THỬ BÀN VỀ TỪ NGỮ “VIỆT KIỀU”

Huỳnh Văn Thế (“Múa rìu qua mắt thợ”)

Từ “Việt kiều” đã được dùng rộng rải trong mấy mươi năm qua. Có một số người cho rằng người trong nước gọi công dân nước ngoài gốc Việt bằng từ Việt kiều là sai nhưng không giải thích vì sao sai. Dù Tây học, viết tiếng Việt không ổn, tôi cũng thử “múa rìu qua mắt thợ”, không ai viết thì tôi viết căn cứ trên thông tục Việt Nam thời trước 1954, tùy đọc giả thẩm định.

Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam nhưng không hẳn là người Việt Nam, họ có thể là người nước ngoài nhập Việt tich (quốc tịch Việt Nam)

Thời Pháp thuộc nhiều người Trung Hoa thường trú trên đất nước Việt Nam. Người bản xứ (người Việt) gọi họ là Hoa kiều (hoặc khách trú).

Đến thời VNCH-1, Luật Quốc Tịch được ban hành vào năm 1957 (?), người Hoa kiều ùn ùn xin nhập Việt tịch (95-97%), họ trở thành người công dân Việt Nam, người Việt bản xứ gọi họ là người Việt gốc Hoa.

Từ đó, tôi hiểu chử “kiều” trong “Hoa kiều”, “Ấn kiều”…nói chung là “ngoại kiều hay khách trú”: “Hoa kiều” là từ ngữ người Việt Nam (bản xứ) dùng gọi người Trung Hoa (nước ngoài) thường trú trên đất nước Việt Nam. Tổng quát: “Ngoại kiều” (thường trú nhân) là từ ngữ người bản xứ dùng gọi người nước ngoài thường trú trên đất nước họ.

Chuyển sang “Việt kiều” => Việt kiều Mỹ?

Một thí dụ cụ thể: Tôi đến Mỹ ngày 25/8/88. Trong tháng đầu tôi là người tạm trú (transcient resident: thẻ trắng), sau dó tôi xin và được hưởng qui chế người thường trú (permanent resident; 5 năm; khách trú) và được cấp thẻ xanh (green card). Đối với người Hoa kỳ (bản xứ) tôi là Việt kiều: tôi là người nước ngoài (người Việt) thường trú trên đất nước họ (permanent resident: alien resident: green card holder).

Còn đối với người Việt trong và ngoài nước thì sao? Tôi vẫn là người Việt, là đồng bào của họ; tôi còn Việt tịch, còn là công dân Việt Nam (chiếu Luật Quốc tịch hiện hành của nước VN), tôi không là Việt kiều đới với người Việt mà là Việt kiều đối với người Mỹ: I was a “Việt kiều” (an alien resident) relative to Americans.

Năm 1993, đủ 5 năm “thường trú” tôi xin nhập Mỹ tịch và tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ: a Naturalized American: a Vietnamese-American (an American – citizen: omitted – of Vietnamese origin). Lưu ý: Theo Luật Mỹ, khi tuyên thệ nhập Mỹ tịch, đương sự không bị tước bỏ quốc tịch gốc vì Mỹ áp dụng qui tắc Song Tịch (dual citizenship): USA: Hợp Chủng Quốc

Đối với người Việt trong và ngoài nước thì sao? Tôi vẫn là người Việt, là đồng bào của họ; tôi vẫn còn Việt tịch, còn là công dân Việt vì tôi chưa xin từ bỏ và cũng chưa bị tước Việt tịch (chiếu theo Luật Mỹ và Luật Quốc Tịch hiện hành của CH-xhcn-VN)

Người Việt trong và ngoài nước gọi “người (công dân) Mỹ gốc Việt” là Việt kiều (hay “Việt kiều Mỹ”) thì không đúng. Gọi là “người Mỹ gốc Việt” (Vietnamese American) thì đúng

Huỳnh Văn Thế


THỬ BÀN VỀ QUỐC TỊCH CỦA “NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT”

Huỳnh Văn Thế (Luật gia, cựu sĩ quan Quân Pháp /QLVNCH)


Luật số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008 về quốc tịch Việt Nam

Điều 1. Định nghĩa

  1. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam khi sinh ra theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. => [Họ dùng nhóm từ ‘người gốc Việt Nam’ để chỉ người Việt Nam song tịch; thí dụ: Người Mỹ gốc Việt; hvt].Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch

Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác => [quy định khác: qui tắc: một quốc tịch; nhưng biệt lệ: song tịch để lôi kéo lại “khúc ruột tầm xa”, nguồn đô la và ngoại tệ khác; hvt)

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam => [chú ý]

  1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiĐiều 26. Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
  3. Được thôi quốc tịch Việt Nam => (Đức theo nguyên tắc “đơn tịch”, muốn xin nhập quốc tịch Đức phải có giấy chứng nhận xin thôi Việt tịch)
  4. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.

=> Thời hạng cuối để đăng ký để giử Việt tịch là ngày 30/6/2014 => (Luật Quốc tịch sửa đổi xóa bỏ khoản nầy; bên dưới)

Điều 43. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2009.

Luật này đã được Quốc hội nước CH xhcn VN thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và sửa đổi bổ sung ngày 24/6/2014


       Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung ngày 24/06/2014

Huỳnh Văn Thế (Luật gia, cựu sĩ quan Quân Pháp/ QLVNCH)

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

  1. (gốc): Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam /*/ và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký để để giử quốc tịch Việt Nam với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
  2. (sửa đổi): Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam /*/

=> bỏ đoạn “phải đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam”: đương nhiên còn giử quốc tịch Việt Nam

Tiến trình: Nếu từ thời Pháp thuộc đến thời VNCH Việt tịch không bị tước hay từ bỏ => thời XHCN: có định tước nhưng lại bỏ ý định (Luật Quốc Tịch) => USA: xin nhập Mỹ tịch, không bị tước Việt tịch (Mỹ: song tich) hay từ bỏ => người Mỹ gốc Việt: Mỹ tịch + Việt tịch: song tịch, (ngoại trừ những người xin rời bỏ, nếu có)

Tôi thấy hay hay lời một nữ Luật sư người Mỹ gốc Việt trên CNN, nên chép lại: “I’ll never not be Vietnamese, ’cause that’s my heritage. I can’t help being American, because it’s my country. And when I see that hyphen, Vietnamese-American, I see it as a bridge. That hyphen is a bridge of where I was, who I was, with who I am now, and where I am today.” => Việt tịch (Heritage) – Mỹ tịch (Today)

Huỳnh Văn Thế

Ps: Văn bản luật pháp Việt Nam thời xnch rất lờ mờ, quanh co tránh né, mâu thuẩn. Đến giai đoạn thi hành Luật lại lúng lúng, giải thích tùy tiện. Luật quốc tịch (đơn giản nhứt) lại rối mù vì có lôi kéo người gốc Việt còn là công dân Việt Nam nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân gốc Việt là gì? ….không biết!

Đọc thêm… Trang Thầy Huỳnh Văn Thế