Categories
Sưu Tầm

TIN TRONG TUẦN (MAY 24-30, 2020)


Tin mới sẽ post ở phía trên, xin trở lại tới hết tuần .
Vui lòng bấm vào links, bên dưới tựa bài để đọc :

USA TODAY

Mỹ đen giết Mỹ trắng !
Black men killed innocent White man for George Floyd!

Một đám Mỹ đen giết chết chủ tiệm người da trắng trên đường phố Dallas, bang Texas trong cuộc bạo loạn cho George Floyd.


The Latest: One dead in Indianapolis shootings amid protests

=> https://news.yahoo.com/latest-minn-gov-fully-mobilize-152755228.html

Protesters march through downtown L.A. protesting George Floyd’s death for a second night

Fires, arrests, curfews, confrontations: George Floyd protests continue nationwide

=> https://www.yahoo.com/news/protests-continue-nationwide-hundreds-arrested-190215707.html

WATCH “LIVE” RIOT COVERAGE IN LA AND ACROSS USA

Louisville TV Reporter Shot By Police During Live Broadcast Covering Street Protests

=> https://www.yahoo.com/news/louisville-tv-reporter-shot-rubber-173858673.html

San Jose California ups looters

TT Trump đe dọa dùng quân đội đối phó bạo lực ở Minneapolis

=> https://zingnews.vn/tt-trump-de-doa-dung-quan-doi-doi-pho-bao-luc-o-minneapolis-post1089925.html

Watch Live: Protests Continue in LA after Night of Violence and Unrest

Minneapolis Mayor Responds To Trump Calling Him ‘Very Weak’ As His City Burns

=> https://www.blabber.buzz/conservative-news/899688-minneapolis-mayor-responds-to-trump-calling-him-very-weak-as-his-city-burns-special?utm_source=c-mid&utm_medium=c-mid-email&utm_term=c-mid-Yahoo&utm_content=45YJ3J2klp7D9n8xS5F2sCGFC

Dueling claims: Trump blames Antifa for riots, Minnesota officials point fingers at white supremacists and cartels

=> https://www.foxnews.com/politics/trump-blames-antifa-riots-minnesota-officials-point-fingers-white-supremacists-dueling-claims

Minneapolis Protests Turn Deadly In Wake Of George Floyd’s Death In Police Custody | TODAY

Người biểu tình đốt đồn cảnh sát ở Minneapolis

=> https://zingnews.vn/nguoi-bieu-tinh-dot-don-canh-sat-o-minneapolis-post1089836.html

Tổng thống Trump lên tiếng vụ người da đen bị cảnh sát đè chết

=> https://zingnews.vn/tong-thong-trump-len-tieng-vu-nguoi-da-den-bi-canh-sat-de-chet-post1089431.html

Before George Floyd’s Death, Minneapolis Police Failed to Adopt Reforms, Remove Bad Officers

=> https://www.themarshallproject.org/2020/05/28/before-george-floyd-s-death-minneapolis-police-failed-to-adopt-reforms-remove-bad-officers?utm_source=pocket-newtab

================

Một quân nhân ở Kansas ủi xe lên kẻ nổ súng, cứu nhiều mạng người

=> https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/mot-quan-nhan-o-kansas-lai-xe-ui-len-hung-thu-no-sung-cuu-nhieu-mang-nguoi/

================

SpaceX makes history, launches NASA astronauts into space from US soil for the first time since 2011

=> https://www.foxnews.com/science/spacex-launches-nasa-astronauts?fbclid=IwAR1JMBUvPCmpYlrKIRQOZVd9qk9vbs3a4pfDX6b3fV12FHlDuV7Q-MDkucU

================

Hậu quả của việc Mỹ rút « quy chế thương mại đặc biệt » của Hồng Kông

=> http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200528-h%E1%BA%ADu-qu%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87c-m%E1%BB%B9-r%C3%BAt-quy-ch%E1%BA%BF-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t-c%E1%BB%A7a-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng

Tại sao ĐCSTQ gấp rút thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia” tại Hồng Kông?

=> https://trithucvn.net/blog/tai-sao-dcstq-gap-rut-thuc-day-luat-an-ninh-quoc-gia-tai-hong-kong.html

Mỹ liệt vào “danh sách đen” thêm 33 doanh nghiệp, tổ chức Trung Quốc

=> https://dantri.com.vn/kinh-doanh/my-liet-vao-danh-sach-den-them-33-doanh-nghiep-to-chuc-trung-quoc-20200524065625322.htm

================

Việt Nam và lo ngại người TQ ‘thâu tóm đất nơi trọng yếu’

=> https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52844776

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại: Một giải pháp giữ ổn định?

=> https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52839374

================

Sau Luật An ninh Hồng Kông, có thể sẽ là xâm lược quân sự Đài Loan?

=> https://trithucvn.net/the-gioi/sau-luat-an-ninh-hong-kong-co-the-se-la-xam-luoc-quan-su-dai-loan.html?fbclid=IwAR1E_4lDkenfOQSYrLJL_fpSh5kRgqcV7YTQm-4rrSWe1AQnIQe09D5jTpI

Đài Loan hứa giúp người Hồng Kông tị nạn khi Luật An ninh được thông qua

=> https://trithucvn.net/trung-quoc/dai-loan-hua-giup-nguoi-hong-kong-ti-nan-khi-luat-an-ninh-duoc-thong-qua.html

================

430.000 người ở đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước sinh hoạt

=> https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/430-000-nguoi-o-dbscl-bi-thieu-nuoc-sinh-hoat.html?fbclid=IwAR0uMRVEwOnL8fWbnv8kn8-tSY_vdfP2kJvBv22FSusUmiIhWPq_SThnhrs

================

TIN MỚI 29/5/2020 LỚN CHUYỆN RỒI: NẾU JOE BIDEN LÀM TỔNG THỐNG SẼ LÀ ĐẠI HỌA CHO CẢ NƯỚC MỸ…

================

Hoa Vi : Tư pháp Canada cho tiếp tục xử vụ dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ

=>  http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200528-hoa-vi-t%C6%B0-ph%C3%A1p-canada-cho-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-x%E1%BB%AD-v%E1%BB%A5-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%99-m%E1%BA%A1nh-v%C3%A3n-ch%C3%A2u-sang-m%E1%BB%B9?fbclid=IwAR1nRBTTbn_F8g7BMkBsadochunWeH12aueiqFWbVBx5PalCQ7PVpAmtseM

Trung Quốc nổi giận sau phán quyết của tòa án Canada đối với “công chúa Huawei”

=> https://alouc.com/cong-dong-mang/trung-quoc-noi-gian-sau-phan-quyet-cua-toa-an-canada-doi-voi-cong-chua-huawei?fbclid=IwAR19NM6vXYaJhTx_CJXQ-lA61zOKOjx0MvNUHwYj1MyUR9NpG0LZZHU1BC0

================

TT Trump đeo khẩu trang mà… giấu

=> https://saigonnhonews.com/thoi-su/tin-nong/tt-trump-deo-khau-trang-magiau/?fbclid=IwAR2vrQX4jx4kOvMYq7q9ba50DOmvvXek7vBi28C2fYO8-OcKEYG3OSfPBdw

=================

Chính trị gia 23 nước lên án Trung Quốc định áp đặt luật ANQG lên Hồng Kông

=> https://trithucvn.net/the-gioi/chinh-tri-gia-23-nuoc-len-an-trung-quoc-dinh-ap-dat-luat-anqg-len-hong-kong.html?fbclid=IwAR0cGR2-mLYi8S-J7P71VZ-gq4-CY-cfqkz6edr7znmcU2t4KPqK1eJNkBI

Quốc Hội Trung Quốc thông qua luật an ninh Hồng Kông

=> http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200528-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-trung-qu%E1%BB%91c-th%C3%B4ng-qua-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng?fbclid=IwAR2RJrDThBbuXEbsZxy081oqDM3mo0-4LnKw_eW9oLzR02Au2Y5ab1cWhb0&ref=fb

Ảnh: Hồng Kông bắt giữ 180 người biểu tình phản đối dự luật quốc ca

=> https://www.ntdvn.com/the-gioi/anh-hong-kong-tiep-tuc-cang-thang-vi-du-luat-quoc-ca-40831.html?fbclid=IwAR13FqeokEVIYQB1dbjSxQQjzFtaktGnrvhLupb0rLREQfX-l3ouiUmIjVE

=================

Vì sao nam giới dễ dính COVID hơn phụ nữ? (VOA)

=================

Tweet của Tổng thống Trump gọi ông Triệu Lập Kiên là kẻ ngốc?

=> https://trithucvn.net/the-gioi/tweet-cua-tong-thong-trump-goi-ong-trieu-lap-kien-la-ke-ngoc.html?fbclid=IwAR2pM2sxo9DYNyX7QslaHheYPk96jrpfy9Id6ZH1J4Wqueb9Ci_URL8nhMo

=================

Chính trị gia Ý yêu cầu bắt giữ Bill Gates vì ‘tội ác chống lại loài người’

=> https://www.ntdvn.com/the-gioi/bat-giu-bill-gates-vi-toi-ac-chong-lai-loai-nguoi-38949.html?fbclid=IwAR3aQ4NYmnERiZ1281qhSBG7ArCq7bvB-djBkgLXpu80NZs5hPTvXuC_CqY

=================

Đập Tam Hiệp: ‘Lời nguyền tử huyệt’ bắt đầu ám ảnh Trung Quốc?

=> https://daikynguyen.tv/the-gioi/dap-tam-hiep-loi-nguyen-tu-huyet-bat-dau-am-anh-trung-quoc.html

=================

Senate passes bill removing rogue Chinese firms from US stock exchanges

=> https://www.foxbusiness.com/markets/senate-passes-bill-delisting-rogue-chinese-companies?fbclid=IwAR35nNOOK-J99Zaj063OGjT2hJ2lj6GngIoP5fv7S-jC64E3iIv3Y5M7iIM

=================

Categories
Việt Nam

Chương trình giải trí của Trung Quốc dùng Nhã nhạc cung đình Huế


Tàu + hết cướp biển, cướp đất, ăn cắp áo dài của VN rồi gọi là 1 trong những quốc phục của Tàu; giờ lại ăn cắp nhạc !

Chương trình truyền hình thực tế “Sáng tạo doanh 2020” của Trung Quốc bị người Việt Nam phát hiện sử dụng Nhã nhạc cung đình Huế làm nhạc dạo cho một tiết mục biểu diễn của các thực tập sinh.

Sáng tạo doanh 2020
Phần biểu diễn của các thực tập sinh chương trình ‘Sáng tạo doanh 2020’ sử dụng Nhã nhạc cung đình Huế. (Ảnh chụp màn hình/WeTV)

Trong tập 7 Sáng tạo doanh 2020, ở tiết mục Tiểu thư và bốn chàng soái ca, một đoạn Nhã nhạc cung đình Huế được sử dụng làm phần mở đầu nhạc dạo. Đoạn nhạc kéo dài khoảng 20 giây, của bản Lưu Thủy – Kim Tiền.

Trong tiết mục này, 5 nữ thực tập sinh mặc trang phục xưa của Trung Quốc, giới thiệu bản thân sau đó bắt đầu tiết mục trình diễn.

 

.

Do trong phần phát sóng, đoạn nhạc nền không được ghi chú tên ca khúc hay nguồn nhạc, nhiều người Việt Nam cho rằng việc dùng nhạc Việt Nam kết hợp với tiết mục trong một chương trình giải trí Trung Quốc, có thể khiến cho người xem quốc tế hiểu lầm rằng Nhã nhạc cung đình Huế là của Trung Quốc.

Sáng tạo doanh 2020 (CHUANG 2020 – Produce Camp 2020) là chương trình thực tế của Trung Quốc, đang thu hút đông người xem và không ít khán giả trẻ người Việt. Chương trình được chiếu trên WeTV – ứng dụng giải trí trực tuyến Việt Nam.

Lưu Thủy Kim Tiền – Xuân Phong Long Hổ – Ban Nhạc Trúc Xanh

Cùng trong tháng 5, phim cổ trang Trung Quốc “Thịnh Đường Huyễn Dạ” (được chiếu trên VTV8) bị phát hiện sử dụng Nhã nhạc cung đình Huế trong một cảnh phim.

 

 

 

Hai phân đoạn trong phim “Thịnh Đường huyễn dạ” sử dụng Nhã nhạc cung đình Huế

NSƯT Hoàng Trọng Cương, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế cho biết  các nhà làm phim đã sử dụng một đoạn của hai bài Kim tiền và Long Hổ từ một đoạn của dàn nhạc dân tộc Việt Nam (chưa xác định là của dàn nhạc ở địa phương nào). Đoạn nhạc đã được cải biên, chắp nối, không phải do dàn Nhã nhạc cung đình Huế trình tấu. Phía đài VTV8 sau đó đã ngưng phát sóng phim.

Nguyễn Sơn
.
Categories
Thế Giới

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang dồn ĐCSTQ đến chân tường sụp đổ?


Xuân Trường

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang dồn ĐCSTQ đến chân tường sụp đổ?
Gần đây, Tổng thống Donald Trump cùng các quan chức hàng đầu trong nội các của ông đã có những phát biểu và hành động cực kỳ cứng rắn, trong cuộc đối đầu toàn diện với ĐCSTQ. (Ảnh tổng hợp)

Bình luậnXuân Trường • 12:41, 23/05/20• 37060 lượt xem  

Liên tiếp trong những ngày gần đây, Tổng thống Donald Trump cùng các quan chức hàng đầu trong nội các của ông đã có những phát biểu và hành động cực kỳ cứng rắn, trong cuộc đối đầu toàn diện với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà đại dịch virus chỉ là “giọt nước tràn ly”. Sâu xa hơn trong những nỗ lực này chính là làm sụp đổ ĐCSTQ – một thể chế “nổi tiếng” tàn bạo, dối trá và bất lương nhất hành tinh.Kể từ năm 1972, sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Richard Nixon và Mao Trạch Đông, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, thì chỉ trong vòng hơn 3 năm trở lại đây, lịch sử đương đại thế giới chưa từng ghi nhận bất kỳ một cuộc đối đầu gay cấn nào giữa Mỹ và Trung Quốc như dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump trên mọi lĩnh vực: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và cả hệ tư tưởng…

Virus Vũ Hán nối dài bản “cáo trạng” mà Mỹ nhắm vào ĐCSTQ

Khi virus lan rộng, ĐCSTQ đã tìm mọi cách che giấu nguồn gốc, phá hủy bằng chứng mẫu và bắt giữ những người tố giác. ĐCSTQ ráo riết thu gom khẩu trang trên toàn thế giới, chỉ để “đảm bảo” rằng các quốc gia khác sẽ không có mà dùng khi đại dịch bùng phát, và phải quỵ luỵ trước “ân sủng” của Trung Quốc.

ĐCSTQ đã dựa vào WHO để chỉ trích bất kỳ quốc gia nào nỗ lực chặn các chuyến bay từ Trung Quốc, điều này cho phép ĐCSTQ “xuất khẩu” thành công đại dịch ra toàn thế giới.

Trong số các mục tiêu của ĐCSTQ trong đại dịch, thì mục tiêu chính là phá vỡ nền kinh tế cường quốc hàng đầu, tạo ra sự hỗn loạn cho xã hội Mỹ và làm “tổn thương” cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump. Bởi chưa có một đời Tổng thống Mỹ nào lại có thể làm ĐCSTQ liểng xiểng như dưới thời chính quyền Donald Trump.

Mục tiêu chính của ĐCSTQ là phá vỡ nền kinh tế cường quốc hàng đầu, tạo ra sự hỗn loạn cho xã hội Mỹ và làm “tổn thương” cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Getty)

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã kéo dài thêm bản “cáo trạng” mà Tổng thống Trump nhắm vào các lãnh đạo ĐCSTQ, từ cạnh tranh bất chính, đánh cắp công nghệ, chèn ép Đài Loan, đàn áp Hồng Kông và ức hiếp các nước láng giềng ở Biển Đông.

Mỹ nhắm vào 3 mối đe doạ của ĐCSTQ trong đại dịch

Ngày 6/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo thức tỉnh cả thế giới trước họa virus của ĐCSTQ: “Tôi nghĩ rằng cả thế giới giờ đây có thể thấy rằng chế độ này (ĐCSTQ), chế độ độc đoán này khác biệt với chúng ta… Chúng tôi vẫn chưa có mẫu mà chúng tôi cần. Chúng tôi vẫn không có quyền truy cập. Họ tiếp tục mờ ám và tiếp tục từ chối quyền truy cập thông tin quan trọng mà các nhà nghiên cứu, các nhà dịch tễ học của chúng tôi đang cần để tìm hiểu”. 

Các quốc gia trên thế giới nhận ra rằng, ĐCSTQ kiểm soát hầu hết các nguồn cung cấp y tế và dược phẩm cơ bản của thế giới, đây là một mối đe dọa. ĐCSTQ tiếp tục trấn áp người dân trong nước bằng các công cụ kiểm duyệt, giám sát, theo dõi và tra tấn. Ngoài ra, còn phải kể đến ba mối đe dọa nghiêm trọng khác của ĐCSTQ:

  • Thí nghiệm sinh học: 

Với sự hỗ trợ của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) do Tiến sĩ Anthony Fauci đứng đầu, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã tài trợ 7,4 triệu đô la trong 6 năm (2013-2019) cho Viện Virus học Vũ Hán để tiếp tục các nghiên cứu về chủng virus corona ở loài dơi. Phòng thí nghiệm Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu can thiệp để khiến một số chủng virus trở nên nguy hiểm hơn.

Được tài trợ số tiền lớn trong vòng 6 năm, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu can thiệp để khiến một số chủng virus trở nên nguy hiểm hơn.

Hiện các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 30 đột biến khác nhau ở chủng virus corona Vũ Hán và phát hiện thấy một số đột biến có thể dẫn đến làm gia tăng tính lây nhiễm. Nói cách khác, thế giới phải đối mặt với các đột biến virus đang diễn ra không ngừng, và các mối đe dọa sinh học do ĐCSTQ gây ra.

Hiện nay, chính quyền Mỹ đang điều tra về khoản tài trợ cho phòng thí nghiệm Vũ Hán, và truy tìm phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch. Một số chuyên gia thậm chí kêu gọi Washington tuyên chiến với Trung Quốc, nếu như có bằng chứng virus Vũ Hán được sử dụng để gây chiến tranh sinh học.

  • Trại cải tạo và thu hoạch nội tạng: 

Ngày 1/3, ca ghép phổi đầu tiên trên thế giới cho một bệnh nhân bị nhiễm virus Vũ Hán đã được ĐCSTQ ca ngợi là một thành công đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, làm thế nào các bác sĩ Trung Quốc lại có thể có được hai lá phổi hiến tặng nhanh như vậy trong thời điểm Trung Quốc bị phong toả.

Ngày 24/2, bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán bị tổn thương 2 lá phổi nghiêm trọng đã chỉ phải chờ đợi 5 ngày để nhận được phổi phù hợp từ một người hiến tặng chết não ở tỉnh Quý Châu. Đây quả là bước “đột phá” thần tốc của Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia nào, nơi mà trung bình một bệnh nhân chờ ghép phổi có thể phải chờ đợi vài năm.

Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, làm thế nào các bác sĩ Trung Quốc lại có thể có được hai lá phổi hiến tặng nhanh như vậy trong thời điểm Trung Quốc bị phong toả. 

Chỉ vài tuần sau, một ca ghép phổi tương tự đã được tiến hành tại Bệnh viện của Đại học Y khoa Chiết Giang (Bắc Kinh). Việc hai ca ghép phổi liên tiếp diễn ra trong thời điểm Trung Quốc phong tỏa, và không có thông tin chính thức về người hiến tạng có tự nguyện hay không đã khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ.

Cùng thời điểm ĐCSTQ ca ngợi ca phẫu thuật ghép phổi thì tại Anh, Tòa án London về Thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc đã ra phán quyết cuối cùng vào ngày 1/3/2020.

Tòa án đã đưa ra những bằng chứng về việc Trung Quốc đã tiến hành mổ cướp nội tạng sống của rất nhiều tù nhân lương tâm. Nhiều nạn nhân đã bị cắt bỏ thận, gan, tim, phổi, giác mạc, và da khi vẫn còn sống và các cơ quan nội tạng này đã trở thành món hàng đắt giá để giao dịch.

Dưới áp lực toàn cầu, ĐCSTQ đã phải “nhào nặn” ra bản cam kết (2015) không lấy nội tạng từ các tử tù. Bất chấp “cam kết” đó, dữ liệu doanh thu của ngành thu hoạch tạng tại Trung Quốc vẫn tăng vọt, ước tính 1 tỷ đô la lợi nhuận mỗi năm.

Phán quyết cuối cùng của Tòa án độc lập tại London công bố đã cung cấp các bằng chứng gây sốc rằng, người đứng đầu ĐCSTQ Giang Trạch Dân (nhiệm kỳ 1993-2003) đã ban hành lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong các trại giam.

Ngoài ra còn có các tín đồ Thiên Chúa giáo, Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam, và không có lý do gì để tin rằng họ không trở thành nạn nhân tiếp theo của ngành kinh doanh nội tạng khủng khiếp của ĐCSTQ.

Ngành công nghiệp ghép tạng mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nhiều năm qua, ĐCSTQ bị cáo buộc tội ác thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. (Nguồn: video)

  • Truyền bá tư tưởng, chiến thuật của ĐCSTQ để lũng đoạn WHO 

Trong báo cáo Chiến lược An ninh quốc gia, chính quyền Tổng thống Trump đã nêu ra một thách thức, rằng “các tổ chức quốc tế luôn bị chi phối bởi một lợi ích chung toàn cầu”. Điều này cho thấy những nhận định chuẩn xác của Tổng thống Trump đối với sự thao túng của ĐCSTQ trong các tổ chức quốc tế là rất rõ ràng, và WHO là một trong số đó.

Cuộc khủng hoảng virus đã hé lộ ĐCSTQ đã làm “hư hỏng” WHO một cách tàn tệ như thế nào. Từ một tổ chức được thiết lập trên cơ sở cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực sức khỏe, và giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng thì vì lý do chính trị, WHO đã bỏ qua những cảnh báo đáng tin cậy của Đài Loan, và thay vào đó lại “tin tưởng” những thống kê sai lệch do ĐCSTQ cung cấp.

Các quan chức WHO còn tiếp tay “khuếch đại” các tuyên bố ban đầu của ĐCSTQ rằng, loại virus này không gây nguy hiểm cho việc lây truyền từ người sang người. Sự bạc nhược của WHO còn đạt “tầm cao” mới khi ông Tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus đã trì hoãn công bố dịch Viêm phổi Vũ Hán là một đại dịch, và thay vào đó còn cảm ơn Trung Quốc vì “đã làm cho chúng ta an toàn hơn”. WHO cũng đã từ chối cho phép thành viên Đài Loan tham dự các cuộc họp, và điều này cho thấy ĐCSTQ đã chi phối các quan chức của WHO quá rõ ràng.

ĐCSTQ đã làm biến chất, tha hóa các tổ chức quốc tế để phục vụ lợi ích riêng cho mình. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã phơi bày hoàn toàn những mặt tối của WHO khi tổ chức này luôn tìm cách bao che cho sự thất bại trong việc ngăn chặn virus lây lan của Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Tiến xa hơn, WHO còn chỉ trích lệnh hạn chế du lịch của Tổng thống Trump áp dụng đối với Trung Quốc. Khi một số quan chức ĐCSTQ loan tin rằng virus Vũ Hán không phải xuất xứ từ Trung Quốc, thì Tổng giám đốc WHO hòa nhịp với Bắc Kinh khi cho rằng, Trung Quốc đã “mua thời gian” để thế giới có khả năng đối phó với khủng hoảng.

Những tuyên bố của ông Tedros còn được các quan chức dưới quyền của ông ta lặp đi lặp lại ca ngợi mô hình quản lý độc tài của ĐCSTQ thay vì lên án nó, cho thấy bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang định hình câu chuyện bỉ ổi vô cùng hiệu quả.

Khi làm “phát ngôn viên” cho bộ máy tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ, ông Tổng giám đốc WHO quên mất thực tế rằng, Mỹ là quốc gia đóng góp tài chính lớn nhất cho tổ chức này, chiếm khoảng 15% ngân sách của WHO. Hiện WHO đang dựa vào nguồn tài trợ chủ yếu từ Bill Gates – vị tỷ phú có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ này đã “sử dụng” WHO như là một nơi để thử nghiệm, lăng xê và kinh doanh vắc-xin…

Bill Gates - vị tỷ phú có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ này đã “sử dụng” WHO như là một nơi để thử nghiệm, lăng xê và kinh doanh vắc-xin...

Không có chính quyền nào “tuyên chiến” mạnh mẽ với ĐCSTQ như vậy

Các nhà quan sát nhận định, trước khi khởi động cỗ máy “chiến tranh”, thường sẽ được bắt đầu bởi một cuộc chiến ngôn từ mạnh mẽ.

Từ vị thế “ngư ông đắc lợi” khi các quốc gia trên thế giới kiệt quệ đối phó với đại dịch, nay ĐCSTQ đang quay cuồng lo chống đỡ trước sức ép ngày càng gia tăng từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nửa thế kỷ qua dù Mỹ và Trung Quốc có nhiều bất đồng khác biệt, nhưng chưa bao giờ sự đối kháng giữa hai nước lại “rực lửa” như lúc này. Ngay cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush (cha) cũng chưa hề có những lời lẽ mạnh mẽ với ĐCSTQ.

Trong suốt 78 năm thành lập, chưa bao giờ WHO lại chao đảo như hiện nay, bất chấp sự “chống lưng” mãnh liệt của ĐCSTQ. Ngày 19/5, 194 quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua Nghị quyết mở một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với dịch COVID-19. Nghị quyết này được thông qua ngay sau khi Tổng thống Trump dọa sẽ rút Mỹ khỏi WHO, cũng như cáo buộc tổ chức này là “con rối của Trung Quốc”.

Trong suốt 78 năm thành lập, chưa bao giờ WHO lại chao đảo như hiện nay, bất chấp sự “chống lưng” mãnh liệt của ĐCSTQ.

Trong vài tuần qua, người ta có thể dễ dàng nhận thấy một cuộc chiến ngôn từ mạnh mẽ chưa từng thấy từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm vào ĐCSTQ. Có thể nói, chưa có một đời tổng thống Mỹ nào lại có thái độ “quyết chiến” tổng lực đến như thế với ĐCSTQ thời kỳ hậu Mao Trạch Đông.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump mô tả đại dịch Covid-19 là “vụ tấn công tồi tệ nhất” với nước Mỹ: “Chúng ta đã trải qua vụ tấn công tồi tệ nhất mà chúng ta từng có ở đất nước này… Điều này còn tệ hơn Trân Châu Cảng, tệ hơn cả Trung tâm Thương mại Thế giới… Và điều này đáng lẽ không bao giờ xảy ra. Nó có thể đã được chặn lại tại nơi bắt đầu. Nó có thể đã được chặn lại ở Trung Quốc. Nhưng điều đó đã không xảy ra”. 

Tổng thống Trump đã mô tả cuộc tấn công của virus Vũ Hán là một vụ “Trân Châu Cảng” chống lại Hoa Kỳ. Rất dễ để có thể nhận ra đó là ngôn từ “tuyên chiến” với ĐCSTQ.

Tương tự, Peter Navarro – một trong những cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Trump là người thường xuyên có những phát biểu trực diện về ĐCSTQ và gần đây, ông đã nhắc đến cụm từ “chiến tranh” trên Fox & Friends“Chúng ta đang có chiến tranh, không hề nhầm lẫn về điều đó. Trung Quốc phát tán ra một loại virus trên thế giới”.

Cố vấn kinh tế cấp cao Peter Navarro nói: “Chúng ta đang có chiến tranh, không hề nhầm lẫn về điều đó. Trung Quốc phát tán ra một loại virus trên thế giới”.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhiều lần chỉ trích và gần đây khẳng định rằng có “bằng chứng to lớn” cho thấy, phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán là nơi bắt nguồn của chủng coronavirus Vũ Hán: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng ĐCSTQ đã làm tất cả những gì có thể để thế giới không thể theo kịp những gì đang diễn ra. Chúng tôi đã thấy họ đuổi các nhà báo. Chúng tôi thấy các chuyên gia y tế ở Trung Quốc buộc phải im lặng… Vào tháng 3, Bắc Kinh đã thắt chặt quy trình kiểm duyệt xung quanh nghiên cứu y học về virus và nguồn gốc của nó. Bắc Kinh cũng đã gỡ xuống nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học liên quan đến virus đã được công bố trước đây trên web”. 

Cựu Cố vấn của Tổng thống Trump là Steve Bannon trong cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times gần đây cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không cần phải làm cho nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Những gì chúng ta phải làm là làm sụp đổ ĐCSTQ… Họ biết virus này nguy hiểm đến mức nào. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ thật giả dối.

…Điều tốt đẹp có thể phát sinh từ đại dịch này chính là sự tự do của người dân Trung Quốc. Và mọi người cần phải hiểu nếu bạn ủng hộ ĐCSTQ, bạn là người phân biệt chủng tộc, nếu bạn ủng hộ ĐCSTQ, bạn là một kẻ bài ngoại vì bạn đang ủng hộ những kẻ tàn bạo nhất Trái Đất đang đàn áp 1,4 tỷ người ở Trung Quốc. Và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Bất cứ ai ủng hộ chế độ này sẽ phải chịu trách nhiệm. Hoàn toàn không nghi ngờ rằng chế độ này sẽ sụp đổ. Giống như Đức Quốc xã đã sụp đổ, giống như Mussolini và những kẻ phát xít đã sụp đổ, giống như các ủy viên và Liên bang Xô viết sụp đổ. ĐCSTQ là kẻ tiếp theo bị ném vào thùng rác của lịch sử.”

“Chúng ta không cần phải làm cho nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Những gì chúng ta phải làm là làm sụp đổ ĐCSTQ… ĐCSTQ là kẻ tiếp theo bị ném vào thùng rác của lịch sử."

Steve Bannon cho biết thêm rằng hiện chính quyền Donald Trump đang tiến hành cuộc “chiến tranh thông tin và kinh tế” với ĐCSTQ. Theo sau cuộc chiến ngôn từ – một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy là các hành động quyết liệt đang diễn ra và được triển khai mà không cần cảnh báo…

Chiến dịch đối đầu toàn diện với ĐCSTQ của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh cuộc đối đầu với ĐCSTQ trên nhiều mặt trận, sau khi đưa ra tuyên bố cứng rắn chưa từng thấy kể từ khi quan hệ giữa hai nước căng thẳng vì những chỉ trích xoay quanh đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trả lời phỏng vấn Fox Business ngày 14/5 về Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Trump nói: “Tôi có quan hệ rất tốt với ông Tập Cận Bình nhưng hiện tại tôi không muốn nói chuyện với ông ta… Chúng ta có thể cắt đứt mọi mối quan hệ với Trung Quốc”.

Không hứng thú” đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc: Tổng thống Trump đã bác ý tưởng đàm phán lại thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc vì cho cho rằng “Bắc Kinh muốn thay đổi có lợi cho phía họ”, bất chấp Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong thỏa thuận bằng cách đưa ra danh sách gồm 79 sản phẩm của Mỹ đủ điều kiện miễn thuế như đất hiếm, quặng vàng, quặng bạc…

"Tôi có quan hệ rất tốt với ông Tập Cận Bình nhưng hiện tại tôi không muốn nói chuyện với ông ta… Chúng ta có thể cắt đứt mọi mối quan hệ với Trung Quốc".

Loại công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật yêu cầu các công ty nước ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về kiểm toán và các quy định tài chính khác, trong đó các công ty bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán phải tiết lộ liệu họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không. Dự luật áp dụng cho tất cả các công ty nước ngoài, nhưng ai cũng biết chủ yếu là nhắm vào Trung Quốc.

Chặn nguồn cung chip toàn cầu đối với Huawei: Theo đó các sản phẩm bên ngoài nước Mỹ nhưng sử dụng công nghệ Mỹ phải tuân theo quy định xuất khẩu của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa Huawei không thể tiếp cận nguồn cung chip từ nhà cung ứng chất bán dẫn lớn nhất thế giới TMSC. Thượng nghị sĩ Ben Sasse, thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cho biết, quy định này để nhằm ngăn chặn ĐCSTQ sở hữu được công nghệ bán dẫn của Mỹ. Lệnh cấm có thể ảnh hưởng đến quá trình triển khai mạng 5G trên toàn cầu – vốn là xương sống cho kế hoạch phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Cáo buộc Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về virus corona: FBI cùng Cơ quan An ninh mạng và Hạ tầng kỹ thuật (CISA) trực thuộc Bộ An ninh Nội địa cùng đưa ra lời cảnh báo chung rằng, các tin tặc “có liên quan với Trung Quốc” đang tấn công các cơ sở y tế, dược phẩm, nghiên cứu vắc xin… FBI cho biết các tin tặc này bị phát hiện đang cố gắng “xác định và thu thập bất hợp pháp các tài sản trí tuệ giá trị, dữ liệu y tế công cộng liên quan tới vắc-xin và điều trị virus corona”. 

Chính quyền tổng thống Donald Trump đang và sẽ thúc đẩy nhiều chương trình nghị sự trên mọi phương diện nhằm trừng phạt và ép buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho tấn thảm kịch mà nó đã gây ra cho nhân loại, đặc biệt là nước Mỹ.

Hạn chế đầu tư vào các công ty Trung Quốc: Ủy ban Đầu tư Tiết kiệm Hưu trí Liên bang (FRTIB) đã bỏ phiếu nhất trí tạm dừng kế hoạch dùng hàng tỷ đôla tiền hưu trí của công dân Mỹ để mua cổ phiếu của khoảng 8% công ty Trung Quốc. Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, hội đồng quản trị đã tạm dừng tất cả các khoản đầu tư này để chuyển sang thị trường chứng khoán quốc tế rộng lớn hơn nhằm tránh những rủi ro bị Trung Quốc xử phạt, cấm vận, tẩy chay… dễ khiến khoản tiền tiết kiệm của công dân Mỹ có nguy cơ bị mất trắng.

“Thả nổi” yêu cầu Trung Quốc bồi thường: Cựu nhân sự quản lý cấp cao trong tập đoàn Trump Organization là ông George Sorial cho biết, ông đang tham gia một đơn kiện tập thể mà bị đơn là Trung Quốc. Đồng thời, ông và một số quan chức cấp cao trong Nhà Trắng đã bàn bạc về khả năng Hạn chế quyền miễn trừ quốc gia của Trung Quốc.

Ngoài ra, Hiệp hội Trái chủ Mỹ (ABF) đang nắm giữ khối trái phiếu 1.600 tỷ đô la của Trung Quốc (cả gốc và lãi) từ thời nhà Thanh, đã đề nghị chính quyền Tổng thống Trump đòi Trung Quốc phải trả nợ món tiền này. Bà Jonna Bianco, Chủ tịch ABF trả lời phỏng vấn Fox Business cho biết: “Tổng thống Trump khẳng định với tôi rằng ông ấy sẽ thực hiện thỏa thuận này, sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”. 

"Giấc mộng Trung Hoa" mà ông Tập Cận Bình khởi xướng đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Giờ đây, Trung Quốc phải liên tiếp chống đỡ những đòn giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị suy yếu sau 3 năm thương chiến với Mỹ.

Mỹ sát cánh Đài Loan và ủng hộ Úc: Ông Mike Pompeo đã trở thành Ngoại trưởng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ chúc mừng Tổng thống Đài Loan đắc cử. Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ sau “động thái” chưa từng có này của Ngoại trưởng Mike Pompeo, và cảnh báo rằng “con đường dẫn đến cái chết” của Đài Loan và “mọi thiệt hại cho lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ bị phản đối mạnh mẽ”. Căng thẳng leo thang hơn nữa khi chính quyền Tổng thống Trump vừa phê duyệt thương vụ bán ngư lôi tiên tiến cho Đài Loan trị giá 180 triệu đô la.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc khi nước này đe dọa trả đũa kinh tế Úc. Ông cho biết chính quyền Tổng thống Trump hoàn toàn ủng hộ chính phủ Úc thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona: “ĐCSTQ đã chọn đe dọa Úc bằng kinh tế vì hành động đơn giản là yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.” 

Đẩy mạnh chiến dịch “Thoát Trung”: Đại dịch đã làm rõ bản chất lưu manh xảo trá của ĐCSTQ và nguy cơ lệ thuộc chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Điều này chỉ càng củng cố thêm quyết tâm của chính quyền Tổng thống Trump tách rời nền kinh tế và liên kết công nghệ khỏi quốc gia độc tài này. Khi được hỏi liệu việc đưa các ngành sản xuất quan trọng trở lại Mỹ có phải là một mục tiêu thực tế, Tổng thống Trump cho biết: “Chúng tôi đang làm điều đó vì tôi đang thay đổi tất cả chính sách đó”.

Bản chất lưu manh xảo trá và hung hăng của ĐCSTQ chỉ càng củng cố quyết tâm "thoát Trung" của các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.

Bằng chứng mới nhất là Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các hãng viễn thông tháo hết thiết bị “made in China” ra khỏi hệ thống mạng của họ, cũng như cổ vũ các quốc gia đồng minh tại EU và Nhật Bản ồ ạt chuyển rời công ty ra khỏi Trung Quốc. Sắp tới sẽ có 27 công ty Mỹ sẽ di dời từ Trung Quốc sang Indonesia.

Mọi ngả đường đều dẫn đến ĐCSTQ sụp đổ

Từ khẩu chiến cho tới hành động, Tổng thống Donald Trump và các quan chức hàng đầu trong nội các của ông đang tạo tiền đề cho nỗ lực chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Nước Mỹ dưới sự quyết đoán của Tổng thống Trump có khá nhiều “vũ khí” lựa chọn cho các cuộc tấn công “trả đũa” ĐCSTQ, như cấm vận và hạn chế thương mại; vô hiệu hóa Kho bạc Hoa Kỳ do Trung Quốc nắm giữ, hay “vũ khí” địa chính trị như tăng tài trợ vũ khí và bảo vệ Đài Loan…, và hơn thế nữa là chế tài liên tục nhằm cô lập ĐCSTQ.

Đại dịch đã làm lộ rõ hơn dã tâm của ĐCSTQ, và tất yếu dẫn tới sự sụp đổ của nó, sẽ tạo ra những làn sóng tự do khổng lồ lan tỏa khắp thế giới bởi những “con rối” Google, Facebook, Twitter, Youtube, Microsoft… cùng các tổ chức quốc tế “tay sai” ngắt kết nối với “ông chủ” ĐCSTQ.

Nền kinh tế phụ thuộc phần lớn nhờ vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị suy yếu khi đối mặt với sự cô lập của quốc tế. ĐCSTQ dù 'lớn tiếng' đến mấy cũng không khó để nhận ra rằng, những dấu hiệu về sự sụp đổ tối chung là điều không tránh khỏi, đó chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Ảnh: Dự ngôn 'Thiết Bản Đồ' tiên tri về sự sụp đổ của ĐCSTQ. (Nguồn: tổng hợp)

Dự đoán khoảng một phần ba Quốc hội Mỹ (trong đó đa số là các nghị viên Đảng Dân chủ) cũng sẽ bị rút “tài trợ” đột ngột, vì họ cũng là những “con rối” đang “đấu thầu” cho Trung Quốc. Và văn phòng của Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein (California) – nơi bà ta đã “nuôi” một điệp viên ĐCSTQ làm việc suốt 20 năm, cùng một số các thống đốc Dân chủ ở các tiểu bang khác – sẽ không còn việc gì để làm, vì mọi việc làm của họ cũng chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho ĐCSTQ.

Điểm mấu chốt là sự tồn tại củaĐCSTQ là không thể hòa giải được với quyền TỰ DO của con người. Sự sụp đổ của ĐCSTQ sẽ không chỉ giải phóng 1,4 tỷ người Trung Quốc thoát khỏi sự kiểm soát và áp bức của chế độ độc tài chuyên chế, mà còn chấm dứt sự xâm nhập và kiểm soát của ĐCSTQ đối với vô số thể chế trên khắp thế giới hiện đang liên minh chống lại nhân loại như nhóm Big Tech (các ông lớn công nghệ), Deep State (Nhà nước ngầm), các trường đại học Hoa Kỳ, Hollywood…

Về bản chất, ĐCSTQ là kẻ thù lớn nhất của nhân loại, nếu Tổng thống Donald Trump cùng nội các của ông đang tìm cách xóa sổ ĐCSTQ – thì đó sẽ là tin vui cho thế giới.

ĐCSTQ sụp đổ. Nhân loại tự do.

Xuân Trường

Tiếp theo: Trung Quốc thời bi thảm….

Source :
https://www.ntdvn.com/chuyen-de/tong-thong-trump-dang-don-dcstq-den-chan-tuong-sup-do-39790.html

Categories
Việt Nam

175 tên gọi, bút danh và bí danh của Hồ Chí Minh


XUÂN BÁCH

1. Nguyễn Sinh Cung, 1890. Đây là tên khai sinh tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2. Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của Hồ Chí Minh, năm 1954, Hồ cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.

3. Nguyễn Tất Thành, 1901. Tháng 9, 1901, nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc, cha Nguyễn Sinh Cung, chuyển về sống ở làng Kim Liên, ông có làm lễ “chào làng” cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).

4. Nguyễn Văn Thành

5. Nguyễn Bé Con. Trong tài liệu đề ngày 6 tháng 2, 1920 của Tổng đốc Vinh cung cấp về Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai có ghi con trai thứ của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Bé Con. Tài liệu mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bản ghi số 1116, 1931: Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Bé Con tức Lý Thụy…

6. Văn Ba, 1911. Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam làm việc trên một chiếc Tàu Pháp. Trong sổ lương của tàu có tên Văn Ba.

7. Paul Tat Thanh, 1912. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành từ New York gửi thư cho khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên Paul Tất Thành.

8. Tất Thành, 1914. Từ nước Anh Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Phan Chu Trinh ký tên Tất Thành. Hiện có bốn lá thư được sưu tầm ký tên Tất Thành. Một thư ký Cuồng Điệt Tất Thành, ba thư ký C.Đ Tất Thành.

9. Paul Thanh, 1915. Ngày 16 tháng 4 năm 1915, Nguyễn Tất Thành viết thư cho toàn quyền Đông Dương qua lãnh sự Anh tại Saigon nhờ tìm địa chỉ cha mình. Thư ký tên Paul Thanh.

10. Nguyễn Ái Quốc, 1919. Tên này có khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người đến gia nhập nhóm sau cùng.

11. Phéc-đi-năng

12. Albert de Pouvourville, 1920. Báo Điện Tín Thuộc Địa có truyền đơn trích đoạn từ nhiều tờ báo có liên quan tới vấn đề Đông Dương. Người đăng ký tên Albert de Pouvourville.

13. Nguyễn A.Q., 1921-1926. Hai bài báo ký tên Nguyễn A.Q. có tựa “Hãy Yêu Mến Nước Pháp, Người Bảo Hộ Các Anh.” đăng trên báo Người Tự Do, ngày 7 đến 10, 1921. Nguyễn A.Q. còn được ký dưới tranh biếm hoạ ngày 1 tháng 8 năm 1926.

14. Culixe, 1922. Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Culixe trong một bài viết trên L’Humanité ngày 18 tháng 3 năm 1922.

15. N.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria và L’Humanité từ 1922-1930.

16. Ng.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria từ 1922-1925.

17. Henri Tran, 1922. Henri Tchen là tên ghi trong thẻ đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Số thẻ: 13861.

18. N., 1923. Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh N. trong các năm 1923-1928 trên Le Paria.

19. Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Sô, Tổ Quốc Cách Mạng. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.

20. Nguyễn, 1923. Bút danh này trong các năm 1923, 1924, 1928 trên Le Paria.

21. Chú Nguyễn, 1923. Thư này Nguyễn Ái Quốc gửi đến các bạn cùng hoạt động tại Pháp trước khi rời Paris đi Liên Sô.

22. Lin, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng tên Lin trong thời gian ở Liên Sô từ 1923-1924 và 1934-1939. Tên Lin xuất hiện lần đầu tiên trong bức điện thư gửi Ban Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản, đề ngày 14 tháng 4, 1924. Tháng 10 năm 1934, Lin được nhận vào trường Quốc Tế Lenin Liên Sô, năm học 1934-1935. Tên Lin số hiệu 375. Tháng 8 năm 1935, Lin dự đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản.

23. Ái Quốc, 1924. Ái Quốc là tên ghi trong thẻ dự đại hội V Quốc Tế Cộng Sản, tháng 6 năm 1924. Tháng 8 năm 1927 Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Francois Billous tấm bưu ảnh, trong đó ký tên Ái Quốc. Sau này còn một số thư khác với tên Ái Quốc.

24. Un Annamite, 1924. Bút danh Annamite được ký dưới một bài viết trên Le Paria.

25. Loo Shing Yan, 1924. Bài “Thư Từ Trung Quốc, số 1”, ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết về phong trào cách mạng Trung Quốc, sự thức tỉnh, giác ngộ cách mạng cho phụ nữ Trung Quốc, gửi tạp chí Rabotnhitxa. Trong bài này, Nguyễn Ái Quốc ký tên Loo Shing Yan, một nữ đảng viên Quốc Dân Đảng. Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho ban biên tập tạp chí, ngày 12 tháng 11 năm 1924, giải thích: “Khi tôi còn ở Quốc Tế Cộng Sản, tôi rất phấn khởi được đôi lần cộng tác với tờ báo của các đồng chí. Nay muốn tiếp tục sự cộng tác ấy. Nhưng vì tôi ở đây hoạt động bất hợp pháp, cho nên tôi gửi bài cho các đồng chí  dưới hình thức “Những bức thư từ Trung Quốc” và ký tên một phụ nữ. Tôi nghĩ rằng làm như vậy bài viết có tính chất độc đáo hơn và phong phú hơn đối với độc giả, đồng thời cũng đảm bảo giữ được tên thật của tôi”.

26. Ông Lu, 1924. Ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi cho một đồng chí trong Quốc Tế Cộng Sản báo tin ông Lu đã đến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối thư đề điạ chỉ liên lạc: Ông Lu, Hãng thông tấn Roxta, Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này trong nhiều thư khác Nguyễn Ái Quốc cũng ghi địa chỉ liên lạc là Ông Lu.

27. Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc. Ngày 11 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với các giấy tờ tùy thân mang tên Lý Thụy. Trong bức thư gửi Quốc Tế Cộng Sản, ngày 18 tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc ghi ở cuối thư: “Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc, chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc”.

28. Lý An Nam, 1924-1925. Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu với bí danh Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn Sô Viết. Lý Thụy cũng có biệt danh là Lý An Nam lúc này.

29. Nilopxki (N.A.Q.), 1924. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc, làm việc tại cơ quan của Borodin. Hiện sưu tầm được tất cả 6 lá thư Nguyễn Ái Quốc ký tên Nilopxki.

30. Vương, 1925. Là giảng viên huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Vương. Vương cũng là bí danh để bắt liên lạc với Nguyễn Lương Bằng ở Trung Quốc, 1925.

31. L.T., 1925. Nguyễn Ái Quốc ký tên L.T. gửi thư cho ông H (Thượng Huyền) ngày 9 tháng 4 năm 1925. Sau ngày Nguyễn Ái Quốc còn viết khoảng 15 bài trên báo Nhân Dân với bút hiệu L.T. từ các năm 1949, 1957, 1958, 1960.

32. Howang T.S., 1925. Ngày 2 tháng 5 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc lấy bút hiệu Howang viết về đại hội công nhân và nông dân.

33. Z.A.C., 1925. Bút hiệu này được đăng trên báo Thanh Niên.

34. Lý Mỗ, 1925. Báo Công Nhân Chi Lộ Đặc Hiệu, số 20, ra ngày 14 tháng 7 năm 1925, đã đưa tin một người Việt Nam gia nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật, Nguyễn Ái Quốc có tên là Lý Mỗ.

35. Trương Nhược Trừng, 1925.

36. Vương Sơn Nhi, 1925. Viết trên báo Thanh Niên với bút danh Vương Sơn Nhi, Trương Nhược Trừng.

37. Vương Đạt Nhân, 1926. Với bút danh này, Nguyễn Ái Quốc được Đoàn Chủ Tịch Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Quốc Dân Đảng Trung Quốc mời đến dự và phát biểu ý kiến. Ngày họp là 14 tháng 1 năm 1926.

38. Mộng Liên, 1926. Mộng Liên được ký dưới bài viết “Mục Dành Cho Phụ Nữ” đăng trên báo Thanh Niên, số 40, ngày 4 tháng 4 năm 1926.

39. X., 1926. Bút danh này dùng trong các năm 1926, 1927. X. viết loạt bài nhan đề “Các Sự Biến Ở Trung Quốc”, đăng trên 7 số báo L’Annam.

40. H.T., 1926. Cùng với bút danh Mộng Liên, H.T. là bút danh của Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo Thanh Niên. “Còn một số bút danh khác như Hạ Sĩ, Hương Mộng, Diệu Hương v.v.. có thể cũng là bút danh của Nguyễn Ái Quốc, bởi lúc đó chưa có nhiều người viết bài cho báo Thanh Niên”.

41. Tống Thiệu Tổ, 1926. Theo hồi ký của một số người hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, Tống Thiệu Tổ là bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi ông ta hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc.

42. X.X., 1926. Nguyễn Ái Quốc ký bút danh này trên một bài đăng trong Inprekorr, số 91, ngày 14 tháng 8 năm 1926.

43. Wang, 1927. Bài viết dưới bút danh Wang được đăng trên Thư Tín Quốc Tế (Inprekorr).

44. N.K., 1927. Cũng trong Thư Tín Quốc Tế.

45. N. Ái Quốc, 1927.

46. Liwang, 1927. Ngày 16 tháng 12 năm 1927, từ Berlin Nguyễn Ái Quốc viết thư cho Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân, đề nghị giúp đỡ tiền để về nước. Thư viết: “Trong 2 hoặc 3 tuần nữa tôi  sẽ trở về đất nước tôi. Chuyến đi của tôi tốn chừng 500 dollars Mỹ. Vì tôi không có tiền nên tôi mong các đồng chí giúp tôi”. Thư ký tên N. Ái Quốc. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc đề nghị nếu có tiền xin gửi đến Uỷ Ban Trung Ương của Đảng Cộng Sản Đức, chuyển cho  “Liwang.”

47. Ông Lai, 1927. Cũng trong thư gửi Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân, ngày 16 tháng 12 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc ghi địa chỉ trả lời thư: M. Lai, chez M. Eckshtein, 21, Halle Chactrasse, Berlin.

48. A.P., 1927. A.P. viết bài “Văn Minh Pháp ở Đông Dương” trên Inprekorr.

49. N.A.K., 1928. Trong thư gửi Quốc Tế Nông Dân đề ngày 3 tháng 2 năm 1928.

50. Nguyễn Lai, 1928. Với thẻ nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai, một Hoa kiều, Nguyễn Ái Quốc đặt chân tới đất Xiêm (Thái Lan).

51. Thọ, 1928

52. Nam Sơn, 1928. Tại Thaí Lan khi họp với người Việt cư  ngụ tại Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu là Thọ, biệt hiệu Nam Sơn.

53. Chín (Thầu Chín), 1928. Đầu tháng 8 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc tới Udon, Thái Lan, ông lấy tên là Chín. Mọi người gọi là Thầu Chín hay ông già Chín.

54. Victor Lebon, 1930. Victor Lebon, 123 av. de la République, Paris, France là điạ chỉ Nguyễn Ái Quốc ghi để nhận thư của đại diện Đảng Cộng Sản Pháp tại Quốc Tế cộng Sản và các đồng chí trong Đảng Cộng Sản Liên Sô. Ngày 27 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc gủi thư cho đại diện Đảng Cộng Sản Pháp tại Quốc Tế Cộng Sản thông báo về việc Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, yêu cầu được cung cấp tài liệu để tuyên truyền và giáo dục, đồng thời đề nghị Đảng Cộng Sản Pháp giúp đỡ v.v.. Nguyễn Ái Quốc ghi điạ chỉ nhận thư của mình như ghi trên.

55. Ông Lý(Lee), 1930. Mr. Lee, The HongKong Shiao Fih Pao, 53, Wyndham Str, HongKong là tên và địa chỉ  để nhận sách báo. Với tên và địa chỉ này Nguyễn Ái Quốc gửi cho đại diện Đảng Cộng Sản Mỹ ngày 27 tháng 2 năm 1930.

56. Ng. Ái Quốc, 1930.

57. L.M.Vang, 1930. Ngày 27 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho văn phòng đại diện Đảng Cộng Sản Đức ở Quốc Tế Cộng Sản đề nghị xin cho ông ta một giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế Giới. Thư ký tên Ng. Ái Quốc. Trong thư ông viết: “ Trong hoàn cảnh tôi sống không hợp pháp, tôi cần có một nghề để nói với người khác. Tội đóng vai phóng viên báo chí. Nhưng cần phải chứng thực danh nghĩa đó của tôi. Trong số tất cả các báo của Đảng chúng ta, tôi thấy chỉ có mỗi một tờ báo không mang cái tên “có tính chất lật đổ” và có thể cấp cho tôi một giấy chứng nhận thuận tiện, đó là báo Thế Giới. Tôi đề nghị các đồng chí xin cho tôi một giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế Giới. Tên của tôi sẽ là L.M. Wang.”

58. Tiết Nguyệt Lâm, 1930. Cũng trong thư Nguyễn Ái Quốc xin giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế Giới, ông ghi địa chỉ để nhận là: Mr. Sit-yet-um, Wah-jon C, 136 wanchai R, HongKong.

59. Paul, 1930. Ngày 27 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi đồng chí Sota, liên đoàn chống đế quốc tại Berlin, thông báo về việc Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập. Thư ký tên Paul. Còn một số thư khác cũng được ký tên Paul.

60. T.V. Wang, 1930. Ngày 2 tháng 3 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Ban Phương  Đông, Quốc Tế Cộng Sản báo cáo về tình hình Mã Lai, Đông Dương và việc gửi 3 học sinh đi học. Cuối thư đề nghị “có thể mua cho tôi hối phiếu của công ty xe lửa tốc hành Mỹ đề tên T.V.Wang và gửi bưu điện cho tôi.”

61. Công Nhân, 1930. Bút danh này trong bài viết “Tranh Thủ Quần Chúng Như Thế Nào?” đăng trên báo Vô Sản, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, số 1, ra ngày 31 tháng 8 năm 1930.

62. Victo, 1930. Bí danh Victo trong bức thư đề ngày 29 tháng 9 năm 1930 gửi Ban Chấp Hành Quốc Tế Cộng Sản báo cáo về cuộc đấu tranh từ ngày 11 đến 17 tháng 9 năm 1930 của nông dân các tỉnh Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghệ An….

63. V., 1931. Ngày 19 tháng 2 năm 1931,  với bí danh V., Nguyễn Ái Quốc viết bài “Nghệ Tỉnh Đỏ”. V. đồng thời gửi báo cáo cho Ban Phương Đông, ngày 8 tháng 2 năm 1931, liên quan đến chỉ thị việc tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương.

64. K., 1931. Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Ban Phương Đông ngày 21 tháng 2 năm 1931, ký tên K., trong thư báo tin Lý Tự Trọng bắn chết mật thám Legrant và đã bị bắt. Nguyển Ái Quốc đề nghị Ban Phương Đông liên lạc với Đảng Cộng Sản Pháp tổ chức biểu tình đòi thả Lý Tự Trọng.

65. Đông Dương, 1931. Bút hiệu này được đăng trên bài viết “Kỷ Niệm  Một Năm Khởi Nghĩa Yên Bái” đăng trên Tạp Chí Thư Tín Quốc Tế, 1931, số 12.

66. Quac E. Wen, 1931.

67. K.V., 1931. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh K.V. từ 1931. Bí danh này được nhắc đến trong thư gửi Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đầu thư đề ngày 23 tháng 4, cuối thư đề 24 tháng 4. K.V. thông báo những cán bộ được cử về nước theo đường dây liên lạc, nhắc nhở công tác bảo vệ Đảng, giữ gìn bí mật, duy trì chế độ báo cáo giữa Đảng Cộng Sản Đông Dương với Quốc Tế Cộng Sản và đề nghị Trung ương ghi nhận nhiệm vụ của mình đã được Ban Phương Đông xác định. Năm 1959, K.V. trong bài “Người Cháu Nuôi của Bác” đăng trên báo Nhân Dân ngày 27 tháng 12 năm 1959.

68. Lão Trịnh, 1931. Trong báo cáo của cơ quan an ninh Pháp về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, thời gian trước khi bị bắt ở Hongkong (1918/1931), có một đọan ghi như sau: “ghi chú về vấn đề người cộng sản An Nam Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành, gọi là Lý Thụy, Vương Sơn Nhi, Lão Trịnh, Năm, Lý Phát, Viên, Tống Văn Sơ bị bắt ở phố Cửu Long ngày 6 tháng 6 năm 1931”.

69. Năm, 1931.

70. Lý Phát, 1931.

71. Viên, 1931.

72. Tống Văn Sơ, 1931. Tống Văn Sơ là tên ghi trong thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc khi ông ta bị bắt ở số 186, phố Tam Lung, Hongkong, ngày 6 tháng 6 năm 1931. “Một chiến dịch điên cuồng tìm diệt cộng sản được chúng (Pháp và Anh) phát động trên quy mô lớn khắp vùng Đông Nam Á.” 

73. New Man, 1933. Bí danh này được gửi cho luật sư Lôdơbi, người đã có công giúp Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù Anh ở Hongkong.

74. Linov, 1934. Tại Viện Nghiên Cứu các vấn đề thuộc địa, năm học 1934-1935.

75. Teng Man Huon, 1935.Tháng 8 năm 1935, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ 7 Quốc Tế Cộng Sản. Trong bản kê khai để tham dự đại hội ngày 16 tháng 8, ông có ghi: Họ, tên, bí danh trong đảng hiện nay: Teng Man Huon. Họ tên bí danh trong đại hội: Lin. Thẻ mang số 154 ghi tên: Lin, thuộc Đảng CS Đông Dương.

76. Hồ Quang, 1938. Hoạt động ở Trung Quốc cuối năm 1938. Nhờ quan hệ Liên Sô và Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.

77. P.C. Lin (P.C. Line), 1938. Từ Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc viết hằng chục bài gửi về nước đăng trên Notre Voix, ký tên P.C. Lin, P.C. Line, Line (đều là của Lin).

78. D.C. Lin, 1939. Bút hiệu D.C. Lin có bài viết trên báo Dân Chúng xuất bản tại Saigon. Báo đăng liên tiếp ba số 46, 47, 48 ngày 21-28 tháng 8 năm 1939.

79. Lâm Tam Xuyên, 1939. Từ Quế Lâm, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi một  đồng chí ở Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sản, thư đề ngày 20 tháng 4 năm 1939. Cuối thư, sau dòng chữ bằng tiếng Pháp là chữ Hán viết tay: Quảng Tây, Quế Lâm, Quế Tây lộ tam thập ngũ hiệu Tân Hoa nhật báo chuyển giao Lâm Tam Xuyên tiên sinh. (Tân Hoa nhật báo , số nhà 35, đường Quế Lâm, Quế Tây, Quảng Tây, chuyển cho ông Lâm Tam Xuyên.)

80. Ông Trần, 1940. Cuối tháng 2 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc với bí danh Ông Trần đến hiệu dầu cù là Vĩnh An Đường ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức cộng sản Việt Nam ở Vân Nam để từ đó tìm cách trở về nước.

81. Bình Sơn, 1940. Từ 15 tháng 11 đến 18 tháng 12 năm 1940, với bút hiệu Bình Sơn, Nguyễn Ái Quốc viết 12 bài đăng trên Cứu Vong Nhật Báo (Trung Quốc).

82. Đi Đông. Tên này được Nguyễn Ái Quốc kể lại trong bài báo “Đồng Chí Đi Đông” đăng trên Cứu Quốc.

83. Cúng Sáu Sán, 1941. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, người dân tại Pác Bó gọi Nguyễn Ái Quốc là Cúng Sáu Sán nghĩa là ông già ở rừng.

84. Già Thu, 1941. Tại hang Pac Bo, cán bộ gọi Nguyễn Ái Quốc là Già Thu. ( ghi chú của người viết: Còn “Chú Thu” dành riêng cho nữ cán bộ người Tầy Nông Thị Ngác, “Chú Thu, Cháu Trưng hay Ngác” trong các sách báo khác hay đề cập tới thì sao?)

85. Kim Oanh, 1941. Bút danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới bài thơ “Phụ Nữ” đăng trên báo Việt Nam Độc Lập, số 104, ra ngày 1 tháng 9 năm 1941.Bài viết nêu những tấm gương anh hùng của phụ nữ Việt Nam từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Nguyễn Thị Minh Khai. Kim Oanh kêu gọi chị em phụ nữ cần đòan kết lại  để đấu tranh.

86. Bé Con, 1941. Bút danh Bé Con được ký dưới bài thơ “Trẻ Con” đăng trên Việt Nam Độc Lập, số 106, ngày 21 tháng 9 năm 1941.

87. Ông Cụ, 1941. Các năm 1940-1945, cán bộ cộng sản đồng hành với Nguyễn Ái Quốc thường gọi ông ta là Ông Cụ.

88. Hoàng Quốc Tuấn, 1941. Tên này được các đồng chí của Nguyễn Ái Quốc tự đặt.

89. Bác, 1941. Tên gọi “Bác” xuất hiện từ dịp họp hội nghị Trung Ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.

90. Thu Sơn, 1942. Tháng 1 năm 1942, với bí danh Thu Sơn, Nguyễn Ái Quốc chuyển đến nhà Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng trong một số ngày.

91. Xung Phong, 1942. Bút danh này Nguyễn Ái Quốc ký dưới hai bài thơ “Tặng Thống Chế Pê Tanh” và “Nhóm Lửa” đăng trên Việt Nam Độc Lập, số 131, ngày 11 tháng 7 năm 1942, số 133 ngày 1 tháng 8 năm1942.

92. Hồ Chí Minh, 1942. Để đánh lạc hướng khi hoạt động tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh đi Trung Quốc. Ngày 27 tháng 8 năm 1942 tại Túc Vinh Hồ Chí Minh bị bắt. Khi kiểm soát giấy tờ thì thấy thẻ hội viên Hồ Chí Minh là “Hội Ký Giả Thanh Niên Trung Quốc.” Hồ Chí Minh bị phe Tưởng Giới Thạch nghi ngờ là gián điệp cộng sản và bị bắt giải đi giam qua 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây. Ngày 10 tháng 9 năm 1943 Hồ Chí Minh được thả.

93. Hy Sinh, 1942. Với bút hiệu Hy Sinh, Hồ Chí Minh làm bài thơ “Chơi Giăng” đăng trên báo Việt Nam Độc Lập, số 134, ngày 21 tháng 8 năm 1942.

94. Cụ Hoàng, 1945. Cuối tháng 2 năm 1945, Hồ Chí Minh đi Côn Minh với ý định gặp các cơ quan của Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của đồng minh chống phát xít đối với nhóm của Hồ Chí Minh. Khi đến Bixichai, Hồ Chí Minh được giới thiệu là “Cụ Hoàng”. Đây cũng là tên công khai của Hồ Chí Minh trên giấy tờ khi đi giao thiệp.

95. C.M.Hồ, 1945. Hồ Chí Minh ký tên C.M. Hồ dưới thư gửi ông Fenn, ông Tam vào tháng 7 và 8 năm 1945.

96. Chiến Thắng, 1945. Bút danh này Hồ Chí Minh viết bài đăng trên báo Cứu Quốc. Báo này là cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, xuất bản số 1 ngày 25 tháng 1 năm 1942. Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, báo này được chuyển về Hà Nội, xuất bản công khai từ số 31 ngày 24 tháng 8 năm 1945. Hồ Chí Minh viết khoảng 400 bài trên báo Cứu Quốc. Bút danh Đ.X. được sử dụng nhiều nhất.

97. Ông Ké, 1945. Chiều cuối tháng 4 năm 1945, Hồ Chí Minh trong bộ áo chàm người Nùng đến chiếc lán ở Pác Tẻng (chân núi Lam Sơn, Cao Bằng) của gia đình đồng chí Hoàng Đức Triều (An Định). Hồ Chí Minh được giới thiệu là “đồng chí Ông Ké.” Với bí danh Ông Ké, Hồ Chí Minh thường họp với Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Việt Châu, Dương Đức Hiền, Đặng Văn Cáp.

98. Hồ Chủ Tịch, 1945. Tên này có sau khi tuyên bố có “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”.

99. Hồ, 1945. Hồ Chí Minh ký tên Hồ dước các thư gửi các ông Becna và Fenn đề ngày 9 tháng 5 năm 1945 và 9 tháng 6 năm 1945, cám ơn về sự giúp đỡ các học viên lớp vô tuyến điện, nhờ ông Fenn liên lạc chuyển giúp gói quà  có lá cờ của đồng minh đến cho Hồ bằng cách nhanh nhất.

100. Q.T., 1945. Với bút hiệu Q.T. , Hồ Chí Minh viết 10 bài đăng trên báo Cứu Quốc trong các năm 1945-1946.

101. Q.Th., 1945. Với bút hiệu này Hồ Chí Minh viết 14 bài đăng trên báo Cưú Quốc trong các năm 1945-1946. Bài đầu tiên ký tên Q.Th. là “Thế Giới với Việt Nam,” báo số 130, ngày 31 tháng 12 năm 1945.

102. Lucius, 1945. Tên mật do tổ chức OSS đặt cho Hồ Chí Minh khi ông ta làm việc cho cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ.

103. Bác Hồ, 1946. Nhiều thư ký tên “Bác Hồ” gửi cho các thanh thiếu niên, học sinh.”Bác Hồ” cũng được quần chúng sử dụng rộng rãi, trong sách báo, học đường.

104. H.C.M., 1946. H.C.M. được ký dưới thư gửi cho đồng chí của Hồ Chí Minh là Morixo Tore, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Pháp, năm 1946.

105. Đ.H., 1946. Bút danh này Hồ Chí Minh viết tập “Nhật Ký Hành Trình của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Bốn Tháng Sang Pháp”, năm 1946.

106. Xuân, 1946. Trên đường di chuyển từ Hà Nội qua Sơn Tây, Phú Thọ, để trở lại chiến khu Việt Bắc trong những ngày đầu có chiến tranh với Pháp, Hồ Chí Minh đã nghỉ lại ở nhà ông Hoàng Văn Nguyên ở xóm Đồi, xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ từ ngày 4 tháng 3 năm 1947 đến 18 tháng 3 năm 1947. Thời gian ở đây, Hồ Chí Minh lấy bí danh là Xuân trong các giấy tờ giao dịch.

107. Một Người Việt Nam, 1946. Đây là bút danh của Hồ Chí Minh ký dưới một bài viết “Hoa Việt Thân Thiện”, tháng 12 năm 1946.

108. Tân Sinh, 1947. Bút danh này Hồ Chí Minh dùng trong một số tác phẩm vào các năm 1947-1948, như “Đời Sống Mới”, “Nêu Cao và Thực Hành Cần Kiệm Liêm Chính Tức Là Nhen Lửa Cho Đời Sống Mới,” “Việt Bắc Anh Dũng.”

109. Anh, 1947. Ngày 20 tháng 8 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư cho ông Nguyễn Khánh Toàn.

110. X.Y.Z., 1947. Bút danh này được dùng từ 1947-1950 trong các sách “Sửa Đổi Lối Làm Việc”, tháng 10 năm 1947. Sách viết về “xây dựng Đảng” dựa theo cách chỉ dẫn của Lenin. Cũng với bút danh này, Hồ Chí Minh viết bài cho báo Sự Thật vào các năm 1948-1950. Bài “Dân Vận”, số báo 120, ngày 15 tháng 10 năm 1949.

111. A., 1947. Mật danh A., 1947 dùng trong bức thư gửi đồng chí Hoàng Hữu Nam.

112. A.G., 1947. Bút danh A.G. Hồ Chí Minh dùng viết bài trong các năm 1947-1050. “Cán Bộ Tốt và Cán Bộ Xoàng” là bài đầu tiên trên báo Sự Thật, số 77 năm 1947.

113. Z., 1947. Theo cuốn nhật ký của ông Lê Văn Hiến, lúc làm bộ trưởng tài chánh, mật danh Z. là của Hồ Chí Minh dùng trong năm 1947.

114. Lê Quyết Thắng, 1948. “Cần Kiệm Liêm Chính” đăng trên báo Cứu Quốc số ra ngày 30, 31 tháng 5 và 1,2 tháng 6 năm 1949. Sau đó in thành sách cũng với bút hiệu Lê Quyết Thắng.

115. K.T., 1948. Tháng 2 năm 1948, bút danh K.T., Hồ Chí Minh dịch hai bài thơ chữ Hán.

116. K.Đ., 1948. Ngày 2 tháng 5 năm 1948, Hồ Chí Minh dùng bí danh K.Đ. viết thư gửi đồng chí Hoàng Quốc Việt căn dặn về việc ra báo vào tháng 5. Để tuyên truyền, K.Đ. làm bài thơ với danh nghĩa là đội trưởng dân quân du kích Mán và đề nghị đăng bài thơ này chung với thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu.

117. G., 1949. G. viết bài mỉa mai bà Tống Mỹ Linh khi qua Mỹ trong bài “Thêu Gấm và Cho Than” đăng trên báo Sự Thật. G. còn các bài viêt khác như “Bệnh Khẩu Hiệu” trên báo Cứu Quốc, ngày 15 tháng 3 năm 1949, số 1191, nêu lên tầm quan trọng của khẩu hiệu trong công tác tuyên truyền, cổ động, và đồng thời cũng không nên đưa ra quá nhiều khẩu hiệu khó hiểu, daì dòng, không thiết thực.

118. Trần Thắng Lợi, 1949. Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Thắng Lợi viết bài “Đảng Ta” đăng trên tạp chí Sinh Hoạt Nội Bộ số 13, tháng 1 năm 1949.

119. Trần Lực, 1949. Bút danh Trần Lực được Hồ Chí Minh dùng trong các năm 1949-1958 và 1961. Trần Lực đã viết gần 70 bài báo và các tác phẩm ngắn như “Giấc Ngủ 10 Năm”, “Liên Xô Vĩ Đại”, “Đạo Đức Cách Mạng”…

120. H.G., 1949. Trên báo Cứu Quốc, Hồ Chí Minh dùng bút hiệu H.G. viết bài “Trở Lại Vấn Đề Thi Đua Ái Quốc”, số 14, ngày 8 tháng 7 năm 1949.

121. Lê Nhân, 1949.  Với bút hiệu này, Hồ Chí Minh viết bài “Thất Bại và Thành Công”, đăng trên báo Sự Thật ngày 19 tháng 8 năm 1949. Bài viết này cho chương mục “Sửa Đổi Lối Làm Việc”.

122. T.T., 1949.  Bút danh này Hồ Chí Minh ký dưới bài viết “Hồ Chủ Tịch và Văn Nghệ”.

123. Đanh, 1950. Bút danh này Hồ Chí Minh dùng trong các năm1950, 1953, với các bài “Thư Ký Mặt Trận Liên Việt Địa Phương”, …

124. Đinh, 1950. Bí danh Đinh, Hồ Chí Minh ký dưới thư gửi Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, tháng 3, 1950. Cũng bí danh Đinh, Hồ Chí Minh gửi thư cho Đặng Đỉnh Siêu bên Trung Cộng, Trần Canh ngày 9 tháng 10, 1950.

125. T.L., 1950. Bút danh T.L., Hồ Chí Minh dùng trong thời gian 1950-1969, qua gần 250 bài báo đăng trên Sự Thật, Nhân Dân.

126. Chí Minh, 1950.  Ngày 9 tháng 11 năm 1950 khi nghe tin người anh là Nguyễn Sinh Khiêm mất, Hồ Chí Minh viết một điện thư chia buồn dòng họ Nguyễn Sinh. Cuối điện thư, ký tên Chí Minh.

127. CB., 1951. Bút danh này dùng từ 1951-1957 qua gần 700 bài báo đăng trên Nhân Dân. “Người Đảng Viên Lao Động Việt Nam Phải Như Thế Nào”,  trên Nhân Dân, số 2, ngày 25 tháng 3 năm 1951. “Liên Sô Vĩ Đại” báo Nhân Dân, số 12, ngày 21 tháng 6 năm 1951.

128. H., 1951. Hồ Chí Minh gửi thư cho ông Xuphanuvong (Lào) đề ngày 10 tháng 5 năm 1951, bằng tiếng Pháp, ký tên H.

129. Đ.X., 1951. Bút danh này Hồ Chí Minh dùng từ năm 1951-1955, bài đăng trên báo Cứu Quốc.

130. V.K., 1951. Bút danh V.K., Hồ Chí Minh dùng trong các năm 1951, 1960, 1961. “Bệnh Cá Nhân Địa Vị” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 9 tháng 8, 1951. “Về Sự Lục Đục của Mỹ và Diệm” đăng trên Nhân Dân, số 2818, ngày 9 tháng 12, 1961.

131. Nhân Dân, 1951. Bút danh Nhân Dân đăng bài “Chúc Mừng Ngày Kỷ Niệm Lần Thứ 34 Cách Mạng Tháng Mười”  trên báo Nhân Dân , ngày 5 tháng 11, 1951. “Nhân Dân Việt Nam Chúc Mừng Ngày Kỷ Niệm Đảng Cộng Sản Trung Quốc” đăng trên Nhân Dân, ngày 1-3 tháng 7 năm 1954.

132. N.T., 1951. Với bút danh N.T., Hồ Chí Minh viết bài “Phát Ngôn của Chính Phủ Nhân Tiếp Các Nhà Báo”, ngày 22 tháng 12 năm 1951.

133. Nguyễn Du Kích, 1951. Hồ Chí Minh dùng bút danh Nguyễn Du Kích viết cuốn “Tỉnh Uỷ Bí Mật” dựa vào chuyện của Liên Sô.

134. Nguyên, 1953. Bút danh này dùng trong bài “Thư Từ Việt Nam – Những Con Voi là Những Con Muỗi”, 3/1953, gửi đăng báo Temps Nouveax (Thời Mới,Liên Sô). Hồ Chí Minh gửi thư cho chú Thận (Trường Chinh) ký tên Nguyên.

135. Hồng Liên, 1953. Hồ Chí Minh dùng bút danh phụ nữ viết bài “Nhân Dịp Đại Hội Phụ Nữ Quốc Tế” đăng trên báo Cứu Quốc, số 2362, ngày 19 tháng 6 năm 1953.

136. Nguyễn Thao Lược, 1954. Nguyễn Thao Lược là bút danh Hồ Chí Minh dùng viết bài “Đẩy Mạnh Phong Trào Du Kích”, đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 16 – 20 tháng 1 năm 1954. Tác giả khẳng định “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng.”

137. , 1954. Hồ Chí Minh lấy bút danh Lê trong bài “Bức Thư Ngỏ Gửi Thủ Tướng Pháp Mangdet Phorangxo”, trên báo Nhân Dân, số 284, ngày 9 tháng 12 năm 1954.

138. Tân Trào, 1954. Bút danh Tân Trào Hồ Chí Minh ký dưới bài “Giải Phóng Đài Loan”, đăng trên báo Nhân Dân, số 218, ngày 25 – 27 tháng 8 năm 1954.

139. H.B., 1955. Hồ Chí Minh dùng bút danh H.B. viết bài “Có Phê Bình Phải Biết Tự Phê Bình”, đăng trên Nhân Dân, số 488, ngày 4 tháng 7 năm 1955.

140. Nguyễn Tâm, 1957. Bút danh Nguyễn Tâm viết bài “Quyển Nhật Ký Trong Ngục của Bác.” Bài này Hồ Chí Minh viết nhân dịp sinh nhật của ông ta, 19 tháng 5 năm 1957.

141. K.C., 1957. Bút hiệu này Hồ Chí Minh dùng các năm 1957, 1958 qua 4 bài báo xung quanh việc Mỹ phóng vệ tinh nhân tạo.

142. Chiến Sỹ, 1958.  Từ 1958-1968, Hồ Chí Minh dùng bút hiệu Chiến Sỹ viết hơn 80 bài báo đăng trên Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân. Đa số các bài viết lên án Mỹ và các bài viết ca ngợi như bài “Thanh Niên Anh Hùng Lý Tự Trọng.”

143. T., 1958. Bút danh T. Hồ Chí Minh dùng viết bài “Phong Trào Vệ Sinh Yêu Nước Đang Sôi Nổi tại Trung Quốc” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 29 tháng 1 năm 1958.

144.Thu Giang, 1959. Hồ Chí Minh ký bút danh Thu Giang trong bài “Bác Đến Thăm Côn Minh” trên báo Nhân Dân, ngày 12 tháng 4 năm 1959.

145. Nguyên Hảo Studiant, 1959. Hồ Chí Minh dùng bí danh này viết thư gửi giáo sư Ivan Duycel (Bungari) ngày 10 tháng 4 năm 1959.

146. Ph.K.A., 1959. Bút danh này Hồ Chí Minh viết bài “Cuộc Nghỉ Hè 2 Vạn 3 Nghìn Cây Số” về chuyến đi thăm và nghỉ hè tại Trung Cộng và Liên Sô, trên báo Nhân Dân, số 2038, ngày 15 tháng 10 năm 1959.

147. C.K., 1960.  Hồ Chí Minh dùng bút danh C.K. viết bài “Bắt Đầu Hai Chữ” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 14 tháng 1 năm 1960, về hạnh cần kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

148. Tuyết Lan, 1960.

149. Jean Fort, 1960. Hồ Chí Minh dùng bút hiệu Tuyết Lan viết bài “Ba Chai Rượu Sâm Banh” đăng trên báo Nhân Dân, số 2331, ngày 27 tháng 4 năm 1960. Dưới hình thức dịch lại bức thư của một công nhân tên là Jean Fort, ở Algerie, gửi cho tác giả nói về tình cảm của một người bạn quốc tế đối với Nguyễn Ái Quốc thời ký ở Paris và những năm sau này.

150. Trần Lam, 1960. Trần Lam viết bài “Chuyện Giả Mà Có Thật” đăng trên báo Nhân Dân, số 2242, ngày 9 tháng 5 năm 1960. Hồ Chí Minh lấy bút hiệu này viết bài về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Thái Lan.

151. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960. Hồ Chí Minh ký dưới bài  “Vài Mẩu Chuyện Trong Hồi Bác Sang Thăm Pháp.”

152. K.K.T., 1960.  Hồ Chí Minh dùng bút hiệu này viết bài “Tinh Thần Yêu Nước và Tinh Thần Quốc Tế.”

153. T.Lan, 1961. Bút danh T. Lan Hồ Chí Minh dùng trong tác phẩm “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện Một Mình”, đăng nhiều lần trên báo Nhân Dân, tháng 5, 7, 8 năm 1961. Một bài báo khác nhan đề “Bác Ăn Tết Với Chúng Tôi” đăng trên Nhân Dân, ngày 14 tháng 2 năm 1961.

154. Luật sư Th. Lam, 1961. Bút danh này Hồ Chí Minh viết bài “Kính Hỏi Uỷ Ban Quốc Tế Giám Sát và Kiểm Sát” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 5 tháng 8 năm 1961, liên quan về hiệp định Geneve.

155. Ly, 1961.Hố Chí Minh dùng bí danh Ly gửi bức địên đề ngày 13 tháng 12 năm 1961, đến đồng chí Ai dit, chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Indonesia.

156. Lê Thanh Long, 1963. Bút danh này viết bài “Nhân Dịp Mừng Đảng 33 tuổi,” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 4 tháng 2 năm 1963. Hồ Chí Minh viết bài này về Đảng Lao Động Việt Nam và sự giúp đỡ của các Đảng anh em đối với Đảng Lao Động Việt Nam.

157. CH-KOPP (Alabama), 1963. Bút danh này của Hồ Chí Minh viết bài “Chó Mỹ Da Trắng Cắn Mỹ Da Đen” đăng trên Nhân Dân , ngày 30 tháng 4 năm 1963.

158. Than Lan, 1963. Bút danh này Hồ Chí Minh dùng viết bài “Đại Hội Phụ Nữ Quốc Tế,” đăng trên báo Nhân Dân, số 3377, ngày 26 tháng 6 năm 1963. Bài viết về buổi họp phụ nữ tại Moscow.

159. Ng. Văn Trung, 1963.Hồ Chí Minh dùng bút danh này viết bài “Phải Chăng Rồng Lấy Nước”, tháng 6 năm 1963.

160. Ngô Tâm, 1963. Ngày 7 tháng 9 năm 1963, Hồ Chí Minh viết thư gửi Lê Duẩn, ký tên Ngô Tâm.

161. Nguyễn Kim, 1963. Hồ Chí Minh lấy bút danh Nguyễn Kim trong bài “Thư Bạn Đọc” đăng trên báo Nhân Dân,  ngày 7 tháng 12 năm 1963.

162. Dân Việt, 1964. Hồ Chí Minh lấy bút hiệu Dân Việt viết bài “Thư Ngỏ Gửi Ngài Ngoại Trưởng Anh Cát Lợi” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 22 tháng 1 năm 1964.

163. Đinh Văn Hảo, 1964. Bút danh này Hồ Chí Minh viết thư gửi “chủ bút báo Tân Việt Hoa” ngày 2 tháng 5 năm 1964.

164. C.S., 1964. Hồ Chí Minh lấy bút hiệu C.S. viết bài “Chó Mỹ” đăng trên Nhân Dân, ngày 10 tháng 9 năm 1964.

165. Lê Nông, 1964. Bút danh này dùng trong các năm 1964-1966. “Một Mẫu Tây Gặt Được 13 Tấn Thóc”, đăng trên Nhân Dân, từ 15-18 tháng 9 năm 1964.

166. L.K., 1964. Hồ Chí Minh dùng bút danh L.K. viết bài “Báo Chí Anh Lột Trần Âm Mưu của Mỹ ở Việt Nam.”

167. K.O., 1965. Hồ Chí Minh ký bút danh K.O. trong bài “Người Mới Việc Mới” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 10 tháng 9 năm 1965. Bài viết về gương người làm việc tốt được “Bác Hồ” thưởng huy hiệu.

168. Lê Ba, 1966. Bút danh Lê Ba Hồ Chí Minh dùng viết thư “Trả Lời Ông Men Xphin Thượng Nghị Sĩ Mỹ” đăng trên Nhân Dân, số 4407, ngày 30 tháng 4 năm 1966. Bài viết kêu gọi Hoa Kỳ ngưng chiến tại Việt Nam.

169. La Lập, 1966. Hồ Chí Minh dùng bút danh La Lập viết bài “Tổng Giôn Phạm Tội Ác Tày Trời” đăng trên Nhân Dân, số 4508, ngày 10 tháng 8 năm 1966.

170. Nói Thật, 1966. Hồ Chí Minh dùng bút danh này viết 4 bài báo đăng trong báo Nhân Dân năm 1966.

171. Chiến Đấu, 1967.Trong thời gian Hồ Chí Minh chữa bệnh tại Trung Cộng, ông viết 2 bài báo với bút danh Chiến Đấu.  Một bài có tựa “Lại Thêm Một Thắng Lợi To Lớn của Trung Quốc Anh Em”, đăng trên Nhân Dân, số 4823, ngày 24 tháng 6 năm 1967.

172. B., 1968. Ngày 10 tháng 3 năm 1968, Hồ Chí Minh gửi thư cho Lê Duẩn, ký tên B. Nội dung thư liên hệ về việc Hồ Chí Minh đi thăm miền Nam. Trong những năm 60, bí danh B. cũng được dùng để gửi thư các đồng chí trong bộ chính trị.

173. Việt Hồng, 1968. Hồ Chí Minh ký bút danh Việt Hồng viết bài “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện Về Các Mác” đăng trên Nhân Dân, số 5137, ngày 5 tháng 5 năm 1968.

174. Đinh Nhất, 1968. Tháng 5 năm 1964, Hồ Chí Minh đi Côn Minh dùng bí danh này. Hồ Chí Minh gửi thư Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu, ngày 25 tháng 5 năm 1968, cũng dùng bí danh Đinh Nhất.

175. Trần Dân Tiên. Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.

Hiện vẫn còn khoảng 30 tên gọi, bí danh, bút danh được cho là của Hồ Chí Minh, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào thời gian nào, trong trường hợp nào, nên vẫn chưa thể công bố chính thức. Chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và giới thiệu đến độc giả.

Nguồn: Ban Tư liệu – Văn kiện – dangcongsan.vn Trích dẫn từ Trang điện tử Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh.

Source :
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhan-vat-su-kien/175-ten-goi-but-danh-va-bi-danh-cua-chu-tich-ho-chi-minh?fbclid=IwAR3DgMRXdGkgGKvPYTKy3ukIClOtvRB5e9KRJ4RmDIddaR4QWQT8ugwpuCk

Categories
Sưu Tầm

TỪ GHÉT ĐẾN “CUỒNG” TRUMP


Lâm Mạnh Di

Tôi ít khi nghe diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Mỹ.

Nhưng với Trump là ngoại lệ. Trong cái giá buốt của thủ đô Washington, nhìn TV xem Trump sẽ nói gì trước hết chỉ vì tò mò, vì sao một người kinh doanh mà có thể đánh gục 16 đối thủ chính trị lão luyện, đánh gục cả Hillary Clinton để trở thành TT Mỹ thứ 45 !

Bài diễn văn của Trump có lẽ là bài diễn văn ít được vỗ tay nhất, và đôi khi có những tiếng la ó phản đối của khán giả tham dự..

Còn riêng tôi, tôi chỉ biết lắc đầu và khó chịu, chưa từng thấy bài diễn văn nào ngạo mạn đến thế.

Trump chê tất cả những tiền nhiệm của mình, và hứa sẽ đem lại quyền lãnh đạo thực sự trả lại cho dân Mỹ. Ừ, thôi cứ để cho ông ấy khoác loác, xem ông ấy trụ được bao lâu ..

Nhưng, sau 3 năm “không nghe Trump nói, mà nhìn những gì Trump làm” , tôi đâm ra rất thích ông!

Đừng để ý những lời nói báng bổ rất chướng tai của Trump mà hãy nhìn những gì ông ấy đã làm cho nước Mỹ, và gián tiếp cho cả thế giới…

Trước hết hãy nhìn về thế giới, trước hết là TQ với Tập Cận Bình. Châu Phi đã bị gần như tóm gọm vào tay Tập, Châu Âu, một lục địa đầy mâu thuẫn, đang là mồi ngon trước con hổ dữ mang tên TQ. Với “con đường tơ lụa” “giấc mộng Trung Hoa” “made in China 2025” Tập muốn thâu gọn cả thế giới, vượt qua mỹ để dành ngôi vị bá chủ nhân loại.

Tập hung hãn xem biển đông như ao nhà của mình, o ép tất cả các nước chung quanh và trên hết khiêu khích VN với lũ thái thú VC ..

Nhìn được bối cảnh thế giới như vậy, ta mới thấy những gì Trump là vô cùng có lý.. .Từ ngôi vị “hoàng đế suốt đời” của Tập,

Trump đã làm Tập khốn đốn trong nội bộ của ĐCSTQ..

NHững bước cờ đa dạng của Trump đã làm Tập hoang mang, không ngồi yên trên ngai vàng. Những tiếng nói chống Tập đã bắt đầu nổi lên trong đảng CSTQ.

Trump đã cắt những cái vòi gián điệp của TQ bao vây nước Mỹ, nhiều giáo sư khoa học gia Mỹ gốc Tàu, làm gián điệp cho mẫu quốc nằm trong tầm ngắm của FBI và các cơ quan phản gián Mỹ.

Hơn 300 ngàn du học sinh từ TQ đến đã cảm thấy muốn đem những tiến bộ khoa học Mỹ về lại mẫu quốc không còn dễ dàng nữa, như trong các đời TT trước đó..

Đang từ thế bị động trước con bạch tuộc TQ, chỉ sau 3 năm nước Mỹ đã trở thành kẻ chặt những cái vòi đang siết chặt thế giới.

Châu Âu cũng bắt đầu hoài nghi dã tâm của Tập, sau những nụ cười, những cái bắt tay vồn vã rất ngoại giao của hắn..

TQ nhờ Trump đã lộ mặt là con quái thú, mà bao đời TT trước không ai làm được.

Thế giới sẽ ra sao, nhân loại sẽ ra sao nếu TQ vượt qua Mỹ trở thành quốc gia số một. Hãy nhìn Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông … sẽ thấy câu trả lời…

51975512_720074838410766_5791697084360949760_n

Nước Mỹ thật tuyệt vời, trong những lúc dầu sôi lửa bỏng nhất luôn xuất hiện lãnh đạo tương xứng. Ngày xưa một Ronald Reagan đã đánh sập được Liên Bang Sô Viết đe dọa hòa bình thế giới.

Ngày hôm nay có một Donald Trump đang từng ngày chặt cái vòi con bạch tuộc TQ, làm thế giới càng ngày càng nhận diện được bộ mặt thất của Tập Cận Bình …

Một thế giới hòa bình có lẽ không bao giờ xuất hiện một Tổng thống như Trump. Nhưng trong thế giới hôm nay với một Trung Quốc và Tập Cận Bình lưu manh hung hãn, thì sự hiện diện của Trump là một may mắn cho nhân loại

FB Lâm Mạnh Di 

Categories
Uncategorized

Họp mặt Toàn Cầu Trịnh Hoài Đức online tháng 5/2020


Họp mặt Toàn Cầu Trịnh Hoài Đức online tháng 5/2020 phần 1/3
Họp mặt Toàn Cầu Trịnh Hoài Đức online tháng 5/2020 phần 2/3
Họp mặt Toàn Cầu Trịnh Hoài Đức online tháng 5/2020 phần 3/3

Categories
Thế Giới

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 3 : Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama


 Bình luậnXuân Trường • 22:10, 17/05/20

Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama (Kỳ 3)

Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama 

Giờ đây khi nhắc đến địa danh Benghazi, người ta không chỉ nghĩ đến thành phố lớn nhất nằm ở phía đông Libya, mà còn nhớ đến thảm kịch đẫm máu tại Tòa lãnh sự Mỹ vào tối 11/9/2012. Vụ tấn công phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Benghazi đã khiến 4 người Mỹ tử nạn, trong đó có Đại sứ Mỹ Christopher Stevens. Cho đến nay, thảm kịch Benghazi vẫn chìm trong bóng tối bí ẩn của… di sản Barack Obama.
.
.
Rạng sáng ngày 3/1/2020, Trung Cận Đông nóng lên khi Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị giết chết trong một vụ nã tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad. Vụ việc xảy ra chỉ đúng một ngày sau cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/ 2019.Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị giết chết trong một vụ nã tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad. (Ảnh chụp video)Cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã gợi nhớ đến một trong những ký ức tồi tệ nhất, xảy ra cách đây gần 8 năm tại thành phố Benghazi (Libya) – hay còn gọi là “Biến cố Benghazi” – khi một nhóm phiến quân đã tấn công Lãnh sự quán Mỹ vào ngày 11/9/2012.

Đảng Dân chủ “bảo vệ” Iran, âm mưu “trói tay” Tổng thống Mỹ

Cách đây đúng 10 ngày (7/5/2020), Thượng viện Hoa Kỳ đã không thể giành đủ phiếu để bác quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh do Hạ viện (Đảng Dân chủ kiểm soát) soạn thảo và thông qua, nhằm hạn chế khả năng Tổng thống phát động chiến tranh chống Iran. 

Phiên bỏ phiếu tại Thượng viện đã không đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết để đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống đối với Nghị quyết mà ông Trump gọi là “sự sỉ nhục”, và cho rằng nó sẽ “làm tổn hại nghiêm trọng khả năng của Tổng thống trong việc bảo vệ Hoa Kỳ, đồng minh và đối tác của chúng ta”

Tháng 2/2020, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết này ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh tiêu diệt Tướng Iran Qassem Soleimani tại Sân bay Quốc tế Baghdad. Tất cả các sự kiện trên đều bắt nguồn từ vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/2019.

Tất cả các sự kiện trên đều bắt nguồn từ vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq vào đêm 31/12/2019. (Ảnh chụp video)

Bối cảnh cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq 

Cái chết của Tướng Qassem Soleimani vào rạng sáng ngày 3/1/2020 đã trở thành nút thắt đỉnh điểm trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran diễn ra trong chỉ trong vòng có vài ngày, bắt đầu từ vụ một nhà thầu dân sự Mỹ bị giết chết trong cuộc không kích ở miền Bắc Iraq ngày 27/12/2019. 

Trước khi phát động vụ nã tên lửa tiêu diệt đoàn xe trong đó có Qassem Soleimani, tình báo Mỹ có nhiều lý do để tin rằng, tướng Soleimani đã tham gia ở “giai đoạn cuối” trong việc hoạch định chiến dịch tấn công người Mỹ tại Iraq, Syria và Lebanon.

Ngày 31/12/2019, nhằm đúng đêm Giao thừa, những người “biểu tình” do dân quân Iraq được Iran hậu thuẫn đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad với lý do nhằm “đáp trả” các cuộc không kích của Mỹ. Những kẻ quá khích đã đập phá camera an ninh, cửa sổ, cửa chính, và xông vào khu vực An ninh bên ngoài rồi phóng hỏa vào khu vực Tiếp tân, nhưng đã bị cảnh vệ Đại sứ quán Mỹ đáp trả bằng lựu đạn gây choáng và hơi cay.

Đám đông biểu tình, trong đó có rất nhiều người mặc đồng phục dân quân Iraq đã bị đẩy lùi sau khi hai chiếc trực thăng Apache cùng 100 lính thủy đánh bộ được điều động gấp rút từ Tiểu đoàn 2, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 7 có mặt nhanh chóng tại Đại sứ quán Mỹ.

Sự có mặt kịp thời của quân đội Mỹ tại Đại sứ quán đã giúp đẩy lùi nhanh chóng cuộc tấn công của đám đông biểu tình. (Ảnh chụp video)

Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter: “Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã trải qua nhiều giờ, AN TOÀN! Nhiều chiến binh tuyệt vời của chúng ta, cùng với trang thiết bị quân sự có tính sát thương nhất trên thế giới, đã lập tức nhanh chóng tới hiện trường…”

Vậy vì sao “Biến cố Benghazi” dưới thời chính quyền Barack Obama lại được nhắc đến trong vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad dưới sự chỉ huy của vị Tổng Tư lệnh Donald Trump? Câu trả lời: Đó chính là sự TƯƠNG PHẢN trong cách xử lý khủng hoảng giữa hai vị Tổng thống.

Cùng một sự kiện, nhưng cách xử lý khủng hoảng đã thể hiện sự khác biệt giữa hai vị tổng thống Mỹ: Donald Trump và Barack Obama. (Ảnh tổng hợp)

Thảm kịch Benghazi

Cách nay gần 8 năm, vào tối ngày 11/9/2012, một nhóm vũ trang Hồi giáo đã tấn công Tổng Lãnh sự Mỹ tại thành phố Benghazi trong nhiều đợt. Vụ tấn công đã khiến đại sứ Chris Stevens cùng thông tín viên Sean Smith tử nạn.

Vài giờ sau, đến lượt sở tiền trạm của CIA nằm cách đó gần 2 cây số cũng bị tấn công, khiến hai đặc vụ CIA là Tyrone Woods và Ghen Doherty đã bị chết.

Cuộc bao vây và tấn công Tòa lãnh sự Mỹ diễn ra trong vòng 13 tiếng đồng hồ. Ngay sau đó, chính quyền Obama đã nhiều lần kết luận rằng, đây là một cuộc tấn công tự phát do đám đông quá khích biểu tình phản đối một video có nội dung nhục mạ Hồi giáo, sản xuất tại Mỹ có tiêu đề: The Innocence of Muslims (Sự ngây thơ của người Hồi giáo).

Video dài 14 phút đăng trên Youtube vào tháng 6/2012 không hề gây tiếng vang, và cách thời điểm xảy ra thảm kịch tận 3 tháng, đã trở thành một lý do “chính đáng” để chính quyền Obama vin vào đó nhằm che giấu hậu quả. Kết luận vội vã này sau đó đã được chính Cục tình báo CIA khẳng định lại: “Những người ban đầu được cho là những người biểu tình thực sự là một nhóm phiến quân Hồi giáo với mục tiêu tấn công Tòa lãnh sự”.

Thay vì đứng ra chịu trách nhiệm cho thảm kịch, chính quyền Obama lại đổ lỗi rằng cuộc tấn công tự phát do đám đông quá khích phản đối một video có nội dung nhục mạ Hồi giáo sản xuất tại Mỹ có tiêu đề: The Innocence of Muslims (Sự ngây thơ của người Hồi giáo).

Vụ tấn công tại Benghazi đã trở thành thảm kịch quốc gia, dẫn tới cuộc điều tra do các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đứng đầu. Họ lo ngại rằng, chính quyền Tổng thống Obama đã làm sai lệch sự thật về những gì đã xảy ra tại Benghazi.

Hai năm sau, vào ngày 17/9/2014,  Ủy ban Giám sát của Hạ viện đã mở cuộc điều trần trong khuôn khổ của việc điều tra của Hạ viện về “Biến cố Benghazi”. Cuộc điều tra xoay quanh ba câu hỏi:

  1. Liệu Tòa lãnh sự Benghazi có được bảo vệ đầy đủ?
  2. Liệu nước Mỹ có ngăn chặn được cuộc tấn công này?
  3. Và liệu chính quyền Obama có che đậy sự thật về nguồn gốc của cuộc tấn công này hay không?

Lần ngược thời gian, hé lộ nhiều nghi vấn

18 tiếng trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi, trùm khủng bố Al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã ra lời hiệu triệu trong một video đăng trên mạng Internet, kêu gọi các lực lượng khủng bố đồng loạt tấn công người Mỹ tại Libya để trả thù việc một trùm đặc công của Al-Qaeda là Abu Yahya al-Libi bị máy bay không người lái của Mỹ hạ sát.

18 tiếng trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi, trùm khủng bố Al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã ra lời hiệu triệu trong một video đăng tải trên mạng Internet, kêu gọi đồng loạt tấn công người Mỹ.

Khi ấy, truyền thông cánh tả Mỹ đã “lờ tịt” lời hiệu triệu này của trùm khủng bố, cũng như đưa tin hạn chế về sự kiện một đám đông Hồi giáo bạo động trước Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập. Cuộc bạo động tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo chỉ diễn ra đúng 6 tiếng sau lời hiệu triệu của trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri, và cách 12 giờ đồng hồ trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi.

Vì sao truyền thông cánh tả Mỹ lại hạn chế đưa những tin “nguy hiểm” này? Đơn giản, đây là thời điểm nước rút của Tổng thống Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2. Vì vậy, mọi thông tin bất lợi cho chính quyền Obama đều tự nguyện “câm lặng”.

Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libya, và là tâm điểm của các cuộc biểu tình chống nhà độc tài Libya là Muammar Gaddafi trong cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập năm 2011, dẫn tới cuộc nội chiến vào tháng 3/2011.

Sau khi nội chiến kết thúc vào tháng 8/2011, Benghazi đã trở thành một trong những địa danh nguy hiểm nhất thế giới, là cái nôi của các hoạt động dân quân khủng bố, là căn cứ quan trọng của phiến quân và các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan. Rất nhiều phiến quân sau đó đã gia nhập lực lượng dân quân đều có nguồn gốc từ thành phố  Benghazi, nên có thể nói Benghazi là một nơi đại loạn.

Benghazi trở thành một trong những địa danh nguy hiểm nhất thế giới, là cái nôi của các hoạt động dân quân khủng bố, là căn cứ quan trọng của phiến quân và các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan.

Các tổ chức quốc tế như Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế hay các đại sứ quán của phương Tây đều rút khỏi điểm nóng Benghazi từ trước. Nhưng chính quyền Barack Obama vẫn duy trì Tòa Lãnh sự Mỹ tại đây, và một tiền trạm CIA bí mật nằm cách đó gần hai cây số.

7 tháng trước khi thảm kịch xảy ra, tháng 2/2012, chính quyền Obama đã nhận được yêu cầu của đại sứ Chris Stevens bổ sung thêm lực lượng bảo vệ an ninh mật.

Ngày 25/6/2012, đại sứ Stevens đã gọi điện cho Nhà Trắng, bày tỏ nỗi lo ngại về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng xung quanh Benghazi, với sự xuất hiện của 10 trung tâm huấn luyện khủng bố cài cắm quanh các trụ sở của Mỹ. Đại sứ Stevens đã “lưu ý” với ông chủ Nhà Trắng rằng, các nhân viên ngoại giao Mỹ đã nhiều lần phát hiện thấy lá cờ đen của tổ chức khủng bố Al-Qaeda bay qua các tòa nhà chính phủ.

Ông yêu cầu Nhà Trắng bổ sung thêm 11 lính bảo vệ với lưu ý: “Việc hỗ trợ an ninh từ nước chủ nhà là không đủ, và không thể phụ thuộc nguồn cung cấp môi trường an toàn này cho người nước ngoài phụ trách”.

Đại sứ Mỹ Chris Stevens (phải) đã nhiều lần bày tỏ lo ngại và cảnh báo về sự nguy hiểm, cùng mối đe dọa ngày càng gia tăng của các nhóm khủng bố xung quanh khu vực Đại sứ quán. (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, yêu cầu này của vị đại sứ liên tục bị Obama từ chối. Hai năm sau tấn thảm kịch, trong cuộc điều trần làm chứng trước Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, một số quan chức an ninh trong chính quyền Obama hé lộ lý do từ chối bổ sung lực lượng bảo vệ cho Tòa lãnh sự tại Benghazi,  là do Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”.

Thay vào đó, chính quyền Obama muốn dựa vào lực lượng an ninh của nước chủ nhà Libya – vốn đang trong tình cảnh hỗn loạn nhiễu nhương – và đây cũng là điều mà chính đại sứ Stevens lo ngại.

Khi ngày 11/9 đến gần, là thời điểm nhạy cảm đối với tất cả các cơ sở đồn trú của Mỹ tại nước ngoài, chính quyền Obama nhẽ ra phải tăng cường an ninh để bảo vệ cơ quan ngoại giao đặt tại các quốc gia Hồi giáo ngày càng thù địch với Mỹ, thì vị Tổng thống da màu lại làm ngược lại.

Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”.

Tháng 8/2012, Tổng thống Obama không những không bổ sung thêm lực lượng an ninh, mà lại còn hạ lệnh rút 16 lính đặc nhiệm bảo vệ Tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi rời khỏi Libya, thay thế vào đó là nhân viên an ninh của nước chủ nhà.

Trớ trêu thay, nhóm nhân viên an ninh này lại là nhóm dân quân Libya có biệt danh là The 17th of February Martyrs Brigade (Lữ đoàn Tuẫn Ðạo 17/2) – là nhóm vũ trang có liên hệ đến một nhánh của al-Qaeda. Vì sao chính quyền Obama lại có sự “hớ hênh” về tình báo và an ninh đến như vậy?

Dựa trên các tài liệu do Ủy ban Giám sát Hạ viện công bố (9/2014), người ta biết được rằng phòng Tình huống của Nhà Trắng đã nhận được một email gửi vào lúc 1 giờ chiều ngày 11/9/2012 (giờ Washington), thông báo Tòa lãnh sự tại Benghazi có dấu hiệu bị bao vây.

Nhưng chính quyền Obama đã không có bất cứ động thái quân sự nào ngay thời điểm đó. Câu trả lời duy nhất mà Nhà Trắng đáp lại email của vị đại sứ Mỹ trong tình huống khẩn cấp: Đó là “cử” một máy bay không người lái trang bị camera tới hiện trường.

Câu trả lời duy nhất mà Nhà Trắng đáp lại cái email của vị đại sứ Mỹ trong tình huống khẩn cấp: Đó là “cử” một máy bay không người lái được trang bị camera tới hiện trường.

Án binh bất động

3 tiếng sau, vào lúc 4h chiều ngày 11/9 (tức khoảng 10h tối tại Benghazi), Nhà Trắng lại nhận được thêm một email báo rằng Tòa Lãnh sự đang bị tấn công. Khoảng 20 kẻ có vũ trang đã nổ súng bên ngoài, khi đại sứ Chris Stevens đang có mặt trong tòa nhà, và chỉ có 4 nhân viên Mỹ cùng Lữ đoàn Tuẫn Ðạo của nước chủ nhà hỗ trợ an ninh.

Nhưng mọi lời cầu cứu từ Benghazi gửi đi đều chìm trong im lặng. Trong suốt 13 tiếng giao tranh tại Tòa Lãnh sự và tại sở tiền trạm của CIA nằm ngay gần đó, chính quyền Barack Obama không hề có bất cứ động thái hỗ trợ quân sự nào để giải vây và cứu nguy cho nhân viên của mình.

Các nhà quân sự tính toán, chỉ cần ít phút tăng viện từ Libya, chỉ cần vài giờ bay từ trạm Không quân Hải quân lớn ở cảng Sigonella (Ý), từ các căn cứ quân sự ở vịnh Aviano (Ý) và vịnh Souda (Hy Lạp) là có thể điều máy bay chiến đấu và pháo hạm bay AC-130 tới Benghazi, nhanh chóng giải tán được đám đông hoặc đáp trả một cuộc tấn công khủng bố.

Nếu tổng thống Obama ra quyết định giải cứu, thì chỉ cần mất vài giờ bay từ các Căn cứ Không quân xung quanh Benghazi là đủ để có thể đẩy lùi cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ. (Ảnh tổng hợp)

Nhưng lệnh giải cứu không bao giờ đến với Benghazi. Tại sao? Câu trả lời có lẽ vẫn là Barack Obama không muốn “xúc phạm” đến thế giới Hồi giáo bằng cách điều động quân đội Mỹ đến giải vây. Sau này người ta còn biết thêm rằng, Lữ đoàn Tuẫn Ðạo có nhiệm vụ bảo vệ Lãnh sự quán đã rời bỏ vị trí ngay khi những kẻ khủng bố đột nhập vào Tòa lãnh sự.

Khi bị hỏi về chuyện này, cấp dưới của Obama cho biết, “vụ tấn công không đủ lâu để kịp đưa lực lượng quân đội tới ứng cứu”. Nhưng thực tế,  Nhà Trắng cùng các cơ quan đầu não khác tại Washington đã được máy bay do thám không người lái “tường thuật trực tiếp” diễn biến tại hiện trường và báo thẳng về căn cứ.

Sáng ngày 12/9, vài tiếng sau khi vụ tấn công kết thúc, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton có mặt tại Vườn Hồng họp báo, họ đã biết chắc chắn cuộc tấn công vào lãnh sự quán Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra. Họ biết vì họ đã bí mật gửi một loạt email tới các quan chức nội các để thảo luận trong thời điểm vụ tấn công đang diễn ra.

Tuy nhiên, cả Tổng thống và bà Ngoại trưởng đã không nói gì về những việc họ biết, và tệ hơn nữa đã không làm gì để giải cứu, mặc cho vị đại sứ Mỹ đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

Mặc dù biết cuộc tấn công tại Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra, nhưng cả ông Obama và bà Hillary Clinton đã không làm gì để giải cứu bất chấp thời gian vẫn đủ để quân đội có thể đến cứu viện. (Ảnh: Getty)

Theo Fox News, có tới 300 đến 400 nhân viên an ninh tại Washington đã nhận được những email này trong thời gian cuộc tấn công đang diễn ra và kết thúc. Những người này làm việc trực tiếp với các quan chức an ninh, quân sự và ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama. (1)

Cho tới khi công chúng Mỹ biết được vụ tấn công tại Benghazi diễn ra như thế nào thì đã quá muộn. Vị đại sứ Mỹ đã tử nạn và kinh hoàng hơn, hình ảnh của ông với thân thể tím tái, trầy xước đang bị đám đông quây lại trong giờ phút sinh tử đã tràn ngập khắp mặt báo thế giới.

Đại sứ Chris Stevens và thông tín viên Sean Smith, cùng hai đặc vụ CIA đã bị sát hại khi đang phục vụ đất nước, dưới sự lãnh đạo của vị Tổng Tư lệnh Barack Obama.

Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng không xác nhận về việc ngài đại sứ đã bị chết trong tình huống như thế nào. Họ chỉ xác nhận đại sứ Stevens đã ở trong Tòa lãnh sự vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, và cho đến khi thi thể của ông được trao trả lại cho phía Mỹ tại sân bay Benghazi vào lúc bình minh sớm mai.Hình ảnh vị đại sứ Mỹ Chris Stevens sau vụ tấn công tại Benghazi.

Khi vụ tấn công xảy ra, người ta mới “tá hỏa” ra là Tòa Lãnh sự Mỹ tại Benghazi chỉ giống như một “cơ sở tạm thời”, nghĩa là nó thiếu các trang thiết bị an ninh ở cấp đại sứ: Không có kính chống đạn, cửa gia cố và nhiều tính năng phòng thủ khác.

Người ta đặt câu hỏi: Trong suốt 13 tiếng hỏa ngục tại Tòa Lãnh sự và sở tiền trạm CIA, Tổng thống Obama làm gì? Chỉ biết đến tối ngày hôm sau, ông Obama đã bay tới Las Vegas, dự buổi gây quỹ cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ hai của ông. Tiếp đó, Obama dự tiệc chiêu đãi cùng cặp đôi siêu sao làng giải trí là Jay-Z và Beyonce.

Sự ra đi của Chris Stevens dường như không phải là mối bận tâm quá lớn đối với ông Obama. Bởi chỉ trong một vài ngày sau đó, người ta đã thấy ông trong buổi tiệc của Jay-Z và Beyonce.

Vụ thảm sát tại Benghazi và cái chết bi thảm của đại sứ Chris Stevens lùi dần vào dĩ vãng bởi chiến dịch tái tranh cử rầm rộ của ông Obama diễn ra sau đó…

Sai lầm và Dối trá

Nhưng với người dân Mỹ, câu chuyện không kết thúc ở đó. “Biến cố Benghazi” đã được Tổng thống Barack Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Đại sứ LHQ khi ấy là bà Susan Rice liên tục giải thích rằng, những gì xảy ra tại Benghazi là do đoạn video có tên “Innocence of Muslims” đã kích động những người Hồi giáo cực đoan gây ra thảm kịch.

Chính quyền Barack Obama đã đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về nguyên nhân và diễn tiến của vụ việc, nhưng vẫn giấu nhẹm sự thật và trách nhiệm của các quan chức liên đới, đặc biệt là Ngoại trưởng Hillary Clinton – “sếp” trực tiếp của Ðại sứ Chris Stevens. Ngược lại, các nghị sĩ Ðảng Cộng hòa khi ấy đã nêu ra nhiều nghi vấn, về một âm mưu che giấu sự thật từ phía chính quyền Obama khi ngày bầu cử Tổng thống đang cận kề (tháng 11/2012).

Có nhiều bằng chứng cho thấy, chính quyền Obama đã dối trá khi cung cấp các thông tin mâu thuẫn về những gì xảy ra vào ngày 11/9/2012 kinh hoàng tại Benghazi:

Có nhiều bằng chứng cho thấy, chính quyền Obama đã cung cấp các thông tin khá mâu thuẫn về những gì đã xảy ra vào ngày 11/9/2012 kinh hoàng ấy. 

6h43 ngày 11/9:

Diễn biến: Một nhân viên ngoại giao Mỹ ở Benghazi thức giấc và nhìn thấy một cảnh vệ Libya đang chụp ảnh bên trong khu phức hợp Lãnh sự quán từ một tầng thượng của tòa nhà lân cận. Khi bị phát hiện, anh ta lập tức biến mất. (2)

Chính quyền Obama: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết “không có gì bất thường xảy ra trong ngày 11/9, và không có bất cứ cảnh báo nào về một cuộc tấn công sắp xảy ra”.

Bằng chứng mâu thuẫn: Hai ngày trước đó, đại sứ Stevens đã nhận được một cảnh báo từ lãnh đạo dân quân Hồi giáo, rằng họ sẽ “không đảm bảo an ninh” cho Tòa Lãnh sự nếu Mỹ ủng hộ nhà lãnh đạo Mahmoud Jibril trong cuộc bỏ phiếu cho ghế Thủ tướng vào ngày 12/9. An ninh của Lãnh sự quán Mỹ đang dựa vào Lữ đoàn Tuẫn đạo. (3) 

Thêm nữa, người ta đã tìm thấy trong đống đổ nát ở Tòa Lãnh sự bức thư của đại sứ Stevens viết: “Vì lý do an ninh, chúng tôi cần cẩn thận về việc hạn chế di chuyển khỏi khu phức hợp và lên lịch nhiều cuộc họp nhất có thể trong biệt thự”.

Các phóng viên của tờ Foreignpolicy nói rằng họ tìm thấy một bản thư nháp trong tòa đại sứ Mỹ tại Benghazi sau vụ tấn công. (Ảnh chụp màn hình)

Thông tín viên Sean Smith cũng bày tỏ sự lo lắng qua email gửi cho người bạn: “Giả sử chúng tôi không chết đêm nay. Chúng tôi đã phát hiện thấy một trong những nhân viên bảo vệ đã chụp ảnh khu phức hợp”.

21h30:

Diễn biến: Các nhân chứng tại nhà hàng thượng lưu Venezuela đối diện với Lãnh sự quán đã nhìn thấy hai chiếc xe bán tải chở đầy dân quân đỗ trước cửa khu phức hợp. Họ còn không che giấu tấm vải đen có dòng chữ Ansar al-Sharia – là một nhánh của al-Qaeda và có liên hệ với Lữ đoàn Tuẫn Ðạo 17/2 đang bảo vệ an ninh cho Tòa lãnh sự.

Chính quyền Obama: Bộ Ngoại giao khẳng định Tòa lãnh sự được gia cố vững chắc, các bức tường được nâng lên 3,6 mét với dây kẽm gai concertina,   lưới tản nhiệt và cửa thép chống đạn.

Bằng chứng mâu thuẫn: Các bức tường của khu phức hợp chỉ cao khoảng 2,5m, tường phía sau tòa nhà không có dây kẽm gai. Hai ngày sau cuộc tấn công, chủ tòa nhà đã chỉ cho giới truyền thông thấy: “Quá dễ dàng cho nhóm khủng bố” khi hệ thống an ninh quá sơ sài.

So với các Đại sứ quán Mỹ khác trên thế giới, lãnh sự quán tại Benghazi có kết cấu phòng thủ khá lỏng lẻo, rất dễ bị tấn công.

21h42:

Diễn biến: Các nhân chứng tại nhà hàng đối diện đã nghe thấy tiếng súng nổ và nhìn thấy một nhân viên an ninh Libya mở cánh cổng thép và ló đầu ra. Tại phòng Trung tâm Điều hành Chiến thuật (TOC), nhân viên của Dịch vụ An ninh Ngoại giao (DSS) qua màn hình nhìn thấy cánh cổng tòa Lãnh sự mở toang và lính canh Libya bỏ chạy ngay khi những kẻ vũ trang xông vào tòa nhà. Nhân viên DSS này kích hoạt chuông báo động.

Chính quyền Obama: Bộ Ngoại giao khẳng định tối 11/9, lực lượng an ninh rất đầy đủ: 5 DSS, 5 lính canh Libya không vũ trang và 3 dân quân vũ trang của Lữ đoàn Tuẫn đạo 17/2.

Bằng chứng mâu thuẫn: Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Hạ viện, đại sứ Stevens đã 3 lần (vào các ngày 7/6; 9/7 và 15/8) yêu cầu Nhà Trắng chi viện an ninh, hoặc hủy bỏ kế hoạch cắt giảm lực lượng an ninh của Obama. Trước đó vài tháng tại Benghazi đã xảy ra nhiều vụ tấn công khủng bố nhằm vào các cơ sở và phái đoàn quốc tế, và ngay cả khi Benghazi đang cực kỳ bất ổn, Obama vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm an ninh với lý do “Libya đang trở lại bình thường”.

Bất chấp sự phản đối của Đại tá Andrew Wood, tổng thống Obama vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm an ninh với lý do "Libya sau cuộc đảo chính đang trở lại bình thường" vào mùa hè năm 2012 (trước thời điểm diễn ra vụ tấn công tòa đại sứ). (Ảnh: Getty)

Mùa hè năm 2012, ba đơn vị DSS bị rút về nước, bất chấp sự phản đối của Đại tá Andrew Wood – chỉ huy Lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ tại Libya. Ngày 15/8, một ngày sau khi đơn vị DSS rút về nước, đại sứ Stevens đã email thông báo cho Nhà Trắng rằng an ninh ở Benghazi “đã bị bỏ một khoảng trống quá nguy hiểm”. Chỉ huy DSS rời Benghazi một tháng trước khi thảm kịch xảy ra đã nói với truyền thông rằng, “việc dựa vào người Libya là quá mạo hiểm vì họ thường xuyên bị phát hiện liên kết với kẻ thù”. 

Người ta cũng đặt câu hỏi về lực lượng DSS bảo vệ đại sứ Stevens. Bốn DSS có mặt cùng vị đại sứ khi vụ tấn công xảy ra, trong khi DSS thứ năm đang ở sở tiền trạm CIA. Khi Tòa lãnh sự bị tấn công, ba trong số bốn DSS đã để súng, mũ bảo hộ và áo chống đạn tại khu nhà ở mà nhẽ ra theo nguyên tắc phải mang theo người. Họ buộc phải chạy tới khu nhà ở lấy vũ khí, trong khi chỉ còn lại duy nhất một DSS (có vũ khí) ở lại canh chừng.

Vào thời điểm ba DSS quay lại thì những kẻ tấn công đã đột nhập được vào trong tòa nhà và tấn công, buộc họ phải rút về sở tiền trạm CIA nằm gần đó. Nghĩa là vào thời điểm nhóm khủng bố tấn công Lãnh sự quán Mỹ, chỉ có duy nhất một đặc vụ DSS bảo vệ đại sứ Stevens và thông tín viên Smith.

21h50:

Diễn biến: Theo lời khai của ông Gregory Hicks – phó đại sứ Mỹ tại Tripoli (thủ đô Libya) thì vào thời điểm ấy, đại sứ Stevens đã tuyệt vọng gọi điện khắp nơi cầu cứu, trong đó ông đã gọi cho Gregory Hicks: “Chúng tôi đang bị tấn công”. Người đứng đầu Ủy ban An ninh tối cao của Libya tại Benghazi cũng nhận được điện thoại cầu cứu của vị đại sứ: “Làm ơn giúp chúng tôi”.

Đại sứ Stevens đã tuyệt vọng gọi điện khắp nơi cầu cứu, trong đó ông đã gửi một thông điệp tới Gregory Hicks rằng: "Chúng tôi đang bị tấn công".

Nhóm phiến quân bắt đầu nổ súng và phóng lựu đạn phá lớp cửa bên trong của khu nhà, dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công bắt đầu. Lúc này, chỉ còn đơn độc một DSS đã buộc phải đưa đại sứ Stevens và thông tín viên Smith vào phòng Trú ẩn an toàn, được gia cố nằm sâu trong khu lãnh sự. Tuy nhiên, các tay súng chỉ mất 15 phút để xâm nhập vào khu nhà chính và bắt đầu phóng hỏa.

Lúc này, chỉ còn đơn độc một DSS đã buộc phải đưa đại sứ Stevens và thông tín viên Smith vào phòng Trú ẩn an toàn, được gia cố nằm sâu trong khu lãnh sự.

Chính quyền Obama cho biết: Nơi trú ẩn an toàn là một khu vực có tường bao quanh, được trang bị bằng lớp cửa chắc chắn để ẩn náu trong trường hợp khẩn cấp tòa nhà bị tấn công.

Bằng chứng mâu thuẫn: Phòng trú ẩn an toàn mắc một lỗ hổng an ninh nghiêm trọng. Cánh cửa không phải làm bằng tấm thép chắc chắn, mà chỉ là  những thanh thép dày gắn lại với nhau, nên có khả năng phá được và đồng thời không ngăn được khói trong trường hợp tòa nhà bị phóng hỏa.

22h15:

Diễn biến: Khu phức hợp bị phóng hỏa và khói đã xâm nhập phòng Trú ẩn buộc đặc vụ DSS phải đưa đại sứ Stevens và Smith đến một lối thoát ở trong phòng. DSS nhảy ra sân bên ngoài để quan sát rồi quay lại nơi đại sứ và thông tín viên đứng chờ, nhưng không may đã bị mất dấu do khói đen bao phủ. Anh ta buộc phải gọi điện cho đồng đội DSS nhờ trợ giúp. Bốn đặc vụ DSS từ sở tiền trạm CIA đã quay trở lại Lãnh sự quán để tìm kiếm hai nhà ngoại giao, nhưng bất thành.

Khu phức hợp bị phóng hỏa và khói đã xâm nhập phòng Trú ẩn an toàn buộc đặc vụ DSS phải đưa đại sứ Stevens và Smith đến một lối thoát ở bên trong phòng.

Chính quyền Obama: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết các DSS vừa phải đối mặt với hỏa hoạn vừa phải chiến đấu dữ dội với nhóm tấn công: “Có một vụ nổ đáng kể đang diễn ra bên ngoài”; “Có những viên đạn bị găm lại. Có khói thuốc nổ. Có những vụ nổ… “. 

Bằng chứng mâu thuẫn: Thực tế, nếu có một cuộc đấu súng dữ dội thì tại sao hiện trường lại có rất ít vết đạn. Chỉ có một vài lỗ đạn trên các bức tường bao quanh khu phức hợp, cũng không tìm thấy vỏ đạn dọc các hành lang trên lối đi. Vào thời điểm Tòa lãnh sự bị tấn công, bốn trong số năm đặc vụ DSS đã không có mặt trong tòa nhà.

Video giải thích vụ tấn công và khẳng định “không tìm thấy bằng chứng của một cuộc đấu súng dữ dội diễn ra tại hiện trường”.

22h25:

Diễn biến: Một lực lượng gồm 6 người Mỹ và 40 dân quân Libya đã rời sở tiền trạm CIA tự phát đến Lãnh sự quán ứng  cứu. Họ cùng 5 đặc vụ DSS đã  tìm thấy xác của thông tín viên Smith nhưng không tìm thấy đại sứ Stevens. Họ bị nhóm vũ trang phục kích bên ngoài tòa nhà nhưng vẫn cố gắng tìm kiếm đại sứ Stevens trong vòng 15 phút trước khi buộc phải rời đi.  Vào lúc 11 giờ đêm, họ mang thi thể Smith rời khỏi tòa nhà, nơi vị đại sứ vẫn mất tích ở trong đó.

Chính quyền Obama: Các báo cáo của CIA và Bộ Ngoại giao đều nói rằng lực lượng cứu trợ là “nhân viên Hoa Kỳ”. Bà Charlene Lamb, quan chức Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm về an ninh đại sứ quán, đã làm chứng trước Hạ viện rằng, quân tiếp viện là một “đội phản ứng nhanh đóng quân gần đó”. Bà Susan Rice, đại sứ Mỹ tại LHQ cho biết cơ sở thứ hai là “cơ sở phụ” của Lãnh sự quán Mỹ.

Bằng chứng mâu thuẫn: Nghị sĩ Frank Wolf (bang Virginia) cho biết, “căn cứ thứ hai” không phải là cơ sở phụ của Bộ Ngoại giao mà là sở tiền trạm của CIA, hoạt động độc lập với Lãnh sự quán và có 22-26 đặc vụ làm việc tại đó. Một số trong những đặc vụ này đã tham gia vào cuộc tìm kiếm đại sứ Stevens tại Tòa lãnh sự. Tuy nhiên, cụm từ “CIA” đã không xuất hiện lần nào trong các bản báo cáo đánh giá trách nhiệm.

“Căn cứ thứ hai” không phải là cơ sở phụ của Bộ Ngoại giao mà là sở tiền trạm của CIA nằm vùng, hoạt động hoàn toàn độc lập với Lãnh sự quán và có 22-26 đặc vụ làm việc tại đó.

Các nhà quan sát nghi ngờ, có thể Obama tránh CIA bị lôi vào cuộc điều tra của Quốc hội nên đã để bà Charlene Lamb ở Bộ Ngoại giao ra làm chứng tại Ủy ban giám sát của Hạ viện. Câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được giải đáp, đó chính là vai trò của CIA tại Benghazi.

Lời khai của những người sống sót cho thấy, nhóm khủng bố đã được huấn luyện cực kỳ bài bản. Tờ Vanity Fair cho biết: “Những kẻ tấn công có mệnh lệnh rõ ràng cùng thông tin tình báo hoàn hảo. Chúng biết mọi vị trí và phương án tiếp cận khu vực nghỉ ngơi của đại sứ, cũng như vô hiệu hóa được lực lượng an ninh và lính gác địa phương trong đêm đó”. 

Thảm kịch tại Benghazi đã cho thấy một sai lầm nghiêm trọng về an ninh và tình báo khi CIA đã đánh giá sai về các mạng lưới khủng bố trong khu vực. Báo cáo của Ủy bạn Giám sát Hạ viện (2013) cũng cho thấy, lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân viên Lãnh sự quán Mỹ đêm 11/9/2012 không phải là người Mỹ mà là người Libya.

0h00 ngày 12/9:

Diễn biến: Tại sở tiền trạm CIA nằm ngay gần Lãnh sự quán,  Chỉ huy của cơ sở này lo lắng bị tấn công đã gọi điện tới Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli xin ứng cứu. Nhưng vô vọng. Vào lúc 5 giờ sáng, một loạt đạn pháo cối đã nã vào sở tiền trạm, trong đó hai quả đạn cối phát nổ trên mái nhà đã giết chết hai đặc vụ CIA là Glen Doherty và Tyrone Woods.

Vào lúc 5 giờ sáng, một loạt đạn pháo cối đã nã vào khu nhà ở. Hai quả đạn phát nổ trên mái nhà đã giết chết hai lính đặc nhiệm là Glen Doherty và Tyrone Woods. 

Chính quyền Obama đã mô tả cuộc tấn công của nhóm vũ trang vào “căn cứ này” là có quy mô nhỏ, sử dụng vũ khí thông thường.

Bằng chứng mâu thuẫn: Tên lửa phá hủy một bức tường và đạn cối bắn lên mái nhà chứng tỏ cho thấy vụ tấn công sở tiền trạm CIA được nhóm khủng bố thực hiện từ xa, khác hẳn với cách xâm nhập trực tiếp vào khu phức hợp của Lãnh sự quán.

0h15:

Diễn biến: Khi nhóm DSS rời bỏ Lãnh sự quán, có rất đông người Libya tiến vào bên trong tòa nhà. Họ ráo riết tìm kiếm mọi thứ trong khu phức hợp và phát hiện thấy một cửa sổ mở vào phòng trú ẩn. Bên trong, họ tìm thấy đại sứ Stevens đang nằm trên sàn nhà. Một video cho thấy họ đã khiêng vị đại sứ ra bên ngoài. Khi phát hiện thấy đại sứ Stevens có dấu hiệu còn sống, đã có những tiếng la hét, tranh luận về việc đưa ông đến bệnh viện.

Chính quyền Obama tuyên bố rằng lực lượng an ninh vẫn duy trì mọi nỗ lực để xác định vị trí của đại sứ Stevens nhiều giờ sau vụ tấn công.

Bằng chứng mâu thuẫn: Những người Libya đã đưa đại sứ Stevens vào chiếc ô tô riêng rồi cấp tốc thẳng tiến tới Trung tâm Y tế Benghazi.

Giám đốc Trung tâm là Tiến sĩ Fathi al-Jerami cho biết, ông và các nhân viên đã bị sốc khi được biết bệnh nhân là đại sứ Hoa Kỳ. Họ cũng không thể tưởng tượng được là vị đại sứ đã không được bảo vệ vào thời điểm ấy.  Các bác sĩ đã tiến hành hô hấp trong suốt 90 phút trước khi kết luận đại sứ Stevens tử vong.

Cho đến lúc ấy cũng không có quan chức Mỹ nào liên lạc với bệnh viện. Một bác sĩ đã tìm thấy chiếc điện thoại di động trong túi của đại sứ Stevens và gọi đến một số máy của một đặc vụ tại sở tiền trạm CIA. Nhưng do vị bác sĩ nói tiếng Anh hạn chế nên mãi tới sáng ngày 12/9, phía Mỹ mới đến bệnh viện nhận thi thể của Stevens. Lúc này, hình ảnh vị đại sứ Mỹ tím tái đã ngập tràn trên mạng Internet tại Libya.

Hillary Clinton
@HillaryClinton

Came across this beautiful video reminding us that love and leadership go hand in hand, and will prevail over division, indifference, and incompetence. New York will persevere, and America will too. Take a look: https://twitter.com/convictsnyc/status/1246110693402828800 

Ngày 16/9:

Diễn biến: Gần 5 ngày sau vụ tấn công, đại sứ Mỹ tại LHQ là bà Susan Rice đã trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình ABC, CBS, NBC, CNN và Fox News để giải thích cho các cuộc tấn công tại Benghazi. Trước đó, ngày 12/9, ông Obama lặp lại rằng,cuộc tấn công khởi phát như là một sự phản đối video chống Hồi giáo và vượt khỏi tầm kiểm soát”.

Chính quyền Obama: Bà Susan Rice cho biết vụ tấn công là hệ quả của cuộc biểu tình phản đối video The Innocence of Muslims và tuyên bố: “Có dấu hiệu cho thấy những kẻ cực đoan đã tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực.” 

Bằng chứng mâu thuẫn: Chỉ sau vài giờ sau tuyên bố gây tranh cãi của bà Susan Rice, ông Mohammed Magaraif, Chủ tịch Quốc hội Libya đã quy kết trách nhiệm cho các phần tử của dân quân Ansar al-Sharia (có mối liên hệ với  al Qaeda). Tuyên bố của ông cũng phù hợp với các nhân chứng và những người sống sót tại Lãnh sự quán xác nhận rằng, không có bất kỳ cuộc biểu tình nào tại Benghazi phản đối nội dung của video đó.

Tại Mỹ, nhiều người đặt câu hỏi vì sao bà Susan Rice lại là người tuyên bố cái chết của đại sứ Mỹ mà không phải là Ngoại trưởng Hillary Clinton hay Tổng thống Obama.

Nhiều người ngạc nhiên vì sao bà Rice lại là người tuyên bố cái chết của đại sứ Mỹ mà nhẽ ra việc này phải là bà Ngoại trưởng Hillary Clinton, hoặc là Tổng thống Obama. 

Bà Susan Rice đã dựa vào dữ liệu nào để tuyên bố vụ tấn công là kết quả của một cuộc biểu tình, nếu như không phải chính quyền Obama đã cố tình che giấu và đổ lỗi cho một nguyên nhân khác để tránh mọi tham chiếu đến nhóm dân quân Ansar al-Sharia có liên kết với al Qaeda, hòng giảm nhẹ vấn đề và ảnh hưởng đến cuộc tranh cử Tổng thống đang vào hồi kết.

4 tuần sau khi thảm kịch xảy ra, FBI mới tới hiện trường Benghazi nhưng lúc này đã quá muộn. Mọi dấu vết đã bị quần nát hoặc biến mất bởi các nhà báo và người dân hiếu kỳ sống quanh đó. Sự “chậm chạp” đến mức khó hiểu của FBI dưới thời chính quyền Obama đã được các nhà quan sát đối chiếu với tình huống Đại sứ quán Pháp ở Tripoli bị đánh bom sau đó 7 tháng (4/2012). Nhóm chuyên gia Pháp đã có mặt tại hiện trường chỉ sau đúng một ngày xảy ra thảm họa.

Một năm sau (9/2013), FBI mới mở cuộc điều tra về thảm kịch Benghazi. Một năm sau tấn thảm kịch giết chết 4 người Mỹ, không có bất kỳ nghi phạm nào xuất hiện tại tòa án ở Libya hay ở Mỹ. Sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ hai, thảm kịch Benghazi đã chìm vào bóng tối bí ẩn trong di sản của Barack Obama.

Sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ hai, thảm kịch ngày 11/9/2012 tại Benghazi đã chìm vào bóng tối… di sản của Barack Obama.

Một câu chuyện – Hai số phận

Nếu có bất kỳ sự kiện nào tương phản làm nổi bật sự khác biệt về tính trung thực và hiệu quả giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang nắm quyền, thì đó chính là sự so sánh giữa vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi (Libya, ngày 11/9/2012) và vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad (Iraq, ngày 31/12/2019).

Tại Libya năm 2012, chính quyền Đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã nói dối ngay từ đầu về nguyên nhân của vụ việc, tuyên bố sai lầm rằng cuộc tấn công bắt nguồn từ một cuộc biểu tình tự phát, và phủ nhận đó là một cuộc tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch. Chính quyền Obama viện cớ là do một video vô danh sản xuất tại Mỹ đã mạo phạm đến người Hồi giáo, và các kênh truyền thông cánh tả đã lèo lái công chúng Mỹ tin vào “thuyết” này của Barack Obama. Sau nhiều cuộc điện thoại và email cầu cứu phát đi từ Tòa lãnh sự Benghazi, Nhà Trắng dưới thời Obama vẫn án binh bất động. Kết quả: Lãnh sự quán bị đập phá đốt cháy, cùng cái chết bi thảm của Đại sứ Chris Stevens và ba nhân viên người Mỹ khác. Quân đội Mỹ chỉ có mặt tại Benghazi vào trưa ngày 12/9, tức là hơn 13 tiếng đồng hồ kể từ khi cuộc tấn công khủng bố bắt đầu.

Vụ tấn công vào tòa lãnh sự ở Benghazi thiếu vắng sự can thiệp từ chính quyền tổng thống Obama đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có đại sứ Mỹ Chris Stevens. (Ảnh: Getty)

Tại Iraq, trong ngày cuối cùng của năm 2019, chính quyền Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump đã cập nhật  cho công chúng Mỹ chi tiết về vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq qua các tuyên bố và Twitter. Khi đám đông Hezbollah được Iran hậu thuẫn tấn công Đại sứ quán Mỹ, phản ứng từ chính quyền Donald Trump cực kỳ nhanh chóng và quyết liệt. Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad không những có sự hỗ trợ thiện chiến của Thủy quân lục chiến và nhân viên an ninh Hoa Kỳ có khả năng đẩy lùi cuộc tấn công ngay tại chỗ, mà Tổng thống Trump còn nhanh chóng điều thêm trực thăng và lính thủy đánh bộ từ Kuwait sang tiếp viện trong một khoảng thời gian cực ngắn. Sự chi viện kịp thời này đã chặn đứng đám đông biểu tình – nhiều người trong số đó mặc đồng phục dân quân – ngay lối cổng vào an ninh, khiến ý định xâm nhập và chiếm cứ khu phức hợp của Đại sứ quán Mỹ của nhóm khủng bố bị thất bại.

Trái ngược với Biến cố Benghazi, vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad không xảy ra bất kỳ thương vong nào cho người Mỹ. Tuy nhiên truyền thông cánh tả Mỹ đã hoàn toàn im lặng trước thành công này của chính quyền Donald Trump.

Trái ngược với biến cố Benghazi, tổng thống Trump đã cử lực lượng quân đội đến ứng cứu kịp thời, đồng thời cũng thể hiện được sức mạnh và quyền uy của Mỹ tại Trung Đông.

Có một điểm đáng chú ý, trong cuộc “biểu tình” trước Đại sứ quán Mỹ tại Iraq, có sự xuất hiện của Hadi al-Amiri, là người đứng đầu phe Shia thân Iran và có vai trò  rất lớn trong Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF) – nhóm dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn và bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liệt vào danh sách nhóm 3 người cầm đầu cuộc biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq.

Hadi al-Amiri còn bị cáo buộc tội khủng bố chống lại nước Mỹ, giúp Iran vận chuyển vũ khí cho nhà độc tài Bashar al-Assad ở Syria, và trong một bức ảnh, ông này đang cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei.

Hadi al-Amiri bị bắt gặp cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh chụp video)

Khoảnh khắc ông Obama cúi chào trước Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud trong chuyến thăm Arab Saudi vào năm 2009, đã bị chỉ trích là "hành động không nên có của một vị tổng thống Hoa Kỳ" đối với các quốc gia Hồi giáo. (Nguồn: Getty)

Điều đáng ngạc nhiên là, Hadi al-Amiri cũng chính là người từng có mặt trong phái đoàn của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã tới Phòng Bầu dục năm 2011, với tư cách là khách mời của Tổng thống Barack Obama.

Hadi al-Amiri cũng chính là người từng có mặt trong phái đoàn của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, đã tới Phòng Bầu dục năm 2011 với tư cách là khách mời của Tổng thống Barack Obama. 

Secretary Pompeo

@SecPompeo

The attack today was orchestrated by terrorists – Abu Mahdi al Muhandis and Qays al-Khazali – and abetted by Iranian proxies – Hadi al Amari and Faleh al-Fayyad. All are pictured below outside our embassy.

View image on TwitterView image on TwitterView image on Twitter
9,971 people are talking about this

Hadi al-Amiri bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liệt vào danh sách nhóm 3 người cầm đầu cuộc biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq.

Xuân Trường

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 1 : Nước Mỹ lạc lối dưới thời “trị vì” của Tổng thống Barack Obama

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 2 : Di sản Obama : Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 3 : Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama

Kỳ 4: Obamagate: Âm mưu bị bại lộ?

Thảm kịch Benghazi ở Libya năm xưa, đã làm rõ nhiều dối trá của chính quyền Barack OBama

Source :
https://www.ntdvn.com/chuyen-de/tham-kich-benghazi-va-su-doi-tra-cua-barack-obama-38175.html?fbclid=IwAR0ii32Hd4GCaj2WcEUQAiiQPaB3Ik8IkhAQl27QLhYfyXTqc3ZsYBIjLOo

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

NỖI Ô NHỤC CỦA LUẬT PHÁP VIỆT NAM !


* Viết xong bài chưa kịp post thì có người cho biết gia đình của Hồ Duy Hải (HDH) cũng là Việt Cộng.

Tôi không xóa bỏ bài này vì tôi không viết để kêu oan cho HDH mà tôi viết cho tất cả những người dân nghèo thấp cổ bé miệng, đã và sẽ bị án oan, đang sống trong một đất nước với mớ luật pháp côn đồ !!!

Tôi vẫn post bài này vì HDH không phải là đảng viên VC và mẹ của HDH cho dù đã từng là người thuộc gia đình Vịt Cộng nằm vùng, dù sao cũng chỉ là 1 bà mẹ đã hy sinh tất cả vì con !

NỖI Ô NHỤC CỦA LUẬT PHÁP VIỆT NAM !

Vụ án oan của Hồ Duy Hải (HDH) đã kéo dài 12 năm, xử rồi kháng án cũng không có gì thay đổi ! Chết vẫn là chết, không được thoát vì hung thủ thực sự là con ông cháu cha – cháu trai của một kẻ rất giàu có và to đầu !

Sở dĩ tôi có thể nói HDH bị oan vì theo như lời khai của HDH và các nhân chứng, cũng như những người điều tra vụ án thì không có chút gì chứng tỏ HDH đã giết người : từ dấu vân tay, dấu giầy tại hiện trường, dấu vết cắt cổ thuận tay trái (HDH thuận tay phải), cho đến sự bỏ trốn biệt tích của hung thủ thực sự và việc tiêu hủy vật chứng để ra chợ mua thứ khác thế vô,… đều cho chúng ta thấy rõ rằng HDH đã bị oan !

Vậy tại sao HDH lại trở thành hung thủ và chỉ bị bắt sau khi hung thủ thực sự đã được thả ? Câu trả lời đơn giản vì người ta cần 1 kẻ thế thân mà HDH cũng có mặt tại hiện trường đêm xảy ra án mạng ! Nếu thực sự giết người, sao HDH không trốn mà vẫn tỉnh bơ sống phây phây, để rồi khoảng 2 tháng sau mới bị bắt?

Người bắt HDH, xử HDH án tử cách đây 12 năm và lần kháng án này cũng vẫn là cùng 1 người : Nguyễn Hòa Bình .

Sự sống chết của tử tù HDH trong phiên xử kháng án không do những bằng chứng mà chỉ do những cánh tay giơ lên : Hồ Duy Hải nhất định phải chết ! Thế nên HDH bắt buộc phải chết – chết theo kiểu đấu tố giơ tay biểu quyết là mau và chắc ăn nhất ! Khi 17 cánh tay đưa lên : HDH phải chết ! Giết nó ! Tòa án giống hệt nơi giang hồ đấu tố xử đồng bọn !

Mạng sống của con người tùy thuộc vào những cánh tay giơ lên, không cần vào bằng chứng và vật chứng phạm tội !

Đó là cách chết kiểu đấu tố của một thời man di mọi rợ !

Nếu không xử chết HDH, Vịt cộng sẽ phải đền tiền 12 năm HDH bị tù oan. Số tiền này có thể lên đến hàng tỷ chứ không ít, đương nhiên sẽ được lấy từ tiền thuế của dân mà có lẽ, bọn “có chức” chúng đã đút túi riêng hết rồi !

Ngoài ra, bao nhiêu con người có chút dính líu tới vụ án, đã được đấm mõm bằng cả đống tiền, không thể nào nhả ra để minh oan cho HDH.

Chỉ tội nghiệp người mẹ và người em của HDH đã đi khắp nơi kêu oan cầu cứu…, vì đã không hiểu rõ luật pháp của bọn giang hồ !

Mẹ của Hồ Duy Hải – Một người thuộc gia đình Vịt Cộng nằm vùng trước kia, dưới thời VNCH – có bao giờ tự trách vì gia đình bà đã góp phần cho Vịt cộng nên ngày nay con bà mới phải chịu án oan, dưới một kiểu TÒA ÁN CÔN ĐỒ?

NHỤC CHO 1 HỆ THỐNG TÒA ÁN KIỂU CÔN ĐỒ CỦA MỘT “CUỐC GIA” !

Con Gà Què Azalea
(Hình lụm trên mạng)

Muốn hiểu rõ thêm về vụ án này, xin mời xem / đọc thêm các bài dưới :

.

https://youtu.be/L2IYUcF2_G0

.

https://youtu.be/fmvoYd0EuK0

.

https://youtu.be/8yPa5mGy7oM

.

https://youtu.be/Uav0Dk_hiBs

.

https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/theo-dong-thoi-su-c-186/vu-an-ho-duy-hai-nhung-dau-hieu-pham-toi-cua-nguyen-van-nghi-127687.html

.

https://danoan2012.blogspot.com/2015/06/chau-truong-my-hoa-la-hung-thu-vu-giet.html?fbclid=IwAR0cKQOrBRcDGDb7e23LCzA-DE95blyjRGYsF43HZyg27etnosQyrzGG-iQ

.

http://m.cand.com.vn/Ban-tin-113/Vu-2-nhan-vien-buu-dien-bi-giet-Nghi-can-la-ban-trai-cua-nan-nhan-120348/?fbclid=IwAR05NtRPB-YOjHi5jJi86-xcII5FBqJcValLtwAqn29Ifdg1n92M3w8qa_c

.

https://youtu.be/L2IYUcF2_G0

.

https://youtu.be/0bVDIS050bc

Trở về => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

.
.
Categories
Thế Giới

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 2 : Di sản Obama : Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông


Bình luận Xuân Trường • 14:24, 13/05/20

Di sản Obama: Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông (Kỳ 2)

Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông 

Trong di sản của mình, Tổng thống Barack Obama không chỉ khiến thế giới trở nên hỗn loạn hơn, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh của nước Mỹ. Với chính sách thận trọng đầy thiện chí của Obama dành cho Trung Quốc – quốc gia cường bạo nhất thế giới này đã chớp lấy cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy mạnh một mạng lưới các “pháo đài” đảo nhân tạo trên Biển Đông, hòng kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới trong thế kỷ 21.

Trong cuộc tranh luận của các ứng viên Cộng hòa trên truyền hình vào tháng 2/2016, Thượng nghị sĩ Marco Rubio bị chế giễu vì ông nhắc đi nhắc lại rằng: “Hãy bỏ ngay suy nghĩ rằng Barack Obama không biết mình đang làm gì. Ông ta biết chính xác mình đang làm gì”. (1)

Marco Rubio được coi là một trong những Thượng nghị sĩ Cộng hòa “nhạy cảm”, thường xuyên lên án ĐCSTQ, và quan điểm của ông về Barack Obama vào thời điểm ấy chưa hẳn tất cả mọi người đều đồng ý: Đó là Tổng thống Obama đang thực hiện kế hoạch cố ý làm suy giảm, làm tổn hại, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn nước Mỹ…

Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng Tổng thống Obama đang thực hiện kế hoạch cố ý làm suy giảm, làm tổn hại, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn nước Mỹ...

Trung Quốc nắn gân, coi thường – tân Tổng thống bày tỏ thiện chí 

Năm 2009 khi mới nhậm chức, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên với sự kỳ vọng duy nhất vào lợi ích chung với Trung Quốc.

Chỉ trích chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống George W Bush và hạ thấp yếu tố Cam kết của chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Obama đề nghị mối quan hệ PCC (Tích cực, Hợp tác và Toàn diện) thay thế CCC (Hợp tác, Xây dựng và Thẳng thắn) của Tổng thống G.Bush với Trung Quốc.

Phải chăng khi sử dụng từ ‘Tích cực’ thay thế ‘Thẳng thắn’, ông Obama đã phản ánh quan điểm của chính quyền ông phải miễn cưỡng khi thách thức Trung Quốc về các vấn đề bất đồng nhạy cảm? Và khi sử dụng từ “Toàn diện”, Tổng thống Obama hé lộ lập trường “bắt tay” với Trung Quốc.

Tháng 11/2009 – 10 tháng sau khi nhậm chức – Tổng thống Obama đã có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc. Khi đó, ông được xem là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, mang theo “làn sóng” đầy thiện chí với Trung Quốc và trong ưu thế Đảng Dân chủ của ông đang kiểm soát Quốc hội.

Thời điểm lần đầu tiên sang thăm Trung Quốc dưới vai trò Tổng thống Mỹ, Obama được xem là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, mang theo “làn sóng” đầy thiện chí với Trung Quốc.

Đặt mối quan hệ lợi ích với Trung Quốc lên hàng đầu, trong bối cảnh nền kinh tế nước Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tổng thống Obama phát biểu trên tờ The Times rằng, mục tiêu của ông là “cải cách tài chính, chứ không phải là nhà lãnh đạo của thế giới tự do”.

Giới lãnh đạo ĐCSTQ đã coi phát biểu này là dấu hiệu của sự yếu đuối, và nhanh chóng thực hiện cương lĩnh ngoại giao “dằn mặt” để thể hiện một lập trường mạnh mẽ hơn trên sân khấu thế giới: Đó là làm bẽ mặt nguyên thủ của cường quốc hàng đầu thế giới.

Trong khi các bài phát biểu của các Tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton và George W Bush đều được Bắc Kinh cho truyền hình trực tiếp, thì bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Tòa Thị chính ở Thượng Hải lại không hề. Trong các cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Obama cũng bị “chặn” không cho được tiếp xúc công khai, và thậm chí không có được một cuộc họp báo có ý nghĩa.

ĐCSTQ đã kiểm soát gần như mọi hoạt động của Tổng thống Mỹ trên đất nước họ. Orville Schell, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho biết: “Ông ấy không được phép nói nhiều. Người Trung Quốc chỉ cho ông ấy gặp gỡ những người họ ấn định”. 

'Sự cố ngoại giao' thể hiện thái độ coi thường của Trung Quốc đối với tổng thống Obama trong chuyển thăm Trung Quốc vào năm 2016. Để so sánh, Thủ tướng Angela Merkel đi trên thảm đỏ (trái), ông Obama đi lối cửa sau của máy bay bằng thang thường (phải).

Sự đối xử đầy khiếm nhã của Bắc Kinh chưa dừng tại đó. Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Obama, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói thẳng với nhà lãnh đạo Mỹ rằng, Trung Quốc không đồng ý với cụm từ “G2” – ám chỉ đã soán ngôi độc quyền của nước Mỹ.

Khi vừa mới nhậm chức, Tổng thống Obama từng đặt hy vọng Bắc Kinh sẽ hợp tác với Mỹ – mà ông gọi là nhóm G2 – để giải quyết các vấn đề nổi cộm trên thế giới. Obama cũng chính là người đã tìm cách tiếp cận với nhà lãnh đạo ĐCSTQ, và quyết định không gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma để tránh làm Bắc Kinh nổi giận. Barack Obama cũng là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay năm đầu nhiệm kỳ. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên này của ông đã phải nhận quả đắng.

Chưa đầy 1 tháng sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Copenhagen tại Đan Mạch, Trung Quốc đã có cử chỉ coi thường Tổng thống Mỹ khi chỉ cử một thứ trưởng Bộ Ngoại giao tới tham dự sự kiện dành cho các nguyên thủ quốc gia thế giới.

Vì sợ làm mất lòng Trung Quốc, tổng thống Obama đã né tránh không gặp đức Đạt Lai Lạt Ma.

Gần 2 năm sau, ngày 12/1/2011, tờ China Daily đăng bài: Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia số 1 thế giới. Đáng chú ý là bài báo này được đăng ngay trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington gặp Tổng thống Obama.

Liệu có thể tin bài báo này xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên tờ báo ngôn luận của ĐCSTQ, và lại còn thảo luận một cách công khai Trung Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới? Đơn giản, đó là một tín hiệu táo bạo cho thấy ĐCSTQ “bắn tin” cho ông chủ Nhà Trắng về dự định “soán ngôi” số 1 của nước Mỹ.

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc, Tổng thống Obama đã thể hiện sự khiêm nhường và đầy thiện ý, như thể để đảm bảo với lãnh đạo ĐCSTQ rằng, nước Mỹ không phải tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhưng nhà lãnh đạo ĐCSTQ trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ – không phải để thể hiện sự khiêm nhường giống như ông Obama đã từng làm với họ – mà là để công khai cho chính quyền Obama thấy ý định rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ thống trị thế giới.

Là tổng thống của một cường quốc hàng đầu về quân sự và kinh tế, nhưng sự nhún nhường có phần yếu nhược của ông Obama trước Trung Quốc càng khiến quốc gia độc tài này trở nên hung hăng hơn bao giờ hết và quyết liệt giành lấy vị thế số 1 của nước Mỹ.

Là tổng thống của một cường quốc hàng đầu về quân sự và kinh tế, nhưng sự nhún nhường có phần yếu nhược của ông Obama trước Trung Quốc càng khiến quốc gia độc tài này trở nên hung hăng hơn bao giờ hết và quyết liệt giành lấy vị thế số 1 của nước Mỹ. (Ảnh: Getty)

Chuyến thăm 4 ngày trên đất Mỹ của ông Hồ Cẩm Đào đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón bằng lễ nghi long trọng nhất, với thảm đỏ và yến tiệc tại Nhà Trắng. Nhưng liệu có ngẫu nhiên hay không khi ông Obama mở tiệc chiêu đãi vào tối ngày 19/1/2011, cũng đúng là ngày cách đó 37 năm về trước, Trung Quốc xua quân xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (19/1/1974).

Đó phải chăng là khúc dạo đầu “nhường ngôi” của Hồ Cẩm Đào cho Tập Cận Bình, để ĐCSTQ bắt đầu một cuộc viễn chinh ồ ạt tại Biển Đông…

Obama im lặng, Trung Quốc lấn tới 

Bất chấp đại dịch, tình hình Biển Đông trong những ngày này lại nóng lên bởi các hành động ngỗ ngược gây hấn, chèn ép, tấn công của Trung Quốc trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp lên án các hoạt động khiêu khích, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành vi bắt nạt, cũng như gửi các tín hiệu cảnh cáo mạnh mẽ tới chính quyền Bắc Kinh, đồng thời điều tàu chiến tới Biển Đông trong những ngày gần đây.

Trong bối cảnh này, hầu như các nhà quan sát, chuyên gia quân sự và nguyên thủ các nước có chủ quyền đang tranh chấp đều tập trung tìm cách đối phó với động thái tiếp theo của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng tất cả đều quên mất một điều rằng, tình huống phức tạp này bắt nguồn từ sự xử lý yếu đuối và bạc nhược của chính quyền tiền nhiệm Obama, đã hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc ồ ạt xâm lấn.

Tình huống phức tạp trên biển Đông bắt nguồn từ sự xử lý yếu đuối và bạc nhược của chính quyền tiền nhiệm Obama, đã hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc ồ ạt xâm lấn. Ảnh: Thành phố Tam Sa trên một hòn đảo thuộc chuỗi quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần của đảo Hải Nam vào năm 2012.

Tháng 2/2009, khi vừa mới nhậm chức, Tổng thống Obama đã công bố kế hoạch cắt giảm quân số lính Mỹ đóng tại nước ngoài từ 160.000 xuống còn 50.000 quân vào tháng 8/2010, bao gồm cả việc loại bỏ tất cả các lực lượng chiến đấu. Lực lượng quân đội còn lại, sẽ được rút hết vào cuối năm 2011.

Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đã thèm muốn kiểm soát Biển Đông cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn địa hình chiến lược. Nhưng cuộc thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc đã diễn ra “sôi động” nhất trong 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.

Năm 2010, chính quyền Obama bắt đầu vào cuộc khi Trung Quốc đe dọa, buộc Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ phải ngừng khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tại Hội nghị ASEAN tổ chức tại Hà Nội (2010), bà Ngoại trưởng Hillary Clinton khi ấy đã tuyên bố rằng, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama.

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tại Biển Đông thực sự bắt đầu vào tháng 4/2012 khi Tổng thống Obama bước vào nhiệm kỳ thứ hai. Chính quyền Bắc Kinh đã lùa tàu chiếm giữ toàn bộ rạn san hô có tên là Bãi cạn Scarborough, thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Đây là lần sử dụng vũ lực táo bạo nhất của Trung Quốc tại khu vực này.

Một ngư dân người Philippines chụp một bức ảnh cho thấy tàu của Trung Quốc trong khu vực bãi cạn Scarborough vào năm 2012.

Tháng 6/2012, một phái đoàn ngoại giao do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell dẫn đầu đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình, nhưng Trung Quốc ngay tức thời phá vỡ. Một tháng sau, Trung Quốc tiếp tục leo thang bằng cách phong tỏa một phần Bãi cạn – nơi nhiều thế hệ người Philippines đã đánh bắt thủy sản tại đây – và ban hành lệnh cấm đánh cá 15 hải lý quanh rạn san hô.

Lúc này, có một điều thực sự kỳ lạ gây chú ý xảy ra: Chính quyền Obama đã hoàn toàn giữ im lặng trước cuộc khủng hoảng mới này. Đối với Bắc Kinh, đây không khác gì là một tín hiệu gợi mở khuyến khích Trung Quốc tiến sâu hơn vào vùng lãnh thổ của Philippines, và tạo ra thế tranh chấp. Một số quan chức Trung Quốc hé lộ rằng: “Chúng tôi không thể tin rằng Mỹ đã không phản ứng gì”. 

Đối với chính quyền Obama, Tổng thống Mỹ coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc. Một cựu quan chức Mỹ tiết lộ, Tổng thống Obama không muốn có bất kỳ sự xáo trộn nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với Trung Quốc.

Đối với Philippines – đồng minh thân cận của Mỹ đang trong thế bị chính quyền Obama bỏ rơi, lại không có lực lượng hải quân đủ mạnh để thực thi các biện pháp chống lại Trung Quốc, đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2013.

Tổng thống Obama coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc, từ đó có thể làm xáo trộn, ảnh hưởng đến mối quan hệ với quốc gia này.

Philippines đã trở thành “cú hích” cho các quốc gia nhỏ bé trong khu vực tự tin hơn, khi nước này không chỉ giới hạn tại Bãi cạn Scarborough, mà còn kiện luôn đường 9 đoạn khét tiếng của Trung Quốc – chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông, bao trùm cả Bãi cạn Scarborough, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Vụ kiện này của Philippines cùng lúc thách thức quyền lực của Trung Quốc, trong việc nước này tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý quanh các đảo Vành Khăn và Chữ Thập ở Trường Sa (Philippines gọi là Mischief Reef và Fiery Cross Reef), nơi chính quyền Bắc Kinh đang bận rộn xây dựng các tiền đồn quân sự vững chắc.

Câu hỏi đặt ra là, liệu một quốc gia hiếu chiến và xảo trá như Trung Quốc sẽ tuân theo các quy tắc quốc tế, hay tiếp tục kéo đội tàu đi xâm chiếm Biển Đông? Tất nhiên, vế thứ nhất sẽ khó xảy ra, và vế thứ hai lại càng khó xảy ra nếu không phải vì sự thất bại của Tổng thống Obama khi đối phó với Bãi cạn Scarborough.

Ngoài việc kiêng dè Trung Quốc, thất bại của Hoa Kỳ trong chính sách ngoại giao tại Bãi cạn Scarborough còn có “công” rất lớn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với chính sách Xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), cùng với việc Tổng thống Obama cắt giảm số lượng tàu chiến Mỹ xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ qua.

Thất bại của Hoa Kỳ trong chính sách ngoại giao tại Bãi cạn Scarborough còn có “công” rất lớn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với chính sách Xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương.

Obama tuyên bố Xoay trục châu Á, Trung Quốc “bắt bài”

Ngay từ thời G.W.Bush, Tổng thống thứ 43 này đã nhiều lần tuyên bố rằng không có khu vực nào quan trọng hơn đối với nước Mỹ là khu vực CA-TBD. Trong chiến lược toàn cầu, Nhà Trắng coi đây là khu vực địa-chiến lược, địa-chính trị trọng yếu, quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Tháng 10/2011, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã lần lượt tuyên bố chiến lược “xoay trục” sang CA-TBD “để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ” với nhiều mục tiêu, trong số đó bao gồm việc đối phó với sự quyết đoán ngày một gia tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông.

Tuy nhiên, trong khi bà Ngoại trưởng Mỹ loan rộng chiến lược Xoay trục sang châu Á, thì ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama lại cắt giảm quân số và chi tiêu quốc phòng. Điều đó chả khác gì làm suy yếu chính lực lượng hải quân cần thiết để thực thi chiến lược Xoay trục này.

Với động thái của Obama-Clinton, các nhà quan sát lúc đó đã hoài nghi: Tuyên bố Xoay trục có thể chỉ là một nỗ lực “quan hệ công chúng” của chính quyền Obama, và chỉ có ý nghĩa trên mặt “giấy tờ”, nhằm làm có vẻ đây là một chính sách phù hợp, công nhận tầm quan trọng của phía Tây Thái Bình Dương, hòng lôi kéo sự chú ý của người dân Mỹ vào các sáng kiến của ​​chiến lược này.

Trong khi bà Ngoại trưởng Mỹ loan rộng chiến lược Xoay trục sang châu Á, thì ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama lại cắt giảm quân và chi tiêu quốc phòng.

Vào thời điểm ấy, Tổng thống Obama đang phải đối mặt với các vấn đề đối nội cũng như chính sách đối ngoại bê bết, đặc biệt là sự bế tắc Nga-Ukraine và sự trỗi dậy của ISIS ở Trung Đông.

Kể từ khi ông Obama nhậm chức, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc mở rộng các khu đảo nhân tạo phi pháp để ngăn chặn Mỹ đến bảo vệ các nước “yêu sách” ở Biển Đông. Trung Quốc cũng ráo riết  gia nhập cùng Mỹ và Nga, trở thành cường quốc hạt nhân mới với khả năng phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân từ tàu ngầm, trên không và trên bộ.

Việc Obama cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng chống lại hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng Mỹ giảm dần đều, 2009 là hơn 691 tỷ đô la thì đến 2015 chỉ còn 580 tỷ đô la (2). Từ 2011 – 2015, ngân sách quốc phòng Mỹ đã giảm 21% trong khi ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 38%. (3)

Việc Obama cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng chống lại hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

Điểm yếu của chiến lược Xoay trục không phải là khái niệm mà là vật chất, không phải là những lời tuyên bố hùng hồn mà là ở hành động.

Xoay trục CA-TBD có nghĩa là khu vực này đã trở lại là trọng tâm an ninh quốc gia của nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là chính quyền Obama phải điều chuyển 60% hạm đội hải quân sang phía Tây Thái Bình Dương, nhưng ngược lại, Obama lại giảm số lượng tàu chiến xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một quan chức Mỹ nói rằng, việc cắt giảm ngân sách này “ở mức thấp kỷ lục mọi thời đại”: Quân số giảm, nhóm tàu tác chiến thì già nua, và từng là biểu tượng của sự bất khả xâm phạm – nhóm tàu sân bay của Mỹ trông ngày càng cổ xưa.

Vì vậy, các đồng minh của Mỹ tại CA-TBD lo lắng đặt câu hỏi, liệu chiến lược Xoay trục châu Á chỉ đơn thuần là bài hùng biện của Obama? Giới lãnh đạo ĐCSTQ dường như “bắt ý” được mục đích Xoay trục của chính quyền Obama còn nhanh hơn thế nhiều.

Để “đối phó” với nước Mỹ của Obama chỉ có củ cà rốt (là tài hùng biện), và cây gậy nhỏ (cắt giảm quân số và chi tiêu quốc phòng), Trung Quốc nhanh chóng tung các hạm đội tàu chiến, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển trá hình lấp đầy khoảng trống trên Biển Đông do thiếu vắng bóng tàu của lực lượng hải quân Mỹ.

Obama ngó lơ, Trung Quốc cưỡng đoạt Biển Đông 

Trong vòng ba năm, từ 2013-2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên các rạn san hô và đảo san hô trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền.

Từ năm 2013-2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên các rạn san hô và đảo san hô trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh: Đảo Gạc Ma từ năm 2012 - 2014.

Các tàu Trung Quốc đã làm việc với tốc độ “kinh hoàng”, nạo vét các bến cảng mới, trung bình mỗi ngày đã “xuất hiện” thêm 96,5m2 diện tích đất trên Biển Đông, trong khi đội cần cẩu hoạt động hết công suất để bồi đắp các đảo nhân tạo trên mỏm các rạn san hô chìm.

Tháng 9/2013, Trung Quốc bắt đầu các hoạt động nạo vét, bồi đắp, cải tạo trên diện rộng tại năm điểm đảo là Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Năm 2014, Trung Quốc ráo riết thúc đẩy các hoạt động này hơn nữa, và so với quần đảo Hoàng Sa thì Trường Sa được Trung Quốc chú trọng đẩy mạnh cải tạo hơn.

Năm 2014 có thể nói là năm Trung Quốc đẩy mạnh xây đảo một cách điên cuồng nhất, khởi đầu bằng việc bồi đắp trái phép 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo với bến cảng, đường băng và căn cứ quân sự kiên cố, nơi Trung Quốc bố trí thường trực một số lượng lớn tàu ngầm, máy bay ném bom và chiến đấu cơ trong khu vực. Mỗi tuần, dường như lại có tin tức về một đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc đang được cải tạo gấp rút.

Ở sâu dưới lòng Biển Đông, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát bằng cách xây dựng một mạng lưới radar ngầm. Trên bầu trời Biển Đông, Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Bỏ qua các yêu sách của các nước láng giềng, Trung Quốc đơn phương tuyên bố sáp nhập hơn 80% diện tích Biển Đông, mà không gặp phải bất cứ rào cản nào từ phía chính quyền Obama, trong khi các nước tranh chấp chỉ có cách duy nhất là yếu ớt phản đối.

Chiến lược ngoại giao sai lầm, hành động bất nhất với lời nói trong 8 năm của tổng thống Obama là thời cơ vàng để Trung Quốc hiện thực hóa ý đồ chiếm trọn Biển Đông.

Một quan chức cấp cao của Mỹ đã mô tả mức độ của việc xây đảo trong năm 2014 là “chưa từng có từ trước đến nay”. Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8/5/2015 cũng cho biết, Trung Quốc “đã mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên gấp khoảng 400 lần”. 

Lầu Năm Góc yêu cầu tuần tra, Nhà Trắng từ chối

Là đồng minh của một số quốc gia trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ họ theo hiệp ước khi bị tấn công. Bởi không một quốc gia nào ở châu Á, hay một liên minh các quốc gia châu Á có đủ sức mạnh quân sự để có thể kiềm chế Trung Quốc.

Sự hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông được coi là “phép thử” cho chính quyền Obama trong việc giữ gìn hiện trạng, và ngăn chặn sức mạnh của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên Tổng thống Obama không bao giờ chấp nhận lập luận ngăn chặn, và hoài nghi về mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Trước sự “án binh bất động” của ông chủ Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đã thúc đẩy Nhà Trắng cần có lập trường mạnh mẽ và quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

Tổng thống Obama không bao giờ chấp nhận lập luận ngăn chặn, và hoài nghi về mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh.

David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng khu vực CA-TBD đã lập luận rằng, việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể cho phép quốc gia độc tài này cải thiện khả năng phòng thủ và tấn công, cũng như mở rộng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở phía nam Biển Đông.

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã “thuyết phục” Obama bằng một chiến dịch bền bỉ làm rõ hồ sơ “chiếm đất” của Trung Quốc, và đề xuất biện pháp răn đe mạnh không chỉ đối với cuộc diễn tập hải quân, mà còn bao gồm các chuyến bay trinh sát hàng hải để ngăn chặn cái mà ông gọi là ‘Vạn Lý Trường Thành’ trên Biển Đông của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter lúc đó đã yêu cầu xem xét các lựa chọn, bao gồm cử máy bay giám sát và điều các tàu chiến của Mỹ áp sát phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.

Tiếc thay, tất cả các đề xuất trên của Lầu Năm Góc đều gặp phải sự kháng cự từ Nhà Trắng, vốn chưa bao giờ sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh về mọi mặt, đặc biệt là quân sự. Chính quyền Obama luôn lo ngại sự gia tăng căng thẳng leo thang trong khu vực, sẽ làm phật lòng Bắc Kinh.

Vì để tránh làm phật ý Bắc Kinh, các đề xuất can thiệp đảm bảo thực hiện đúng hiệp ước bảo vệ đồng minh của Lầu Năm Góc luôn bị kháng cự dưới thời của tổng thống Obama. (Ảnh: Getty)

Một cựu sĩ quan thuộc văn phòng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phàn nàn rằng, Nhà Trắng dường như bị “tê liệt” vì lúc nào cũng phải “thận trọng” trước những rủi ro ‘kích động’ Trung Quốc, khi hạ lệnh cho các chiến hạm Mỹ “nhổ neo” thực hiện Tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải (FONOP).

Theo lệnh của ông Obama, Lầu Năm Góc phải lập kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải từng bước, và kế hoạch này phải chuyển từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đến Lầu Năm Góc, rồi phải qua sự “kiểm duyệt” khắt khe của Bộ Ngoại giao, rồi cuối cùng là Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng xét duyệt. Bất cứ hoạt động tuần tra nào đều phải phụ thuộc vào các ưu tiên chính trị của ông chủ Nhà Trắng Barack Obama.

Dưới thời Obama, Hải quân Mỹ chỉ được phép tiến hành 3 chuyến vào năm 2016, 2 chuyến năm 2015 và hoàn toàn vắng bóng trong năm 2014 – đây cũng là năm mà Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng đảo phi pháp dữ dội nhất.

Hải quân Mỹ hoàn toàn vắng bóng trên biển Đông trong năm 2014 - đây cũng là năm mà Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng đảo phi pháp dữ dội nhất, đồng thời ngang nhiên đặt giàn khoan dầu HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong chính quyền Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter là một trong những người hiếm hoi thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Chính vì vậy mà ông không nhận được nhiều sự ủng hộ tại Nhà Trắng, đặc biệt là Tổng thống Obama. Ash Carter cũng là Bộ trưởng Quốc phòng duy nhất dưới thời Obama không đến thăm Trung Quốc. Năm 2018, ông đã có bài chia sẻ với tiêu đề: Những phản ảnh về chiến lược lớn của Mỹ ở châu Á. Dưới đây là một số trích đoạn (4):

“Ông (Obama) tin rằng các nhà tư tưởng chính sách đối ngoại truyền thống của Washington có khuynh hướng tìm đến những chiến lược đối đầu và ngăn chặn mỗi khi cần có cách tiếp cận ít mạnh mẽ hơn. Vì vậy, ông xem xét các khuyến nghị của tôi và những người khác để thách thức mạnh mẽ hơn các yêu sách hàng hải quá mức và các hành vi phản tác dụng khác của Trung Quốc. Khi tôi công du đến châu Á, mệnh lệnh của ông ấy thật ngắn gọn: “Đừng có khua xoong chảo ầm ĩ lên.” Tôi không được gây rắc rối. 

… Và đó rốt cuộc là lý do tại sao tôi là bộ trưởng quốc phòng duy nhất trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama không đến thăm Trung Quốc.

Về mặt cá nhân, điều này gây thất vọng sâu sắc. Chủ tịch Tập Cận Bình thậm chí đích thân mở lời mời: Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tập vào tháng 9 năm 2015, tôi là một trong số các quan chức đã gặp ông tại Nhà Trắng trước bữa quốc yến tối hôm đó. Tập đã tìm đến tôi, dẫn theo Tổng thống Obama, và nói rằng ông ấy muốn tôi đến thăm Trung Quốc. Thượng cấp của tôi sẵn sàng đồng ý, nói rằng, “Ash, anh nên làm điều đó”.

Khi tôi công du đến châu Á, mệnh lệnh của ông ấy (Obama) thật ngắn gọn: “Đừng có khua xoong chảo ầm ĩ lên.” Tôi không được gây rắc rối.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã thêm một xác nhận rằng, vị Thượng cấp của ông – Tổng thống Obama đã yếu đuối và “lấy lòng” Trung Quốc như thế nào…

Obama nói nhiều làm ít, Tập Cận Bình không nói mà làm

Tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ với tư cách là Chủ tịch nước Trung Quốc. Thời điểm này, Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh tốc độ và cường độ cải tạo các bãi đá thành các đảo nhân tạo dành cho các mục đích quân sự, mà không hề gặp phải bất cứ sự răn đe nào từ Mỹ, ngoài những phát biểu phản đối mang tính ngoại giao vô thưởng vô phạt từ Nhà Trắng. Tại Mỹ, đã có những luồng dư luận thúc giục chính quyền Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn trước sự hung hăng của Trung Quốc.

Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân sự của Thượng viện diễn ra trước chuyến thăm Washington của Tập Cận Bình, Thượng nghị sĩ John McCain, người đứng đầu Ủy ban đã chỉ trích chính quyền Obama: “Chính quyền đã tiếp tục hạn chế các tàu Hải quân của chúng ta hoạt động trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Đây là một sai lầm nguy hiểm cho phép công nhận thực tế các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc” (5).

Cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề quan trọng như an ninh mạng, khí hậu, năng lượng, và đặc biệt là Biển Đông. Tuy nhiên, các thông cáo báo chí của Nhà Trắng được công bố sau cuộc gặp đã không hề đề cập tới vấn đề Biển Đông (6).

"Chính quyền đã tiếp tục hạn chế các tàu Hải quân của chúng ta hoạt động trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Đây là một sai lầm nguy hiểm cho phép công nhận thực tế các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc"

Ngày 25/9/2015, tại Vườn Hồng Tổng thống Obama nhắc ông Tập Cận Bình về “quyền tự do hàng hải” và khẳng định “Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”. Đáp lại, Tập Cận Bình cam kết tôn trọng và ủng hộ tự do hàng hải nhưng cho biết Trung Quốc có “quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” cũng như phủ nhận nước này đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên biển Đông.

Tổng thống Obama là nhà hùng biện, nhưng lời nói ít đi đôi với việc làm. Trong khi Obama tuyên bố sẽ cho tàu Mỹ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép thì Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear đã trả lời Thượng nghị sĩ John McCain trong phiên điều trần tại Thượng viện rằng, “các cuộc tuần tra như vậy (trong phạm vi 12 hải lý) đã không được tiến hành kể từ năm 2012”. (7)

Trong khi Tập Cận Bình phủ nhận Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, thì việc cưỡng đoạt đất, xây dựng các đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông chưa bao giờ ngừng lại cho tới ngày Tổng thống Obama rời Nhà Trắng, và vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay.

Obama chỉ phản đối miệng về Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Thay vì song song áp dụng biện pháp răn đe quân sự, Obama lại đẩy “trách nhiệm” sang trông chờ hoàn toàn vào hệ thống pháp luật quốc tế, vốn luôn bị Trung Quốc chây ì, bất hợp tác và từ chối tham dự vào các cuộc phân xử quốc tế.

Tổng thống Obama là nhà hùng biện, nhưng lời nói ít đi đôi với việc làm. Obama chỉ phản đối miệng về Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. (Ảnh: Getty)

Mục đích của ĐCSTQ là muốn tiến hành các cuộc đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp tại Biển Đông để dễ bề “bắt chẹt”, biến từ khu vực có chủ quyền thành vùng tranh chấp, buộc các nước nhỏ yếu thế phải gật đầu cùng “khai thác chung”, và cuối cùng sẽ tiến tới biến thành vùng biển của Trung Quốc Đại lục.

Khi ấy chuyên gia phân tích vấn đề quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mỹ là đại úy Jerry Hendrix nhận định: “Mỹ sẽ đợi cho đến khi tòa án Hague đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trước khi có thêm bất cứ động thái cứng rắn khác”. Tuy nhiên, ông Hendrix cũng cảnh báo: “Mỗi ngày trôi qua mà không có động thái thách thức đáng kể nào đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đồng nghĩa với một cơ hội đã qua đi”.

Trên Foreign Policy (2016), hai cố vấn của ông Trump là Alexander Gray và Peter Navarro từng nhận định về chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á dưới thời ông Obama là “nói nhiều làm ít”, và kết luận rằng “sự xoay trục yếu ớt của Obama – Clinton đã mời Trung Quốc vào xâm chiếm biển Hoa Đông và biển Đông”. 

Vào năm 2016, trên tờ Foreign Policy, Peter Navarro - một trong những cố vấn của ông Trump đã nhận định chiến lược "tái cân bằng" ở châu Á dưới thời ông Obama là "nói nhiều làm ít". (Ảnh: Getty)

Obama yếu nhược, nước Mỹ hụt hơi, đồng minh tan tác

Bất chấp Trung Quốc càn quét Biển Đông, Tổng thống Obama vẫn tiếp tục sách lược chủ đạo với Trung Quốc là hợp tác và đối thoại, với biện minh “ngăn chặn là không thể thực hiện được”.

Đối mặt với những chỉ trích rằng chính quyền Obama đang đánh giá cao những lời hứa viển vông “trấn an” của Trung Quốc mà hy sinh lợi ích của Mỹ và đồng minh, Phó Tổng thống Joe Biden nói rằng, Washington không muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc vì mối quan hệ Mỹ-Trung là “quá quan trọng. Không chỉ chúng tôi phụ thuộc vào nó, mà thế giới còn phụ thuộc vào thành công chung của chúng tôi”.

Đứng trước viễn cảnh đó, các đồng minh châu Á đã vỡ mộng khi trông cậy vào cái ô an ninh của Mỹ. Cuộc chiến ngân sách dẫn đến việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa vào tháng 10/2013, khiến Tổng thống Obama phải hủy liên tiếp chuyến công du châu Á dự ba hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất của khu vực là Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị ASEAN.

Sự vắng mặt của Tổng thống Obama do sự tê liệt chính trị tại quê nhà đã làm dấy lên những lo ngại về những hạn chế của chính sách “tái cân bằng” châu Á của Washington. Vắng bóng Mỹ tại các hội nghị thượng đỉnh tại châu Á, các quốc gia nhỏ bé đã phải “đơn thương độc mã” đối mặt với gã khổng lồ đầy mưu mô: Trung Quốc. Về cơ bản, chiến lược Xoay trục của Obama tại CA-TBD đã mất đà ngay khi nó bắt đầu.

Phó Tổng thống Joe Biden nói rằng, Washington không muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc vì mối quan hệ Mỹ-Trung là “quá quan trọng. Không chỉ chúng tôi phụ thuộc vào nó, mà thế giới còn phụ thuộc vào thành công chung của chúng tôi”. (Ảnh: Getty)

Các nhà lãnh đạo châu Á lo ngại về một Obama “không thích rủi ro” hẳn sẽ là một đối tác không đáng tin cậy. Rõ ràng, chính quyền Obama không có các biện pháp ngăn chặn chương trình xây đảo gây tranh cãi của Trung Quốc ngay trên tuyến đường vận chuyển quốc tế của Biển Đông. Đây là bằng chứng cho thấy chiến lược “Xoay trục” của Obama chính thức thất bại.

Các tàu tuần tra của Mỹ, được sự hậu thuẫn của hải quân Nhật Bản đã ít có tác động rõ rệt tới việc ngăn cản sự hung hăng của các tàu hải giám Trung Quốc, trong khi Nhà Trắng lại luôn lo ngại gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp.

Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế của Liên Hợp Quốc trước đây về tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Trường Sa. Bắc Kinh cũng có lập trường không khoan nhượng trong tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. (8)

Theo các nhà quan sát, việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẽ là bàn đạp trong cuộc đua giành lợi thế chiếm đảo Điếu Ngư  trước Nhật Bản. Từ đây, Trung Quốc có thể cô lập Đài Loan và có sẵn các tiền đồn quân sự để thống nhất Đài Loan.

Các nhà lãnh đạo châu Á lo ngại về một Obama “không thích rủi ro” hẳn sẽ là một đối tác không đáng tin cậy. Chính quyền Obama không có bất kỳ hành động gì trước một Trung Quốc hung hăng là bằng chứng cho thấy chiến lược "Xoay trục" đã chính thức thất bại. (Ảnh: Getty)

Sự yếu đuối của Obama trước sự hung hăng của Tập Cận Bình khiến một số đồng minh châu Á không còn trông cậy vào nước Mỹ được nữa, đã tự thân vận động, mạnh ai nấy lo.

Ngày 21/9/2016, Bộ Quốc phòng Đài Loan yêu cầu Google làm mờ hình ảnh vệ tinh về những gì được cho là công trình quân sự của Đài Loan mới xây dựng trên đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi là đảo Itu Aba, còn Trung Quốc gọi là đảo Thái Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. (9)

Kinh ngạc nhất là thái độ của Philippines – một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ – Philippines đã cho phép Mỹ gia tăng đáng kể sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á và Biển Đông. Khi Rodrigo Duterte lên làm Tổng thống Philippines, ông không ngần ngại lăng mạ gọi Obama là “con trai của điếm”, tiếp theo bồi thêm một cú tuyên bố “ly khai” với Mỹ, bắt tay với Trung Quốc, hủy các cuộc tuần tra chung tại Biển Đông với Mỹ, khiến mối quan hệ Manila-Washington như bị dội cả xô nước lạnh.

Tuy nhiên, Thái Lan mới chính là thất bại lớn nhất trong chiến lược “Xoay trục” của Obama. Đây là quốc gia trụ cột trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, đóng vai trò là cửa ngõ để Mỹ tiếp cận châu Á và thường được coi là đồng minh chủ chốt của Mỹ ngoài NATO. Tuy nhiên tiếng nói của Mỹ đã không còn sức ảnh hưởng với Bangkok nữa, trong khi đó Trung Quốc đang ra sức lôi kéo Thái Lan một cách khôn khéo, thông qua chiến lược ngoại giao kinh tế kết hợp với văn hóa.

Khi Rodrigo Duterte lên làm Tổng thống Philippines, ông ta đã lăng mạ Obama là là “con trai của điếm”, tiếp theo bồi thêm một cú tuyên bố “ly khai” với Mỹ, bắt tay với Trung Quốc

Sự yếu thế của chính quyền Obama còn thể hiện rõ tại Hội nghị ASEAN tổ chức tại Lào (9/2016) khi bản Tuyên bố chung của Hội nghị đã cố tình không đề cập đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế Liên Hợp Quốc phủ nhận các tuyên bố của quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp một đề xuất có sự hậu thuẫn của Mỹ.

Giải trừ vũ khí hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong năm 2009 của chính quyền Obama, nhưng đã phải chịu thất bại trong việc ngăn chặn Triều Tiên đang ngày càng thách thức gia tăng việc theo đuổi vũ khí hạt nhân. Việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân với cường độ mạnh nhất vào tháng 9/2016, ngay khi Tổng thống Obama đang có chuyến công du tại châu Á không khác gì ngang nhiên thách nước Mỹ, đã khiến nhiều người trên thế giới phải bàng hoàng (10).

Sự bất lực của Obama đã làm dấy lên mối lo ngại ở Nhật Bản và Hàn Quốc về độ tin cậy của chiếc ô an ninh Mỹ, khiến một bộ phận những người theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng Nhật Bản nên tái vũ trang một cách nghiêm túc, hoặc thậm chí triển khai vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Mối e ngại chính của Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là Bắc Triều Tiên, mà chính là quốc gia độc tài Trung Quốc. Tiếc thay, Mỹ lúc này trở nên bất lực và yếu nhược trước Trung Quốc.

Hậu quả

Chiến lược Xoay trục châu Á đã hoàn toàn thất bại. Một nước Mỹ suy yếu, trong khi Trung Quốc đang đà phát triển. Với chính quyền Barack Obama, Tập Cận Bình không phải lo lắng chống đỡ hay đối đầu, cũng như không cần tìm kiếm một cuộc chiến thương mại hay quân sự.

Với chính quyền Barack Obama, Tập Cận Bình không phải lo lắng chống đỡ hay đối đầu, cũng như không cần tìm kiếm một cuộc chiến thương mại hay quân sự. (Ảnh: Getty)

Tập Cận Bình có một “vũ khí” hiệu quả. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã lập các chân rết thông qua quan hệ đối tác thương mại và kinh tế mở rộng từ châu Á đến Trung Đông và châu Phi, dần dần siết chặt các quốc gia phải phụ thuộc chính trị và kinh tế với đất nước độc tài này. Thật không may, nhiều quốc gia trong số đó là đồng minh của nước Mỹ.

Trong suốt 8 năm ở cương vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ, Barack Obama đã nhiều lần hứa sẽ duy trì danh tiếng cho quân đội Mỹ mãi là “lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất mà thế giới từng biết”. Nhưng những việc ông làm đều hoàn toàn trái ngược: Cắt giảm lực lượng vũ trang và chi tiêu quốc phòng, tránh xa sức mạnh quân sự truyền thống, và không thể bảo vệ đồng minh cũng như các lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài .

Khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 năm 2012, Barack Obama hứa sẽ chuyển hướng chính sách đối ngoại của chính quyền ông về hướng Đông, đối trọng với Trung Quốc. Nhưng khi Obama rời Nhà Trắng vào đầu năm 2017, nước Mỹ ngày càng bất lực và yếu thế hơn tại khu vực này.

Barack Obama đã để lại một di sản nguy hại cho chính quyền kế nhiệm Donald Trump, khi “biên giới” nguy hiểm nhất giữa Mỹ và Trung Quốc ngày  hôm nay chính là địa hình đầy tranh cãi ở Thái Bình Dương: Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông, Hoa Đông cùng hàng loạt các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã gấp rút hoàn tất trong 8 năm cầm quyền yếu nhược của Tổng thống Barack Obama.

Ngày 10/1/2017, trong bài phát biểu chia tay với những người ủng hộ tại Chicago, nhà hùng biện Barack Obama tuyên bố: “Nước Mỹ đang tốt đẹp hơn, vững mạnh hơn so với khi chúng tôi bắt đầu” khi ông nói về những thành tựu trong 8 năm cầm quyền của mình…

Xuân Trường

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 1 : Nước Mỹ lạc lối dưới thời “trị vì” của Tổng thống Barack Obama

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 2 : Di sản Obama : Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 3 : Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama


Tham khảo:

Categories
Thế Giới

Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm người vì lên tiếng về virus Corona Vũ Hán


Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm người vì lên tiếng về virus Corona Vũ Hán

Nếu Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) cho phép các nhà báo trong nước và quốc tế, các nhân viên y tế có quyền tự do ngôn luận và điều tra, thì các quan chức Trung Quốc và các nước khác sẽ được chuẩn bị tốt và đầy đủ hơn để đối phó với thách thức này…

Bình luậnDu Miên • 18:09, 14/05/20• 476 lượt xem

Chủ nhật vừa qua (10/5), một luật sư hiến pháp Trung Quốc đã bị bắt giữ, vì “dám” lên tiếng chỉ trích cách thức chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xử lý và kiểm soát ngôn luận về thảm họa đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), Fox News đưa tin.

Cụ thể, luật sư Zhang Xuezhong (43 tuổi) đã đăng tải một bức thư ngỏ lên tài khoản WeChat cá nhân của mình, đã chỉ ra 2 vấn đề chính trong công tác xử lý truyền thông của ĐCSTQ đối với đại dịch virus Corona Vũ Hán, bao gồm: sự vắng bóng của giới truyền thông phi chính phủ và việc ngăn chặn không cho các chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo cho công chúng.

Theo luật sư Zhang, các động thái này của nhà cầm quyền cho thấy “sự kiểm soát chặt chẽ và lâu dài của [ĐCSTQ] đối với xã hội và người dân đã phá hủy hầu như toàn bộ chính quyền này và khả năng tự lực của xã hội Trung Quốc”. Ông chỉ trích những chính sách lạc hậu này của ĐCSTQ và cho biết, “sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh COVID-19 là một minh họa tốt cho vấn đề này”.

Cũng trong bài đăng trên WeChat này, luật sư Zhang nhấn mạnh rằng, cách tốt nhất để giành được quyền tự do ngôn luận, đó là “mọi người hãy nói như thể chúng ta đã có được quyền tự do ngôn luận”.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), bức thư này đã được gửi tới Đại hội Dân tộc Quốc gia (NPC) của Trung Quốc và cũng trở nên phổ biến trên các trang mạng xã hội của nước này.

Và rắc rối cũng đến với luật sư Zhang từ đây. Ông Wen Kejian – một nhà phân tích chính trị độc lập – cho biết, ngay ngày hôm sau đã có 3 chiếc xe cảnh sát đậu tại cửa nhà luật sư Zhang ở Thượng Hải và đưa ông Zhang đi. Cuộc bắt giữ chớp nhoáng này đã tái khẳng định cách tiếp cận không khoan nhượng của ĐCSTQ đối với những người bất đồng chính kiến.

Đặc biệt kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát hồi tháng 12/2019, hàng trăm người bao gồm các bác sĩ, nhà báo và luật sư đã bị bắt giữ ở Trung Quốc chỉ vì “dám” lên tiếng nói lên những sự thật liên quan đến virus Corona Vũ Hán. Theo các thống kê từ China Digital Times, đã có gần 500 cá nhân bị buộc tội và/hoặc bắt giữ từ ngày 1/1 đến ngày 4/4 vì đã lên tiếng về quan điểm cá nhân hoặc nói những gì mình biết.

Trên thực tế, ĐCSTQ sẽ trừng phạt bất kỳ ai đưa thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Khi dịch bệnh khởi phát, các bác sỹ có lương tâm đã nỗ lực cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm này, nhưng cảnh sát ĐCSTQ đã theo dõi nhiều bác sỹ – những người bày tỏ lo ngại về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông xã hội, và cáo buộc họ phạm tội lan truyền tin đồn nhảm và kích động sự lo sợ của công chúng.

Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong 8 bác sĩ đã phát hiện ra nguy cơ dịch bệnh vào tháng 12/2019 và thông báo cho nhiều người biết. Tuy nhiên bác sĩ Lý bị chính quyền thành phố Vũ Hán cáo buộc “phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội”.

Sau bác sĩ Lý Văn Lượng, một ‘anh hùng’ khác từng lên tiếng về dịch virus tại Vũ Hán đã bị ‘mất tích’. Đó là Chen Qiushi, một nhà báo công dân, người đã đưa ra báo cáo quan trọng về tình hình dịch virus Corona từ Vũ Hán – tâm chấn của vụ dịch. Anh đã bị mất tích vào tối ngày 06/2.

Đồng thời, bác sĩ Ai Fen , giám đốc đơn vị cấp cứu thuộc bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã trả lời phỏng vấn với một tạp chí Trung Quốc và công khai chỉ trích lãnh đạo bệnh viện vì đã bỏ qua những cảnh báo sớm về virus corona. Kể từ sau cuộc phỏng vấn, không ai thấy bác sĩ Ai Fen.

Ngày 30/3, một sinh viên đại học và là lập trình viên từ tỉnh Sơn Đông ở đông bắc Trung Quốc, tên là Zhang Wenbin đã đăng trên Twitter một video với khẩu hiệu “Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Trong một tweet khác đăng cùng ngày 30/3, Zhang cho biết cảnh sát đã gọi anh lên để cảnh cáo về bài viết của anh trên Wechat, và nói sẽ giam giữ anh trong 5 ngày. Từ thời điểm đó, không thấy anh đăng bài viết trên mạng nữa. Còn từ ngày 31/3, anh đã “biệt tăm”.

Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều ví dụ cho thấy tự do ngôn luận là một điều hoàn toàn cấm kỵ đối với ĐCSTQ, và là một xa xỉ phẩm đối với mỗi người dân Trung Hoa.

Trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020 được công bố vào tháng trước, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Trung Quốc đứng thứ 4 từ dưới lên, đứng trên Eritrea, Turkmenistan và Bắc Triều Tiên. Theo ước tính của tổ chức này, hiện có khoảng 100 nhà báo Trung Quốc đang bị cầm tù – là con số cao nhất thế giới.

Du Miên

Categories
Thế Giới

Vụ Obamagate nghe lén Trump: Tổng thống Trump nói ‘Chúng tôi đã tóm gọn bọn họ’


.

Vụ Obamagate nghe lén Trump: Tổng thống Trump nói ‘Chúng tôi đã tóm gọn bọn họ’

 Bình luậnMinh Dũng • 16:45, 14/05/20• 76 lượt xem
Tổng thống Donald Trump đã có những lời lẽ mạnh mẽ dành cho Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden về vai trò của chính quyền tiền nhiệm trong việc theo dõi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông.Bình luận mới nhất từ Tổng thống Trump xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News. Những bình luận này là diễn biến mới nhất sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ dừng cuộc điều tra ông Flynn sau khi các tài liệu mới được giải mật cho thấy các quan chức chính quyền Obama và FBI có thể đã giăng bẫy ông để điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga.“Họ không phải là nhắm vào tướng Flynn, họ muốn ông ấy nói dối về tôi, bịa chuyện [về tôi]”. Tổng thống Trump cho biết. “Đây đều là Obama. Đây đều là Biden. Những người này thật xấu xa. Toàn bộ sự việc thật xấu xa, và chúng tôi đã tóm được bọn họ. Chúng tôi đã tóm được bọn họ”, ông Trump nói.Thuật ngữ Obamagate được ông Trump sử dụng lần đầu tiên vào tháng 3/2017 sau khi tổng thống mới đắc cử tuyên bố trên Twitter rằng cựu Tổng thống Obama đã nghe lén điện thoại của ông Trump.

Theo các tài liệu được công bố gần đây, ông Obama đã biết các chi tiết từ các cuộc gọi điện thoại bị nghe lén giữa cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ của Trung tướng (về hưu) Michael Flynn và đại sứ Nga tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Ông Flynn sau đó bị buộc tội nói dối với FBI về chi tiết các cuộc gọi trong cuộc phỏng vấn vào ngày 24/1/2017. Ông Flynn từ chức ngay sau đó.

Theo tin từ Nation Review, các quan chức của chính quyền Obama và FBI đã phối hợp với nhau bịa ra câu chuyện thông đồng với Nga. Tờ này cho biết rằng FBI đã phối hợp rất chặt chẽ với Nhà Trắng dưới thời ông Obama để điều tra tướng Michael Flynn.

FBI bị cáo buộc cố tình giăng bẫy nhằm truy tố ông Flynn hoặc để buộc ông bị sa thải khi tháng trước các tài liệu nội bộ của FBI tiết lộ rằng các quan chức cấp cao nhất của FBI đã bàn về động cơ của họ khi thẩm vấn cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ Michael Flynn tại Nhà Trắng vào tháng 1/2017. Những quan chức này đã công khai đặt câu hỏi liệu “mục tiêu” của họ có phải là “gài để ông ta nói dối để chúng ta có thể truy tố ông ta hoặc kiến ông ta bị sa thải”.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã dừng cuộc điều tra chống lại Flynn vào tuần trước khi có những thông tin này.

Tổng thống Trump nhận xét trong cuộc phỏng vấn khi biết một loạt các quan chức cấp cao của chính quyền Obama có liên quan đến vụ việc này, bao gồm cả ông Obama và ông Biden.

“Tôi đã xem Biden ngày hôm qua và ông ấy hầu như không thể nói gì. Ông ấy xuất hiện trên chương trình ‘Chào buổi sáng nước Mỹ’. Ông ấy nói ông ấy không biết gì về điều đó. Và bây giờ [tài liệu giải mật được công bố] ngay sau khi ông ấy nói như thế. Tài liệu được phát hành, ông ấy là một trong những người [tham gia] vạch mặt [tướng Flynn]. Nghĩa là ông ấy biết mọi thứ về điều này”.

Cuối tuần qua, một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi một cuộc điều tra cựu Tổng thống Barack Obama và chính quyền của ông về việc theo dõi Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Trump đã phản ứng với các tài liệu được giải mật, cho thấy cựu Tổng thống Obama nắm được các chi tiết từ các cuộc gọi điện thoại bị nghe lén giữa Tướng Michael Flynn và một đại sứ Nga, ông Sergey Kislyak.

Trong các tweet gần đây, ông Trump đã chỉ ra sự tham gia của ông Obama vào âm mưu này, đồng thời gọi những phát hiện mới này là #Obamagate và kêu gọi một cuộc điều tra trên diện rộng đối với vị cựu tổng thống.

Donald J. Trump
@realDonaldTrump

The biggest political crime in American history, by far! https://twitter.com/bucksexton/status/1259241405274341383 

Buck Sexton

@BuckSexton

If you read a news story about some European country where, after a fair election, the outgoing president used his last weeks in office to target incoming officials and sabotage the new administration, you’d be appalled

It happened here, and half the country thinks it was fine

.

Tổng thống Trump: ‘Obama Gate - tội ác chính trị lớn nhất lịch sử nhân loại! Tới lượt tôi điều tra các ông rồi!’
Tổng thống đắc cử Donald Trump (bên trái) lắng nghe khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục, Washington, DC vào ngày 10/11/2016 (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)

Tổng thống Trump: ‘Obamagate – tội ác chính trị lớn nhất lịch sử nhân loại! Tới lượt tôi điều tra các ông rồi!

Bình luậnHoàng Hoa • 07:22, 14/05/20• 8121 lượt xem

Sau khi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ vụ kiện đối với cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump – tướng Michael Flynn, Tổng thống Donald Trump đã “tiếp nối thắng lợi” bằng việc tỏ rõ thái độ phẫn nộ với vị tiền nhiệm của mình là ông Barack Obama. Ông Trump đã chỉ rõ Obamagate là tội ác chính trị lớn nhất lịch sử nước Mỹ, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với vụ bê bối chính trị Watergate từng xảy ra tại nước này. Ông Trump ám chỉ sẽ bắt đầu tiến hành điều tra ông Obama.Tổng thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter cá nhân một số tin tức phê bình vị Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama.Ông Trump viết: “Ông ấy bị tóm rồi, OBAMAGATE!”

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

He got caught, OBAMAGATE! https://twitter.com/mikandynothem/status/1259556010408075264 

Michael Nöthem@mikandynothem

Barack Hussain Obama is the first Ex-President to ever speak against his successor, which was long tradition of decorum and decency.
Should anyone really be surprised?#TrumpsJealousOfObama? I SERIOUSLY doubt it…#ObamaGate #MAGA#KAG #FoxNews

View image on Twitter
105K people are talking about this

Tổng thống Trump chia sẻ đoạn viết: “Vụ bê bối Watergate sẽ trông giống như một tờ giấy phạt về lái xe trái luật mà thôi!”. Điều này cho thấy rõ vụ bê bối nổi tiếng nhất trong lịch sử chính trị Mỹ này chẳng thấm vào đâu khi so sánh với sự việc Obamagate lần này.

Tổng thống Trump đã phản ứng với các tài liệu được giải mật, cho thấy cựu Tổng thống Obama nắm được các chi tiết từ các cuộc gọi điện thoại bị nghe lén giữa Tướng Michael Flynn và một đại sứ Nga, ông Sergey Kislyak.

Như tin đã đưa, các quan chức chính quyền Obama và FBI có thể đã giăng bẫy tướng Flynn để tiến hành điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga.

FBI bị cáo buộc cố tình giăng bẫy nhằm truy tố ông Flynn hoặc để buộc ông bị sa thải khi tháng trước các tài liệu nội bộ của FBI tiết lộ rằng các quan chức cấp cao nhất của FBI đã bàn về động cơ của họ khi thẩm vấn cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ Michael Flynn tại Nhà Trắng vào tháng 1/2017. Những quan chức này đã công khai đặt câu hỏi liệu “mục tiêu” của họ có phải là “gài để ông ta nói dối để chúng ta có thể truy tố ông ta hoặc kiến ông ta bị sa thải”.

Ông Trump còn chia sẻ một tin tức vô cùng đáng suy ngẫm: “Hy vọng các anh thấy vui vẻ khi điều tra tôi. Giờ thì tới lượt tôi”. Ông dường như đang ám chỉ ý muốn khởi động cuộc điều tra đối với ông Obama. Ngày 8/5, ông Trump trả lời phỏng vấn của báo Fox và cho biết: “Đây là những tên chính khách bẩn thỉu, cảnh sát bẩn thỉu và một số người đáng sợ, hy vọng họ sẽ phải trả một cái giá thật đắt trong thời gian không xa nữa”. Những lời này mang ý cảnh cáo vô cùng rõ ràng.

Ngoài ra, ông Trump còn bổ sung quan điểm của mình kèm với bài Twitter của bình luận gia có tầm ảnh hưởng Buck Sexton, rằng: “Cho đến hiện tại, đây là tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ!” Bên cạnh đó, ông Trump còn chia sẻ thông tin phê bình Cục điều tra Liên bang (FBI).

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

The biggest political crime in American history, by far! https://twitter.com/bucksexton/status/1259241405274341383 

Buck Sexton

@BuckSexton

If you read a news story about some European country where, after a fair election, the outgoing president used his last weeks in office to target incoming officials and sabotage the new administration, you’d be appalled

It happened here, and half the country thinks it was fine

33.5K people are talking about this

Ông Sexton viết: “Phái cực tả tự do của Deep State nhiều năm qua thật xấu hổ khi không nhận phải sự trừng phạt, quá trình này góp một phần rất lớn trong việc trừng phạt đối với Michael Flynn. Trừ khi đồng phạm của FBI bị bắt giam, nếu không đây không thể là chính nghĩa được”.

Ông Trump còn chia sẻ bài viết của chính trị gia Jim Jordan, chỉ ra rằng trong thời kỳ Obama (năm 2012), Sở thuế Hoa Kỳ có mục tiêu nhắm vào phái bảo thủ, và FBI dường như tiến hành cùng một dạng thức như trên, khi nhắm vào ông Trump và đồng sự của ông vào thời điểm trước cuộc bỏ phiếu tranh cử chức Tổng thống (trong thời Obama vào năm 2016).

Rep. Jim Jordan
@Jim_Jordan

A pattern?

Obama’s IRS targeted conservatives before the 2012 election.

Obama’s FBI targeted President Trump and his allies before the 2016 election.

Scary!

28.9K people are talking about this

Trump cho biết: “… Chúng tôi đã bắt được họ và những hoạt động phi pháp của họ!”.

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

…And we caught them and their illegal activities! https://twitter.com/Jim_Jordan/status/1259166410753933313 

Rep. Jim Jordan

@Jim_Jordan

A pattern?

Obama’s IRS targeted conservatives before the 2012 election.

Obama’s FBI targeted President Trump and his allies before the 2016 election.

Scary!

30.5K people are talking about this

Hoàng Hoa

Theo SOH

.

Đọc thêm => (In English) :
https://www.politico.com/news/2020/05/11/senate-republicans-trump-obamagate-249734?fbclid=IwAR1Ksu1S1qcptLD0wvVLdVTOBN0uzIb4rAPNhxg8aKe0BUo3UOZtmuR-bPs

 

Categories
Thế Giới

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần


 

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

.
Bình luận Minh Thanh • 18:18, 12/05/20• 70653 lượt xem  
Vào ngày 9/5, trong cuộc phỏng vấn với tờ Sound of Hope (SOH), Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia thủy lực nổi tiếng, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về công trình đập Tam Hiệp cho biết: đập Tam Hiệp không chỉ không kiểm soát được lũ, mà các quan sát và nghiên cứu mới nhất phát hiện ra sức công phá xả lũ của đập Tam Hiệp mạnh gấp 25 lần lũ tự nhiên. Ông đưa ra cảnh báo với người dân Trung Quốc khi trích dẫn số liệu nghiên cứu của các học giả trong nước.
Tiến sĩ Vương nói rằng ông tán thành kết luận trong một bài viết của các chuyên gia Trình Hải Vân (Cheng Haiyun), Trần Lực (Chen Li) và Hứa Ngân Sơn (Xu Yinshan) thuộc Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử. Trong đó, bài viết kết luận rằng: “Sau khi đập Tam Hiệp được đưa vào hoạt động, xảy ra một loạt các thay đổi về xả lũ ở hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang), tổng thời gian lũ tràn ở hạ lưu đập đoạn sông Dương Tử (từ Nghi Xương tới Thạch Đầu) rút ngắn từ 30 tiếng tự nhiên xuống chỉ còn 6 tiếng, tốc độ gấp 5 lần lũ tự nhiên, và có sức tàn phá gấp 25 lần lũ tự nhiên.Sau đây là ghi âm nội dung phỏng vấn Tiến sĩ Vương của SOH:【Ghi âm】: “Công trình Tam Hiệp” cứ cho là tăng hay giảm lưu lượng xuống 5.000 mét khối mỗi giây đi! Với mức độ như vậy, nó liền thay đổi bản chất lưu động của nước sông. Nó tạo thành những làn sóng đứng, nếu bạn tưởng tượng một chút, nó hơi giống một cơn sóng thần! Sóng của nó sẽ có cái cao, có cái rất cao. Sau đó, nó sẽ lao về phía trước, bởi vì nó có độ cao nên sau khi nó di chuyển về phía trước thì tốc độ của nó gấp 5 lần so với ban đầu! Tốc độ và động năng làm tăng sức mạnh và sức tàn phá lên 25 lần. Thời gian từ Nghi Xương đến hạ lưu được rút ngắn đáng kể, do đó trong một thời gian ngắn làm tăng áp lực lũ ở hạ lưu. Điều này cho thấy tất cả số liệu quy hoạch phòng lũ của “công trình Tam Hiệp” đều sai”.Tiến sĩ Vương cũng nói rằng sức tàn phá của trận lụt được quyết định bởi động năng của nó. Bởi vì điều này đã được chứng minh trong trận vỡ đập xảy ra trước đó. Vào năm 1975, khi đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị vỡ, kéo theo hơn 60 hồ chứa bị vỡ, khiến 23 vạn người chết. Đập Bản Kiều vỡ với lưu lượng lũ chảy lớn nhất là 17.500 mét khối mỗi giây. Khối lượng xả của đập Tam Hiệp tăng từ 20.000 mét khối lên 45.000 mét khối mỗi giây thì việc xảy ra chuyện là bình thường. Đập Bản Kiều vỡ, tốc độ dòng chảy tối đa hơn 30 km mỗi giây, có thể cuốn tàu chở dầu đi hàng chục km, trong khi đập Tam Hiệp xả lũ tốc độ dòng chảy hơn 60 km mỗi giây, sức tàn phá của nó là lớn hơn nhiều so vỡ đập Bản Kiều. Tồi tệ hơn là cách quản lý sông Trường Giang sử dụng phương pháp cũ của Đức cách đây 100 năm. Ở thượng nguồn lại xây dựng kênh rạch hóa và duỗi thẳng, dẫn đến tốc độ dòng chảy nhanh hơn.

[Ghi âm]: “Vào thời điểm đó, dòng sông bị bùn hóa và kênh mương hóa, nghĩa là dòng sông ban đầu chảy theo hình chữ S và cong, giờ lại cắt đoạn cong làm nó thẳng ra. Chính phủ Trung Quốc sẵn lòng làm như vậy, tại sao? Nếu dòng sông được làm thẳng, sẽ có rất nhiều đất để trồng lương thực và phát triển thành phố. Nhưng họ đã không thấy hậu quả. Lũ chảy ngày càng nhanh hơn và áp lực của lũ ngày càng lớn. Với xung kích quá lớn như thế, áp lực đối với lũ hạ lưu sẽ rất lớn! Bởi vì tốc độ dòng chảy càng nhanh, kè sông ở hai bên sông Trường Giang không chắc, đều là kè đất. Vì vậy, rõ ràng chúng không thể chịu được sức tàn phá của lũ lụt, khiến tình hình kiểm soát lũ ở khu vực hạ lưu của đập càng nguy hiểm hơn”.

Tiến sĩ Vương chỉ ra thêm rằng công trình Tam Hiệp không hề có tác dụng trong việc kiểm soát lũ. Nó chỉ có thể ngăn chặn lũ rất nhỏ chứ không thể ngăn lũ lớn. Với trận lũ 20 năm gặp một lần thì Tam Hiệp không thể ngăn chặn được, đừng nói đến lũ lụt sau 100 năm gặp một lần, vì khả năng lưu trữ của Hồ chứa Tam Hiệp được tính không chính xác.

[Ghi âm]: “Vì Lý Bằng (Li Peng) [cựu Thủ tướng Trung Quốc] từng đề xuất vào năm 1984, tôi đã nói rằng nếu mực lưu trữ nước của Tam Hiệp đạt 180 mét, khả năng lưu trữ lũ của nó là 22 tỷ mét khối, bạn trước tiên nên nhớ kỹ điều này. 180 với 22 tỷ! Cuối cùng nó được phê duyệt như thế nào? Là 175 mét mực chứa nước, và khả năng lưu trữ lũ của nó là 22,15 tỷ mét khối. Bạn có thấy vấn đề không? Mực chứa nước Lý Bằng nói là cao hơn 5 mét so với con số 175! Nhưng khả năng lưu trữ lại nhỏ hơn tới 100 triệu đến 150 triệu mét khối. Điều này là không thể. Vì họ đã tính sai!”

Tiến sĩ Vương tiết lộ rằng sức chứa của đập Tam Hiệp đã bị tính toán sai từ đầu, và đó là một thảm họa lớn, nhưng những phần tử trí thức trong chính phủ nói rằng số liệu do lãnh đạo cho phép, ghi bao nhiêu họ chỉ dám viết bấy nhiêu! Họ từ đầu tới cuối che giấu lỗi thiết kế công trình Tam Hiệp. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ cần những trí thức có tài năng thực sự mà quan trọng hơn là những trí thức trung thành và nghe theo đảng.

[Ghi âm]: “Và tính toán này là sai lầm. Vào thời điểm đó, Giáo sư Trương Quang Đẩu (Zhang Guangdou), người chịu trách nhiệm thiết kế công trình Tam Hiệp, đã viết thư gửi Phó giám đốc của Ủy ban Xây dựng Tam Hiệp. Ông nói rằng dung tích đã bị tính toán sai! Điều này Tiền Chính Anh (Qian Zhengying) cũng biết, Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang cũng biết. Nhưng không thể nói với người dân Trung Quốc vấn đề này! Điều này đã được viết trong một lá thư. Ông ấy sai rồi thì sao? Điều đó có nghĩa là, sai thì là sai rồi, Tam Hiệp thực sự không có tác dụng phòng lũ!”

Minh  Thanh 

Theo SOH

Source :
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chuyen-gia-canh-bao-xa-lu-dap-tam-hiep-co-suc-tan-pha-gap-25-lan-song-than-37028.html?fbclid=IwAR2m1AUmTCdjRk8rcyYcUzpSFDeYg4gXfmAl9EnX2GC4GaoKOlLPxVyTYYI

Categories
Thế Giới

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 1 : Nước Mỹ lạc lối dưới thời “trị vì” của Tổng thống Barack Obama


Bình luận Xuân Trường • 17:11, 09/05/20
.
.

Nước Mỹ lạc lối dưới thời “trị vì” của Tổng thống Barack Obama

 Năm 2008, một thượng nghị sĩ trẻ tuổi từ bang Illinois (Mỹ) đã thu hút lượng cử tri đa dạng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Với tài diễn thuyết tuyệt vời, Barack Obama đã thuyết phục cử tri Mỹ đang mệt mỏi sau gần một thập kỷ phiêu lưu chiến tranh, nay hứng khởi với những mỹ từ như “phục hồi, thống nhất và thay đổi”.
.
Năm 2016, kết thúc nhiệm kỳ 8 năm, Barack Obama trở thành vị tổng thống phân cực nhất trong lịch sử nước Mỹ. Di sản của Obama đã phản ánh tầm nhìn và hành động của ông cũng như của Đảng Dân chủ. Năm 2008, khẩu hiệu tranh cử của ông là “Change – We can believe in” (Thay đổi – Chúng ta tin vào điều đó). Quả thật, Barack Obama đã thay đổi nước Mỹ và theo nhiều cách, ông đã thành công…Nếu một người theo trường phái truyền thống và có đức tin, chắc hẳn sẽ không hài lòng với những quyết định mà Tổng thống Barack Obama đã ban hành, ví như ông ủng hộ nạn nạo phá thai và đồng tình luyến ái, và ngược lại.Nhưng dù theo trường phái nào thì tất cả đều phải thừa nhận rằng, Barack Obama đã biến nước Mỹ vĩ đại trở nên chia rẽ, suy nhược và già nua. Vậy chuyện gì đã xảy ra trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama?

Đường đến đỉnh quyền lực 

Hành trình từ Đại học Columbia đến vị trí Biên tập viên Tạp chí Luật Harvard và tạm bằng lòng trong vai trò giảng viên ĐH Chicago, Obama chỉ loanh quanh với các ấn phẩm học thuật và những bài lý thuyết suông. Trong hồ sơ chính trị của mình, điều nổi trội nhất ngoài bản sắc chủng tộc của ông chỉ là hai cuốn tự truyện, cùng vị trí Thượng nghị sĩ non trẻ tại bang Illinois.

Hành trình từ Đại học Columbia đến vị trí Biên tập viên Tạp chí Luật Harvard và tạm bằng lòng trong vai trò giảng viên ĐH Chicago, Obama chỉ loanh quanh với các ấn phẩm học thuật và những bài lý thuyết suông.

Tuy nhiên chính trên cơ sở “mới lạ” này, nước Mỹ đã đánh một “canh bạc” với Barack Obama thay vì chọn Thượng nghị sĩ John McCain đầy kinh nghiệm, và cử tri Mỹ thì lại đang khao khát một sự “thay đổi” sau khi mệt mỏi với vị tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa đã đưa nước Mỹ sa lầy vào các cuộc chiến chống khủng bố.

Barack Obama là hình mẫu lý tưởng của sự thay đổi ấy: Trẻ tuổi, Da màu và khác đảng phái với Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush. Một nước Mỹ luôn khao khát đổi mới và việc ứng cử của vị thượng nghị sĩ da màu trẻ tuổi có lẽ đã phần nào phản chiếu “quan điểm” của nước Mỹ khi ấy, rằng việc đưa một người thiểu số vào vị trí quyền lực cao nhất sẽ tạo ra sự tiến bộ chủng tộc và bình đẳng xã hội.

Ngoài sức trẻ năng động, Barack Obama còn thể hiện nhiều phẩm chất của một diễn giả tài năng, có sức thuyết phục lay động lòng người. Khả năng hùng biện nổi bật, cách ngắt câu tuyệt vời, giọng nói mạnh mẽ đầy cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể hoàn hảo khiến bất kỳ ai, dù ưa hay không ưa Obama đều phải nhớ đến ông như là một trong những diễn giả tuyệt vời nhất.

Thêm nữa, nước Mỹ từng chứng kiến sự thất bại của các ứng cử viên tổng thống người Mỹ gốc Phi. Và Barack Obama là người đầu tiên dường như có đủ khí chất và trực giác nhạy bén, để truyền cảm hứng tới công chúng một cách mượt mà tự nhiên, mà không phải viện đến tiểu xảo “chính trị” chủng tộc như Jesse Jackson, Carol Moseley Braun và Al Sharpton đã từng làm trong quá khứ.

Barack Obama là người đầu tiên dường như có đủ khí chất và trực giác nhạy bén, để truyền cảm hứng tới công chúng một cách mượt mà tự nhiên, mà không phải viện đến tiểu xảo “chính trị” chủng tộc

Nước Mỹ cuối cùng đã tìm thấy một nhà lãnh đạo gốc Phi cam kết một tầm nhìn “tiến bộ” về chủ nghĩa hậu chủng tộc. Người dân Mỹ khi ấy say mê Obama đến nỗi họ thậm chí đã bỏ qua một nhân vật từng có ảnh hưởng tới nguồn “cảm hứng” của Barack Obama. Đó chính là Jeremiah Wright – vừa là mục sư cũng vừa là người bạn lâu năm của Obama, nhưng là nhân vật có tư tưởng thù ghét nước Mỹ cùng cực.

Jeremiah Wright - vừa là mục sư cũng vừa là người bạn lâu năm của Obama, nhưng là nhân vật có tư tưởng thù ghét nước Mỹ cùng cực. 

Khi tranh cử Tổng thống năm 2008, Barack Obama từng khẳng định: “Đã đến lúc phải lật sang một trang mới, bỏ lại phía sau sự ngạo mạn của Washington và chủ nghĩa chống Mỹ trong khu vực đã làm cản đường tiến bộ”. Sau 8 năm cầm quyền, di sản của Tổng thống Barack Obama đã trở thành “điểm nhấn” khó quên của nước Mỹ.

Chia rẽ chủng tộc sâu sắc nhất

Năm 2008, Barack Obama đã chiến thắng vang dội với tỷ lệ bỏ phiếu áp đảo của người Mỹ gốc Phi và trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ như là một dấu hiệu cho thấy đất nước này đang khắc phục vấn đề chủng tộc.

8 năm sau, điều ngược lại đã xảy ra. Năm 2016, khi Obama rời Nhà Trắng, nước Mỹ bị chia rẽ chủng tộc tới mức không thể tin nổi. Trong một cuộc thăm dò vào tháng 7/2016, gần 70% người Mỹ đồng ý rằng quan hệ chủng tộc đã trở nên tồi tệ – một tỉ lệ cao chưa từng thấy kể từ cuộc bạo loạn Rodney King vào năm 1992.

Trong những năm tại vị, chính quyền Obama đã không làm gì để cải thiện đời sống người Mỹ gốc Phi, ngoài việc bổ nhiệm một vài người vào các vị trí nổi bật trong nội các. Điều này cũng không khác biệt mấy so với những người tiền nhiệm ở cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Dưới thời Obama, các chỉ số kinh tế cho thấy mọi thứ đã trở nên tồi tệ: Khoảng cách giàu nghèo gia tăng đáng kể giữa người da đen và da trắng kể từ năm 1989; tỷ lệ nghèo đói ở trẻ em da đen đạt ngưỡng kỷ lục; khoảng cách chủng tộc nới rộng về trình độ đại học; và người da đen mất chỗ đứng trong các ngành kinh tế chủ chốt.

Dưới thời Barack Obama, tình trạng phân biệt chủng tộc không nhưng không được khắc phục. Trái lại, sự chia rẽ giữa các sắc tộc còn nặng nề hơn. Vào năm 2015, số người da đen bị cảnh sát Mỹ bắn chết lên tới 1134 người.

Danh tính “bí ẩn”

Kể từ khi Barack Obama ra tranh cử cho tới hết nhiệm kỳ đầu của ông, nhiều người đã đặt dấu hỏi về danh tính thực sự của vị Tổng thống. Tháng 3/2011, tỷ phú Donald Trump đã kêu gọi Tổng thống Obama công bố giấy khai sinh trước công chúng Mỹ, và ông còn tự công bố giấy khai sinh của mình để thuyết phục Obama làm theo. Donald Trump từng nói: “Thật không thể tưởng tượng nổi là sau bốn năm đặt vấn đề mà Tổng thống vẫn chưa thể có nổi tờ giấy khai sinh của mình”.

Tháng 4/2011, trước áp lực dư luận, Nhà Trắng công bố giấy khai sinh của Tổng thống Obama giữa lúc xuất hiện các nghi ngờ rằng ông không sinh ra tại Mỹ, do đó không đủ điều kiện làm tổng thống.

Tháng 3/2016, Cảnh sát trưởng Joe Arpaio thuộc quận Maricopa (bang Arizona) đã công bố kết quả của cuộc điều tra kéo dài 5 năm về nguồn gốc giấy khai sinh của ông Obama. Bằng chứng pháp y kết luận rằng, giấy khai sinh của Tổng thống Obama công bố trên website Nhà Trắng vào ngày 27/4/2011 là mạo hóa.

Nhiều nghi vấn xung quanh lai lịch thật sự của ông Obama. Các điều tra viên cho biết giấy tờ khai sinh công bố trên website của Nhà Trắng là mạo hóa.

Nhóm điều tra của ông Joe Arpaio gồm điều tra viên Mike Zullo và những tình nguyện viên từng làm việc cho các cơ quan công lực, đã nhờ các tiến sĩ, nhà nghiên cứu, chuyên gia ở 4 phòng thí nghiệm khác nhau.

Ngày 6/12/2016, Cảnh sát trưởng Joe Arpaio đã tổ chức cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp trên Fox 10 để thảo luận về những phát hiện của nhóm điều tra. Họ phát hiện thấy 9 điểm giả mạo đã được sao chép từ giấy khai sinh thuộc về công dân tên là Johanna Ah ‘Nee, rồi làm giả bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm: Thành phố nơi sinh, Đảo nơi sinh, Nơi cư trú của mẹ, Ngày đóng dấu giấy khai sinh… Trong đó, cả hai chứng chỉ khai sinh đều có nguồn gốc từ Hawaii, đều cùng sinh năm 1961, và ngày sinh chỉ cách nhau 16 ngày.

Để cuộc điều tra được chính xác và minh bạch, nhóm điều tra đã chuyển giấy khai sinh tới hai chuyên gia ở hai châu lục khác nhau (Hawaii và Ý), cả hai nhà khoa học đều đưa ra kết quả giống nhau, cùng dẫn đến 9 điểm giả mạo. Reid Hayes, thành viên Hội đồng Khoa học Giám định viên pháp y, và là chuyên gia điều tra về chữ viết tay với kinh nghiệm 40 năm cũng đưa ra kết luận tương tự. Có điều thật ngạc nhiên, truyền thông Mỹ hạn chế đưa thông tin này.

Nếu Barack Obama không được sinh ra tại Mỹ thì ông không có đủ tư cách để làm Tổng thống. Và nếu điều này được xác minh và công bố, thì đây sẽ là bê bối lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ. Tuy nhiên truyền thông dòng chính lại không hề đưa tin về việc này.

Giành giải Nobel Hòa Bình nhưng lại ra lệnh thả bom nhiều nhất

Việc Tổng thống Barack Obama được trao giải Nobel Hòa bình 2009 chỉ chưa đầy 9 tháng sau khi nhậm chức, đã khiến không chỉ người dân thế giới mà cả chủ nhân đoạt giải cũng ngạc nhiên vì khi ấy ông Obama chưa làm được điều gì để xứng đáng với giải thưởng này. Có lẽ khi lựa chọn Obama, Ủy ban Nobel kỳ vọng ông sẽ đem lại “hy vọng” hòa bình cho nhân loại.

Vào thời điểm Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình, tờ Los Angeles Time đã viết về “sự vinh dự và nghịch lý”: “Nền kinh tế đã khiến hàng triệu người đau khổ. Tâm trạng của đất nước chán nản – nhiều người nghĩ đất nước đang đi chệch hướng – tin tức tốt lành thì khó tìm. Tình trạng thất nghiệp vẫn là hai con số dù đà mất việc đã giảm lại”. 

Có một thực tế, trong hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, Barack Obama đã được giới truyền thông cánh tả o bế và các “chuyên gia” chính trị Đảng Dân chủ tô vẽ như là một chiến binh bất đắc dĩ, nhưng thực chất ông là một người hiếu chiến. Trớ trêu thay cho chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2009 khi Obama lại chính là người thả nhiều bom hơn cả Tổng thống “chiến tranh” George W Bush.

Nhìn lại di sản của Obama, Micah Zenko – nhà khoa học chính trị thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ đã tiết lộ dữ liệu đáng kinh ngạc: Chỉ riêng năm 2016, chính quyền Obama đã thả 26.171 quả bom. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi giờ Obama ra lệnh thả 3 quả bom, tương đương mỗi ngày thả 72 quả. Obama cũng ủy quyền các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhiều hơn gấp 10 lần so với Tổng thống Bush.

Chỉ riêng năm 2016, chính quyền Obama đã thả 26.171 quả bom. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi giờ Obama ra lệnh thả 3 quả bom, tương đương mỗi ngày thả 72 quả.

Năm 2015, trong cuốn hồi kỳ của mình, Thư ký phụ trách giải Nobel Hòa bình là ông Geir Lundestad cho biết là đã hối tiếc vì trao giải thưởng danh giá này cho Barack Obama vì ông đã không “đáp ứng được những mong mỏi và kỳ vọng” mà Ủy ban trao giải đề ra.

Thúc đẩy sự bất ổn địa chính trị toàn cầu, làm xấu hình ảnh nước Mỹ

Mặc dù giảm số lượng binh sĩ Mỹ tại chiến trường Afghanistan và Iraq, nhưng Obama lại tiếp tục đưa quân đội đến các vùng chết chóc như Somalia, Libya và Syria cũng như mở rộng đáng kể các cuộc chiến tranh trên không và sử dụng các lực lượng đặc nhiệm trên toàn cầu.

Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2016, các nhà quan sát Mỹ ghi nhận lực lượng quân đội Mỹ đã có mặt tại 138 quốc gia.  Mặc dù con số này đã giảm 6% so với năm 2015, nhưng năm 2016 vẫn nằm trong nhóm cao hơn nhiều nếu so với năm 2010 (75 quốc gia), năm 2011 (120 quốc gia), năm 2013 (134 quốc gia) và năm 2014 (135 quốc gia) trước khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 2015 là 147 quốc gia.

Bất chấp những con số này, quân đội Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Obama vẫn phải chịu những thất bại chiến lược to lớn tại Iraq, Afghanistan và Libya. Tại Iran, chính quyền Obama “bắt tay” với chính quyền độc tài bằng cách ký Thỏa thuận Hạt nhân Iran, đã phung phí cả tỷ đô la tiền thuế của người Mỹ cho chính quyền Iran, nhưng không những không ngăn chặn được tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran, mà còn như “tiếp tay” tăng tài trợ cho các hoạt động khủng bố ở Trung Đông và còn hơn thế nữa.

Bất chấp mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu, quân đội Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Obama vẫn phải chịu những thất bại chiến lược lớn tại Iraq, Afghanistan và Libya.

Tại Syria, Tổng thống Obama đã làm “bẽ mặt” nước Mỹ khi thể hiện sự yếu nhược đến thảm bại. Năm 2013, Obama đã vạch ra lằn ranh đỏ cho các bên tham chiến và đe rằng nếu bên nào sử dụng vũ khí hóa học sẽ bị Mỹ trừng phạt.

Bất chấp việc nhà độc tài Bashar al-Assad đã vượt qua lằn ranh đỏ mà Obama đã cảnh cáo, bằng cách sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường, vị Tổng thống sở hữu quân đội mạnh nhất thế giới đã tránh can dự bằng cách quyết định không tiến hành các cuộc tấn công tên lửa để trừng phạt Syria.

Hoãn cuộc không kích Syria vào phút chót, Obama bạc nhược quyết định “đẩy” vấn đề sang cho Quốc hội Mỹ quyết định, vốn là nơi “thờ ơ” với các đề xuất của ông trong suốt 8 năm. Vài ngày sau, Obama lại “dựa” vào nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin để thuyết phục Syria loại bỏ vũ khí hóa học bằng một thỏa thuận ký kết, với hy vọng “ngây thơ” rằng nhà độc tài Assad  sẽ sẵn sàng từ bỏ vũ khí giết người mạnh nhất của mình.

Sự “thận trọng” này của Obama đã khiến nhiều thường dân vô tội tại Syria sau đó đã bị giết chết, và các nhà quan sát trên thế giới đã gọi Obama là vị Tổng thống tránh né. Obama đã trốn tránh trách nhiệm bảo vệ dân thường trước chính quyền phạm tội ác chiến tranh, và hơn thế nữa đã để ngỏ khoảng trống cho nước Nga can thiệp vào cuộc xung đột tại Syria.

Tại Syria, Tổng thống Obama đã làm “bẽ mặt” nước Mỹ khi thể hiện sự yếu nhược đến thảm bại. Hành động tránh né của Obama đã khiến nhiều thường dân vô tội tại Syria sau đó đã bị giết chết, và khiến các nhà quan sát trên thế giới chỉ trích mạnh mẽ. (Ảnh chụp video)

Với sự yếu nhược của người đứng đầu nước Mỹ thất bại trong việc không răn đe chế độ độc tài Assad (dẫn đến hơn nửa triệu người chết và cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất thế kỷ), Barack Obama đã “giúp” nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin trở nên quyết đoán hơn trong việc việc sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea của Ukraine (2014), thúc đẩy một Trung Quốc ngày càng hung hăng dữ tợn tại Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời ông cũng biến lực lượng quân đội Mỹ hùng mạnh trước đó trở thành cọp giấy.

Đây là vết nhơ trong di sản vốn đã “khủng khiếp” của Tổng thống Obama và các nhà quan sát nhận định rằng, trong suốt 8 năm cầm quyền, Obama đã đưa quân đội Mỹ chiến đấu trên nhiều mặt trận, nhưng kết quả chỉ là: Chủ nghĩa khủng bố ngày càng lan rộng và Trung Đông ngày càng bị tàn phá bởi sự hỗn loạn, chia rẽ sâu sắc hơn với cuộc nội chiến ở Syria và chiến tranh giáo phái ở Iraq

Khi còn là ứng cử viên Tổng thống, Obama cam kết chấm dứt các cuộc chiến tranh của người tiền nhiệm George W Bush. Nhưng khi Obama rời Nhà Trắng, ông là vị Tổng thống sở hữu “thành tích” kéo dài các cuộc chiến tranh hơn bất kỳ vị tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ.

Ngày rời khỏi nhiệm sở, Barack Obama đã để lại cho đương kim Tổng thống Donald Trump một nước Mỹ chia rẽ sâu sắc với nền kinh tế suy yếu cùng một thế giới hỗn loạn tràn ngập chủ nghĩa khủng bố.

Lạm dùng quyền lực hành pháp nhiều nhất trong lịch sử 

Trong 8 năm Obama cầm quyền, Quốc hội Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết. Các thành viên của Đảng Cộng hòa đã bất mãn với các nghị trình đối ngoại hòa hoãn yếu nhược của Obama, cùng các chính sách đối nội sưu cao thuế nặng, tăng chi tiêu, tập trung quyền lực vào chính phủ…

Những năm cuối nhiệm kỳ của Obama, nước Mỹ đã phải đã chứng kiến ​​một làn sóng  sáp nhập và mua lại kỷ lục vào năm 2015, và năm 2016 gần như mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ dược phẩm đến viễn thông, từ nền tảng Internet cho đến ngành hàng không, quyền lực đã tập trung vào tay chính phủ.

Những chính sách này của Obama đã khiến sự bất bình đẳng tăng vọt, hầu hết các việc làm được tạo ra chỉ là tạm thời hoặc bán thời gian, đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. Trong khi giới tinh hoa được hưởng các chính sách ưu đãi do chính phủ “ban cho”, thì các nhà lãnh đạo Dân chủ lại bỏ rơi người dân, khiến người dân Mỹ trở nên nghèo hơn và tuổi thọ của người Mỹ da trắng đang giảm dần.

Chính vì vậy, các thành viên Đảng Cộng hòa đã lập ra “Tea Party” (Đảng Trà) làm tê liệt “Quốc hội Obama”. Đảng Trà thường xuyên chặn các dự luật họ cho là phi lý, làm suy yếu nước Mỹ, vì vậy đã dẫn đến tình trạng “tắc nghẽn” chính sách tại Quốc hội.

Dưới thời Obama, chính phủ 'vươn tay' thâu tóm gần như mọi lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. Hầu hết các việc làm được tạo ra chỉ là tạm thời hoặc bán thời gian, đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. (Ảnh: Getty)

Tất nhiên Tổng thống Obama không ngồi yên “chịu trận” đã tuyên bố: “Tôi có một cây bút và tôi có một cái điện thoại!”, hàm ý ông không cần Quốc hội và sử dụng quyền lực hành pháp của mình để giải quyết các vấn đề “sa lầy” tại Quốc hội.

Tổng thống Obama bắt đầu ký số lượng sắc lệnh hành pháp nhiều chưa từng thấy và còn thách thức Quốc hội ngăn cản được ông. Obama còn ra lệnh cho các cơ quan liên bang ban hành một số lượng kỷ lục các quy định mà không cần văn bản luật.

Ông cũng chọn cách phớt lờ, không thực thi những thứ mà ông không đồng ý, như Đạo luật Bảo vệ hôn nhân, trong đó điều khoản số 3 có nội dung không công nhận kết hôn đồng tính. Với sự ủng hộ tích cực của Obama, Mỹ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra luật pháp bảo vệ quyền lợi cho hôn nhân đồng tính khi Tòa án tối cao Mỹ bác bỏ điều khoản số 3 này.

Thay vì tìm kiếm sự ủng hộ tại Quốc hội, Tổng thống Obama đã dùng quyền hành pháp để tự ý đặt bút ký Thỏa thuận Hạt nhân Iran, Hiệp định khí hậu ở Paris…, đã khiến Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc Đảng Cộng hòa phản ứng gay gắt và đe dọa kiện Obama vì lạm dụng quyền lực hành pháp. Dưới đây là một vài chính sách trong số nhiều chính sách gây tranh cãi dữ dội của Obama:

Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Tôi có một cây bút và tôi có một cái điện thoại!”, hàm ý ông không cần Quốc hội và sử dụng quyền lực hành pháp của mình để giải quyết các vấn đề “sa lầy” tại Quốc hội.

  • Đạo luật ủy quyền quốc phòng quốc gia (NDAA): 

Một trong những sự kiện gây sốc nhất của Obama khi lạm dụng quyền hành pháp là vào ngày 31/12/2012, ông đã ký NDAA cho phép giam giữ công dân Mỹ vô thời hạn mà không bị buộc tội hay xét xử. Đạo luật mới này hoàn toàn chuyên chế và vi hiến.

Trong đó, chính quyền Obama đã phá vỡ ít nhất 2 sửa đổi từ Dự luật Nhân quyền. Bản sửa đổi thứ 4 tuyên bố rằng, mọi người có quyền được an toàn và không bị bắt giữ một cách tùy tiện, trừ khi có lệnh bảo đảm dựa trên nguyên nhân có thể xảy ra, trong khi Sửa đổi thứ 6 đảm bảo quyền được xét xử nhanh chóng.

  • Obamacare – Bảo hiểm Y tế bắt buộc:

Đạo luật nổi tiếng mang tên Tổng thống gây tranh cãi dữ dội nhất nhưng đã được thông qua bởi Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát (2009). Các nhà lập pháp ở Đảng Cộng hòa đã gọi Obamacare là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua” và được các đảng viên Dân chủ biên soạn trong vòng bí mật mà hầu như không có thành viên nào của đảng Cộng hòa được biết.

Tên thật của nó là ACA (Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe hợp túi tiền) theo nguyên tắc những người Mỹ có khả năng mua bảo hiểm từ nhà cung cấp, sẽ phải trả phí cao hơn để giúp chi trả các khoản trợ cấp dành cho những người mua bảo hiểm từ các thị trường do chính phủ quản lý. Chính sách này của Đảng Dân chủ đã minh chứng cho sự can thiệp của chính phủ, và đi ngược lại với quan điểm của các thành viên Đảng Cộng hòa vốn luôn cho rằng chính phủ phải tinh gọn và ít can thiệp.

Chính sách này của Đảng Dân chủ đã minh chứng cho sự can thiệp của chính phủ, và đi ngược lại với quan điểm của các thành viên Đảng Cộng hòa vốn luôn cho rằng chính phủ phải tinh gọn và ít can thiệp. 

Điểm đáng lưu ý của Obamacare là điều khoản cá nhân – yêu cầu tất cả công dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế, hoặc thông qua ACA hoặc một nguồn khác, nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt thuế nghiêm ngặt. Vì thế, Đảng Cộng hòa cũng gọi đạo luật này “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Xử lý Nô lệ bỏ trốn” và đã thúc đẩy hơn 60 phiên bỏ phiếu ở Quốc hội để hủy bỏ nhưng bất thành.

  • Chiến dịch bê bối Fast and Furious 

Trong vụ bê bối này, với sự “trợ giúp” của Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder, chính quyền Obama đã cho phép buôn lậu súng mà không cần sự giám sát với mục tiêu sẽ lần theo dấu vết của những vũ khí đó tại các hiện trường tội phạm ở Mexico.

Tuy nhiên, khoảng 2.000 khẩu súng trường trong chiến dịch Fast and Furious đã mất “dấu vết” và lọt vào tay các băng đảng ma túy Mexico. Ngày 14/12/2010, người ta đã tìm thấy hai trong số những khẩu súng đó xuất hiện tại hiện trường vụ sát hại sỹ quan Biên phòng Mỹ Brian Terry.

Nhưng khi Quốc hội Mỹ điều tra về chiến dịch Fast and Furious, Bộ trưởng Tư pháp Eric đã từ chối cung cấp tài liệu. Tổng thống Obama đã sử dụng đặc quyền hành pháp để “giúp” Bộ Tư pháp Mỹ giữ lại những tài liệu đó.

Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz làm nhân chứng báo cáo về những thất bại trong Chiến dịch Fast and Furious.

Vài giờ sau khi Obama sử dụng đặc quyền của mình, Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ của Hạ viện (do Đảng Cộng hòa kiểm soát) đã bỏ phiếu quy tội Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder “khinh thường” Quốc hội vì không chịu giao nộp tài liệu liên quan đến chiến dịch.

  • Ký sắc lệnh cho phép người đồng tính phục vụ trong quân đội

Ngày 22/7/2011, Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta ra yêu cầu chấm dứt chính sách Don’t Ask, Don’t Talk (Không hỏi, Không nói) cấm người đồng tính không được phục vụ trong quân đội.

Năm 2014, Obama đã ký Sắc lệnh 13672 chống phân biệt đối xử người đồng tính trong tuyển dụng tại các nhà thầu chính phủ liên bang. Tháng 6/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter ban hành chỉ thị ra lệnh cho các dịch vụ quân sự chấp nhận nhân viên chuyển giới. Bằng sắc lệnh này, Tổng thống Obama để thay đổi căn bản chất lượng của lực lượng quân đội Mỹ.

Năm 1968, tại Mỹ, đồng tính luyến ái đã được liệt kê trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê bệnh rối loạn tâm thần (DSM) là một rối loạn tâm thần. Paul R. McHugh, cựu bác sĩ khoa Tâm thần của Bệnh viện Johns Hopkins tuyên bố rằng, chuyển giới là một chứng rối loạn tâm thần cần phải điều trị và không nên phục vụ trong quân đội.

Mặc dù người chuyển giới không đủ điều kiện cả về tinh thần lẫn thể trạng đáp ứng các nghĩa vụ quân sự, nhưng chính quyền Obama đã ủng hộ nhiệt tình chính sách này.

Với sự ủng hộ tích cực của Obama, Mỹ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra luật pháp bảo vệ quyền lợi cho hôn nhân đồng tính, đồng thời cho phép người đồng tính tham gia vào quân đội. Ảnh: Nhà Trắng thể hiện sự ủng hộ với người đồng giới tại Washington vào ngày 26/06/2015. (Nguồn: Getty)

  • “Cho đi” phát minh Internet của người Mỹ

Internet là một phát minh của người Mỹ và nước Mỹ đã chia sẻ nền tảng này với thế giới. Các giá trị tự do của Mỹ đã tạo ra Internet và cho phép nó phát triển mạnh mẽ. Chưa đầy một phần tư thế kỷ, Internet đã biến đổi thế giới, thay đổi cách kinh doanh và tạo ra sự giàu có cho nhiều người. Internet cũng là công cụ tuyệt vời nhất để thúc đẩy tự do kể từ khi báo in ra đời.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama lại “không thích” Mỹ kiểm soát Internet bằng cách ra các chính sách về tính trung lập của Internet trong 2 năm cuối nhiệm kỳ. Tháng 11/2014, Obama đề nghị Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) phân loại lại dịch vụ Internet băng thông rộng như là một dịch vụ viễn thông, cấm các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) được đặt quyền ưu tiên cho các loại lưu lượng truy cập Internet khác nhau. Chính sách này được cho là bất công đối với các tập đoàn viễn thông Mỹ, làm cản trở việc đầu tư và sáng tạo phát minh trong lĩnh vực này.

  • Đạo luật DACA và DAPA

Trong chiến dịch tái tranh cử năm 2012 của mình, Tổng thống Obama đã chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa cấp giấy phép lao động và cư trú cho người nhập cư lậu trong chương trình Hành động Trì hoãn đối với Trẻ em Nhập cư từ nhỏ (DACA).

Sau đó, vào tháng 11/2014, Obama đã tiến hành hàng loạt các sắc lệnh hành pháp cho chính sách Hành động Trì hoãn trục xuất người nhập cư bất hợp pháp (DAPA) bất chấp sự phản đối của Quốc hội. Thượng Nghị sỹ Cộng hòa John McCain phát biểu: “Quốc hội có trách nhiệm phản ứng và đáp trả trước hành động lộng quyền bất hợp pháp của ông ta (Obama)”.

Thượng Nghị sỹ Cộng hòa John McCain phát biểu: "Quốc hội có trách nhiệm phản ứng và đáp trả trước hành động lộng quyền bất hợp pháp của ông ta (Obama)”. 

Và còn rất nhiều “phi vụ” mà Tổng thống Obama không “đếm xỉa” đến Quốc hội, tự ý quyết định trong đó có Thỏa thuận Hạt nhân Iran, Thỏa thuận Biến đổi Khí hậu Paris, Đạo luật Dodd-Frank (Cải cách Tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng), Chiến dịch Choke Point (một chương trình bất hợp pháp nhằm loại bỏ các doanh nghiệp hợp pháp bán súng và đạn dược)…

Tự đặt vị trí của một nhà “cai trị” 

Một số các luật gia cho rằng, chính quyền Obama là “bất hợp pháp” nhất trong lịch sử Hoa Kỳ khi lạm dụng quyền hành pháp nhiều nhất. Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ đã coi mình đứng trên luật pháp, bỏ qua các giới hạn pháp lý của nhánh hành pháp và không tôn trọng các giới hạn hiến pháp như chính quyền liên bang và phân chia quyền lực.

Thảm thương thay cho nước Mỹ, trong căn phòng Bầu dục, Obama tiếp tục nối dài quyền tự quyết ở các lĩnh vực khác nhau, từ thủ tục hình sự, tự do tôn giáo, quyền tài sản, nhập cư, quy định chứng khoán, luật thuế cho tới việc phân chia quyền hạn. Obama đã lạm dụng quyền hành pháp vô lối không ngoài mục đích khẳng định quyền lực liên bang, cho phép nhánh hành pháp làm bất cứ điều gì ông muốn mà không đoái hoài đến cả hiến pháp.

Obama đã lạm dụng quyền hành pháp vô lối không ngoài mục đích khẳng định quyền lực liên bang, cho phép nhánh hành pháp làm bất cứ điều gì ông muốn mà không đoái hoài đến cả hiến pháp. (Ảnh: Getty)

Cách Tổng thống Obama “cai trị” đất nước đã kéo chính quyền của ông sa vào chính trị đảng phái, và biến văn phòng làm việc của ông nhẽ ra phải ra các chính sách phục vụ công chúng, thì lại được chuyển sang phục vụ cho các chương trình nghị sự cá nhân của riêng ông.

Sự “độc đoán” này của Obama đã mâu thuẫn với các giá trị căn bản của nước Mỹ. Như Thẩm phán Anthony M. Kennedy tại Tòa án Tối cao Mỹ viết: “Chủ nghĩa liên bang bảo vệ quyền tự do của cá nhân khỏi quyền lực độc đoán. Khi chính phủ hành động vượt quá quyền hạn hợp pháp của mình, quyền tự do đó bị đe dọa”.

Tuy nhiên không phải tất cả các chính sách “vượt mặt” Quốc hội của ông Obama được “lộng hành” một cách trọn vẹn, vì có những khi lại rơi vào tay Tòa án Tối cao và bị vô hiệu hóa. Tống thống Obama đã thua trong các vụ kiện tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cao hơn so với bất kỳ đời Tổng thống nào trong lịch sử, với tỷ lệ thắng chỉ có 45% trong khi Tổng thống George W. Bush là 60%, Tổng thống Ronald Reagan là 75%.

Trong 8 năm nhiệm kỳ, các chính sách của Obama chỉ thông qua bằng những lá phiếu của đảng Dân chủ, bất chấp sự phản đối từ đảng Cộng hòa và không đếm xỉa đến sự đồng thuận lưỡng đảng. Tổng thống đã lạm dụng quyền lực hành pháp để thông qua những quyết sách một chiều, và tự chuốc lấy thất vọng ê chề khi những di sản của Obama đang lần lượt đội nón ra đi dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống đã lạm dụng quyền lực hành pháp để thông qua những quyết sách một chiều, và tự chuốc lấy thất vọng ê chề khi những di sản của Obama đang lần lượt đội nón ra đi dưới thời Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Getty)

Tổng thống xa hoa và tài sản tăng gấp bội

Khi Barack Obama cùng gia đình tận hưởng kỳ nghỉ thứ tám và cũng là kỳ nghỉ cuối cùng ở cương vị Tổng thống tại Hawaii, chuyến đi này trị giá hơn… 3,5 triệu đô la. Tổ chức Giám sát Tư pháp (Judicial Watch) nhận được thông tin từ Sở Mật vụ và Không quân Hoa Kỳ thông qua Đạo luật tự do thông tin riêng biệt, đã hé lộ một khoản tiền lớn chưa từng có: Gần 100 triệu đô la (chính xác là 96.938.8882,51 đô la) chi cho các chuyến đi nghỉ dưỡng của Tổng thống Obama và gia đình trong 8 năm.

Trong thông cáo báo chí, Chủ tịch Tổ chức Giám sát Tư pháp Tom Fitton cho biết: “Sự lạm dụng khét tiếng của Obama đối với các đặc quyền du lịch của Tổng thống đã lãng phí tài nguyên quân đội”, trong đó có nhắc đến cả những kỳ nghỉ không cần thiết.

Chủ tịch Tom Fitton đã nhắc đến việc Obama đã lạm dụng chuyến đi không cần thiết gây quỹ cho bà Hillary Clinton (7/2016) tại Bắc Carolina, và “tranh thủ” tận hưởng kỳ nghỉ xa xỉ trị giá 360.236 đô la.

Điều này rất mâu thuẫn khi vào năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama thề rằng sẽ từ bỏ các kỳ nghỉ nếu ông được bầu làm tổng thống, và hoàn toàn tập trung cho công việc quốc gia.

Vào năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama đã từng thề rằng sẽ từ bỏ các kỳ nghỉ nếu ông được bầu làm tổng thống, và hoàn toàn tập trung cho công việc quốc gia.

Tổng thống Barack Obama nổi tiếng diễn thuyết hay, nhưng lời nói không đi đôi với việc làm. Trong khi ông ủng hộ Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, cam kết cắt giảm khí thải thì hồ sơ của Sở Mật vụ Mỹ tiết lộ rằng, ông đã có chuyến bay tới Florida Everglades vào đúng Ngày Trái đất (22/4/2015) để phát biểu về sự nóng lên toàn cầu. Chuyến đi này đã tiêu tốn tiền thuế của người dân Mỹ là hơn 1 triệu đô la, trong đó chỉ tính riêng chi phí dành cho chiếc Không lực đã lên tới gần 150.000 đô la.

Trong khi Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush thường tiết kiệm tiền thuế của dân bằng cách về nghỉ tại trang trại của ông ở Crawford (bang Texas), thì Tổng thống kế nhiệm Donald Trump cũng thường đi nghỉ tại khu nghỉ dưỡng Mar-A-Lago ở Palm Beach (bang Florida) hay tại câu lạc bộ golf Bedminster ở New Jersey của gia đình.

Kể từ khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Obama cùng gia đình thường xuyên đi nghỉ dưỡng ở những nơi xa xỉ tại châu Âu. Năm 2009, khi bước chân vào Nhà Trắng, vợ chồng Obama chỉ có “vỏn vẹn” 1,3 triệu đô la. Năm 2017 khi rời Nhà Trắng, họ đã “tích lũy” được số tiền gấp 30 lần sau 8 năm Barack Obama làm Tổng thống.

Xuân Trường

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 1 : Nước Mỹ lạc lối dưới thời “trị vì” của Tổng thống Barack Obama

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 2 : Di sản Obama : Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông

Nước Mỹ dưới thời Obama – Kỳ 3 : Thảm kịch Benghazi và sự dối trá của Barack Obama

Source :
https://www.ntdvn.com/chuyen-de/nuoc-my-lac-loi-duoi-thoi-tong-thong-barack-obama-36222.html?fbclid=IwAR3mZRBczuwolMx7chJK5uCUhlukksfhkyde180M4ERwXyVq1lRokFjDFi8

Categories
8 - Thơ Lê-hữu-Nghĩa

Ngày Quốc Nhục


Ngày 30 tháng 4 là ngày mà CSVN gọi là ngày Giải Phóng trong khi người Việt hải ngoại lại coi là ngày Quốc Hận . Nếu gọi cho đúng với cả dân tộc Việt Nam , trong cũng như ngoài nước , thì phải gọi đó là Ngày Quốc Nhục . Vì chính ngày nầy CSVN đã viết ra một trang ô nhục cho Lịch Sử Việt Nam .

Ngày Quốc Nhục
“Quang vinh” khỉ mốc ! Non sông hỡi !
Giải phóng quái gì ! Tổ quốc ôi !
Xáo thịt đồng bào tim quỉ dữ
Nồi da dân tộc vuốt chồn hôi
Đánh cho Trung Quốc còn khua mỏ
Khiến bởi Liên Sô cũng múa môi
Tô vết chàm lên trang sử Việt
Chỉ là Ngày Quốc Nhục mà thôi .
LHN

Đọc thêm…Thơ Lê Hữu Nghĩa