Categories
Sưu Tầm

GIA TĂNG SỰ GIÀU CÓ BẰNG CÁCH CHIA ĐỀU NÓ RA


(Lụm trên mạng)

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng ᵭάпҺ trượt sinh viên nào nhưng đã từng ᵭάпҺ trượt cả một lớρ. Lớρ đó kiên quγết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội bình đẳng, không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuγệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậγ lớρ mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợρ lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớρ là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quγết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc Ϯộι, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: “Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấγ được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấρ dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !”

Cuối cùng ông tổng kết :

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không ρhải làm gì vẫn được hưởng trong khi người ρhải làm thì không được hưởng gì. Chính ρhủ không thể cho ai cái gì mà không lấγ thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấγ rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc.”

Đừng trông chờ “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra!

Sưu tầm

Categories
Sưu Tầm

VIỆN DƯỠNG LÃO : Chuyện Xưa, Chuyện Nay


175540613_10222099747736460_7498694467995077295_n

Viện dưỡng lão, nhà [cho người] già hay “nursing home” là mấy chữ khó khăn cho người nghe, nhất là những người cao niên. Không mấy ai hoan hỷ nghe hay muốn bàn chuyện viện dưỡng lão vì hình ảnh các cụ cao niên lọm khọm, cô đơn ngồi ngó trời ngó đất là một ám ảnh nặng nề. Người trẻ thì chuyện “dưỡng lão” xa vời qua, “còn lâu mới tới phiên mình”. Người già thì sợ hãi trước viễn tượng sống buồn bã, cô đơn giữa những người xa lạ. Người chưa già lắm thì xao xuyến, băn khoăn và lo âu khi phải tìm hiểu về viện dưỡng lão cho thân nhân.
Chuyện cá nhân thì riêng tư như thế nhưng chuyện cộng đồng, quốc gia thì cả một chính sách cần thiết hầu trợ giúp, chăm nom hiệu quả hơn các công dân luống tuổi, những người không còn khả năng tự chăm nom. Đại dịch Covid 19 thổi qua địa cầu, cư dân sống trong viện dưỡng lão là những người nhiễm bệnh và tử vong ở mức cao nhất. Các con số ấy đã đánh thức thế giới và nhà cầm quyền nơi nơi đã bắt đầu chú ý hơn đến viện dưỡng lão.
Tại Hoa Kỳ, khi thuốc chủng ngừa có mặt, cư dân viện dưỡng lão là những người ưu tiên trên danh sách chủng ngừa vì họ là những người dễ nhiễm bệnh lại sinh sống trong môi trường chung đụng với nhiều người khác.
Tại những quốc gia khác, cách giải quyết vấn nạn nhiễm trùng trong các trung tâm dưỡng lão sẽ nói lên phần nào tương lai của các cư dân luống tuổi sinh sống ở địa phương ấy. Sức khỏe, tính mạng của họ có được xem trọng hay không qua các chính sách y tế dành cho người già.
Mức tử vong của người già trong viện dưỡng lão do trận đại dịch Vũ Hán đã khơi dậy những bất bình từ cư dân Hoa Kỳ, và họ đòi chính quyền thay đổi chính sách kiểm soát, theo dõi hoạt động của viện dưỡng lão để trợ giúp người già đắc lực hơn, không thể để họ chết như rạ như việc đã xảy ra. Tất nhiên các vấn nạn ấy không là điều mới mẻ mà là hệ quả của những hoạt động cũ. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. Để hiểu rõ hơn, ta cần xem xét những dữ kiện từ lịch sử của viện dưỡng lão, bắt đầu từ đâu và đã diễn tiến, phát triển ra sao; các nguyên nhân nào đã thay đổi cái nhìn của xã hội về tuổi già.
Tại Hoa Kỳ, số người già tuổi 85 trở lên mỗi ngày một đông, cư dân sống lâu hơn mức liệu định của xã hội nên ta chưa có các chính sách rõ ràng hầu giải quyết các vấn nạn y tế, xã hội liên quan đến tuổi già. Người già sức lực kiệt quệ …như chuối chín cây… cần được chăm sóc cẩn thận về sức khỏe cũng như được trợ giúp trong các nhu cầu cá nhân. Có cụ cần được cho uống thuốc men hằng ngày vì không còn minh mẫn để tự sử dụng các món thuốc cần thiết. Có cụ mất cả khả năng tự tắm rửa, thay quần áo. Rất ít những cư dân luống tuổi được gia đình chăm sóc đầy đủ. Số còn lại trông nhờ vào các dịch vụ công cộng và tùy địa phương họ sinh sống, phẩm chất cũng như số lượng của các dịch vụ ấy thay đổi.
Ngày nay, viện dưỡng lão, “nursing home” hoặc “skilled nursing home”, thường bao gồm cả dịch vụ y tế, cung cấp các bữa ăn và đôi khi cả các dịch vụ giải trí để ngày tháng bớt nhàm chán. Ta lại có cả các trung tâm phục hồi, rehabilitation, dành cho các cụ luống tuổi hồi phục sau cơn bạo bệnh sau khi rời bệnh viện và trở về nhà (nhưng chưa cần mức chăm sóc tại viện dưỡng lão).
Các trung tâm chăm sóc ấy còn có cả nơi dành riêng cho những người đã bị lẫn (dementia); tạm hiểu là đủ mọi loại và mức độ chăm sóc từ trợ giúp, phục hồi đến trông nom toàn phần. Cách “phân chia” dịch vụ thành nhiều phần như thế là một kiểu mẫu làm ăn buôn bán, càng nhiều dịch vụ, mức phí tổn càng cao.
Các bài phân tích dịch vụ y tế cho ta thấy được vài điều quan trọng, sự thay đổi theo thời gian, đi ngược về lịch sử từ thế kỷ XVII.
Cuốn sách “Old and Sick in America: The Journey Through the Health Care System” của Tiến Sĩ Muriel R. Gillick, trong những năm 1600 – 1700, khi người Âu Châu chiếm lãnh châu Mỹ, họ mang theo các tập quán sinh sống kể cả việc thành lập “almshouse” tạm dịch là “nhà tế bần” [của tư nhân] dành cho những người không được chăm nom bởi thân nhân hoặc láng giềng; cộng đồng hay quận hạt, chính quyền địa phương.
Nhà tế bần không chỉ dành cho người già yếu mà còn nhận cả các trẻ mồ côi, người khuyết tật hoặc kẻ lang thang không nhà, cung cấp chỗ ở cũng như các bữa ăn.
Đến những năm 1800 – 1900, nhà tế bần là nơi duy nhất cung cấp một số dịch vụ cần thiết cho người nghèo khó, những người không thân nhân để nương tựa. Mãi đến đầu thế kỷ XX, ta mới thấy nhà “dưỡng lão” hay “old age home” ra đời tại Hoa Kỳ. Nhà “tế bần” trở thành nơi dành cho những người bệnh tật, nghiện ngập và không còn là nơi dành cho người nghèo khó nữa. Người nghèo khó, “worthy poor”, được hiểu là những người không có khả năng làm việc để sinh sống và cũng không có thân nhân để nương tựa.
Nhà dưỡng lão thuở ấy thường do các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm đồng chủng / hội ái hữu như Evangelicals, Jewish people, Germans… thành lập và điều hành vì tin rằng họ có trách nhiệm chăm sóc những người “cùng hội cùng thuyền”.
Từ đó ta có Boston’s Home for Aged Woman, Indigent Widows’ and Single Women’s Society in Philadelphia và các trung tâm chăm sóc người già khác.
Các nhà dưỡng lão này thường nhỏ, chỉ có khoảng 30-50 giường; với một lệ phí khiêm nhường, cư dân có chỗ ăn và ở nhưng đủ khả năng dọn dẹp chỗ ngủ và tự vào phòng ăn mỗi ngày.
Vào thời khủng hoảng kinh tế, thập niên 30 của thế kỷ trước, xã hội cần nhiều nhà dưỡng lão hơn nữa vì số cung thấp hơn mức cầu rất xa. Mức dịch vụ cung cấp tại nhà tế bần trở nên tồi tệ [thiếu tiền tài trợ] nên bị xã hội lên án nặng nề.
Các nhà lập pháp thuở ấy cho rằng một ngân sách khiêm nhường để chăm sóc người già sẽ tiết kiệm được các khoản tiền điều hành nhà tế bần. Từ đó, đạo luật An Sinh Xã Hội, the Social Security Act, ra đời năm 1935, bao gồm cả chương trình Trợ Giúp Người Già, the Old Age Assistance (OAA) program, tài trợ cả người nghèo không nơi nương tựa.
Để xóa bỏ nhà tế bần, chương trình OAA không trợ cấp cho người cư trú, vì vậy họ di chuyển sang các nhà dưỡng lão của tư nhân. Thấy có tiền trợ cấp từ chính phủ, các công ty buôn bán đứng ra thành lập “trung tâm dưỡng lão”, quy mô hơn, rộng lớn hơn để kiếm tiền vì có thể kiếm lời từ việc chăm sóc người cư trú hợp lệ. Nghĩa là từ “nhà” sang “viện” hoặc “trung tâm” dưỡng lão. Cách hoạt động này đánh dấu việc chính quyền tham dự vào việc điều hành viện dưỡng lão [chi tiền nên có quyền điều khiển] của các công ty / tổ chức tư nhân ngày nay.
Một thập niên sau, năm 1946, Quốc Hội ban hành Hill-Burton Act cho phép nhà dưỡng lão được thành lập / xây cất chung với bệnh viện và cho phép chính phủ kiểm soát các hoạt động ấy. Viện dưỡng lão trở thành nơi cung cấp các dịch vụ y tế [ở mức độ thấp hơn bệnh viện], tạm hiểu là viện dưỡng lão chuyển từ hệ thống an sinh (welfare) sang hệ thống y tế (healthcare) và theo các tiêu chuẩn hoạt động riêng.
Theo bà Gillick, người Hoa Kỳ trong thập niên 50 xem hệ thống y tế công cộng như bệnh viện, và viện dưỡng lão khi nằm sát bên bệnh viện cũng là một loại bệnh viện dù không có mặt bác sĩ thường xuyên.
Các trung tâm dưỡng lão liên bang sinh sôi nảy nở rầm rộ; một số chịu nhiều tai tiếng và bị đóng cửa vì kém tiêu chuẩn y tế và an toàn. Năm 1965, tu chính Medicare & Medicaid được thêm vào đạo luật Social Security Act thì việc thành lập và điều hành viện dưỡng lão trở thành một ngành kỹ nghệ, buôn bán làm ăn rầm rộ như mọi ngành kỹ nghệ khác.
Đến giữa thập niên 70 thì số viện dưỡng lão gia tăng 140% và mức buôn bán gia tăng 2000%. Số lượng gia tăng nhưng phẩm chất của viên dưỡng lão lại sút giảm. Đến nỗi các trung tâm này bị gọi là “nơi dừng chân & chết” hay “park and die facilities”. Thượng Nghị Sĩ / Dân Biểu David Pryor đã gọi viện dưỡng lão là nơi nằm giữa xã hội và nghĩa địa, “halfway houses between society and the cemetery.” Từ thời điểm này, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục kiểm soát để duy trì các tiêu chuẩn y tế áp dụng tại viện dưỡng lão.
Người nghèo khó, không có nguồn lợi tức nào khác, cư trú tại những viện dưỡng lão tài trợ bởi Medicaid. Ở đó, mỗi phòng thường có 3 – 4 giường và những chiếc tủ đứng có khóa cho mỗi người cư trú sử dụng nên phòng ốc thường chật chội. Tại những viện dưỡng lão dành cho người khá giả, thân nhân thường phàn nàn về phẩm chất dịch vụ mà họ phải trả tiền. Và khi bất bình, khách hàng thường tìm kiếm những nơi trú ngụ vừa ý hơn, tương xứng với món tiền phải trả. Nhu cầu này dẫn đến sự xuất hiện của các trung tâm cung cấp dịch vụ trợ giúp người già, assisted living vào thập niên 80; mức độ trợ giúp tùy thuộc vào sự cần thiết của người trú ngụ, từa tựa như nhà trọ và không mấy liên quan đến “y tế” như viện dưỡng lão.
Nói chung, mùi tiền bạc thu hút người buôn bán đến làm ăn qua việc cung cấp dịch vụ “trợ giúp người già”. Kỹ nghệ này cũng nhanh chóng phát triển, nhanh chóng đến nỗi nhiều tài phiệt bỏ cuộc vì mức lời lãi không như họ mong muốn: Xây cất một tòa nhà thì dễ dàng nhưng chăm sóc người cư trú trong các tòa nhà ấy là việc khó khăn; cách chủ nhà hoạt động [làm ăn buôn bán] ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của người cư trú, nhất là những người đau yếu, sức khỏe mòn mỏi, không còn minh mẫn để tự chăm sóc. Kỹ nghệ này chú trọng sức khỏe thể xác, theo tiêu chuẩn tối thiểu của chính phủ như bữa ăn, vệ sinh thân thể cho người cư trú. Để đạt đủ tiêu chuẩn chăm sóc người già, ta cần nhiều yếu tố nhất là sự hiểu biết về y tế của chủ nhà và nhân viên làm công việc chăm sóc.
Những kiểu mẫu mới bắt đầu xuất hiện, nhà dưỡng lão chú trọng đến tâm thần của người cư trú ngoài sức khỏe thể xác, con số này rất khiêm nhường, chưa mấy phổ thông.
Dù mức tử vong tại viện dưỡng lão do đại dịch Vũ Hán là một con số kinh hoàng, 170,000+ con người trên toàn quốc, viện dưỡng lão vẫn là nơi cư trú thiết yếu cho người già nghèo khó vì các trung tâm trợ giúp, assisted living facilities, không nhận chăm sóc người nghèo trong khi viện dưỡng lão, nursing home, được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ qua chương trình Medicaid.
Tính đến hôm nay, chăm sóc người già là một kỹ nghệ lớn trị giá khoảng 100 tỷ mỹ kim hàng năm, tài trợ bởi Medicaid và nguồn tài lực tư nhân. Câu hỏi khiến các nhà xã hội băn khoăn là làm thể nào để kiểm soát, theo dõi hoạt động của các trung tâm chăm sóc người già này hiệu quả hơn, tránh được các vấn nạn xảy ra trong thời đại dịch.

(Sưu tầm từ Andy Khánh @ Lydiem Vuong)

Categories
Thế Giới

Cảm ơn tổng thống Trump


 

FB Larry De King Jan. 08, 2021 

Cho đến hôm nay thì kết quả bầu cử xem như đã định đoạt. Ông Biden đã thắng trong một cuộc bầu cử tai tiếng nhất lịch sử Mỹ.

139326625_3702128773227731_5329049378192703140_n

Với 81 triệu phiếu bầu thì ông Biden bỏ xa thầy ông là Obama, trở thành vị tổng thống lừng lẫy nhất trong lịch sử, hơn cả bậc tổ phụ George Washington, Abraham Lincoln, hay Franklin Roosevelt, và xứng đáng được tạc tượng ghi công đời đời.

Nhưng thực tế có quá nhiều điều tiếng từ mọi giới. Ngoài những cáo buộc gian lận cụ thể, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nhiều nghi ngờ của máy đếm phiếu Dominion. Nhưng tất cả đều rơi vào im lặng.

Không phải tự nhiên mà có 22 tiểu bang, 12 thượng nghị sĩ, 120 hạ nghị sĩ phản đối kết quả, cùng hàng chục triệu người Mỹ đã ký tên yêu cầu kiểm phiếu lại.

Còn nhớ trong đêm ma quái 3/11 rạng sáng 4/11 đồng loạt 6 tiểu bang chiến địa đều ngưng đếm khi lượng phiếu áp đảo dành cho ông Trump, để rồi sáng hôm sau kết quả được lật ngược.

Chuyện 1 tiểu bang ngưng đếm phiếu thôi đã là hy hữu, chưa từng xảy ra trong lịch sử, thì chuyện đồng loạt 6 tiểu bang chiến địa cùng ngưng là chuyện có đáng dành cho 1 cuộc điều tra?

Lần theo lịch sử, gần 100 năm nay, ứng viên nào thắng 3 tiểu bang gay go nhất là Florida, Ohio và Iowa thì luôn luôn thắng. Rồi khi một tổng thống tái ứng cử nhiệm kỳ 2 mà có số phiếu cao hơn lần đầu cũng chưa bao giờ thua.

Ông Trump thắng cả 3 tiểu bang đó, và chiếm được 75 triệu phiếu, hơn 12 triệu so với 4 năm trước. Vậy mà ông vẫn thua. Yếu tố này có khơi dậy nghi ngờ cho dân Mỹ?

Đang khi đó, ông Biden đã gặp nhiều khó khăn trong những những vòng bầu cử sơ bộ nội bộ đảng DC, số phiếu dành cho ông rất ít. Cuối cùng phải có sự thỏa hiệp nội bộ đảng DC để ông thay cho Bernie Sanders ra ứng cử. Ấy vậy mà ông đã chiếm được 81 triệu phiếu bầu, cao nhất, lừng lẫy nhất lịch sử tổng thống Mỹ. Rồi trong các cuộc rally tranh cử của ông chỉ le hoe vài chục mạng. Lúc đó 81 triệu người này ở đâu?

It’s too good to be true. 🙂

Giá mà yêu cầu kiểm tra lại phiếu (verify) được thực hiện, và ông Biden đúng là thắng cử với số phiếu nói trên thì tôi sẽ rất vui gửi đến ông lời chúc mừng chân thành nhất, dù tôi không thuộc phe DC.

***

Thử nhìn lại 4 năm qua để thấy rằng ông Trump không bao giờ có thể thắng lần này. Dĩ nhiên ông Biden không phải là tay chơi chính, mà đằng sau là những thế lực ngầm, bọn Deep State mà trước đây mình chỉ cho là thuyết âm mưu.

 

Ông thắng cử 4 năm trước là may lắm rồi. Là do họ không ngờ, quá chủ quan, vì các thăm dò đều cho là bà Hillary 90% thắng.

.
unnamed (75)

Nhưng sau đó là gì? Ông chưa kịp nhậm chức là đã có người công khai việc đàn hặc ông.

Và chỉ vài tháng sau, kế hoạch bắt đầu với câu chuyện thần thoại mang tên Russia Collusion. Một hội đồng đặc biệt được thành lập toàn các điều tra viên và luật sư thượng thặng của nước Mỹ vào cuộc bới lông tìm vết. Họ biết là không có vụ collusion, nhưng tự tin sẽ tìm được tì vết khác để bứng ông khỏi ghế, ai mà không có “a skeleton in the closet” chứ.

Nhưng phải nói ông Trump phòng thủ quá kỹ, hoặc là quá sạch để rồi 22 tháng trôi qua họ không tìm được gì. Thua keo này bày keo khác. Kế tiếp là vụ Ukraine call quid pro quo. Lần này họ lại thất bại vì quá nôn nóng cùng 1 lý do ất ơ.

Sau đó là sự cố black lives matter. Vụ George Floyd giờ đã đi vào quên lãng sau khi đã làm xong sứ mệnh. Tháng 5/2020, một video clip được tung ra và lan tràn khắp mạng. Trong đó người ta thấy cảnh viên cảnh sát da trắng chèn cổ George, và sau đó anh này chết trên đường đến bệnh viện. Cả nước Mỹ bùng lên phong trào biểu tình đập phá, đổ lỗi cho ông Trump, cho dù chuyện này xảy ra ở tần số dầy đặc thời ông Obama.

.
6226523_060220-ewn-5am-donkeeboy-george-floyd-mural-brittaney-vid

Nhưng vài tháng sau đó, một video đầy đủ hơn được tung ra. Ở đó là 1 câu chuyện khác. George đã chống đối cảnh sát, không chịu vào xe, 2 bên giằng co rất lâu, cảnh sát không hề cố ý. George đã chết vì bệnh lý công thêm chơi ma túy. Nhưng cái clip đầu tiên đã cắt đi phần đầu này. Cả thế giới mắc mưu, tôn George lên hàng thánh tử vì đạo. Hàng chục triệu người trên thế giới thương tiếc tiển đưa, và chỉa mũi dùi vào ông Trump.

Rồi kế tiếp là dịch covid tràn đến từ china. Đây là cơ hội vàng, phe DC tha hồ đổ lỗi cho ông, dù trước đó ông đã ra lệnh cấm travel từ china và bọn chúng thi nhau chửi bới ông là bài ngoại cực đoan. Bà Pelosi còn xuống tận phố tàu San Francisco kêu gọi mọi người đừng sợ, đừng nghe lời Trump.

Bọn truyền thông dòng chính MSM thì khỏi bàn, chính chúng từng chửi ông là tung tin đồn nhảm, con covid không đáng sợ. Nhưng sau đó nuốt lời, quay lại tấn công ông.

Với bọn này thì tin xấu về ông sẽ được mở hết công suất. Còn tin tốt của ông sẽ bị bóp méo thành xấu, còn làm không được thì dìm đi. Mỗi lời ông tweet ra đều bị chúng bâu vào mổ xẻ chửi bới, cười cợt bằng thích.

2 thằng ku mác (facebook) và ku jác (twitter), cộng thêm thằng ku gốc Ấn sundar pichai (google) lao vào đấm bồi, thi nhau kiểm duyệt, treo tài khoản của ông, nhưng miệng thì luôn chửi rằng ông là kẻ độc tài. 🙂

Đang khi đó chúng lại cúi đầu trước china, chặn và khóa luôn tiếng nói của những người bất đồng chính kiến ở VN theo yêu cầu của chính quyền độc tài.

***

Nói tóm lại, Trump là vị tổng thống bị đối xử bất công nhất lịch sử. 4 năm của ông không bao giờ thôi sóng gió. Ấy vậy mà ông lại có bảng thành tích lừng lẫy nhất, Ngoài những thành tích chói sáng về kinh tế, ông đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực đối ngoại.

Thời của ông lính Mỹ hy sinh ít nhất, mà thế giới lại hòa bình nhất. Ku Ủn Bắc Hàn không còn hung hăng ăn vạ, Mỹ không phải tốn 1 xu. Iran không còn hung hăng. Đặc biệt hòa bình Trung đông đang ló dạng sau hàng chục năm máu chưa bao giờ ngưng đổ ở miền đất dữ này. 2 dân tộc Do thái và Ả rập đã ngồi xuống bắt tay nhau hứa hẹn chung sống hòa bình.

Đây là 1 kỳ tích chưa đời tổng thống Mỹ nào dám mơ đến, vậy mà bọn bất lương MSM cố tình lờ đi.

Ông là 1 bất ngờ thú vị của lịch sử khi một tay ngang lên làm tổng thống mà lại đạt nhiều thành tích trong điều kiện bị chống phá khốc liệt, bị đối xử bất công nặng nề. Bọn MSM với hơn 90% sức mạnh truyền thông ngày ngày bôi nhọ ông, kết hợp với bọn big tech và cả big pharma cũng thông đồng đốn ông cho chết thì thôi.

Bù lại, ông là tổng thống được nhiều dân Mỹ yêu mến nhất. Con số 75 triệu phiếu dành cho ông là một thách thức lớn cho chính quyền mới. Ông cũng là vị tổng thống đảng CH chiếm nhiều phiếu bầu của người da đen và Hispanic nhất, mặc cho bọn MSM bất lương ngày ngày tố cáo ông là kỳ thị, ủng hộ thượng tôn da trắng.

Nhiều người bảo ông chơi trò dân túy, tức có tính mị dân. Điều này sai hoàn toàn. Các hình thức mang tính dân túy là sở trường của đảng DC, thông qua chương trình trợ cấp rộng rãi cho người nghèo bằng food stamps và hiện kim. Còn xu hướng CH chủ trương tạo công ăn việc làm, khuyến khích dân đi làm để tự lo thân hơn là chờ vào trợ cấp.

4 năm trước, dân Mỹ quá chán ngán các chính khách chuyên nghiệp nên đã chọn 1 kẻ ngoại đạo là ông Trump. Dĩ nhiên có rất nhiều người nghi ngờ về năng lực. Nhưng sau 4 năm làm việc, một số đông người trước đây không thích ông đã quay sang ủng hộ ông, bởi họ nhìn được những thành quả mà ông đem lại cho nước Mỹ. Dân Mỹ không ngu để dễ bị dụ như các bạn tưởng. May là những người Mỹ này không đọc CNN, NYT, WaPo…, nên không bị ngộ độc. 

Tuy vậy, cũng có không ít kẻ ghét ông. Ghét đến thậm tệ, thù ông còn hơn cả câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật chờ ngày báo thù. Mà ông có gây thù oán với họ chi mô, nhất là những người trong nước, có khi suốt đời chưa 1 lần đặt chân đến Mỹ 🙂 . Ông cũng chả hại gì đến nước Việt, nếu không nói là giúp họ tự tin hơn khi đối phó với china.

Dù gì thương hay ghét đều là tự do cá nhân bất khả xâm phạm. Người ghét ông cứ chửi bới lăng nhục ông thoải mái. Nhưng làm ơn đừng nhân danh DÂN CHỦ nha. Như anh Trịnh Hội vừa rồi, sau sự cố Capitol Hill bị người biểu tình tấn công, anh nhanh chóng đổ lỗi cho Trump, bảo ông là thằng lưu manh, rồi giận tím mặt, đến mức hủy kết bạn tất cả những ai ủng hộ Trump, vì không biết đến dân chủ căn bản. 😀

Nhưng Hội quên là 4 năm trước, khi Trump thắng cử minh bạch 100 lần hơn cuộc bầu cử này, phe Hilary bị shock nặng, dù không 1 lý do chính đáng, đã có biểu tình bạo động trên 52 thành phố của nước Mỹ. Nhiều cửa hàng bị đập phá cướp bóc. Lúc ấy Hội ở đâu? Hội có cho là bà Hilary lưu manh không?

4 năm thì hơi lâu, chắc Hội tánh mau quên. Mới mấy tháng trước thôi, khi bọn BLM biểu tình đập phá khắp nước Mỹ, ông Obama lên tiếng kêu gọi phải biểu tình mạnh hơn nữa để làm áp lực lên chính phủ. Mà biểu tình của BLM Hội biết rồi, lúc nào mà không có kèm theo đập phá cướp bóc. Hội còn nhớ không? Và Obama có là kẻ lưu manh theo định nghĩa của Hội?

4 năm trước ông Trump thắng cử thì Hội ko công nhận, đòi bỏ nước Mỹ mà đi 🙂 . Dân chủ của Hội là loại dân chủ THƯƠNG – GHÉT. Thương thì đích thị là dân chủ rồi, còn ghét thì 100 lần không. 🙂

Đã vậy Hội lại còn hăm hủy kết bạn với những ai suy nghĩ khác mình. Đây là phản ứng của loại dân chủ trẻ con chưa trưởng thành.

Nói cho Hội nghe, những người biểu tình hôm nay có lý do rất chính đáng chứ không phải những lý do vu vơ như bọn BLM hay Antifa biểu tình đập phá vô lối mà Hội chưa bao giờ hé răng nói 1 lời cho công đạo.

Nói tóm lại, thù ghét Trump là quyền cá nhân, từ trước tới nay tôi luôn luôn tôn trọng. Có không ít bạn bè tôi ghét Trump, nhưng chúng tôi không vì thế mà từ mặt nhau.

Cứ chửi bới nguyền rủa ông thoải mái, nhưng làm ơn, làm ơn đừng nhân danh dân chủ, nghe khắm lắm. Còn nữa, lại còn có khi chửi luôn những người ủng hộ ông. Cái này là dân chủ quá đà, không chịu được người khác chính kiến, như nhóm của anh nhà báo Huy Đức vậy. Loại dân chủ này mình đặt tên là dân chủ thịt chó mắm tôm, chỉ giỏi ác với Trump, còn rất hèn với Trọng.

Đặc biệt, tên tổng thống “lưu manh” mà Hội đang thù ghét lại vừa được viện thăm dò Gallup khá uy tín cho kết quả ông là nhân vật được ngưỡng mộ nhất (Most Admired Man) của năm 2020, qua mặt cả thần tượng Obama của Hội luôn đới. Còn Biden chỉ có đứng xa mà nhìn thôi.

Thế mới biết ngọn lửa hận thù có sức tàn phá ghê gớm, nó có thể biến một tâm hồn hiền lương thành hung hãn, độc ác.

***

Dĩ nhiên 8 năm thì tốt hơn nhưng 4 năm vừa qua của ông Trump với mình cũng là quá đủ. Ông đã đem lại một sắc thái mới, độc đáo, thú vị trong dòng chảy chính trị phải đạo, sáo mòn của Mỹ. Từ đây, 4 năm của ông sẽ được đem ra so sánh, đối chiếu với những đời tổng thống sau này.

Với mình, ông có nhiều cái dở, không khéo léo chính trị, đôi khi gây thù chuốc oán một cách không cần thiết. Chính trị của ông như quản trị một công ty, với thước đo là năng lực, lòng nhiệt thành và hiệu quả công việc.

Nhưng chính trị không hẳn vậy, chính trị đôi khi phải ma giáo, thỏa hiệp, kể cả xuống tay thâm hiểm, tàn độc để đạt mục đích. Vô độc bất trượng phu là vậy. Và ông không có những kỹ năng đó.

Dù vậy, cá nhân mình vẫn thích cung cách chính trị nghiệp dư, lấy kết quả làm thước đo, hơn là những chính trị gia lão luyện, có khi mòn cả gối, toét cả miệng để leo lên các nấc thang trên cao. Nói thì như thánh, hứa thật nhiều, làm như cái lon.

Những kẻ này làm mình liên tưởng đến bọn hoạt động đoàn, đảng rồi ngoi lên làm cán bộ dù bất tài, đang đầy rẫy ở trong nước, điển hình là tên Nguyễn Thành Tài và Tất Thành Cang.

***
51975512_720074838410766_5791697084360949760_n

Xin chân thành cảm ơn tổng thống Trump qua 4 năm sóng gió, đã để lại một di sản không hề tệ. Phần đánh giá này xin dành cho các sử gia sau này.

Ông không còn là tổng thống, nhưng vẫn là một tỷ phú có đời sống vương giả cùng vợ đẹp con ngoan. Mong là ông an hưởng hạnh phúc gia đình.

Ông còn là niềm cảm hứng để cá nhân tôi tìm hiểu về chính trị Mỹ, biết được một bộ mặt khác của nước Mỹ, nơi có hàng chục bạn bè thời tỵ nạn của tôi đang của tôi đang vui sống.

Với các bạn yêu mến Trump, mình hiểu nỗi thất vọng của các bạn, nhất là khi cuộc bầu cử này có quá nhiều khuất tất. Đây cũng là lý do chính để mình viết bài này. Chính trị là thế, không phải phe mình lúc nào cũng thắng. Hãy hành xử cao thượng. Dĩ nhiên các bạn có quyền phản biện, nhưng hãy nhắm vào các chính sách của tổng thống, những bất công, vô lý, hơn là đi vạch lá tìm sâu, đặt điều, bóp méo thông tin để tấn công chửi bới cá nhân như bọn báo chí thổ tả MSM đã từng làm với ông Trump.

2 wrongs don’t make a right. Đó là sự khác biệt giữa ta và họ.

Và trên hết, quyền yêu mến tổng thống Trump vẫn còn nguyên vẹn, và bất khả xâm phạm. Không ai cấm các bạn tiếp tục yêu mến và ủng hộ ông Trump trong những ngày sắp tới cả.

Cũng nhờ ông Trump mà chúng ta đã kết nối, đồng cảm, và trở thành những người bạn dễ thương. Có phải vậy không?

*** 

Thế giới giờ đã chuyển sang cuộc cờ mới. Ai sẽ vui còn ai phải gặm nhấm nỗi buồn lo?

Có lẽ giờ này ở Trung Nam Hải, cạnh Cấm Tử Thành, Tập hoàng đế đang mở Mao đài tửu ngàn năm, bu quanh là đàn cung nữ, để ăn mừng cuộc bất chiến tự nhiên thành này. Đối thủ khó gặm nhất đã bị hạ bệ bởi chính họ, có còn trở lực nào cho những tham vọng sắp tới? 2 cha con ông Biden từ lâu đã nằm trong túi ta rồi, không còn gì phải lo.

Cuộc thương chiến sẽ chấm dứt, các công ty china tiếp tục bành trướng, huawei, ZTE sẽ tăng trưởng mạnh, các viện khổng tử rất có thể trở lại các trường đại học Mỹ, sinh viên china sẽ tiếp tục tràn sang, lẫn trong đó là nhiều bọn gián điệp.

Thứ nhì là tên biến thái Hunter Biden. Nổi ám ảnh ông Trump thắng cử đồng nghĩa với việc hắn rất có thể phải đi gỡ lịch đã qua. Bây giờ vẫn tiếp tục ăn hút, gái gú thôi, nhưng kín đáo hơn là được. Đừng ngáo đá lần nữa rồi bỏ lại cái laptop nha. Lịch sử không lặp lại 2 lần.

Thứ đến là Iran, chắc họ đang mở đại tiệc ăn mừng và cười cợt kẻ thù ngàn năm là Trump, người đã tước mạng của viên tướng lừng lẫy nhất của quốc gia này, và là bậc thầy của chiến tranh khủng bố, môn võ công lợi hại của Iran. Mối thù này sẽ được thương lượng hậu hỉ với chính quyền mới.

Bên kia bờ Thái bình dương lại là câu chuyện khác. Hong Kong sẽ sớm sát nhập với china thôi. Những phản ứng của dân HK sẽ bị dập tắt bằng bạo lực, và chính quyền Biden sẽ phản đối chiếu lệ.

Dân Xứ Đài lại trở về mối lo thường trực. Mấy năm qua danh phận xứ này đang lên như diều trên trường quốc tế nhờ ủng hộ rất mạnh của chính quyền Trump. Nay thì chấm hết. china sẽ trở lại thói ỷ mạnh hiếp yếu, và vẫn vậy, chính quyền Biden sẽ phản đối chung chung.

Cuối cùng là Việt Nam. Các tàu thăm dò của china sẽ trở lại hải phận VN, các ngư dân miền trung sẽ tiếp tục bị bách hại. Việt Nam sẽ tiếp tục quan ngại, và chính quyền Mỹ kêu gọi 2 bên tự chế cho phải đạo chính trị.

Trên đây là những phán đoán cá nhân của mình dựa vào trường phái chính trị thân thiện với china của đảng DC. Năm 2011 quyển Death by China của giáo sư Peter Navarro ra đời, cất lời cảnh báo về con rồng đỏ đang lên và ngày càng nguy hiểm. Nhưng chính quyền Obama đã không quan tâm. Ông còn tại vị cho đến 5 năm sau đó với nhiều chính sách thân thiện với china. Mãi cho đến 2016 ông Trump mới bắt đầu cuộc chiến khốc liệt với rồng đỏ như các bạn đã chứng kiến.

Dĩ nhiên là phán đoán này có thể sai, và mình mong là mình sai 100% càng tốt.

PS:
Công việc mình ngày càng nhiều áp lực, mình không còn đủ thời gian viết, và một phần cũng chán thằng ku mác về thói mất dạy của hắn.

Mình chỉ là tên làm công ăn lương, phải lo chu toàn công việc trước, bằng không bị đuổi thì buồn lắm. Nên sắp tới mình sẽ không chơi facebook nữa. Tuy vậy các bạn bè thân thiết vẫn có thể liên lạc với mình qua messenger.

Thân ái.
Larry De King 

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

NHỮNG CON TƯƠNG CẬN… ĐANG PHÁ TANH BANH NƯỚC MỸ !


(Coi để cười vui. Just for fun !)

NHỮNG CON TƯƠNG CẬN… ĐANG PHÁ TANH BANH NƯỚC MỸ !

People who Resemble animals are destroying USA !

(Coi để cười vui. Just for fun ! Hahaha !)

(Hình lụm – Nhớ bấm vào từng hình)

Joe Biden – US President by fraud
Kamala Harris – US Vice President by fraud
Kamala Harris – US Vice President by fraud
Nancy Pelosi
Bernie Sander
AOC
AOC

(Hình lụm)

Posted FB Azalea Vu Feb. 21, 2021

Trở về =>  Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea  –  

HOME