Categories
6 - Trang lượm lặt

Điều đáng sợ !!!


Điều đáng sợ !!!

1• Rượu, đáng sợ vì nó thường không có màu, nhưng nó dễ làm đỏ mặt và làm đen danh dự.

2• Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống không phải là cái chết, mà là bị quên lãng … bị xem là hạt bụi sau những vòng hào quang rực rỡ

3• Thật đáng sợ khi người bạn yêu dấu nhất … từ bỏ tấm chân tình của bạn để chạy theo những điều hư ảo.

4• Thật đáng sợ khi bạn bày tỏ nỗi niềm sâu kín nhất với một người và bị cười chỉ trích. Cũng không gì đáng sợ bằng khi người bạn thân quá bận rộn với cuộc sống đã không thể an ủi bạn khi bạn cần được nâng đỡ tinh thần.

5• Điều đáng sợ nhất là khi dường như không còn ai trên cõi đời quan tâm đến bạn.

6• Chúng ta đều có thể cảm nhận được nhiều điều đáng sợ trong cuộc sống.

7• Nhưng đáng sợ hơn cả vẫn là sự lạnh nhạt, vô cảm của người khác đối với mình.

8• Cuộc sống vốn luôn đầy ắp những niềm đau, liệu có bao giờ độ lượng hơn.

9• Bao giờ mọi người biết quan tâm đến người khác và nhín chút thời giờ cho những người đang cần giúp đỡ.

10• Nên, chúng ta đừng quên rằng: Mỗi người chúng ta đều có thể xem là một diễn viên trên sàn diễn của cuộc đời.

Chúng ta phải diễn sao cho khéo, cho tròn với vai diễn mà cuộc đời sắp đặt. Có vậy, chúng ta mới thoả mãn được nhu cầu thưởng thức của người xung quanh.

11• Mỗi người chúng ta hãy có trách nhiệm với mọi người xung quanh, nói với họ rằng chúng ta yêu mến họ.

12• Nếu bạn không quan tâm đến người khác, bạn sẽ không bị trừng phạt đâu, mà đơn giản bạn chỉ bị lãng quên, hững hờ y như bạn đã từng đối với người khác.

13• Vậy từ hôm nay, chúng ta hãy tập thói quen bày tỏ sự quan tâm đến người khác. Đâu mất gì khi chúng ta mỉm một nụ cười, siết chặt một bàn tay, thốt lên một lời khích lệ hoặc đơn giản nói rằng chúng ta muốn lắng nghe.

Hy vọng rằng, một cái nắm tay nhẹ nhàng, một lời động viên an ủi dịu êm, một nụ cười thân thiện, một vòng tay ấm áp…

Bạn sẽ mang lại sức sống và niềm hy vọng mãnh liệt cho những người xung quanh bạn.

Khi ấy, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của bạn được hơn rất nhiều lần mà bạn đã cho đi như thê.́

Sưu tầm

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”


11178292_1631677003732354_4281267900250539646_n

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”

Bài posted lại lần 2

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Bài viết dành cho những kẻ mỗi lần mở miệng là phát ra tiếng “Ba que”

Theo tôi thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60, có nghĩa là vào năm 1975 chỉ còn là con nít. Còn những người lớn tuổi hơn, thậm chí cả đảng viên, họ cũng nói một cách khác. Ngay cả từ Ngụy Quân và Ngụy Quyền cũng đã được chính thức gỡ xuống. Cho rằng họ là những kẻ “chiến thắng” một cuộc chiến đi, nhưng tâm lý mặc cảm thua kém của họ vẫn thể hiện qua rất nhiều mặt. Những giá trị của xã hội thời VNCH vẫn còn đó, làm cho kẻ “chiến thắng” ăn ngủ không yên. Hằng triệu người Bắc di cư vào Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hằng triệu người khác vượt biển Đông để từ bỏ chế độ CS sau “chiến thắng” 1975.
<!>
Rồi sau 1975, bao nhiêu triệu người miền Bắc lũ lượt kéo vào miền Nam làm việc và sinh sống. Hà Nội là thủ đô, được đảng CS chăm sóc trước miền Nam những 30 cơ mà? Sao không có làn sóng dân Nam kéo về Hà Nội? Đảng tuyên truyền rằng nhờ Mỹ đổ tiền vô nên miền Nam phồn thịnh! Sao lại bảo là Mỹ ác lắm đem quân vô giết dân Việt.
Điều nào đúng? – Cả hai đều sai!
Nói rằng thiên nhiên miền Nam trù phù hơn. Đó là ngụy biện hoặc là dốt nát. Karl Marx đã sai lầm căn bản ở điểm nầy khi xây dựng lý thuyết Cộng Sản. Theo lý thuyết đó, đất đai và phương tiện sản xuất là suối nguồn của sự giàu có, nên CS không cho tư nhân có quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất.
Nhưng thật ra sự phong phú nằm nơi con người, đất nước nào biết chăm sóc và trân trọng con người, đất nước đó sẽ hưởng được sự thịnh vượng. Hãy so sánh Nam và Bắc Hàn. Nam Việt và Bắc Việt cũng không ngoại lệ.
Miền Nam lúc nào cũng bị quân CS đánh phá và khủng bố, chính quyền dân chủ non trẻ với nhiều CS nằm vùng, mà vẫn xây dựng được cuộc sống hài hòa cho người dân. Phát triển mọi mặt từ kinh tế, giao thông công cộng, y tế , giáo dục… Đó là lý do tại sao miền Nam thịnh vượng. Và cái trình độ dân trí đó đã kéo miền Nam vượt lên hẳn so với Hà Nội.
Rồi những người miền nam liều mình vượt biển để tìm con đường sống trong cái chết. Nếu chẳng may bị bắt trở lại thì bị tù đầy với tội danh là “phản quốc”. Khi họ ổn định cuộc sống nơi nước ngoài, gửi những đồng tiền do chính sức lao động của họ về cho thân nhân ở trong nước thì đảng lại gọi họ là “kiều bào”, “khúc ruột ngàn dậm”, nghe sự nịnh nọt trơ trẽn mắc ói! Còn mấy cái mồm tuyên truyền thì kêu đi ra nước ngoài ăn bơ thừa sữa cặn… Nhờ những đồng tiền “bơ thừa sữa cặn” đó mà kinh tế VN vượt qua thời kỳ khô cằn do đường lối kinh tế XHCN, mọi thứ đều quốc doanh hóa, nhà nước quản lý hết… Đến lúc hết thở, nên nhà nước hết hồn, đành buông xả ra gọi là “đổi mới”!
Qua đó, có phải cái bóng mát của VNCH vẫn che cho dân trong những lúc khó khăn đó đến ngày hôm nay?
Vậy đó, Cộng Sản Bắc Việt vi phạm những hiệp ước quốc tế để giành chiến thắng nhưng những giá trị Nhân Bản của VNCH càng lúc càng âm ỉ đốt nóng những trái tim Việt Nam.
Các người cứ dùng lời lẽ sấc xược để tỏ vẻ khinh miệt người khác càng làm lộ rõ các người dốt nát và kém văn hóa mà thôi. Cộng Sản Chủ Nghĩa là đỉnh cao của Xã Hội Chủ Nghĩa. Mà XHCN cũng vỡ tan theo liên bang Sô Viết rồi, còn Thiên Đàng Cộng Sản có nằm mơ cũng không gặp.
Vậy mà các người cố gào 3/// để làm cho mình cao hơn ư? Rất tiếc cái chính nghĩa Cộng Hòa đó vẫn sáng mãi trong lòng dân Việt, nhất là nhân dân miền Nam. Có lẽ phải dùng đến những con số để chứng minh cho thấy cả guồng máy của nhà nước XHCNVN đã và đang sống dưới bóng mát của lá cờ mà họ gọi là 3/// đó.
Các người cứ lục tung hết sổ sách của cái gọi là “chính quyền XHCNVN” lên mà xem tổng ngân sách nhà nước dùng để trả lương cho toàn bộ công nhân viên chức nhà nước là bao nhiêu. Rồi các người xem con số đó có phải chưa bằng một nửa số tiền Việt Kiều gửi về hàng năm, trung bình là 10 tỷ USD, có năm cao hơn. Như vậy các người không ngủ dưới bóng mát của lá cờ vàng ba sọc đỏ là gì?
Tôi sẽ dẫn giải cho các người thấy, cả nước VN từ sau 1975 đến nay vẫn tiếp tục sống dưới bóng mát của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Từ ngày Sài Gòn bị “phỏng giái”, (người dân Miền Nam nói như vậy đó, nói lái là một nét đặc thù trong văn hóa bình dân của dân nam kỳ), thì một mặt trận tiêu diệt Văn Hóa miền Nam được phát động rất quy mô và triệt để. Đó là trận chiến “Tẩy Não” dân Miền Nam, nhằm loại bỏ tư tưởng và ý thức hệ Tự Do Dân Chủ. Tất cả văn hoá phẩm từ sách báo đến âm nhạc đều bị tiêu hủy và cấm đoán. Nhưng làm sao trói buộc được tư tưởng của con người chứ?
Nhà nhà nộp sách đem đốt, việc nầy không khó, nhưng cấm dân miền Nam hát những bản nhạc đã in sâu vào tim vào óc của họ thì quả là không thể được. Khi mọi thứ đã hoang tàn đổ nát kể cả lòng người dân lành, thì những dòng nhạc trữ tình khe khẽ quay trở về như làn gió nhiệm mầu xoa dịu bớt cái nỗi thống khổ của đời thường XHCN. CSVN gọi dòng nhạc đó là “Nhạc Vàng” để cân với dòng “Nhạc Đỏ” sặc mùi chém giết mà giai điệu và tiết tấu mang đậm sắc thái TC. Nhưng tới hiện tại thì họ trở nên ganh tị với cái tên gọi đó, vì nó đích đáng và đúng trên nhiều khía cạnh.
“Nhạc Vàng” không cổ súy chiến tranh mà chỉ biểu lộ những đau thương của con người trong thời chiến. Vậy tại sao người ta cấm Nhạc Vàng? Có phải người ta sợ cái bóng dáng thiên thần dịu dàng và ngọt ngào đầy tình người sẽ làm hiện thân của Ác Quỷ nổi trội rõ nét hơn chăng?
“Nhạc Vàng” một tòa lâu đài văn hóa Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, chẳng những không hoen rỉ qua thời gian mà còn lóng lánh hơn như một kho báu cho mọi tầng lớp con dân VN suốt 3 miền và kể cả những kẻ từng lên án, vùi dập lẫn sợ sệt nó. Bao nhiêu người đã khai thác cái kho báu vô tận nầy
“Nhạc Vàng” loài hoa mỹ miều kiêu sa, mọc lên từ bom đạn chiến tranh, tồn tại qua bao sự vùi dập, thể hiện tính Nhân Bản của một xã hội đầy tình người, đáng được trân quý như vàng. Hơn nửa thế kỷ qua, chưa có một đối thủ nào lăm le đứng gần chứ đừng nói là soán ngôi.
“Nhạc Vàng”, một hương vị kỳ diệu, không thể thiếu được khi thưởng thức một ly cà phê ngon hay một chén trà thanh thoát. Một tay guitar và nhạc vàng luôn là tâm điểm cho những buổi nhậu bình dân.
“Nhạc Vàng”, một loại trầm hương hảo hạng cho bất kỳ cuộc họp mặt nào từ quê ra tỉnh, từ đám cưới đến đám tang, từ sân khấu đại nhạc hội hàng ngàn khán thính giả đến quán cà phê dăm ba người cuối phố, thậm chí là niềm giải trí duy nhất trong chốn lao tù….
“Nhạc Vàng”, là ánh lửa rực rỡ của con Phượng Hoàng hồi sinh từ tro bụi sau khi những người nhân danh CSCN đã giết nó bằng mọi khả năng của họ. Ánh lửa đó đã bùng lên, lan tỏa đến từng trái tim của chính những người mang danh hiệu là Đảng Viên ĐCSVN, bất luận là ở đâu, Nghệ Tĩnh, Hà Nội hay Sài Gòn!
Nói mãi về “Nhạc Vàng” VNCH không bao giờ cạn ý.
Nếu những lời lẽ quanh co trên đây chưa thực sự vẽ ra cái bóng mát của lá cờ vàng, chưa chứng minh được âm nhạc VNCH là Vàng ròng 24 kara thì tôi xin được dẫn quý vị vào yếu tố kinh tế của Nhạc Vàng vậy.
Từ hải ngoại đến quốc nội, bao nhiêu doanh nghiệp phát triển nhờ Nhạc Vàng, bao nhiêu ca sĩ thành danh và nên sự nghiệp, bao nhiêu người trở nên giàu có, bao nhiêu công ăn việc làm cho cái kỹ nghệ âm nhạc nầy, từ thời băng từ, đến đĩa từ, CD, kế đến phong trào Karaoke, bao nhiêu kỹ thuật viên, phòng thâu, ca nhạc sĩ, cơ sở sản xuất, phát hành, bán sỉ lẻ, thiết bị âm thanh, ..v.v và v.v…
Bao nhiêu Đại Nhạc Hội, tụ điểm ca nhạc… Biết bao nhiêu ca sĩ, từ Bắc chí Nam đã thành triệu phú đô la nhờ vào cái bị gọi là “Văn Hóa Nô Dịch” đó.
“Nhạc Vàng” đã tham gia với người dân cả nước trong việc mưu sinh hàng ngày, từ quán cà phê, đến hàng loạt xe đò đường dài, đến anh bán kẹo kéo, đến những em bán hàng rong hằng đêm trên phố, đến những người hành khất… Lớp học hát, học đàn nở rộ, tiệm sản xuất đàn guitar gia tăng, quán cà phê nhạc sống, bình dị mà trữ tình ngày càng phổ biến.
Một chiếc điện thoại thông minh, một cái mi-crô không dây, khách ngồi uống nước mía bên vệ đường cũng có thể chia sẻ với nhau một bản tình ca… ấm áp. Cái bóng mát đó càng ngày càng mở rộng ra trên nhiều lãnh vực của cuộc sống và địa phưong, lan dần đến tận các tỉnh miền Bắc… Đó không phải là bóng mát từ nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa thì là gì, lửa hỏa ngục chăng?
Tôi đã thấy, ca sĩ bậc nhất ĐVH, tranh thủ cho ra mắt 2, 3 album nhạc vàng trong vòng một tháng, hát giành hát giựt, sợ ca sĩ khác hát trước, mất số bán. Như một tên ăn trộm, khám phá ra kho báu, hốt vội hốt vàng, nhạc vàng là vàng ròng đó.
Tôi đã thấy cũng ĐVH hát “Cho một người nằm xuống” , dĩ nhiên là hát để thu tiền, có bao giờ ĐVH nghĩ đến những trái ngọt nầy do ai vun trồng mà nên? Sao không hát cho người thương binh VNCH còn sống vất vưởng ngày hôm nay. Mang danh một điva, một nghệ sĩ , ĐVH nếu có tâm hồn nghệ sĩ, sao không dám một có lần tri ân những người đã nằm xuống để bảo vệ cho thể chế đã sản sinh ra cái kho báu âm nhạc nầy. Phải chăng vì không có tâm hồn mà chỉ hát vì lòng tham nên bị người đời gọi là Ca Nô?
Tôi đã xem video clip của đại ca… sĩ Ngọc Sơn, đại gia từ nhạc vàng, hát trong một hội trường đầy ắp khán giả là quân đội mặc quân phục đại cán, ngực đầy huân chương “cách miệng”. Những ca khúc nhạc vàng cất cao, cả hội trường đứng dậy, hai tay đưa lên cao, đung đưa theo dòng nhạc…
Các vị đa số là đảng viên, các vị chắc đã học tập lý luận nhiều lắm, quý vị có thấy một nghịch lý vô cùng to lớn ở đây không? Hoặc là các vị có thấy xấu hổ trong lòng không? Cái mà quý vị diệt tận, giết sạch ngày hôm qua, thì hôm nay ngồi dưới cái bóng mát của cái “xác khô” VNCH mà chia sẻ hương thơm ngào ngạt của nó.
Các người là kẻ chiếm và thắng, các người hành hạ, chà đạp kẻ thất cơ lỡ vận nhiều rồi, chúng tôi không màng, lịch sử sẽ có lúc trả lại công đạo.
Nếu quý vị mạt sát VNCH thì móc cổ mà ói ra hết những gì quý vị nuốt vô từ nền văn hóa VNCH đi.

Còn như quý vị trơ trẽn, miệng thì mỉa mai: “đu càng, ba que, quần què” mà giành nhau đưa tay vào chấm mút, thật đáng khinh thay!

Hoàng Ngọc Mai

Categories
6 - Trang lượm lặt

CHUYỆN 3 LOÀI CÁ, DẠY TA CÁCH LÀM NGƯỜI !


CHUYỆN 3 LOÀI CÁ, DẠY TA CÁCH LÀM NGƯỜI !

Con cá thứ nhất là cá hồi chó. (Chum Salmon)

ca hoi cho

Cá hồi chó sống ở vùng nước sâu trong đại dương bao la.

Cá hồi chó mẹ sau khi đẻ trứng sẽ đợi ở một bên, trứng sau khi nở thành cá con vẫn chưa thể tự kiếm ăn, chỉ có thể dựa vào thịt của mẹ để lớn.

Cá mẹ nhịn đau đớn không hề kêu ca. Khi cá con lớn lên, cá mẹ chỉ còn lại một đống xương, đó là minh chứng đắt giá nhất cho tình mẹ vĩ đại trên thế giới này.

Cá hồi chó là con cá tượng trưng cho tình mẹ

Con cá thứ hai là cá lóc Tàu

ca loc Tau

Loài cá này sau khi sinh con sẽ bị mất đi khả năng nhìn, không thể kiếm mồi mà chỉ có thể nhịn đói.

Khi trứng nở thành hàng ngàn con cá con, đàn cá con không nỡ nhìn mẹ chết nên từng con, từng con một chút động bơi vào miệng mẹ để giúp mẹ đỡ đói.

Cá mẹ sống lại, lượng cá con còn tồn tại chẳng đáng là bao, chỉ còn chưa đến 1/10, số còn lại vì mẹ mà hy sinh tấm thân non nớt của mình.

Cá lóc tàu là con cá tượng trưng cho sự hiếu thảo của người làm con

nhiều người trong chúng ta sẽ thấy ngậm ngùi

Con cá thứ ba là cá hồi (Pink Salmon)

ca hoi salmon

Mỗi năm cứ đến mùa sinh sản, cá hồi lại tính trăm phương ngàn kế để từ đại dương rộng lớn trở về dòng sông trong đất liền.

Bởi lẽ loài cá này không sinh nở ở các vùng biển nước mặn mà di cư bơi về dòng suối ngọt, nơi chúng được sinh ra để tiếp tục đẻ trứng.

Cuộc hành trình di cư thật sự vất vả và gian lao khi chúng phải bơi ngược dòng chảy của tự nhiên để trở về quê hương, trên đường trở về phải đối mặt với bao hiểm nguy thách thức, nào là vượt thác, nào là lo bị gấu xám ăn thịt…

Những con cá không vượt được thác phần lớn sẽ rơi vào bụng gấu. Những con vượt thác thành công cũng sức cùng lực kiệt, vừa phải tiếp tục bơi vừa phải đề phòng loài ó cá kiếm mồi.

Chỉ có một số ít những con cá may mắn vượt qua mọi khó khăn và sự bủa vây để trở về quê hương, hoàn thành việc quan trọng nhất đời mình, đó là tìm con đực, giao hợp, đẻ trứng và cuối cùng là chết một cách yên bình ở chính nơi mình sinh ra.

Và khi mùa xuân đến, đàn cá con lại trôi theo dòng nước ra biển, bắt đầu hành trình cuộc đời mình.

Cá hồi là loài cá tượng trưng cho tình yêu quê hương xứ sở

Lời bình

Chúng ta hãy thường xuyên nghĩ rằng, trên đời này có ít nhất 3 con cá khiến chúng ta phải cảm động.

Con cá thứ nhất là cha mẹ, người đã cho chúng ta sinh mệnh, luôn dõi theo mọi bước chân ta đi, không trách cứ oán giận, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con cái mà không hề đòi hỏi bất cứ điều gì.

Con cá thứ hai là con cái, từ khi oa oa cất tiếng khóc chào đời, con cái đã hoàn toàn tin cậy và ở bên cha mẹ cho đến già.

Con cá thứ ba là cố hương. Bất luận là đi xa đến đâu, cũng sẽ có một ngày chúng ta tìm cách trở về quê nhà.

Nguồn sưu tầm: Trí thức trẻ

Categories
6 - Trang lượm lặt Thế Giới

Hunter Biden’s laptop two years after New York Post report


CBS tarred and feathered for admitting existence of Hunter Biden’s laptop two years after New York Post report

Conservatives on Twitter tore into CBS News for finally admitting that the controversial Hunter Biden laptop — containing the personal files and shady business dealings of President Joe Biden’s son and foreign countries — is real.

On Monday, the news network confirmed via its own forensic investigation that the laptop the New York Post first reported on in 2020 was in fact real.

Major networks at the time refused to acknowledge the story, as Twitter and Facebook moved to stifle the Post’s story ahead of the 2020 presidential election.

JAKE TAPPER DECLARES HUNTER BIDEN CLAIMS ‘TOO DISGUSTING’ TO REPEAT ON CNN: ‘THE RIGHTWING IS GOING CRAZY’

Joe Biden waving with his son, Hunter BidenPresident Joe Biden waves alongside his son, Hunter Biden, after attending Mass at Holy Spirit Catholic Church on Johns Island, South Carolina, on Aug. 13, 2022. (Nicholas Kamm/AFP via Getty Images)

CBS anchor Tony Dokoupil reported on “CBS Mornings” that the network obtained “[the laptop’s] data, not through a third party or political operative, but directly from the source who told us they provided it to the FBI under subpoena.”

He added, “We commissioned an independent forensic review to determine its authenticity.”

Mainstream media critics bashed the network for being two years too late on the story and reminded them of how one of the network’s own reporters told former President Donald Trump to his face that the laptop’s existence and alleged contents could not be verified.

Outkick.com’s Clay Travis slammed CBS “60 Minutes” correspondent Lesley Stahl for lecturing Trump against stating that the laptop was real during their 2020 interview. Travis tweeted, “Two years ago Donald Trump told CBS’s Lesley Stahl on 60 Minutes the Hunter Biden laptop was real and should be covered by the media. Stahl said it couldn’t be verified. Two years later @cbsnews has finally verified it. Trump was right. Again.”

Rep. Ronny Jackson, R-Texas, went after Stahl as well, tweeting, “Remember when Lesley Stahl of CBS told President Trump the Hunter Biden laptop story couldn’t be verified? TWO YEARS LATER, CBS has finally admitted the laptop is real. Mainstream media hacks are LAZY and INCOMPETENT! President Trump was RIGHT all along!!”

Sen. Marsha Blackburn, R-Tenn., made the same point, too, writing, “As In 2020, CBS’ Lesley Stahl claimed Hunter Biden’s laptop ‘can’t be verified,’ and his shady business dealings ‘have been investigated and discredited.’ What changed? The facts sure didn’t.”

Popular conservative influencer Catturd tweeted, “Breaking … CBS has confirmed that the Hunter laptop, where thousands of pictures have been all over the internet for 2 years – is actually real. They should be embarrassed.”

Hunter Biden at the White House

CBS News became the latest corporate media organization to confirm the authenticity of Hunter Biden’s scandal-plagued laptop. (Kevin Lamarque)

Conservative account “thebradfordfile” was incredulous over the news, tweeting, “You have got to be kidding. CBS News is reporting on the Hunter Biden laptop like it’s breaking news two and a half years later. These people are shameless clowns.”

HUNTER BIDEN’S LEGAL WOES WILL BE ‘DECIDING FACTOR’ IN FATHER’S 2024 DECISION, PUCK NEWS REPORTER SAYS

Media Research Center president Brent Bozell insisted that CBS News should speak with one of Biden’s former business associates, Tony Bobulinski, tweeting, “If CBS is serious about finally reporting on Hunter Biden’s scandals, they need to do an on-air interview with Tony Bobulinski.”

Journalist Andy Ngo posted, “A CBS investigation authenticates the content of Hunter Biden’s laptop. Two years earlier, Joe Biden, Democrats, intelligence operatives, big tech & liberal media said the laptop’s content was faked to fool the public.”

CLICK HERE TO GET THE FOX NEWS APP

Conservative actor Adam Baldwin asked, “So what if @LesleyRStahl & @CBSNews are incompetent (or traitors)?”

Judicial Watch president Tom Fitton was a bit more positive about CBS’ revelation, tweeting, “It only took @CBSNews two federal election cycles to report out this major Joe Biden scandal. Kudos to @CBS_Herridge for pushing this material out!  Better late than never!”

The New York Times and The Washington Post both verified Hunter Biden's laptop after dismissing the New York Post's bombshell reporting during the 2020 presidential election.

The New York Times and Washington Post both verified Hunter Biden’s laptop after Big Tech dismissed the New York Post’s bombshell reporting during the 2020 presidential election. (Getty Images | New York Post)

Source :  https://www.foxnews.com/media/cbs-tarred-feathered-admitting-existence-hunter-bidens-laptop-two-years-after-new-york-post-report?fbclid=IwAR2SGCsi-lUNefafx1PVq7YtwLIy1AhonbTG-_yDJnqF7jJNmOtk6UI9CcU

HOME

Categories
6 - Trang lượm lặt

 Các loại muối tốt nhất cho sức khỏe: nhiều dưỡng chất và ít sodium hơn 


Vì muối là thành phần thiết yếu nên việc biết loại muối nào tốt nhất cho sức khỏe là rất quan trọng.

Flat,Lay,Composition,With,Different,Kinds,Of,Salt,On,White
Flat lay composition with different kinds of salt on white marble table

Các loại muối tốt nhất cho sức khỏe: nhiều dưỡng chất và ít sodium hơn

(Ảnh: Shutterstock)

Flora Zhao

Thứ sáu, 29/03/2024

Phần trước: Thiếu muối cơ thể có thể đe dọa tính mạng; Đây là những mối nguy hiểm ít được biết đến

Ăn nhiều muối gây ra những tác động bất lợi lên tim là điều không thể phủ nhận, nhưng ngạc nhiên thay, tiêu thụ quá ít muối cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Sodium (natri) là một vi chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các chức năng sống, nhưng một số ít người không bổ sung đầy đủ. Song, đại đa số mọi người đều lạm dụng khoáng chất này, từ đó có thể gây ra những tác động xấu.

Trong lượng sodium chúng ta tiêu thụ hàng ngày, 70% đến từ các thực phẩm chế biến hoặc nhà hàng. Ví dụ, lượng muối trong một chiếc bánh pizza có thể lên tới gần 2 muỗng cà phê (10g), trong khi một bữa ăn Trung Quốc chứa khoảng 8g.

Từ góc độ này, nấu ăn tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên có lẽ là cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối ăn vào. Vì muối là thành phần thiết yếu nên việc biết loại muối nào tốt nhất cho sức khỏe là điều quan trọng.

Muối tự nhiên chứa nhiều khoáng chất hơn

Hiểu được nguồn gốc và phương pháp chế biến các loại muối khác nhau là rất quan trọng để đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Muối ăn có nhiều loại, bao gồm muối biển, muối hồ, muối đá và muối giếng. Muối biển và muối hồ được chiết xuất bằng cách làm bay hơi nước biển hoặc nước hồ chứa nhiều muối, trong khi muối đá được lấy từ các mỏ muối dưới lòng đất. Muối giếng được lấy từ các giếng chứa nhiều muối ở các khu vực ngoài khơi.

Muối đá, một loại muối phổ biến, được khai thác từ các mỏ dưới lòng đất rồi nghiền thành hạt. Muối hồng Himalaya nổi tiếng có nguồn gốc chủ yếu từ vùng Punjab của Pakistan, cách dãy Himalaya khoảng 100 dặm (161km) về phía nam. Những mỏ muối này được hình thành từ 600 triệu đến 800 triệu năm trước khi các đại dương cổ xưa bốc hơi dần và để lại những lớp muối. Sau đó, các chuyển động địa chất đã vùi những lớp muối này vào lớp vỏ Trái đất, cuối cùng tạo thành những vòm muối lớn hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn feet (1 feet tương ứng khoảng 0.3m) dưới mặt đất. Trong điều kiện hiện nay, muối hồng khai thác từ các mỏ ở Himalaya vẫn không bị tạp nhiễm bởi các chất độc hoặc chất ô nhiễm hiện đại.

Khi nhắc tới muối ăn, nhiều người thường nghĩ tới loại muối tinh màu trắng được nghiền mịn. Muối tinh luyện cũng được lấy từ biển, mỏ hoặc hồ nhưng trải qua quá trình xử lý bổ sung, bao gồm rửa bằng dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa, sau đó đun nóng, sấy ly tâm và nghiền. Quá trình này làm mất phần lớn các khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác, chỉ còn lại sodium chloride nghiền mịn với màu trắng tinh khiết. Để giữ [hạt] muối tách rời và khô trong thời gian dài, các nhà sản xuất còn bổ sung thêm các chất chống vón cục như sodium ferrocyanide, sodium silicate và aluminum ferrocyanide. Ngoài ra, trong muối iodine còn bổ sung thêm các hợp chất chứa iodua như sodium iodate, potassium iodide hoặc sodium iodate.

Những yếu tố này dẫn đến sự khác biệt trong thành phần của muối tinh và muối tự nhiên. Nói chung, muối ăn chứa 97% – 99% sodium chloride, trong khi muối tự nhiên có hàm lượng sodium chloride thấp hơn một chút và chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng hơn.

1g muối hồng Himalaya chứa khoảng 394mg sodium, 2.7mg calcium, 2.7mg magnesium, 2.4mg potassium (kali) và 64mcg iron (sắt). Ngoài ra, muối hồng còn chứa các nguyên tố vi lượng như crom, đồng, manganese, phosphorus, selenium, kẽm và các khoáng chất khác. Ngược lại, 1g muối ăn chứa khoảng 430mg sodium nhưng chỉ có 0.4mg calcium, 0.08mg magnesium và 0.15mg potassium, hầu như không có các nguyên tố vi lượng khác.

Tuy nhiên, việc hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể qua việc tiêu thụ nhiều muối tự nhiên là không khả thi.

Bà Cindy Chan Phillips, một chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép hành nghề, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, “Nếu tôi dùng muối Himalaya, lượng potassium trong mỗi khẩu phần có thể gấp bốn lần [so với muối thông thường].” Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, “Xét trên tổng thể những gì chúng ta cần mỗi ngày, đây vẫn là một lượng rất nhỏ, không đủ để tạo ra sự khác biệt lớn đến sức khỏe.”

Muối càng thô càng có hàm lượng sodium thấp

Yếu tố chính quyết định hàm lượng sodium không phải là loại muối mà là độ thô của quá trình xay. Bà Phillips lưu ý khi nói về sự khác biệt giữa các loại muối, “Bởi vì kết cấu muối càng thô thì lượng sodium trên mỗi muỗng cà phê càng thấp.”

Bà giải thích rằng vì muối thô chứa nhiều không khí hơn nên một muỗng cà phê muối thô thực sự có ít muối hơn một muỗng cà phê muối nghiền mịn, do đó hàm lượng sodium thấp hơn.

Vậy nên bà ấy khuyến nghị những người muốn giảm lượng sodium ăn vào hãy thử ăn muối xay thô hơn.

Muối biển có nguy cơ ô nhiễm vi nhựa

Từ góc độ sản xuất, loại muối rẻ nhất là đến từ đại dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghiên cứu sâu rộng đã tìm thấy sự hiện diện của các chất ô nhiễm vi nhựa trong đó. Lượng vi nhựa trong muối biển có liên quan trực tiếp đến mức độ ô nhiễm ở các môi trường biển khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy rằng lượng vi nhựa trong muối biển tương tự như trong muối đá. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng nguồn vi nhựa trong muối đá có thể được đưa vào trong quá trình sản xuất.

Vì vậy, nên chọn muối biển từ những vùng ít ô nhiễm và muối đá được sản xuất trong điều kiện có kiểm soát.

Chúng ta có nên lựa chọn muối iodine (i-ốt)?

Hầu hết muối iodine được bán trên thị trường là muối tinh luyện, trong khi hầu hết các sản phẩm muối tự nhiên không chứa iodine. Viện Y tế Quốc gia (NIH) tuyên bố rằng hàm lượng iodine trong muối biển không iodine là rất thấp, hầu như không cung cấp iodine.

Vậy có nên lựa chọn muối iodine để tốt cho sức khỏe? Để hiểu điều này, trước tiên chúng ta hãy nhìn vào nguồn gốc của muối iodine.

Iodine là một nguyên tố vi lượng được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm và rất quan trọng để cơ thể tổng hợp hormone tuyến giáp. Một người trưởng thành khỏe mạnh thường có khoảng 15mg – 20mg iodine, với 70% đến 80% tích trữ ở tuyến giáp. Khi iodide đi vào máu, tuyến giáp sẽ thu nạp lượng iodine phù hợp để tổng hợp hormone, phần còn lại sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Thông thường, người lớn cần 150mcg iodine mỗi ngày.

Trước những năm 1920, tình trạng thiếu iodine tràn lan ở các vùng Appalachians, Great Lakes và Tây Bắc Hoa Kỳ, một khu vực được gọi là “vành đai bướu cổ.” Trong Thế chiến thứ nhất, Simon Levin, một bác sĩ ở Michigan, đã quan sát thấy rằng trong số 583 người đăng ký tham gia quân dịch, 30.3% có biểu hiện triệu chứng của bệnh tuyến giáp (bướu cổ hoặc viêm tuyến giáp), trong đó nhiều người bị loại khỏi quân đội do tình trạng bệnh của họ.

Sau khi thực hiện thành công chương trình thêm iodine vào muối của Thụy Sỹ, Hoa Kỳ đã đưa muối iodine vào những năm 1920, giúp cải thiện đáng kể tình trạng dinh dưỡng iodine của quốc gia này. Các nghiên cứu quốc gia hiện nay nhấn mạnh rằng người Mỹ nhìn chung có đủ iodine. Muối iodine ở Hoa Kỳ chứa 45mcg iodine trong mỗi gram muối; các mẫu muối iodine đo được chứa trung bình từ 47.5mcg đến 50.7mcg iodine trên mỗi gram muối.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất bánh mì sử dụng iodate hoặc calcium iodate làm chất phụ gia bánh mì, do vậy những loại bánh mì này cung cấp đáng kể lượng iodine. Theo Cơ sở dữ liệu sản phẩm thực phẩm có thương hiệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2019, khoảng 20% nhãn thành phần của bánh mì trắng, bánh mì nguyên hạt, bánh hamburger và bánh xúc xích có chứa iodine.

Mặc dù muối iodine là cách đơn giản để có đủ iodine nhưng tốt nhất bạn nên lấy iodine từ thực phẩm tự nhiên. Một số nguồn iodine hữu dụng bao gồm rong biển (như tảo bẹ, wakame, kombu và nori), hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài những thực phẩm kể trên, ông James DiNicolantonio, một nhà khoa học nghiên cứu tim mạch và dược sĩ tại Viện Tim Saint Luke’s Mid America ở Thành phố Kansas, Missouri, đồng thời là tác giả cuốn sách “The Salt Fix” (Tạm dịch: Lượng Muối Cố Định), nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua thư điện tử rằng trái nam việt quất cũng chứa tương đối nhiều iodine.

Điểm mấu chốt là bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ thiếu iodine bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều iodine vào khẩu phần ăn uống.

Muối chất lượng cao ở Mỹ

Ông DiNicolantonio cho biết, “Loại muối ưa thích của tôi là Redmond Real Salt vì muối này có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và chứa hơn 60 loại khoáng chất vi lượng.” Hơn nữa, ông lưu ý rằng “[Thương hiệu này] cũng có hàm lượng iodine cao hơn so với muối ăn thông thường hoặc muối biển.”

Vào thời tiền sử, vùng biển nội địa (Biển Sundance) đã bao phủ khu vực thời nay là Redmond, Utah. Mặc dù đã biến mất kể từ đó nhưng di tích nơi đây vẫn hình thành nên một mỏ muối nguyên sơ, rộng lớn dưới lòng đất qua các biến động địa chất. Nhờ sự bảo vệ của các lớp tro núi lửa và đất sét ở bên trên, mỏ muối trầm tích này được bảo tồn tốt và chưa bao giờ tiếp xúc với các chất ô nhiễm nhân tạo.

Theo ý nghĩa trên, muối ở khu vực này rất giống với muối Himalaya, nhưng được khai thác và sản xuất tại địa phương Hoa Kỳ, bảo đảm chất lượng và kỹ thuật sản xuất đáng tin cậy. Hơn nữa, do không cần vận chuyển đường dài nên giá thành thấp hơn 50% so với muối hồng Himalaya. Loại muối này cũng nổi tiếng vì có vị ngọt nhẹ.
Thanh Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

https://m.epochtimesviet.com/suc-khoe/cac-loai-muoi-tot-nhat-cho-suc-khoe-nhieu-duong-chat-va-it-sodium-hon-2_455476.html

Đọc thêm :

Những hiểu lầm phổ biến và lợi ích đáng ngạc nhiên của muối

Muối chữa nhanh khỏi 7 bệnh hàng ngày

Bạn vẫn còn tin rằng muối có hại cho huyết áp?

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

VNCH ĐÃ CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO CHO MIỀN BẮC TRONG TRẬN LỤT NĂM 1971


434661132_1464942414450125_859600485040280244_n

CHUYỆN ÍT AI BIẾT: VNCH ĐÃ CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO CHO MIỀN BẮC TRONG TRẬN LỤT NĂM 1971

Cứu trợ nhân đạo cần vượt qua thể chế, chính kiến, thậm chí “kẻ thù” trong chiến tranh!
Ngày nay chúng ta thường xuyên đọc tin Hàn Quốc viện trợ nhân đạo để cứu đói Bắc Triều Tiên, dù chính quyền Kim Jong Un luôn dùng những lời lẽ thấp kém để nhục mạ cả tổng thống và thể chế chính trị của họ.
Ít người biết chế độ VNCH, ngay trong thời điểm chiến tranh 2 miền khốc liệt, nhưng khi miền Bắc xảy ra lũ lụt cực lớn vào năm 1971, họ đã cho phép báo Tin Sáng (một tờ báo đối lập) lạc quyên ủng hộ đồng bào miền Bắc. Không chỉ vậy, chính quyền VNCH khi đó thông qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, cũng trợ giúp người dân thuộc “kẻ thù” của họ. Trang lưu trữ Thời báo New York còn ghi:
“SAIGON, Nam Việt Nam, Thứ Ba, ngày 7 tháng 9 — Chính phủ Nam Việt Nam đã cung cấp thực phẩm và tiền bạc cho các nạn nhân của trận lũ lụt nặng nề ở miền Bắc Việt Nam ở khu vực xung quanh Hà Nội, Bộ Ngoại giao Sài Gòn thông báo tối qua.
Đây là lần đầu tiên Chính quyền Sài Gòn viện trợ như vậy cho kẻ thù của họ ở miền Bắc.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao đã đề nghị 50.000 đô la cho Hội Chữ thập đỏ Quốc tế để mua “những vật phẩm cần thiết cho việc cứu trợ ở miền Bắc”.
Ngoài ra, Nam Việt Nam còn tặng 500 tấn gạo và 1.000 hộp (thùng) sữa đặc nhằm thể hiện sự đồng cảm “tình anh em” giữa hai nửa Việt Nam bị chia cắt.”.
Tất nhiên đây là tầm của một quốc gia, cá nhân thì không đáng nói. Nhưng quyên góp nhân đạo là hành vi bất vụ lợi, vì vậy nếu bạn có lòng bi mẫn thì hãy mở lòng, bất chấp người giúp bạn làm cầu nối với nạn nhân là ai, chính kiến ra sao.
Đó mới thực là Thiện Nguyện!
– Nguyễn Đình Bổn

P/s: Như thường lệ, do bị chính quyền giấu nhẹm nên người dân miền bắc khi ấy hoàn toàn không biết đây là những khoản viện trợ từ VNCH. Cũng giống như Triều Tiên nhận viện trợ Hàn Quốc và chỉ mang ơn “ngài Ủn” thôi.

Categories
6 - Trang lượm lặt

Vũ nữ thân gầy, La Cumparsita


Vũ nữ thân gầy, La Cumparsita

Lê Hồng Minh – Góc nhạc xưa

Ít người còn nhớ rằng chủ nhân của bản tango đình đám và được thu âm nhiều nhất lịch sử là một cậu sinh viên học ngành kiến trúc chỉ mới 18 tuổi. Câu chuyện như hoang đường này là có thật, khi cậu thanh niên có biệt danh “Becho” liều mình đưa bản nhạc mới sáng tác cho huyền thoại tango Roberto Firpo nhờ xem hộ.

Minh họa: preillumination-seth-unsplash

“Quốc ca tango” của nhân loại!

Đó chính là “La Cumparsita” (tạm dịch từ tiếng Tây Ban Nha: “Cuộc diễu hành nhỏ”) – một bản nhạc tango của tác giả Gerardo Matos Rodríguez người Uruguay sáng tác vào năm 1916, tính tới nay đã 107 năm!

Gerardo Rodríguez (1897-1948) viết nên bản nhạc này tại trụ sở Hiệp hội Sinh viên Uruguay và sau đó bán cho nhà xuất bản Breyer với giá 20 pesos. Sinh tại Montevideo, thủ đô Uruguay, Gerardo Rodríguez là con trai của ông chủ phòng trà Moulin Rouge có tiếng. Vào khoảng thời gian sáng tác “La Cumparsita”, anh đang theo học ngành kiến trúc. Sau “La Cumparsita”, Gerardo Rodríguez cũng viết nhạc cho nhiều vở kịch và chỉ huy dàn nhạc tango riêng ở Montevideo. Nhiều bản tango khác của ông cũng lần lượt ra đời nhưng không bản nào vượt qua được bản nhạc giản dị thời mới bước chân vào ngưỡng cửa âm nhạc. Ông từng chu du khắp châu Âu và sống tại Paris một thời gian. Năm 1931, ông soạn nhạc cho phim “Luces de Buenos Aires”, được quay ở Joinville-le-Pont, Pháp.

Gerardo Matos Rodríguez (file photo)

Những tư liệu còn lại cho hay rằng vào ngày 8 Tháng Hai 1916, Gerardo Rodríguez mang theo một bản hành khúc carnaval vừa mới viết, nhờ người bạn nói giúp để Roberto Firpo – một trong những người đầu tiên đổi mới thể loại nhạc tango cổ điển thời đó – xem và muốn ông góp ý, chỉnh sửa. Roberto Firpo nhanh chóng nhận ra rằng ông có thể biến nó thành một bản tango.

Nhận thấy bản nhạc nhịp 2/4 khá bình thường, Roberto Firpo ngồi vào cây dương cầm và chợt nhớ đến hai bản tango mà mình sáng tác từ hồi 1906 có tên là “La gaucha Manuela” và “Curda completa”. Ông trích một phần từ mỗi bài để đưa vào bản nhạc của Gerardo Rodríguez. Ông cũng dùng một phần trong bài “Miserere” (của Giuseppe Verdi) lấy từ opera để hoàn chỉnh cho tác phẩm. Sau đó, Roberto Firpo chơi dương cầm, cùng hai nghệ sĩ vĩ cầm, một nghệ sĩ bandoneón và một nghệ sĩ flute thu âm bản nhạc này vào tháng Mười Một 1916 cho hãng Odeon Records. Bản nhạc ra mắt trên mặt B của đĩa hát 78 vòng nhưng lúc đó không gây tiếng vang lắm.

Thế nhưng “cuộc đời thứ hai” của “La Cumparsita” thật sự bắt đầu vào năm 1924, khi nó được biểu diễn trong vở kịch “A Program Of A Night Club”. Trong vở kịch, những bản tango từng bị lãng quên lần lượt vang lên và “La Cumparsita” nằm trong số đó. Nội dung ca khúc kể về chuyện một cô ca sĩ phòng trà xinh đẹp bị quấy rối bởi những vị khách thô lỗ. Trong lúc cô và các vũ công biểu diễn thì một gã khách say rượu sàm sỡ các vũ công. Cô ca sĩ liền phản ứng và gã khách bất lịch sự tạt cả cốc nước vào mặt cô. Trước tình huống đó, một chàng trai trẻ xuất hiện và giải nguy cho cô ca sĩ…

Bậc thầy soạn nhạc người Uruguay Hector Passarella, khi nhớ về kỷ niệm lần đầu nghe “La Cumparsita”, đã thốt lên rằng: “Tôi ngay lập tức bị mê hoặc”. Điều khiến nó diệu kỳ nằm chính ở sự đơn giản nhưng sâu sắc. Nhiều người đã đồng tình với nhận xét của Hector Passarella: “La Cumparsita” là “quốc ca tango” của nhân loại!

“La Cumparsita” với phiên bản “Si Supieras” (do Pascual Contursi và Enrique Pedro Maroni đặt lời) đã được các giọng qua của nhiều thời kỳ trình diễn, trong đó có: Carlos Gardel (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và diễn viên người Argentina gốc Pháp); Julio Iglesias (ca sĩ, nhạc sĩ người Tây Ban Nha); rồi phải kể đến Roberto Alagna, một giọng nam cao người Pháp gốc Ý…

Về hòa tấu, “La Cumparsita” được thể hiện bởi Richard Clayderman (nghệ sĩ dương cầm), Christoph Denoth (nghệ sĩ guitar), Valter Schiavi (nghệ sĩ accordion), nhóm nhạc Izidroguedes… Và không thể nào đếm hết clip của những cặp đã cùng nhau khiêu vũ trên nền bản nhạc này trên thế giới suốt hàng chục năm qua…

“La Cumparsita” còn trở thành nhạc nền của nhiều bộ phim, nổi tiếng nhất là cảnh Norma Desmond (Gloria Swanson đóng), một nữ minh tinh về chiều nhưng không chấp nhận thực tế mình hết thời, nhảy tango theo ca khúc này với chàng tình nhân trẻ (William Holden đóng) trong cuốn phim bất hủ “Đại lộ Hoàng hôn” (Sunset Boulevard) vào năm 1950. Bài hát còn xuất hiện trong các phim “Anchors Aweigh” (1945), “Some Like It Hot” (1959), “Take the Lead” (2006)…

Hơn một thế kỷ qua, “La Cumparsita” là bản tango được ưa chuộng nhất thế giới, bất kể dưới hình thức hòa tấu hay ca khúc. Ngày nay có trên 100 phiên bản “La Cumparsita” với nhiều ngôn ngữ được thể hiện. Có một CD với 20 phiên bản khác nhau của “La Cumparsita” được phát hành bởi hãng đĩa EMI mang tên “La cumparsita, veinte veces inmortal”. Thậm chí trên đấu trường thể thao, nhiều vận động viên thể dục dụng cụ cũng dùng các biến thể của bài này làm nhạc nền cho phần biểu diễn.

Nhắc đến “La Cumparsita”, cũng phải kể lại những thăng trầm khác, ngoài cuộc đời âm nhạc của nó. Khi Gerardo Rodríguez quên bẵng mất tác phẩm đầu tay của mình thì trong một lần đi nghe nhạc do nghệ sĩ vĩ cầm người Uruguay Francisco Canaro biểu diễn ở Paris, anh tình cờ phát hiện tác phẩm của mình rất nổi tiếng nhưng nó được biết đến với tựa “Si Supieras”. Lúc đó Gerardo Rodríguez là một nhà ngoại giao, giữ chức lãnh sự Uruguay ở Đức. Phát hiện “đứa con” của mình có một cái tên khác, Gerardo Rodríguez dành tới… hai thập niên để đấu tranh pháp lý đòi tác quyền và cuối cùng thành công khi lấy lại tựa đề cũ là “La Cumparsita”.

Số là sau khi mua bản nhạc “La Cumparsita” của Gerardo Rodríguez, nhà xuất bản Breyer đã bán lại tác quyền cho nhà xuất bản Ricordi. Lúc đó, Enrique Maroni và Pascual Contursi – hai tác giả chuyên đặt lời cho các bản tango – đã đổi tựa thành “Si Supieras”.

Chưa hết, tác phẩm âm nhạc này cũng là đề tài thưa kiện giữa hai quốc gia! Uraguay lẫn Argentina đều nhất quyết nhận “La Cumparsita” là của mình! Trong khi Uruguay coi nó là “quốc ca văn hóa” theo một điều luật có từ năm 1997 thì ba năm sau, trong lễ khai mạc Thế vận hội Sydney 2000, Argentina sử dụng “La Cumparsita” làm bản nhạc diễu hành cho đoàn vận động viên của họ, dẫn tới việc chính phủ Uruguay gửi công hàm phản đối. Vụ này khơi mào cho cuộc bút chiến gay gắt giữa truyền thông hai nước.

Điều khá thú vị là Uruguay và Argentina chỉ tranh giành bản “La Cumparsita”, còn điệu tango trứ danh thì hai quốc gia này hoan hỉ… chia đôi cùng hưởng vinh dự. Tháng Mười 2009, theo đề nghị Uruguay và Argentina, UNESCO đã công nhận tango là “di sản văn hóa nhân loại”, và ghi xuất xứ là khu vực con sông Rio de la Plata chạy qua thành phố Buenos Aires của Argentina lẫn Montevideo của Uruguay!

Minh họa: pexels-los-muertos-crew

“Vũ nữ thân gầy” – Bản tango quyến rũ

“La Cumparsita” được biết tới rộng rãi tại Việt Nam qua bản lời Việt có tên “Vũ nữ thân gầy” của nhạc sĩ Phạm Duy. Bản Việt ngữ này đã được nhiều ca sĩ tên tuổi thể hiện, nhưng nổi bật nhất là Thanh Lan và Khánh Ly. Ca từ của “Vũ nữ thân gầy” chúng ta nghe lâu nay không giống với nguyên tác của Gerardo Rodríguez, và cũng chỉ giống bản “Si Supieras” ở tinh thần hoài nhớ quá khứ.

“Vũ nữ thân gầy” trở thành ca khúc tango nhạc ngoại quốc lời Việt phổ biến nhất miền Nam Việt Nam, trước khi bản tango thời thượng có tên “L’amour C’est Pour Rien” (“Tình cho không”, cũng do Phạm Duy đặt lời Việt) xuất hiện và “làm mưa làm gió”! “Vũ nữ thân gầy” là bản tango được ưa chuộng bậc nhất tại các vũ trường. Giai điệu có đoạn tiết tấu mạnh mẽ với những dấu lặng ngay đầu ô nhịp, có đoạn phóng khoáng, rồi bay bổng tạo nên sự tương phản quyến rũ…

Sau năm 1975, “La Cumparsita” được tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt đặt một lời Việt khác, với tựa “Tango kỷ niệm”. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng viết lời Việt cho ca khúc này, với nhan đề “Ngân khúc Tango”. Năm 2008 có một tác giả soạn lời Việt lấy tên là “Tình hoài nhớ”. Hiện trên internet lưu giữ một dị bản tiếng Việt nữa, có tựa đề “Đêm hội ngộ” với lời khá hay nhưng không thấy ca sĩ nào hát lời này.

_____________

“Vũ nữ thân gầy” (bản tiếng Việt của nhạc sĩ Phạm Duy)

Đàn đã khơi rồi, trong lúc đêm tàn rơi
Đàn khóc ai hoài, cho héo hon lòng tôi
Đàn nhớ nhung người, như sắc hương tàn phai
Đàn cố nuôi lời, cho giấc mơ còn lơi

Ôi! Nghe tiếng đàn réo mà thương người
Nghe tiếng cười reo xót xa đời
Nhớ nhung đau thương mà thôi
Người vũ nữ, người xưa mến thương ơi

Nhớ tới hương đêm kinh đô chưa qua đời
Nhớ tới đôi môi nụ cười
Nhớ tới xa xôi, nay đã xa rồi.
Người vũ nữ ngồi bên cốc lên men

Bát ngát hương môi cho anh say mềm
Nhịp nhàng gieo trên sàn êm
Rộn ràng nghe bao lời điên
Của khách giang hồ say triền miên

Ta ghì cho tan vỡ trái tim này
Cho người ăn chơi nhíu đôi lông mày
Ta cười cho xanh ngát kiếp lưu đầy
Cho người vũ nữ khóc tấm thân gầy

Chưa nói yêu nhau mà lòng đã đau
Chưa nói mê say mà tình đã bay
Chưa biết môi em mà hồn đã quên
Đã qua một đêm…

Categories
6 - Trang lượm lặt

TỘI ÁC VŨ THÀNH AN ĐÃ LÀM TRONG TRẠI TÙ CS….


Vũ Thành An từ trẻ tới già !

LT: Mời đọc lại chuyện cũ để thấy sao có những người chữ nghĩa đầy mình lại hành xử quá ư ác độc, ti tiện… Có thể nào như vậy ? một nhạc sĩ có tâm hồn lãng-mạn sáng-tác một loạt tình-ca từ trước 75 cho đến bây giờ lại ĐỐN MẠT nhƯ rứa ? Đúng là đời không thể biết lòng người.
Bạn nào chưa đọc nên đọc cho biết. Nếu cần biết rõ chi tiết có thể hỏi tôi, vi tôi không những là nhân chứng mà cũng là nạn nhân của VTA, tôi ở tù với VTA tờ 1975-1982
PL
ooOoo

CUỘC RỬA TỘI CHUI….
Đầu năm 1981, vào một buổi chiều khi các tù nhân trong trại đã bị lùa vào “chuồng”, VŨ THÀNH AN được Bộ Nội Vụ Cộng sản Hà Nội cấp riêng cho một mình một chiếc “ô tô con” (xe Jeep) chở đến trại Hà Tây. Điều đó nói lên niềm ưu đãi của Việt cộng đối vói một tù cải tạo thuộc loại VIP. VŨ THÀNH AN (VTA) được Ban giám thị trại Hà Tây tiếp nhận và đưa thẳng về Ban Trật Tự Thi Đua ở góc trại, nơi mà những thành phần tự giác (free man) được sống thoải mái, được tự do đi lại ngày đêm trong vòng tường đai của trại tù. Theo tên thiếu úy Kế, cán bộ giáo dục việt cộng lúc ấy cho biết thì AN có giấy của Bộ Nội Vụ đưa về để trại sắp xếp cho anh ta làm Trật Tự Thi Đua trại cải tạo Hà Tây. Thông thường thì việc di chuyển tù từ trại nọ đến trại kia, Việt cộng thường dùng xe môlôtôva của Liên Xô hoặc xe tải của Trung cộng, bắt tù đi bộ hoặc đi bằng xe trâu, trường hợp đi bằng “ô tô con” là rất hiếm thấy.
Hai ngày sau, từ nhóm tự giác VŨ THÀNH AN về nhập đội cải thiện và văn nghệ ở buồng giam số 1.
Tình hình sinh hoạt chung, về mặt nội qui kỷ luật thì lúc này VC có chiều hướng nới lỏng không như cách đây một năm. Không còn cảnh truy lùng bắt bớ nấu nướng linh tinh, nói tiếng nước ngoài, ca hát nhạc vàng, làm cây Noen, vui đùa tụ tập đọc sớ táo quân hay hội họp nhau để hát xướng cầu nguyện. Bọn cai tù thì mặc kệ còn đám chó săn ăng ten cũng không lai vãng rình mò như trước.
Luồng gió mới thực sự đang xoay chiều. Nhiều tin vui cho tù dồn đến trại do các thân nhân thăm nuôi từ Miền Nam ra. Lúc này các phái đoàn Ân xá Quốc tế, Hồng Thập Tự Quốc Tế, các phái đoàn Công Giáo và Tin Lành của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới như Thụy Điển, Ba Lan, Tây Đức, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại, Úc, kể cả Liên Sô v.v ra vào tấp nập như đi chợ, đến trại tù quan sát. Thân phận người tù đang được xem như món hàng chiến lược sắp đem xuất khẩu. Người ta tin rằng sắp có nhũng cuộc trả giá để cho các tù nhân chính trị được thả ra và cho đi định cư ở nước ngoài.
Tù nhân đang chuẩn bị tinh thần, đua nhau học sinh ngữ và định hướ́ng cho mình một “đường binh” tương lai gần như trong tầm tay. Đối với những người chưa theo đạo, họ đang đắn đo giữa ngã ba đường để chọn cho mình một đức tin tôn giáo. Khi đội Tuyên úy ở Thanh Phong chưa chuyển về Hà Tây thì các anh em công giáo vẫn âm thầm truyền đạo và rửa tội lẫn cho nhau. Cao trào theo đạo xem như đang nở rộ như nấm gặp mưa, ai cũng đinh ninh sửa soạn ngày mai sẽ đi định cư ỏ Hoa Kỳ hay những nước tự do trên thế giới.
Tin tức từ khu F, biệt giam các tướng lãnh vượt ra khỏi bức tường ngăn là linh mục Phan Phát Huồn mớí bị đưa vào khu F cách ly khỏi đội Tuyên úy mấy hôm, ông đã cấp kỳ rửa tội cho 3 ông tướng theo đạo công giáo gồm các ông Lê Minh Đảo, Lê Văn Tư và Phan Đình Thứ tự Lam Son. Trong khi đó, các tướng khác như Nguyễn Hữu Có, Lê Trung Trự̣c, Lý Bá Hỷ đang tiếp xúc với mục sư Dương Kỳ để xin theo đạo Tin Lành. Còn ở khu giam bên ngoài thì có Đại tá Dương Quang Tiếp Cảnh sát Quốc gia, Đại tá Phùng Ngọc Ẩn Không Quân cũng vừa gia nhập vào đại gia đình công giáo…
Nếu nói rằng đây là Ơn Thiên Triệu hay nói cách khác là Ơn Thiêng Liêng từ trời thì cũng chỉ đúng nửa phần vì cũng có kẻ cơ hội chủ nghĩa xin vô đạo không phải vì Chúa mà là vì một dụng ý khác đầy tính toán.
Nhũng tên ăng ten chó săn khét tiếng tại Hà Tây như Đỗ Công Thành, Phạm Thái bây giờ bị co cụm lại với nhau và run sợ bị trả thù. Chúng báo cáo và xin cai tù bảo vệ nhưng dường như không được đáp ứng. Chúng đã bị vắt chanh bỏ vỏ và đang bị bỏ rơi gần như tuyệt vọng. Không những thế, bọn cai tù còn thẳng thừng trả lời với bọn ăng ten rằng chuyện của các anh thì các anh phải tự lo lấy. Còn những loại làm ăng ten nửa kín nửa hở thì đang rụt vòi trốn tránh.
Nhũng trận đòn đánh ăng ten vừa diễn ra hôm qua là tấm gương trước mắt . Vừa đóng cửa buồng thì đội trưởng Phạm Thái đã bị nhóm Thành Đỏ cắt dây điện và trùm chăn bề hội đồng. Phạm Thái phải đưa sang buồng giam khác vì sợ mất mạng.
Trước nguy cơ này VŨ THÀNH AN rất lo sơ,̣ không dám gặp ai, không dám đi ra ngoài một mình, sợ nhất là hai nhóm tù biệt kích Yên Bái là thành phần còn sống sót trong những cuộc nhảy dù ra Bắc trước 1975 và nhóm Mỹ Phước Tây. Sau cùng VTA đã tìm cách thoái thác không dám nhận làm Trật Tự Thi Đua nữa và xin về buồng 1 ở đội Cải Thiện và Văn Nghệ lân la làm quen và xin cầu cứu các anh em tù Công Giáo che chở. Đây là dịp VŨ THÀNH AN xin theo đạo.
Đêm 19 tháng 3 năm 1981, VŨ THÀNH AN được anh em tù “rửa tội chui ” tại Buồng giam số 1 trại cải tạo Hà Tây.
Đêm nay máy điện bị hư, những ngọn đèn dầu tù mù không nhìn rõ mặt người chỉ vừa đủ ánh sáng để khỏi va chạm vào nhau. Tại một góc sàn trên, một nhóm tù Công giáo đang tụm đầu vào nhau cầu nguyện và làm lễ rửa tội cho VŨ THÀNH AN. Tham dự hôm ấy có các tù nhân thuộc buồng giam số1 gồm các ông Nguyễn Văn Mân, ông Trần Cảnh Chung, ông Nguyễn Lý Tưởng, ông Nguyễn Văn Độ, ông Huỷnh Văn Trứ, ông Nguyễn Thành Tiên, ông Vũ Công Định, ông Trần Khắc Khoan, ông Nguyễn Vạn Hùng …Riêng ông Định là không thuộc Công Giáo.
VŨ THÀNH AN hôm nay ngoan ngoãn như một con chiên hiền lành và chọn tên thánh của mình là :
JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN
Ông Nguyễn Văn Mân, người lớn tuổi nhất nhận cầm đầu . Người đổ nước trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc kinh rửa tội là ông Nguyễn Thành Tiên.
Ông Nguyễn Thành Tiên, một người hiền lành như đất, cả trại tù ai cũng mến. Những anh em trong buồng bị mắc bệnh lao ai cũng tránh xa thì ông lại đến làm thân với họ, truyện trò, ăn uống và hút chung ống điếu với họ và không sợ lây lan. Ông đi tu sắp được làm linh mục thì xin về vì gia đình hiếm hoi. Trước năm 1975 ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Khánh Hoả có hai người con trai tu Dòng Châu Sơn Nha Trang và một người con gái là Dì Phước..
Sau vụ rử̉a tội cho VŨ THÀNH AN ông kể lại cảm nghĩ của ông như sau:
” Nước Trời chẳng đóng cửa ai. Khi có người lầm lỗi trở về thì cả thiên đàng mở hội. Tôi thú thật rằng khi đổ nước trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc câu
” Ego te baptizo in nomine Patris et Filii et Spiritu Santi ”
bất giác tôi nghĩ đến cố Đại Tá SƠN THƯƠNG nên trong lòng tôi không được vui.”
Thương thay, chẳng bao lâu sau, ông Nguyễn Thành Tiên người rửa tội cho VTA đã qua đời tại Hà Tây khi đang lao động cuốc đất lúc 10 giò 30 sángngày 25 tháng 2 năm 1982.
Từ sau khi theo đạo Chúa, VŨ THÀNH AN tạm kể như an lòng vì được nấp trong cái pháo đài của một số anh em công giáo. Thế nhưng dưới cái nhìn hoài nghi của nhiều tín hữu khác, VTA đáng sợ hơn Việt cộng. Có người thắc mắc tại sao VTA lại có đến 3 tên thánh? Khi qua đời đọc kinh sẽ rắc rối. Chẳng hạn “chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn Gioan, Maria và Têrexa VTA được lên chốn nghỉ ngơi …!” Tuy vậy những tù nhân trong trại Hà Tây nói chung, vẫn coi VŨ THÀNH AN là một đối tượng nguy hiểm cần phải đề phòng.
Ngày 18 tháng 3 năm 1983, VŨ THÀNH AN được chuyển về trại tù Nam Hà.
An được đưa vào đội Văn nghệ của Phạm Kim Quy, cựu Đại tá Cảnh sát Quốc gia cũng ở tại buồng 1 cho tới ngày ra tù. Trại Nam Hà lúc đó cũng sôi động về khí thế diệt ăng ten, tại đây có đội 20 quy tụ những thành phần “phục quốc” rất trẻ từ Miền Nam.
VŨ THÀNH AN ở tù đúng 9 năm 6 tháng 17 ngày. Được tha ra khỏi trại ngày 12 tháng 1 năm 1985. Đợt tha này phần đông là những tù nhân có máu mặt hoặc thuộc loại con nhà giầu. Chỉ cần gọi gia đình đem một cây vàng( 1 lạng vàng) ra đặt cọc, nộp cho Việt cộng ở Hà nội rồi về chờ lệnh tha mà không cần xét hồ sơ ác ôn hay nợ máu. Khi được tha về sẽ có người đến tận nhà thu số tiền còn lại (4 lạng vàng nữa). Đây là đợt tháo khoán cuối cùng cho bọn tham nhũng Hà Nội vơ vét tài sản của tù cải tạo nếu muốn được về với gia đình sớm hơn người khác . Khiếu Thiện Kế (nghị sĩ) là kẻ mánh mung móc nối làm ăn trong vụ này vì y có người chị ruột rất có thế lực tại Hà Nội. Con gái bà này là một nữ minh tinh điện ảnh Việt cộng và là con dâu của Lê Duẫn.
Được tha cùng ngày với VŨ THÀNH AN có giám sát viên Đào Thanh Quế em rể Bộ trưởng Canh nông Tôn Thất Trình, đại úy ĐPQ Ngô Xuân Thu dân biểu Pleiku, trung tá Vũ Công Định Thiết Giáp, và 62 viên chức khác. Đa số là khách hàng của Khiếu Thiện Kế.
Về chuyện đời tư, VŨ THÀNH AN dường như chưa hề hé lộ với ai và cũng chẳng ai thèm đề cập đến. Tại Hà Tây có một lần được gọi ra thăm nuôi. Một người đàn bà dắt đứa con trai từ Sàigòn đến thăm rồi từ đó không bao giờ gặp lại nũa. VŨ THÀNH AN có người chị ruột tên Liên làm công cho một bà có chồng lính Mỹ có 3 đứa con lai. Bà này có 2 tiệm photocopy ở ngã tư Bảy Hiền và trên đường Lý Thái Tổ Sàigòn.
VŨ THÀNH AN từ chối chương trình HO-8 để đi theo gia đình con lai này vào năm 1990 và phải ở lại Phi Luật Tân nửa năm sau mới được vào Hoa Kỳ tức là năm 1991 và hiện nay định cư tại Portland , Oregon.
Sang Hoa Kỳ, đội lốt thần linh, trốn vào nhà thờ.
Ai cũng biết VTA là một nhân vật rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ vì ông là một nhạc sĩ tên tuổi, một cựu tù nhân chính trị và hiện là một phó tế của giáo hội công giáo La Mã – địa phận Portland, Oregon – hơn nữa ông là giám đốc chương trình Bát Gạo cho các cụ già ở Việt Nam, có nhiều cơ sở hoạt động không những ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, có nhiều cơ sở và tài sản ở Việt Nam, có biệt thự mua cho các cụ già ở thành phố nghỉ mát Đà Lạt v.v. Ngay tại thành phố Houston Texas, ông có nhà để cho vợ chồng Trung sĩ Quẩn trông nom và cho thuê. Ông có cung nô bộc tốt cho nên không cần thuê mướn tà lọt để phục dịch và hầu hạ. Những cuộc quyên tiền nào cũng có vợ chồng Trung sĩ này “đeo bám ăn theo” vì lao tư lưỡng lợi. Ngoài biệt tài chiêu dụ đồng hương quyên góp tiền bạc dưới mọi hình thức, từ tổ chức văn nghệ gây quỹ tại các nhà hàng đến việc đi xin tiền các giáo hữu, các tín đồ tại các nhà thờ, họ đạo, các chùa chiền thánh thất, ông còn kinh doanh buôn bán dưới danh nghĩa Têrêxa Charity, thậm chí còn bán cả thẻ điện thoại và các loại thuốc dược thảo tăng cường sinh lý cho đàn ông và phụ nữ. Ai dám cả gan mà chọc tức VŨ THÀNH AN thì không chết cũng bị thương, chớ xem thường mà toi mạng !
Bây giờ VTA vững như bàn thạch, tiền tài, danh vọng dư thừa, còn sợ gì ai nữa! Vừa ngồi đếm tiền đô la, vừa ca hát ” Xóa hận thù đi thôi. Hãy mở lời tha thứ..” Miệng lưỡi y hệt như Vẹm, giết người xong còn muốn người chết phải lên tiếng. Thật là thâm ác!
VŨ THÀNH AN ngoài bảy bó, các bạn đồng tù với ông hôm nay cũng bằng hay hơn tuổi ông, có những người đã quá cố, có những người còn sống già nua tóc bạc răng long, mắt mờ tai điếc, kệ mặc thiên hạ sự, ai làm gì mặc nấy, không thiết tha với chuyện đời quanh mình. Nhưng thưa ông AN, chuyện đâu còn đó, người sống có thể tha thứ cho ông nhưng đối với người đã chết thì hồn oan của họ vẫn còn đeo đẳng và không bỏ qua những tội ác của ông.
Tù hơn tháng nay, hầu như ngày nào cũng có e-mail đăng tấm hình của ông và bài viết của tác giả Trần Trung Chính với nhiều ý kiến không mấy thuận lợi cho VTA. Dường như có sự thôi thúc thiêng liêng nào đó của người đã khuất. Và xem trên TV hình ảnh ông VŨ THÀNH AN mặc tu phục y hệt như mấy linh mục, áo đen cổ cồn trang trọng làm nhiều người tưởng lầm ông là những bậc tu hành thật sự. Ông đã bị chê bai và mất cảm tình vì ông là một kẻ ngạo mạn. Ông nên phân biệt tu phục và lễ phục. Lễ phục ông mặc trong nhà thờ như các cậu giúp lễ chứ không được mặc đi chơi ngoài phố. “Bay nâng mình lên thì Ta sẽ hạ bay xuống”. Đó là lời Chúa.
VŨ THÀNH AN muốn trở thành tên cộng sản quốc tế : POPLOV !
Trong một tài liệu viết tay, nghị sĩ Trần tấn Toan là người ở cùng trại Phú Sơn 4 nhưng không ở cùng đội cùng buồng với VTA, ông Toan có những nhận xét như sau : (trích nguyên văn)
” Tôi không là “nạn nhân” cũng không quen thân ông AN. Nhũng điều tôi biết về ông không do liên hệ cá nhân giữa ông với tôi mà có, nhưng do tôi quen lắng nghe, quan sát và suy nghĩ về nhũng điều xảy ra quanh mình, trong đó có trường hợp VTA.
Ông AN ở tù 10 năm, chuyển qua 5 trại (Long Thành, Phú Sơn 4, Thanh Phong, Hà Tây, Nam Hà). Ở Long Thành, ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua, ở Phú Sơn 4 ông là đội trưởng lao động sản xuất và một đôi lần được trại giao cho đặc trách dàn dựng chương trình văn nghệ ca nhạc kịch. Chính ỏ hai nơi này, từ 1975 đến 1979, mà những hành động của ông đã di lụy cho ông tới bây giờ.
Hoạt động nổi bật của ông ở Long Thành là sáng tác các ca khúc chính trị. Chẳng phải một mình ông AN viết ca khúc chính trị nhưng vì ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua nên cai tù chọn nhũng bài của ông bắt anh em toàn trại tập hát. Mỗi lần hát ai cũng tức anh ách. Ông AN và nhũng lời hát chính trị của ông trở nên đề tài đàm tiếu trong anh em từ đó.
Ra Bắc, tới Phú Sơn 4 (PS4) ông AN làm đội trưởng lao động. Trại PS4 kỷ luật khắt khe, lao động khổ cực, công an luôn luôn gây sức ép, anh em mệt mỏi thể xác, mệt mỏi tinh thần, mỗi giây phút thư dãn đều quý như vàng mà cũng hiếm như vàng. Ông AN thì có một niềm tin vào Xã Hội Chủ Nghĩa đã trở thành một thứ “Thép Đã Tôi Thế Đấy” ở Phú Sơn 4. Ông tin tưởng chấp nhận và tuân hành triệt để kỷ luật và nội quy của trại vốn đã sẵn hà khắc. Hình như ông cho rằng đó thực là chìa khóa của giải phóng và tiến bộ. Tôi không cùng đội vói ông nhưng hồi đó có dịp quan sát ông lâu dài ở một tầm gần, thấy ông giống như tên Paplov (!) bị mờ mắt vì cái hào nhoáng gỉa tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học, triệt để dấn thân xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Như ở trên đã viết, không phải chỉ có một mình ông AN mà cũng có nhiều anh em khác rơi vào tình trạng “giác ngộ” chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên ông AN “nổi” nhất có lẽ vì ông thâm tín hơn nhũng người khác. Lại cũng vì ông là đội trưởng nên việc ông khắc nghiệt với bản thân mình đã ảnh hưởng bất lợi đến đời sống anh em đồng đội vốn đã sẵn cực khổ . Do đó ông bị nhiều nguòi oán hận phê phán…”
Tội ác VTA ?
Nguyên nhân nào khiến Đại tá SƠN THƯƠNG tự vẫn ?
Bài báo ANTENNA và CON NGƯỜI của tác giả Trần Trung Chính viết về VŨ THÀNH AN làm ăng ten ỏ trại tù Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái ( Lạng Sơn ) có liên quan tới cái chết của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG đã đăng trên các báo SÀIGÒN NHỎ của Bà Hoàng Dược Thảo cũng như báo DÂN VIỆT của Bà Đoan Trang năm 1995 và 1996, sau đó đã được sao chép lại và phát tán khắp nơi gây xôn xao dư luận một thời trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Người ta không ngờ một nhạc sĩ tên tuổi có tước vị phó tế như VŨ THÀNH AN hôm nay lại đốn mạt hèn hạ đến thế !
Dù đúng hay sai, VŨ THÀNH AN vẫn là “bị cáo” trên dư luận và bị mang tiếng trong vụ tự vẫn của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG.
Ông SƠN THƯƠNG được xem là người hùng sát Cộng của QLVNCH. Năm 1953, ông đã mang lon Thiếu Úy và có huy chương cao quý nhất từ Quân Đội Pháp. Chuyển sang Quân Đội Việt Nam ông được ưu tiên gửi vào Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt học bổ túc sĩ quan năm 1954. Ông là người Miên quê quán Trà Vinh. Khoảng đầu thập niên1960, ông chỉ huy đại đội Biệt Động Quân vẫy vùng ở Khu Chiến Thuật Tiền Giang, đánh đâu thắng đó. Lúc nào ông cũng đeo cái nanh heo rừng và lá bùa hộ mệnh trên cổ theo phong tục của người Miên. Sau chiến thắng Ấp Bắc1 năm 1961, ông được thăng cấp đại úy và làm Tiểu Đoàn Truỏng BĐQ biệt phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tiểu Đoàn “Sơn Thương” được trang bị súng AR14 – AR15 cùng lúc với Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy thiết đội xe tăng lội nuóc M113 và với đội trực thăng H21 của không quân thực hiện nhũng cuộc hành quân “Lùng và Diệt” thống thuộc SĐ7BB để trác nghiệm khả năng tác chiến. Năm 1964, ông SƠN THƯƠNG nổi tiếng với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia – Thạch Trụ. Danh hiệu tiểu đoàn Sơn Thương đã một thời đối phương run sợ. Sau đó ông được đổi về làm Tiểu Khu Phó Tiêủ Khu Vĩnh Bình và chức vụ sau cùng là Giám Đốc Nha Miên Vụ thuộc Bộ Phát Triển Sắc Tộc. Dù ở cương vị nào, ông cũng khiêm nhường, sống hài hoà vói tất cả mọi người.
Một cái may đến với VŨ THÀNH AN, ông AN phải cám ơn Linh Mục Nguyễn Hũu Lễ đã vô tình cứu ông trong thời gian này vì đem sự kiện BÙI ĐÌNH THI ra toà tước quyền tỵ nạn và trục xuất về Việt Nam vì y làm ăng ten tay sai cho Việt cộng, y đã sát hại Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn trong trại tù Thanh Cẩm.
Vụ này được đồng hương chú ý hơn nên câu chuyện Antenna VŨ THÀNH AN còn treo lơ lửng như cái thòng lọng tại đó.
Bùi Đình Thi đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, trả về Việt Nam thì Việt cộng không nhận nên bị đưa đến một hòn đảo nào đó và y đã chết. LM Nguyễn Hửu Lễ đã viết cuốn Hồi Ký TÔI PHẢI SỐNG dầy 650 trang, mấy chục ngàn cuốn bán chạy như tôm tươi nhờ bức ảnh ông đứng chụp chung với vợ chồng Bùi Đình Thi ở Westminster California ngày 9-̣9-̣1996.
Ai biết rõ vụ tự vẫn của Đại Tá SƠN THƯƠNG ở trại Phú Sơn 4 ?
Theo như các tài liệu ghi nhận thì khi xảy ra vụ tự vẫn của ông Sơn Thương, trong trại Phú Son 4 vẫn còn 200 tù nhân chính trị trong đó có 22 linh mục và một số viên chức chính quyền và quân đội được biết sau đây:
Các qúy ông : Ông Trần Huỳnh Thanh Phủ Tổng Thống, Trung tá Nguyễn Lô Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 7 ND, Thiếu Tá Văn Hiệp Vân Trưởng F Cần Thơ, Dân biểu Bác Sĩ Trần Cao Để Vũng Tàu, Dân biểu Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cử, Dân biểu Trương Vi Trí, Nghị sĩ Nguyễn Khoa Phước bào đệ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Nghị sĩ Trần Tấn Toan, Nghị sĩ Khiếu Thiện Kế, Thiếu tá Trần Văn Hên khóa 19 VBQGVN, ông Nguyễn Bá Lộc Thanh Tra Kinh Tế Vùng 4 VNCH, ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngọai Giao VNCH, ông Đỗ Duy Chí Bộ Kinh Tế VNCH, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm… và còn nhiều quý ông đã một thời ở trại Phú Sơn 4 mà chúng tôi không biết tên.
Năm 1982, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngoại Giao VNCH ở Hà Tây. Ông Diễm nói chính ông là người cho Đại tá Sơn Thương mượn tiền lưu ký để mua khoai mì. Ông Sơn Thương bị làm nhục nên đã uống 20 viên Chloroquine tự tử. Ông đã gục ngã tại sân tập họp đi lao động và được anh em khiêng xuống bệnh xá. Lúc chết trong túi áo ông có bức thư tuyệt mạng.
Năm 1988, một nhân chứng nữa là ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, con trai của cụ Thẩm Phán Nguyễn Mạnh Nhụ, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn đã lấy bóng đèn ra thề sống chết trước mặt vị Hoà Thượng và tôi tại ngôi chùa ở đường Trương Minh Giảng Sài Gòn rằng Đại Tá Sơn Thương đã chết vì Anten VŨ THÀNH AN. Hôm gặp tôi, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm mới ở tù ra và đang đi bán ô mai cam thảo kiếm tiền nuôi gia đình.
Vấn đề Antenna VŨ THÀNH AN và vụ tự vẫn của ĐT Sơn Thương cho đến nay vẫn chưa ai làm sáng tỏ . Trong THƯ NGỎ của VŨ THÀNH AN tung ra để chống đỡ dư luận thì ông AN cố bám víu vào ông Toan : “Nguyên Thượng nghị sĩ Trần Tấn Toan, người đã chúng kiến cái chết của Đại Tá Son Thương vì đã ở cùng đội cùng phòng vói ông Sơn Thương lúc đó.” Điều này ông Toan đã nói ở đoạn trên ông Toan phủ nhận ông không ở chung đội chung buồng vói ông Sơn Thương.
Đọc kỹ bài viết 18 trang của ông Toan, có một thắc mắc lớn của người đọc là không hiểu ông Toan ở đội nào trong trại Phú Sơn 4 ? Ông Toan cũng không nói buồng trưởng, đội trưởng của ông Sơn Thương là ai? Trong suốt bài viết của ông Toan không hề đề cập đến yếu tố mà mọi người cần biết đó là cái nguyên nhân nào đã khiến ông Sơn Thương phẫn uất mà chết.
Ông Trần Tấn Toan là người Công Giáo và sinh hoạt chung ở cùng đội văn nghệ trại Nam Hà trong những tháng cuối cùng trước khi VŨ THÀNH AN xuất trại cho nên ông Toan cũng có phần nào tình cảm dành cho AN, ông đã kết luận bài viết có tính cách bỏ ngỏ như để làm vui lòng một người bạn : (trích nguyên văn)
“Ai muốn kiểm chứng việc ông AN không liên can gì đến vụ tự̣ vẫn của ông SƠN THƯƠNG thì tôi xin giói thiệu tìm hỏi hai người mà phẩm cách cá nhân và tư cách nhân chứng rất đáng tin cậy. Người thứ nhất là ông Nguyễn Ngọc Diễm….Âu Châu Sụ Vụ Bộ Ngoại Giao qua Mỹ năm 1991 ở tiểu bang Miền đông không rõ địa chỉ và người thứ hai là ông Đỗ Duy Chí … hiện nay là Eligibility Technician tại Santa Ana, California…”
Ông Toan viết tiếp
” Về vụ tự̣ vẫn của Đại Tá SƠN THƯƠNG, tôi hy vọng rằng sẽ có lúc một anh em nào ở ” đội 4 xây cất ” Phú Sơn 4 nêu ra để bạch hóa vấn đề trước công luận…”
……………
Vài lời chia sẻ với ông AN :
Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra. Bàn tay con người không thể che nổi ánh sáng mặt trời. Tiếng lành đồn xa… và câu chuyện của ông từ Nam ra Bắc, từ Long Thành đến Phú Sơn 4, ngay cả các bà mẹ, bà vợ của các anh em tù nhân chính trị, thân cò lặn lội nuôi chồng nuôi con, hầu như cả nước đều biết.
Những tháng đầu ở trại Long Thành đã có nhiều người say nắng đưa xuống bệnh xá trong số đó có một người chết ở khối tình báo vì những sản phẩm trí tuệ quái đản giết người của ông VTA đẻ ra để ca tụng bọn Việt gian cộng sản. Trời nắng chang chang, nóng tháng tám cháy da người, 4000 người tù là những viên chức mà bọn VC gán cho cái tên “ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu” phải ngày ngày riu ríu ra sân ngồi xổm, không một mảnh nón che đầu, mồ hôi nhễ nhại, vừa vỗ tay vừa hát những bài ca do ông sáng tác và chỉ đạo theo điệu “Son Đố Mì “.
” Toàn dân vui mừng, mừng người trai thanh niên bộ đội, mừng miền nam hôm nay ta giải phóng… Trồng khoai trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người, trồng niềm tin cho con tim đổi mới…” và cùng với những sản phẩm dị hợm khác ca tụng dao găm, lựu đạn, mã tấu, súng trường AKA chẳng kém những loại nhạc không tên của ông, nếu nói về số lượng.
Tại Phú Sơn 4, ông đã quì gối giang tay kính cẩn cúi đầu lên giọng ca tụng công ơn trời biển của “bác đảng”, đã thi ân cho ông được tái sinh lại kiếp người. Ông có biết nhục và hổ thẹn khi nó đã trở thành bia miệng ngàn đời sao !
Miền Nam bị giặc phương Bắc xâm chiếm bằng súng đạn của Nga-Tàu và chúng ta đã bị bạn bè Đồng Minh bỏ rơi, hàng trăm ngàn quân dân cán chính và nhân dân miền Nam đã chịu chung số phận chết chóc tù đày, gia đình ly tán, nước mất nhà tan. Hoàn cảnh thất thế phải xử thế theo tình huống nhưng vẫn bảo toàn phẩm cách, không tự giết chết danh dự của mình. Tôi kể lại một mẩu chuyện ở Hà Tây mà đích thân tôi chứng kiến cho ông nghe:
Sáng sớm vừa mở cửa khu, tù nhân Vĩnh Thái đội nhà bếp vừa đẩy xe nước uống tới cổng để phát cho tù trước khi đi lao động thì một nữ cán bộ VC cũng xuất hiện đội trên đầu một thúng thịt lợn chết đem rao bán cho tù. Nhìn những miếng thịt thâm tái của con lợn chết đêm qua, ông Nguyễn Văn Độ, thiếu tá Cảnh sát Đặc biệt lên tiếng :
-” Này cán bộ ơi ! Hôm nay thứ sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giê su chịu đóng đinh và chịu chết cho nên chúng tôi ăn chay kiêng thịt. Xin cán bộ thông cảm.”
Mụ cán bộ này bỗng tru mõm ra như một con chó dại :
-” A..a..a . Thế , thế cái thằng Giê su nó là ai mà các anh sợ nó thế ?”
Ông Nguyễn Văn Độ, có biệt danh là Độ Mù vì ông mang kính cận, đã thản nhiên tươi cười lấy tay chỉ lên trời và nói:
-” Ông ấy là ông Trời, làm ra Sấm Sét ! Trời sắp mưa rồi. Cán bộ nên về đi !”
Ngoài trời lấm tấm mưa nhưng không lấn át được độ hương nồng của Hoa Soan ngào ngạt trong tuần Phục Sinh năm ấy. Đấy là cách ứng xử cao thượng của người thất thế!
Về cái chết của cố Đại tá SƠN THƯƠNG, hiện nay ông VTA vẫn là bị cáo dù chỉ là dư luận nhưng nó vẫn còn âm ỉ như một đống than. Chỉ một làn gió nhẹ sẽ bùng lên. Ông AN có nghĩ rằng nó sẽ trở thành một vụ án Bùi Đình Thi thứ 2 ? Ở một xứ tự do công bằng và dân chủ như Hoa Kỳ thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai …
Tôi có lời khuyên cuối cùng cho ông sau đây :
Thứ 1. Nên công khai thú nhận những việc đã làm “Mea Culpa ! Mea Culpa” và cúi đầu xin tha thứ như ông đã từng quỳ gối giang tay trước bọn cai tù.
Thứ 2. Đừng lớn tiếng kêu gọi “Xóa Bỏ Hận Thù” như một con nợ muốn quỵt nợ của người cho vay nợ. Đó là trái phép công bằng. Có 2 thứ tội của con người thấu tới trời xanh : Tội trái phép công bằng và tội giết người. “Xóa Bỏ Hận Thù” là chính sách của VC trong Nghị Quyết 36 nhằm lừa phỉnh nhuộm đỏ đồng bào hải ngoại.
Thứ 3. Muốn bạch hóa những lỗi lầm của ông ở trại Phú Sơn 4, muộn còn hơn không, ông nên thành thật viết ra trên giấy trắng mực đen để giải tỏa những thành kiến hoặc ngộ nhận về ông. Ông nên tự bào chữa cho mình hơn là chờ đợi sự mời gọi nhân chứng theo ý kiến của nghị sĩ Trần Tấn Toan vì ông là một đội trưởng của trại Phú Sơn 4. Ông nhận biết vụ tự sát của cố Đại tá SƠN THƯƠNG như thế nào ? Nguyên nhân từ đâu gây ra? Theo ông thì ai là người chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm oan nghiệt này nếu người đó không phải là ông.
Hy vọng lời nói của ông sẽ có sức thuyết phục và được mọi người lắng nghe nhất là những người thân, vợ con, anh em và đồng đội của cố ĐT Sơn Thương.
PHẠM LIỄN

HOME

Categories
6 - Trang lượm lặt

Cô gái gốc Việt ngủ nhờ ở sân bay để học thành phi công


337054834_754511159574403_4445094049308879527_n

Nhiều lần đến trung tâm bay ở Atlanta để dạy, Anh Thư bị nhân viên an ninh chặn lại, vì không tin cô gái gốc Á này là phi công.

“Hoàng hôn giữa không trung này là một trong những lý do trở thành phi công”, Nguyễn Anh Thư đăng một bức ảnh ráng chiều vàng ruộm bên cửa kính buồng lái lên trang cá nhân hôm 22/10. Là giảng viên dạy bay 2 năm và có kinh nghiệm hàng nghìn giờ bay, Thư vẫn thấy mình như một đứa trẻ, mắt sáng ngời khi nhìn thấy máy bay.

Thư đang dạy bay tại Atlanta, Georgia, Mỹ, đồng thời làm nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hàng không – Vũ trụ tại Học viện công nghệ Georgia. Cô cũng đang thực hiện ước mơ lớn hơn: một mình bay vòng quanh thế giới.
Anh Thư sinh ra trong một ngôi làng không có điện ở Xuân Hòa, Tuy Hòa, Phú Yên. Thời thơ ấu, niềm vui nhất trong ngày của cô bé là cùng các bạn ngước lên bầu trời nhìn những chiếc máy bay ngang qua, lắng nghe tiếng động cơ ù ù, đôi lúc cô còn chạy trên những cánh đồng chỉ để nhìn máy bay lâu hơn.
Năm Thư 12 tuổi, gia đình tới Mỹ, định cư ở bang Indiana. Như đa phần người nhập cư, cha mẹ cô phải vật lộn về tài chính và văn hóa ở đất nước mới, song họ luôn đặt giáo dục cho con cái lên đầu.
Anh Thư vốn học giỏi từ ngày ở Việt Nam. Những năm trung học phổ thông tại Mỹ, tiếng Anh kém nên Thư bị cô lập, không bạn bè. Bù lại, cô học rất giỏi Toán. “Tôi học đam mê suốt ngày đêm. Là người nhập cư, tôi thấy mình phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình và luôn muốn làm cho cha mẹ tự hào”, Thư nói.
Cô đã tốt nghiệp cấp 3 với điểm số đứng đầu trong tổng số 1.500 học sinh của trường và sau đó giành học bổng toàn phần ngành Toán, tại Đại học Purdue, Indiana.
Kịch bản này không hiếm với những người nhập cư Mỹ, rằng học rất giỏi, đứng đầu, giành học bổng. Nhưng với Anh Thư, ước vọng không dừng lại đó.
“Tôi nói với ba ước mơ làm phi công năm 16 tuổi. Ba phản đối”, cô kể. Đây là điều dễ hiểu, bởi ông vẫn nghĩ con là cô gái da vàng nhỏ bé, trường y là đích đến chứ không phải học viện không quân.
“Năm 18 tuổi, tôi nghĩ mình đang ở Mỹ, có thể làm gì mình muốn mà không cần phải răm rắp nghe theo cha mẹ”, cô nhớ lại.
Anh Thư tham gia các bài học bay bất cứ khi nào có đủ khả năng tài chính. Song song, cô vẫn tốt nghiệp đại học, lọt top 10 cử nhân xuất sắc của lớp và sau này học tiếp thạc sĩ về ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ.
“Khi còn là sinh viên, cứ một giờ học bay tôi phải làm gia sư toán trong 20 giờ mới đủ tiền trả”, Thư kể. Trong khi, để học bay một bằng cơ bản nhất thì phải bay khoảng 60 giờ. Mỗi điều kiện thời tiết, mỗi một loại máy bay cần bằng khác nhau. Anh Thư đã có hơn 10 loại bằng như thế.
Lần đầu tiên bay solo (một mình không có thầy giáo), cô gái nhỏ bé lo âu nhưng “lồng ngực căng đầy hạnh phúc, cảm giác như mình đã chinh phục được bầu trời rồi. Mình sẽ thành phi công”. Dấu mốc quan trọng này cho Anh Thư chứng chỉ lái máy bay tư nhân, sau nhiều thời gian cố gắng, ngắt quãng.
Từ đây, con đường đi trong cô càng sáng tỏ. Cô đi làm đúng chuyên ngành hàng không vũ trụ để có tiền chi trả cho các khóa học phi công. Có thời điểm, không còn tiền, cô phải ngủ trong xe. Thầy giáo thấy cô tội nghiệp đã cho phép vào sân bay ngủ.
“Tôi không dám nói với ba mẹ vì sợ họ đau lòng. Tôi cũng sợ họ không cho phép theo hàng không. Cuộc sống đã quá khó khăn, họ không có điều kiện để giúp tôi”, cô chia sẻ. Tổng cộng, cô mất 12 năm từ ngày học chứng chỉ đầu tiên, cho đến khi trở thành một giảng viên bay.
Năm 2017, Anh Thư trở thành huấn luyện viên xuất sắc của Aircraft Owners and Pilots Association (Hiệp hội các chủ sở hữu và phi công máy bay), sau khi đào tạo cho hàng trăm phi công. Cô đồng thời cũng hoàn thành bằng lái máy bay thương mại cỡ lớn.
Nhưng, cô gái gốc Việt vẫn chưa dừng lại. Anh Thư đang chuẩn bị cho hành trình một mình bay vòng quanh thế giới.
Lý do chính của việc này xuất phát từ những trở ngại hàng ngày Anh Thư phải nhận. Cô là giảng viên nữ, người da vàng và nhập cư duy nhất bên cạnh hơn 10 giảng viên nam da trắng tại một trung tâm huấn luyện bay ở Atlanta. Sự hiện diện của cô vào sân bay năm 2019 “vẫn bị cho là nhầm lẫn và là cú sốc với nhiều người, kể cả nhân viên an ninh”.
“Nhiều lần, dù trên người đang mặc đồng phục phi công nhưng nhân viên an ninh từ chối cho tôi qua cổng. Tôi phải đưa các giấy tờ chứng minh thân phận”, Thư kể.
336795239_717630536813181_3989735980879094955_n
Với các học sinh cũng tương tự. Lần đầu nhìn thấy cô, họ không vui. “Zach M, một sinh viên ban đầu không ưng khi thấy tôi, nhưng sau buổi bay cậu ấy nói ‘Bạn là một trong số ít người hướng dẫn tốt nhất tôi từng có'”, Thư chia sẻ thêm.
Chỉ hơn 5% phi công trên toàn thế giới là nữ, theo Forbes năm 2018. Tính đến nay mới có 8 phụ nữ hoàn thành chuyến bay toàn cầu. Nguyễn Anh Thư hy vọng mình trở thành người thứ 9 và là người gốc Việt đầu tiên.
Chuyến bay sẽ cần khoảng một triệu đôla, đi qua 4 lục địa, đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ bằng chiếc máy bay nhỏ bé một động cơ. Thư cũng sẽ đến Việt Nam và trở về quê hương Tuy Hòa trong hành trình này. Cô đang vận động kinh phí, chuẩn bị hậu cần, thị thực và giấy phép trên các lãnh thổ bay qua.
Anh Thư gọi đây là chuyến bay cho mọi cô gái, bởi sâu thẳm trong cô là cô gái nông thôn giản dị ở Phú Yên, nuôi giấc mơ lớn.

Phan Dương

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

Cuộc Đầu Độc Vĩ Đại Ở Việt Nam


unnamed - 2023-02-22T212335.486Khắp Việt Nam, người dân đang sống với thực phẩm bẩn và thực phẩm tẩm thuốc độc hàng ngày! (Tiền Phong)

Từ bao nhiêu năm nay rồi, quê tôi có những chuyến xe đêm đi thành phố khởi hành lúc một giờ sáng, đến Sài Gòn lúc năm giờ. Có hai loại hành khách thường phải đi xe khuya như vậy: Một là người đi làm thuê và hai là người đi khám bệnh. Đến Sài Gòn lúc năm giờ sáng, người làm thuê kịp giờ đến xí nghiệp và người đi khám kịp vào bệnh viện “bắt số” để xếp hàng. Hành khách đi khám bệnh thường quen nhà xe và quen biết nhau vì họ đi lên đi xuống Sài Gòn tái khám từ năm này qua tháng nọ.

Trên xe, họ trò chuyện thân thiết, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình cũng như bệnh tình của nhau, và thường nhắc đến những người bệnh vắng mặt. Cứ dăm ba chuyến xe không gặp thì hiểu là người ấy đã “về nhà” rồi, có nghĩa là về trên chuyến xe chở xác của bệnh viện. Đa số người bệnh trên những chuyến xe khuya ấy đều bệnh ung thư. Quê tôi bệnh ung thư nhiều vô số, đến nỗi có ai đó bị bệnh phải đi Sài Gòn khám là mọi người nói như mặc định “lại ung thư rồi”.

unnamed - 2023-02-22T212515.262Một trong những địa chỉ quen thuộc ở Việt Nam, nơi mỗi năm có hơn 200,000 ca mắc mới; và khoảng 82,000 ca tử vong (NLĐ)
Ở cửa ngõ Sài Gòn hướng miền Tây có Bệnh viện Triều An, gần như đó là bệnh viện dành cho người miền Tây và dành cho bệnh nhân ung thư. Lúc ông Trầm Bê còn đương thời, ông đã dành một khoản từ thiện tài trợ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân nghèo bệnh nặng được miễn giảm viện phí ở Triều An.

Con sông quê đã hết hiền hòa

Đa số bệnh nhân ung thư ở quê tôi là nông dân. Trong văn chương nghệ thuật, hình ảnh con sông quê luôn đẹp đẽ hiền hòa. Giờ khác rồi, những con sông quê miền Tây vẫn đẹp mà không hiền chút nào. Tất cả ô nhiễm tới nỗi không ai dám tắm sông nữa. Hình ảnh trẻ con bơi đùa trên sông là xưa rồi. Chúng biết sông rất dơ, hễ xuống sông tắm là sẽ bị ngứa, ghẻ lở, nhiễm độc.

Thành phố có công ty vệ sinh đô thị thu gom rác, chứ nông thôn làm gì có, bao nhiêu rác người dân đều thải xuống sông. Cống rãnh đều dẫn ra sông mà không bao giờ và không ai nghĩ đến chuyện xử lý nước thải. Chợ nông thôn hầu hết đều ở ven sông, tan buổi chợ là tất cả rác rến lùa hết xuống sông. Cách đây mươi năm, hầu hết người dân nông thôn đều đi vệ sinh trên cầu cá, tức là đào cái ao nuôi cá tra, phía trên làm cầu tiêu để lấy phân nuôi cá. Tất nhiên là cái ao có đường cống thông ra sông rạch, có nước ra vô. Sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Chỉ thị 100 cấm cầu cá thì đỡ hơn, nhưng đây đó vùng quê vẫn còn.

unnamed - 2023-02-22T212640.542Sông ngòi miền Tây ô nhiễm kinh hoàng! (RFA)
Dù sao thì rác hữu cơ có dơ chút mà không độc. Những dòng sông quê nhiễm độc là bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những loại thuốc bảo vệ thực vật cực kỳ độc hại bón trên ruộng lúa, xong rồi xả hết ra sông. Miền Tây trồng lúa ba vụ một năm, đất không có thời gian hồi phục nên phải xài phân thuốc thật nhiều thì lúa mới trúng. Cứ nhìn những doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc nông nghiệp giàu lên như thế nào thì đủ biết người nông dân sản xuất lúa toàn bằng phân thuốc.

Khi được sử dụng xong, các chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bỏ lăn lóc bên bờ ruộng hoặc liệng hết xuống sông, hầu như không ai xử lý đúng cách cả. Chúng ta biết là thuốc sâu độc hại ra sao, thuốc diệt cỏ còn hơn vậy. Những người tự tử bằng thuốc sâu thì còn cứu được, chứ uống thuốc cỏ là bó tay luôn. Nông dân biết hết, nhưng họ tỉnh bơ, họ vẫn trữ thuốc độc trong nhà, trong nhà bếp, pha thuốc vào bình xịt xong vứt chai thuốc lăn lóc sau hè. Thậm chí mấy quán tạp hóa ở quê bán thuốc sâu, phân bón chung với thực phẩm luôn.

Mấy anh nông dân than với tôi là mỗi khi đi xịt thuốc về, họ “mắc bịnh” cả tuần chưa hết: Nhức đầu, mệt mỏi, nóng sốt, bải hoải chân tay… Đó chính là tình trạng nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhưng họ “quen” rồi, nếu khuyên họ mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và kính bảo vệ thì họ không bao giờ nghe, vì “vướng víu khó làm việc”, họ bảo vậy. Những bệnh nhân ung thư tương lai là đây chứ đâu.

Người nông dân đã hết thật thà

Đến nhà nông dân, bạn sẽ thấy họ trồng riêng một mảnh ruộng, một mảnh vườn “đồ nhà”, tức là không bón phân xịt thuốc, để dành riêng nhà họ ăn. Họ biết rõ bón phân xài thuốc là rất độc nhưng họ vẫn làm – để lúa có năng suất cao, rau cải xanh tốt – để bán cho người khác ăn. Riêng gia đình họ khôn hơn, chỉ ăn đồ nhà. Chưa hết, nếu ngày xưa mua gạo về để lâu trong khạp, bạn thấy có mọt. Giờ kiếm không ra con mọt nào đâu, gạo đều đã được xử lý chất bảo quản, để bao lâu cũng không mọt, không mốc. Còn rau cải, người đi chợ có xu hướng tìm rau cải có sâu để bảo đảm không bị xịt phân thuốc, nhưng làm gì tìm ra được. Rau xanh mướt, nhưng đem về nhà để tới chiều là bấy nhầy ra, ủng thối.

Nhà nông bây giờ khỏe re, nuôi heo không còn lo cám gạo rau muống và xắt chuối cây như ngày xưa. Tất cả heo gà vịt cá tôm đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chất tăng trọng. Đôi khi tôi nghĩ có phải vì thế mà con người cũng béo phì hơn xưa không, ăn thịt toàn chất tăng trọng cơ mà. Tôi có người bạn, con gái làm trang trại nuôi gà công nghiệp. Bạn nói, nó cho gà ăn toàn thuốc và thực phẩm công nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, mở đèn, mở máy lạnh cho gà ăn suốt ngày đêm.

Chỉ 3 tuần lễ là con gà to 3-4 kg. Gà không thể đứng nổi, phải nằm ăn, vì xương không phát triển kịp đủ để nâng đỡ trọng lượng. “Bắt con gà lên sẽ thấy nó nặng trịch và thịt cứng ngắc, rất sợ” – bà bạn cho biết vậy. Gà nuôi bằng thuốc rất yếu, dễ chết, chỉ cần cúp điện tắt máy lạnh chừng vài mươi phút là gà ngã ra chết hết luôn. Họ còn nuôi thuốc cho gà đẻ trứng sai, trứng to và đẻ trứng hai tròng đỏ; nhưng con gà đẻ chỉ một, hai lứa là chết vì kiệt sức. Nếu như ở quê tôi không mấy ai ăn thịt gà công nghiệp thì cả Sài Gòn này đều ăn, nhất là các quán cơm gà bình dân bán cho công nhân và sinh viên. Gà vườn giá hai trăm ngàn trong khi gà công nghiệp chỉ khoảng bảy chục ngàn một ký, Người nghèo ăn đồ độc hại là điều đương nhiên rồi.

Người bán thực phẩm, những mụ phù thủy độc ác

Có lần tôi ra cảng cá, thấy cá từ tàu mang lên ướp nước đá nhão nhoét, tôi thắc mắc “Cá như này sao bán được?” Chủ vựa trả lời: Đây mới là cá tươi, bạn hàng mang cá về nhà sẽ “muối” hàn the và ure, hôm sau mang ra chợ thấy cứng sảng, tươi chong chớ mà ăn độc lắm á em.

Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm, là chất độc và lưu trữ vĩnh viễn trong cơ thể mà không bị đào thải qua bài tiết, nhưng người dân quê vẫn sử dụng để bảo quản thực phẩm, làm cho thức ăn tươi lâu, cứng giòn và dai. Chả lụa ướp hàn the sẽ dai ngon và để ngoài nhiệt độ thường hàng tuần lễ không bị hư. Hàn the ướp dưa chuột, dưa kiệu cho giòn, hàn the hay formol dùng trong sản xuất bún, bánh phở cho dai và để được lâu. Người ta còn dùng Tynopal là chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy để làm cho bún trắng sáng. Chập tối đi chợ chiều, tôi từng bắt gặp người bán rải từng vốc hàn the lên thớt thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi; sáng mai đem ra bán lại, bán hết thịt cũ mới bán tới thịt tươi, trong khi người nội trợ cứ nghĩ đi chợ sớm sẽ mua được thịt tươi ngon, tội nghiệp biết bao!

unnamed - 2023-02-22T212659.689Ngâm thịt thối để biến thành thịt tươi! (NLĐ)

Đi về vùng biển, tôi được bà con ngư dân chia sẻ một bí mật trong cách làm tôm khô. Tôm biển từ tàu đánh bắt xa bờ (đi ít nhất nửa tháng mới về) thì phải ướp để bảo quản. Cá có thể ướp nước đá, nhưng tôm tép thì không bởi tôm ướp nước đá sẽ bị đen đầu. Do đó, ngư dân phải muối tôm bằng hàn the để giữ được con tôm có màu tươi. Vậy là tôm khô biển rất độc hại, bạn chỉ nên ăn tôm biển từ những tàu đánh bắt gần bờ sáng đi chiều về mà thôi.

Cá khô cũng vậy. Bây giờ ra chợ hải sản khô người ta không thấy ruồi. Cả làng cá ven biển phơi cá lớp lớp trên giàn phơi bốc mùi tanh nồng cũng không thấy con ruồi nào đậu vào. Tại sao? Bạn bè miền biển cho tôi biết, gia đình họ tự phơi cá ăn chứ không bao giờ mua ở chợ, vì cá khô bây giờ đều được ngâm “thuốc ruồi”. Đó là một loại hóa chất diệt côn trùng mua từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia, chỉ cần ngâm cá vào hóa chất, treo lên giàn một đêm là cá khô bán được, không cần phơi nắng, không bị ruồi bu sinh dòi, làm “cá một nắng” bằng cách ngâm thuốc sẽ bảo quản lâu mà không cần đông lạnh gì cả.

Người ta cũng phát hiện nhà kinh doanh hải sản nhuộm ruốc bằng phẩm màu công nghiệp, đó là chất Rhodamine B dùng nhuộm vải, có thể gây ngộ độc cấp tính và gây ung thư. Vàng Ô (Auramine O) là tên thương mại của chất diarylmethane. Đây là chất màu tổng hợp, chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường. Thế nhưng người Việt dùng chất đó để nhuộm màu vàng cho măng và dưa cải! Và họ dùng oxyt đồng để nhuộm cho dưa chuột ngâm chua giữ được màu xanh tươi.

Ở Sài Gòn, dù thèm sầu riêng đến mấy tôi cũng không mua. Nhiều người giống như tôi vậy. Họ sợ sầu riêng ngâm thuốc. Con buôn đến từng vườn sầu riêng, bao mua hết vườn, trái non trái già gì họ cũng hái hết, rồi ngâm sầu riêng trong thùng hóa chất; vài hôm sau, sầu riêng chín đều, bán được hết. Những loại trái cây khác như táo, nhãn…, họ cũng ngâm hóa chất – gọi là thuốc phì, chỉ một đêm là táo nở to, trái trông rất ngon; long nhãn nở to đến nỗi nứt cả hạt ra.

Chợ Việt hàng Tàu

Khi tôi đi chợ mua rau củ, tôi chỉ mua hàng xấu, củ nhỏ đèo, màu ít tươi. Tôi nói KHÔNG với hàng Trung Quốc. Tất cả rau củ quả, gia vị như cà rốt, khoai tây, củ hành, tỏi, đường, bột ngọt… đều của Trung Quốc. Chợ Việt Nam toàn hàng Trung Quốc. Rau củ Trung Quốc củ to, màu tươi đẹp, bạn mua về để sáu tháng sau không hư hỏng. Và rất rẻ. Chính một chủ vựa hàng légume nói với tôi rằng, “hàng Trung Quốc vừa rẻ, vừa đẹp, để lâu không bị hư, thì chúng tôi (các nhà kinh doanh) tất nhiên là phải mua bán rồi”.

unnamed - 2023-02-22T212714.325Tại chợ Kim Biên, Sài Gòn, muốn mua hóa chất “bảo quản” gì cũng có. Tất cả đều là hàng Trung Quốc (TN)
Khi đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, tôi thấy bãi hoa quả Trung Quốc chuẩn bị đưa sang Việt Nam nồng nặc mùi hóa chất bảo quản. Mỗi thùng trái cây có một bịch hóa chất, bạn sẽ không bao giờ thấy nó bởi chủ vựa đã thủ tiêu mất trước khi bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, trái cây Trung Quốc không cần bảo quản lạnh vẫn giữ tươi nguyên mấy tháng liền. Dân buôn bán vùng biên giới gọi đó là hàng nóng. Thật bất công khi hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc phải là hàng lạnh, trái cây phải được bảo quản bằng xe container lạnh, trong khi hóa chất bảo quản của Trung Quốc bán sang Việt Nam đầy ắp ở chợ Kim Biên, Sài Gòn.

Trong khuôn khổ một bài viết, tôi không biết nói sao cho hết những nỗi khổ của người Việt Nam khi còng lưng làm lụng để rồi phải ăn toàn chất độc, sống trong môi trường nhiễm độc và chết sớm vì bệnh tật. Trung Quốc cung cấp thuốc độc và người Việt đầu độc lẫn nhau, một cuộc đầu độc vĩ đại có thể khiến đất nước và dân tộc này suy tàn, diệt vong.

Thạch Thảo

Categories
6 - Trang lượm lặt

BAO GIỜ THÌ BỌN SÁT NHÂN TRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN SẼ BỊ XÉT XỬ?


4c92a-7

BAO GIỜ THÌ BỌN SÁT NHÂN TRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN SẼ BỊ XÉT XỬ?

NGUYỄN THIẾU NHẪN

Cách đây 12 năm, năm 2011, được sư hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc, Toà Án Xử Tội Diệt Chủng đã tiến hành hỏi cung 3 nhân vật trọng phạm của Khmer Đỏ về tội đã sát hại bằng nhiều hình thức, khoảng 2 triệu dân.

Theo thông tín viên Phạm Phan của đài Á Châu Tự Do tường trình từ Phnom Penh thì, bị cáo đầu tiên là Nuon Chea. Cũng như Ieng Sary và Khieu Samphang, Nuon Chea từ lúc bị tạm giam cho đến lúc ra tòa đều giữ một thái độ ngoan cố quyết không chịu nhận tội.

Theo thông tin trên mạng ngày 9-12-2011 của đài phát thanh ABC Australia, Nuon Chea đã đổ tôi cho CSVN như sau: “Mọi việc đều do VN kiểm soát, với Tổng hành dinh ở Hà Nội. Vì thế những tội ác như, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng là do người Việt giết người Khmer”.

Cũng theo báo mạng Phnom Penh Post ngày 7-12-2011: “Trong ngày hỏi cung thứ hai, “Người Anh Hai” (bí danh của Nuon Chea) vẫn giữ nguyên lập trường của ông ta, tức là không phải Khmer Đỏ mà chính VN, một quốc gia đã nuốt chửng Cam Bốt và có ý định diệt chủng người Khmer”.

Dĩ nhiên những lời chối tội và đổ tội cho VN của tên đồ tể Nuon Chea chẳng mấy ai tin. Điều này chỉ chứng tỏ nhận xét: “Những người cộng sản hễ mở miệng ra là nói dối” càng ngày càng chính xác.

xuong-cot-1632055

Tội ác diệt chủng của Kher Đỏ trong lịch sử Cam Bốt là một sự thật hiển nhiên. Theo bài tường trình của thông tín viên Phạm Phan thì, từ nhiều năm nay, cứ đến tháng Tư hay tháng Giêng hàng năm, hai thời điểm ghi nhớ ngày Khmer Đỏ kéo vào Phnom Penh, và lúc chế độ diệt chủng bị đánh bại, hệ thống truyền thanh, truyền hình của Nhà Nước Cam Bốt cho trình chiếu, phát đi phát lại các hình ảnh, câu chuyện khổ đau, chết chóc thời Khmer Đỏ cầm quyền.

Những người ở lứa tuổi trên 45 hiện nay vẫn còn hồi ức đau thương mất mát khi sống dưới thời Kher Đỏ cầm quyền. Những kỷ niệm đau buồn đó vẫn được truyền khẩu tự nhiên trong sinh hoạt gia đình, rồi lan rộng trong các quan hệ xã hội.

Tháng 2 năm 2009, Bộ Giáo Dục Cam Bốt phát hành 500.000 quyển sách nói về chế độ diệt chủng của Cộng sản Khmer đỏ để dạy cho học sinh tiểu học và trung học vì các em ít hiểu biết về nạn diệt chủng. Quyển sách này lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Cam Bốt, có sự phụ giúp của Trung Tâm Tài Liệu.

Trong năm 2010, Trung Tâm Tài Liệu cho tiến hành chiến dịch “giáo dục nhận thức về tội ác Khmer Đỏ”.

Cũng trong năm 2010, họ dự định kế hoạch treo 2 biểu ngữ thường xuyên trong khuôn viên 1.700 trường trung học trên toàn quốc vào năm 2011, và được Bộ Giáo Dục chấp thuận. Theo ông Youk Chhang, Giám Đốc Trung Tâm Tài Liệu, việc thực hiện kế hoạch treo hai biểu ngữ chống chế độ diệt chủng mang mục đích giáo dục và lưu truyền dữ kiện về thời kỳ Kampuchea Dân Chủ (tức Cộng sản Khmer Đỏ theo Tàu cộng) cai trị đất nước.

Riêng về những người Khmer gốc Việt cũng là những nạn nhân của Khmer Đỏ. Ông Prak Sam-on đang sống tại tỉnh Kampong Chhnang nói chính mắt ông trông thấy các anh chị em trong gia đình bị Khmer Đỏ bắt đem đi giết chết. Cá nhân ông sống sót vì bỏ trốn qua Việt Nam. Ông Lach Kry 66 tuổi, cũng là một người Khmer gốc Việt cho biết 28 người thân trong dòng họ của ông đã bị Khmer Đỏ sát hại hết. “Ieng Sary là một nhân vật đầy quyền uy trong chế độ diệt chủng tại xứ Chùa Tháp. Ai cũng biết sau Pol Pot chính là Ieng Sary. Là người hoạch định chính sách diệt chủng, y chủ trương tàn sát Việt kiều, đánh phá giết hại người Việt ở biên giới VN- Kampuchea, và đỉnh điểm là vụ thảm sát Ba Chúc ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang). Chưa có vụ thảm sát nào, chưa có tội ác nào kinh khủng và rùng rợn như thế. Vùng đất nhỏ bé này đã phải chịu đựng 30 lần tấn công của Khmer Đỏ. Lũ sát nhân đã thảm sát 3.157 người Việt vô tội từ ngày 18-30-4-1978, với đủ mọi cách giết người ghê tởm nhất”.

Trích đoạn từ báo Pháp Luật VN cho thấy tội ác tày trời của bọn Khmer Đỏ không chỉ xảy ra đối với người dân Cam Bốt mà ngay cả những Việt kiều sống ở biên giới Việt-Cam Bốt cũng phải chịu thảm cảnh “cáp duồn”.

“-Ngày 25-12 năm 1978, trong lúc nhiều nước đang đón mừng lễ Giáng Sinh, Hà Nội đã phát động đợt tấn công quy mô với 12 tới 14 sư đoàn chủ lực đánh vào xứ Chùa Tháp loại bỏ chế độ Khmer Đỏ, đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng cho đến nay.

-Một năm sau, ngày 17-2 năm 1979, Trung Cộng theo lệnh của Đặng Tiểu Bình đã tung 9 quân đoàn chủ lực và khoảng 30 sư đoàn bộ binh độc lập tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam nói rằng: “Để dạy cho VN một bài học”; nhưng thực chất là để giải tỏa bớt áp lực đang đè nặng trên dư đảng Pol Pot tại rừng núi Tây Bắc, buộc Hà Nội phải rút quân khỏi xứ Chùa Tháp, nhưng bất thành.”

Bài báo do thông tín viên Phạm Phan tường trình từ Phnom Penh viết tiếp: “Điểm lại tổng quát hai sự kiện lịch sử này trong khối “Vô Sản” “Đoàn Kết” để thấy được quan hệ Khmer Đỏ – Bắc Kinh, và cũng để hiểu vì sao Nuon Chea cực lực buộc tội cho Việt Nam”.

Người ta tin rằng Toà Án Xử Tội Diệt Chủng được sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc đối với các thủ lãnh của bọn Khmer Đỏ sẽ có những phán xét chính xác về những tội ác mà Khieu Samphang, Ieng Sary, Nuon Chea… đã gây ra cho người dân Cam Bốt trong thời gian họ cai trị đất nước này. Những kẻ phạm tội ác diệt chủng và tội ác chống loài người luôn luôn dùng những lời bao biện; nhưng chắc chắn bọn chúng sẽ phải đền tội trước pháp luật!

Theo bài tường thuật thì, “Sau hết, sự thật hiển nhiên có rất nhiều người tán đồng: “Chủ nghĩa Mác-Lenin là động lực chính thúc đẩy Pol Pot chủ trương xây dựng “xã hội không giai cấp” trong giai đoạn 1975-1979 với hậu quả để lại gần 2 triệu sọ người”.

Bọn Pol Pot của Khmer Đỏ đã theo chủ nghĩa Mác-Lenin chủ trương xây dựng “xã hội không giai cấp” trong 4 năm trời đã để lại 2 triệu sọ người trên “Killing Field”. Đảng CSVN theo chủ nghĩa gì mà đã để lại cả triệu linh hồn oan khuất trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Nhân Văn Giai Phẩm, trong Tù Cải Tạo Miền Nam, trong Kinh Tế Mới, trong Bán Bãi Vượt Biên và bao nhiêu thảm cảnh khác đang xảy ra trên đất nước VN sau hơn 70 năm cai trị của đảng CSVN?!

“Lũ sát nhân Khmer Đỏ đã thảm sát 3.157 người Việt Nam vô tội tại Ba Chúc, huyện Tri Tôn từ ngày 18-30-4-1978, với đủ mọi cách giết người ghê tởm nhất”. Bọn sát nhân nào đã sát hại khoảng 7.000 người Việt Nam vô tội bằng đủ hình thức giết người từ kẽm gai, chày vồ, cuốc, xẻng, cán rựa, mã tấu, báng súng… và vùi nông trong những nấm mồ tập thể trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế?

b408d-bacho

Bao giờ thì Toà Án Xử Tội Diệt Chủng sẽ xét xử bọn sát nhân này?

NGUYỄN THIẾU NHẪN (Lão Móc)

Categories
6 - Trang lượm lặt

Tình Là Gì?


Tình Là Gì

Bùi Phạm Thành (Đặc San Lâm Viên)

Trong những câu chuyện kể hay tác phẩm văn chương tuyệt tác từ Đông sang Tây, các tác phẩm trữ tình vẫn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người đọc. Những chuyện như Trọng Thuỷ – Mỵ Châu, Trương Chi – Mỵ Nương, Romeo – Juliet, Scarlett O’Hara – Rhett Butler (trong truyện “Gone with the wind – Cuốn theo chiều gió), … nếu đọc qua một lần thì rất khó quên. Có lẽ vì thế mà tiểu thuyết, thơ, nhạc đời nay cũng xoay quanh những truyện tình bi thương, nhắm vào thị hiếu của đọc giả.

Những ai đã từng đọc truyện hay xem phim kiếm hiệp của Kim Dung đều có thể nhận ra luôn luôn có những câu chuyện tình bi thương, cũng như hoàn hảo. Trong đó, nhân vật nữ là những người si tình nổi bật với sự chung thuỷ và hy sinh tuyệt đối cho tình yêu. Trong khi đó, những kẻ gian xảo, độc ác, tham lam, đại đa số là phái nam. Sự phân biệt này, có lẽ, để phá bỏ quan niệm cổ xưa của Trung Hoa, vẫn “trọng Nam, khinh Nữ.”

Phải nói rằng Kim Dung là nhà viết tiểu thuyết tài ba, thông thạo tâm lý con người cũng như biết qua tất cả các bộ môn cầm, kỳ, thi, hoạ. Thế cho nên trong truyện của ông thường có những nhân vật tài hoa không những giỏi về võ nghệ mà còn thông thạo về nghệ thuật. Thông thường đọc tên nhân vật, chúng ta cũng có thể hình dung ra diện mạo và tài năng của nhân vật đó. Tuy nhiên tính tình thì lại là một điều rất khác, bởi vì “mấy ai lấy thước mà đo lòng người?” rất nhiều trường hợp thiện và ác rất khó nhận ra, nhiều khi phải chờ cho đến hồi kết cuộc.

Trong chuyện Thần Điêu Hiệp Lữ, Kim Dung có mô tả một nhân vật nữ tên là Lý Mạc Sầu. Chữ “Sầu” thì chắc không cần giải thích, nhưng chữ “Mạc” thì có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là “bao la”, “rộng lớn”, thí dụ như “sa mạc” có nghĩa là bãi cát (sa) rộng lớn (mạc). Như thế hiển nhiên bà này là người “sầu khổ vô cùng”. Bà là một người rất sinh đẹp và tài giỏi, hy sinh vì tình yêu nhưng lại bị phụ tình, để rồi trở nên một đạo cô rất tàn ác. Nổi tiếng “chưa thấy người đã nghe tiếng hát”, vì mỗi lần xuất hiện thường hát bài “Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu” (1) của Nguyên Hiếu Vấn: “Vấn thế gian tình thị hà vật?” (“Hỏi thế gian tình là gì?”). Đây là một bài từ, một thể thơ gắn liền với âm nhạc, bắt đầu từ thời nhà Đường, thế kỷ thứ nhất. Trong truyện, Lý Mạc Sầu chỉ hát nửa đầu của bài từ mà thôi. Cá nhân chúng tôi rất đồng ý với ông Kim Dung, vì chỉ nửa phần đầu của bài từ là nói về tình yêu. Tuy nhiên, quý vị có thể có ý kiến khác sau khi đọc hết bài từ và bản dịch qua Việt ngữ.

Truyện kể rằng:

Năm Ất Sửu, niên hiệu Thái Hoà thứ năm (1265), lúc 16 tuổi, tới Tinh Châu để đi thi, trên đường gặp người bắt nhạn nói: “Hôm nay bắt được một con nhạn, đem giết nó. Con thoát khỏi lưới kêu gào thảm thiết không chịu bay đi, cuối cùng lao xuống đất mà chết.” Tôi (Hiếu Vấn) bèn mua lấy, đem chôn trên bờ sông Phần, đắp đá thành ngôi mộ, gọi là “Mồ chim nhạn.” Khi đó nhiều người đi cùng đã làm thơ, tôi cũng làm bài “Nhạn Khâu Từ – Ca Khúc Mồ Chim Nhạn”. Bài cũ đó không theo nhạc điệu, nay sửa lại (để hát theo điệu “Mô Ngư Nhi”). (2)

Trong truyện của Kim Dung thì khi đoàn người đến Đoạn Trường Nhai (vực sâu đứt ruột) để tìm Dương Quá, khi đó đã nhảy xuống vực để tự tử vì cho rằng Tiểu Long Nữ đã chết. Quách Tương, con gái út của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, tuy mới 16 tuổi nhưng rất yêu thương Dương Quá, cũng nhảy xuống theo. (Sau này, khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ nên nghĩa vợ chồng và mai danh ẩn tích ở Cổ Mộ, vợ chồng Quách Tĩnh – Hoàng Dung tử trận ở thành Tương Dương, thì Quách Tương cầm thanh Ỷ Thiên Kiếm lên núi Nga Mi tu, và lập nên môn phái Nga Mi). Tại Đoạn Trường Nhai, Chu Bá Thông và vợ là Anh Cô đánh nhau với Kim Luân Pháp Vương. Khi Hoàng Dung sai hai con chim điêu trắng đến giúp, thì con trống bị Kim Luân Pháp Vương dùng chưởng đánh chết; con chim mái, sau đó, cũng lao đầu vào vách đá chết theo. Khi đó Lục Vô Song, một trong những người con gái yêu thương Dương Quá, cũng than thở bằng hai câu đầu của bài từ:

Vấn thế gian tình thị hà vật,
Trực giao sinh tử tương hứa?

Dịch thơ:

Hỏi thế gian tình là gì,
Mà lời sống chết nguyện thề bên nhau?

Trong một Nhân Duyên, tôi được xem phim truyện Thần Điêu Hiệp Lữ qua YouTube và đọc được bài từ Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu, đồng thời nghe được bài hát này bằng Hoa ngữ trên YouTube, mang tên là “Hỏi Thế Gian Tình Là Gì” (3).

Nhân đây, tôi xin gửi tới quý vị nguyên văn bài từ và bản dịch thơ qua Việt ngữ the thể Lục-Bát, dưới tựa đề “Tình Là Gì?”. Mời quý vị thưởng lãm.

摸魚兒-雁丘
問世間、情是何物,
直教生死相許?
天南地北雙飛客,
老翅幾回寒暑。
歡樂趣、
離別苦,
就中更有痴兒女。
君應有語,
渺萬里層雲。
千山暮雪,
隻影向誰去?

橫汾路、
寂寞當年蕭鼓,
荒煙依舊平楚。
招魂楚些何嗟及,
山鬼暗啼風雨。
天也妒、
未信與,
鶯兒燕子俱黃土。
千愁萬古,
為留待騷人。
狂歌痛飲,
來訪雁丘處。

Diễn âm:

Mô ngư nhi – Nhạn khâu

Vấn thế gian tình thị hà vật,
Trực giao sinh tử tương hứa?
Thiên nam địa bắc song phi khách,
Lão sí kỷ hồi hàn thử.
Hoan lạc thú,
Ly biệt khổ,
Tựu trung cánh hữu si nhi nữ.
Quân ưng hữu ngữ,
Diểu vạn lý tằng vân.
Thiên sơn mộ tuyết,
Chích ảnh hướng thuỳ khứ?

Hoành Phần lộ,
Tịch mịch đương niên tiêu cổ,
Hoang yên y cựu bình sở.
“Chiêu hồn” Sở ta hà ta cập,
“Sơn quỷ” ám đề phong vũ.
Thiên dã đố,
Vị tín dữ,
Oanh nhi yến tử câu hoàng thổ.
Thiên sầu vạn cổ,
Vi lưu đãi tao nhân.
Cuồng ca thống ẩm,
Lai phỏng nhạn khâu xứ.

Dịch nghĩa:

Hỏi thế gian, tình là gì,
Mà khiến hẹn thế sống chết bên nhau?
Dù trời nam hay đất bắc vẫn luôn sát cánh bên nhau,
Đã trải qua biết bao lúc cùng nhau ấm lạnh.
Niềm vui khi hoan lạc,
Nỗi khổ lúc chia lìa,
Chung quy đều chỉ vì si tình người nữ
Lời người phải nói ra đi,
Nhưng đã xa mịt mù trên tầng mây vạn dặm (tức đã chết).
(Từ nay) ngàn núi tuyết,
Bóng lẻ này biết về đâu cùng ai?

Trên dải sông Phần,
Im lặng, không còn tiếng trống rộn rã năm xưa
Khói hoang như thời chinh chiến cũ.
Bài “Chiêu hồn” cất lên đâu còn kịp,
Khúc “Sơn quỷ” cũng ảm đạm trong mưa gió.
Trời cũng biết ghen tị,
Há vẫn còn chưa tin ư,
Đôi kẻ yến oanh rồi cũng trở thành nấm đất.
Ngàn mối sầu đành để lưu truyền tới vạn đời sau,
Để đối đãi những tao nhân mặc khách.
(Sẽ có người) hát trong điên cuồng, uống rượu trong đau khổ,
Tới tìm thăm lại nấm mộ chim nhạn này.

Tình Là Gì?
Hỏi thế gian tình là gì,
Mà lời sống chết nguyện thề bên nhau?
Trời nam đất bắc thẳm sâu,
Bên vai sánh bước cùng nhau chung đường.
Như chim liền cánh yêu thương,
Đông sang hè đến dặm trường cũng cam.
Bao lần hè đến đông sang,
Có còn xoải cánh bay ngang giữa trời?
Muốn vui bên nhau một đời,
Khổ đau khi phải nói lời biệt ly.
Cũng là thục nữ tình si,
Lời chàng theo gió đã về ngàn xa.
Tuyết rơi đỉnh núi chiều tà,
Tình người lẻ bóng biết là về đâu?

Đi ngang qua bến sông sâu,
Tịch liêu nhớ tiếng trống đâu nơi nào.
Khói thời chinh chiến năm nao,
“Chiêu Hồn Tử Sĩ” nay sao cho vừa?
Bài ca “Quỷ Núi” trong mưa,
Trời cao kia cũng chẳng vừa hờn ghen.
Làm sao giữ được lòng tin,
Yến Oanh rồi cũng nằm im dưới mồ.
Còn lưu lại với người thơ,
Mối sầu vạn cổ đến giờ chưa tan.
“Cuồng Ca” một khúc ngân vang,
Rượu sầu bao chén uống tràn canh thâu.
Cũng chưa vơi bớt niềm đau,
Mồ chim nhạn đó biết đâu mà tìm?

Bùi Phạm Thành
Ngày 15 tháng 12 năm 2022

Chú thích:

(1) Mô Ngư Nhi – Tên một điệu hát. Tương tự như cổ nhạc của miền nam Việt Nam có các điệu như Vọng Cổ, Nam Ai, Nam Xuân, Phụng Hoàng, Kim Tiền Bản, … Như thế “Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu” có nghĩa là bài Mồ Chim Nhạn (Nhạn Khâu) hát theo điệu “Mô Ngư Nhi (điệu hát của người chài lưới).” Có lẽ con chim nhạn được chôn ở bờ sông Phần, nên bài từ được viết để hát theo điệu ca của người chài lưới.
(Bùi Phạm Thành dựa theo lời giải thích của Đặng Thế Kiệt)

(2) Mô Ngư Nhi – Nhạn Khâu
Quý vị thông thạo Hán tự có thể đọc ở trang web dưới đây:
https://fanti.dugushici.com/ancient_proses/71006

(3) Hỏi Thế Gian Tình Là Gì – 问世间情为何物

Chúng tôi không hiểu Hoa ngữ và các thể loại ca nhạc cổ của Trung Hoa, nên không chắc bài này có đúng với thể điệu “Mô Ngư Nhi” hay không, và lời lẽ đúng được mấy phần?

Thần Điêu Hiệp Lữ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n_%C4%91i%C3%AAu_hi%E1%BB%87p_l%E1%BB%AF

Categories
6 - Trang lượm lặt

VÌ SAO CÁC TRƯỜNG HỌC Ở VN HAY TRỒNG CÂY PHƯỢNG VĨ ?


12507094_774412522662717_561130863207366142_n

VÌ SAO CÁC TRƯỜNG HỌC Ở VN HAY TRỒNG CÂY PHƯỢNG VĨ ?

Năm 1889, một năm sau khi Hà Nội trở thành Thành phố nhượng địa của người Pháp. Chính quyền bảo hộ cho thành lập vườn Bách Thảo. Vườn này có nhiệm vụ là trồng thử nhiều giống cây nhập từ khắp nơi trên Thế giới. Để nhằm tìm ra các giống cây phù hợp trồng trên hè phố, công viên, khuôn viên công sở…

Các nhà sinh vật học đã phát hiện ra. Cây phượng vĩ, giống cây có tên tiếng Pháp là Flamboyant được mang về từ Madagascar có các đặc tính như lớn nhanh, tán rộng và lá nhỏ, khi rụng sẽ không làm tắc cống, rãnh thoát nước. Đặc biệt, khi nở hoa phượng cho từng chùm đỏ thắm rất đẹp. Vì hoa có hình đuôi chim phượng nên người Việt gọi là hoa phượng vĩ.

Các trường học từ Trung Kỳ đổ ra Bắc, chính thức cho trồng loài cây này từ năm 1906. Khi toàn quyền Đông Dương Paul Beau cho ban hành một nghị định về Giáo Dục. Từ đó, cứ mỗi ngôi trường mới mọc lên, là người ta cho trồng phượng vĩ . Khiến nó dần trở thành biểu tượng của trường học.

Sưu Tầm

Nghe thêm :

Categories
6 - Trang lượm lặt

Cảm Nghĩ Tuổi Già


unnamed - 2021-09-18T191938.107

Tất cả Chúng ta Người trước Kẻ sau Ai rồi cũng phải Già. Làm sao tránh được !
Ðã có “Sinh” là có “Lão”.
Một giai đoạn Tất yếu của Cuộc sống.
Nếu ngày đầu tiên Mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có Ai bảo rằng mỗi ngày Mình lớn lên là một ngày mình sẽ Già đi và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là Mình đã không tin.…
Nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một Người đã quá 60 với thời Anh mới 20 tuổi thì theo Curtis Pesman, Tác giả cuốn “How a Man Ages,” ta có thể ghi nhận những Thay đổi như sau:
• Tóc bạc, thưa và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns – 1 phần triệu của 1m so với 101 microns hồi 20 tuổi.
• Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
• Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ Tai ngoài vào Tai trong đã suy thoái.
• Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình Nhai, Nghiến, trong khi đó Lợi răng co rút lại làm lộ rõ khoảng trống giữa các Chân răng.
• Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
• Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu Thân, một phần do Cholesterol đóng dày trên thành động mạch nên Tim phải hoạt động nhiều hơn mới Bơm được máu đi.
• Các Cơ bắp làm cho Phổi hoạt ðộng bình thường Suy yếu dần, độ co giản của Lồng ngực yếu đi, làm cho lượng Dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
• Trọng lượng của Thận giảm từ 20% ðến 30%, sức Lọc chất thải của Thận chỉ bằng nửa hồi Trẻ và sức Chứa của Bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa – 8 fluid ounces, khoảng non 230cl.
• Với năm tháng qua đi, khối Não cũng rút nhỏ lại và Giảm trọng luợng, hàng tỷ Tế bào Não bị mất đi, Trí nhớ bị Giảm sút…
Hiểu được lẽ Vô thường của Cuộc đời sẽ thấy quyền lực, danh xưng cũng chỉ là những ảo vọng mà thôi, chỉ lôi cuốn Con người vào vòng Tục lụy không lối thoát.
Cuộc đời Ngắn ngủi quá, sự Sống và cái Chết chỉ cách nhau bằng một hơi thở.
Cái lằn ranh vô hình đó Ai cũng biết nhưng được bao nhiêu Người Tỉnh thức?
Hôm nay ta còn sống, còn nói cười, còn nghĩ mình cứ sống mãi, sống hoài để tận hưởng những Lạc thú của Trần gian để hơn thua, vênh váo, được mất với đời.
Nhưng khi nhắm mắt rồi, Cát bụi lại trở về với Cát bụi Hư vô…
Hãy “Lắng Nghe và Chăm Sóc” sức khỏe mình
CHÚC AN LÀNH

Sưu tầm

Categories
6 - Trang lượm lặt

Chết đột ngột (Died Suddenly)


imagescv

Chết đột ngột (Died Suddenly)

Tóm lược : Các công ty bảo hiểm nhân thọ báo cáo rằng họ đang phải sửng sốt trước con số tử vong cao một cách bất thường và không giải thích được của những người ở vào lứa tuổi từ 18 tới 49. Ngoài con số tử vong bất thường ấy còn có một số những chứng bệnh (thuộc về tim, ung thư, bướu, máu đông, hệ thống miễn nhiễm, hệ thống thần kinh, xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt,…) đã tăng rất cao cũng như các trường hợp sẩy thai hoặc em bé chết ngay sau khi sinh (stillbirth) – tăng hàng ngàn phần trăm. Đai đa số những người quan tâm lên tiếng báo cáo/tố cáo (whistleblowers) về tình trạng bất thường này, ngay cả trong quân đội, đều bị phớt lờ (ignore), đe dọa, bịt miệng, bị chụp mũ là người loan tin thất thiệt (misinformation spreader) hoặc bị đuổi việc.

Theo lời kể của ông Richard Hirschman, một nhân viên tẩm liệm (embalmer) ở nhà quàn (là người có nhiệm vụ lấy hết máu, các chất thải cũng như lục phủ ngũ tạng của người quá cố rồi may lại các đường mổ trước khi mặc áo quần và bỏ vào hòm) – ông nhận thấy có một điều gì bất thường trong máu của những người chết, bất kể nguyên nhân tử vong, đều có một cái gì khác lạ. Ông cảm thấy rằng ông đang chứng kiến “một cái gì đó” đã là nguyên nhân đưa đến cái chết cho nạn nhân.
Lúc đầu ông cứ nghĩ rằng những người này chết là do bị covid nhưng ông đã thật ngỡ ngàng khi khám phá ra rằng đại đa số những người này không hề bị covid và là những người đã “được” chủng ngừa covid, và theo ông, như vậy là chính thuốc chủng ngừa covid đã gây nên cái chết. Đa số đó là những người rất trẻ, khỏe mạnh, có thể lực rất tốt (như các thành viên chơi thể thao, lực sĩ, các bác sĩ, phi công,..) đã ngã lăn ra chết bất ngờ hoặc chết trong giấc ngủ. Nếu không tin thì cứ hãy vào Google rồi đánh vào 2 chữ “Died suddenly” để xem kết quả.

Ông đã lấy ra được từ trong những mạch máu (veins & arteries) các sợi “máu đông” (clots) nhưng không phải là máu mà là một loại sợi màu trắng (white fiber clots) dai dai như cao su (plastic piece) hay dây thun (rubber band).

Câu hỏi ông đặt ra là tại sao điều này lại xảy ra một cách vô cùng bất ngờ cho rất nhiều người như vậy ?! Và ông đã chia sẻ điều này cùng với các bạn đồng nghiệp đã có 30, 40, 50 năm kinh nghiệm trong nghề và họ đều xác nhận với ông đây là lần đầu tiên, cũng như ông, họ thấy điều này – có nghĩa là họ chưa bao giờ thấy những sợi màu trắng trong các mạch máu của các tử thi, trong suốt hàng chục năm hành nghề, cho đến khi thuốc chủng ngừa covid được tung ra và bắt buộc người dân phải chích. Điều đáng ngạc nhiên là không ai muốn tìm hiểu trong thuốc chủng ngừa có những chất gì? Kể cả các hệ thống truyền thông dòng chính, các cơ quan y tế chính phủ và ngay cả các chính phủ (Mỹ và thế giới). Nếu công chúng biết được những gì có trong thuốc chủng ngừa chắc chắn là họ sẽ nổi điên lên (go apeshit). Ngoài các sợi màu trắng, máu còn có vẻ dơ bẩn, lợn cợn như có các hạt cát, bột cà phê hay bụi rỉ sét li ti. Và chính các vật thể làm dơ bẩn máu cũng như sự đóng cục của các sợi màu trắng sẽ làm tắc nghẽn các mạch máu đưa đến vô số những cái chết bất ngờ (đột tử).
Nhưng không phải tất cả những người qua đời đều được khám nghiệm tử thi (autopsie) cho nên chúng ta không thể nào có được con số thống kê chính xác về những gì chúng ta cần phải biết. Và vì người chết không thể nói được những gì họ muốn nói cho nên ông Richard Hirschman đã phải lên lên tiếng giùm họ. Những người đồng nghiệp của ông Richard Hirschman, vì lương tâm nghề nghiệp, đều đã mạnh dạn lên tiếng mặc dầu có thể bị mất việc, bị chính quyền hạch sách, làm khó dễ, do đó, khi thâu hình, đã có một số người phải giấu mặt, cải trang hoặc giọng nói được thay đổi.

Và đây là lời giới thiệu ngắn gọn về cuốn phim tài liệu “Died Suddenly” (Chết bất ngờ) – Tại sao chúng ta lại không bao giờ tin họ? Đã hàng thế kỷ qua, nhóm “tinh hoa toàn cầu” (đúng ra phải dịch là nhóm “quyền lực toàn cầu”) đã ra rã loan tin về ý định làm giảm dân số thế giới thâm chí như khắc rõ cái ý định này vào trong đá. Thế mà, dường như chúng ta chẳng bao giờ thèm tin họ”. (Why do we never believe them? For centuries, the global elite have broadcast their intentions to depopulate the world – even to the point of carving them into stone. And yet… we never seem to believe them.) Đây là một phim tài liệu dựa trên các sự kiện thật (facts), những hình ảnh thật, những nhân chứng thật (không chỉ có những người hành nghề tẩn liệm mà còn có rất nhiều các bác sĩ, các khoa học gia về y khoa tiếng tăm), và những con số, những bảng thống kê từ hệ thống VAERS (hệ thống để báo cáo những trường hợp tử vong hay bị thương tích do thuốc chủng ngừa gây nên).
Bác sĩ Steve Kirsch đã ra giá sẵn sàng trả $1 triệu đô-la cho bất cứ ai đồng ý ngồi lại cùng ông để thảo luận một cách nghiêm chỉnh, công bằng về sự hiệu nghiệm và an toàn (efficacy and safety) của thuốc chủng ngừa covid (chỉ thảo luận mà thôi chứ không phải để hơn thua), nhưng tuyệt nhiên đã không có một ai có can đảm thảo luận cùng BS Steve Kirsch để nhận được số tiền này. Rồi ông lại tiếp tục kêu gọi (bất cứ ai đó) hãy ra giá cho ông – $5 triệu, $10 triêu hay $100 triệu đô-la để có một cuộc thảo luận công bằng, lịch sự (civil discussion). Nhưng vẫn không có một ai dám ra mặt! Ngay cả cơ quan CDC (Centers for Disease Control and Prevention – là cơ quan có trách nhiệm và có quyền quyết định cho phép hay không cho phép một thứ thuốc được tung ra thị trường dựa trên tính chất an toàn cho công chúng) cũng phớt lờ về sự quan tâm của BS Steve Kirsch đối với sự an toàn của thuốc chủng ngừa covid.

Theo BS Steve Kirsch thì thuốc chủng ngừa có thể có “hiệu lực” (gây thương vong) trong vài ngày hoặc trong vài tháng sau đó. Do đó thời điểm mà những người làm nghề tẩn liệm bắt đầu thấy hiện tượng “máu đông” (các sợi màu trắng) trong các tử thi là vào giữa năm 2021 (sau khi thuốc chủng ngừa covid đã được tung ra vào đầu năm 2021).
Trong khi đó thì hệ thống tuyên truyền của thế giới quyền lực (giới truyền thông dòng chính, giới chính trị gia, bác sĩ, khoa học gia, giới nghệ sĩ, … bị mua chuộc, lũng đoạn hay vì những quyền lợi riêng tư) thì ra rả suốt ngày đêm, 24/7, rằng thuốc chủng ngừa rất hiệu nghiệm và an toàn. Ngoài ra người dân còn bị đe dọa, gây sợ hãi, ép buộc phải chích ngừa nếu không thì có thể bị tử vong vì covid, nếu không thì không được vào những nơi đông người như nhà hàng, sân banh, rạp hát,… không được lên máy bay đi đây, đi đó, không được đi làm (no jap, no job), … Chúng ta đã bị đối xử, kiểm soát như những bầy súc vật (livestock).

Dân số thế giới quá đông là nỗi lo lắng và sợ hãi của giới nắm quyền thống trị thế giới do đó họ đã có kế hoạch hoặc làm giảm con số sinh sản hoặc làm tăng con số tử vong hoặc cả hai để giữ cân bằng dân số thế giới. Và Bill Gates đã công khai nói vấn đề này (làm giảm dân số) trước công chúng và đưa ra kế hoạch là dùng thuốc chủng ngừa và kiểm soát việc sinh sản để làm giảm dân số. Như vậy, chích thuốc chủng ngừa (covid vaccines) cũng có nghĩa là CÓ THỂ sẽ đi đến cái chết, sẽ bị sảy thai hoặc bị triệt đường sinh sản. Và gần đây chính phủ (trên thế giới) đã được báo động về tỷ lệ sinh sản bị giảm thiểu một cách vô cùng bất thường, riêng tại Úc tỷ lệ sinh sản giảm 70%.
Covid-19 vaccines là một thứ vũ khí chiến tranh sinh học nhắm vào nhân loại (nhằm làm giảm dân số và kiểm soát dân số thế giới – depopulate and control the population of the world), là bàn tay của ác quỷ (evil) muốn giết chết sự sống do Thượng Đế ban cho chúng ta. Đó chính là mục đích tối hậu của kế hoạch THE GREAT RESET. Cho nên mỗi người trong chúng ta, đứng trước Thượng Đế, tự biết mình có bổn phận và trách nhiệm phải làm gì để bảo vệ mình, người thân và nhân loại nếu không thì nhân loại sẽ bị tiêu diệt.
Đây là một cuộc chiến tranh giữa cái thiện chống cái ác (Good against evil)!

On Tue, Nov 22, 2022 at 9:22 PM N Nguyen
&lt;nn.9oo9le@gmail.com&gt; wrote:
(Nếu không thạo tiếng Anh, xin quý vị hãy nhờ con cháu xem cái
video đính kèm bên dưới rồi tóm tắt giải thích cho quý vị rõ!)
Why do we never believe them? For centuries, the global elite have broadcast their intentions to depopulate the world – even to the point of carving them into stone. And yet… we never seem to believe them.
World Premier: Died Suddenly

Bấm vào link dưới để xem video :
https://rumble.com/v1wac7i-world-premier-died-suddenly.html

Categories
6 - Trang lượm lặt

CHÂN LÝ LUÔN THUỘC VỀ LƯƠNG THIỆN !!!


308624042_10224544804062127_5694053181874861016_n

CHÂN LÝ LUÔN THUỘC VỀ LƯƠNG THIỆN !!!

Chó yêu Hồ ly sâu nặng. Chúng thường chơi với nhau. Rồi một ngày, cả hai gặp phải Thần chết. Thần chết nói:

“Trong hai ngươi, chỉ có một người được sống, hai ngươi hãy oẳn tù tì đi, ai thua sẽ phải chết”.
Chó bảo Hồ ly hãy cùng nhau ra búa, vì vậy chúng ta sẽ hòa nhau, không ai phải chết.
Cuối cùng Hồ ly phải chết. Chó khóc lóc ôm Hồ Ly đã chết nằm yên lặng trong lòng.
“Đã nói là cả hai sẽ cùng ra búa, tại sao trong khi ta ra kéo thì ngươi lại ra bao?”
Hóa ra Chó đã biết chỉ có 1 người thắng nên Chó muốn thua để Hồ ly được sống, tưởng rằng Hồ ly sẽ ra búa nên Chó ra kéo, nhưng không ngờ Hồ ly lại ra bao, vì nó nghĩ Chó sẽ ra búa. Cuối cùng, tất nhiên là Chó đã thắng.
Đây mới là hiện thực, là lòng người trong xã hội. Hồ ly ích kỷ, còn Chó lại quá ngốc nghếch, tin người.
Nhưng xã hội vẫn còn một mặt khác. Đó là: khi chúng ta hãm hại người khác cũng chính là đang hãm hại bản thân. Có một số người sẵn sàng chịu thiệt thòi luôn nhường cho người khác, nhưng chính họ mới là người đang thắng.
Thế nên: cứ tiếp tục lương thiện…rồi bạn sẽ thắng, làm người phải sống có hậu, chân lý lúc nào cũng thuộc về sự lương thiện.

Có ai đó đã nói:

“Rồi đến một ngày bạn sẽ nhận ra lương thiện khó hơn là thông minh. Vì thông minh là một dạng bẩm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn”.

(Sưu tầm)

HOME

Categories
6 - Trang lượm lặt

Thêm 2 người chết não được ghép tim heo thành công


Thêm 2 người chết não được ghép tim heo thành công

Các bác sĩ phẫu thuật từ Đại học New York (NYU – Mỹ) đã cấy ghép
tim lợn biến đổi gene thành công vào cơ thể 2 bệnh nhân chết não,
một bước gần hơn đến mục tiêu sử dụng nội tạng động vật để cứu
sống những bệnh nhân thiếu nguồn tạng ghép.

Bệnh nhân đầu tiên là Lawrence Kelly (72 tuổi), một thợ hàn từ
Beaver Meadows. Theo hôn thê của ông là Alice Michael, ông lên
cơn đau tim khi đang lái xe.

Người thứ 2 là Alva Capuano (64 tuổi), nữ giáo viên ở thành phố
New York. Nhiều năm trước bà Capuano từng được ghép thận do
con trai hiến tặng, lần này bà lên cơn đau tim tại nhà.

Cả 2 người sau đó được bác sĩ tuyên bố chết não và phải thở máy
để duy trì sự sống. 2 gia đình đồng ý hiến thi thể 2 bệnh nhân cho
khoa học để tham gia nghiên cứu.

Vào giữa tháng 6, các bác sĩ phẫu thuật tại trung tâm y tế học thuật
NYU Langone Health đã cấy ghép tim từ một con lợn được biến
đổi gen vào cơ thể bệnh nhân Kelly. Lần cấy ghép tim lợn vào cơ
thể bệnh nhân Capuano được thực hiện ngày 6/7.

Cả 2 quả tim đã trải qua 4 lần chỉnh sửa gene để ngăn chặn sự
đào thải và sự phát triển bất thường của các cơ quan; 6 lần khác
lần để giúp ngăn chặn sự không tương thích giữa và người.

Các bác sĩ cho biết thêm rằng, ca phẫu thuật bệnh nhân Kelly, bác
sĩ phải chỉnh sửa trái tim lợn 3 lần vì lo ngại nội tạng quá nhỏ,
không thể bảo đảm lưu lượng máu đến cơ thể bệnh nhân.

unnamed - 2022-09-02T124109.957
Ảnh minh họa. (Nguồn: emergingtechbrew.com)
 
Trong khi đó, với bà Capuano, bác sĩ chỉ cần sửa đổi tim lợn 1 lần
vì bệnh nhân có thể trạng nhỏ nhắn. Trong tương lai, các chuyên
gia có thể phát triển tim lợn ở nhiều kích cỡ khác nhau.

Theo ông Robert Montgomery – bác sĩ phẫu thuật của NYU
Langone Health, “Đối với những bệnh nhân chết não, chúng tôi có thể theo dõi mọi thứ diễn ra trong thời gian 72 tiếng theo thời gian thực”, bác sĩ Montgomery cho hay.

Ca ghép tim từ lợn sang người đầu tiên diễn ra ở một bệnh nhân
còn sống vào tháng 1/2022. Đó là bệnh nhân David Bennet (57 tuổi),
sống sót sau 2 tháng với một quả tim lợn trước khi chết vì suy tim.
Hiện không rõ tại sao trái tim mới của ông Bennet cuối cùng lại
không hoạt động.

Hãng tin Reuters dẫn lời các bác sĩ NYU trong cuộc họp báo ngày 12-7 rằng trái tim đã hoạt động bình thường, không có dấu
hiệu thải ghép trong suốt 3 ngày thí nghiệp vào tháng 6 và
tháng 7.
Nhưng để đề phòng rủi ro, hoạt động kiểm tra diễn ra chặt chẽ
hơn trong lần này. Những con lợn được dùng để cung cấp tim
phục vụ việc cấy ghép đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa gen để
ngăn chặn sự đào thải và phát triển bất thường.

Các bác sĩ cũng xét nghiệm kỹ để phát hiện porcine
cytomegalovirus (một loại virus gây viêm mũi ở heo).
Dấu vết của virus này được phát hiện trong máu của bệnh nhân
ở Maryland và có thể là nguyên nhân gây nên cái chết cho ông
này. .

Hiện tại, các bác sĩ tin rằng việc cấy ghép dị chủng lên những người
chết não sẽ an toàn hơn so với việc ghép vào bệnh nhân còn sống.

Hoạt động này cũng mang lại nhiều thông tin giá trị hơn vì các xét
nghiệm sinh thiết có thể diễn ra thường xuyên hơn.

Được biết, việc mua, vận chuyển, phẫu thuật cấy ghép và ức chế
miễn dịch trong các ca ghép tim lợn đều được thực hiện giống
như những ca cấy ghép tim người thông thường.

unnamed - 2022-09-02T124133.441Bác sĩ Deane E. Smith, bác sĩ Syed T. Hussain và bác sĩ Nader Moazami, các nhà phẫu thuật danh tiếng của NYU đang thực hiện 1 trong 2 thí nghiệm ghép tim heo được đề cập – Ảnh: NYU

Để giải quyết các vấn đề về đạo đức và an toàn liên quan đến việc
cấy ghép khác loài, NYU đã thành lập một hội đồng đánh giá, phê
duyệt nghiên cứu, có tham khảo ý kiến của Cơ quan Y tế bang
New York.
Các thiết bị phẫu thuật, dụng cụ hỗ trợ nghiên cứu ghép tạng khác
loài được sử dụng độc lập, tách biệt với những ca phẫu thuật thông thường khác.

TS.BS Nader Moazami – Giám đốc phẫu thuật cấy ghép tim tại NYU Langone, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là tích hợp các phương
pháp được sử dụng trong một ca cấy ghép tim thông thường với
một cơ quan không phải của con người, kỳ vọng nó sẽ hoạt động
bình thường mà không cần sự hỗ trợ bổ sung từ các thiết bị hoặc
thuốc chưa được kiểm tra”.

Các thí nghiệm kéo dài 72 giờ đã tạo ra dữ liệu sơ bộ, để lại nhiều
câu hỏi cần được giải đáp trước khi bắt đầu thử nghiệm ghép tim
lợn trên người sống lần nữa.

Nguồn: Reuters/WSJ

Categories
6 - Trang lượm lặt

TIẾNG CHUÔNG NHÀ THỜ VỚI TIẾNG CHUÔNG CHÙA


Một bên hướng ngoại và một bên hướng nội!

Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ. Cả hai đều là chuông đồng, loại khí cụ dùng với mục đích gây sự chú ý của con người, hướng suy nghĩ tập trung về nơi đức tin mình có, xả bỏ những áp lực lo lắng hiện tại và chữa lành thân tâm.

Thiết kế và cơ cấu hoạt động:

– CHUÔNG NHÀ THỜ :

271139610_1951469025059738_4939604197333337919_n

Nguyên chất từ đồng đỏ và đồng vàng, chế tạo khó hơn chuông chùa, thời gian nóng chảy khi đúc lâu hơn, chiều dài của chuông ngắn hơn nhưng độ dày và trọng lượng nặng hơn. Phần miệng loe ra, hoạt động bằng cách rung đẩy chuông để con lắc tác động vật lý từ bên trong… Đặc biệt chuông luôn được đặt rất cao so với mặt đất.

Phân tích ngũ hành có:

Con lắc (kim) + chuông (kim) + hành động rung lắc nhịp càng nhanh về sau theo thể động (Thủy ) + vị trí trên cao giúp khuếch đại âm thanh vang xa theo chiều hướng ngang (hỏa) = Âm Chủy vang nhiều vọng ít kết thúc nhanh – sự Hỉ lạc

Tiếng chuông sẽ giống như : Đi… đi.. đi.. ta đi.. ta đi.

“Hãy xin, sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở_Trích kinh thánh Mt 7:7 “.

Tiếng chuông thúc giục con người hãy thay đổi đi, mở lòng ra, đi tìm chân lý, học hỏi và thực hành đức tin của mình – hướng Ngoại.

– CHUÔNG CHÙA:

271238616_1951469048393069_6480203889617763278_n

Chế tác từ đồng có khi pha trộn thêm thiếc,thời gian nóng chảy đúc nhanh hơn.kết cấu thân dài không loe vành, sử dụng chày gỗ tác động từ bên ngoài và treo không quá cao so với mặt đất .

Ngũ hành ta có: Chuông (kim) + chày (mộc) nhịp không nhanh chuông đứng im không rung lắc theo thể tĩnh nên âm thanh theo chiều hướng thẳng đi xuống ( thổ ) = Âm Thương trầm độ vang ít nhưng độ vọng nhiều kết thúc lâu – sự Định tâm

Khi nghe sẽ giống như: Vô… vô… đi vô… đi vô.

“Canh phòng tâm thật kỹ càng,hãy tự mình cứu lấy mình, mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi _ trích kinh Pháp cú từ 155 -327”.

Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người hãy thực hành thiền minh sát Vipassana mỗi ngày để quán chiếu bản thân trên con đường giác ngộ – hướng nội.

Hai tiếng chuông thoạt nghe thì giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau.

Trong 6 tần số điện từ âm thanh Solfeggo:

– Chuông chùa âm hưởng Rê – Mi từ 417 – 569hz giúp loại tắc nghẽn tâm thức, cân bằng ADN, thôi thúc tình cảm và xả bỏ phức tạp.

– Chuông nhà thờ âm hưởng Sol-La từ 529 – 890hz đánh thức giác quan, kết nối cộng đồng, tăng cảm xúc và cân bằng suy nghĩ hướng tích cực.

Tùy vào cơ chế hoạt động mà tạo ra tần số tác động riêng biệt.

Lắng nghe âm thanh, hiểu về cuộc sống.. sẽ thấy cuộc đời này đẹp làm sao!

Tác giả: Bella

Categories
6 - Trang lượm lặt

VÌ SAO TỜ 100 USD LẠI IN HÌNH CHÂN DUNG BENJAMIN FRANKLIN?


270559705_256695063172658_4026949646869342297_n

Nhiều người thích tờ 100 Đô la của Mỹ, nhưng chắc không mấy ai tò mò tự hỏi:

– Chân dung trên tờ tiền này là ai?

Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thực ra đó không phải chân dung của Tổng thống nào của Hoa Kỳ, mà là chân dung của một người đóng vai trò quan trọng trong Lịch sử Hoa Kỳ còn hơn hầu hết các Tổng thống.
Đó là một người khổng lồ của lịch sử nhân loại. Một người đa tài. Một nhà phát minh và sáng chế hàng đầu. Một nhà kinh doanh tài ba. Một nhà tư tưởng xuất sắc. Một chính khách lỗi lạc. Một trong những ‘‘Người Cha Lập Quốc’’ (Founding Fathers) và Anh hùng dân tộc của Hoa Kỳ. Trong lịch sử nhân loại khó có ai có thể sánh được về tài năng và ảnh hưởng với con người này.
Ông là BENJAMIN FRANKLIN
Benjamin Franklin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1706 tại phố Milk, Boston. Cha Ông, Josiah Franklin, là người làm nến, xà phòng và bán hàng tạp hóa. Mẹ ông là vợ thứ hai của Josiah. Benjamin là con thứ 15 trong 17 người con của cha mình.
Do việc làm ăn của người cha sa sút, năm lên 10, Benjamin buộc phải thôi hẳn việc học ở trường. Năm 12 tuổi, Ben bắt đầu làm công việc của một thợ in cho xưởng in của anh trai James. Do ham học, cậu đọc ngấu nghiến mọi thứ sách báo cậu có được.
Năm 1721, James Franklin lập ra một tờ báo lấy tên là New England Courant. Đây được coi là tờ báo độc lập đầu tiên ở xứ sở này. Khi đó, Ben tỏ ý muốn làm một người viết bài cho báo nhưng bị từ chối. Cậu bèn gửi bài theo bưu điện với bút danh là Mrs Silence Dogood, có vẻ như của một mệnh phụ. Và thật bất ngờ, những bài của cậu đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nó nêu ra những vấn đề xã hội mà rất nhiều thành phần quan tâm. Tuy nhiên, James đã rất khó chịu khi phát hiện ra tác giả của những bài viết này chính là thằng oắt em trai mình!
17 tuổi, Benjamin bỏ nhà tới Philadelphia để tìm việc làm. Những năm sau đó, chàng trai phải vật lộn mưu sinh. Chứng kiến sự trì trệ của xã hội, năm 1727, Franklin lập ra một hội lấy tên là Junto, gồm “những người thợ và thương nhân hy vọng hoàn thiện chính mình đồng thời hoàn thiện cộng đồng”.
Việc xuất hiện của Junto châm ngòi cho phong trào hình thành các tổ chức xã hội và nghề nghiệp khác nhau ở Philadelphia. Một trong những hoạt động quan trọng của Junto là đọc sách. Để có nhiều sách cho mọi người đọc, Franklin đã lập ra Library Company of Philadelphia (Công ty thư viện Philadelphia). Tiền mua sách do các hội viên đóng góp và các độc giả trả phí khi mượn sách. Công ty này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một trong những thư viện vĩ đại nhất thế giới.
Năm 1730, Franklin thành lập xưởng in của riêng mình, đồng thời lập ra tờ báo The Pennsylvania Gazette. Tờ báo này nhanh chóng trở thành diễn đàn bàn về việc cải cách xã hội. Với tư cách chủ bút và là người viết những bài quan trọng đề xuất những tư tưởng cách mạng, Benjamin Franklin nhanh chóng có được uy tín của một nhà cải cách thông thái.
Cùng năm, Franklin nhận là cha của một đứa bé tên là William và không cho biết mẹ nó là ai. Ông đã nuôi William cho đến khi người này trưởng thành và được chính Ông dàn xếp để làm Thống đốc New Jersey rồi trở thành nhân vật hoàn toàn bất đồng chính kiến với Ông: William là người bảo hoàng, trong khi Benjamin Franklin là nhà cải cách.
Tháng 9 năm đó, Franklin kết hôn (không hôn lễ) với bà Deborah Read, người đã từng có 2 đời chồng. Sau này, họ có với nhau 2 người con. Năm 1731, Franklin trở thành một trong những nhà lãnh đạo của Hội Tam Điểm ở Mỹ. Ông bắt đầu viết sách về tôn chỉ và hoạt động của hội này.
Năm 1743, Ông sáng lập Hội Triết Học Mỹ. Trong những năm tháng đó, vốn kiến thức mà ông tích lũy được về khoa học và kỹ thuật đã đưa Ông lên tầm một nhà khoa học thực thụ.
Ông phát hiện ra là có 2 loại điện và gọi chúng là điện âm và điện dương. Ông nêu ra nguyên lý bảo toàn điện tích. Ông phân loại được các chất thành chất dẫn điện và chất cách điện, nhờ đó đã không gặp nguy hiểm về tính mạng khi thu điện từ các đám mây. Ông là người đầu tiên phát hiện ra sự khác nhau giữa hướng gió trong cơn bão và hướng di chuyển của cơn bão, một điều rất quan trọng đối với dự báo bão. Ông tìm ra nguyên lý làm lạnh bằng hiện tượng bay hơi và đã tạo ra được nhiệt độ âm 14 độ C trong môi trường mùa hè bằng cách cho ether bay hơi.
Ông có những sáng chế đi vào lịch sử khoa học kỹ thuật. Trong số đó có:
– Cột thu lôi,
– Kính 2 tròng, lin,
– Kính 2 tròng,
– Ống thông tiểu mềm,
Năm 1753, Franklin được trao tặng Huy Chương Copley của Hội Hoàng Gia Anh giống như Viện Hàn lâm Khoa học…
Năm 1762, Ông được Đại học Oxford trao bằng tiến sĩ danh dự.
Trong đời sống xã hội, Franklin cũng có những đóng góp lớn lao. Ông đã:
– Lập ra công ty cứu hỏa đầu tiên tại Mỹ;
– Thành lập Viện Hàn lâm Philadelphia. Thực chất là trường đại học;
– Cùng với Tiến sĩ Thomas Bond thành lập bệnh viện Pennsylvania. Bệnh viện đầu tiên ở Mỹ.
Cuối thập niên 1740, Franklin bắt đầu các hoạt động với tư cách quan chức chính quyền. Ngoài các chức vụ trong chính quyền thành phố và vùng Pennsylvania .Khi đó chưa phải là một bang của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, vì chưa có liên bang. Ông còn đảm nhiệm công tác ngoại giao với Anh Quốc và Pháp…
Năm 1751, Ông được bầu vào Quốc hội Pennsylvania.
Năm 1754, Franklin lãnh đạo phái đoàn Pennsylvania tham gia Đại hội Albany. Tại đó, Ông đưa ra một tuyên ngôn về Liên Minh Thuộc Địa. Mặc dù tuyên ngôn không được thông qua, nhưng nó là cơ sở về tư tưởng cho Hiến Pháp Hợp Chúng Quốc sau này.
Từ 1757 đến 1762, Franklin sống ở Anh để giành tâm lực cho cuộc đấu tranh chống lại các đặc quyền đặc lợi của một số nhân vật Hoàng Gia Anh tại Mỹ và đòi quyền lợi kinh tế và chính trị cho các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ.
Năm 1763, Franklin thay mặt chính quyền Pennsylvania đứng ra dẹp một cuộc nổi loạn. Những người tham gia cuộc nổi loạn này khi đó đang tiến hành một cuộc trả thù tàn bạo đối với những người Indian Mỹ, người ‘da đỏ’. Như vậy, Franklin đã giúp người Indian Mỹ tránh được một cuộc thảm sát. Sau vụ đó, Franklin lớn tiếng lên án những quan điểm phân biệt chủng tộc hiện đang khá phổ biến trong dân chúng gốc Âu.
Trong các năm từ 1764 đến 1774, Franklin liên tục có mặt ở châu Âu để vận động cho công cuộc giải phóng thuộc địa Mỹ khỏi sự cai trị của Hoàng Gia Anh. Đến năm 1775 thì Ông trở thành phần tử nguy hiểm nhất trong mắt Hoàng Gia Anh. Tháng 3 năm đó, Ông rời Anh Quốc trở về Mỹ.
Ngày 5 tháng 5 năm 1775, chiến tranh cách mạng Mỹ bắt đầu. Trong cuộc chiến này, một số vùng mà sau này là các bang đã liên kết với nhau chống lại sự cai trị của Hoàng Gia Anh. Franklin được chọn làm đại diện của Pennsylvania tham gia Đại Hội Thuộc Địa lần 2.
Năm 1776, Franklin tham gia một ban gồm 5 người soạn thảo TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP trên cơ sở bản của Thomas Jefferson. Tháng 12 năm 1776, Franklin tới Pháp với tư cách công sứ Hoa Kỳ và làm việc tại đó mãi tới 1785. Trong thời gian đó, Ông đã thuyết phục chính quyền cộng hòa Pháp tham gia liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Uy tín của Ông ở Pháp lớn đến mức việc treo chân dung của Ông trong nhà trở thành mốt. Một người là le Ray Chaumont đã thuê họa sĩ Duplessis vẽ chân dung ông. Đến nay, nguyên bản của bức chân dung này vẫn còn được treo trong Phòng Tranh Chân Dung Quốc Gia ở Washington DC, và đó chính là bản gốc của chân dung Ông trên tờ 100 đô Mỹ.
Năm 1785, khi trở về Mỹ, Franklin đã trở thành người có ảnh hưởng thứ hai ở đất nước này, chỉ sau George Washington.
Những năm tháng cuối đời, Ông dành hết tâm sức cho công cuộc giải phóng nô lệ, chủ yếu là người da đen gốc Phi.
FRANKLIN LÀ NGƯỜI DUY NHẤT ĐỂ LẠI CHỮ KÝ TRONG CẢ 4 VĂN KIỆN LẬP QUỐC CỦA HOA KỲ, TRONG ĐÓ CÓ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ HIẾN PHÁP.
Benjamin Franklin cũng có năng khiếu và tham gia hoạt động nghệ thuật. Ông từng chơi mấy loại nhạc cụ và sáng tác nhạc. Ông là hội viên Hội Nghệ Thuật Hoàng Gia Anh nhiều năm. 200 năm sau, vào năm 1956, hội này đã lập ra Huy Chương Benjamin Franklin để trao tặng cho những tài năng nghệ thuật xuất sắc.
Về quan điểm Tôn giáo, Franklin tin vào Chúa Jesus.
Về đức hạnh, cả đời Ông luôn giữ vững 13 đức tính: ôn hòa, kín tiếng, ngăn nắp, quyết đoán, tiết kiệm, siêng năng, chân thành, công bằng, điều độ, sạch sẽ, tĩnh tại, giản dị, khiêm tốn.

Benjamin Franklin mất ngày 14 tháng 4 năm 1790 tại Philadelphia.

( Nguồn : FB Gia Nguyen)

Categories
6 - Trang lượm lặt

Bác sĩ Mỹ thí nghiệm thành công ghép thận heo cho người October 20, 2021


246888565_2130717323784390_6959119921683613375_n

NEW YORK, New York (NV) – Lần đầu tiên một trái thận (cật) của heo đã được ghép cho người, và hoạt động được, mà không ngay lập tức bị hệ thống miễn nhiễm của người chống lại, một điều có thể là bước tiến rất lớn để giúp giảm bớt sự thiếu hụt nội tạng của người để ghép cho các bệnh nhân đang mòn mỏi chờ đợi đến lượt mình.

Bản tin của CNN hôm Thứ Ba, 20 Tháng Mười nói rằng, cuộc thử nghiệm được thực hiện tại bệnh viện NYU Langone Health ở thành phố New York, trong đó sử dụng thận của một con heo đã được biến đổi gene, để không còn phân tử khiến có phản ứng chống trả ngay lập tức từ cơ thể người.
Người được nhận trái thận này là một bệnh nhân bị chết não và đang có các chỉ dấu suy thận. Gia đình của nữ bệnh nhân này đồng ý cho phép tiến hành cuộc thử nghiệm trước khi tháo gỡ máy trợ sinh, theo các chuyên gia tham dự cuộc thí nghiệm.
Trong suốt ba ngày, trái thận mới này được nối vào các mạch máu của bệnh nhân và được giữ bên ngoài cơ thể người này, giúp các nhà nghiên cứu có thể xem xét tình trạng của thận.
Bác sĩ ghép thận Robert Montgomery, cũng là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói rằng kết quả thử nghiệm cho thấy trái thận này “hoạt động bình thường, cho ra số lượng nước tiểu như trông đợi,” và không thấy có phản ứng chống trả mạnh mẽ của cơ thể như khi ghép thận heo chưa được đổi gene cho các con khỉ.
Bác Sĩ Montgomery cũng cho hay, lượng creatinine bất bình thường trong cơ thể bệnh nhân, vốn là chỉ dấu cho thấy thận không làm việc, đã trở lại bình thường sau khi được ghép thận heo.
Các nhà nghiên cứu từ vài thập niên qua đã xem xét việc dùng nội tạng thú vật để ghép cho người, nhưng luôn bị cản trở bởi phản ứng bác bỏ của hệ thống miễn nhiễm cơ thể.
Tại Mỹ, có khoảng 107,000 người hiện đang chờ được có cơ hội được ghép nội tạng, với hơn 90,000 trong số này chờ được có trái thận, theo tổ chức United Network for Organ Sharing. Thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận là ba năm.
Con heo dùng trong cuộc thí nghiệm đã được nhóm Revivicor thuộc công ty United Therapeutics Corp tạo thành.
Con heo đã biến đổi gene này được FDA chấp thuận hồi Tháng Mười Hai năm 2020 để dùng làm thức ăn cho người bị chứng dị ứng với thịt và cũng có thể được dùng trong các cuộc nghiên cứu giúp cho người.
Cơ quan FDA nói rằng các sản phẩm y tế từ các con heo loại này vẫn cần phải có giấy phép đặc biệt từ FDA trước khi được dùng trên con người.
Các nhà nghiên cứu nói sản phẩm từ con heo loại này có thể là nguồn cung cấp mọi thứ, từ van (valve) tim cho tới da dùng ghép cho người.
Bác Sĩ Montgomery nói cuộc thử nghiệm ghép thận này có thể mở đầu cho việc thử nghiệm trên các bệnh nhân bệnh thận trầm trọng, trong một hay hai năm tới.

Tuy nhiên, việc sử dụng nội tạng của thú vật cho người có thể gặp nhiều chống đối, gồm cả về mặt y đức và đạo đức. (V.Giang)