Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức 6 - GS Hồ Xưa (Hồ Nguyễn)

CÔNG CHA VÀ LỊCH SỬ FATHER’S DAY


Papa( original with lyrics) – Paul Anka

Hồ Nguyễn

Ngày Father’s Day của thế giới:

       Nguồn gốc ngày Father’s Day của thế giới đã có rất lâu từ hàng ngàn năm nay, nhưng không được phổ biến rộng rãi. Theo đó, ngày vinh danh cha xuất phát từ truyện kể về một đứa con tên là Elmesu. Elmesu rất thương cha, muốn cho cha có nhiều sức khỏe và sống lâu nên đã khắc lời chúc tụng trên miếng thẻ kim loại. Và khi biêt được câu chuyện nầy, người ta bắt chước theo và lan truyền đi các nơi, nhưng ngày tháng kỷ niệm khác nhau nên không được phổ biến rộng rãi.

  • Father's Day - When is Father's Day in 2018

1-     Ngày Father’s Day tại Hoa Kỳ:

        Ngày lễ vinh danh người cha được xem là lễ chánh thức và được tổ chức trọng thể tại Hoa Kỳ cùng một số nước khác xuất phát từ câu chuyện của Sonora Louise Smart Dodd từ vùng Spokane, Washington. Cô Sonora đưa đề nghị phải có ngày lễ vinh danh cho người cha, kèm theo sau ngày Mother’s Day trọng đại dành cho những người mẹ mới công bằng.

Đọc tiếp => CÔNG CHA VÀ LỊCH SỬ FATHER’S DAY

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức 6 - GS Hồ Xưa (Hồ Nguyễn)

TU LÀ SỬA CHO TỐT


Hồ Nguyễn

        Đối với đạo Phật, TU có nghĩa là sửa, là bỏ, là chừa những thói quen tật xấu; nên Phật dạy lấy nhân quả làm nền tảng trong sự tu hành chuyển hóa từ xấu thành tốt.

        Khi chúng ta gieo nhân tốt rồi, ta còn phải cố gắng duy trì bền bỉ, bảo vệ dài lâu thì sẽ được kết quả như ý muốn trong tương lai. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải đọa vào chỗ khốn cùng, đó là một sự thật.

        Như vậy, người Phật tử chân chính phải biết sáng suốt chọn lựa nhân tốt để gieo, tránh không làm những việc xấu ác. Đó là chúng ta biết TU theo lời Phật dạy. Bước đầu TU theo Phật là qui y Tam Bảo, tức là chúng ta tạo ba chánh nhân thiện lành, tốt đẹp.

        Đó là:

        Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để giúp ta không bị u mê, tối tăm che mờ; do đó không bị đọa vào địa ngục.

        Nhân thứ hai là nhờ có lòng từ bi, thương yêu nhân loại bằng trái tim hiểu biết nên không bao giờ bị đọa vào loài quỉ đói.

        Nhân thứ ba là nhờ tư duy, quán chiếu, chiêm nghiệm, xem xét, nên ta phát sinh trí tuệ; do đó không bao giờ bị đọa vào loài súc sinh.

Đọc tiếp => TU LÀ SỬA CHO TỐT

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức 6 - GS Hồ Xưa (Hồ Nguyễn)

HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”


HỒ NGUYỄN

Nhân một lúc nhàn nhã tôi có đọc một đoạn của một tác giả ghi lại như sau:
“Tôi có việc phải đến liên hệ ở một Công ty. Cô tiếp tân trẻ, chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cần cúi chào. Tôi nói tôi có hẹn với cô Thủy sáng nay. Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô Thủy và đột ngột quay qua hỏi tôi: “Mình tên gì ạ?”.
Tôi chưng hửng. Trời! Lâu lắm rồi chưa được ai gọi mình là… mình cả! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình”. Sướng ghê ơi! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng: “Ngũ thập niên tiền…”.
Nghĩ lại cũng may. Nếu lúc đó mà mình lơ đễnh ngó đi đâu đó, dám cô kêu : “Mình ơi, mình tên gì ạ?” thì càng nguy!
Nguy thật, bởi vì chữ “mình” tiếng Việt mình phức tạp lắm!
Nhà thơ Bùi Giáng có viết:
“Mình ơi tôi gọi là nhà,
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…”.
Ngày nay, ở Việt Nam ngày nay cách gọi “mình” để chỉ đối tượng (khách mời) khá là phổ biến. Có cô nhân viên hỏi khách mời:
– Nhà mình có mấy người con ạ?
– Nhà mình có ai mắc bệnh này không ạ? Nhà mình ở có xa đây không? Hóa ra “nhà mình” không phải là nhà mình nữa mà là lại nhà người ta! Thậm chí vào quán café, lúc tính tiền, cô thâu ngân nói “Của mình sáu chục ngàn ạ!”. Nghe có “mùi” không?
Vậy “Mình” lại không phải là mình mà là người đối diện, là đối tượng, ngôi thứ hai trong cách xưng hô, là “You” trong tiếng Anh, “Toi ou Vous” trong tiếng Pháp hay “Nị” trong tiếng Hoa. Bấy giờ ngôi thứ hai đã trở thành ngôi thứ nhất rồi. Thú vị quá đi thôi!
Tôi bỗng nhớ câu thơ:

Đọc tiếp => HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức 6 - GS Hồ Xưa (Hồ Nguyễn)

THAY ĐỔI BẠN ĐỒNG HÀNH


Hồ Xưa

       Đọc những tin tức về việc Tổng Thống Donald Trump luôn thay đổi các Bộ Trưởng và Cố vấn dưới quyền liên tục, nhiều người lên tiếng chỉ trích, nhất là các cơ quan truyền thông báo chí, cho là ông Trump không thủy chung như nhứt.

       Nhưng nhiều nhà hoạt động chính trị kinh nghiệm có nói rằng: Thay đổi bạn đồng hành trên con đường chính trị đôi lúc lại là thái độ khôn khéo và kinh nghiệm của người có nhiều bản lỉnh để đối phó với từng tình huống xãy ra. Con đường chính trị luôn thay đổi, có khi an bình trật tự, có lúc phong ba bão táp, người lèo lái con thuyền hay chiếc xe đang hướng tới phải có những phụ tá giúp đỡ mình hoàn thành từng giai đoạn. Con đường chính trị luôn bị đe dọa dọc theo hai bên, cả phía trước lẫn phía sau, luôn luôn có kẻ thù, làm đúng cũng xuyên tạc chống đối, làm sai bị bươi móc, lợi dụng cơ hội đánh đấm không thương tiếc, không thể nào lường và cho yên ổn được.

       Lúc dễ dàng, bằng phẵng, những người đồng hành cùng nhau đi bộ, cùng chung nhau giữ nhịp độ các bước đi thì cần có những người có bước vững chắc, kiên tâm với mình thì mình cần có ông bạn lực sĩ đường dài A, B, C cùng nhau giữ bước cho đều.

       Khi đến một đoạn đường và thời điểm không thể đi bộ được nữa mà phải sử dụng xe hơi để cho nhanh hơn cho kịp lúc, kịp tình hình thì lúc đó người đi bộ mà không có bằng lái xe để giúp mình lèo lái đất nước qua khỏi cơn nguy khốn thì vị Trưởng đoàn hay Tổng Thống phải làm gì? Thủ Tướng chính phủ phải làm sao? Tất nhiên là phải tìm người lái xe giỏi hơn, có bằng lái, có kinh nghiệm hơn thay đổi chứ không thể sử dụng người lực sĩ đi bộ không có bằng lái xe lên lái xe cho mình được. Lúc đó những tài xế có bằng lái xe kinh nghiệm sẽ được sử dụng. Không thể trách người lãnh đạo là phản bội, bất trung, bất nghĩa, không trung thành bạn bè.

Đọc tiếp => THAY ĐỔI BẠN ĐỒNG HÀNH