Categories
Uncategorized

Sắp Tết… Dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam ( Hình xưa Sài Gòn 1975)


dk74saigon

Nam Ròm

Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam (FB Việt Nam )
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ. Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú . Những cái đài chạy băng…

View original post 1,615 more words

Categories
Uncategorized

Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với Trung quốc không?


Categories
Uncategorized

Trồng cả 1 vườn rau sạch không phân thuốc từ những thứ tưởng chừng bỏ đi


Đừng bỏ đi những phần gốc rau củ quả sau khi mua ở chợ về vì chúng có thể biến thành một vườn rau ‘Thạch Sanh’ của riêng bạn.

Source: Trồng cả 1 vườn rau sạch không phân thuốc từ những thứ tưởng chừng bỏ đi

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 31


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 24/2/2016

Tối nào con Lan cũng kể chuTuanDat7 (2)yện hồi trước nó ở tù bên trại Chí Hòa. Nó nói:

– Lúc trước em ở bên Chí Hòa, em không khai bị tụi bên Chí Hòa nó còng tay treo lên cửa sổ. Đến khi cán bộ bên này qua làm việc nó mới thả xuống.

– Ủa, sao bọn bên Chí Hòa ngu quá vậy. Tự dưng vụ án của người khác làm, mắc mớ chi nhảy vô dùng nhục hình, có chuyện gì xảy ra thì mấy thằng Chí Hòa lãnh đủ. – Tôi nói.

Nó lại nói:

– Mấy đứa bên đó có đứa đi hai ba tăng tù, tụi nó kể đi lao động phải thức dậy từ bốn giờ sáng, đi trên đường đầy đá dăm đau chân mà không được mang dép.

– Lo gì. Tù mà thức bốn giờ sáng thì tụi cán bộ phải thức trước bốn giờ. Nếu không thức trước làm sao nó dẫn tù đi. Đứa nào cũng phải thức chớ đâu phải chỉ có tù thức đâu mà sợ. Làm gì có chuyện không được mang dép, tao mà không có dép đau chân là tao không đi, làm gì được nhau. – Tôi trả lời nó, trong bụng nghĩ: Bọn công an kêu mày nhát ma tao hả con kia, cỡ mày chưa có cửa hù dọa tao được đâu.

Nó lại nói:

– Ở trại cải tạo bọn tù kêu là “trường,” có án xong đi trại cải tạo kêu là “đi trường.” Phòng giam khoảng bốn năm chục người một phòng, có hai ngăn vệ sinh. Năm giờ sáng nó đánh kẻng thức dậy cho một tiếng đồng hồ để đánh răng rửa mặt, ăn sáng xong là đi lao động. Ai chậm là không kịp ăn sáng. Hở ra cái gì là mất cái đó, đi tắm đem theo chai dầu gội đầu cúi xuống gội xong ngước mặt lên mất chai dầu. Trước khi đi tắm lấy dầu gội chà lên tóc xong rồi mới đi ra tắm.

Tôi nói:

– Bộ con nít đi trường giáo dưỡng sao mà gọi là “đi trường,” bọn dốt nát dùng từ ngữ bậy bạ. Mỗi người vệ sinh xong cũng phải mất từ 15 phút đến nửa tiếng một người, nhơn cho bốn mươi người ra bao nhiêu giờ? Chắc phải thức dậy từ hai giờ sáng để đánh răng? Tao mà không chỗ đi vệ sinh tao cứ ỉa ngay trong phòng đó cho chúng nó dọn, việc quái gì phải nhịn. Trại giam cải tạo bọn trộm cắp cướp giựt mà ăn cắp như rươi vậy bọn công an chết hết rồi hay sao. Đứa nào động đến đồ của tao mất thứ gì tao lôi bọn công an ra bắt đền thứ đó.

– Anh bạn trai em tháng nào cũng vô thăm. Muốn mua gì thì ảnh mua gởi vô, món gì cũng có. – Con Lan nói.

– Vậy à! Sao hồi trước không cưới đi. Không phải vợ chồng sao nó lại cho vô thăm?. – Tôi hỏi.

– Ở đây dễ lắm, đưa giấy chứng minh ra nói là bạn thì người ta cho vô. – Con Lan nói.

Tôi nghe nó nói mà mắc cười quá, làm như trại giam là cái chợ ai muốn vô thì vô không bằng. Mày được như vậy đương nhiên có điều kiện kèm theo rồi. Chắc chắn là chúng nó muốn dùng mày để thăm dò tao.

– Chị có người yêu chưa? Anh đó như thế nào? – Con Lan hỏi tiếp.

Ủa, câu này sao nghe quen quá vậy cà. Tôi trả lời nó:

– Chuyện cá nhân không nói ở đây.

– Sao chị khó tánh quá vậy. Chị em bạn tù với nhau thì tâm sự với nhau cho đỡ buồn. – Con Lan nói.

– Nhà tù không phải là chỗ để tâm sự. – Tôi nói.

– Em sợ ma lắm, sợ có ai đó hù mình, sợ rắn. Chị sợ cái gì nhất? – Con Lan hỏi.

– Trên đời này chị không sợ cái gì hết. Đời chị chưa biết sợ thằng nào con nào, nếu chị biết sợ thì chị không vô đây. – Tôi nói.

– Trời! Chị nói vậy coi chừng tụi công an nó đánh chị. – Con Lan nói.

– Tao thách nó động đến cọng lông chưn tao đó. Nó cứ động vào tao thử thì biết. – Tôi nói.

Những chuyện gì tôi muốn chửi bọn công an, chửi bọn Cộng Sản Việt Nam tôi chửi cho con Lan nghe, thế nào nó cũng ra báo cáo là tôi chửi như vậy, như vậy, cho chúng mày tức nổ con ngươi luôn, làm gì được nhau.

Mấy ngày sau, nó lại nói:

– Bên Chí Hòa em biết có ông kia cũng tuyệt thực đái ra máu, nhịn một thời gian bộ phận sinh dục bị thúi hết luôn. Còn nữ thì không biết có bị như vậy không.

– Ông đó chắc bị ung thư nên mới thúi, chớ nhịn ăn làm sao mà bộ phận sinh dục bị thúi được, quá phản khoa học. – Tôi nói.

Trong bụng tôi lại nghĩ: Mày hù dọa tao hả con. Tao đâu có ngu mà đem mấy chuyện nhảm nhí đó lừa gạt tao, tao đâu có học dốt như bọn con ông cháu cha chúng mày.

Một buổi sáng, khoảng 8 giờ, tôi đang ngồi coi con Lan thắt đồ chơi thì bỗng nhiên buồn ngủ kinh khủng, buồn ngủ không thể cưỡng lại được nên tôi nói:

– Sao mới ngủ dậy mà giờ buồn ngủ quá. Thôi chị đi ngủ đây.

Nói xong, tôi trải chiếu ra, lấy cái mền đắp ngang bụng. Vừa nằm xuống là tôi ngủ ngay lập tức, ngủ mà còn biết mình ngủ và còn nghe tiếng ngáy của mình nữa. Tôi thấy có một ông già khoảng bảy mươi tuổi, người gầy gò, râu lưa thưa bước vô mời tôi đi trừ quỷ cho con trai ổng. Cha mẹ ơi, từ nhỏ đến giờ tôi có biết trừ quỷ là như thế nào đâu, vậy mà nghe ông già năn nỉ quá cũng đi theo.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 24/2/2016

Tối nào con Lan cũng kể chuTuanDat7 (2)yện hồi trước nó ở tù bên trại Chí Hòa. Nó nói:

– Lúc trước em ở bên Chí Hòa, em không khai bị tụi bên Chí Hòa nó còng tay treo lên cửa sổ. Đến khi cán bộ bên này qua làm việc nó mới thả xuống.

– Ủa, sao bọn bên Chí Hòa ngu quá vậy. Tự dưng vụ án của người khác làm, mắc mớ chi nhảy vô dùng nhục hình, có chuyện gì xảy ra thì mấy thằng Chí Hòa lãnh đủ. – Tôi nói.

View original post 957 more words

Categories
Uncategorized

Chương trình Người Cày Có Ruộng tại miền Nam


OVV

nguoicaycoruong Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.

Lời Bình
Trong khi miền Bắc phóng tay phát động cải cách ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.
Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.

View original post 2,953 more words

Categories
Uncategorized

BẢN HIẾN PHÁP 1967 CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ


CHÍNH NGHĨA DÂN TỘC

Xin trân trọng giới thiệu

Toàn bộ nội dung đầy đủ và văn minh nhân bản, dù đã tròn 48 năm nhưng vẫn có thể áp dụng cho một Chính Phủ Lâm Thời VN ngay sau khi cộng sản cáo chung
Của Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng Hòa

QUỐC HỘI LẬP HIẾN  Chung quyết trong phiên họp ngày 18 tháng 3 năm 1967.
bandohanhchinhvnch

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước;
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân…

View original post 7,922 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 30


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 21/02/2016

DTLN1Cô ta nói:

– Không biết chị nghĩ thế nào, chớ tôi đọc thư đó tôi xúc động lắm. Nhất là bài thơ đó.

– Bài thơ này không phải thơ của mẹ tôi, đó là thơ Thanh Nguyên, trong sách giáo khoa phổ thông có dạy học sinh rồi, đứa học sinh nào chẳng biết. Chắc tại cô không có đi học nên không biết. – Tôi nói.

Tôi nhìn thấy rõ ràng cô ta hiểu tôi đang chửi cô ta thất học, dốt nát. Mặt cô ta sa sầm xuống, nhưng vẫn cố nén nói nhỏ nhẹ:

– Tôi chưa biết. Có lẽ hôm đó tôi nghỉ học.

– À, chắc là vậy. – Tôi nói, trong bụng nghĩ: “Mẹ nó! Con này dốt thiệt. Tao mới nắn gân mày có chút xíu mà mày lòi cái đuôi dốt ra ngay lập tức. Bài thơ này đúng là thơ Thanh Nguyên, nhưng làm gì có trong sách giáo khoa phổ thông. Thơ này tao đọc trong sách khác, phang đại để thử mày thôi. Hóa ra mày không biết cả cái chương trình môn Văn phổ thông trung học.”

– Thiệt chị không có ý kiến gì sao? – Cô ta vẫn cố vớt vát.

Tôi nhìn thẳng vào mặt cô ta, gằn giọng:

– Đừng có nhắc đến cái thư này trước mặt tôi nữa nếu không muốn tôi ném ra cửa hay xé nát nó đi. Cái thứ này phải gọi là rác rưởi. Thật là bẩn thỉu và đê tiện.

Cô ta hỏi tôi:

– Thư chị không chịu nói là giả. Vậy ý chị là gì?

– Tôi phải gặp người thật việc thật trực tiếp tôi mới biết được có phải là giả hay không. – Tôi nói.

– Vậy ý chị là phải gặp mẹ chị để hỏi? – Cô ta hỏi.

– Đúng vậy! – Tôi trả lời. – Ngoài ra đừng nói gì thêm với tôi nữa, tôi không nghe đâu.

Cô ta thấy không có khả năng tấn công nổi tôi chuyện đời tư thì quay ra lấy tờ biên bản hỏi cung bị can (mẫu in sẵn) ra cắm cúi viết vào. Cô ta viết xong đọc cho tôi nghe một câu hỏi dài sòng sọc, đại ý tôi đã viết những bài gì, đăng ở đâu, sử dụng máy tính nào, máy này nay ở đâu, v.v… và v.v…

Tôi nói:

– Cô ghi vào, chiếu theo pháp luật Việt Nam hiện hành tôi không phạm tội, tôi viết cái gì là quyền của tôi, bài đăng trên mạng Internet có ghi rõ họ tên tôi đó, thích thì tự kiếm mà đọc. Tôi dùng máy tính của ai, ở đâu là quyền của tôi, tôi không có nghĩa vụ trả lời. Hết chuyện. Xong đưa đây tôi ký cho để về có cái mà báo cáo.

Cô ta lại cắm cúi ghi tiếp vào tờ biên bản theo lời tôi vừa nói. Xong đưa tôi ký tên. Cô ta thu dọn, xếp cái bìa hồ sơ lại, vừa xếp vừa nói:

– Tôi còn trẻ nên có lẽ chị không thích nói chuyện với tôi. Chắc chị thích người già hơn phải không?

– Già trẻ gì cũng vậy thôi. Tôi chẳng có việc gì để nói với cơ quan điều tra các người. Có giở thủ đoạn gì cũng vô ích, không ăn nhằm gì với tôi đâu. – Tôi nói.

Cô ta gọi cán bộ trại dẫn tôi vào phòng giam, từ đó về sau tôi không gặp lại cô ta lần nào nữa.

Ở trong phòng giam, ngày nào tôi cũng đọc kinh sáng tối và cầu nguyện. Mỗi buổi tối đọc một chuỗi kinh Mân Côi. Chỗ này phải nói cho rõ là khi tôi ở trong buồng giam được ba ngày thì con Dung chuyển phòng khác, còn lại có hai đứa là tôi và con Lan.

Sau khi con Dung đi rồi, tôi và con Lan giăng mùng nằm cạnh nhau. Nó nằm bên trong, tôi nằm bên ngoài. Chẳng phải nó tử tế gì nhường cho tôi cái chỗ ở ngoài, mà chỗ nằm ngoài của tôi chỉ vừa trải đúng một chiếc chiếu bề ngang khoảng chín tấc, chỗ bên trong nó trải cái chiếu bề ngang một mét mà còn dư thêm khoảng hai gang tay chiều ngang, nó để thức ăn, đồ dùng bít hết không còn chỗ nào trống, mấy cái ca nước uống của tôi phải để dưới cái rãnh thấp cạnh chỗ tôi nằm. Tôi cũng thây kệ nó, mình có nhiều việc phải suy nghĩ, tính toán mà chiến đấu với bọn công an, hơi sức đâu đi tranh giành chỗ nằm trong tù.

Năm ngày đầu, con Lan xúi tôi mua đủ thứ đồ dùng lẫn đồ ăn thức uống. Tôi nói:

– Đồ dùng thì mua chớ đồ ăn không mua, đang tuyệt thực mà mua đồ ăn cái gì.

Con Lan nói:

– Mình ăn đồ của mình chớ có ăn đồ của trại đâu. Ngày trước em ở chung với chị kia, chỉ cũng tuyệt thực, chỉ ăn đồ của nhà chỉ gởi vô.

– Ai sao kệ họ, không ăn là không ăn. – Tôi nói.

Cán bộ trại vô nói tới ngày đăng ký mua đồ căn tin rồi, một tháng mua được hai lần vào đầu tháng và giữa tháng, hỏi tôi muốn mua cái gì. Tôi mua dầu gội đầu, kem đánh răng, xà bông tắm, xà bông giặt, khăn tắm, hai cái ca nhựa loại hai lít nước, một cái thau giặt đồ khoảng mười lít nước, một cái chiếu, một cái mền. Khi đưa đồ vô tính tiền tất cả gần năm trăm ngàn đồng. Lúc tôi bị bắt tiền mặt trong túi xách có khoảng một triệu rưỡi thôi, nên tôi không muốn mua sắm phung phí, không biết đến chừng nào gia đình tôi ở quê mới biết mà đi lên. Cho nên phải giữ tiền lại khi nào cần mua đồ dùng mới mua, nếu không có xà bông tắm gội, giặt giũ biết xin ai.

Tạ Phong Tần

(còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 21/02/2016

DTLN1Cô ta nói:

– Không biết chị nghĩ thế nào, chớ tôi đọc thư đó tôi xúc động lắm. Nhất là bài thơ đó.

– Bài thơ này không phải thơ của mẹ tôi, đó là thơ Thanh Nguyên, trong sách giáo khoa phổ thông có dạy học sinh rồi, đứa học sinh nào chẳng biết. Chắc tại cô không có đi học nên không biết. – Tôi nói.

Tôi nhìn thấy rõ ràng cô ta hiểu tôi đang chửi cô ta thất học, dốt nát. Mặt cô ta sa sầm xuống, nhưng vẫn cố nén nói nhỏ nhẹ:

– Tôi chưa biết. Có lẽ hôm đó tôi nghỉ học.

View original post 922 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 29


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 17/2/2016

Tan3-17022016Cô Thắm này lịch sự, nhỏ nhẹ mời tôi ngồi xuống ghế, nói giọng miền Nam hỏi thăm sức khỏe tôi vài câu. Cô ta nói:

– Lần đầu tiên tôi gặp chị, tôi cũng có biết trước đây chị đã từng công tác ở cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Bạc Liêu. Chị cứ coi tôi như em út trong nhà, nói chuyện thoải mái đi.

– Cũng còn tùy cô nói với tôi chuyện gì. Còn coi cô như em út thì xin lỗi, tôi không coi như vậy được, ranh giới rõ ràng. Cơ quan điều tra các người chà đạp pháp luật, tôi không phạm tội nhưng bắt giam tôi, tôi không chị em gì với ai ở đây hết. – Tôi trả lời.

Cô ta nói tiếp:

– Tên của chị cũng lạ lắm, tôi chưa thấy ai có tên như vậy. Phong là gì? Là gió à? Còn Tần nghĩa là như thế nào vậy?

Tôi nói:

– Phải, tên tôi là “độc cô cầu bại,” lên Google mà coi, không trùng với bất cứ người nào. Cả thế giới người Việt chỉ có duy nhất một mình tôi tên này thôi. Cô có học chữ Hán không? (Đáp: Không) Chưa học hả? Vậy thì đừng có giải thích bừa. Chữ Hán đồng âm nhưng cách viết khác nhau và khác nghĩa rất nhiều, riêng cái chữ “phong” đó có đến bảy nghĩa khác nhau rồi. Cô muốn biết thì tự đi mà tìm hiểu, tôi không có nghĩa vụ dạy dỗ cho cơ quan điều tra.

– Chị không muốn giải thích thì thôi. Nhìn chị thế này chắc đã từng có người yêu? Chị có người yêu chưa? – Thắm hỏi tiếp.

Chà, bài này bọn nó học cùng một thầy với nhau, y chang câu ông Trần Văn Cống vừa nói. Không xong rồi con ơi, già như Trần Văn Cống còn phải “bó tay chấm com” với tao, cỡ ranh con như mày thì làm được cái gì. Đừng nghĩ rằng chúng nó hỏi thăm như vậy là nó quan tâm, quý mến hay thương yêu mình, hổng có đâu. Khi chúng nó không có “cửa” nào để tấn công thì nó làm bộ ngọt ngào tìm hiểu đời tư của mình, coi có chuyện gì nó có thể đưa lên báo của chúng nó để bôi bẩn mình hay không, hoặc nó muốn biết mình nghĩ gì, muốn gì, sợ gì để chúng nó đặt điều kiện với mình. Chúng nó sẵn sàng đáp ứng những điều kiện do mình đưa ra, hoặc chúng đe dọa sẽ tước đoạt điều kiện ấy nhằm bắt buộc mình phải đầu hàng chúng.

– Chuyện bí mật đời tư của tôi, tôi không muốn nói ở đây. – Tôi trả lời.

– Có người yêu hay yêu ai là chuyện bình thường mà. Tôi cũng có gia đình, hai đứa con rồi. Vừa đi làm vừa chăm sóc con cũng mệt lắm. Tôi tò mò muốn biết vậy thôi chớ không có ý gì khác đâu. – Võ Thị Thắm nói.

– Vậy à! Chuyện cá nhân người khác đừng nên tò mò là tốt nhất. Lúc nào người ta thích nói người ta nói hãy nghe, không thì thôi, đừng nên hỏi người ta bảo là nhiều chuyện đó. – Tôi nói.

Cô ta lấy ra một tờ giấy đưa cho tôi:

– Mẹ chị có thư gởi cho chị nè.

Tôi cầm lấy tờ giấy, nhìn kỹ thấy đây là bản viết tay rồi photocopy chớ không phải bản gốc. Nét chữ trong thư thấy giống chữ của mẹ tôi, đề ngày 15 tháng 9 năm 2011, tức là sau khi tôi bị bắt mười ngày. Tôi bị giam vào đây đến hôm nay là ngày thứ mười lăm, tức là cái thư này đến tay tôi sau khi viết đến năm ngày. Tôi coi qua nội dung thư thì thấy có mấy ý chính là: Bảo tôi phải thành khẩn hối lỗi, ca ngợi tấm gương “bác Hồ” và nên “học tập” “tấm gương” đó để sớm trở về đoàn tụ gia đình, thằng cháu tôi ở nhà rất nhớ tôi (chữ trong ngoặc kép là nguyên văn chữ ghi trong thư), thư còn nhắc đến công của một thằng nào đó mà ghi là “bác Tuấn” “đã giúp đỡ gia đình mình rất nhiều,” cuối cùng là hai khổ thơ trong bài thơ “Ngày xưa có Mẹ” của tác giả Thanh Nguyên. Tôi đọc xong máu sôi lên tận óc o, đặt tờ giấy lên bàn, không nói câu gì.

Võ Thị Thắm ngồi chờ một lúc chẳng thấy tôi nói gì thì lên tiếng hỏi:

– Chị đọc thơ xong rồi hả?

– Tôi đọc rồi. – Tôi nói.

– Chị có ý kiến gì không?- Cô ta hỏi.

– Theo cô thì tôi nên có ý kiến gì? – Tôi hỏi lại.

Cô ta trố mắt nhìn tôi, ý không hiểu tại sao tôi lại hỏi một câu như vậy. Cô ta nói:

– Thì trong thư mẹ chị viết như vậy, chị nghĩ như thế nào?

Tôi nói gằn từng tiếng:

– Nè, tôi bảo cho cô biết, nãy giờ tôi chưa nói gì là tôi còn có chút cảm tình với cô vì cô cũng lịch sự, lễ phép với tôi. Thằng nào khác là tôi đập vô mặt nó rồi. Cái thứ này mà bảo là thư của mẹ tôi à? Thế bản chính đâu? Mấy thằng chó an ninh nó đưa cho cô hả? Chắc cô không biết chúng nó đã từng xông vào nhà tôi đang ở cướp hàng đống thư từ của mẹ tôi gởi cho tôi lúc tôi ở quận 3, giả mạo chữ viết quá dễ dàng rồi đem photo lại nhập nhèm, làm sao tôi biết được đây không phải là đồ giả? Cho dù có là thật đi nữa thì thằng nào đã đến nhà tôi? Chúng nó lừa gạt, dụ dỗ, đe dọa, khủng bố mẹ tôi như thế nào để mẹ tôi phải viết bức thư này? Đừng hòng lừa được tôi. Thủ đoạn này cũ xì rồi, kiếm bài khác đi.

Tạ Phong Tần

Source: ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 29

Trở về > Tạ Phong Tần ( Đứng Thẳng Làm Người – 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

HOME

Categories
Uncategorized

Ảnh vệ tinh mới nhất : Tên lửa Trung Quốc tại Hoàng Sa


Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 28


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 14/2/2016

PhuongSBTN22Ông ta lại đổi sang chiêu khác, hỏi thăm chuyện gia đình, tình cảm cá nhân của tôi:

-Mẹ chị và các em chị sống thế nào? Có thường về quê thăm gia đình không? Dù sao thì đó cũng là quê hương của mình, có nhiều kỷ niệm tuổi thơ. Chắc là chị có nhiều kỷ niệm tuổi thơ lắm.

Tôi trả lời:

-Lý lịch tôi anh biết rồi, chắc đã về đến tận nơi săm soi kỹ lắm rồi, anh còn hỏi gì nữa. Mấy thằng an ninh đồng nghiệp anh nó không nói cho anh biết à? Về nhà làm gì, về quê làm gì. Nước sắp mất đến nơi rồi, quê với nhà còn nghĩa lý gì nữa.

-Tôi không về quê chị, việc ấy có người khác làm rồi, tôi chỉ có nhiệm vụ làm việc với chị, gặp chị ở đây thôi. Chuyện nhà chị như thế nào người ta cũng không nói với tôi, nên tôi mới hỏi chị. – Ông Cống nói.

-Vậy anh về hỏi lại đồng nghiệp của anh đi, hỏi tôi làm gì cho phí lời, hỏi chúng nó thì chúng nó sẽ cho anh câu trả lời chi tiết hơn tôi. – Tôi trả lời.

-Chị có người yêu chưa? Tôi nhìn thấy chị cũng cao ráo trắng trẻo, vóc dáng đẹp, mặt mũi có nét lắm, trình độ không thua kém ai, không biết người yêu chị như thế nào. Chẳng lẽ tuổi chị cỡ này mà từ trước đến giờ chị không yêu ai? – Ông Cống nói.

-Dĩ nhiên là tôi có, nhưng tôi không thích nói. Tôi không có nghĩa vụ trình bày chuyện đời tư cá nhân của tôi với cơ quan điều tra. – Tôi trả lời.

-Sao chị lại cứ quan trọng vấn đề lên làm gì. Đây là tôi tò mò hỏi với tư cách cá nhân. Chị cứ coi tôi như là đồng nghiệp của chị, anh em tâm sự với nhau thôi. – Ông Cống nói.

-Anh dùng từ “đồng nghiệp” là không chính xác, phải dùng từ “cựu đồng nghiệp” mới đúng. Tôi đã từng tiếp xúc với anh vài lần trước khi tôi bị bắt, và tôi đánh giá anh cũng thuộc loại có học, biết cách làm việc. Rất tiếc, anh và tôi bây giờ là hai thế giới đối nghịch nhau, là hai chiến tuyến khác nhau, không đi chung một đường nữa rồi. Ở đây tôi là tù, và tôi không có nhu cầu “tâm sự” với điều tra viên. Nếu tôi muốn “tâm sự” thì tôi sẽ tìm đúng người, đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc để “tâm sự.”

Thấy tôi không hứng thú “tâm sự,” nói ra câu nào cũng bị tôi gạt phăng đi câu đó, ông Cống kêu cán bộ trại dẫn tôi trở về phòng giam.

Tôi đi trước, ông ta đi sau cách khoảng hai mét. Vừa đi ông ta vừa nói nịnh:

-Chị đi từ từ thôi khéo ngã. Hôm nay tôi mới biết người đẹp gót chân trắng nõn đỏ hồng kìa.

Tôi chỉ nhếch miệng cười, im lặng không trả lời ông ta, trong bụng nghĩ “Cái bọn Cộng Sản xảo trá giờ này muốn lấy lại tình cảm với tao là bị muộn rồi. Nước đã đổ đi làm sao hốt lại được, chỉ còn sống chết mà thôi”.

Bẵng đi mấy ngày, tôi nằm trong phòng giam, không thấy ai nói gì tới tôi. Tôi cũng vẫn tiếp tục nhịn cơm, mỗi buổi chiều cán bộ trại lại đưa biên bản “không nhận cơm” vô cho tôi ký. Những hôm bắt đầu nhịn quả là khó chịu thiệt, bao tử, ruột cứ sôi lên ùng ục từng lúc. Thỉnh thoảng, lại ợ lên mùi chua lè. Tôi biết bình thường mình ăn uống đúng giờ, cứ đến giờ ăn là bao tử sẽ tiết dịch tiêu hóa, đó là phản xạ có điều kiện đã học từ năm lớp 7 phổ thông. Trong dịch tiêu hóa có nhiều acid nên mới có mùi chua. Nếu mình không ăn, dịch này sẽ bào mòn bao tử mình, sẽ gây ra lủng bao tử. Vì vậy, tôi cố gắng uống thiệt nhiều nước, không khát cũng cố gắng uống nhiều để nước pha loãng dịch tiêu hóa ra, mà nước đầy bao tử cũng làm cho mình có cảm giác no, không thấy đói nữa. Hôm nào dịch tiêu hóa ợ lên nhiều quá, tôi uống nhiều nước vào rồi thọc ngón tay vô cổ họng cho ói hết nước ra. Xong súc miệng lại sạch sẽ, uống thêm nước mới vô đầy bao tử. Cứ như vậy, chín ngày trôi qua nhanh chóng, sang đến ngày thứ mười bao tử đã không còn phản xạ co bóp nữa, không tiết dịch tiêu hóa nữa, có nghĩa là tôi cũng mất luôn cảm giác đói bụng, không ăn cũng thấy bình thường, vẫn có thể nằm hát được rất to. Có điều tôi hạn chế vận động ở mức tối đa, nếu không phải là việc cần thiết tôi không bao giờ động đậy tay chân làm gì hết. Tôi nghĩ, “Hóa ra tuyệt thực cũng đâu đến nỗi khó khăn lắm. Nếu có chết thì cũng chết từ từ do suy kiệt chớ không hề gây ra đau đớn gì.”

Ngày nào cũng vậy, cán bộ trại đều vào đưa tôi ra ngoài cho Trương Văn Hồng đo huyết áp và cân nặng. Trong tuần lễ đầu, tôi sụt ký rất nhanh, coi như bình quân mỗi ngày sụt mất nửa ký lô, nhưng qua tuần sau thì dường như cơ thể đã kịp thích nghi với việc không ăn nên số ký bị sụt cũng giảm nhẹ. Không hề hấn gì, so với chiều cao của tôi thì số ký lô đó vẫn còn dư.

Sáng ngày thứ mười lăm, cán bộ trại đưa tôi ra phòng làm việc. Tôi tưởng là ông Cống hôm nay có chuyện gì muốn nói với tôi, nhìn lại thì không phải ông Cống mà là một cán bộ nữ còn trẻ, đeo hàm Trung úy hay Thượng úy gì đó và bảng tên Võ Thị Thắm. Sở dĩ tôi không nhớ rõ chính xác cấp bậc của Võ Thị Thắm vì cô này gặp tôi lần này là lần thứ hai. Lần đầu tôi chỉ thấy loáng thoáng cô ta khi làm thủ tục nhập trại lúc tôi mới bị bắt vô. Và lần gặp này cũng là lần gặp cuối cùng, từ đó trở đi tôi không trông thấy cô ta nữa.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 14/2/2016

PhuongSBTN22Ông ta lại đổi sang chiêu khác, hỏi thăm chuyện gia đình, tình cảm cá nhân của tôi:

-Mẹ chị và các em chị sống thế nào? Có thường về quê thăm gia đình không? Dù sao thì đó cũng là quê hương của mình, có nhiều kỷ niệm tuổi thơ. Chắc là chị có nhiều kỷ niệm tuổi thơ lắm.

Tôi trả lời:

-Lý lịch tôi anh biết rồi, chắc đã về đến tận nơi săm soi kỹ lắm rồi, anh còn hỏi gì nữa. Mấy thằng an ninh đồng nghiệp anh nó không nói cho anh biết à? Về nhà làm gì, về quê làm gì. Nước sắp mất đến nơi rồi, quê với nhà còn nghĩa lý gì nữa.

View original post 991 more words

Categories
Uncategorized

Tía tô và bài thuốc ‘cứu người khỏi tử thần’ mà ai cũng nên biết


Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc ‘trứ danh’ trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện.

Source: Tía tô và bài thuốc ‘cứu người khỏi tử thần’ mà ai cũng nên biết

Categories
Uncategorized

SÁT CỘNG NÔ HỊCH


NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

TuongTHD-SG

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 13/2/2016

Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016

SÁT CỘNG NÔ HỊCH

  1. Thường nghe: Con Hồng cháu Lạc, một cõi nước Nam.
  2. Dòng Lạc Hầu văn hiến làm đầu, giống Lạc Tướng an bang cơ nghiệp.
  3. Trên trước Nhân Tông, Hưng Ðạo, quân minh thần lương, đan tâm quân thần vi phụ tử. Kẻ dưới Ngũ Lão, Quốc Toản, thiếu niên xuất anh hùng, ái quốc vị nhân dân;

View original post 1,093 more words

Categories
Uncategorized

6998. Bán nước?


BA SÀM

Nguyễn Văn Tuấn

12-2-2016

H1 Cựu hoàng Bảo Đại (phải) và Hồ Chí Minh (giữa). Ảnh chụp tháng 8/1945. Nguồn: Henri Estirac

Thỉnh thoảng tôi chú ý có vài người vào blog tôi viết comment một cách giận dữ. Một trong những comment đó là “bọn nguỵ bán nước”, hàm ý cáo buộc chế độ VNCH ngày xưa là bán nước. Lại có comment kiểu như “bọn Nam kì các anh toàn là một lũ bán nước chạy qua tận Mĩ tìm bơ thừa sữa cặn …” Tôi có cảm giác đây là một luận điệu khá phổ biến ở những người cuồng tín. Nhưng tôi muốn tìm hiểu cái luận điệu này nó xuất phát từ đâu.

Rất có thể cái điệp khúc “bán nước” này đã được gieo vào đầu óc của những người ngoài Bắc từ rất lâu. Nó có thể khởi đầu từ những bài báo và…

View original post 2,503 more words

Categories
Uncategorized

Chữ biểu ý Lạc Việt niên đại hơn 4000 năm !


KHẢO CỨU VỀ VĂN HIẾN LẠC VIỆT 5000 NĂM

Nguồn: http://fanzung.com/?p=483

Mạng Trung Quốc vừa đưa tin ngày 26/12/2011:
news.cntv.cn

Đại ý :
Tại huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt.

Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ (cách nay khoảng 3000 năm, xem [vi.wikipedia.org]) !

TRÍCH DỊCH MỘT SỐ THÔNG TIN
(Bản dịch của Lí Nhĩ Chân trên viethoc.org/phorum )

Xem trang gốc,
Xem thêm …
一千多个古骆越表意字符广西出土
Phát hiện hơn một nghìn tự phì biểu ý của người Lạc Việt cổ ở Quảng Tây

http://images.china.cn/news/attachement/jpg/site3/20111225/8869672398982332216.jpg

View original post 1,493 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 27


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 10/2/2016

12647749_1065825450146300_1695514471_nTôi giơ ngón tay phải ra: “Có thương tích ở tay phải nè, và ở chân trái nữa.” Nhìn đồng hồ, lúc này đã trễ hơn 1 giờ rồi, tôi nói tiếp: “Bây giờ trễ quá rồi, tôi không đi thi nữa. Tôi đến bệnh viện khám lấy giấy chứng thương, để lâu mất dấu vết hết. Anh này phải bồi thường cho tôi (chỉ thằng áo sọc đang ngồi) vì thương tích ở chân trái là do anh này gây ra.” Nó giãy nảy: “Tôi phải lấy xe ra, tại sao lại giữ xe của tôi, giữ bao lâu?” Tôi nói: “Giữ một tháng. Tôi đề nghị anh Tân giữ xe lại hết.” Tưởng tôi nói thiệt, ông Tân vội nói: “Làm gì giữ đến 1 tháng lận, tôi cho chị cái giấy hẹn, thứ 6 đến gặp tôi giải quyết, chị lấy giấy này qua bệnh viện Sài Gòn khám thương tích đi.”

Lúc hỏi đến giấy tờ thì thằng áo sọc ngoài cái giấy chứng minh nhân dân cũ đến mức nhìn chữ đọc hổng ra thì không có giấy tờ gì khác. Theo quy định, khi lưu thông bằng phương tiện gì thì phải mang theo người đầy đủ giấy phép lái xe và giấy đăng ký loại phương tiện đó.

Không cần có trình độ nghiệp vụ gì, suy nghĩ chút xíu cũng thấy rõ ràng bọn an ninh dựng lên để cản trở tôi đi thi. Tôi biết chúng đã từng làm như vậy với nhiều người khác rồi. Không ai dại gì đi ăn vạ khi lỗi do mình gây ra, càng gọi công an tới xử lý thì càng bị thiệt hại. Không ai tự dưng không bị thương tích gì nhưng lại lăn kềnh ra nằm giữa đường kêu “gãy chân,” trừ phi người đó có “mưu đồ đen tối.” Người dân quanh đó đều khuyên: “Thôi không có gì to tát, tự thỏa thuận với nhau cho mau lẹ, kêu công an chi cho mất thời gian,” nhưng hai thằng này vẫn kiên quyết ăn vạ, đòi công an giải quyết, và hai thằng có thái độ rất thân mật. Khi người dân ngạc nhiên hỏi: “Ủa, hai người này quen thân nhau hả?” thì thằng áo sọc nói “Không” và lãng ra xa thằng áo trắng, nhưng vẫn kiên quyết bám chân tôi từng tấc đất. Cảnh sát giao thông cố ý làm ngay những công việc mà theo lẽ thường, không cần phải làm ngay. Hai chiếc xe của hai thằng này có đặc điểm giống y chang nhau mà cũng là đặc điểm chung của bọn an ninh chuyên làm “đuôi”: Không có kính chiếu hậu đúng quy định; Xe số đời mới đôn dên xoáy nòng gắn biển số đời cũ không có giá trị sử dụng, có thể hiểu đó là biển số giả; gắn biển số vào xe bằng cách khoan lỗ trực tiếp vào mặt trước biển số và gắn vào bằng 2 con ốc sắt to đùng, thấy gớm, giống y như cùng một lò sản xuất ra vậy; lái xe với tốc độ nhanh, trong khi đó tốc độ quy định trong nội thành, nội thị là không quá 30km/h; không mang theo người giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe; rất “khoái” làm việc với cảnh sát giao thông và không bao giờ sợ bị phạt vạ dù phương tiện mắc rất nhiều lỗi.

Hậu quả của “màn kịch” kể trên là tôi phải làm đơn xin bảo lưu điểm thi 2 môn còn lại, môn thi của ngày hôm nay thì đợi 6 tháng nữa… thi chung với khóa sau. Tôi không ngạc nhiên về điều này nhưng ngạc nhiên là đến giờ này tại sao mình vẫn chưa chết, nếu tôi chết rồi thì có phải là “nhiều loại công cụ” mừng rơn vì được “phẻ” cả tinh thần lẫn thể xác rồi không.

Càng nghĩ, càng thấy căm thù bọn Cộng Sản chúng nó. Sự hèn hạ, dùng thủ đoạn bẩn thỉu, trái pháp luật đối với phần lớn người dân Việt Nam đều làm cho họ phải run sợ, cúi đầu khuất phục. Có người sợ chính bản thân họ bị khổ vì bình thường họ đã quen sống sung sướng, cơm bưng nước rót, cà phê, thuốc lá, rượu bia, gái gú, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, mùa Đông có chăn êm nệm ấm, mùa Hè máy lạnh chạy ro ro, bước ra đường đã có xe hơi sang trọng… nên mới vào nhà tù đã không chịu nổi sự thiếu thốn, có vài ngày đã đầu hàng, mọp xuống lạy bọn công an Cộng Sản như con gián. Có người vì nặng gánh gia đình, nghe lời bọn công an dụ dỗ mà “nhận tội” theo ý chúng nó, tưởng rằng được về sớm thì yên ổn làm ăn. Thật ra loại người này rất đáng thương, đặt niềm tin nhầm “tướng cướp,” ra tù sớm cũng có thiệt, nhưng sống dưới sự quản chế của chúng chúng nó, làm gì phải có sự đồng ý của chúng nó, ra đường không dám gặp người quen, bạn bè cũ cảm thấy xấu hổ vì đã không giữ được phẩm chất, khí tiết làm người, chính mình nhổ nước miếng xuống đất rồi cũng chính mình liếm lên, thiên hạ trông vào còn ai coi mình là cái gì nữa, sống dật dờ như cái bóng như vầy chết còn sướng hơn.

Đối với tôi, chúng nó càng hành xử trái luật, càng dùng thủ đoạn xấu xa hiểm ác bao nhiêu thì sự căm hận trong lòng tôi càng lớn bấy nhiêu. Bọn chúng tưởng rằng như vậy sẽ đè bẹp tôi, nhưng chúng không hiểu rằng tôi ngang bướng, sự đê tiện của chúng giống như chế thêm dầu vào lửa, ngọn lửa căm thù sôi sục trong lòng tôi ngày càng bừng lên mãnh liệt, chỉ chờ có dịp gặp điều tra viên là phát tiết ra ngoài, mà ông Trần Văn Cống là người trực tiếp hứng chịu những cơn thịnh nộ của tôi.

Có lần, tôi ngồi bắt chân chữ ngũ trên ghế trước mặt ông ta, ông ta làm ra vẻ tình cảm, chiếu cố, nói:

– Chị làm việc với tôi chị muốn ngồi sao thì ngồi, chớ người khác làm việc với tôi mà ngồi gác chân lên như thế là không được.

– Sao vậy? – Tôi hỏi lại: – Có luật nào quy định cấm tôi gác chân lên chân tôi không? Nếu có anh đưa văn bản ra cho tôi xem, tôi chấp hành liền. Nếu không có thì đừng nói. Tôi gác lên chân tôi chớ tôi có gác lên chân anh đâu mà anh khiếu nại, phản đối.

Ông Cống làm thinh luôn. Coi như ông ta ra chiêu này đã bị tôi cho “đo ván” ngay lập tức.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 10/2/2016

12647749_1065825450146300_1695514471_nTôi giơ ngón tay phải ra: “Có thương tích ở tay phải nè, và ở chân trái nữa.” Nhìn đồng hồ, lúc này đã trễ hơn 1 giờ rồi, tôi nói tiếp: “Bây giờ trễ quá rồi, tôi không đi thi nữa. Tôi đến bệnh viện khám lấy giấy chứng thương, để lâu mất dấu vết hết. Anh này phải bồi thường cho tôi (chỉ thằng áo sọc đang ngồi) vì thương tích ở chân trái là do anh này gây ra.” Nó giãy nảy: “Tôi phải lấy xe ra, tại sao lại giữ xe của tôi, giữ bao lâu?” Tôi nói: “Giữ một tháng. Tôi đề nghị anh Tân giữ xe lại hết.” Tưởng tôi nói thiệt, ông Tân vội nói: “Làm gì giữ đến 1 tháng lận, tôi cho chị cái giấy hẹn, thứ 6 đến gặp tôi giải quyết…

View original post 1,023 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 26


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 07/2/2016

Dt4Thằng mặc áo trắng ép xe tôi qua làn đường ô tô, xe không hề hấn gì nhưng tự ngã ra và nằm lăn ra la toáng lên là bị gãy chân trong khi xe tôi không hề đụng vào anh ta. Thằng áo sọc cũng tự đụng vào tôi, xe và người không hề hấn gì nhưng cũng la toáng lên ầm ĩ là bị bể xe, định giật chìa khóa xe tôi, khi giật không được và bị người dân xung quanh bu vào xem đông quá thì vội vàng móc điện thoại ra gọi công an. Nhưng khi nó thấy tôi cũng lấy điện thoại ra gọi thì quát ra lệnh: “Chị không được gọi điện thoại. Chị gọi cho ai?”.

Tôi quát lại: “Tôi cũng gọi cho công an. Anh lấy quyền gì ngăn cản tôi?”. Anh ta hùng hổ xông vào tôi, nhưng có một một số anh em bảo vệ, nhân viên ngân hàng “kiến sự bất bình” đã ra tay can thiệp. Một anh cao lớn (ăn mặc có vẻ như cán bộ ngân hàng) lớn tiếng: “Anh gọi điện thoại là quyền của anh, chị kia gọi điện thoại là quyền của người ta, anh làm gì ngăn cản không cho gọi.” Quay sang tôi, anh này nói: “Chị cứ gọi cho người nhà đi, không ai dám làm gì đâu.”

Người dân ở đó ai cũng nói: “Cứ để xe y nguyên đó, đợi CSGT tới, chị vô trong đứng đi, đứng ngoài này coi chừng bị giật đồ.” Khi thằng áo sọc định dời xe thì bị hai người đàn ông quát: “Anh để y nguyên đó, không được dời đi,” nó hậm hực vô lề đường đứng. Còn thằng áo trắng la làng là gãy chân cũng tự vào trong lề đường ngồi lúc nào không biết nữa.

Đợi hơn 15 phút mới thấy có 2 cảnh sát áo xanh tới “bảo vệ hiện trường.” Thấy cảnh sát tới, thằng áo sọc dìu thằng áo trắng đi cà nhắc (thấy kiểu đi là biết giả bộ rồi) lên xe taxi, nói là “cấp cứu,” không kịp để cho hai cảnh sát nhìn mặt và hỏi giấy tờ.

Tôi trình bày với 2 công an đúng 5 giờ chiều (tức 17 giờ) tôi phải có mặt ở phòng thi, bây giờ các anh cứ giữ xe, giữ giấy tờ của tôi, tôi đi thi xong quay trở lại. Hai anh này còn đang ậm ừ thì thằng áo sọc (luôn theo rình từng bước chân của tôi) vội la lớn lên: “Chị đụng người ta gãy chân, đụng tôi bị thương, bể xe hết mà tính đi đâu, phải ở lại đây cho công an giải quyết.” Thái độ nó như sẵn sàng xông vào “xé xác,” “ăn thịt” tôi. Chúng nó cùng nhau dựng một màn kịch vụng về nhằm kéo dài thời gian không để tôi đi thi. Diễn viên tiếp theo là Thái Đăng Tân (trung tá) Đội Cảnh Sát Giao Thông quận 1 (số 21 Trịnh Văn Cấn). Tôi đã nói thẳng vào mặt Thái Đăng Tân để ông ta báo cáo lại cho mấy thằng khốn an ninh nghe:

– Tôi nói cho anh biết, tôi từng làm công an, mấy vụ này tôi làm nhiều rồi, không cần thiết phải ghi lời khai hay tự khai gì ngay bây giờ hết. Anh lập biên bản sự việc, khám xe đi, lời khai thì tôi thi xong trở lại ghi sau. Anh muốn gây khó khăn, cản trở tôi đi thi thì cứ nói thẳng, đừng làm bộ nữa!.

Ông Tân cười ngượng nghịu trả lời:

– Tôi làm khó chị làm chi, ích lợi gì cho tôi. Hồi trước chị làm công an ở đâu, bộ phận nào?.

– Tôi công tác ở Anh Ninh Điều Tra Bạc Liêu.

Ông Tân kêu“Ồ” lên ngạc nhiên:

– An Ninh Điều Tra à? Ở đó nghề giỏi lắm đó.

Tôi trả lời:

– Cũng bình thường như người khác thôi!

Thấy ông trung tá có vẻ “xìu” khi nói chuyện với tôi, thằng áo sọc chõ mồm vào ý chỉ đạo, giục ông ta làm theo ý nó.

Mỗi lần như vậy, tôi lại quay sang nhìn thẳng vào mặt nó nghiêm giọng:

– Tôi đang làm việc với anh này, tôi không nói chuyện với anh. Đây là cơ quan công an, không phải chỗ để anh muốn nói gì thì nói.

Thằng áo sọc lại cụp mắt xuống ngồi im.

Tên áo sọc cố tình dựng vụ đụng xe
Tên áo sọc cố tình dựng vụ đụng xe

Khi làm biên bản khám dấu vết xe, chính ông Tân xem xét kỹ từng dấu vết trên các xe rồi buộc miệng nói: “Trời ơi, thằng này (chỉ xe Future đen-đỏ) bộ nó xỉn dữ lắm sao mà chạy như vậy.” Ông lấy thước chỉ từng chỗ: “Chị coi nè, sơn đen trên xe này (Future đen-đỏ) nó dính hết qua xe chị rồi.” Xem đến xe tôi, ông Tân kêu lên: “Trời, nó đụng xe chị mạnh dữ vậy đó hả, coi nè. Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao là bị đụng mạnh thế này mà chị không bị làm sao cả”, Tôi muốn nói: “Trời thương anh ơi. Người tính không bằng Trời tính”, nhưng tôi nghĩ có nói thế thì ông Tân cũng không hiểu nên nói: “Tôi luôn đi đúng luật và đúng tốc độ quy định”. Người CSGT trẻ đang ngồi viết biên bản khám xe cũng thêm vào: “Ừ, lạ thiệt đó, đụng vậy mà chị hổng bị sao cả”.

Tôi biết những câu ông Tân và cán bộ cảnh sát giao thông kia nhận xét về việc đụng xe là rất thành thật. Ơn trên đã che chở cho tôi.

Còn cái xe Future đen xanh của thằng áo sọc thì ngoài dấu cao su từ gác chân trước xe tôi dính vào bửng xe bên phải của nó chút xíu thì không có dấu vết gì khác, xe còn nguyên vẹn, bản thân nó không có thương tích gì dù mồm nó luôn gào là “bị thương” (từ phía sau ủi tới người khác mà kêu mình bị thương mới lạ chứ).

Tạ Phong Tần

(còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 07/2/2016

Dt4Thằng mặc áo trắng ép xe tôi qua làn đường ô tô, xe không hề hấn gì nhưng tự ngã ra và nằm lăn ra la toáng lên là bị gãy chân trong khi xe tôi không hề đụng vào anh ta. Thằng áo sọc cũng tự đụng vào tôi, xe và người không hề hấn gì nhưng cũng la toáng lên ầm ĩ là bị bể xe, định giật chìa khóa xe tôi, khi giật không được và bị người dân xung quanh bu vào xem đông quá thì vội vàng móc điện thoại ra gọi công an. Nhưng khi nó thấy tôi cũng lấy điện thoại ra gọi thì quát ra lệnh: “Chị không được gọi điện thoại. Chị gọi cho ai?”.

View original post 918 more words

Categories
Uncategorized

Nguyễn Phú Trọng xác nhận dâng hiến Việt Nam cho Trung Quốc


Thiếu tá HỒ QUANG

“…thúc đy s phát trin n đnh ca quan h Trung-Vit v.v… Nguyn Phú Trng cho biết Vit Nam hy vng s tăng cưng trao đi cp cao, tăng cưng tin cy ln nhau v chính tr, tăng cưng hp tác trong các lĩnh vc khác nhau…”

View original post 2,220 more words

Categories
Uncategorized

DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 (Liên Thành)


Vinh Danh QLVNCH và Bảo Vệ CỜ VÀNG

DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968
Liên Thành
(trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 68 của Tác giả Liên Thành)

Ai ra lệnh Tàn Sát?

Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ai Thi Hành?

Thiếu Tướng Lê Khả Phiêu Chính Ủy Khu Ủy Trị Thiên.
Trung Tướng Trần Văn Quang Tư lệnh Quân khu Trị Thiên.
Đại Tá Lê Tư Minh, Tư lệnh mặt trận Huế

Đại lực lượng an ninh của cộng quân thi hành cuộc tắm máu đồng bào vô tội Huế gồm:

1- An Ninh Khu Ủy Trị Thiên do Tống Hoàng Nguyên chỉ huy.
2- Lực lượng Công An của Ty Công An Thừa Thiên-Huế do Đại Tá VC Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh chỉ huy.
3- Lực lượng An ninh và Bảo vệ Khu Phố do Nguyễn Đắc…

View original post 4,569 more words

Categories
Uncategorized

Già Hóa Lú – Bs Vũ Quí Đài


Banmaihong's Blog

Con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt đẹp của dân ta. Tuy vậy chúng ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như:“Bà già tôi hồi này lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”, hay là: “Ông cụ già rồi đâm đốc chứng!”.

http://trithucsong.com/data/trithucsong_suckhoe/data/suc-khoe-alotin-vn-images-suc-khoe-gia-dinh/alotin.vn_1404198755_3f12d2487958bbfdd216a14468fdd89f.jpg

View original post 1,520 more words

Categories
Uncategorized

Một số hình ảnh tội ác do CSVN gây ra tại HUẾ năm 1968 – TẾT MẬU THÂN – Documentary Photos provided by LIFE (P3/4)


http://www.kinhtevimo.org/2016/02/mot-so-hinh-anh-toi-ac-do-csvn-gay-ra-tai-hue-nam-1968-tet-mau-than-documentary-photos-provided-by-life-p34/