểu mới. Chẳng bao lâu, một công ty được ông ta thành lập để chuyên sản xuất xe đạp. Thời bấy giờ, trục quay và bàn đạp được gắn liền vào bánh trước và bánh xe này lớn hơn bánh sau. Khung xe thời đó thường bằng gỗ và rất nhẹ và xe có một thắng tay gắn trên tay lái.

Năm 1866, một người thợ làm trong xưởng của ông Michaux tên là Lallemont qua Hoa Kỳ, anh ta đã thử chế tạo loại xe đạp Michaux, lập ra cơ xưởng sản xuất tại Connecticut và lấy bằng phát minh Hoa Kỳ, nhưng chiếc xe mới này không được phổ thông hóa và công việc làm ăn của Lallemont bị thất bại.

Trong các năm 1870 và 1880, chiếc xe đạp còn rất nặng nề, với trọng lượng từ 75 pounds tới 100 pounds. Bánh xe trước chiếm phần lớn tỉ lệ và người lái xe ngồi vắt vẻo trên cao một cách rất nguy hiểm. Mặc dù nhiều tai nạn đã xẩy ra khi dùng loại xe chế tạo vụng về này, việc xử dụng xe đạp vẫn ngày một gia tăng tại châu Âu cũng như tại châu Mỹ.

Vào năm 1870, đã có một cuộc đua xe đạp tại thành phố New York. Tại nước Pháp, chặng đua xe đạp quốc tế Paris – Rouen dài 83 dậm đã trở nên một tục lệ. Trong cuộc đua này, ban giám khảo cấm đổi xe, cấm dùng chó kéo xe và cấm cả cách dùng buồm! Người dự cuộc đua được 24 giờ để đi hết cuộc hành trình. Cuộc đua bắt đầu từ 7 giờ 15 sáng và người thắng cuộc đầu tiên tới mức đến lúc 6 giờ 10 chiều. Các tai nạn thường là chết ngất vì kiệt sức!

Thêm vào các cuộc đua xe đạp, các hiệu buôn bán xe cũng dần dần xuất hiện và tin tức về xe đạp trở nên một tin quốc tế quan trọng. Các xưởng chế tạo xe đạp mọc lên tại khắp châu Âu và châu Mỹ. Xe đạp đã trở thành một phương tiện vận chuyển. Rồi các thay đổi cuối cùng của xe đạp được thực hiện.

Kiểu xe đạp năm 1885

Vào năm 1877, bàn đạp và trục quay gắn liền vào bánh trước đã được Rousseau, một người thợ máy tại Marseille, thay thế bằng bánh xe có răng và xích xe, giống như thứ thường thấy tại các xe đạp ngày nay. Khung xe bằng sắt vừa khỏe hơn, vừa nhẹ hơn thay thế cho thân xe bằng sắt và gỗ, cả hai bánh xe được thu lại gần nhau, loại thắng bàn đạp làm cho việc lái xe an toàn hơn, lốp xe khiến cho việc ngồi lái trở thành êm ái. Sự cải cách từ các bánh xe to lớn và không bằng nhau thành các bánh xe nhỏ hơn và bằng nhau đã giúp cho việc loại bỏ được trục quay và hai  bàn đạp đạp thẳng vào bánh xe trước.

Sau khi rất nhiều cải tiến đã được thực hiện tại nước Pháp thì nước Anh mới bắt đầu góp phần vào công việc chế tạo xe đạp. Nhiều loại xe 3 bánh và 4 bánh được thực hiện nhưng đều bị báo chí Anh chỉ trích là “những mối đe dọa mới trên đường phố”. Dù sao, kỹ nghệ xe đạp cũng bắt rễ tại Coventry. Tại nơi này, James Stanley đã thêm vào ý kiến lắp nan hoa (spoke) bằng thép vào năm 1874. Hai mươi năm sau, con của Stanley dùng các ống thép để chế tạo khung xe. Cả hai phát minh này đã làm cho xe đạp nhẹ hơn và khỏe hơn. Sự nhẹ nhàng của xe đạp còn nhờ vào Tauffault do cách xử dụng càng trước rỗng lòng.

Chiếc xe đạp của đầu thế kỷ thứ 20

Liên quan tới chiếc xe đạp, ruột bơm hơi có lẽ là phát minh lớn lao nhất. Loại ruột này được Thompson lấy bằng phát minh tại nước Anh vào năm 1845 nhưng tới năm 1889, Dunlop mang áp dụng ruột bơm hơi vào việc chế tạo xe đạp và chỉ 3 năm sau, phát minh này được dùng tại khắp nơi. Thắng tay chẳng bao lâu cũng nhường chỗ cho thắng bàn đạp đằng sau (back pedal brake) là thứ cho phép giảm bớt tốc độ do người lái chạy xe càng ngày càng nhanh.

2/ Xe Đạp Tại Hoa Kỳ.

Xe đạp được người dân Hoa Kỳ dùng muộn hơn so với nhiều nơi khác. Kỹ nghệ xe đạp tại Hoa Kỳ chỉ được phát triển vào năm 1886 với loại “xe đạp an toàn” của Đại Tá Pope tại Hartford, Connecticut. Trong 10 năm tiếp theo, xưởng chế tạo xe đạp của ông Pope đã cải tiến xe đạp khiến cho trọng lượng của xe giảm từ 100 pounds xuống còn 25 pounds và giá mua từ 150 mỹ kim xuống 50 mỹ kim. Cũng trong khoảng các năm này, số xe đạp tại Hoa Kỳ tăng từ vài trăm xe lên tới 4 triệu xe với hàng trăm xưởng chế tạo toàn thể chiếc xe cũng như vài thành phần của xe đạp.

Sự đòi hỏi về xe đạp bắt buộc các nhà sản xuất phải cải tiến phương pháp làm việc chân tay cổ truyền bằng cách dùng tới máy móc. Lối sản xuất hàng loạt được khai triển, các cơ xưởng trở nên chuyên môn về một vài bộ phận và các bộ phận này có thể thay đổi được. Phương pháp làm việc dây chuyền đã trở nên rất quan trọng sau này trong việc chế tạo xe tự động. Cũng nhờ các kinh nghiệm về xe đạp mà các nhà sản xuất Hoa Kỳ có thể chế tạo được xe hơi rẻ tiền hơn với nhịp độ nhanh chóng hơn.

Sự tinh xảo do kỹ nghệ xe đạp mang lại đã có giá trị rất lớn lao cho sự tiến bộ của ngành xe hơi. Vài xưởng chế tạo xe đạp được đổi thành nơi sản xuất xe hơi, chẳng hạn như hãng Stanley và vài nhà tiên phong về xe hơi trước kia đã từng là những chuyên viên sửa chữa xe đạp, chẳng hạn như anh em Durya.

Xe đạp “vận tải”

Các xe đạp tân tiến ngày nay có các đường nét đẹp đẽ hơn, lại được tô điểm bằng nhiều đồ phụ tùng và trong các năm gần đây, ít có thêm các cải tiến căn bản khác. Hiện nay, xe đạp được bình dân hóa và ngay cả vào thời chiến, xe đạp còn là một phương tiện vận chuyển có giá trị, nhất là tại các địa thế hiểm trở mà loại xe hơi rộng hơn và lớn hơn không chạy được.

Phạm Văn Tuấn

(Đặc San Lâm Viên)

Tài liệu tham khảo: Wikipedia.org., Britannica Encyclopedia. Egon Largen, A History of Invention, Phoenix House, London, 1962.

Source : http://www.dslamvien.com/2021/09/lich-su-xe-dap.html

Categories
5 – Sưu Tầm

Alexandre Yersin.


241249871_1875643679308940_426171343720026715_n

Đầu năm 1943, ông đau nặng. Sáng sớm ngày 1/3, ông bảo người hầu già nâng ông ngồi dậy, nhìn ra biển Đông, rồi nhắm mắt, bình thản ra đi ở tuổi 80 mà không có người thân nào bên cạnh. Ông để lại chúc thư, dặn hãy chôn cất ông ở Nha Trang để mãi được gần gũi những người ông yêu mến.

Cả xóm Cồn hôm ấy và mấy ngày liền sau đó không ai đi biển. Họ khóc như mưa trước cái chết của người ân nhân dành cả cuộc đời cho họ: “Thầy Năm qua đời, từ nay ai giúp đỡ chúng tôi đâu?”. Nhà nhà đều bày bàn thờ với tấm hình ông ở nơi trang trọng nhất.

Ngày nay, cứ ngày 1/3 hàng năm, dân chúng trong vùng lại kéo đến viếng mộ ông.

Ông chính là Alexandre Yersin.
Ông là học trò của Luis Pasteur, người tìm ra vaccine. Khi tưởng chừng sắp được giải Nobel Y học tiếp theo về bệnh bạch hầu, ông quyết định ra đi. Ông lên tàu, làm bác sĩ trên tàu, rồi yêu mến mỗi lần tàu cặp bến Nha Trang. Ông chọn nơi đây làm nơi cư ngụ, chữa bệnh tại địa phương và dành những ngày nghỉ đi thám hiểm.
Ngày 21-3-1893, ông tìm ra cao nguyên Lang Biang. Nói cách khác, ông là “cha đẻ” của thành phố Đà Lạt.
Năm 1894, ông tìm ra chuột chính là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Ông mở Viện Pasteur ở Nha Trang để bào chế vaccine giúp người Việt chống lại bệnh này.
Ông sống giản dị trong ngôi nhà gỗ nhỏ, nói tiếng Việt giỏi, ngày đêm có ai nghèo ốm đau ông đều tới chữa miễn phí.
Ông làm những dụng cụ đơn giản để dự báo thời tiết. Khi sắp có bão to, ông treo ngọn đèn rất sáng ở một cột cao ngay trên nóc nhà báo cho dân xóm Cồn biết mà không ra biển.
Ông bỏ tiền riêng thuê kéo ống nước về đặt máy nước nhiều nơi cho dân sử dụng.
Ông dành một tủ sách lớn cho bọn trẻ vào đọc. Ông chia bánh kẹo, dạy chúng thiên văn và dự báo khí tượng.
Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y Dược Hà Nội.
25 năm cuối đời, ông tập trung nghiên cứu di thực các loài cây ôn đời vào nước ta. Nhờ ông, ta có thêm su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách, súp lơ… Và đặc biệt có thêm cà phê và cao su.

Sưu tầm

Categories
Video Clip Thời sự Tran MaiCoUSA

BẢN ĐIỀU TRẦN BẦU CỬ ARIZONA 2020


242822404_3006111206272281_8589708276594160589_n

242697903_3006111162938952_7429748116631653488_n

242729558_3006111136272288_257662161719667795_n

242975000_3006111252938943_7904555750995636255_n

242755087_3006111299605605_268486446065998946_n

Categories
6 - Trang lượm lặt

KIM VỀ VỚI CỔ, CẠN MỘT HỒ TRƯỜNG


Ngô Đình Kính

240143554_1874036529469655_2446932130692265348_n

Khi Kim Dung tạ thế, tên tuổi của Cổ Long – đã qua đời cách đây 36 năm – cũng được nhắc lại. Bởi vì làm sao có thể nói/viết về Kim mà quên đi Cổ, với chiếc gạch nối Minh Báo.

Tác phẩm của cả hai bao trùm toàn bộ thế giới võ hiệp. Nhiều người vì yêu Kim mà ghét Cổ, cũng chẳng ít người vì mê Cổ mà hạ thấp Kim. Nhưng ngày Kim tạ thế, người ta tin rốt cục cả hai cũng đã có thể vứt bỏ những phiền muộn cả đời đeo mang, để cùng nhau cạn một hồ trường.
Kiếm hiệp, đầu tiên và trên hết, là phương tiện để Kim Dung và Cổ Long bộc bạch lòng mình. Khát vọng lập danh, tình yêu và tình bạn. Ngày Kim Dung lập Minh báo, sinh kế luôn là vấn đề thúc bách. Ông vừa phải làm chủ bút, làm biên tập rồi kim luôn người viết. Ông viết xã luận và viết feuilleton kiếm hiệp để thu hút độc giả. Ông bảo mỗi ngày đều phải nuốt ít nhất 7.000 chữ, liên tục suốt 20 năm không dứt, đến nhiều lúc cơm nuốt không nổi.
Cổ Long cũng chọn nghiệp viết để lập danh. So với một Kim Dung xuất thân danh gia, học hành bài bản, vẻ ngoài ưa nhìn, Cổ Long tướng mạo tầm thường, cao chỉ 1,56 mét, đầu to như đấu, mắt nhỏ miệng rộng, đến tuổi trung niên lại còn phát phì. Đã xấu trai lại còn thất học, Cổ Long bỏ học từ rất sớm, lăn lộn mưu sinh. Điều đó khiến Cổ Long dù thông minh và tài hoa nhưng luôn mang đầy tự ti, mặc cảm. Bởi vậy nhân vật của Cổ Long ai cũng phong tư tài mạo tót vời, vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Chính là để bù trừ cho người viết ngoài đời vậy.
Xuyên suốt gần một trăm bộ tiểu thuyết võ hiệp của hai người (Kim Dung 15, Cổ Long gần 70), tất cả đều tập trung bày tỏ nỗi lòng trăn trở của cả hai về nhân sinh. Như những gì đã được Nguyễn Bá Trác ghi lại từ một khúc ca Trung Hoa, rồi đặt tên là Hồ Trường:
“Miên miên mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng lạn.
Rót về Tây phương, mưa Tây rơi từng trận chứa chạn
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh nào ai say.
Chí ta ta biết lòng ta ta hay.
Nào ai tỉnh, nào ai say.
Chí ta ta biết lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.”
Năm 1972, không lâu sau khi đăng kỳ cuối cùng của Lộc Đỉnh Ký trên Minh Báo, Kim Dung tuyên bố phong bút, vì biết đã đạt đến đỉnh cao của nghề viết tiểu thuyết. Nhưng vì mục feuilleton kiếm hiệp trên Minh Báo đã ăn khách quá lâu, gần như là mục đinh của tờ báo, Kim Dung đã âm thầm tuyển lựa người thay thế mình, để giữ cho tờ báo không mất đi sức hút.
Trần Mặc, trong phần trích đầu sách “Đa tình kiếm khác vô tình kiếm”, thuật lại câu chuyện như sau:
“Khi Kim Dung viết thư tay gửi cho Cổ Long, đấy không chỉ là một lá thư thuần túy của một chủ bút dành cho một người viết để mời cộng tác, mà còn là động thái truyền lại ấn tín của võ lâm minh chủ. Vu Đông Lâu, cộng sự của Cổ Long ngày ấy, cho biết Cổ Long hờ hững nhờ mình bóc thư, xem tay nào từ Hồng Kông lại đi gửi thư cho mình. Đến khi biết là Kim Dung, Cổ Long giật ngay thư lại, xem như báu vật. Đọc xem thư, bần thần nằm dài trên sofa hồi lâu mới ngồi dậy, vì không thể tin đấy là sự thật. Cổ Long đã được Kim Dung thừa nhận. Và để xứng đáng lòng tin của võ lâm minh chủ, Lục Tiểu Phụng truyền kỳ đã được Cổ Long dồn nhiêu tâm huyết, đăng dài kỳ từ 1972 đến 1976 mới hết.”
Sau đó, Cổ Long viết cho Kim Dung, giữa họ là những bức thư. Tình bạn vong niên giữa hai con người khác nhau xa lắc về xuất thân, địa vị xã hội thật đẹp. Kim Dung là bác học, nhưng chưa từng coi thường kẻ mang sở học tạp nham Cổ Long. Cổ Long kiêu ngạo dễ tổn thương, nhưng với Kim Dung luôn trước kính sau quý. Cũng bởi Kim Dung đã đi đến tận cùng nghệ thuật tiểu thuyết bác học, Cổ Long đã nghĩ ra con đường riêng cho mình, để vượt thoát khỏi người đàn anh vĩ đại. Nói cách khác, Cổ Long không hoàn toàn kế thừa y bát của Kim Dung, mà tự mình bước ra, khai sơn lập phái.
Truyện của Kim Dung lẫn Cổ Long nói lên rất rõ sự khác biệt như mặt trăng và mặt trời của cả hai. Điều đó dễ giải thích vì sao fan của người này lại thường không mê được người kia.
Kim Dung, sau khi phong bút, có hai lần dụng công sửa chữa toàn bộ bản thảo của mình. Cổ Long sau khi viết, như chính ông thừa nhận, hoàn toàn không có nhu cầu đọc lại. Kim Dung nghiêm túc với tác phẩm của mình bao nhiêu, Cổ Long vô trách nhiệm bấy nhiêu. Bởi vì Kim Dung luôn trăn trở, nghiền ngẫm khi tỉnh táo. Cổ Long lại chỉ làm việc ấy khi say. Một bên là triết gia, một bên là nghệ sĩ.
Kim Dung viết câu văn thường rất dài. Văn của ông như một lộ thái cực kiếm, kết thúc chiêu này là khởi đầu chiêu khác, ý nối ý, tình kết tình, cứ thế mà liên miên bất tuyệt. Câu văn của Cổ Long lại rất ngắn. Nhịp điệu nhanh, dồn dập như một bộ phim hành động, trinh thám. Kim Dung là danh gia kiếm thuật, Cổ Long là cao thủ ám khí. Ngay cả nhân vật ưng ý nhất của đời Cổ Long – Lý Tầm Hoan – cũng là một bậc thầy về ám khí, với ngọn Tiểu Lý Phi Đao. Và cái tên Tầm Hoan ấy cũng vận vào đời Cổ Long. Cả một đời tìm kiếm niềm vui.
Tình yêu trong Kim Dung thuần phác đôn hậu, chưa nhuốm mùi sắc dục. Quách Tĩnh – Hoàng Dung bên nhau một bước không rời, tình ý miên mang nhưng chưa một lần vượt vòng lễ giáo. Với cả giang hồ, Tiểu Long Nữ có thể đã mất trinh. Nhưng Dương Quá mang nàng trong tim, như một vị hôn thê băng thanh ngọc khiết. Lệnh Hồ Xung trước yêu Linh San, sau yêu Doanh Doanh, giữa đường ăn ngủ cùng với đám tăng ni phái Hằng Sơn, tuyệt chưa một lần nghĩ đến chuyện trên bộc trong dâu. Đoàn Dự, bị ép uống âm dương hòa hợp tán, cho vào trong một phòng với Mộc Uyển Thanh, lửa dục thiêu đốt tâm trí, người bên cạnh lại xinh như ngọc, nhưng thà chết không xâm hại đối phương. Rồi chính chàng sau đó đã yêu và si mê Vương Ngữ Yên như nữ thần. Giữa cái giếng khô, đôi bên hiểu lòng nhau, toàn bộ chân tình dành cho Mộ Dung Phục, nay trao hết cho chàng. Vậy mà tuyệt đối không có màn “hãy ngồi xuống đây, hôn nhau lần này”. Tình yêu đã vượt lên tình dục rất xa.
Cổ Long thì khác. Tác phẩm của ông ngập tràn sắc dục. Nhân vật chính của Cổ Long tuyệt đại đa số là phường đam mê tửu sắc, giết người không gớm tay, chơi gái không gớm… khúc này đã phá vỡ sự nghiêm trang của bài viết, xin lỗi độc giả. Đàn bà trong truyện Kim Dung thanh cao dịu vợi, đàn bà trong Cổ Long dâm tà trá ngụy. Trong vấn đề tình yêu và tình dục, Kim lại rất cổ, còn Cổ lại rất kim.
Trong uống rượu, Kim Dung là dân sành sỏi, biết thưởng thức, mượn chén rượu để trò chuyện. So với Tổ Thiên Thu – bậc thầy thẩm rượu, đám nhân vật chính của Cổ Long chỉ là nhũng đệ tử của Lưu Linh không hơn không kém. Kim Dung dùng rượu để kết giao, Cổ Long dùng rượu để quên sầu. Người ta nói ngày Cổ Long chết, đám bạn chí cốt không mang hoa đến, mà mỗi ông vác một chai Hennessy, cứ thế mà rót xuống mồ, rồi lại mang 48 chai khác chôn theo Cổ Long, tượng trưng cho 48 năm sống trên đời, cùng lời phúng điếu bi thương: “Tiểu Lý Phi Đao thành thất truyền, nhân thế hết gặp Sở Lưu Hương.”
Kiến thức của Kim Dung rất rộng, của Cổ Long rất hẹp. Nếu như tài hoa của Kim Dung đi theo con đường phát huy sở trường thì Cổ Long đích thị là hạn chế sở đoản.
Nhân vật của Kim Dung dẫu cho bị ràng buộc rất nhiều bởi lễ giáo và các khái niệm anh hùng nhưng vẫn ung dung khoái hoạt, càng về sau tư tưởng tự do càng mạnh. Nhân vật Cổ Long thoạt nhìn tự do, kỳ thực luôn bị mắc kẹt với quá khứ lẫn hiện tại. Nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ.
Kim Dung luôn cho cho nhân vật của một một “backstory” rất mạnh. Anh là con ai, học nghệ ở đâu, quá khứ thế nào, tình đầu ra sao? Sau khi đã có backstory đủ mạnh, Kim ném nhân vật vào tiểu thuyết, để họ tự tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời. Và vì đã có quá khứ lẫn hiện tại, Kim Dung chẳng thể quản tương lai của họ được nữa. Như trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Dung rất thích để cho Trương Vô Kỵ thành đôi với Tiểu Chiêu, cô gái mà ông yêu nhất. Nhưng rốt cục, Trương giáo chủ vẫn từ bỏ giang hồ, về vẽ lông mày cho Triệu Mẫn.
Vì nhân vật của Kim Dung có đời sống riêng, nên họ rất sống động. Và ta luôn nhìn thấy chính mình, ở phần đời của một nhân vật đó. Phụ nữ có lẽ sẽ đồng cảm với Nhạc Linh San thật nhiều, khi nàng từ bỏ “anh trai mưa” Lệnh Hồ Xung để về với tình yêu đích thực của mình: Lâm Bình Chi. Cuộc sống là những lựa chọn. Và dẫu chọn sai, vẫn không có gì hối hận. Đến chết, Nhạc Linh San cũng chỉ cầu xin anh trai mưa chu toàn cho anh yêu của mình. Giây phút ấy, Lệnh Hồ Xung hoàn toàn rũ bỏ được tình yêu đầu thuần khiết, để dành trọn con tim cho Doanh Doanh. Còn nếu trong những giây cuối cùng, Nhạc Linh San lại chuyển sang giọng hối hận, xin lỗi Lệnh Hồ đại ca, hãy tha thứ cho tiểu muội, thì Lệnh Hồ Xung có lẽ chưa thể hoàn toàn quên nàng được. Mối tình giữa chàng và Doanh Doanh tất nhiên vẫn còn một vết gợn, khúc Tiếu Ngạo chưa thể toàn mỹ.
Lại nói về Doanh Doanh, con gái giáo chủ, quyền lực nghiêng thành, lại yêu một chàng lãng tử mê rượu, không có thanh kiếm thì gần như là người vô dụng. Và người con gái ấy yêu nhưng không ghen, dẫu gái bao vây Lệnh Hồ thiếu hiệp như ruồi. Và nàng cũng chẳng hể sốt ruột khi biết Lệnh Hồ Xung chưa thể yêu mình toàn ý. Cái gì của mình sẽ là của mình, không phải của mình, cưỡng cầu cũng chẳng có được. Cẩm nang chinh phục đàn ông, ngoài Doanh Doanh, còn ai có thể viết được đây?
Trong lúc nhân vật của Kim Dung nhân thân rõ ràng, Nhân vật của Cổ Long lai lịch bất minh, là những vì sao lẻ loi trên trời. Khi thế sự giang hồ mở ra, họ đã ở đó với nỗi cô đơn muôn thuở. Nếu Kim Dung là bậc thầy của blockbuster, Cổ Long lại đi theo dòng art-house. Nhân vật của ông hành động và di chuyển, nhưng chẳng biết đi đâu, về đâu. Họ thủy chung không xử lý những mối quan hệ xã hội phức tạp. Dường như cuộc đời của họ chỉ có hai trạng thái: say xỉn và tỉnh táo, sinh tồn và tử vọng. Họ uống rượu thật mạnh, dùng binh khí thật sắt. Họ tiêu diệt kẻ thù trên một hành trình tự diệt.
Bổi cảnh của Kim Dung bao la hùng vĩ, đa dạng thú vị. Độc giả mê Kim Dung sao thể có thể quên được những đại cảnh choáng ngợp: Quang Minh Đỉnh, núi Hoa Sơn, Nhạn Môn Quan, ngọn Thiếu Thất, thành Tương Dương… Kim Dung ném những số phận nhỏ bé vào bối cảnh vĩ đại, như để làm nổi bật sự tương phản của đời người trước số mệnh. Cổ Long thì trước sau chỉ kéo nhân vật của mình vào những chỗ thật nhó bé, chật hẹp: quán rượu, tửu điểm. Nếu có núi thì cũng chỉ là ngọn, nếu có Tử Cấm Thành thì cũng chỉ là nóc nhà.
Những hiệp khách của Kim Dung hành động quang minh, lỗi lạc. Những trận chiến kinh tâm động phách nhất đều diễn ra vào ban ngày, dưới ánh mặt trời. Trong khi đó, hiệp khách của Cổ Long thuộc về màn đêm. Có lẽ vì ban đêm người ta mới… nhậu. A Phi là con sói dưới đêm trăng, Tây Môn Xuy Tuyết là tảng băng dưới trăng, Lý Tầm Hoan là kẻ si tình dưới trăng. Những trận đánh kinh điển của Cổ Long đều diễn ra dưới ánh nguyệt.
Ôn Thụy An khẳng định: “Địa vị của Kim Dung và Cổ Long, tuyệt đối là song song”. Sự so sánh, đối chiếu là điều không thể tránh khỏi trong những ngày này. Kim và Cổ, ai giỏi hơn? Các nhân vật trong truyện Kim Dung, ai giỏi nhất, ai đẹp nhất? Có lẽ chính Kim Dung cũng chẳng có… tư cách để trả lời. Vì như chính ông nói, nhân vật có đời sống và số phận của riêng họ. Chúng ta tuyệt đối chẳng có quyền can dự vào.
Phán xét làm cho con người đau khổ. Kim Dung bị người vợ đầu phụ rẫy, lại đi phụ rẫy người vợ thứ hai, kết hôn với người vợ thứ ba kém mình 30 tuổi. Sau khi phong bút tưởng sống đời khoái hoạt ung dung như Lệnh Hồ Xung, rốt cục cũng chỉ chuốc thêm nhưng ê chề của nhân thế. Con trai đầu treo cổ tự vẫn năm 19 tuổi, con gái thứ bị sốt mà điếc cả hai tai. Nhân thế bảo Kim Dung chỉ vĩ đại trên trang sách, nhưng quá tầm thường giữa đời thực.
Cổ Long một đời đau khổ vì đàn bà, sinh ra hận đàn bà, vùi đầu vào bia rượu. Bỏ địa vị của một tiểu thuyết gia, Kim Dung còn là một nhà lịch sử, nhà ẩm thực học, sinh vật học, nhà nghiên cứu lịch sử… Bỏ địa vị ấy, Cổ Long có lẽ là một ma men thất bại toàn tập. Nhưng dù là bác học như Kim Dung hay thất học như Cổ Long, ở giai đoạn cuối đời họ cũng đã ngộ ra thế nào là tri túc.
Cuộc đời đầy những muộn phiền, chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc và những sát na an ủi. Khi ta biết thỉnh thoảng, ở tận cùng khổ đau, vẫn có người đến bên ta, cùng cạn một hồ trường.

Ngô Đình Kính

Categories
6 - Trang lượm lặt

Những lời khuyên vô cùng quý báu của bác sĩ


242873894_1874073099465998_173802380779139213_n

Bệnh nhân: ăn rau cỏ nhiều, thân hình sẽ thon thả, ăn nhiều thịt thì sẽ mập ù, phải không Bác sĩ?
Bác sĩ: Sao cô khờ quá vậy, con voi ăn toàn cỏ mà sao nó mập thù lù vậy? Con cọp, con beo ăn toàn thịt mà sao nó mảnh dẻ thon gọn vậy?
Bệnh nhân : Thưa Bác sĩ tôi nghe nói tập thể dục thể thao tốt cho tim giúp mình sống thọ hơn, có phải không ạ ?
Bác sĩ : Thượng Đế cho mỗi người 1 trái tim chỉ có thể đập tổng cộng bao nhiêu nhịp đó rồi sẽ hư. Không cần tập thể dục cũng không cần chơi thể thao. Tập thể dục thể thao làm cho tim đập mạnh hơn, nhanh hơn, chẳng khác gì anh nói tôi muốn cho xe tôi bền hơn bằng cách rú ga dọt mạnh. Muốn sống lâu hơn hả ? Cứ ngủ nghê không vận động gì hết …
Bệnh nhân : Tôi có nên ăn bớt thịt và thêm nhiều rau cải hay không ?
Bác sĩ : Anh phải nhớ điều này, bò ăn cái gì ? Cỏ và bắp. Cỏ và bắp thuộc loại gì ? Rau và ngũ cốc, phải không ? Vậy thì ăn thịt bò chẳng phải là một phương cách hữu hiệu và chí lý để chuyển rau vào cơ thể anh chứ là gì ? Cơ thể cần ngũ cốc ư ? Thì ăn thịt bò. Thịt bò cũng là nguồn thực phẩm tốt từ rau lá xanh, vì bò ăn cỏ. Vậy thì 1 miếng thịt bò cũng đủ cung cấp 100% năng lượng cần thiết cho cơ thể trong ngày rồi, bớt thịt là làm sao ? Hả?
Bệnh nhân : Tôi có nên giảm uống rượu mỗi ngày không ?
Bác sĩ : Không, không nên. Rượu vang làm từ trái cây. Rượu brandy làm từ rượu vang nguyên chất, có nghĩa là nước được chắt ra khỏi trái cây để làm rượu, chỉ còn lại cốt tốt của trái cây, cho nên anh lại càng hưởng được các chất bổ nguyên chất của hoa qủa khi uống brandy. Bia cũng vậy, làm từ ngũ cốc.
Bệnh nhân : Ăn đồ chiên xào nhiều qúa cũng không tốt phải không Bác sĩ ?
Bác sĩ : Nãy giờ tôi nói anh có nghe không ? Đồ chiên xào ngày nay dùng dầu thực vật (vegetable oil), vậy thì làm sao ăn nhiều đồ chiên bằng dầu mà lại hại cho anh ?
Bệnh nhân : Tập thể dục vùng bụng như hít đất giúp cho bụng nhỏ lại phải không?
Bác Sĩ : Không, không và không! Khi một bắp thịt nào đó vận động nhiều qúa, nó sẽ sưng vù lên. Nếu anh muốn bụng to thì cứ tập thể dục bụng.
Bệnh nhân : Bơi lội cũng giúp cho thân hình đẹp ?
Bác sĩ : Nếu bơi lội giúp cho thân hình đẹp, anh hãy nhìn mấy con cá voi rồi giải thích cho tôi nghe coi.
Bệnh nhân : Lâu nay tôi ăn uống không kiêng cử thân thể không được đẹp không dám nghĩ tới lập gia đình, những lời chỉ dạy của Bác sĩ làm tôi thức tỉnh bây giờ tôi quyết định lập gia đình !
Bác sĩ : Theo luật Hôn nhân gia đình thì đàn ông (con trai) ít ra cũng được tự do 20 năm (trước khi cưới vợ).

Bệnh nhân : Thưa Bác sĩ, tôi đã có tuổi không còn trẻ.

Bác Sĩ : Cô gái già là phụ nữ không thành công trong việc kiếm chồng, còn trai già là đàn ông thành công trong việc không lấy vợ.

Bệnh nhân : Vậy là sao Bác sĩ ?

Bác sĩ : Hôn nhân là nghệ thuật sống chung hai người mà vẫn hạnh phúc như khi sống một mình!

(Sưu tầm)

Categories
6 - Trang lượm lặt

LỊCH SỬ ÁO TẮM PHỤ NỮ


42551909_167187180863686_8948266350615199744_n

Nhu cầu cho trang phục đồ bơi đã bắt đầu khi việc nghỉ dưỡng tại những vùng biển nhiệt đới xa xôi trở nên phổ biến đối với tầng lớp thượng lưu. Một câu hỏi nóng bỏng được đặt ra khi đó là: “Phụ nữ sẽ mặc gì và mặc như thế nào trên những triền cát trắng… có mặt cả đàn ông? Họ nên phô bày sự hấp dẫn giới tính hay kín đáo che đậy như trước giờ vẫn vậy?”.

42435574_167187440863660_6178486815243108352_n

Câu trả lời đầu tiên đến vào những năm 1800 với một loại trang phục bơi là áo tay phồng vận cùng váy dài quá gối, bên trong là quần, không khác gì so với trang phục ban ngày. Đây là bước đánh dấu đầu tiên cho thời trang áo tắm.

Đến đầu thế kỷ 20 khi thời trang chứng kiến một vài cuộc cách mạng nho nhỏ, mang tới sự giải phóng cơ thể cho người phụ nữ, bộ đồ bơi dần trở nên ngắn hơn, nhẹ hơn và thoải mái hơn. Năm 1907,
42585802_167187517530319_4111903970094481408_n VĐV người Úc Annette Kellerman lần đầu tiên mặc kiểu đồ bơi để lộ hai cánh tay và khoe những đường cong đầy nữ tính và ngay lập tức bộ đồ bơi này trở thành một chuẩn mực cho đến tận 20 năm sau đó. Đến những năm 1940, đồ bơi bắt đầu được thiết kế bằng loại vải cao su giúp tạo dáng ôm sát người mặc với phần hông được khoét sâu và cao hơn.
42596882_167187570863647_2653890576012804096_nĐến năm 1946, bikini – đồ bơi hai mảnh mới được ra đời, thể hiện sự thay đổi tư duy sâu sắc trong xã hội về quyền tự do của phụ nữ, họ được phép mặc và… khoe những gì họ muốn! Bộ bikini bắt đầu được ví von như một bức khung tôn vinh những bộ phận “gây chết người” nhất đối với phái mạnh trên cơ thể người phụ nữ, như phần ngực, eo, chân…
42533430_167187644196973_8104052887493017600_n
Không kém phần thú vị là “tác phẩm nghệ thuật” này có mặt hóa ra lại nhờ công của hai người… đàn ông, Louis Réard và Jacques Heim. Heim đặt tên cho loại trang phục này là Atome (bom nguyên tử), trong khi Réard đặt cho thiết kế của mình bằng tên của đảo san hô Bikini ở Thái Bình Dương – địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ vào tháng 7/1946. Chỉ qua cách đặt tên thôi, bạn đọc cũng có thể tưởng tượng được sức công phá mãnh liệt và đầy ghê gớm của bikini với nhận thức của công chúng phương Tây thời bấy giờ về việc phụ nữ được phép hở bao nhiêu cho vừa!
Vì không người mẫu nào đủ can đảm nhận lời diễn, Réard đã phải thuê một cô vũ nữ thoát y để trình làng thiết kế mang tính cách mạng này. Thế giới khi đó vẫn đang trong giai đoạn thoi thóp sau cuộc Đại Khủng hoảng và Thế chiến nên thời trang cho phụ nữ cũng bị ép lại vào khuôn khổ cũ với váy luôn phải dài hơn đầu gối và lưng cao ôm sát eo. Việc trình làng một thiết kế táo bạo chỉ gồm một mảnh che ngực trên, một mảnh che điểm nhạy cảm và vòng 3, trong khi những khoảng thân thể khác để phơi trần của Réard đã gây một chấn động mạnh cho giới truyền thông và công chúng.
Nhưng chỉ một thập kỷ sau, người ta bắt gặp thiết kế gợi cảm này xuất hiện tràn ngập trên bãi biển khắp nước Pháp. Người Mỹ, không ngờ còn cổ hủ hơn, vẫn không chấp nhận bikini cho đến giữa năm 60! Tương tự, ở những nước châu Âu khác, bikini khi đó cũng không được ưa chuộng mấy và thậm chí còn bị cấm ở một số nước như Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Gợi cảm & gợi cảm hơn
Dù Réard, trước đây đã diễn tả phát minh của mình là “áo bơi nhỏ đến nỗi không thể nhỏ hơn” nhưng mỗi năm qua đi, thiết kế của bikini đời sau bao giờ cũng được tiếp tục làm nhỏ hơn đời trước. Nếu ai đó đã từng cho rằng thiết kế năm 1946 của Réard là tột đỉnh táo bạo thì chắc hẳn sẽ… nghẹt thở khi nhìn thấy mẫu bikini của năm 1970. Đó là thiết kế gồm 4 mảnh vải nối nhau bằng những sợi dây mỏng, chỉ đủ che những gì cần thiết.
Không thể phủ nhận bikini là món hàng quảng bá cực kỳ hiệu nghiệm cho những ngôi sao trẻ đang lên. Rita Hayworth đã từng chụp hình bìa cho tạp chí Life, mặc trên người độc mỗi một bộ bikini màu trắng. Jayne Mansfield tham dự một buổi khiêu vũ năm 1956 không mặc gì khác ngoài bộ bikini họa tiết da báo. Hình ảnh của Raquel Welch trong bộ bikini họa tiết động vật trong bộ phim One Million Years B.C (1966) và Bond Girl Ursula Andress trong Dr. No (1962) đã trở thành biểu tượng của thời đại. Và ngày nay, bạn sẽ chưa được công nhận là “siêu mẫu quốc tế” nếu chưa xuất hiện trên trang bìa tạp chí Sports Illustrated với bộ bikini không thể nhỏ hơn được nữa.

Ngày nay, phụ nữ ở tất cả mọi lứa tuổi đều ưu ái bikini, và đã từ lâu họ không còn ngần ngại những khoảng hở của cơ thể khi mặc những thiết kế (đã từng được coi là) táo bạo ấy. Các hãng thời trang ngoài những BST Ready-to-wear định kỳ vẫn cho ra mắt những kiểu áo bơi hợp mùa. Những cái tên được phái đẹp ưu ái phải kể đến là Eres, Missoni, Mara Hoffman, Diane von Furstenberg, Agent Provocateur…

(Sưu tầm)

Categories
6 - Trang lượm lặt

“Lời nguyền Tecumseh” cho các TT Mỹ


VietTimes

242847052_2402293819902515_6412264294677148062_n

“Lời nguyền Tecumseh” từng phán cứ mỗi 20 năm kể từ năm 1840, mỗi đời tổng thống Mỹ đắc cử hay tái đắc cử vào các năm tận cùng bằng số 0 (ví dụ 1880, 1900) đều qua đời khi đang tại nhiệm.

“Lời nguyền” đã ứng nghiệm hơn 100 năm
“Lời nguyền Tecumseh(Tecumseh’s curse) được dùng để mô tả thời kỳ mà cứ mỗi 20 năm kể từ năm 1840, mỗi đời Tổng thống Mỹ đắc cử hay tái đắc cử vào các năm tận cùng bằng số 0 (ví dụ 1880, 1900) đều qua đời khi đang tại nhiệm.
Lúc đầu người ta coi lời nguyền của Tecumseh chỉ là điều bịa đặt. Tuy nhiên, những gì xảy ra với Henry Garrison buộc nhiều người phải thay đổi ý kiến của mình. Những sự kiện xảy ra tiếp theo sau cái chết của Garrison mới củng cố niểm tin của người Mỹ vào sự tồn tại của lời nguyền.
Cái tên Tecumseh xuất phát từ tên trận Tippecanoe (năm 1811). Vào thời điểm đó, với tư cách thống đốc vùng Idiana, William Harrison đã mua chuộc những người da đỏ để họ nhượng lại đất cho Chính phủ Hoa Kỳ, đồng thời Harrison cũng đưa rượu whiskey vào cuộc sống của những người thổ dân gây ra nạn nghiện rượu và tội phạm cho cộng đồng này.
Những hành động của chính quyền đã dẫn tới việc Tecumseh (1768-1813), tù trưởng bộ lạc Da Đỏ Shawnee (vùng Đông Bắc Mỹ), đứng lên đánh lại quân đội Hoa Kỳ. Năm 1811 Harrison đã đánh bại đội quân da đỏ của Tecumseh tại làng của ông. Có thể sau trận Tippecanoe, Tecumseh, anh ruột của Tenskwabawe, người được biết tới như là Nhà tiên tri của người Shawnee, đã đưa ra lời nguyền cho Harrison và các tổng thống Mỹ kế nhiệm.
Lời nguyền Tippecanoe lần đầu được đề cập tới trong cuốn sách “Ripley’s Believe It or Not” được xuất bản phát hành năm 1931. Nó đề cập tới việc kể từ cái chết của tổng thống William Henry Harrison (qua đời năm 1841 sau khi trúng cử năm 1840), cứ 20 năm lại có một tổng thống Mỹ chết khi đang tại nhiệm.
Năm 1860, người đắc cử là Abraham Lincoln. Ngay trong thời gian đầu nắm quyền, Tổng thống Lincoln bị người ủng hộ phương Nam là John Wilkes Booth giết chết.
Năm 1880, James Garfield đắc cử năm 1880 nhưng chỉ sống sót được 4 tháng. Ông bị Charles J.Guiteau, một kẻ thần kinh bất ổn ám sát.
Năm 1900, William McKinley tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Sau đó một năm rưỡi, ông bị Leon F. Czolgosz, tự nhận là kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ ám sát.
Năm 1920, sau Thế chiến II, người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với Tổng thống Wilson và cử tri đã bỏ phiếu cho một người hoàn toàn đối lập ông. Tân Tổng thống là Warren G.Harding, người bị coi là một trong những lãnh đạo tệ nhất của nước Mỹ. Trong một chuyến vi hành, Harding bị chết vì đau tim ngay trong phòng tại khách sạn Palace.
Năm 1940, Franklin Delano Roosevelt, một trong những vị Tổng thống được lòng dân Mỹ nhất, và là người đắc cử Tổng thống tới 4 lần. Năm 1940, ông tái đắc cử lần thứ 3, nhưng không lâu sau khi được bầu làm Tổng thống lần thứ 4, Roosevelt đã qua đời vì chứng phình mạch.
Năm 1960, John F. Kenedy, vị Tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ đắc cử. Ngày 22/11/1963, ông Kennedy bị bắn tại Dallas. Ủy ban Warren đã buộc tội Lee Harvey Oswald là thủ phạm vụ ám sát. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Oswald chỉ là thế mạng cho một trong những âm mưu lớn nhất trong thế kỷ 20.

242888272_2402293793235851_8272847138403895075_nRonald Reagan vẫy tay chào người dân và báo chí khi rời khỏi khách sạn Hilton tại Washington và bị ám sát hụt chết ngày 3031981. Ảnh Corbis.

Vị Tổng thống đầu tiên thoát khỏi lời nguyền chính là Ronald Reagan, đắc cử năm 1980. Ông Reagan đã bị bắn bởi John Hinckley sau 69 ngày nhậm chức, ông bị thương rất nặng và các bác sĩ nói rằng Reagan có thể mất mạng.

Tuy bị ám sát chỉ 69 ngày sau khi được bầu nhưng Reagan đã hoàn thành trọn vẹn hai nhiệm kỳ tổng thống và chỉ qua đời vì tuổi già năm 2004. Vài ngày sau khi Ronald Reagan bị ám sát không thành, nhà báo Jack Anderson trong bài “Reagan and the Eerie Zero Factor” (“Reagan và nhân tố 0 kỳ quái”) đã nói rằng hoặc vị tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ đã chứng minh lời nguyền là sai, hoặc mạng ông ta quá lớn (he had nine lives). Sau khi hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai năm 1988, Reagan trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên sau 152 năm được bầu vào một năm tận cùng 0 mà không chết khi đang tại nhiệm.

Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, Reagan may mắn thoát chết trong vụ ám sát năm 1981là do viên đạn bắn vào Reagan chỉ cách tim có 2 cm, trúng vào phổi. Valeri Podolxki, tác giả của ấn phẩm “Từ Lubianca đến Kremli” cho rằng phổi bị tổn thương của Reagan được coi là vết thương gây chết người trong thế kỷ XIX, tức là vào thời gian Tecumseh thốt ra lời nguyền của mình.

Có một bí mật lưu truyền trong Nhà Trắng rằng, tất cả các cam kết và nghị định thư mà Tổng thống Reagan phê chuẩn đều được thực hiện theo sao và thuật chiêm tinh. Các chuyến thăm chính thức, nghị định thư hay tiếp đón đều được tổ chức theo thuật chiêm tinh. Thời đó, Đệ nhất phu nhân Nancy đã tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể cầu cho chồng thoát nạn. Buổi lễ này có đông đảo người Mỹ tham gia, gồm cả người Mỹ bản địa (người da đỏ). Người ta cho rằng việc này đã giúp ông phá bỏ được lời nguyền

Còn đương kim tổng thống Joe Biden thì sao?

Có xảy ra điều gì tương tự cho người được bầu vào vị trí tổng thống trong năm 2020 Joe Biden hay không? Nếu theo lý thuyết thì các lãnh tụ nước Mỹ chiến thắng trong các cuộc bầu cử vào những năm có số cuối là con số “0” sẽ bị chết hay bị sát hại, thì có thể lời nguyền đang treo lơ lửng trên đầu ông Biden. Và ở đây không nhất thiết nói về cái chết cưỡng bức của Biden. Cần nhớ rằng Biden đã 78 tuổi và đang là người giữ kỷ lục về độ tuổi trong số các tổng thống Mỹ. Chưa có ai lớn tuổi như ông mà ở vào cương vị này.

Như vậy Biden đã là người cao tuổi, chắc sẽ có cơ hội để biện minh cho lời nguyền của thủ lĩnh da đỏ hơn là ai đó trẻ tuổi hơn. Ngoài ra, Podolxki khẳng định rằng Tecumseh nguyền rủa các tổng thống Mỹ chỉ đến “chi thứ bảy”. Đầu tiên là Garrison, sau đó Lincoln, Garfield, MacKinley, Harding, Roosevelt và Kennedy. Có nghĩa chỉ có 7 người. Vụ ám sát Kennedy là cuối cùng trong chuỗi cái chết.

Như Podolxki cho thấy, sức mạnh của Tecumseh không đủ để “lôi”sang thế giới bên kia những người giữ vị trí tổng thống sau Kennedy. Chính vì vậy, âm mưu ám sát Ronald Reagan và George Bush-con đã bị thất bại. Hơn nữa, những tổng thống tiếp theo sẽ chuyển giao quyền hạn của mình một cách thuận lợi cho những người kế nhiệm.

Sưu tầm
VietTimes

Categories
5 – Sưu Tầm Uncategorized

20 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT


118517952_339647170566635_3587457892082824151_o

1. Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn…và nói ít đi!

2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều.

3. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được.

4. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

5. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.

6. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã!

7. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng.

8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch.

9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết những gì ở chương tiếp theo!

10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn.

11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể.

12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó.

13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc.

14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn.

15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!

16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí.

17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!

18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó!

19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!

20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!

(Sưu tầm)

Categories
5 – Sưu Tầm

ĐỌC SÁCH CÓ ÍCH GÌ?


Sưu tầm

242430471_1871678836372091_8809872162414636549_n

Chuyện kể rằng, tại một ngôi chùa trên núi, có một vị sư phụ đều thức dậy sớm ngồi vào bàn để đọc sách – dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách.

Một ngày cậu hỏi sư phụ: ” Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”

Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói: “Con hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ta nhé!”

Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà. Sư phụ liền cười và nói: “Lần sau con cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.

242537034_1675831125956885_84921801743107065_n

Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ: “Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.

Vị sư phụ liền nói: “Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Vị sư phụ lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa.

243076195_1675113392695325_6421816778808165587_n

Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Tiêu sư phụ nói: “Sư phụ nhìn này, thật là vô ích!”

“Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, vị sư phụ nói.
Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.

“Đó là tất cả những gì xảy ra khi con đọc sách. Có thể con không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của con, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy”

242493537_1674812522725412_1462424476330339948_n

Sưu tầm

Categories
5 – Sưu Tầm Sưu Tầm Việt Nam

Một Cơn Gió Bụi (Trích đoạn về Cộng Sản)


20994087_1744422655600411_4504540136194777860_n

Trần Trọng Kim

“… Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì? Cứ như ý tôi, thì giải phóng phải theo đúng cái lẽ công bằng, làm cho người ta được ung dung thư thái, được hành động trong một cái khuôn khổ rộng rãi, ai nấy biết trọng quyền lợi của mọi người theo pháp luật đã định, không bị đàn áp và lừa dối, không bị bắt bớ và giết hại một cách ám muội, oan ức.

Ðàng này tôi thấy chế độ các nước cộng sản giống nhau như in cái chế độ chuyên chế thuở xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì bị tình nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là được sung sướng. Như thế thì giải phóng ở đâu? Giải phóng gì mà cả chính thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi rình mò và tố cáo hết thảy mọi người. Hễ ai vô ý nói lỡ một câu là bị tình nghi có khi bị bắt, bị đày v.v…thành ra nhân dân trong xã hội ấy lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ai là bạn là thù, mất hẳn sinh thú ở đời, thật trái với lời nói thiên đường ở cõi trần.
Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được. Xem như lúc đầu Việt Minh tuyên truyền rầm rĩ lên rằng: ‘’Nước Việt Nam đã được các nước Ðồng Minh cho hoàn toàn độc lập, và dân được tha hết các thứ thuế’’. Thôi thì chỗ dân gian nghe nói thế chạy ùa ùa theo. Sau chẳng thấy độc lập đâu cả và dân lại phải đóng góp nặng hơn trước. Khi Việt Minh đã nắm quyền bính rồi, lại định các ngạch thuế, có người hỏi họ: ‘’Sao trước kia các ông bảo tha hết các thứ thuế rồi kia mà ?’’ Họ trả lời: ‘’Ấy trước nói tha thuế, nhưng bây giờ chính phủ cần có thuế để làm mọi việc’’. Nói thế thì uy tín của chính phủ để đâu?
Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc Dân Đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian thường có câu ‘’nói như Vẹm’’. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt VM, đọc nhanh mà thành ra…”

-Trần Trọng Kim, “Một Cơn Gió Bụi” (1949)

Categories
Uncategorized

NGHỆ THUẬT CÂU CÁ


Cau ca'2

Có một ông lão câu cá bên bờ sông, một cậu bé ở gần đó nhìn thấy, chẳng mấy chốc mà ông lão đã câu được đầy một giỏ cá, ông lão nhìn thấy cậu bé nhìn mình thật lâu liền muốn đem giỏ cá tặng cho cậu bé, cậu bé lắc đầu, ông lão ngạc nhiên hỏi: “Tại sao cháu không muốn nhận thế?”, cậu bé trả lời: “Cháu muốn cái cần câu mà ông đang cầm cơ!”.

Ông lão hỏi: “Cháu muốn cái cần câu để làm gì?”.
Cậu bé trả lời: “Cái giỏ cá này ăn chẳng mấy mà hết, nếu như cháu có cái cần câu, cháu có thể tự mình câu cá, thế thì cả đời ăn cũng không hết”.
Mọi người xung quanh nghe thấy đều thốt lên: “Cậu bé này thật là thông minh!”.
Nhưng mà ông lão lại nói: “Sai rồi! Cậu bé nếu như chỉ muốn cái cần câu này, thì có khi một con cá cũng không có mà ăn đâu”.
Mọi người xung quanh nghe xong đều không hiểu, ông lão lại tiếp tục nói: “Vì cậu bé chưa hiểu kỹ thuật câu cá thì chỉ có cần câu sẽ là vô tác dụng, bởi vì câu cá quan trọng nhất là “kỹ thuật câu”.”
Rất nhiều người cho rằng trong cuộc sống miễn là bạn có “chiếc cần’ rồi thì sẽ không sợ khó khăn gì nữa, giống như đứa trẻ nhìn thấy ông lão, cho rằng chỉ cần có cần câu thì sẽ có cá ăn đến không hết, thế nhưng cậu bé đâu biết được rằng, ông lão vì học tập kỹ thuật câu cá mà trải qua bao nhiêu khổ luyện, bỏ ra bao nhiêu cố gắng.
Có một vị giám đốc nói: “Một số người trẻ tuổi cho rằng mình có bằng cấp tốt thì không phải lo nghĩ gì nữa rồi, kỳ thực đây chỉ là đã có cần câu mà thôi, con đường tiếp sau còn phải nỗ lực rất nhiều, không học kỹ thuật câu cá, nói không chừng một ngày nào đó có khi còn bị té ngã bên bờ sông!”.

Sưu tầm

Categories
2 – Nhạc Lê-hữu-Nghĩa và Con Gà Què 3 - Nhạc Thầy Trò Trịnh Hoài Đức

CHỈ LÀ CƠN MƠ


Tình thơ/nhạc chẳng là gì khác hơn một cơn mơ cuồng, dù vẫn đủ để đớn đau bất tận… Hãy để thơ nhạc dẫn đưa ta đi tới cõi vô thường, dù cho CHỈ LÀ CƠN MƠ !

sad

***

Mời nghe trên  YouTube Chỉ Là Cơn Mơ – Quốc Duy

Mời nghe bản nhạc này đã được posted trên FaceBook, do nhạc sĩ Phan Đê hòa âm, với sự trình bày của ca sĩ Khánh Vy, dưới một hình thức làm clip khác.

Đính chính : ConGàQuè Azalea viết lời của bản nhạc này (Lyrics) sau khi đã có phần nhạc do anh Nghĩa viết. Thế nên, không phải là thơ (được phổ nhạc) .

CHỈ LÀ CƠN MƠ ! (Lyrics – Lời nhạc)

Chiều mưa gió,
Chiều mưa gió, bão trong hồn tôi bỗng dưng òa vỡ.
Chiều hoang sơ !
Chiều hoang sơ nhớ bao lời ca nhớ bao lời thơ !
Người thơ ơi !
Người thơ ơi lắng nghe từng câu nói rơi tả tơi !
Hồn chơi vơi…
Hồn chơi vơi tiếc thơ tàn theo nỗi sầu khôn nguôi.

Ôi lòng tê tái,
Niềm thương nhớ vấn vương âm thầm mãi.
Thơ là mê say,
Là thương đau đã chôn theo tàn phai…
Là mộng trời mây,
Mộng tình trôi trọn đời tìm không thấy.
Là một vòng tay,
Một vòng tay đầy ắp con tim gầy !

Tình thơ hỡi !
Tình thơ hỡi cớ sao hồn nông nổi không còn lối !
Thời gian ơi !
Thời gian ơi nhớ khi chìm trong nỗi đau mình tôi !
Tình ngu ngơ…
Tình ngu ngơ cuốn mây cuồng mưa lũ tan hồn thơ !
Tình hay thơ ?
Tình hay thơ hỡi ôi tình thơ chỉ là cơn mơ !!!

ConGàQuè Azalea  
(Mpt. 12/2019)

Nghe thêm ….Nhạc LHN

Đọc thêm : Thơ Lê-hữu-Nghĩa – Chuyện ngắn Lê-hữu-Nghĩa  –

HOME

Categories
Chuyện ngắn

Mắt của trái tim


imagesmu

Celine Dion có một bài hát Because You Love Me, lời ca viết rằng :”Nếu em không nhìn thấy, anh sẽ làm mắt em, nếu em không thể nói, anh sẽ là tiếng em”. Lời bài hát đã khiến tôi nhớ đến một đôi vợ chồng mù ở trong thôn của bà ngoại…

Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi, đã có một đống con cháu. Nghe bà ngoại kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, song chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên xe bò và đầu bò. Đón cô dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, rà mò khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình.

Việc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, cón tay kia níu chặt bàn tay chồng. Chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên. Trong thôn có người ra giúp, hai người thường từ chối, họ bảo:“Các anh giúp được chúng tôi một giờ, không giúp được chúng tôi một đời“.

Cứ như thế, hai vợ chồng luôn luôn tay dắt tay nhau gánh nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh nổi một gánh nước. Dân làng cảm thấy lạ lùng, đã có mười mấy trai gái trẻ trong thôn đã từng vì đất trơn, trượt chân ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng mù chưa bao giờ bị như vậy. Càng lạ lùng hơn là chuyện, mặc dù có đông người đang cùng nhau nói chuyện hỉ hỉ hả hả, hai người mù vẫn có thễ nhờ vào tiếng hít thở dài dài mà tìm ra nhau.

Bởi không nhìn thấy, dù mưa dù gió, người ta thường trông thấy hình ảnh hai người dắt tay nhau. Dù làm việc gì, họ cũng tay trong tay. Tay trong tay, hình tượng để nhiều nhà văn viết đi viết lại ấy, đã xuất hiện suốt nửa thế kỷ ở cái thôn nhỏ bé chẳng ai biết đến này.

Ông chồng là tay thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê, thường đến các đám cưới của người khác thổi nhửng bài:“trăm con chim phượng hoàng“, „niềm vui đầy nhà“… mặc dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng chỉ có một yêu cầu, cho người vợ mù cùng đi.

Để vợ ở nhà một mình, ông không yên tâm thổi kèn. Khi chồng thổi kèn, vợ ngồi bên chồng lặng lẽnghe, dường như những điệu nhạc vui nhộn này đều là ông thổi cho bà. Trên khuôn mặt người vợ mù thường hay đỏ ửng lên, khiến ai nấy cũng cảm thấy người đàn bà mù đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết chừng nào.

Về sau này, hai vợ chồng đều đã già, không bao giờ đi ra ngoài nữa, chỉ quanh quẩn trồng nhiều hoa trong sân to nhà mình, tất cả đều là những giống hoa tươi rực rỡ, đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực.

Một lần, ông sơ ý bị ngã què chân. Trong những ngày ông nằm bệnh viện, bà bốn ngày liền không ăn một hột cơm vào bụng, bà bảo, không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn nữa.

Con cái sáng mắt cũng từng hỏi đùa bố mẹ :“Nếu trời giành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có định dùng mắt nhìn nhau không?“ Bà mẹ mù trả lời:

– Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt, thật hơn mắt.

Ông bố mù thì bảo:

– Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa bao giờ trông thấy một người đẹp nhất, trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả.

Cần mắt để làm gì, mắt là thứ tham lam nhất trên trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì muốn có cái đó, trên mặt người ta có một cái rỗ cũng có thể để trong tim suốt đời.

*****

Cũng có người nêu ra ví dụ, nếu vợ mù trông thấy mặt chồng bị bỏng sẽ có cảm tưởng thế nào. Lại có người đặt già thiết, nếu chồng nhìn thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không?

Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, con mắt của trái tim mới là sáng nhất, thật nhất.

(Sưu tầm)

Categories
1 - TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 5 - Thơ GS Hồ Xưa (Hồ Nguyễn) 8 - Thơ Lê-hữu-Nghĩa 9 - Thơ Trần Đông Thành

HỔNG SỢ NHỊN THÈM VÀ CÁC BÀI HỌA (THƠ CHUA)


Mời quí bạn THĐ4 coi chậu sen của LHN nè . Một chậu mỗi năm có 4-5 bông thay phiên nhau nở rồi tàn . Suốt mùa luôn có em Liên kề cận .

unnamed (88)
unnamed (89)
unnamed (92)
unnamed (91)

HỔNG SỢ NHỊN THÈM
Cô chị qua rồi tới ả em
Để cho anh rể có tòm tem
Lựa nhà con gái năm ba đứa
Làm rể quanh năm hổng nhịn thèm .
LHN

Họa 1 :
1. CHA DÊ XÒM
Chăm sóc vườn hoa tưởng tượng em
Nằm mơ sướng mắt muốn tòn tem
Ê càng chị hỏi 35 hả!
Lẽo lự chối quanh bố há thèm!
2. MÈO GIÀ THÈM MỠ
Chị cả xa nhà chớ mó em,
Nằm tù gỡ lịch khỏi mua tem.
Coi chừng ống quyển co ro giản,
Rủi té nhăn răng đố gái thèm!
XCQ

Họa 2 :
RÁN CẮN RĂNG
1- Ở nhà đừng có mó sờ em,
Anh có bao bì đã dán tem.
Hai chị đi xa xin chớ giỡn,
Cắn môi ngậm nước rán dù thèm!
2- Nên nhớ đừng sờ mó đến em,
Em đâu ham hố phải cần tem.
Tem này đã dán lên anh chị,
Chị biết nguy cho …dẫu có thèm!
HN

Trở về => Đầu TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 4 –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 3   –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 2 – TRANG THƠ XƯỚNG HỌA 1  –  TRANG THƠ XƯỚNG HỌA  –

HOME

Đọc thêm =>  Thơ Con Gà Què Azalea   Thơ Trần Đông Thành  – Thơ Nguyễn Cang – Thơ Thầy Hồ Nguyễn –Thơ Lê Hữu Nghĩa – Thơ Hương Lệ Oanh –  Thơ Nhiều Tác Giả

Categories
Chuyện ngắn

Tình nghĩa Vợ, Chồng …


Khi kẻ mất, người còn …đời sống sẽ ra sao?

unnamed - 2021-09-18T191938.107
Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: “Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết.“. Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa có kinh nghiệm chết vợ. Ông ân hận và tự giận mình. Sau khi chết vợ, ông như mất hồn, lãng đãng, trí óc để trên mây. Nhiều lần trên đường về nhà, ông đi lạc, lái xe qua khỏi nhà rồi mà không biết. Ngày xưa, ông hay bực mình mỗi khi được bà nhắc nhở đi lối nầy, quẹo góc kia, và bà cũng nổi nóng la nạt ông mỗi khi đi lạc đường. Bây giờ, mong được nghe lời cáu kỉnh gây gổ đó, mà không có được. Ông thở dài và đau nhói trong tim như có vật nhọn đâm vào. Không thể ngờ, vợ ông không còn trên đời nầy nữa. Bây giờ bà nằm ngoài kia, nghĩa địa hoang lạnh âm u. Không còn chầm chập kiểm soát từng hành động của ông để mà phê bình sửa sai.

Mở cửa, bước vào nhà, ông nói lớn như khi bà còn sống: “Em ơi! Anh đi làm về.”. Trước đây, nếu không nghe tiếng trả lời, ông chạy vụt lên lầu tìm vợ. Bây giờ, ông lẳng lặng đến thẳng bàn thờ, thắp ba cây nhang, lạy bốn lạy. Ông thầm nghĩ, người ta chỉ lạy vợ khi vợ đã chết rồi, tại sao không ai lạy vợ khi vợ còn sống? Dù có gây nên tội lỗi tầy đình, cũng không ai lạy vợ bao giờ. Ông nhìn tấm hình màu, ảnh bán thân của bà, có nụ cười thật tươi, hai vành môi uốn cong, đôi mắt sáng tinh anh, có ánh tinh nghịch. Ông thấy bà còn đẹp lắm, nét đẹp dịu dàng. Thế mà bao nhiêu năm nay, ông không hề biết, và chưa một lần nhìn ngắm kỹ cái nhan sắc của vợ. Sống lâu ngày bên nhau, thấy nhau, nhưng quên nhìn ngắm, chỉ thấy hình thể tổng quát của nhau. Cũng như nhiều ông có vợ thiếu nhan sắc, cũng không bao giờ biết vợ họ xấu. Những ông lấy được vợ đẹp, lâu ngày, cũng chẳng còn biết vợ mình là đẹp. Nhiều bà đi xâm môi, xâm lông mày xong, về nhà, ông chồng cũng không hề biết có sự thay đổi trên mặt vợ.

Ông Tư gieo mình nằm vật ra tấm ghế bành, hai tay ôm mặt khóc rưng rức như đứa bé đi về vắng mẹ. Tiếng khóc buồn bã vang dội trong căn phòng vắng. Ông ước sao chuyện thật hôm nay là một giấc mộng dữ, để khi ông thức dậy, thấy còn có bà bên cạnh. Có thể ông sẽ bị vợ cằn nhằn trách móc một điều gì đó như thường ngày, nhưng thà còn có những phiền hà của vợ, còn hơn là nằm đây một mình. Ông đã khóc như thế cả tháng mấy nay, mỗi lần đi làm về, bước vào căn nhà vắng vẻ lạnh lẽo, không còn bóng dáng người vợ thương yêu, làm trái tim ông se sắt, tâm trí ông trống rỗng mịt mờ. Nỗi đau cũng tan dần theo giòng nước mắt, rồi ông thiếp đi trong một giấc ngủ buồn, ngắn. Khi thức dậy, ông nhìn quanh, đâu đâu cũng có bóng dáng, có kỷ niệm với bà. Tất cả đều còn đó. Vật dụng, đồ đạc của bà trước khi chết, vẫn còn để y chỗ cũ, giữ nguyên trạng. Ông không muốn thay đổi chuyển dịch gì cả. Trên bàn trang điểm, vẫn còn chiếc lược nằm nghiêng nghiêng, thỏi son dựng đứng, hộp phấn, những chai thuốc bôi tay cho mịn da, tất cả đều không xê dịch, không sắp xếp lại. Ông tưởng như hương tay của bà còn phảng phất trên từng món vật dụng. Mỗi bữa ăn, không còn ai thúc hối, hò hét dục ông ngồi vào bàn ngay, sợ cơm canh nguội lạnh. Bây giờ, ông tha hồ lần lửa, không tha thiết đến bữa cơm. Có khi chín mười giờ mới bắt dầu ăn, qua loa cho xong, miệng nhạt phèo. Thường ông để thêm chén dĩa đũa muỗng đầy đủ cho bà. Rồi thì thầm mời vợ ăn, tưởng như bà còn sống, ngồi đối diện và cùng chia vui hạnh phúc trong từng giây phút của thời gian. Ông có ảo tưởng như bà còn ngồi đối diện, đang lắng nghe ông nói. Hôm nay bà làm biếng phê bình, không mắng trách khi ông làm rơi cơm canh ra bàn. Với cách đó, ông tự dối lòng, để có thể nuốt trôi những thức ăn, mà vì buồn chán, ông không còn cảm được hương vị ngon ngọt. Nhiều khi thức giấc nửa đêm, vòng tay qua ôm vợ, ôm vào khoảng trống, ông giật mình thảng thốt, chợt hỏi thầm, bà đi đâu rồi? Khi chợt nhớ bà không còn nữa, nước mắt của ông chảy ra ướt cả gối. Có khi úp mặt khóc rưng rức, khóc cho đã, cho trái tim mủn ra, và thân thể rã rời. Chiếc giường trở thành trống trải, rộng thênh thang. Ông vẫn nằm phía riêng, bên kia còn để trống, dành cho bà. Ông ôm hôn cái gối, mùi hương của bà còn phảng phất gợi bao kỷ niệm của tháng ngày hạnh phúc bên nhau. Khi không ngủ được, ông bật đèn nằm đọc sách, bây giờ ông không sợ ai cằn nhằn, ngăn cấm đọc sách giữa đêm khuya. Trước đây, nhiều khi ông tha thiết thèm đọc vài trang sách trước khi đi ngủ, mà vợ cứ cằn nhằn mãi, làm ông mất đi cái thú vui nầy. Bây giờ ông nhận ra vì thương chồng, sợ ngày hôm sau ông buồn ngủ, mệt, nên bà ngăn cản, bảo là chói mắt không ngủ được. Ông tiếc, vợ chồng đã hay cãi vã những chuyện không đâu, chẳng liên quan gì đến ai, mà làm mất đi cái vui, cái hòa hợp của gia đình. Có khi chỉ vì tranh luận chuyện con khỉ bên Phi Châu, mà đi đến to tiếng, giận hờn, khóc lóc, làm vợ chồng buồn giận nhau, dại dột như hai đứa trẻ con ngu dại. Tại sao phải gắt gỏng, đâu có được gì, mà làm nhau buồn. Bây giờ muốn nói lời ân hận, thì làm sao cho bà nghe được. Ông tự xét, ông là một con người tệ mạt, thiếu hiểu biết. Khi có hạnh phúc trong tay thì không biết trân trọng, để đến khi mất đi, mới ân hận, mà không còn kịp nữa. Nếu được làm lại, ông sẽ đối xử với bà tử tế hơn, nói nhiều những lời êm ái dịu dàng. Sẽ không nổi giận khi bà làm chuyện ngang phè, sẽ nhường nhịn bà nhiều hơn, và sẽ phớt tỉnh mỗi khi bị bà chê bai, mai miả. Nhất là bày tỏ cái lòng ông, nói ông yêu thương bà, yêu thương lắm lắm. Đâu có gì ngăn trở, mà những ngày bà còn sống, ông không nói được những điều đó. Ông chợt nhớ có ngưòi viết rằng, vợ chồng phải đối xử như ngày mai thức dậy sẽ không còn nhau. Vì chẳng ai được sống mãi, và cũng không biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra trong giờ sắp tới, cho ngày hôm sau. Cuộc đời con người vốn bấp bênh trong định mệnh. Lấy kinh nghiệm đó, nhiều lần nói với những người bạn mà vợ chồng còn được sống bên nhau, cho họ biết rằng, họ đang có hạnh phúc quý báu, họ nên trân trọng giữ gìn, kẻo mai đây, khi chỉ còn chiếc bóng, thì tiếc thương cũng đã muộn màng. Đa số có lắng nghe, và tin lời ông là đúng, nhưng họ quên phứt ngay sau đó, và không thực hành điều hiểu biết.

Mẹ ông mất trước vợ sáu tháng. Ông cũng buồn, thương. Nghĩ rằng mẹ già thì chết là chuyện thường tình. Nhưng khi mất vợ, ông cảm thấy đau đớn và buồn khổ vô cùng tận. Buồn hơn mất mẹ mười lần. Ông tự cảm thấy xấu hổ, vì mất mẹ mà lại không đau buồn bằng vợ chết! Có phải ông đã thương vợ hơn thương mẹ chăng? Có phải ông là đứa con bất hiếu? Ông cũng không biết, và không so sánh được hai cái đau vì mất mát. Nhưng rõ ràng, ông đã ngã gục khi chết vợ. Có khi quẩn trí, ông muốn chết theo bà. Sao cuộc sống vô vị quá chừng. Rồi mai mốt cũng già, bệnh, đâu có thoát được cái chết. Chết bây giờ, nếu còn linh hồn, thì còn gặp lại vợ ngay. Nhưng ông sực nhớ nhiều lần bà nói không muốn gặp ông lại trong kiếp sau. Bà đâu có thù ghét ông mà nói câu đó nhỉ. Nói chi cho ông đau lòng lúc nghe, và còn đau cả đến tận bây giờ. Ông nghe nói, có một loài chim, khi một con chết đi, thì con kia ngày đêm kêu thương, bỏ ăn bỏ ngủ, than gào cho đến chết. Chim còn chung tình đến thế, mà ông thì còn sống, còn ăn, còn ngủ, còn đi làm, còn giữ tiền bạc. Chẳng bằng được loài chim sao?

Trong căn nhà nầy, đâu đâu cũng có dấu vết của bà. Mở tủ đựng ly chén ra, ông đứng nhìn xem, bên trong sắp đặt thứ tự, gọn gàng. Có những thứ mà bây giờ ông mới thấy, và không biết công dụng nó làm gì, khi nào thì dùng đến. Bà đã mua sắm, sắp đặt cẩn thận. Ông cầm một cái ly, biết vật nầy đã có bàn tay vợ đụng đến, ông ghé môi hôn, tưởng đang hôn bàn tay bà. Ba bộ ấm pha trà xinh xắn, bà mang về trong dịp đi du lịch bên Nhật, để cho ông thù tiếp bạn bè. Bà thương ông đến như vậy đó. Hơn cả chục chai rượu nho, rượu mạnh trong tủ kiếng, cũng do một tay bà mua. Bà không biết uống, nhưng hễ nghe ai khen rượu ngon, rượu quý, thì bà cũng cố mang về cho chồng một vài chai. Ông thường dặn nếu không biết uống rượu thì đừng mua, vì khẩu vị của mỗi người khác nhau. Cũng như mình khen mắm nêm thơm ngon, nhưng cho Tây ăn, thì họ bịt mũi mà oẹ ra. Bây giờ đứng đây, đưa tay sờ vào những chai rượu màu nâu sẫm, lòng ông đầy ân hận, đáng ra lúc đó, ông phải nói những lời tử tế ngọt ngào cám ơn, và bày tỏ cái hân hoan với tình thương chăm sóc của vợ. Những khi đó, ông đã nói những lời chân thật như đất ruộng, làm phụ tấm lòng yêu thương của bà. Ông định nhấp vài hớp rượu để tưởng nhớ đến ơn vợ, nhưng rồi đặt chai xuống, và thì thầm hai câu thơ của Vũ Hoàng Chương:

“Em ơi! lửa tắt bình khô rượu.
Đời vắng em rồi say với ai?”

Mắt ông cay cay, tim đập sai nhịp. Tủ áo quần của bà còn nguyên vẹn đó. Những chiếc áo giản dị, màu sắc khiêm tốn. Bà phải chờ cho đến khi bán hạ giá thấp nhất mới dám mua. Bà cần kiệm, không dám hoang phí. Đi đám cưới, tiệc tùng, bà không cần phải thay đổi áo mới, kiểu nầy, kiểu kia. Bà nói: “Ngay cả ông chồng, còn chưa nhớ được kỳ trước mình mặc áo nào, màu gì, huống chi thiên hạ. Họ đâu có dư thì giờ mà vớ vẩn nhớ đến cách phục sức của cả trăm người trong bữa tiệc. Mà dù cho họ có nhớ đi nữa, cũng không sao, đâu có gì quan trọng. Chắc cũng chẳng ai chê mình không có áo quần mới khi tham dự tiệc tùng.”. Cái đơn sơ giản dị chân thành của bà làm ông thương và mến phục. Áo quần của ông, cũng do bà tìm tòi mua giúp. Khi thấy cái áo quần tốt, màu sắc trang nhã, giá cả tương đối được, bà hối hả kêu ông chạy gấp đến tiệm thử liền. Ngay cả áo quần lót, vớ, cà-vạt, cũng do bà mua cho ông. Bà đem áo quần đã cũ sờn vất đi, thay vào các thứ mới. Ông cứ tự nhiên dùng, chưa bao giờ biết kích thước đúng của chính ông. Đã có bà lo hết. Bây giờ không còn bà, ông mới thấy rõ ràng hơn những gì đã nhận được xưa nay mà vô tình không nghĩ đến. Cầm chiếc quần được lên lai trong tay, nhìn đường kim mũi chỉ cẩn thận, ông thấy rõ tình thương của bà gói ghém trong đó. Áo quần mùa đông, mùa hè của ông cũng được bà sắp xếp riêng từng ngăn cẩn thận. Bà đã cho giặt sạch, kỹ lưỡng trước khi được treo xếp vào ngăn tủ áo quần, để dành mặc vào mùa sau. Từ khi có bà trong đời, ông mất dần đi khả năng tự lo, tự lập mà ông vô tình không biết. Ông nhớ những khi tham dự tiệc tùng, trong lúc ăn uống, khi có chút rau, thịt mắc vào kẽ răng, không dùng lưỡi cạy ra được, bà nhìn ông, biết ngay. Bà len lén mở ví, kín đáo chuyền tay cho ông một cây tăm bọc trong giấy. Ông xem đó như chuyện tự nhiên. Cũng có khi ông quay qua bà hỏi khéo: “Em còn cây tăm nào không?”. Bà mở ví, đưa cho ông ngay. Trong lúc ăn, có món ngon vừa ý, bà thì thầm nhắc ông. Hoặc khi lấy thức ăn, bà chọn cho ông miếng ngon nhất. Những lúc đó, ông hơi ngượng, liếc mắt nhìn quanh bàn. Phần ông, thì cứ dặp đại, chưa bao giờ phân biệt miếng ngon, miếng dở. Gắp được cục xương không dính chút thịt cũng cứ vui. Trong bữa ăn, khi thấy ly nước của ông cạn, bà châm, thêm, ông hoàn toàn không quan tâm đến. Bà biết rõ ông ưa thích món ăn gì, để mỗi ngày nấu nướng. Khi nghe ông khen món nào đó, thì hôm sau, bà nấu ngay cho ông ăn. Ông chỉ lờ mờ nhận ra hảo ý của bà, nhưng không biết nói một câu nịnh cho vui lòng vợ. Nhiều lần ông bà rủ nhau đi du lịch xa, ông có nhiệm vụ lên mạng mua vé máy bay, đặt khách thuê sạn. Thế là xong. Phần bà lo cho tất cả các mục còn lại. Từ áo quần thường, áo lạnh, áo ngủ, đồ lót, vớ, giày phụ, dép, bàn chải răng, kem, kiếng phụ, tăm, thuốc cấp cứu, thuốc dùng ngừa bệnh, điện thoại di động, giây cắm điện thoại, máy hình, máy điện toán xách tay và các thứ phụ tùng cần thiết. Danh sách của bà đủ bốn mươi tám món. Bà cũng không quên mang theo một ít thức ăn khô, phòng khi lỡ đường. Nhiều khi thấy va-li căng kè, nặng nề, ông gào to: “Đi chơi chứ đâu phải là dọn nhà? Sao không mang theo cả cái tủ lạnh cho tiện.”. Một lần đi Âu châu, cuộc đình công kéo dài, điện tắt và trời bão tố. Ông bà bình tâm nằm trong khách sạn, không chút nao núng, vì đã có sẵn một ít thức ăn khô mang theo. Thường trước khi đi, bà đọc kỹ và kiểm soát lại chuyến bay, lộ trình, các hãng đưa đón, khách sạn, ngày giờ của các ‘tua’ du lịch. Bà bắt ông xuất trình giấy thông hành, căn cước, thẻ tín dụng, tiền bạc, kiểm soát lại từng chút một, để khỏi quên bất cứ vật gì. Ông cảm thấy khó chịu vì bị vợ xem như đứa trẻ con. Nhưng khi vợ mất rồi, ông đi xa mà để quên đủ thứ, nghĩ lại càng thương bà hơn. Ông thường ham mê xem các trận đấu thể thao. Nhiều lần ông đang đi chơi với bạn, bà sợ ông bỏ mất trận đấu, kêu điện thoại nhắc nhở: “Anh nhớ chiều nay 5 giờ có trận chung kết bóng rổ đó nghe!”. Ông cám ơn bà, và thu xếp về cho kịp giờ khai đấu.

Từ khi có gia đình, ông phụ thuộc quá nhiều vào vợ. Không có bà, ông như rơi xuống một vực sâu, tối tăm mù mịt, ngày tháng tẻ nhạt. Không gian và thời gian dường như thành trống rỗng. Mỗi chiều tan sở, ông bâng khuâng không biết đi đâu,về đâu cho đỡ thấy quạnh hiu. Khi vợ còn sống, phải lo về ngay, không dám ngồi quán cà phê lai rai, về nhà vợ hạch hỏi không dám trả lời thật. Có khi ông điện thoại cho bạn, hỏi chiều nay ông đến chơi được không, và xin được ăn cơm tối. Bạn biết ông đang buồn, đơn lẻ, nên thường niềm nở chấp nhận. Nhiều lần, ông mua một vài món ăn ở tiệm, đem đến nhà bạn góp vào mâm cơm chiều và sau bữa ăn, uống trà, cà phê. Ngồi trong ghế bành, đôi khi không nói gì, cầm tờ báo lật qua lật lại, thế mà thấy bớt cô đơn trong lòng yên ổn. Rồi cũng phải về cho gia chủ đi ngủ. Ông ra xe, nỗi buồn lại dấy lên thấm thiá. Trời đất như rộng thênh thang. Đường về nhà hiu quạnh. Nghĩ đến căn nhà trống vắng, lòng ông rưng rưng. Mỗi khi mở tủ lạnh tìm thức ăn, thấy trống không, chẳng có thứ gì ăn được. Vài ba cây trái đã đen thui rồi … rữa thối. Mấy bó rau đã đổi màu đen, khô quéo. Chai nước lọc cũng cạn. Không còn gì. Trong nhà không có bàn tay đàn bà, thì xem như chẳng còn có cái gì cả. Ông thầm thán phục những người bạn độc thân. Không biết làm sao họ có thể sống sót đến tuổi già, mà vẫn vui vẻ, yêu đời, nói cười. Họ đã làm gì cho tiêu tán quãng thời gian trống rỗng sau giờ tan sở nhỉ? Như một thói quen, những chiều tan sở, ông chạy thẳng ra nghĩa địa, thơ thẩn bên mộ bà. Trong nghĩa địa hoang vắng nầy, ông thấy bớt cô đơn hơn là về nhà một mình. Cắm vài bông hoa, thắp nén hương. Rồi ngồi trò chuyện, như khi bà còn sống. Nói đủ thứ chuyện, nói nhiều hơn cả khi ông bà còn bên nhau. Ông độc thọai, và ông cứ tin ở dưới lòng đất, bà đang lắng nghe ông tâm sự. Khi có người lạ đi đến gần, ông hơi xấu hổ, nói nhỏ lại, chỉ thì thầm thôi. Ông sợ thiên hạ lần tưởng ông đau bệnh thần kinh. Rồi ông hát cho bà nghe. Hát những bài kỷ niệm, mà ngày trước, ông bà cùng song ca trong những buổi “Karaoke” tổ chức tại nhà bạn bè. Tai ông, vẫn còn văng vẳng giọng bà thánh thót hoà lẫn với tiếng hát trầm ấm trên môi ông. Ông hát từ bài nầy qua bài khác đến khô ran cả cổ. Nhiều khi ông nằm dài trên cỏ, bên tấm bia mộ ngang bằng, nhìn lên trời cao mênh mông và tưởng tượng có bà đang thân thiết nằm bên cạnh. Nghe được cả hơi thở của bà. Hơi thở có mùi hương quen thuộc của ngày nào. Ông thèm nghe vài lời cằn nhằn trách móc của bà.

unnamed - 2021-09-18T192717.143

Khi bóng đêm bắt đầu phủ xuống trên nghĩa địa, ông mới uể oải đứng dậy ra về. Ông nấn ná không muốn rời khu mộ, nhưng vốn yếu bóng viá và sợ ma, không dám ở lại khi đêm đen bao trùm khu nghĩa địa hoang vắng. Ông thì thầm: “Ngày mai anh sẽ đến thăm em.”. Có những ngày chủ nhật, ông cứ mãi thơ thẩn quanh khu mộ. Ông nhận ra rằng, bây giờ ông yêu thương yêu vợ hơn nhiều lần khi bà còn sống. Tình cảm ông tha thiết, nồng nàn hơn xưa rất nhiều. Mùa đông mưa dầm dề, gió thốc từng cơn trên nghĩa địa trống trải, ông trùm áo mưa, ngồi co ro run rẩy trong buốt giá bên mộ bà. Ngày nghỉ ông ngồi từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều. Tâm trí miên man mơ hồ vô định.

Chỉ mới một năm thôi, ông hốc hác, gầy rộc, vì mãi miết đắm chìm trong thương nhớ, khổ đau. Nhiều người khuyên ông nên đi bác sĩ tâm lý để điều trị, để tránh sa vào tình trạng suy sụp trầm trọng. Ông nghĩ, bác sĩ cũng không giúp gì được khi trong lòng ông thương nhớ bà. Bác sĩ không thể làm bà sống lại, không thể làm phép lạ cho ông quên buồn. Một buổi sáng khi nắng vàng rực rỡ nhảy múa trên khu nghĩa địa, gió mát mơn man cỏ cây, tiếng chim kêu văng vẳng. Ông Tư rầu rĩ mang bó hoa hồng đến đặt lên mộ bà, định than vãn vài câu cho bớt nỗi buồn thương không dứt được trong lòng. Ông ngạc nhiên thấy một tờ giấy cuộn tròn trong bình đựng hoa. Ông giật mình, ô kià, lạ chưa, có nét chữ của bà. Ông mở tờ giấy ra đọc. Một bài thơ của ai chép tay chữ viết giống hệt nét chữ bà. Những chữ h, chữ g và cả cách đánh dấu hỏi ngã. Ông run run đọc: “Đừng đứng khóc lóc bên mồ em. Bởi em đâu còn dưới đó nữa. Em đang là ngàn gió bay cao trên đồng nội, là ánh dương quang lóng lánh giữa biển trời. Em đang tắm trong mưa thu mát dượi. Em đang trên cao, ngàn sao của giải ngân hà. Và một sáng mai kia, tiếng chim đánh thức anh. Thì hãy biết đó là tiếng em kêu anh. Thôi đừng khóc bên mồ em, chúng ta sẽ gặp lại nhau sau…”. Ông đọc đi đọc lại đến ba lần, và chợt nhớ ra đây là lời bản nhạc phổ từ bài thơ của bà Mary Elizabeth Frye viết trong cơn xúc động trên một mẫu giấy vụn. Trước đó bà Frye nẩy chưa hề bao giờ làm thơ. Bài thơ nầy về sau rất nổi tiếng, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, được phỏng dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Ông đã từng nghe trong các đám tang người Mỹ. Nhưng khi đó, ông chẳng hề để ý. Bây giờ được đọc lại, ông thấm thiá và ngộ ra: Đúng. Bây giờ bà đâu còn nằm dưới đó nữa. Bà đang ở trên miền cực lạc. Bà đang sung sướng trong một thế giới khác, không có khó khăn, vất vả, không giận hờn ganh ghét, không có chiến tranh giành giựt, và không phải “Đổ mồ hôi trán mới có được miếng cơm vào mồm.”. Thế thì, tại sao lâu nay ông phải âu sầu thương tiếc khóc lóc. Ông đã tự làm khổ ông, tự đọa đày trong vũng đau thương. Nếu bên kia thế giới mà bà biết được ông khổ sở rầu rĩ như thế nầy thì bà vui hay buồn? Ông tự hỏi, ông đau đớn vì thương bà hay tự thương mình? Bà đang hưởng lạc phúc, thì ông phải mừng, chứ sao lại sầu khổ? Nếu ông tự thương mình, thì phải chống tay đứng dậy, làm cho ngày tháng còn lại nầy được vui vẻ, hạnh phúc và lành mạnh hơn là chìm đắm trong tối tăm mịt mù. Ông đến trước bia mộ và thì thầm: “Đúng, em đâu còn nằm dưới lòng đất nầy nữa. Thân xác là cát bụi phải về với cát bụi. Không còn là em nữa. Em đã bay cao với gió trên mây vàng long lanh, đang rong chơi nơi thiên đường cực lạc. Anh phải biết mừng cho em. Phần anh, phải đi nốt tháng ngày còn lại trên hành tinh nầy với những bước chân vững vàng, vui vẻ và hạnh phúc cho riêng mình. Đó là bổn phận cấp thiết đối với bản thân.”

Ông lái xe ra về, lòng nhẹ thênh thang. Con đường có nắng vàng reo vui, cây cỏ xanh ngắt yêu đời. Tiếng nhạc vui rộn rã vang vang trong xe, ông đã tìm được ý nghiã cho tháng ngày vắng bóng vợ. Ông tin rằng, nếu chết là chưa hết, chưa vĩnh viễn tan biến, thì ông sẽ gặp lại bà trong tương lai, ở một nơi an bình hạnh phúc hơn ở cõi trần thế nầy. Nhưng nếu chết là hết, là xong, thì cũng khỏe. Bà đã khoẻ và mai đây ông cũng sẽ theo bước bà tan vào hư không. Về nhà, ông ngồi vào bàn, lập một chương trình sinh hoạt mới cho ngày tháng còn lại. Trước đây ông không dám về hưu vì sợ cô đơn, sợ không có việc chi làm bận rộn rồi sinh ra quẩn trí mà phát bệnh. Nhưng bây giờ, ông đã có một chương trình năng động, phủ kín thời gian trong tuần, còn sợ không đủ thì giờ để thực hiện. Nhưng không sao, với ông thì thi hành được chừng năm mươi phần trăm cũng đã là thành công rồi.

Mỗi sáng ông dậy sớm, đi đến phòng tập thể dục, chạy bộ trên dây? cử tạ, bơi lội, tập yoga, tắm nước nóng. Sau đó họp bạn già uống cà phê, bàn chuyện trời đất thời thế. Về nhà đọc vi thư bạn bè, giải quyết các công việc lặt vặt rồi ngủ ngay một giấc ngắn. Tự nấu nướng lấy, mặc dù có thể đi ăn tiệm, hoặc mua thức ăn về. Ông học cách nấu ăn trong liên mạng vi tính. Đọc bốn năm bài dạy khác nhau, rồi chọn lựa, kết hợp, tìm ra cách nấu hợp với khẩu vị mà ông nghĩ là ngon nhất. Từ đó, ông ghiền xem truyền hình dạy nấu ăn, Ông nấu được những món ngon tiếp đãi bạn bè. Có một bà góa ỡm ờ đề nghị: “Anh nấu ăn ngon thế nầy, mà ăn một mình cũng buồn và uổng quá. Hay là nấu cơm tháng cho em đi, mỗi ngày tới bữa em đến ăn. Hôm nào anh bận, thì báo trước, em sẽ đi ăn tiệm.”.

Ông cười lịch sự đáp: “Cám ơn chị quá khen và đề nghị. Xin cho tôi suy nghĩ lại, xem có đủ sức phục vụ chị không, rồi sẽ trả lời sau.”. Ông bóng bẩy nhấn vào hai chữ ‘phục vụ” làm bà kia đỏ mặt e thẹn. Ông không thể tưởng tượng nổi có người nào đó thay thế được vợ ông. Mỗi khi nói chuyện thân thiết với bà nào đó, mà trong lòng ông có dấy lên một chút cảm tình, thì ông thấy như mang tội với người vợ đã khuất, ông đã thiếu chung thủy. Cứ áy náy mãi. Ông tham gia các chương trình du lịch xa, đi chơi trên du thuyền. Ông gặp nhiều bạn bè, đàn ông, đàn bà, cùng vui chơi. Tham dự các trò đùa tập thể trên du thuyền. Nhiều bà góa thấy ông cô đơn, nhắm muốn tung lưới bắt mạng, nhưng ông cũng đủ khôn ngoan để né tránh. Ông nói với bạn bè rằng, mình già rồi, khôn có lõi, không còn ngu ngơ dại dột như thời trai trẻ, để nhắm mắt chui đầu vào tròng. Đôi khi ông cũng muốn có bạn gái, có chút chất “mái”, dù không làm gì được, nhưng mơ hồ thấy có sự thăng bằng nào đó trong tâm trí. Ông đã cùng bạn bè tham gia các chuyến du lịch xa, Âu Châu, Ấn Độ, Phi Châu. Bây giờ còn đủ sức để đi, có điều kiện tài chánh thong thả, tham gia kẻo mai mốt khi yếu bệnh, khỏi luyến tiếc. Đi theo đoàn đông đảo bạn bè, thì giờ rất sát, eo hẹp, làm ông không kịp nghĩ, kịp buồn. Trên du thuyền, gia đình người bạn giới thiệu bà Huyền cho ông. Bà đẹp, duyên dáng, hơi trầm tư, đôi mắt mở to như khi nào cũng ngạc nhiên ngơ ngác, cánh mũi thon, môi hình trái tim chúm chím. Bà Huyền xa chồng đã hơn ba năm. Lòng ông Tư mơ hồ dấy lên chút cảm tình vì bà đẹp, hiền thục, ít nói. Mấy lần hai người ngồi gần nhau trong bữa ăn, bà Huyền hé lộ một chút tâm sự riêng tư cho ông nghe, rằng bà may mắn chạy thoát đến Mỹ vào năm 1975, bà lặn lội thân cò nuôi chồng theo đuổi đại học trong bao nhiêu năm. Nhờ may mắn trong thương trường, tiền bạc có thời vô như nước. Gia đình vui vầy tràn đầy hạnh phúc. Rồi tai họa đổ xuống, chồng bà say mê một cô nhỏ tuổi hơn con gái ông, cô nầy làm công cho cơ sở thương mãi của gia đình. Ông chồng li dị bà để vui duyên mới. Bà nói rằng, chẳng trách gì ông, một phần cũng lỗi tại bà không phòng xa, để cho ông chồng và cô gái có dịp tiếp xúc thường xuyên. Lửa gần rơm thì phải cháy. Chia đôi gia tài, bà cho ông cơ sở kinh doanh, bà không cần làm nữa, tài sản có thể sống đến khi già chết. Ông Tư cũng cảm mến bà Huyền vì cái giọng nói dịu dàng ngọt ngào, trái tim nhân áí, và tâm từ bi của bà cùng tấm lòng cao thượng. Khi nhắc đến ông chồng cũ phản bội mà không thù hận, không gay gắt giận hờn. Bà Huyền biết kiên nhẫn lắng nghe, tôn trọng ý của người khác, dù có khi bất đồng quan điểm. Ông Tư cảm thương cho một người đàn bà biết điều như thế mà gặp phải hoàn cảnh không may. Cái tình cảm trong lòng ông đâm mầm nhú mộng êm ái. Đôi khi ông cũng giật mình, sợ trái tim ông yếu đuối, đổi cái quan hệ bạn bè với bà Huyền thành tình yêu. Ông không muốn mang mặc cảm phản bội bà vợ bên kia thế giới. Nhưng cũng là chuyện lửa gần rơm, mối giao hảo thân thiết của ông với bà Huyền càng ngày càng khắng khít. Đã có vài lần ông toan tính thổ lộ cho bà Huyền mối tình cảm chân thành của ông, nhưng rồi vốn nhát, nên lại thôi. Ông tự cười, đã chừng nầy tuổi, trên đầu tóc trắng nhiều hơn tóc đen, mà vẫn còn nhút nhát như thời mười sáu tuổi. Cuối cùng, chính bà Huyền đã mở đường dẫn ông vào cuộc tình già.

Khi ông đi gần đến quyết định mời bà Huyền về sống chung, thì bạn bè can gián, cho ông biết bà Huyền là một trong ba người đàn bà nổi danh đanh đá độc ác nhất của thành phố nầy. Ai cũng biết, mà chỉ riêng ông Tư không biết mà thôi. Ông không tin một vài người, nhưng phải tin khi nghe nhiều người khác nói. Ông quyết tâm tìm hiểu, và vô tình gặp ông Duẫn là người chồng cũ của bà Huyền trong một buổi họp mặt. Ông lân la đến làm quen. Thấy ông Duẫn hiền khô, không rượu, không trà, không cả cà phê thuốc lá, và nói năng lịch sự dịu dàng. Bạn bè lâu năm của ông Duẫn cũng xác nhận anh nầy là một ‘ông Phật đất’. Hoàn toàn không hề có chuyện gian díu với một người đàn bà nào. Bà Huyền cũng không nuôi ông Duẫn một ngày trong đời như bà nói, bà đã đặt chuyện, cứ nói mãi, nên tin là có thật.

Ông Tư mạnh dạn hỏi thẳng Duẫn: “Anh nghĩ sao, nếu tôi cưới bà Huyền, vợ cũ của anh?”

Ông Duẫn gãi đầu, và nói ngập ngừng: “Ô… ô, không nghĩ sao cả. Đó là chuyện riêng của bà ấy với anh. Tôi không can dự gì. Chúng tôi đã li hôn lâu rồi. Tại sao anh hỏi tôi câu đó?”

Ông Tư hạ giọng: “Không phải tôi xin phép anh, mà tôi muốn hỏi ý kiến của anh về bà ấy. Nhận xét của riêng tôi, thì bà Huyền là một người đoan trang, trinh thục, hiểu biết, có trái tim nhân ái. Nhưng theo nhiều người khác thì đó là một trong ba bà ác độc nhất của thành phố nầy. Có thật vậy không?”

Ông chồng cũ của bà Huyền ngững mặt lên trời mà cười ha hả: “Khoan khoan, đừng nói thế mà tội cho người ta. Phần tôi, nếu không nói tốt cho bà ấy được, thì cũng không có quyền nói xấu. Tôi không dám có ý kiến gì cả. Có thể bà ấy không hợp với tôi, nhưng lại hợp với người khác. Có thể tại tôi bất tài, không tạo được hạnh phúc cho gia đình. Biết đâu, bà ấy với anh đồng điệu, hai người có thể tạo nên thiên đàng dưới trần thế nầy.”

Ông Tư ngại ngần và chùn chân, âm thầm lảng xa dần bà Huyền. Bà nầy biết được ý định, mắng ông Tư một trận nên thân, chưởi ông hèn nhát, bần tiện, keo kiết, không đáng xách dép cho bà. Ông Tư nghe xỉ vả chưởi mắng mà mừng húm. May mà chưa có cam kết gì với bà Huyền. Từ đó, ông đâm ra có thành kiến với bất cứ người đàn bà nào muốn tiếp cận với ông. Ông Tư đã hết suy sụp tinh thần, tự tổ chức cho ông một đời sống có ý nghĩa, có nhiều niềm vui nhỏ nhặt trong đời sống, tránh xa mọi phiền toái của thế gian. Trong nhà ông treo một tấm biển lớn, chữ viết theo lối bút họa, ghi lời của một người bạn: “Có thì vui. Không cũng vui. Được mất đều vui.”
Tràm Cà Mau.

Categories
6 - Trang lượm lặt

VÌ SAO BÃO THƯỜNG MANG TÊN PHỤ NỮ


727c30f3e7097a05657888de9678957bTrên thế giới, chỉ có Việt Nam là gọi bão theo số, còn toàn thế giới đều đặt tên bão theo các danh từ mỹ mìều và thơ mộng vẫn dùng để gọi các cô gái dịu dàng và xinh đẹp.

Đã nhiều lần tổ chức bảo vệ nhân quyền kêu ca về vấn đề này, và các quốc gia cũng thử sửa chữa. Nhưng than ôi, hễ đặt tên bão khác đi, thì hoặc nó không đến, hoặc tệ hơn nó đến mà hổng ai đề phòng, gây hậu quả thảm khốc.

Gần đây, các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo, xem xét sự giống nhau và khác nhau giữa cơn bão và “quý cô ”. Cuối cùng họ đã đưa ra kết luận như sau:

Sự giống nhau:

1 – Bão và phụ nữ đều hình thành từ những vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm.

2 – Đường đi của bão và phụ nữ đều không thể đoán trước.

3 – Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên.

4 – Cả 2 đều có kèm theo mưa.

5 – Cả hai đều có thể gây hư hại cho cây cối, nhà cửa và hoa màu.

6 – Trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nổi giận, trời rất đẹp.

7 – Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo.

8 – Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà,trong phòng.

9 – Có nhiều tiếng nức mạnh.

10 – Muốn tồn tại đều phải biết sống chung.

11. Ngay khi bão đổ tới và trước khi phụ nữ ra tay, trời đen tối và yên lặng lạ thường.

12. Khi bão và phụ nữ ra đi, ta đều mất đi nhà, xe, và của cải, có khi mất luôn cả tánh mạng.

Những điểm khác nhau cơ bản:

1 – Bão nổi lên theo mùa, phụ nữ nổi lên quanh năm.

2 – Bão tàn phá lung tung, phụ nữ nhiều lúc chỉ tàn phá 1 chỗ.

3 – Bão càng ngày càng yếu đi, phụ nữ càng ngày càng mạnh lên.

4 – Bão ồn ào mới đáng sợ, phụ nữ yên lặng càng đáng sợ hơn.

5 – Trời nổi bão khi khí lạnh về, phụ nữ nổi bão khi quý ông không về.

6 – Bão mạnh khi nó to, phụ nữ mạnh khi họ nhỏ.

7 – Muốn an toàn ta phải chạy xa bão, muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ và ôm họ vào lòng vuốt ve …có sẵn tiền thì cống nạp luôn và ngay ; càng nhiều càng tốt.

8 – Bão làm đắm thuyền, phụ nữ làm đắm mình.

9 – Bão cần mây tan, phụ nữ chỉ cần lời dịu ngọt.

A- Sự khác nhau giữa bão và đàn ông:

1. Bão kèm theo sấm chớp, đàn ông chỉ kèm theo những lời hứa suông.

2. Bão hay đổ bộ vào vùng quen. Đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ.

3. Bão đôi khi không chịu vào bờ, đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.

B- Sự giống nhau giữa bão và đàn ông:

1. Cả hai càng đi xa càng yếu đi.

2. Cả hai nhiều lúc đều đe dọa rất cao rồi chả làm gì cả.

3. Cả hai khi tàn đều làm ướt cảnh vật.

4. Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi.

152420123_4062086187169189_3469246173126912823_n

Sưu tầm .

Categories
Chuyện ngắn

Lẻ bóng


BBH

14141759_1398167930212405_7457071176056612782_n

Ông là một trong những bác sĩ Việt Nam di tản kịp trong biến cố 30 Tháng Tư, 1975. Tới Mỹ, ông đi học lại, hành nghề rất sớm và thành công tại quận Cam ít nhất trên ba thập niên cho tới khi nghỉ hưu.

Tất nhiên như mọi người có cùng địa vị với ông, ông làm chủ một quỹ về hưu khá lớn, cho phép ông vẫn giữ nếp sống thoải mái như thời còn làm việc. Chỉ có điều, ông than thở: “Nhà cao cửa rộng phải bán đi vì lầu cao, đầu gối đau, không lên xuống cầu thang được, chưa kể nhà lớn quá mà một thân một mình, ở sao hết? Sức đâu mà dọn dẹp?
Nhìn cái hồ bơi đầy lá vàng chỉ thêm cám cảnh. Thảm cỏ sân trước, vườn sau cần người chăm sóc nhưng người làm vườn khi tới khi không, gọi khi được khi mất, chỉ tổ bực mình, nhức đầu. Mời các con, cô cậu nào muốn lấy cái nhà, ông giao nhưng chúng nó, thứ nhất đã có nhà rồi, đẹp và sang gấp mấy lần cái nhà của ông ở Fountain Valley, mắc mớ gì phải nhận của ông để bị anh chị em nhòm ngó, tỵ nạnh, chưa kể nhận cái nhà rồi, sau này khi ông cần gì, nó sẽ là đối tượng thứ nhất được chiếu cố và giao phó trách nhiệm.
Ông đành bán nhà, dọn vào một căn mobile home ở giữa khu Little Saigon cho ông tiện đi lại hoặc hẹn hò bạn bè cũ mới. Nhà ba phòng, sửa sang tươm tất trông cũng khang trang, đẹp mắt, nhưng với ông hôm sớm vào ra một bóng, vẫn còn quá dư thừa. Mấy bụi hoa xung quanh nhà được cắt tỉa gọn ghẽ vì người phụ trách cây cảnh của chủ đất rất dễ gọi để nhờ vả. Tuy nhiên, “vườn Thúy” của ông thiếu đôi mắt phượng nên không được sum suê và mỹ quan như bên hàng xóm. Ông nhớ cái vườn cây quý tự tay ông đi kén chọn mua giống, chăm bón và săm soi những ngày xưa thần tiên đã xa xôi rồi, ông tặc lưỡi, lắc đầu mấy cái, như người đi dưới cơn mưa muốn rũ sạch những giọt buồn trên khóe mắt.
Nhà đã vậy, xe đẹp cũng thường xuyên nằm ụ vì ông không còn đi đâu xa, ngay cả đi gần thì cũng phải về nhà trước khi tắt nắng vì mắt quáng. Gần đây, vẻ ngoài cái xe và ông chênh lệch nhau nhiều quá, một bên bóng lộn, khỏe mạnh, vạm vỡ, một bên hom hem, xập xùi, yếu ớt, khiến ông ngại ngùng mỗi khi ngồi vào ghế lái, chậm rãi lùi xe ra khỏi gara mà có người đang nhìn ông.
Thêm nữa, do thị lực yếu đi, ông không mấy tự tin vào khả năng ước lượng khoảng cách của cặp mắt mỗi khi cần vào một chỗ đậu xe hơi chật, sợ cọ quẹt, nên ông bắt đầu thấy cái xe Lexus 450 của ông không thích hợp với ông nữa. Gần đây, ông nghe bạn bè kháo nhau xe Honda kiểu Civic đời 2018 rất đẹp, đầy đủ tiện nghi, thoáng nhìn sang trọng không kém kiểu xe đắt tiền, mua mới từ dealer ra chỉ trên dưới $20,000, xài xăng thường, đổ đầy bình chỉ $20 một lần, bảo hiểm cũng rẻ, bảo trì càng không tốn vì hợp đồng bảo trì miễn phí của dealer có lẽ dài hơn số năm tháng còn lại của ông, chưa kể xe nhỏ nhắn, vào ra parking dễ dàng. Ông đang tính bữa nào chờ có đợt xeo, sẽ ra Honda World đổi một chiếc.
Lúc mới dọn vào khu mobile home trên đường Bolsa, thấy chợ Mỹ, chợ Việt đều gần, ông sung lắm, tự đi chợ và nấu nướng. Được ít ngày, một bữa ông đang ngồi xem ti vi, thoáng thấy có lửa cháy trên màn hình, ông hơi ngỡ ngàng, chưa biết là chuyện gì thì ông nghe mùi khét. Quay nhìn vào bếp, ông hết hồn thấy lửa đang phừng phừng. May phước đầu óc còn tỉnh táo, ông phóng ba bước tới cái lò và nhanh tay vặn cái nút tắt. Sau lần đó, lớp thì cọ rửa soong nồi, lớp lau bếp bắt mệt, may là máy báo khói chưa hú chớ không cả xóm kinh động rồi, ông quyết định thôi không nấu nướng nữa mà ăn cơm phần hay cơm chỉ cho khỏe, ngày nào ưa ăn ngon thì đi kéo ghế. Tủ lạnh nhà ông lúc nào cũng có chả lụa, chả chiên; tủ pantry thì đầy oat meal, súp hộp và mì gói, không bao giờ sợ cơ lỡ.
Thức ăn giải quyết được rồi nhưng ông nói ăn một mình buồn quá, nhiều khi nghẹn ngào muốn buông đũa, buông chén. Ông than không có gì chán hơn là cứ lui cui cặm cụi gắp, nhai, nuốt một mình, xung quanh vắng lặng không tiếng người, không cả tiếng dép hay tiếng rót một ly nước. Có bữa ông bưng cái tô vừa cơm vừa thức ăn ra đứng bên cửa sổ bếp, ngó mông ra ngoài, thử coi có gì vui không nhưng cũng đâu có gì vui?
Cư xá của ông toàn người cao niên, vắng cả tiếng trẻ con nô đùa. Cụ Nguyễn Du chẳng đã từng hạ bút viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!” ư? Trong trí tưởng ông, thấp thoáng hiện lên quang cảnh gia đình đông vui ngày nào, vợ ông tươi mát như một bông huệ tây, ngồi giữa đám cháu nội ngoại lau hau, đứa này níu tay ông, đứa kia níu tay bà, om xòm tiếng Anh tiếng Việt, grand ma, grand pa, bà ngại, ông ngại, hỏi một trăm câu hỏi mà ông chỉ trả lời qua loa rồi bán cái cho bà, bà không biết sao thì lại chỉ qua ông.
Riêng ông chốc chốc nhìn đồng hồ, chỉ mong sao đến giờ, bố mẹ chúng tới đón hết đám trẻ của từng nhà về để trả lại ông bà ngôi nhà yên tĩnh trong buổi chiều. Trong khi bà kiên nhẫn dọn dẹp đồ chơi và thức ăn thừa mứa do lũ trẻ bỏ lại, ông ngồi duỗi chân xem ti vi tin tức hay ca nhạc, chờ bữa ăn tối ngon lành, nóng sốt, thay đổi hàng ngày nhờ bàn tay của bà.
Bây giờ, ông đảo mắt nhìn một lượt căn nhà sạch sẽ, sàn gỗ không một cọng rác, một mẩu giấy vụn, bàn ghế ngay ngắn, đồ đạc đâu vào đấy, trật tự, lạnh lẽo như chưa từng xô động, như không có ai ở, ông thấm ngấm đến tận xương tủy cảm giác hiu quạnh lạ thường. Đàn cháu nội ngoại ngày nào ríu rít như chim, nay đã trưởng thành, vào/ra đại học hết. Thỉnh thoảng có đứa còn nhớ ông, điện thoại hỏi thăm, tới chở ông ra phố uống cà phê hay ăn chè, khiến ông vui cả ngày.
Bạn bè cũ biết ông thích hát, có người rủ ông đi karaoke buổi tối ở các câu lạc bộ khiêu vũ. Ông theo họ đi giải trí cho quên bớt thời giờ trống trải nhưng trở ngại của ông là ông thích hát song không thích nhảy đầm. Hát xong vòng đầu, ông phải chờ khá lâu mới đến vòng nhì và sẽ về khuya lắm, ông sẽ mất ngủ vì quá giấc rồi lại phải uống thuốc ngủ mà ông thì rất sợ bị nghiện. Vì vậy, ông không đi thường xuyên như lúc bắt đầu nữa, đành chấp nhận nhiều hôm một mình đối bóng với đêm trường.
Năm nay ông đã ngoài 80 nhưng 10 năm trước ông chỉ mới ngoài 70. Chẳng phải ông vì lễ giáo của tông môn và sợ miệng đời mai mỉa mà nhắm mắt bỏ qua cơ hội đi tìm kiếm một hạnh phúc cho quãng đời còn lại của ông ư?
Như gia chủ buổi họp mặt bằng hữu hôm nay cũng ngoài 70 khi hai ông bà gặp nhau trong tình cảnh góa bụa, hiểu ra họ cần nhau và quyết định tạo dựng một mái ấm chung với con cái hai bên đều đồng thuận chọn lựa của bố mẹ. Họ vui lòng trả giá để có những buổi sáng thức dậy cùng nhau đón mặt trời và nghe chim hót trong vườn, ngồi bên nhau uống tách cà phê thơm đầu ngày, ăn món điểm tâm tùy thích, nói năm ba câu chuyện trên trời dưới biển đem lại cho nhau những tràng cười sảng khoái.
Tại sao khước từ những ngụm mật ngọt ấy, cái hạnh phúc ấm êm cận kề ấy mà nghĩ rằng mình khôn ngoan? Thật ra, chỉ vì vẩn vơ lo sợ những điều mình không biết trước và biết chắc có xảy ra hay không? Mà nếu biết trước và biết chắc, liệu có tránh được không, ngay cả xoay chuyển chúng được không? Ở chặng đường cuối một đời người, không ai còn nhiều thời gian phí uổng nữa nhưng có lẽ phí uổng là cách giải quyết dễ nhất khi không có nhiều chọn lựa.
Trên cõi trần gian nhiều phiền trược này, chỉ nghe con người phàn nàn đời không một ngày hạnh phúc nhưng không nghe ai thở than đã một thời hạnh phúc cho dù sau đó, như bầu trời mưa nắng bất thường, vạn vật đổi thay và hạnh phúc cũng sang trang…
Riêng ông, hoàn cảnh có khắc nghiệt hơn vì bà đang ở nhà dưỡng lão. Hằng ngày vào thăm bà, nhìn vào đôi mắt trống vắng, lạnh băng của bà, cầm hai bàn tay bà ấm thân nhiệt, không ấm một dấu hiệu cảm xúc, ông nghẹn ngào nói thầm: “Em ơi, em đã trả lại mọi buồn vui cho đời, không còn bận tâm chi nữa, có biết là anh rất khổ không?” Ông hỏi rồi ông tự nghiệm ra câu trả lời, không ai có thể giúp ông một câu trả lời nào khác.
Mỗi ngày qua, hết chiều đến đêm, hết những công việc phải chu toàn cho mình trong cuộc sống như một bổn phận không thể chối từ, ông ngồi trên ghế bành, mở ti vi cho có tiếng người, không xem, không nghe. Mở nhạc để âm thanh cho ông sự êm dịu trong căn nhà lạ dù ông đã ở đây gần ba năm. Nó không cho ông một hồi ức nào nên không có gì gắn bó.
Ông thèm một tách trà thơm, một ly cà phê nóng nhưng ông ngồi yên vị tại chỗ vì biết những thú vui nhỏ ấy sẽ làm ông mất ngủ. Con đường của người già là con đường trong những bức tranh hay tấm hình vẽ hoặc chụp viễn cảnh, hun hút, thu hẹp dần trong mắt nhìn.
Ông chợt mỉm cười nhớ lại câu nói bâng quơ của người bạn đồng cảnh, thốt lên trong một cuộc họp mặt anh em: “Mai mốt chắc là phải đặt mua robot của Nhật.” Câu nói nhỏ, tan vào đám đông huyên náo. Ông ngồi gần, nên lọt tai. Không biết có ai cũng lọt tai câu nói như ông nhưng cũng như ông, đã cất riêng cho mình như lời tự thú về một mơ ước không tiện bày tỏ?

Đôi mắt ông nhìn mông lung ra xung quanh, chạm vào cái kệ sách chỉ còn lại ít sách quý ông mang theo tới đây, ngậm ngùi hình dung ra đời mình như cuốn sách, nay cũng đang khép lại trên án thư. Các nhân vật có vai trò đã xuất hiện, đã làm xong nhiệm vụ, đã bước ra, chỉ còn ông ở trang cuối cùng chờ cơn gió nhân duyên thổi tắt ngọn nến từ bi trong thời kinh Bát Nhã ông tụng hằng đêm, đóng lại giùm ông cuốn sách sẽ được xếp lên kệ rồi bỏ quên như chưa từng hiện diện.

(BBH)

Categories
5 – Sưu Tầm Thế Giới

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của đội bóng nữ Afghanistan


32 nữ cầu thủ của đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Afghanistan cùng người thân đã sang Pakistan do lo sợ chính quyền Taliban.

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của đội bóng nữ Afghanistan - 1Nhấn để phóng to ảnh Các nữ cầu thủ Afghanistan và người thân khi đến Pakistan ngày 15/9 (Ảnh: AFP).
Guardian cho biết, gần 100 người, trong đó có 32 nữ cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Afghanistan hôm 15/9 đã rời đất nước và nhập cảnh vào Pakistan.Trong số này có các cầu thủ đến từ tỉnh Herat, tây bắc Afghanistan. Họ rơi vào cảnh vô gia cư sau khi nhà cửa bị Taliban phóng hỏa trong khi các thành viên trong gia đình họ bị Taliban truy lùng. Họ đã đến Kabul ẩn náu chờ được giúp đỡ.
Theo Independent, các nữ cầu thủ đã trực tiếp gửi thư cầu cứu Thủ tướng Pakistan Imran Khan để giúp họ được nhập cảnh khẩn cấp. Trong thư, các cô gái này cho biết, họ đang bị Taliban đe dọa tính mạng.

Một tổ chức từ thiện có tên “Bóng đá vì Hòa bình” đã hỗ trợ thuyết phục giới chức Pakistan và cuối cùng nhóm cầu thủ và thân nhân của họ cũng được cấp thị thực. Khi sang đến bên kia biên giới Pakistan, các cầu thủ đều vỡ òa trong nước mắt.

Một quan chức của Liên đoàn Bóng đá Pakistan cho biết, các cầu thủ và thân nhân sẽ được tạm trú trong trụ sở của Liên đoàn ở thành phố Lahore. Họ được phép ở lại đây trong vòng 30 ngày với sự đảm bảo an ninh nghiêm ngặt trước khi xin tị nạn ở một quốc gia khác.

Cuộc trốn chạy của các nữ cầu thủ Afghanistan cho thấy nhiều người ở quốc gia này, đặc biệt là phụ nữ, vẫn đang tìm cách rời khỏi đất nước do lo sợ chính quyền của Taliban.

Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan từ giữa tháng trước sau khi lật đổ chính quyền và quân đội vốn được phương Tây hậu thuẫn. Nội các lâm thời của Taliban gồm toàn bộ nam giới mặc dù trước đó tổ chức này cam kết lập một chính phủ toàn diện với sự tham gia của tất cả các thành phần ở Afghanistan.
Kể từ khi nắm quyền, Taliban đã đưa ra những quy định hà khắc với phụ nữ từ trang phục đến các hoạt động xã hội.

Tuần trước, Taliban tuyên bố, phụ nữ Afghanistan dưới thời chính quyền mới sẽ không được chơi thể thao vì làm vậy sẽ “phơi bày cơ thể” trước truyền thông. Ahmadullah Wasiq, một quan chức của Ủy ban văn hóa Taliban, cho biết, thể thao “không quan trọng” với phụ nữ Afghanistan.

“Đây là kỷ nguyên truyền thông nên sẽ xuất hiện những bức ảnh và video để mọi người xem lại. Hồi giáo và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan không cho phép phụ nữ chơi cricket hay các môn thể thao để lộ cơ thể”, ông Wasiq nói. Vài ngày trước đó, Taliban cũng ra quy định, nữ giới tại các đại học tư phải mặc trang phục trùm kín thân, nữ giới không được ngồi học chung với nam giới mà phải có rèm ngăn cách trong lớp.

Sau khi Taliban lên nắm quyền, những phụ nữ chơi thể thao ở Afghanistan đã không còn lộ diện. Một số phụ nữ cho biết, họ bị các chiến binh Taliban đe dọa bạo lực nếu bắt gặp chơi thể thao. Trên các đường phố ở những thành phố lớn của Afghanistan, trong đó có thủ đô Kabul, phụ nữ ít ra đường hơn hoặc ra ngoài trong trang phục Hồi giáo trùm kín thân – loại trang phục từ lâu đã gần như biến mất ở Afghanistan sau giai đoạn Taliban nắm quyền từ 1996 – 2001.

Minh Phương
Theo Guardian, BBC

Categories
Sưu Tầm Uncategorized

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer


BS Đỗ Hồng Ngọc

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer   Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ. Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy. Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ. Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”.

Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.

Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?
Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện. Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.

Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó. Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh.
Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu naytánh vẫn thế!”.
Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.

President Biden falls on Air Force One stairs

Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thì nhiều nguyên do  khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu! Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt. Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc.  Đó là lý do tại sao họ dễ bị té. Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vảy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vảy đóng trong mạch máu. Khác với vảy cholesterol trong máu, những vảy trong não này được tạo thành bởi chất protein. Những vảy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”.

Ngoài việc cách ly sóng điện những vảy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại. Hiện tượng đóng vảy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vảy trong não chút đỉnh khi…  già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy  yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự. Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì. Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.

Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ. Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện.  Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm. Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.

Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ: Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:

Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước. Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:

Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:

Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:

Một nghiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:

Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10 !

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:

Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:

Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:

Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:

Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”. Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh