Đôi bông tai “Copy”

Tôi từ thùng thư bước vào nhà vợ tôi hỏi:

-Có thư gì quan trong không anh?

-Chỉ có mấy tờ quảng cáo. Nhưng mà có thư đám cưới của anh Toản gả con gái ảnh lấy chồng.

-Anh Toản có con lớn gả cưới rồi sao?

-Ảnh nay gần 50 thì con gái rượu của vợ chồng ảnh cũng ít nhất 20 tuổi rồi còn gì!

Vợ tôi có vẻ chùng:

-Lễ cưới chừng nào?

-Tháng này chúa nhật 28 tây.

Bà xã lo lắng:

-Nghĩa là còn 3 tuần nữa?

-Ừ!

Bà xã có ý chần chừ:

-Đi dự đám cưới mà tôi coi lại không có gì đi coi cho được anh à!

-Không được là sao?

Yến Hằng vợ tôi giãi bày:

-Á0 dài thì có rồi áo trắng bông hoa đào cũng ổn, bận với cái quần lảnh trắng coi cũng sang. Nhưng tai thì trống trơn coi không được chút nào.

Tôi an ủi:

-Mình có gì thì trang điểm cái đó có sao. Gia đình Toản biết mình không sang giàu gì thì có chê khen gì đâu miển là mình có tấm lòng với anh chị là được rồi!

Bà xã vẫy nẫy:

-Anh là đàn ông thứ gì cũng được. Em là phụ nữ đi ra đường mà không đẹp không sang bị người ta chê cho mình coi. Thiên hạ còn chê anh không  chăm lo cho vợ nữa là khác.

Sau cái hôn nhẹ lên đôi má vợ mình tôi nói theo nàng:

-Em cũng có phần đúng. Theo em mình làm sao cho mình đẹp mình sang nè?

Bà xã ngả đầu vào vai tôi ngước mắt nhìn mặt chồng:

-Cám ơn anh hiễu được ý em. Em muốn nói với anh là em qua mượn đôi bông hột soàn 4 ly của chị Tuyết đeo đi đám cưới được không bồ?

Chồng xoa vai vợ chiều ý:

-Được lắm chớ! Vợ muốn là trời muốn mà!

Suốt ngày hôm đó vợ tôi vui lắm đi tới vòng lui trong nhà ca hát véo von như chim non chíu chit trên cành hứa hẹn một buổi sáng ban mai rực rỡ.

Đám cưới con của vợ chồng anh Toản giản dị, chỉ mời khách là bạn bè thân thuộc,  phí tổn đám cưới vừa tầm mức. Dàn nhạc Karoke khách tham dự ghi tên ca hát rất vui. Người nhạc cổ. kẽ tân nhạc. Bầu không khí vui nhộn. Cụng ly tưng bừng vui vẻ.

Về nhà vợ tôi khoe:

-Trong tiệc em là phụ nử đẹp nhất đó anh. Anh là chồng em có hảnh diện không?

Tôi nheo mắt ngưỡng mộ:

-Vợ tôi thì còn ai đẹp hơn!

Không biết sao vợ tôi vào phòng thay quần áo khi ra phòng ngoài ngồi vào bàn ăn sụ mặt. Con gái cưng mời nàng ly sâm bữu lượng mẹ nó cũng không cầm lên cho con vui. Đi cưới về nhà  khoe  với chồng nàng đẹp nàng sang sao bây giờ lại sầu muộng như thế? Tôi hỏi nàng một mực không nói và cứ gục mặt lên tay khoanh tròn mà khóc.  Tôi tự hỏi mình có làm điều gì phật ý nàng không, quả nhiên là không có vì sau tiệc cưới tôi chở xe đưa vợ  về nhà nàng cười vui vẻ, kể chuyện về phụ nữ đẹp phải thế này thế nọ nào là gắn đồ trang sức phải biết chọn lựa thứ nào hợp với mình. Phấn đánh mặt phải phơn phớt nhẹ nhàng cho có vẻ tự nhiên. Yến Hằng còn đóng góp thiết thực là phụ nữ phải có tánh nhu mì, ngôn ngữ nhẹ nhàng mềm mõng vân vân và vân vân.

Thời gian này khác với trước đây nhiều. Trước vui vẻ bao nhiêu giờ thì buồn bã bấy nhiêu. Đã buồn mà lại có vẻ xa lánh không chuyện trò gì với tôi. Khác với lúc trước mỗi tối ở phòng khách Yến Hằng hay bàn bạc hoặc kể chuyện vui cho gia đình chồng vợ con cái cười vui. Gia đình tôi rất là hạnh phúc trong một “Căn nhà tranh hai quả tim nghèo”

Rồi một ngày kia tôi đi làm về nhà không thấy vợ tôi đâu nữa. Tôi đợi Yến Hằng về chẳng thấy nàng về. Một ngày, một tháng đến một năm , hai năm, ba năm vắng bóng nàng trong căn nhà hạnh phúc.

Sau này tôi mới rõ Yến Hằng đã tự tử chết rồi!

Cái chết đến với nàng là vì nàng xấu hổ. Thẹn mình và nhục nhã bản thân mà nàng hũy mình kết liễu cuộc đời. Trời ơi! Nếu không có đám cưới con của anh Toản. Không có vấn đề mượn đôi bông hột soàn chị Tuyết để “Phụ nữ trang điểm”  thì đâu xảy ra chuyện vợ  tôi quyên sinh!

Sau này tôi rõ khi đám cưới xong vợ tôi tháo đôi bông tai hột soàn đem trả cho bạn. Nhưng coi lại mới hay lúc chót giây phút nhảy đầm trước khi tan hàng nàng mới hay đôi bông sút chấu rớt mất. Nàng không cho tôi biết việc đánh mất sợ tôi buồn hay lý do nào khác. Phần sợ nói ra bạn không tin và tự ý đi làm chuyện “Bán thân” để có đủ tiền mua lại chiếc bông tai trả cho bạn. Nàng nghĩ làm như vậy mọi việc sẽ êm suôi nhưng mọi việc vỡ lẽ điên rồ vì đến nơi mới biết người bạn đã đưa chiếc hột soàn cho mượn là nữ trang giả.

Cũng cái tội “Nghèo không dám nhận minh nghèo”  mà lại “Đỏm” với thiên hạ. Tánh lòe loẹt se sua quần áo sang trọng, khoe khoang châu báo vàng ngọc những thứ trong nhà không có phải mượn bạn bè.

Bị đánh mất không có “Hàng” trả lại. Vì danh dự,  muốn giữ uy tín, làm việc sằng bậy, bây giờ lại thêm một phạm tội khác là dấu chồng  âm thầm làm nghề “Vợ người ta” cái nghề bị xã hội khinh rẻ. Trong giây phút đối diện lương tâm thấy ra việc làm tồi bại ; vì thiếu tự chủ  Yến Hằng đã quyên sinh xa lánh tiếng thị phi của người đời.

Trần Đông Thành