Categories
Chuyện ngắn

Nhân quyền tại VN sẽ tốt hơn khi Mỹ rời TPP?


Categories
Chuyện ngắn

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu


Tuấn Khanh's Blog

Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ.  Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.

“Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”

Bài hát mơ về tự do đó, đã bị giam cầm hơn…

View original post 952 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 122


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 22/1/2017

dmconso2-2Buổi chiều, có một đứa khoảng hơn hai mươi tuổi tự xưng nó tên là Con Thỏ kêu tôi lại cho tôi một bộ quần áo bằng vải thun màu vàng có bông xanh. Nó nói là quần áo của nó bây giờ không mặc được vì nó mập ra, thấy tôi cứ mặc quần đùi, áo hai dây suốt ngày nên nó cho tôi. Tôi mặc thử thấy rất đẹp và vừa vặn. Bộ đồ đó đến giờ tôi vẫn còn giữ và đem qua Mỹ luôn, để làm kỷ niệm một tấm lòng tốt mà đến giờ thời gian quá lâu, tôi không còn nhớ mặt mũi Con Thỏ tròn méo ra sao nữa.

Xế chiều, tình cờ tôi phát hiện xung quanh chỗ nằm của mình toàn kiến lửa đỏ lòm. Coi kỹ lại, trời mẹ ơi, kiến lửa nó đục lỗ tường làm ổ đầy nhóc luôn, hơn mấy chục cái ổ kiến lửa ăn luồn trong vách tường. Vậy mà tối hôm qua ngủ không giăng mùng, cả đêm không bị con kiến nào cắn, quả là có ơn trên nữa rồi. Tường này nó xây ăn bớt xi măng, nên toàn cát, lâu ngày nước mưa thấm, lớp xi măng tô tường bị kiến đục ruỗng hết.

Tôi bèn lấy cục xà bông Lifebuoy đỏ đang xài mềm mềm bóp ra trét hết vô mấy lỗ tường có ổ kiến. Xà bông này có ưu điểm vô cùng lợi hại là khi thấm nước nó mềm, khi khô nó cứng như đá, trét một lớp dày vô tường, qua hôm sau xà bông khô cứng lại kiến không đục lủng lỗ chun ra được. Trét lòng vòng xung quanh chỗ nằm, ngay cửa phòng nữa, nếu không trét chỗ này tối nó bò ra thì chết, tối tôi đi tới đi lui từ cửa đến cuối phòng rồi quay lại để vừa tập thể dục vừa lần chuỗi đọc kinh, không trét đạp trúng ổ kiến lửa thì bà nội cũng đội chuối khô. Cuối cùng tốn hết một cục xà bông loại bự. May mà tôi vẫn còn ba cục xà bông Lifebuoy bự ở nhà gởi vô để dành xài.

Trời sụp tối, gió ngoài cửa sổ thổi luồn vô phòng giam chỗ nằm ù ù, lạnh ngắt, mà cửa sổ không có cánh cửa, chỉ có song sắt. Lại thêm cái may nữa là hồi sáng mới mượn được hai tờ báo Nhân Dân bự chà bá đem vô phòng đọc, tôi lấy cọng dây nilon cột ngang phía trên khung cửa sắt rồi treo tờ báo lên, vậy là kín cái cửa sổ, gió không thổi lọt vô chỗ ngủ được.

Sáng hôm sau, cán bộ trại giam báo tôi lên gặp Phó Giám thị trại. Tôi đi theo họ lòng vòng một lúc vô một căn phòng cũng khá cũ, có vẻ như đây là cái phòng họp thì phải. Người gặp tôi là một ông đứng tuổi, nói giọng Bắc, tự giới thiệu là Phó Giám thị Phạm Văn Tám. Tôi nhìn thấy ông ta đeo hàm Thượng tá và bảng tên đeo trên ngực đúng như lời ông ta nói. Thì ra ông này hôm qua ký cái phiếu chuyển đơn đưa cho tôi đây.

Ông Phạm Văn Tám sau khi chỉ cái ghế mời tôi ngồi xuống rồi nói:

– Hôm qua tôi có bảo văn thư chuyển cái đơn của chị cho Tòa án rồi.

– Cám ơn! Tôi có nhận được cái phiếu chuyển đơn do ông Phó Giám thị ký, cán bộ trại đưa cho tôi chiều hôm qua. – Tôi nói.

Ông Tám nói tiếp:

– Tôi có nhận được đơn khiếu nại của chị, nhưng tôi muốn nghe chính chị nhắc lại chị muốn khiếu nại điều gì.

Ông ta muốn thử trí nhớ của tôi hay sao vậy cà? Tôi bèn lặp lại bảy nội dung đã nêu trong đơn gởi ngày Thứ Hai. Tôi nói xong thì Phạm Văn Tám nói:

– Tôi trả lời lần lượt những khiếu nại của chị như sau: Thứ nhất, ở đây từ trước tới giờ vẫn phát thịt kho như vậy, chưa thấy ai nói gì. Thứ hai, ở đây có thứ cải đó đúng như chị nói, hơi khó ăn nhưng không có cải nào khác vì ở đây xa chợ. Thứ ba, nước nấu canh thì tôi hứa sẽ xem lại coi tại sao nó đen, bảo nhà bếp khắc phục. Thứ tư, nước uống thì ở đây không có nấu nước uống cho phạm nhân vì thiếu củi, ai cũng uống nước trong vòi chảy ra, nước đó của nhà máy có khử trùng. Từ hôm đến đây đến giờ chị uống nước đó có bị đau bụng gì không? Thứ năm, báo Nhân Dân thì tôi có nói với cán bộ quản giáo phát cho chị rồi, cán bộ có nói lại không? Thứ sáu, việc mở đài cho phạm nhân nghe chưa có tại vì ở đây là trại mới chưa làm được. Thứ 7, tại vì cái phòng giam chị trước kia là phòng tạm giam nên không gắn ti vi, chị chưa thành án nên không giam ở phòng giam thành án.

Tôi nghe Phạm Văn Tám nói mà sôi máu lên tới óc o, nhưng vẫn cố gắng giữ thái độ điềm tĩnh chờ ông ta nói hết câu, ông ta ăn nói dù “đểu” nhưng nhã nhặn, tự dưng tôi ngắt lời khi ông ta đang nói là bất lịch sự, hơn nữa ông ta đã giải quyết cái vụ chuyển đơn và báo Nhân Dân nhanh chóng rồi, nên tôi ghi nhận thiện chí này của ông ta.

Tôi hỏi:

– Ông phó giám thị đã nói hết chưa?

– Hết rồi. – Ông ta nói. – Chị muốn nói điều gì?

– Ông phó giám thị nghe cho rõ lời tôi nói đây: Tôi không chấp nhận cách giải thích của ông Phó Giám thị vì nó vi phạm nội quy trại giam do Bộ Công An ban hành, vi phạm pháp luật.

– Cụ thể như thế nào chị có thể dẫn chứng ra cho tôi biết được không? – Phạm Văn Tám hỏi.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 22/1/2017

dmconso2-2Buổi chiều, có một đứa khoảng hơn hai mươi tuổi tự xưng nó tên là Con Thỏ kêu tôi lại cho tôi một bộ quần áo bằng vải thun màu vàng có bông xanh. Nó nói là quần áo của nó bây giờ không mặc được vì nó mập ra, thấy tôi cứ mặc quần đùi, áo hai dây suốt ngày nên nó cho tôi. Tôi mặc thử thấy rất đẹp và vừa vặn. Bộ đồ đó đến giờ tôi vẫn còn giữ và đem qua Mỹ luôn, để làm kỷ niệm một tấm lòng tốt mà đến giờ thời gian quá lâu, tôi không còn nhớ mặt mũi Con Thỏ tròn méo ra sao nữa.

View original post 933 more words

Categories
Chuyện ngắn

MỪNG XUÂN ĐINH DẬU


hoamunich

GÀ TÂY GÀ TA

Gia đình nhà họ gà

dao-20162Xuân về, người Việt mừng Tết theo Âm lịch tính theo Thập Nhị Đại Can tức 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mẹo Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tính ra năm 2017 cầm tinh con gà là Đinh Dậu. Nên tôi sưu tầm gà viết tản mạn về gà. Năm Dậu tượng trưng cho người siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối cần cù giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.

Lịch sử các năm gà. Kỷ Dậu 1609 tờ báo Avis Relationorder Zeitung ở Đức được in lần đầu, Đinh Dậu 1837 Sumuel Morse phát minh điện tín đánh đi các văn bản theo ký hiệu. Quý Dậu 1813 Napoleon bị liên quân Phổ Đức đánh bại, năm Quý Dậu 1873 phát minh ra máy đánh chữ; kỷ Dậu…

View original post 4,504 more words

Categories
Chuyện ngắn

Cách Xóa Sạch Dữ Liệu Trên Điện Thoại Hoặc Tablet Trước Khi Bán


 

Mùa mua sắm cuối năm đã đến, sẽ có nhiều người muốn lên đời các thiết bị của mình như điện thoại hoặc máy tính bảng. Khi người dùng muốn bán thiết bị di động cũ đi, điều đầu tiên cần phải thực hiện là xóa sạch dữ liệu trong thiết bị, nhằm giảm nguy cơ dữ liệu cá nhân rơi vào tay kẻ xấu. Tuy nhiên, dù có thực hiện biện pháp phá hủy vật lý thì bộ nhớ của thiết bị vẫn có thể được phục hồi với các công cụ thích hợp.

Dưới đây là các hướng dẫn giúp xóa sạch dữ liệu cho thiết bị cũ trên ba hệ điều hành di động phổ biến Android, iOS và Windows Phone.

blank
Trước khi bắt đầu:

  • Sao lưu tất cả các dữ liệu trên thiết bị, bao gồm cả danh bạ.
  • Tháo thẻ SIM và bộ nhớ ngoài, chẳng hạn như thẻ microSD.
  • Đăng xuất khỏi các dịch vụ như email và mạng xã hội, sau đó xóa dữ liệu từ các ứng dụng nếu có thể.
  • Tiến hành một mã hóa riêng biệt và xóa dữ liệu trên thẻ nhớ microSD nếu ko có ý định sử dụng thẻ trên thiết bị mới.
  • Nhập số serial điện thoại hoặc máy tính bảng vào tập tin để lưu trữ.

Dành Cho Android:

blank
Cách đơn giản nhật để xóa triệt để dữ liệu trên thiết bị Android là tiến hành thiết lập lại (factory reset) thiết bị. Tuy nhiên, cách này chỉ xóa dữ liệu ở mức độ ứng dụng, các thông tin khác như SMS và các tin nhắn tán gẫu vẫn có thể được phục hồi với một số công cụ phục hồi dữ liệu chuẩn.

Để xóa sạch dữ liệu trên thiết bị Android, đầu tiên người dùng cần phải mã hóa thiết bị thông qua trình Settings (Thiết lập).

Người dùng sẽ không cần sử dụng bất kỳ công cụ đặc biệt nào, chỉ cần kiên nhẫn hơn so với việc nhấn vào tùy chọn khôi phục (restore) trong Thiết lập.

Một khi dữ liệu trên thiết bị đã được xóa sạch, cần lưu ý thu hồi quyền truy cập vào điện thoại từ các dịch vụ như Facebook và Google. Để loại bỏ các thiết bị khỏi tài khoản Google, chỉ cần đi đến security.google.com/settings/security/activity, click vào model đã bị xóa và nhấn Remove (gỡ bỏ) bên cạnh tùy chon Account Access (Truy cập vào tài khoản).

Dành Cho iOS:

blank
Để xóa dữ liệu trên các thiết bị Apple hỗ trợ iOS 5 trở lên người dùng phải mã hóa phần cứng khi tiến hành thiết lập mật khẩu màn hình (passcode). Nếu người dùng thực hiện xóa bằng phương pháp dưới đây, mã hóa khóa được ghi đè lên và gây cản trở cho bất kỳ ai muốn khôi phục lại dữ liệu.

Bước 1: Trước khi bắt đầu quá trình thiết lập lại, hãy chắc chắn đã tắt tất cả các thiết bị, bắt đầu với Find My iPhone bằng cách đi đến Settings > iCoud > Find My iPhone. Nhập mật khẩu của Apple ID khi được nhắc nhở.

Bước 2: Đăng xuất hoàn toàn khỏi iCloud. Đi đến Settings > icloud và tìm kiếm Sign Out (đăng xuất) ở dưới cùng của trang. Đối với các thiết bị hỗ trợ iOS 7 chọn Delete Account (Xóa Tài Khoản).

Nếu người dùng xóa tất cả các dữ liệu một cách thủ công mà không đăng xuất khỏi iCloud, thiết bị cũng sẽ tiến hành xóa các nội dung được lưu trữ trên iCloud.

Bước 3: Tắt và đăng xuất khỏi các dịch vụ khác bao gồm iMessage và Apple ID.

Đối với iMessage, vào Settings > Messages > chọn tắt tùy chọn iMessage. Với Apple ID, đi đến Settings > iTunes & App Store > gõ địa chỉ email của Apple ID và sau đó nhấn Sign Out.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể áp dụng phương thức trên để đăng xuất bất kỳ dịch vụ và ứng dụng liên quan khác như Facebook hay Twitter.

Bước 4: Bắt đầu quá trình xóa dữ liệu. Vào Settings > General > Reset > Erase All Content and Settings. Sau đó xác nhận lựa chọn.

Bước 5: Nếu người dùng đăng ký thiết bị với Apple bằng số serial, phải gỡ bỏ từ tính năng hỗ trợ hồ sơ cá nhân bằng cách đăng nhập với Apple ID tại supportprofile.apple.com.

Dành Cho Windows Phone:

blank
Hiện tại, Windows Phone chỉ cung cấp tính năng mã hóa cho khách hàng doanh nghiệp. Tùy chọn dễ dàng nhất cho việc xóa sạch dữ liệu trên thiết bị Windows Phone 8 là tiến hành thiết lập lại thiết bị và sau đó tải dữ liệu giả đề ghi đè lên dấu vết của dữ liệu gốc.

Bước 1: Mở Settings (Cài đặt hoặc Thiết lập) từ danh sách các ứng dụng chính. Tìm kiếm mục About và sau đó chọn Reset Your Phone (Thiết lập lại điện thoại của bạn).

Bước 2: Xác nhận hành động và chờ điện thoại xóa dữ liệu.

Bước 3: Kết nối điện thoại với máy tính và mở thư mục My Computer. Nếu người dùng kết nối thông qua Mac, cần phải tải ứng dụng Windows Phone về máy. Ứng dụng Find the phone, sẽ hiển thị như một thiết bị di động, sau đó mở ứng dụng lên.

Bước 4: Tải dữ liệu giả vào điện thoại bằng cách kéo và thả vào một thư mục khác. Không sử dụng các hình ảnh hay dữ liệu cá nhân trên máy tính, thay vì thử sử dụng các tập tin không chứa các siêu dữ liệu nhận diện có thể truy nguyên đến người dùng, chẳng hạn như video hoặc các tập tin nhạc. Cố gắng nhập vào điện thoại càng nhiều dữ liệu giả càng tốt.

Bước 5: Thiết lập lại điện thoại một lần nữa bằng cách sử dụng phương pháp tương tự trong bước 1. Tải lại các dữ liệu giả một lần nữa nhằm đảm bảo tất cả các dữ liệu ban đầu đã được ghi đè.

Bước 6: Tiến hành thiết lập lại lần cuối cùng.

Source: Cách Xóa Sạch Dữ Liệu Trên Điện Thoại Hoặc Tablet Trước Khi Bán

Categories
Chuyện ngắn

Cho một người phụ nữ, tháng Chạp


 

Cho một người phụ nữ, tháng Chạp

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Cuộc vây bắt được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.

Chị Nga bị bắt vào 24 Tết, tức chỉ còn vài ngày nữa là chị Nga và 2 đứa con nhỏ của chị là Phú và Tài sẽ cùng cùng nhau đón ông bà, cùng nhau đón một năm mới. Họ sẽ có cơ hội để ôn lại những ngày tháng cả gia đình nhỏ bé đó bị công an đập cửa sách nhiễu, an ninh mặt thường phục đeo khẩu trang hành hung, thậm chí bị 6 người vây đánh chị Nga bằng gậy sắt đến gãy chân vào năm 2014.

Phú và Tài, hai đứa bé đã cùng mẹ lớn lên, có đủ cơ hội để học biết về bạo lực của ngành công an Hà Nam, lẫn sự phi nhân của người cầm quyền đã không chỉ nhắm vào chị Nga, mẹ của chúng, mà còn cả với chúng – những đứa trẻ đến trường và bị buộc phải học và yêu thương những kẻ tàn độc với mẹ của chúng .

Chị Nga không phải là người phụ nữ duy nhất bị đối xử bất nhân và quy chụp theo điều 88. Nhà cầm quyền đã kéo lê điều 88, 258, 79… đi khắp nước như những cái máy chém vô hình để chụp xuống bất cứ ai mà họ cảm thấy là nhân vật gây khó trong công cuộc gieo rắc toàn trị. Từ sau 1975 đến nay, có rất nhiều người phụ nữ với tiếng nói và tinh thần tự do, ôn hòa của mình đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền. Từ Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu… và hôm nay là chị Thúy Nga, tức Trần Thị Nga. Đất nước có bao giờ như thế này đâu?

Trong video mà công an đưa ra vào ngày 21/1, gương mặt chị Nga như cố ghìm lại mọi cảm xúc để không ai lợi dụng được hình ảnh yếu lòng của chị. Lúc đó, nỗi đau lớn nhất của chị chắc chỉ là nghĩ đến 2 đứa nhỏ. Tết này chúng sẽ đón ông bà và năm mới mà không có mẹ. Thậm chí chúng sẽ phải tập sống với những ngày mà mẹ chúng bị giam cầm, chúng phải tự lớn lên và học biết chung quanh chỉ là dối trá.

Nhìn vào video, những ai không biết, có thể nghĩ rằng chị Nga là một người hết sức mạnh mẽ và lạnh lùng.

Năm trước, trong một dịp chị vào Sài Gòn, khi ghé thăm Phú và Tài, tôi hỏi là dạo này công an còn làm khó chị không. Trong tíc tắc, tôi thấy chị như rùng mình, trở lại yếu đuối như mọi người đàn bà trên thế gian này cần được sự chở che. Chị nói “chúng vẫn đánh Thầy à”. Và khi hỏi về lúc chị bị những tên bịt mặt vây đánh đến gãy chân, mà chị đã nhận mặt rằng đó là những tên an ninh vẫn đuổi theo chị, chị nói mà ngấn nước mắt “lúc đó, em chỉ nghĩ đến làm sao che được cho 2 đứa con. Chúng có đánh chết em cũng được nhưng em phải che cho Phú và Tài”. Trên đường về, tôi tự hỏi mình rằng, nếu như tôi có mặt ở đó, chứng kiến tội ác, tôi sẽ làm gì?

Lịch sử chưa thể ghi hết và kể hết. Nếu Việt Nam có một Svetlana Alexievich để viết về thân phận của những người phụ nữ đầy sợ hãi nhưng quyết đứng lên để nói sự thật và tranh đấu cho những oan khiên kẻ khác, thì chắc chắn nhân loại sẽ phải rơi nước mắt với nhiều chương u uất của nước Nam, không thua vì những người phụ nữ Nga trong Đệ nhị Thế chiến hay từ sự cố Chernobyl.

Từ vị trí một người công nhân đi lao động hợp tác bị lừa đảo, và khi trở về, nhận ra những bất công xã hội chung quanh mình, chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội. Thật dễ nhận ra, ở đâu cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.

Thế kỷ 21, có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho cả các bạn vậy. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.

 

Source : https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2017/01/22/cho-mot-nguoi-phu-nu-thang-chap/

Tuấn Khanh's Blog

16114204_1312962685426950_1869569928780858259_n

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Cuộc vây bắt được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta…

View original post 864 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 121


Bài đã đăng báo Người Việt ngày 18/1/2017

Tượng Đức Mẹ Con Sò, Long Beach, Nam California, USA.
Tượng Đức Mẹ Con Sò, Long Beach, Nam California, USA.

Tôi thấy trong phòng căn-tin có bán muỗng, đũa, tô bằng nhựa dẻo màu xanh, xà bông bột, xà bông cục, sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa chén cũng thuộc loại nhãn hiệu xài được, không phải loại rởm cũng không phải loại cao cấp. Nước mắm, nước tương là loại chưa bao giờ nhìn thấy nhãn hiệu này trên thị trường. Nước lọc đóng chai cũng vậy. Tôi hỏi bọn tù ở đây có phát nước uống cho tù nhân không, tụi nó nói không phát, toàn hứng nước trong vòi chảy ra uống, đứa nào nhà giàu thì thăm nuôi mua mấy thùng nước lọc gởi vô uống, nhà nó có tiền nhiều gởi căn-tin, hết nước thì chạy ra căn-tin lấy thùng khác. Lại hiểu thêm một chuyện nữa.

Ăn cơm trưa xong, tôi bắt đầu viết hai cái đơn. Cái đơn thứ nhất gởi tòa án tối cao đòi bản án phúc thẩm của tôi. Cái đơn thứ hai gởi giám thị trại giam Bố Lá khiếu nại các vấn đề sau:

1-Thịt heo kho phát cho tù nhân ăn là thịt thúi, có mùi hôi quá không ăn được;

2-Tiêu chuẩn rau xanh của tù nhân phải phát đầy đủ, không được lấy lá củ cải trắng già nấu canh cho tù ăn;

3-Nước nấu canh phải trắng, không được dùng thứ nước đen như nước đường mương cho tù ăn;

4-Trại phải phát nước uống đun sôi để nguội cho tù nhân đảm bảo vệ sinh, không được để tù nhân uống nước trong vòi nước;

5-Trại phải phát báo Nhân Dân cho tôi đọc mỗi ngày;

6-Trại phải mở đài cho tù nhân nghe tin tức sáng tối mỗi ngày;

7-Tại sao những phòng giam khác có ti vi cho tù nhân xem buổi tối mà phòng tôi không có? Đây là phân biệt đối xử nhằm đàn áp tù chính trị.

Kết luận tất cả 7 điều tôi đã nêu trên trại Bố Lá đã vi phạm pháp luật, cắt xén tiêu chuẩn của tù nhân mà pháp luật quy định cho tù nhân được hưởng, đề nghị trại Bố Lá phải chấn chỉnh, thay đổi ngay lập tức, nếu không tôi sẽ báo cho người nhà tôi biết tố cáo đến cấp cao hơn và công luận trong, ngoài nước.

Buổi chiều, khoảng hai giờ rưỡi mở cửa phòng giam cho tù ra ngoài tắm giặt. Tôi lập tức đưa hai lá đơn đó cho cán bộ quản giáo cũng cỡ tuổi tôi, cấp hàm đại úy, nói giọng Bắc, đeo bảng tên Trần Thị Yến.

Trần Thị Yến tròn mắt nhìn tôi kinh ngạc, nói:

– Chị mới nhận giấy hồi sáng, tôi tưởng phải vài hôm nữa chị mới viết xong đơn. Sao chị viết nhanh quá vậy?

– Mấy cái này đơn giản mà, đâu có gì khó. Ngày trước tôi làm việc ở văn phòng luật sư chỉ cần một giờ đồng hồ là xong cái đơn đánh vi tính, in luôn ra cho thân chủ. Viết tay như vậy là chậm đó, tôi có máy tính là viết còn nhanh hơn nữa. – Tôi nói.

Cán bộ Nguyễn Thị Nhung gật gật đầu, nói:

– Hèn gì tụi kia nó sợ chị.

Tôi cười, không nói gì, tôi hiểu hai chữ “tụi kia” cán bộ Nguyễn Thị Nhung nói là ám chỉ ai. Vậy là cán bộ này cũng có một số hiểu biết nhất định. Cán bộ Nhung lại hỏi tiếp:

– Hai cái đơn này tôi phải làm sao? Tôi chưa gặp trường hợp này bao giờ.

Tôi lấy ra từng cái đơn, giải thích:

– Cái đơn gởi tòa án này cán bộ chỉ cần làm cái hai phiếu chuyển đơn đưa cho giám thị ký kèm theo đơn, gởi đến tòa án tối cao khu vực phía Nam tại thành phố HCM một cái, địa chỉ số 122 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, Sài Gòn. Cán bộ đưa cho tôi một cái phiếu chuyển đơn, xác nhận có chuyển đơn của tôi đến tòa án tối cao là xong, cán bộ hết trách nhiệm. Nếu tòa án không gởi bản án phúc thẩm cho tôi là tòa án sai, không phải trại giam sai. Cái đơn thứ hai cán bộ đưa cho giám thị Trại Bố Lá này, nói tôi muốn gặp trực tiếp giám thị để khiếu nại những vấn đề trong đơn. – Tôi nói.

– Được rồi, tôi sẽ đưa đơn của chị cho lãnh đạo ngày trong chiều nay. – Nguyễn Thị Nhung nói.

– Cám ơn cán bộ. – Tôi nói.

Trần Thị Yến ghi vào đơn của tôi giữ như sau: “Nhận đơn lúc 9h00′ ngày 28.01.2013” rồi ký tên, ghi rõ họ tên Trần Thị Yến.

Nguyễn Thị Nhung này nhìn tướng tá cao to như đàn ông, nhưng nói chuyện giọng rất mềm mỏng, và cách cư xử cũng khôn ngoan, đáng để tôi đối xử lịch sự hơn.

Sáng ngày hôm sau, lúc được mở cửa ra ngoài, một cán bộ quản giáo khác (tôi không nhớ tên) đưa cho tôi cái phiếu chuyển đơn đúng y như tôi đã hướng dẫn, có chữ ký của phó giám thị trại Bố Lá là Thượng Tá Phạm Văn Tám và đóng dấu đỏ hẳn hoi, công nhận làm lẹ thiệt. Cán bộ này nói thêm là lãnh đạo nói báo Nhân Dân mỗi ngày sẽ cho người đi lấy đem vô, tôi cứ tới phòng cán bộ mà nhận, đọc xong thì trả lại, nhưng không phải ngày nào cũng có mà có khi báo về trễ vì trại này ở trong rừng sâu. Như vậy có khi sẽ dồn lại một ngày hai ba tờ hoặc không có tờ nào, nhưng không mất, tôi cứ từ từ mà đọc. Bây giờ đưa tôi đọc tạm hai tờ báo cũ của tuần trước. Tôi đồng ý và hỏi cán bộ này lúc nào thì giám thị gặp tôi? Cán bộ này nói có lẽ sáng mai. Vậy cũng được, cố chờ đến mai xem sao, mai mà không thấy gì là tôi kêu ầm ĩ lên ráng chịu à.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp) 

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 18/1/2017

Tượng Đức Mẹ Con Sò, Long Beach, Nam California, USA. Tượng Đức Mẹ Con Sò, Long Beach, Nam California, USA.

Tôi thấy trong phòng căn-tin có bán muỗng, đũa, tô bằng nhựa dẻo màu xanh, xà bông bột, xà bông cục, sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa chén cũng thuộc loại nhãn hiệu xài được, không phải loại rởm cũng không phải loại cao cấp. Nước mắm, nước tương là loại chưa bao giờ nhìn thấy nhãn hiệu này trên thị trường. Nước lọc đóng chai cũng vậy. Tôi hỏi bọn tù ở đây có phát nước uống cho tù nhân không, tụi nó nói không phát, toàn hứng nước trong vòi chảy ra uống, đứa nào nhà giàu thì thăm nuôi mua mấy thùng nước lọc gởi vô uống, nhà nó có tiền nhiều gởi căn-tin, hết nước thì chạy ra căn-tin lấy thùng khác. Lại hiểu thêm một chuyện…

View original post 911 more words

Categories
Chuyện ngắn

Việt Nam và đại nạn Trung Hoa


Nghiên Cứu Lịch Sử

Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam )Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam )

Trần Gia Phụng

Việt Nam nằm về phía nam Trung Hoa, một nước lớn so với Việt Nam. Vị trí địa lý nầy là một đại nạn thường trực cho Việt Nam, vì các nhà lãnh đạo Trung Hoa qua mọi thời đại, luôn luôn ỷ thế nước lớn, kiếm cách xâm lăng các nước nhỏ láng giềng, trong đó có Việt Nam. Bài nầy trình bày đại nạn Trung Hoa từ thời cổ sử đến cận đại

Đại nạn Trung Hoa thời cổ sử

1. Trung Hoa xâm chiếm cổ Việt

Ở phương bắc, lúc mới lập quốc, người Trung Hoa quần tụ sinh sống chung quanh lưu vực Hoàng Hà (Huang He), phía bắc Dương Tử Giang (Yang Zi Jiang), khá xa cổ Việt. Các…

View original post 14,404 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 120


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 15/1/2017

Formosa1Từ chỗ này tôi mới phát hiện thêm thủ đoạn hành hạ tù nhân dã man của bọn sếp trại Chí Hòa. Chúng nó không cho gia đình tù nhân gởi mền vô, mền nó bán cho tù thì như vậy, ngay cả tôi mà đắp không được nói gì mấy thằng đàn ông. Tôi bèn nói với mụ Luyến mua thêm cho tôi ba cái mền như vậy nữa, lựa thứ bảy màu cho đẹp. Mụ Luyến sau này thường nói chuyện giả lả lấy lòng tôi để tôi đừng chửi nữa, nên tôi nhờ mua mền là vài hôm sau có ngay lập tức như ý.

Tôi lấy cái quai chai nước uống mài xuống nền xi măng thành cái kim, rút chỉ trong cái khăn tắm ra may bốn cái mền dính liền nhau, bự cỡ bốn mét vuông, hai lớp. Tôi vừa may vừa nghĩ: Với tôi việc này không khó, nhưng người khác, đặc biệt là tù nhân nam thì làm sao biết may kiểu này bằng cái kim nhựa to bằng hai cái tăm xỉa răng, có phải là họ phải chịu cảnh tra tấn lạnh buốt hàng đêm rồi hay không?

Tôi vừa may xong tối hôm trước thì sáng hôm sau tôi chuyển trại. Thành ra hôm nay tôi có cái mền bự mà đắp, đúng là ơn Chúa. Cái mền này nền màu trắng, tôi dùng chỉ màu xanh lá cây đậm may nổi bật lên, đường kim đẹp như thêu, đến mức cô cán bộ cho tôi mượn mùng nhìn thấy phải khen đẹp và vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy cái “kim” của tôi dùng để may mền. Cô ta còn bảo tôi khi nào muốn may vá gì đó thì lúc mở cửa phòng cho tù ra ngoài tắm giặt lấy quần áo theo ra phòng cán bộ cho mượn kim chỉ mà may.

Sau này, em tôi đi thăm nuôi có gởi thêm cho tôi hai mền nữa đẹp hơn, khi tôi sửa soạn đồ đi Mỹ thì tôi để lại hai cái mền mới đó cho con nhỏ tù người dân tộc Thái ở chung phòng với tôi, riêng cái mền “bốn mảnh” này tôi đem theo, đó là bằng chứng tội ác của bọn giám thị trại giam Chí Hòa đối với tù nhân.

Đêm đầu tiên ở trại Bố Lá thiệt là khó ngủ, lạnh run cầm cập dù mặc hai cái áo, thêm cái áo khoác lẫn cái áo len mỏng, quấn thêm cái mền chỉ lớn, gần sáng mới ngủ được một chút, đến khi nghe gà gáy đã thức dậy tập thể dục rồi. Xong đi tắm giặt thì trời đã sáng tỏ mới nhìn thấy cái nhà vệ sinh dán gạch men nhưng mà nó dơ kinh khủng, đóng bợn đen thui khắp các chỗ. May là tôi còn xà bông bột và cái bàn chải giặt đồ bằng nhựa mua từ bên trại an ninh điều tra nên tôi lấy xà bông với cái bàn chải đó chà nền gạch và bồn cầu cho trắng, nếu không thì nhìn gớm không chịu nổi, không có chỗ ngồi rửa chén. Hì hục cả buổi sáng mới sạch sẽ được cái chỗ đó. Xong rồi là đến giờ cơm trưa, ăn xong tắm rửa rồi đi ngủ. Nhờ tôi còn mì ăn liền, tép rang muối, thịt chà bông nên không phải nhịn đói. Rau thì mua của bọn tù nam lao động ngoài nó đẩy xe đến từng phòng giam để bán, một bịch nhỏ xíu cỡ hai trăm gram rau muống bào trộn lẫn rau má mà đến năm ngàn đồng, nếu mua ở ngoài cỡ một ngàn đồng thôi, mà nó già đến mức độ dai nhách, toàn xơ, có răng như tôi mà nhai cũng mỏi hết cả hai hàm răng vẫn nhai không đứt. Lại thêm một chuyện bọn công an này nó ăn trên đầu trên cổ tù nhân.

Sáng thứ hai, khoảng tám giờ rưỡi sáng thì cán bộ quản giáo trại mở cửa cho tù ra ngoài tắm giặt, phơi phóng, tôi đi ra bèn đến thẳng phòng cán bộ báo với cán bộ trực ở đó là tôi muốn gặp giám thị để khiếu nại. Cán bộ này hỏi tôi khiếu nại chuyện gì, có thể cho biết được không. Tôi trả lời chuyện này là điều kiện sinh hoạt của tù nhân, khả năng cán bộ không có thẩm quyền giải quyết đâu, mà giám thị mới giải quyết được. Cán bộ trực đưa cho tôi giấy viết kêu tôi cứ viết đơn đi, rồi họ chuyển cho giám thị.

Tôi đồng ý nhận giấy viết, quay qua bên chỗ căn-tin, thấy cán bộ Châu là một thằng nhỏ khoảng hơn hai mươi tuổi, đeo hàm trung sĩ, bảng tên là Nguyễn Văn Châu, mặt mũi cũng trắng trẻo hiền lành. Nó nói với tôi quy định ở trại này là cứ ba triệu đồng là tù nhân phải mua một cuốn sổ, năm triệu đồng là tôi phải mua hai cuốn sổ, mỗi cuốn tiền sổ mười ngàn đồng, để nó ghi cho tôi hai cuốn sổ đưa cho giám thị ký, nó giữ sổ, tôi muốn mua gì cứ nói với nó nó bán cho rồi ghi sổ trừ tiền dần dần. Hiện giờ tôi chưa có sổ nhưng tiền của tôi nó đang giữ, nó vẫn bán hàng cho tôi, khi nào làm sổ xong nó trừ sau. Hai cuốn sổ là hai chục ngàn đồng. Mẹ bà nó, tại sao phải hai cuốn sổ, mà còn phải trả tiền sổ nữa, tôi ở trại khác cũng có sổ mà có thấy ai bắt tù nhân mua sổ mà còn quy định giới hạn số tiền trong từng cuốn sổ đâu. Thằng giám thị trại Bố Lá này đúng là đồ ăn bẩn, ăn bòn từng đồng tiền của tù nhân. Nghe thằng Châu nói đưa cho giám thị ký sổ thì tôi biết nó cũng là thằng thiên lôi, cãi với nó làm chi cho mệt, nên tôi “ừ” luôn cho nhanh.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 15/1/2017

Formosa1Từ chỗ này tôi mới phát hiện thêm thủ đoạn hành hạ tù nhân dã man của bọn sếp trại Chí Hòa. Chúng nó không cho gia đình tù nhân gởi mền vô, mền nó bán cho tù thì như vậy, ngay cả tôi mà đắp không được nói gì mấy thằng đàn ông. Tôi bèn nói với mụ Luyến mua thêm cho tôi ba cái mền như vậy nữa, lựa thứ bảy màu cho đẹp. Mụ Luyến sau này thường nói chuyện giả lả lấy lòng tôi để tôi đừng chửi nữa, nên tôi nhờ mua mền là vài hôm sau có ngay lập tức như ý.

View original post 923 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 119


Bài đã đăng báo Người Việt ngày 11/01/2017

Nghĩa huynh tôi, nhà văn-nhà báo Tưởng Năng Tiến.
Nghĩa huynh tôi, nhà văn-nhà báo Tưởng Năng Tiến.

Cô ta nói:

– Chị ở phòng này, có một mình chị thôi. Khoảng ba giờ chiều tôi mở cửa chị ra lấy cơm khoảng một tiếng đồng hồ là đóng cửa, có thể tắm giặt ở nhà tắm công cộng dưới cuối dãy kia, hoặc chị tắm luôn trong phòng này cũng được. Hồ nước mới làm vệ sinh mấy ngày trước, bơm nước vô đầy rồi, một mình chị tắm giặt thoải mái. Căn tin thì ngay cạnh phòng làm việc của cán bộ, mở cửa thứ hai, tư, sáu hàng tuần. chị muốn mua gì cứ đăng ký với cán bộ Châu.

Tôi xách mấy túi đồ đạc đi vô phòng giam. Cô ta nói xong khóa cửa bên ngoài lại đi ra. Ðúng như tôi suy nghĩ, bọn công an trại này thừa biết nó không dám giam chung tôi với tù nhân khác nhưng con Trần Thị Sen cứ muốn hù dọa, ra vẻ nó là quan trọng để “giải quyết khâu oai” với tôi, con này thuộc loại “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt,” hống hách quen thói nên gặp tôi tưởng dễ nuốt, bị tôi cho một trận mang nhục với cả đám tù.

Còn lại một mình, tôi bắt đầu quan sát căn phòng giam. Thấy nó có hai tầng, có cầu thang rộng bằng đá mài đi lên tầng trên, phía trên, phía dưới đều có hai cửa sổ. Theo diện tích phòng này thì ở trên có thể chứa được bốn người, ở dưới hai người. Chỗ nằm dán gạch men màu xanh cách mặt đất khoảng hai tấc, lại một kiểu ăn gian vật tư của bọn xây dựng trại giam. Nền nhà phòng giam tráng bằng xi măng, tuy không lồi lõm, mấp mô quá cỡ như trại Chí Hòa nhưng cũng không phải là láng.

Tôi chọn cái chỗ nằm ở tầng dưới phía trước cho nó thoáng, khô ráo, có cái cửa sổ bên dưới là một đoạn chấn song thêm tấm lưới sắt, bên trên có đoạn chấn song trống không lưới, chắc dễ ở ngoài đưa đồ vô cho tiện. Chỗ phía sau cũng có cửa sổ, diện tích bằng chỗ phía trước nhưng cửa mở ra vườn cây trứng cá, nhìn thấy nó ẩm thấp và có nhiều kiến vàng trên cây mỗi khi gió thổi kiến bay vô cửa sổ. Nó lại nằm cạnh cái hồ nước và nhà vệ sinh, mà có vẻ như bức tường chắn ngăn cách nó bị thấm nước nên nhìn thấy nước loang lổ trên tường, ẩm thấp lắm. Ở tầng trên thì đi lên đi xuống tôi bị đau chân.

Tôi lôi cái khăn cũ trong túi nilon ra, bưng thau nước lau sạch chỗ nằm, lau luôn cái kệ bằng xi măng phía trên chỗ nằm rồi sắp xếp tất cả chai hũ, quần áo, mùng mền lên đó. Tôi trải cái chiếu ra, bung cái mùng ra tìm chỗ giăng mùng mới thấy cái mùng này mới nguyên, còn cứng hồ, dài rộng đúng hai mét vuông, góc mùng có cái tem công ty Bộ Công An và cái huy hiệu công an bằng vải đen, đúng là loại phát cho công an chớ không phải loại may phát cho tù ở trại an ninh điều tra, loại của tù nó may ăn gian vải, hẹp té, căng ra cái mùng bị túm chính giữa lại.

Không có chỗ nào để giăng mùng. Tôi lại phải lấy cái áo gối vải ka-tê xé ra làm chục miếng bằng bàn tay, se cọng dây nilong xỏ lỗ cột vô chính giữa miếng vải, chờ đến chiều phát cơm mới lấy cơm nóng dán bốn miếng vải vô chỗ nằm làm chỗ giăng mùng, mấy miếng khác dán vô bức tường xung quanh đối diện chỗ nằm làm chỗ phơi quần áo. Phải chờ qua hôm sau cơm khô mới dính chặt vô vách tường thì mới xài được, tối nay coi như hổng có giăng mùng.

Bữa cơm đầu tiên ở trại Bố Lá thiệt là kinh khủng. Cơm thì đen thui thui, cứng ngắc, nhai đến xái quai hàm. Canh thì nấu bằng loại lá củ cải trắng bị già nên nó vừa đắng vừa cay xè không thể ăn được, nước canh không hiểu nó lấy nước gì nấu mà đen như nước đường mương. Củ cải trắng đến kỳ thu hoạch, phần lá xanh phía trên của nó lẽ ra đem bỏ đi hoặc chôn trở xuống đất làm phân, đằng này bọn công an trại giam lại lấy đem nấu canh cho tù ăn, lẽ đương nhiên tiền tiêu chuẩn cấp phát xuống sẽ vào túi chúng nó, còn tù nhân ăn được hay không kệ cha mày. Tôi cũng không thấy trong phòng giam có nước uống, mà cũng không thấy phát nước uống như các trại khác. Mà giờ này thì nhìn ra thấy vắng ngắt không biết kêu ai nên tôi phải lấy tạm nước trong vòi vào chai nhựa để uống đỡ.

Hôm nay là chiều Thứ Sáu, mình có nói gì thì chúng nó cũng bảo chờ chỉ huy nên tôi không nói, định bụng đến sáng Thứ Hai sẽ khiếu nại.

Ðến khi sụp tối tôi mới phát hiện tầng dưới không có bóng đèn, có duy nhất một bóng đèn ở tầng trên ngay chính giữa cầu thang, nên ngay chỗ nằm của tôi nó tối thui. Tôi vội vàng trải chiếu ra, lấy cái mền mỏng mua ở trại An ninh điều tra ra xếp lại làm cái gối nằm, đắp bằng cái mền lớn hơn do tôi may lại từ bốn cái mền nhỏ mua ở trại Chí Hòa.

Ðúng là có ơn trên che chở và giúp đỡ tôi. Có lần đột nhiên nửa đêm đang ngủ bỗng tôi lạnh run lập cập, lấy cái mền chỉ con rồng mua ở Chí Hòa giá hai chục ngàn đồng ra đắp mới phát hiện nó mỏng dính như lá lúa, đắp chân thì lòi ngực, mà đắp ngực thì lòi chân, đắp xong phải nằm ngửa ngay đơ trở mình là lòi lưng hoặc lòi bụng, đến gần sáng bớt lạnh mới ngủ được.

Tạ Phong Tần

(còn tiếp)

 

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 11/01/2017

Nghĩa huynh tôi, nhà văn-nhà báo Tưởng Năng Tiến. Nghĩa huynh tôi, nhà văn-nhà báo Tưởng Năng Tiến.

Cô ta nói:

– Chị ở phòng này, có một mình chị thôi. Khoảng ba giờ chiều tôi mở cửa chị ra lấy cơm khoảng một tiếng đồng hồ là đóng cửa, có thể tắm giặt ở nhà tắm công cộng dưới cuối dãy kia, hoặc chị tắm luôn trong phòng này cũng được. Hồ nước mới làm vệ sinh mấy ngày trước, bơm nước vô đầy rồi, một mình chị tắm giặt thoải mái. Căn tin thì ngay cạnh phòng làm việc của cán bộ, mở cửa thứ hai, tư, sáu hàng tuần. chị muốn mua gì cứ đăng ký với cán bộ Châu.

View original post 945 more words

Categories
Sưu Tầm

11.285. Còn đâu Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong – Huế


Posted by adminbasam on 10/01/2017

LS Đặng Đình Mạnh

10-1-2017

Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở Huế. Nguồn: Wiki

Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong tọa lạc tại ven bờ Nam Sông Hương, đối diện với cổng trường Quốc Học Huế, được chính quyền bảo hộ Pháp cho xây dựng, khánh thành ngày 18/09/1920. Là nơi tưởng niệm những binh sĩ Việt tham chiến và hy sinh trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tính đến nay, công trình này đã có giá trị non 100 năm tuổi.

Tuy công trình xây dựng theo chủ trương của chính quyền bảo hộ Pháp, nhưng có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Khi ấy, một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ lúc đó làm chủ tịch đã chọn bản vẽ thiết kế là của tác giả Tôn Thất Sa, ông nguyên là giáo viên Trường Bá công Huế.

Nguyên thủy, đài tưởng niệm khắc tên những binh sĩ Việt đã hy sinh. Đến trước năm 1975, thì chính quyền Sài Gòn cũ cho sơn đắp dòng chữ “Việt Nam Cộng Hòa”, “Tổ quốc ghi ơn chiến sĩ tranh đấu cho độc lập và tự do”. Sau năm 1975 thì những dòng chữ này bị đục bỏ, đồng thời, cũng từ đó người ta thường gọi công trình cổ này là Bia Quốc học.

Trong cơn lụt lịch sử vào tháng 11/1999 ở miền Trung gây tử nạn gần 600 đồng bào, thì số người tử nạn tại Thừa Thiên – Huế đã quá nửa, gần 400 người. Thì chính tại Đài kỷ niệm này là nơi tập kết người tử nạn nằm la liệt để thân nhân nhận dạng. Sau sự kiện Mậu thân năm 1968, thì đây là lần thứ hai công chúng Huế phải chứng kiến quang cảnh hàng trăm quan tài gỗ được chở đến, chất chồng ở đấy.

Từ mục đích ban đầu cho đến nay, thì mặc nhiên Đài tưởng niệm này đã trở thành một công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt, mang dấu ấn tâm linh sâu sắc.

Nay, cho rằng Đài kỷ niệm đã xuống cấp, nên, chính quyền Huế đã cho khởi công sửa chữa lại công trình vào tháng 11/2016. Trong những ngày gần đây, công chúng thành phố Huế ngỡ ngàng khi thấy Đài tưởng niệm được sơn mới bằng màu vàng chóe chói lọi.

Người có thẩm quyền biện bạch rằng màu vàng là màu nguyên thủy của Đài kỷ niệm, sau vài năm nó sẽ lại cũ như trước. Tuy vậy, trong một bức ảnh cũ lại cung cấp thông tin khác hẵn, tổng thể công trình có màu xanh ghi nhạt hoàn toàn phù hợp với cảnh quan xung quanh như nền trời thoáng đãng và dòng Hương Giang đằng sau … Theo đó, màu vàng chỉ là nét điểm xuyến nhẹ nhàng hiện diện ở các hoa văn trang trí mà thôi.

Khi sự việc đã lỡ làng, thì giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết công trình không được công nhận là di tích, cho nên, trung tâm bảo tồn của ông không có liên quan. Lý giải, ông cho rằng vì đây là công trình cho do thực dân Pháp xây dựng với mục đích mị dân, đề tên một số lính Việt Nam bị đưa sang chiến trường châu Âu và chết bên đó. Khi khánh thành thì vua Khải Định tới dự, với lai lịch như vậy thì nó (Đài kỷ niệm) chưa bao giờ được công nhận là di tích cả!?

Hóa ra, đối với chế độ, thì sự phân hóa bằng lý lịch không chỉ áp dụng cho con người, cho âm nhạc … mà cả những công trình kiến trúc cũng chịu chung số phận hẩm hiu khi trót ở “Bên thua cuộc”.

Đối với những người yêu quý các kiến trúc xây dựng cổ kính ở Huế, thì chính những nét rêu xanh, cũ kỹ của thời gian mới mang lại giá trị cho kiến trúc, vẻ đẹp thì tự thân kiến trúc đã có, không cần thêm tô son, trét phấn với đủ các màu sắc sặc sỡ như diễn tuồng trên sân khấu nữa. Nhưng có vẻ như những người có thẩm quyền phê duyệt tiền tỷ để “phá hủy” nhưng nhân danh tôn tạo kiến trúc không quá quan tâm điều đó, nhất là đối với công trình kiến trúc có lai lịch kém “tương thích” …

Thế nên, những kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả tâm linh ở Huế cứ ngày càng MỚI HƠN, TRẺ RA & RẺ ĐI …

Hỏi lòng có buồn, có giận không?

Source : https://anhbasam.wordpress.com/2017/01/10/11-285-con-dau-dai-tuong-niem-chien-si-tran-vong-hue/

*

Những hình ảnh dưới đây do THĐ2 sưu tầm :

15972410_1911120059123010_4331338694934454043_o15976982_1911119802456369_8038057254887180054_n15977523_366525637046866_2055133742398901449_n15994925_1911120242456325_4680241752755143083_o15965967_1911120369122979_5915253989954897733_n

Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong (Sau 30/4/75,  đã được VC đổi tên gọi là Bia Quốc Học)– Huế
Công việc trùng tu đã xử dụng một số vật liệu chưa có ở thời kỳ đài này được xây dựng, đồng thời những hoa văn đã được cạo sạch và với màu sơn mới không thích hợp, đã làm mất đi hết những nét cổ kính và dấu tích lịch sử !

BA SÀM

LS Đặng Đình Mạnh

10-1-2017

Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở Huế. Nguồn: Wiki Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở Huế. Nguồn: Wiki

Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong tọa lạc tại ven bờ Nam Sông Hương, đối diện với cổng trường Quốc Học Huế, được chính quyền bảo hộ Pháp cho xây dựng, khánh thành ngày 18/09/1920. Là nơi tưởng niệm những binh sĩ Việt tham chiến và hy sinh trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tính đến nay, công trình này đã có giá trị non 100 năm tuổi.

Tuy công trình xây dựng theo chủ trương của chính quyền bảo hộ Pháp, nhưng có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Khi ấy, một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ lúc đó làm chủ tịch đã chọn bản vẽ thiết kế là của tác giả Tôn Thất Sa, ông nguyên là giáo viên Trường…

View original post 648 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 118


Bài đã đăng báo Người Việt ngày 08/1/2017

Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016
Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016

Trần Thị Sen quay lại chỗ ngồi, lại tiếp tục lần mò săm soi từng món. Tôi có bốn cái hũ nhựa lớn, hai cái chai cô-ca lớn, chai nước tương, năm sáu cái hộp nhựa lớn nhỏ đủ cỡ đựng mì ăn liền, bột nêm, đường, cá khô, tôm khô, thịt chà bông… Con Sen kêu một thằng tù trẻ lao động ngoài đi lấy cho nó một nắm bọc nilon có quai màu xanh đem lại. Nó vừa mở nắp hũ của tôi định bốc thức ăn trong đó ra bỏ vô bọc nilon thì tôi chận ngay lập tức:

– Không được bỏ thức ăn ra đó.

Con Trần Thị Sen nói:

– Trong phòng giam chật chội không có chỗ để, bỏ vô bọc đem vô thôi, nhiều hũ quá chỗ đâu mà để. Phạm nhân khác phản đối.

– Thức ăn cho người ăn chớ không phải cho heo ăn, bỏ trong bọc nilon ruồi bu kiến đậu mất vệ sinh không ăn được. Tôi không cần biết phòng giam chật hay rộng, chỗ của tôi hai mét vuông là hai phải đủ mét vuông, tôi để ngay chỗ tôi, không xâm phạm đến ai. Phản đối cái gì? – Tôi quát nó.

Trần Thị Sen thôi không bốc thức ăn ra nữa. Đến khi coi mấy gói mì ăn liền, nó dùng sức bóp mì vụn ra kêu sồn sột.

Tôi lại quát:

– Không được bóp vụn mì ra như vậy. Chỉ cần coi đóng gói có còn nguyên xi hay không là đủ. Bộ đồ heo ăn hay sao mà làm vậy?

Con Trần Thị Sen lầm bầm cái gì trong miệng tôi nghe không rõ, nhưng nó bỏ gói mì xuống, chỉ cầm lên coi kỹ từng gói còn lại mà thôi. Rồi nó lại cầm mấy bịch băng vệ sinh lên bóp bóp, vò vò, vừa làm động tác định xé ra thì tôi lại quát:

– Không được xé ra. Băng vệ sinh xé ra bụi bặm mất vệ sinh làm sao dùng? Đồ này phải đảm bảo vệ sinh.

Trần Thị Sen nói:

– Không xé ra làm sao biết bên trong có cái gì?

– Bóp nhồi như vậy còn không biết nữa thì kêu người khác tới làm. Đừng có phá hoại tài sản của tôi, hư hỏng món gì là phải đền món đó. – Tôi nói lớn chậm từng tiếng cho con Sen nó nghe cho rõ.

Con Trần Thị Sen lại hậm hực bỏ xuống. Tôi hiểu là cán bộ nam đứng tuổi kia đến nói đại khái là đừng có động vào tôi, tôi muốn đem vô cái gì thì cứ đem vô, nhưng con Sen này cứ kiếm cớ trả thù tôi, nhưng hết lần này đến lần khác đều bị tôi ngăn chận không thực hiện được ý đồ.

Đến phiên mấy cái thùng xô nhựa và thau nhựa, nó lại đòi quăng bỏ. Tôi nói:

– Nếu nói là chật thì tôi để lại đây một số, làm biên bản tạm giữ đưa tôi, tôi đi đâu tôi sẽ đem theo, không được bỏ bất cứ món gì, đó là tài sản cá nhân của tôi.

Con Sen buộc phải lập biên bản giữ mấy cái thùng xô nhựa của tôi rồi đưa cho tôi một bản tôi mới chịu im. Xong nó kêu tù lao động ngoài đi kêu cán bộ khác đưa tôi vô phòng giam. Một cám bộ nữ ngoài ba mươi tuổi, nói giọng Bắc đến dẫn tôi đi, con Sen bảo nữ cán bộ đó kiểm tra người tôi nhưng cán bộ nữ này thấy tôi chỉ mặc trên người có cái quần đùi với áo hai dây màu trắng bằng thun mỏng tang nên nói: “Không cần đâu” rồi bảo tôi đi theo cô ta. Tôi nói:

– Tôi từ Chí Hòa lên đây không có cái mùng nào. Cán bộ cho tôi mượn cái mùng, tiền tôi có đầy trong sổ đó, khi nào người nhà tôi đến thăm nuôi tôi sẽ bảo mua trả lại cho cán bộ cái mùng mới, hoặc trả lại bằng tiền cũng được, tùy ý cán bộ.

Cô này nói:

– Chị đứng đây chờ tôi một chút.

Rồi nhanh chóng đi vô một căn nhà gần đó, xong trở ra đưa tôi cái mùng lưới màu xanh mới cứng, vẫn còn nằm trong bọc nilon và nói:

– Cái mùng này là của cá nhân tôi, tôi cho chị mượn, khi nào có người nhà lên thì trả tôi cũng được.

Tôi cám ơn cô ta rồi xách đồ đi, có hai đứa tù lao động ngoài đi theo xách giùm mớ đồ đạc lỉnh kỉnh của tôi. Ở khu nữ trong này lại có mấy đứa tù lao động ngoài kiểm lại mớ quần áo của tôi lần nữa. Một đứa khoảng ba mươi tuổi cắt tóc, ăn mặc kiểu con trai, nhìn là biết loại “hai -phai” rồi, nó nói với tôi:

– Ở đây ban đêm lạnh lắm, chị coi cái áo nào dày dày lấy đem vô phòng giam đi, còn cái nào không xài cứ để lại đây, con nhỏ kia (nó chỉ đứa thứ hai) viết biên bản rõ ràng, không mất cái nào đâu. Tôi nghe nó nói thì lấy thêm một cái áo khoác và một cái áo len mỏng (của con Duyên nó cho lúc ở Chí Hòa) để qua một bên nói: “Chị lấy hai cái này, mấy cái kia chưa xài tới cứ giữ đi.”

Tôi hỏi nó tên gì, ở đâu, làm sao mà vô đây, “thằng” hai-phai đó nói nó tên Nguyễn Xuân Thanh, nhà ở Sài Gòn, nó chơi ma túy nên bị vô đến mấy lần rồi. Vì nó chỉ chơi thôi, không mua bán nên bị tội tàng trữ, án nhẹ.

Xong rồi, cô cán bộ này dẫn tôi đến một cái phòng giam ở đầu dãy, ngoài cửa có gắn bảng mica xanh trên cửa ra vào đề chữ “Phòng giam người nước ngoài” rồi mở cửa kêu bưng đồ đạc của tôi vô.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

 

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 08/1/2017

Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016 Dự lễ truy điệu chiến sĩ trận vong QL VNCH- 2016

Trần Thị Sen quay lại chỗ ngồi, lại tiếp tục lần mò săm soi từng món. Tôi có bốn cái hũ nhựa lớn, hai cái chai cô-ca lớn, chai nước tương, năm sáu cái hộp nhựa lớn nhỏ đủ cỡ đựng mì ăn liền, bột nêm, đường, cá khô, tôm khô, thịt chà bông… Con Sen kêu một thằng tù trẻ lao động ngoài đi lấy cho nó một nắm bọc nilon có quai màu xanh đem lại. Nó vừa mở nắp hũ của tôi định bốc thức ăn trong đó ra bỏ vô bọc nilon thì tôi chận ngay lập tức:

– Không được bỏ thức ăn ra đó.

View original post 921 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 117


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 04/1/2017

27082016-2Hoàng Khương, tức Nguyễn Văn Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ, người viết loạt bài phóng sự điều tra về việc cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, nhận hối lộ của mấy tay thừa tiền rửng mỡ để lấy xe đua vi phạm đang bị giữ trong công an ra. Duyệt kế hoạch làm việc, chi tiền công tác phí, duyệt bài cho đăng lên báo đâu phải do thằng Khương tự quyết, mà phải là tổng biên tập lúc bấy giờ là Vũ Văn Bình.

Tay Vũ Văn Bình này biết làm báo mẹ gì, nguyên là cán bộ lãnh đạo Thành Đoàn được điều động sang nắm tờ Tuổi Trẻ thay ông Lê Hoàng, khi ông Lê Hoàng bênh vực lính của ông là Nguyễn Văn Hải (bị tù chung với Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên) mà bị bứng đi. Mai mỉa ở chỗ thằng Hoàng Khương bị tù tội danh “đưa hối lộ” mà “nạn nhân” lại là cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh. Cùng “ốm đòn” với Hoàng Khương có thêm thằng em vợ nó với vai trò “giúp sức.” Còn cả bộ sậu lãnh đạo báo Tuổi Trẻ lúc đó phủi tay không có trách nhiệm gì, chắc thằng Hoàng Khương lại ngậm ngùi tiếc sếp cũ Lê Hoàng?

Tôi nhìn kỹ thấy có nét giống Hoàng Khương xưa, bèn nói lớn:

– Nhớ rồi. Lúc đó tao có đọc báo, mày bị chúng nó gài bẫy rồi.

Tôi mới nói được tới đó thì nghe kêu tên tôi tới phiên kiểm tra đồ cá nhân nên tôi không nói nữa mà đi tới chỗ kiểm đồ. Cũng không có gì lôi thôi, đứa công an ngồi kiểm đồ tại đó chỉ chiếu lệ, bởi lẽ nó biết tôi từ trại khác chuyển sang, những đồ mang theo tất nhiên trại khác đã cho nhận mới có, chớ có phải mình từ ngoài mới vô đâu mà soi cho kỹ. Hơn nữa khi chia ra phòng giam thì tụi công an bên đó còn làm lại lần nữa.

Xong rồi có một thằng công an trại Bố Lá dẫn tôi đi qua khu nữ. Đến nơi cùng với mấy đứa đi cùng xe với tôi ban đầu. Tại một căn nhà chỉ có mái tôn ở trên, xung quanh trống hoác không có vách, dưới nền xi măng trải hai cái chiếu để kiểm tra đồ đạc của tù nhân. Có thêm một cái bàn và ghế bằng gỗ nó bắc ra giữa sân. Một cán bộ nam khoảng khoảng 30 tuổi ngồi sẵn ở đó, tôi quên không biết nó tên gì. Nó phải ngồi viết tay một một lúc hai tờ biên bản cộng với hai tờ thống kê để tạm giữ các loại giấy tờ, bằng cấp, tiền đô la của tôi… gần hết cả buổi sáng. Đến khi đằng kia kiểm tra đồ mấy đứa tù nữ mới xong xuôi hết và đưa vô phòng giam xong rồi thì biên bản chỗ tôi vẫn chưa xong.

Mất thời gian khá lâu mới ổn các thứ giấy tờ này, nó đưa cho tôi giữ mỗi thứ một bản, nó giữ một bản. Xong mới kêu con cán bộ trại kiểm tra đồ tới làm việc với tôi. Tôi nhìn thấy con này để tóc dài cột ra sau lưng, già chát cỡ tôi mà mới mang hàm đại úy, đeo bảng tên Trần Thị Sen, ngồi trên cái ghế nhựa nhỏ, còn đồ đạc của tôi đổ cái chiếu trải dưới nền nhà. Nhìn là biết ngay loại “trình độ yếu kém,” tôi nghỉ làm công an cách đó hơn mười năm rồi, nếu tôi còn tiếp tục làm việc tới giờ này thì thấp nhất cũng phải là trung tá. Con Trần Thị Sen này nói giọng trọ trẹ miền Trung, không rõ tỉnh nào.

Tôi đã nghe mấy đứa tù ngồi chung xe nói bọn trại Bố Lá này đối xử với tù nhân gian ác lắm, gặp chúng nó là chúng nó lột sạch không từ thứ gì gì nên tôi để ý nhìn kỹ từng động tác hai bàn tay con Sen này. Nó vừa bốc từ món đồ dùng cá nhân của tôi lên săm soi, vừa quăng ra ngoài vừa nói cái này không được mang vào, cái kia không được mang vào, v.v… và v.v…

Tôi quát nó ngay lập tức:

– Không được ném đồ của tôi, hư hỏng món gì cán bộ Trần Thị Sen phải đền. Tài sản cá nhân của tôi phải bỏ tiền ra mua mới có, đâu phải từ trên trời rơi xuống. Tôi từ trại giam khác tới chớ không phải ở ngoài mới vô đây. Đây là đồ nhựa, nội quy được phép mang vào.

Con Trần Thị Sen quát lại tôi:

– Con này ở đâu tới mà dám quát cán bộ?

Tôi sấn tới chỉ vào mặt Trần Thị Sen quát to hơn:

– Mất dạy. Bao nhiêu nhiêu tuổi mà dám gọi tôi là “con này?” “Con này” ở tù ba trại rồi, đến trại này là trại thứ tư nghe rõ chưa? Chưa có trại này dám ném đồ đạc của tôi nghe. Đừng tưởng mặc bộ đồ công an rồi muốn làm gì thì làm nhé. Ức hiếp tù thường phạm quen thói rồi vì thì chúng nó không biết, với con này là không xong đâu.

Trần Thị Sen trợn mắt nhìn tôi, chưa kịp phản ứng, tôi quay ra ngoài gào to lên:

– Chỉ huy trại giam này đâu? Đến đây mà coi cấp dưới của các người vi phạm phạm pháp luật, ngang ngược đàn áp tù chính trị nè.

Trong cái im ắng buổi trưa của trại giam Bố Lá, tiếng gào của tôi nghe âm vang, lồng lộng. Cũng rất nhanh chóng xuất hiện một cán bộ nam đứng tuổi chạy tới kêu con Trần Thị Sen ra ngoài to nhỏ mấy câu rồi bỏ đi.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 04/1/2017

27082016-2Hoàng Khương, tức Nguyễn Văn Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ, người viết loạt bài phóng sự điều tra về việc cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, nhận hối lộ của mấy tay thừa tiền rửng mỡ để lấy xe đua vi phạm đang bị giữ trong công an ra. Duyệt kế hoạch làm việc, chi tiền công tác phí, duyệt bài cho đăng lên báo đâu phải do thằng Khương tự quyết, mà phải là tổng biên tập lúc bấy giờ là Vũ Văn Bình.

View original post 921 more words

Categories
Chuyện ngắn

Tán gẫu trên mạng: Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, Mỹ chỉ làm vài thao tác là ĐCSTQ tan tành


Khoa học và Tu luyện

Dưới đây là những đoạn tán gẫu được vô số người Trung Quốc chia sẻ trên mạng phản ánh thảm cảnh của xã hội Trung Quốc. Nhiều người sau khi đọc xong đã phải… dở khóc dở cười!

Đoạn thứ nhất: Tổng thống Obama: “Tôi chỉ cần làm 6 việc khiến ĐCSTQ tan tành mà không phải dùng đến một người lính nào!

Ông Obama đã cảnh cáo quan chức Trung Quốc: Nếu quý quốc dám gây chiến tranh với Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, tôi chỉ cần nói ra 6 điều là Trung Quốc tan vỡ, không phải sử dụng đến dù chỉ một người lính.

  1. Công bố tài khoản nước ngoài của quan chức Trung Quốc và cho đóng băng.
  2. Công bố danh sách quan chức Trung Quốc có hộ chiếu Mỹ.
  3. Công bố danh sách người nhà các quan chức cấp cao Trung Quốc định…

View original post 1,178 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 116


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 31/12/2016

img_1578Trên cái xe thùng chở tù màu xanh to đùng đang đậu giữa sân tôi thấy có thêm ba đứa tù nữ nữa, bọn nó ra trước tôi, tôi là người cuối cùng leo lên xe. Tụi nó thấy tôi lù lù xuất hiện thì tỏ vẻ ngạc nhiên, một đứa hỏi:

– Chị ở phòng nào sao tụi em không biết?

– Ở trên lầu, khu KG. – Tôi nói.

– Chị có án chưa? – Nó hỏi tiếp.

– Xử phúc thẩm rồi, cách đây cũng chừng chục bữa. – Tôi nói.

– Ủa sao kỳ vậy? Trên đó chỉ nhốt tù giai đoạn đang điều tra thôi mà. Xử sơ thẩm xong là chuyển xuống phòng lớn ở dưới đất rộng rãi, thoải mái hơn. -Một đứa khác nói.

– Đâu biết, nó muốn nhốt ở đâu là quyền của nó. – Tôi nói.

– Vậy chị tội gì? – Nó hỏi.

– Không tội gì hết, chúng nó nói tao chống nhà nước. – Tôi trả lời. – Còn mấy đứa em bị tội gì?

Tụi nó bèn kể ra, một đứa thì môi giới mại dậm, một đứa nói bị chủ nhà vu cho ăn cắp tiền, đứa khác nói nó giựt hụi. Bọn nó hỏi tôi đã ăn uống gì chưa, chưa ăn thì ăn bánh mì chung với tụi nó. Tôi nhìn thấy tụi nó mỗi đứa có hai ổ bánh mì không dài cỡ hai gang tay, đem ra mời tôi:

– Chị ăn đi, bánh mì này trại phát cho tù chuyển trại ăn đi đường, ai cũng được hai ổ, vì ngày hôm nay mình không ăn cơm tù. – Một đứa vừa ăn vừa giải thích.

Tôi hỏi nó:

– Ai cũng vậy à? Bánh mì này mua ở ngoài hay trong này làm?

Nó nói:

– Trong trại này có lò bánh mì, do tù làm ra bán ngoài căn-tin đó chị. Còn nó đưa bánh mì cho mình ăn đi đường để nó không tốn tiền mua cơm cho mình ăn dọc đường. Chị không được phát bánh mì sao?

– Đâu biết, biết là chị đòi rồi. Tiêu chuẩn của mình lấy từ tiền ngân sách chớ có phải tiền chúng nó bỏ ra đâu, ngu sao không đòi.

Thì ra thằng giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh này nó nhốt tôi ở Chí Hòa cũng là nhốt lụi mờ ám, không theo tiêu chuẩn chung, thành ra bọn hậu cần đâu có biết mà phát bánh mì cho tôi. Còn lãnh đạo cái trại Chí Hòa này nó ăn chặn cả tiền suất cơm tù ngày chuyển trại, lấy bánh mì có sẵn thế vô cho tù ăn. Suy đoán của tôi quả không sai chút nào, bọn đê hèn này nó muốn đày đọa mình ở nơi bẩn thỉu, ô nhiễm, thiếu thốn như khu KG Chí Hòa để mình phải sợ mà xuống nước với chúng mà. Chị Hà nói khu này nhốt thành phần cứng đầu quả không sai.

Hai bên thành thùng xe có hai hàng băng ghế ngồi làm bằng sắt miếng hàn dính vô thùng xe, mà nó hàn thưa thưa một miếng sắt, nên cái băng ghế này ai “thiếu thịt” coi như chết với nó.

Tới giờ xe chạy, một thằng công an leo lên kêu tất cả tù ngồi trên xe xỏ một chân vô thanh sắt dài có cái khoen tròn trên xe để nó bóp ống khóa lại. Xong nó đóng cửa thùng xe lại rồi khóa bên ngoài.

Một đứa có vẻ kinh nghiệm vào tù ra khám kêu tôi lấy cái khăn tắm quấn cổ chân lại, lấy cái thau nhựa kê vô phía dưới cho cái khoen sắt nó cao lên, nếu không khi xe chạy xóc cái khoen sắt sẽ đập xuống bàn chân đau lắm. Tôi nghe lời làm theo cách của tụi nó, quả đúng như nó nói, mỗi lần xe xóc là cái khoen sắt đập vô chân ầm ầm, nhờ có cái khăn độn bên trong và nâng cao lên nên mới không bị đau. Mạnh ai nấy ngồi dùng tay giữ cho cái thau nhựa đừng chạy ra khỏi chỗ khác khi xe xóc thì cái khoen sắt không bị tuột xuống.

Xe chạy khoảng nửa tiếng đồng hồ thì dừng lại. Cửa thùng xe mở cho tù nhân xuống. Thằng công an lúc nãy lại trèo lên xe mở còng chân cho tụi tôi. Mấy đứa tù thấy tôi nhiều đồ, chai lọ, hũ nhựa, thau nhựa, xô nhựa mỗi thứ hai ba cái nên nói:

– Sao chị nhiều đồ vậy? Bỏ bớt đi vô đó tụi công an nó liệng hết à.

– Tao thách nó dám lấy đồ tao liệng đó. – Tôi nói.

Mấy đứa nó le lưỡi nhìn tôi, không hiểu tại sao tôi dám nói cứng như vậy.

Bọn công an áp giải lại dẫn tụi tôi đến một cái sân lớn, đang còn đứng lơ ngơ ở đó thì thấy một đám tù nam khác được dẫn tới, tôi chợt nhìn thấy ông Nguyễn Văn Hải, ông Hải cũng nhìn thấy tôi, bèn nói lớn lên chào hỏi thăm sức khỏe. Tôi hỏi một thằng công an đang đi tới trại nào, nó nói đây là trại Bố Lá, Bình Dương.

Bọn công an trại Bố Lá làm thủ tục giao nhận tù nhân với trại Chí Hòa, đi ngang một đám tù nam đang ngồi chồm hổm dưới đất, chợt nghe tiếng kêu:

– Chị Tần ơi, còn nhớ em không, em là Hoàng Khương nè chị.

Tôi quay lại, thấy một thằng tù trẻ trẻ đầu húi cua đang ngồi chồm hổm dưới đất. Đâu rồi thằng Hoàng Khương phóng viên báo Tuổi Trẻ cao to phong độ đã từng xuống Bạc Liêu nhờ tôi dẫn đến tòa án tỉnh Bạc Liêu phỏng vấn thẩm phán Nguyễn Quốc Khởi, thằng này bây giờ ốm nhom, già chát, da đen sì, mặt hốc hác nhìn xấu bà cố luôn.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 31/12/2016

img_1578Trên cái xe thùng chở tù màu xanh to đùng đang đậu giữa sân tôi thấy có thêm ba đứa tù nữ nữa, bọn nó ra trước tôi, tôi là người cuối cùng leo lên xe. Tụi nó thấy tôi lù lù xuất hiện thì tỏ vẻ ngạc nhiên, một đứa hỏi:

– Chị ở phòng nào sao tụi em không biết?

– Ở trên lầu, khu KG. – Tôi nói.

– Chị có án chưa? – Nó hỏi tiếp.

– Xử phúc thẩm rồi, cách đây cũng chừng chục bữa. – Tôi nói.

View original post 927 more words

Categories
Chuyện ngắn

KHÁNH LY… TIẾNG HÓT CON CHIM CÚ VIỆT, ĐÃ CHẾT !!!


   Kỉ niệm đẹp và buồn của tuổi thơ tôi có lẽ là kỷ niệm về con chim cu gáy. Đó là con chim cu gáy nở trong chiếc ổ lót bằng mấy cọng cỏ sơ sài trên cây ô ma, còn gọi là lê ki ma. Sau một trận gió …

Source: KHÁNH LY… TIẾNG HÓT CON CHIM CÚ VIỆT, ĐÃ CHẾT !!!