Categories
Uncategorized

PHỤ NỮ


248352395_1097090784369519_5861401656653013413_n

Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố cực khó. Thời hạn trả lời là một năm, nếu không giải được câu đố thì Arthur sẽ phải chết.

Câu đố là: “Người phụ nữ thật sự muốn gì?”

Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng bó tay, nên với Arthur quả là một thử thách quá lớn, nhưng như vậy vẫn có cơ hội sống hơn là bị giết, Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.

Khi trở về nước Anh, nhà vua hỏi tất cả mọi người – từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Cuối cùng, mọi người khuyên vua là nên đến hỏi mụ phù thuỷ già, có lẽ chỉ còn mụ ta mới có thể giải được câu đố hóc búa này.

Những ngày cuối năm cũng đã tới gần, Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Mụ ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Garwain – hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn tròn, người bạn thân nhất của nhà vua.

Arthur thất kinh. Mụ ta vừa xấu vừa bẩn thỉu, ngài chưa từng thấy ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.

Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng: sự hy sinh này của chàng làm sao có thể so được với huyết thống Hoàng gia, sự tồn tại của Hội Bàn tròn và Vương quốc Anh. Chàng hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân, và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.

Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.

Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa giải được một chân lý. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng và cho Arthur khỏi án tử hình.

Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ: tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên, chàng hiệp sĩ Garwain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.

Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái đẹp tuyệt trần đang nằm đợi chàng.

Cô từ tốn giải thích: Bởi vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng một mụ phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, cô sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà suốt 12 tiếng trong một ngày. Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay là ban đêm.

Garwain bắt đầu cân nhắc: “Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng vào ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần”.

Cuối cùng, Garwain đáp:

– Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được!

Câu trả lời tất nhiên làm cho phù thuỷ hài lòng và nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng.

Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.

Cuối đời, hiệp sĩ Garwain thường dặn dò con cháu:

– Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy.

Lời bàn:

• Bạn muốn biến đàn bà thành phù thuỷ hay biến phù thuỷ thành đàn bà? Là do thái độ và cách đối xử của bạn với đàn bà, bạn sẽ tạo ra Hạnh phúc như bạn mong muốn.

• Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại, hằn học cho đi sẽ gieo mầm quả đắng.

Sưu Tầm

Categories
5 – Sưu Tầm

NGƯỜI ĐẶT TÊN CHO ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN TRƯỚC 1975….!


( Đình Trực )

Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.

Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín…

Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức…!

244415601_4412231685519190_3509765354419299711_n

Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn.

Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu….!

Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nhiệm vụ này được giao cho Phòng Hoạ Đồ.
Sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông Ngô Văn Phát đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành toàn bộ danh sách tên các con đường và đã được chấp thuận trong sự nể phục…!
Các con đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang, mạch lạc với sự cân nhắc, đánh giá, bao gồm cả công trạng từng anh hùng, phù hợp với địa thế và các dinh thự đã có sẵn từ trước… Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa có tình vừa có lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Phải là một con người có tâm, có tầm mới nghĩ ra và đặt tên cho hay, ý nghĩa, phù hợp với lòng người…!
-Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng mơ ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
-Đường đi ngang qua Bộ Y Tế (xưa) thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
-Đường De Lattre De Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, vì đi ngang qua Pháp Đình. (Toà án xưa).
-Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh (Ủy ban Nhân dân Thành phố nay) đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị Anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của Ngài-Nguyễn Huệ.
-Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-Đường Phan Thanh Giản nằm gần đường Phan Liêm, Phan Ngữ là hai người con Ông, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẩn tiết…!
-Ông Cao Thắng một chuyên gia làm súng chống Tây thì “được” ở gần 2 Nhà kháng chiến: Nguyễn Thiện Thuật và Phan Đình Phùng.
-Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công trạng dựng nước, giữ nước của các Ngài.
-Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho vua Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn, được nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi. Như Quân và Thần xưa kia…!
-Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số người dân là người Hoa cư ngụ nên gắn liền với họ.
-Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, để ghi nhớ những chiến công, các trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
-Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Đó là Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý vì cả ba đều là văn thi sĩ nổi danh…
•Năm 1957, ông Ngô Văn Phát có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn. •Năm 1964 với chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn).
•Cùng năm này ở Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề “Nguyễn Du et La Métrique Populaire” (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyên Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
•Những năm 1970, ông được mời thỉnh giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ngoài ra, hầu hết những con đường khác ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn đều do Ông và đồng sự đặt ra…
*TÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG Ở SÀI GÒN-GIA ĐỊNH VÀ CHỢ LỚN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975….
•Bùi Chu > Tôn Thất Tùng.
•Chi Lăng > Phan Đăng Lưu.
•Công Lý > Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
•Cộng Hòa > Nguyễn Văn Cừ.
•Cường Để > Tôn Đức Thắng.
•Duy Tân > Phạm Ngọc Thạch.
•Đoàn Thị Điểm > Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
•Đỗ Thành Nhân > Đoàn Văn Bơ.
•Đồn Đất > Thái Văn Lung.
•Đồng Khánh > Trần Hưng Đạo B.
•Gia Long > Lý Tự Trọng.
•Hiền Vương > Võ Thị Sáu.
•Hồng Thập Tự > trước là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nay là Nguyễn Thị Minh Khai.
•Huỳnh Quang Tiên > Hồ Hảo Hớn.
•Lê Văn Duyệt (Gia Định) > Đinh Tiên Hoàng.
•Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) > Cách Mạng Tháng 8.
•Minh Mạng > Ngô Gia Tự.
•Ngô Tùng Châu > Nguyễn Văn Đậu.
•Ngô Tùng Châu (Sài Gòn)> Lê thị Riêng.
•Nguyễn Đình Chiểu > Trần Quốc Toản.
•Nguyễn Hoàng > Trần Phú.
•Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) > Thích Quảng Đức.
•Nguyễn Huỳnh Đức > Huỳnh Văn Bánh.
•Nguyễn Minh Chiếu > Nguyễn Trọng Tuyển.
•Nguyễn Phi > Lê Anh Xuân.
•Nguyễn Văn Học > Nơ Trang Long.
•Nguyễn Văn Thinh > Mạc Thị Bưởi
•Nguyễn Văn Thoại > Lý Thường Kiệt.
•Pétrus Ký > Lê Hồng Phong.
•Phạm Đăng Hưng > Mai Thị Lựu.
•Phan Đình Phùng > Nguyễn Đình Chiểu.
•Phan Thanh Giản > Điện Biên Phủ.
•Phan Văn Hùm > Nguyễn thị Nghĩa
•Phát Diệm > Trần Đình Xu.
•Sương Nguyệt Ánh > Sương Nguyệt Anh.
•Tạ Thu Thâu > Lưu Văn Lang.
•Thái Lập Thành (Phú Nhuận) > Phan Xích Long.
•Thái Lập Thành (Q1) > Đông Du.
•Thành Thái > An Dương Vương.
•Thiệu Trị > Nguyễn Văn Luông.
•Thoại Ngọc Hầu > Phạm Văn Hai.
•Thống Nhất > Lê Duẩn.
•Tổng Đốc Phương > Châu Văn Liêm.
•Trần Hoàng Quân > Nguyễn Chí Thanh.
•Trần Quốc Toản > 3 Tháng 2.
•Trần Quý Cáp > Võ Văn Tần
•Triệu Đà > Ngô Quyền.
•Trịnh Minh Thế > Nguyễn Tất Thành.
•Trương Công Định > Trương Định (cả Đoàn Thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
•Trương Tấn Bửu > Trần Huy Liệu
•Trương Minh Ký > Lê Văn Sĩ.
•Trương Minh Giảng > Trần Quốc Thảo.
•Tự Đức > Nguyễn Văn Thủ.
•Tự Do > Đồng Khởi.
•Võ Di Nguy (Phú Nhuận) > Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
•Võ Di Nguy (Sài Gòn) > Hồ Tùng Mậu.
•Võ Tánh (Phú Nhuận) > Hoàng Văn Thụ.
•Võ Tánh (Sài Gòn) > 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh.
•Yên Đổ > Lý Chính Thắng.

**Ông mất vào năm 1983 tại Sài Gòn hưởng thọ 73 tuổi…!

Một con người uyên bác, trí thông, học thức như ông vừa có Tâm, có Tầm, có Tài, có Đức đáng được người sau ngưỡng mộ và tri ân…!

(Đinh Trực sưu tầm)

Categories
6 - Trang lượm lặt

Bác sĩ Mỹ thí nghiệm thành công ghép thận heo cho người October 20, 2021


246888565_2130717323784390_6959119921683613375_n

NEW YORK, New York (NV) – Lần đầu tiên một trái thận (cật) của heo đã được ghép cho người, và hoạt động được, mà không ngay lập tức bị hệ thống miễn nhiễm của người chống lại, một điều có thể là bước tiến rất lớn để giúp giảm bớt sự thiếu hụt nội tạng của người để ghép cho các bệnh nhân đang mòn mỏi chờ đợi đến lượt mình.

Bản tin của CNN hôm Thứ Ba, 20 Tháng Mười nói rằng, cuộc thử nghiệm được thực hiện tại bệnh viện NYU Langone Health ở thành phố New York, trong đó sử dụng thận của một con heo đã được biến đổi gene, để không còn phân tử khiến có phản ứng chống trả ngay lập tức từ cơ thể người.
Người được nhận trái thận này là một bệnh nhân bị chết não và đang có các chỉ dấu suy thận. Gia đình của nữ bệnh nhân này đồng ý cho phép tiến hành cuộc thử nghiệm trước khi tháo gỡ máy trợ sinh, theo các chuyên gia tham dự cuộc thí nghiệm.
Trong suốt ba ngày, trái thận mới này được nối vào các mạch máu của bệnh nhân và được giữ bên ngoài cơ thể người này, giúp các nhà nghiên cứu có thể xem xét tình trạng của thận.
Bác sĩ ghép thận Robert Montgomery, cũng là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói rằng kết quả thử nghiệm cho thấy trái thận này “hoạt động bình thường, cho ra số lượng nước tiểu như trông đợi,” và không thấy có phản ứng chống trả mạnh mẽ của cơ thể như khi ghép thận heo chưa được đổi gene cho các con khỉ.
Bác Sĩ Montgomery cũng cho hay, lượng creatinine bất bình thường trong cơ thể bệnh nhân, vốn là chỉ dấu cho thấy thận không làm việc, đã trở lại bình thường sau khi được ghép thận heo.
Các nhà nghiên cứu từ vài thập niên qua đã xem xét việc dùng nội tạng thú vật để ghép cho người, nhưng luôn bị cản trở bởi phản ứng bác bỏ của hệ thống miễn nhiễm cơ thể.
Tại Mỹ, có khoảng 107,000 người hiện đang chờ được có cơ hội được ghép nội tạng, với hơn 90,000 trong số này chờ được có trái thận, theo tổ chức United Network for Organ Sharing. Thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận là ba năm.
Con heo dùng trong cuộc thí nghiệm đã được nhóm Revivicor thuộc công ty United Therapeutics Corp tạo thành.
Con heo đã biến đổi gene này được FDA chấp thuận hồi Tháng Mười Hai năm 2020 để dùng làm thức ăn cho người bị chứng dị ứng với thịt và cũng có thể được dùng trong các cuộc nghiên cứu giúp cho người.
Cơ quan FDA nói rằng các sản phẩm y tế từ các con heo loại này vẫn cần phải có giấy phép đặc biệt từ FDA trước khi được dùng trên con người.
Các nhà nghiên cứu nói sản phẩm từ con heo loại này có thể là nguồn cung cấp mọi thứ, từ van (valve) tim cho tới da dùng ghép cho người.
Bác Sĩ Montgomery nói cuộc thử nghiệm ghép thận này có thể mở đầu cho việc thử nghiệm trên các bệnh nhân bệnh thận trầm trọng, trong một hay hai năm tới.

Tuy nhiên, việc sử dụng nội tạng của thú vật cho người có thể gặp nhiều chống đối, gồm cả về mặt y đức và đạo đức. (V.Giang)

Categories
5 – Sưu Tầm

BÀI DIỄN VĂN HAY NHẤT


29101338_600044230348743_6377197450037297152_n

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta.

Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành.

Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.

Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.

Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ.

245917300_4679437985411808_3886769926003087374_n

Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

Georges Graham Vest (1830-1904)

(Trên đây là diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.)

Sưu Tầm

Categories
Chuyện ngắn

Chỉ một chút bất cẩn..!!???


bup-be-va-hoa-hong

Tôi vội vã chạy tới một cửa hàng bách hóa để quơ đại vài món quà Giáng Sinh vào giờ cửa tiệm sắp đóng. Nhìn đám người ùn lên phía trước, tôi vừa bực bội với sự trễ nải của mình vừa cố gắng xấn xổ vượt qua được đám đông chen chúc trong cái gian hàng đồ chơi trẻ con này. Giá mà tôi lăn kềnh được ra đây, ngủ thiếp đi, tỉnh dậy để phát hiện ra rằng ngày Lễ Giáng Sinh đã qua rồi thì hay biết mấy!

Bỗng nhiên, tôi nhận ra tiếng của chính tôi đang lẩm bẩm đọc giá tiền những món đồ chơi bày trên kệ và tưởng tượng cảnh mấy đứa cháu được ôm những món đồ chơi đó trong lòng. Thuận chân, tôi tiến về khu bán búp bê. Phía xéo với tầm mắt, tôi thấy một em bé trai trạc 5 tuổi đang ôm một con búp bê xinh xắn. Đứa bé nâng niu món đồ chơi trong vòng tay, còn tay kia thì cứ vuốt mãi lên mái tóc mềm như tơ của con búp bê. Tôi không thể dời mắt khỏi quang cảnh đó mà cứ chăm chú nhìn cậu bé, trong lòng thắc mắc không biết cậu ta giữ con búp bê đó cho ai vậy. Rồi tôi thấy cậu ta quay qua phía một phụ nữ đứng bên cạnh mà hỏi:

– Cô có chắc là số tiền của cháu không đủ để mua con búp bê này không?

Người cô trả lời, giọng có vẻ sốt ruột:

– Cháu biết là cháu không đủ tiền mua nó mà.

Rồi cô ta dặn cháu đừng đi đâu cả, phải đứng tại đó chờ cô ta đi mua mấy món đồ, sẽ trở lại trong vòng vài phút. Nói xong, cô đi khuất khỏi tầm mắt chúng tôi.

Cậu bé vẫn đứng đó tay ôm con búp bê. Ngập ngừng một chút, tôi cất tiếng hỏi cậu định mua con búp bê cho ai. Cậu bé trả lời:

– Đây là con búp bê mà em cháu thích được tặng vào dịp Giáng Sinh này lắm. Em cháu biết chắc là Santa Claus sẽ mang tới cho em.

Tôi bảo cậu bé:

– Có lẽ Santa Claus sẽ mang tới cho em cháu thật đấy.

Cậu bé lắc đầu:

– Không, Santa sẽ không thể tới được nơi mà em cháu hiện nay đang ở. Cháu phải đưa con búp bê cho mẹ cháu để mẹ mang tới cho em.

Tôi hỏi:

– Vậy em cháu ở đâu?

Cậu bé nhìn tôi bằng cặp mắt thê thảm nhất, trả lời:

– Em cháu đã về với Chúa. Bố cháu nói rằng mẹ cháu cũng sắp phải đi với em rồi.

Tim tôi thót lại. Cậu bé nói tiếp:

– Cháu dặn bố cháu nói với mẹ là mẹ đừng đi vội. Cháu dặn bố cháu nói với mẹ là hãy chờ cháu từ tiệm trở về.

Rồi cậu bé hỏi tôi có muốn coi hình của cậu ta không. Tôi nói rằng tôi rất muốn. Cậu ta lôi ra mấy tấm hình mà cậu mới chụp ở ngoài cửa tiệm, nói:

– Cháu muốn mẹ cháu đem theo mấy tấm hình này để mẹ không bao giờ quên cháu. Cháu yêu mẹ cháu lắm. Cháu ước gì mẹ cháu sẽ không phải rời bỏ cháu. Nhưng bố cháu nói rằng mẹ cháu cần phải đi với em cháu.

Tới đây, cậu bé lặng lẽ cúi gục đầu xuống. Trong khi cậu ấy không nhìn thấy, tôi thò tay vào ví lôi ra một nắm tiền giấy cuộn trong lòng bàn tay rồi đề nghị:

– Này, hay là chúng mình đếm lại tiền của cháu một lần nữa coi sao?

Cậu bé có vẻ phấn khởi:

– Dạ, cháu biết chắc là phải đủ mà.

Thế là tôi nhẹ nhàng tuồn nắm tiền trong lòng bàn tay tôi nhập vào với tiền của cậu bé và bắt đầu đếm. Dĩ nhiên là bây giờ thì số tiền dư sức để mua con búp bê. Cậu bé nhìn lên cao, cất tiếng nhẹ nhàng:

– Xin cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền mua búp bê.

Rồi cậu nói với tôi:

– Cháu vừa mới cầu xin Chúa cho cháu đủ tiền mua con búp bê này để mẹ cháu có thể đem theo cho em cháu. Chúa đã nghe thấy lời cầu xin của cháu. Cháu đã muốn xin đủ tiền để mua được hoa hồng bạch cho mẹ cháu nữa mà cháu lại không hỏi. Vậy mà Chúa lại cũng cho cháu đủ tiền để mua được cả búp bê cho em cháu và hoa hồng cho mẹ cháu nè. Mẹ cháu thích hoa hồng bạch lắm, cô à.

Người cô của cậu ta đã trở lại. Tôi cũng đẩy xe đồ của tôi đi luôn. Đầu óc tôi cứ bận bịu với hình ảnh cậu bé trong khi tôi tiếp tục mua sắm, nhưng tinh thần tôi bây giờ không giống như trước khi tôi gặp cậu ta. Tôi bỗng nhớ tới một câu chuyện đăng trên báo mấy ngày trước đây, câu chuyện về một người say rượu lái xe, tông vào xe kia làm cho một cô bé chết ngay và mẹ cô ta bị thương nặng. Gia đình người bị nạn đang bối rối trước quyết định có nên tháo bộ máy trợ sinh ra khỏi cơ thể bà ta chăng. Nhưng dĩ nhiên là cậu bé này chẳng liên quan gì đến câu chuyện đó cả, tôi tự nhủ thế.

Hai ngày sau tôi đọc báo thì biết được rằng gia đình người đàn bà trong tai nạn xe hơi đã quyết định tháo máy trợ sinh và bà ta đã chết. Tôi vẫn chưa quên câu chuyện cậu bé và cứ thắc mắc không biết hai chuyện có liên quan gì đến nhau không.

indexr

Chiều hôm đó, không nhịn được nữa, tôi đi mua mấy bông hoa hồng trắng và đến nơi quàn xác người đàn bà.

Thì ô kìa, nằm lặng lẽ trong bộ áo cuối cùng của cuộc đời, người đàn bà trẻ ôm trong tay một bông hồng bạch cạnh con búp bê xinh xắn và trên ngực là tấm hình cậu bé chụp trước cửa tiệm bách hóa.

Tôi ra về với đôi mắt đẫm lệ, cuộc đời tôi thay đổi từ lúc đó. Tình yêu mà cậu bé thơ ngây dành cho em nhỏ và mẹ cậu ta mới thiêng liêng sâu sắc làm sao! Một tình yêu bao la như thế, đằm thắm như thế, mà chỉ trong thoáng chốc, một người say rượu, lái xe trong tình trạng tâm trí không sáng suốt, đã xé tan nát trái tim cậu bé ra thành từng mảnh.

Bây giờ bạn có 2 chon lựa: 1. Post lại sứ điệp này. 2. Cứ phớt lờ đi giống như câu chuyện này chẳng bao giờ đụng chạm gì đến tấm lòng của bạn….!?

“Chỉ một chút bất cẩn sẽ luôn là nguyên nhân gây tổn thất và mất mát.”??

Written by V.A.Bailey

Người dịch: Vy Khanh (ĐPK)

#Khôngláixekhiuốngrượubia
#Vănminhlàkhôngépbạnuống
#Hãybiếtnóilờitừchối #trântrọngbảnthân#bảovệngườixungquanh

Categories
5 – Sưu Tầm

Đệ nhứt Phu nhân VNCH qua đời


246361157_1501378456903538_8480334036941344123_n

Christina NGUYỄN THỊ MAI ANH
-Sinh năm 1931. Tại Mỹ Tho. -Từ trần ngày: 15-10-2021. Tại Hoa Kỳ.
Xin Thiên Chúa đón nhận Linh hồn bà Christina vào thiên đàng .

Theo wiki, bà Mai Anh sanh năm 1931 ở Mỹ Tho, trong một gia đình trung lưu theo đạo Công giáo. Gia đình có đến 10 anh chị em, và bà Mai Anh thứ Bảy, nên mới có biệt danh là ‘Cô Bảy Mỹ Tho’.

Thuở nhỏ, bà lên Sài Gòn học hành và có thời làm trình dược viên cho công ti dược Roussell, mà giám đốc lúc đó là ông Huỳnh Văn Xuân. Ông Xuân làm mai, giới thiệu bà Mai Anh gặp ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó mới là trung uý. Ông Thiệu có một người bạn học thời theo học ở trường Võ Bị Đà Lạt là Đặng Văn Quang, là cậu ruột của bà Mai Anh.

246281120_1501378460236871_3960623050859767605_n

Ông Thiệu và bà Mai Anh thành hôn vào năm 1951. Năm 1958 ông Thiệu mới rửa tội theo đạo Công giáo. Hai ông bà có 3 người con là Nguyễn Thị Tuấn Anh (trưởng nữ), Nguyễn Quang Lộc (trưởng nam) và Nguyễn Thiệu Long (thứ nam).

Ngày 21/4/1975 ông Thiệu từ chức Tổng thống. Ngày 25/4/1975, ông cùng gia đình rời Việt Nam, và nơi dừng chân đầu tiên là Đài Bắc để ông phúng điếu Tưởng Giới Thạch với tư cách là ‘Đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa’. Anh ông Thiệu là Nguyễn Văn Kiểu làm Đại sứ VNCH tại Đài Loan. Nghe nói thoạt đầu gia đình định sống ở Đài Loan, nhưng khi người con thứ hai sang Anh du học, thì cả nhà dọn sang London định cư. Họ sống ở đó 15 năm trước khi theo con sang Mĩ (Boston) định cư vào năm 1985. Năm 2009, Bà Mai Anh dọn về Quận Cam sống với gia đình con trai, và bà qua đời tại đây.

Những ngày sống ở nước ngoài, bà Mai Anh rất kín tiếng. Sau khi ông Thiệu qua đời năm 2001, bà nói “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: ‘Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi’.” Ước nguyện là như vậy, nhưng hình như cho đến cuối đời bà vẫn không thực hiện được.

Những người quen biết và hay tiếp kiến ai cũng nói rằng bà Mai Anh có tánh tình rất bình dị, giống như bất cứ phụ nữ nào ở miền Nam. Một người mô tả rằng “Bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu của một người có quyền thế vì Bà là một người đứng cạnh chồng, chỉ biết lo cho gia đình mà thôi.”

Bệnh viện Vì Dân

247099837_1501388000235917_7003062153330943913_n

Mà chắc đúng vậy. Có thể nói rằng trong các đệ nhứt phu nhân, có lẽ bà Mai Anh là người âm thầm nhứt. Trong thời gian ông Thiệu làm Tổng thống, bà không hoạt động chánh trị hay phát biểu những câu mang tính chánh trị. Bà chọn hoạt động xã hội. Chính vì công việc xã hội và từ thiện, nên bà cảm nhận được hoàn cảnh của người nghèo, và có ý tưởng xây dựng một bệnh viện phục vụ cho người dân. Bà vận động tài trợ từ các mạnh thường quân trong và ngoài nước để xây dựng bệnh viện ở khu Ngã tư Bảy Hiền.

246229282_1501385783569472_8646068212189753896_n

Ngày 17/8/1971 diễn ra buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng bệnh viện. Sau 3 năm xây dựng, ngày 20/3/1973, Bệnh Viện Vì Dân được khánh thành. Lúc đó, Bệnh viện Vì Dân có 400 giường bệnh và các phân khoa Ngoại và Nội trú, giải phẫu, xét nghiệm, tai mũi họng, quang tuyến, nhãn khoa, nhi đồng, nhà thuốc. Theo báo chí mô tả, Bệnh viện Vì Dân lúc đó là bệnh viện hiện đại nhứt ở miền Nam.

Sau năm 1975, Bệnh viện Vì Dân bị đổi tên thành Bệnh viện Thống Nhất. Điều trớ trêu là ngày xưa, bệnh viện này là ‘Vì Dân’ miễn phí cho bệnh nhân, nhưng bệnh viện Thống Nhất thì lại ưu tiên cho các quan chức. Không rõ trong phòng truyền thống BV Thống Nhất có hình bà Mai Anh?

Một ‘di sản’ khác của bà Mai Anh là một … loài hoa. Năm 1972, một người Mĩ từng làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên bà đặt cho một hoa lan ‘Brassolaeliocattleya Mai Anh’. Theo wiki, bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) cũng được đặt tên cho một loại hoa lan khác là ‘Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen’.

Những người như bà Mai Anh, Tuyết Mai, Thuý Yến, v.v. có thể xem như đại diện cho một thời đã mất ở miền Nam. Không biết có quá nếu xem họ là biểu tượng nhân, tài và sắc của phụ nữ Việt Nam. Họ có lòng nhân đạo, trắc ẩn trước nỗi đau của người kém may mắn. Họ có học thức tốt và có tài, không cần phải lệ thuộc vào uy thế của chồng để tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Họ có thể không là hoa hậu nhưng cũng có nhan sắc thật. Họ đi nước ngoài công cán, dù là đi độc lập hay tháp tùng theo chồng, đều tỏ ra là những người lịch lãm, có khi ‘haute culture’, tự tin, nói tiếng Anh lưu loát có khi dí dỏm, không hề tỏ ra thấp kém với đồng cấp nước ngoài. Bây giờ nhìn lại, tôi phải thú nhận là thấy tiếc cho một thời đã qua. Thời nay, khó tìm thấy những ‘phu nhân’ lãnh đạo có trình độ và tài năng như họ.

Nay thì cả hai bà cựu Đệ Nhứt và Đệ Nhị phu nhân VNCH đều đã qua đời. Sự qua đời của họ cũng giống như một dấu chấm cho một thời VNCH.

____

Về Bệnh viện Vì Dân: ” là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây. như thế, nếu không cần thuốc đặc trị, dân chúng đến đây trị bệnh được miễn 100% viện phí kể cả tiền thuốc thông thường.

Bệnh viện Vì Dân là nơi người ta làm từ thiện bằng tiền và bằng tấm lòng. Người có tiền thì tặng tiền, có nhiều tặng nhiều, có ít góp ít. Người có tài thì đến bệnh viện làm việc không công như bác sĩ, y tá. Tuy làm việc không công, nhưng muốn vào đây làm việc, các bác sĩ, y tá vẫn phải vượt qua sự khảo sát về trình độ chuyên môn và đạo đức. Người có lòng thì đến giúp dọn dẹp, nấu cơm nước rồi phát miễn phí cho bệnh nhân. Mỗi người một việc trong tình yêu thương, chia sẻ. Bệnh viện Vì Dân như một ngôi nhà chung, mà người dân lao động ở Sài Gòn và các tình gần đó luôn đặt niềm tin vào khả năng chữa bệnh của bác sĩ, tình thương của y tá. Họ gọi đây là Bệnh viện Bà Thiệu để tỏ lòng biết ơn vị Đệ Nhất Phu Nhân lúc bấy giờ.”

https://saigonnhonews.com/…/vi-de-nhat-phu-nhan-va-benh…

Thông tin về bà Mai Anh có thể xem ở đây:

https://www.cochinchine-saigon.com/vai-hang-nho-lai-ba…

Nhtps://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/vi-de-nhat-phu-nhan-va-benh-vien-vi-dann

Thông tin về bà Mai Anh có thể xem ở đây :
https://www.cochinchine-saigon.com/vai-hang-nho-lai-ba-nguyen-thi-mai-anh-phu-nhan-cua-tong-thong-nguyen-van-thieu/?fbclid=IwAR0C1BVNPP7W63lNfv3rej5SMHRva2_kLNyJwNV_0Dd6BRZiu9lMVCdb8Wk

======

Đọc thêm :

Bệnh viện Vì Dân

Trong lịch sử kiến trúc và y khoa Việt Nam, một trong những bệnh viện mà tôi ấn tượng nhất là bệnh viện Vì Dân (BV Thống Nhất).

Năm 1971, bà Nguyễn Thị Mai Anh, với cương vị là đệ nhất phu nhân VNCH, cảm nhận được sự thiếu thốn các cơ sở điều trị y tế, cảm nhận được khốn khó của người nghèo Sài Gòn; bà đã thành lập một bệnh viện tư miễn phí phục vụ cho người nghèo. Bà đặt tên bệnh viện là “Vì Dân” để nhấn mạnh mục tiêu khám chữa bệnh của bệnh viện. Tuy là bệnh viện tư, có trên 400 giường với trang thiết bị hiện đại nhất vào lúc đó, nhưng bệnh viện Vì Dân hoạt động như một bệnh viện công khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí cho người nghèo. Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành BV Thống Nhất là nơi chữa bệnh chủ yếu cho quan chức chính quyền VN.
Bệnh viện Vì Dân do KTS Trần Đình Quyền thiết kế. Điểm thú vị là KTS Trần Đình Quyền trước khi học kiến trúc lại là sinh viên y khoa Sài Gòn. Học Y khoa đến đầu năm 2, ông bỏ học vì không chích mổ xẻ. Sau đó ông thi lại ngành vào ngành kiến trúc, tốt nghiệp từ trường kiến trúc Sài Gòn. Năm 1960, ông được học bổng UNICEF và bộ y tế VNCH đi tham quan các bệnh viện tại Mỹ. Trong lúc tham quan bệnh viện Mỹ, ông bị gãy chân, được đưa vào phòng cấp cứu BV tại Mỹ để chữa trị. Do là bệnh nhân, được phẫu thuật, và trải qua bao nhiêu phòng ban tại Mỹ, ông nhanh chóng nhận ra thiết kế bệnh viện Mỹ phức tạp nhưng hiệu quả. Sau khi lành chân, ông được cấp học bổng học thiết kế bệnh viện tại trường ĐH kiến trúc danh tiếng Columbia New York.
Về nước, ông được bà Mai Anh đặt thiết kế bệnh viện Vì Dân với phong cách hiện đại của BV Mỹ. Lúc bấy giờ, các BV tại VN phần lớn thiết kế theo kiểu Pháp với kiến trúc phân tán các khối như BV Nhi Đồng 2. Trái với phong cách thiết kế này, KTS Trần Đình Quyền áp dụng các nguyên lý thiết kế bệnh viện tại Mỹ, thiết kế các khối chữa bệnh tập trung gần nhau, kết nối BS, y tá, và bệnh nhân bằng các hành lang, thang máy, với mục tiêu BS di chuyển càng ít thì bệnh nhân được chăm sóc hiệu quả hơn.
Vấn đề là các BV Mỹ dùng máy lạnh và hệ thống thổi gió để thông gió kiểm soát nhiễm khuẩn trong khối nhà tập trung. Nếu áp dụng cách này vào BV Vì Dân thì sẽ tốn quá nhiều tiền điện và kỹ thuật. Thay vào đó, KTS Trần Đình Quyền dùng các khối không gian lớn hứng gió, thiết kế các bông gió, tạo thông thoáng và nắng tự nhiên để xử lý vấn đề thông gió cho BV Vì Dân.
Cách đây vài hôm, bà Mai Anh vừa từ trần tại California.
Tôi viết vài dòng, vẽ vài nét kí họa để cảm mến tấm lòng của vị đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa cũng như tôn chỉ “Vì Dân” khám chữa bệnh của bà khi lập bệnh viện.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Categories
6 - Trang lượm lặt

MÀN ĐẤU GIÁ 5 ĐÔ LA


241268626_2445136428953207_6651497630345386458_n

Hải quan Hoa Kỳ có một lô xe đạp bị tịch thu và quyết định thông báo bán đấu giá. Trong cuộc đấu giá, mỗi chiếc xe được bán đi, người trả giá đầu tiên luôn là một cậu bé 10 tuổi trả với giá là “5 đô la”. Sau đó cậu bé lại trơ mắt nhìn những chiếc xe bị người khác mua mất với giá họ trả là 30 hoặc 40 đô la.

Cuộc bán đấu giá tạm nghỉ giữa giờ, người bán đấu giá đã hỏi cậu bé là sao không trả với giá cao hơn để mua chiếc xe. Cậu bé nói rằng bản thân chỉ có 5 đô la.
Sau giờ nghỉ ngơi, cuộc đấu giá bắt đầu. Cậu bé vẫn là người đầu tiên trả giá với mức 5 đô la. Đương nhiên, cuối cùng chiếc xe vẫn bị người khác mua mất. Dần dần, những người tham gia trong cuộc bán đấu giá cũng bắt đầu chú ý đến cậu bé, nhiều người trong số họ còn cảm thấy yêu mến cậu bé.
Cuộc đấu giá rất nhanh đến thời điểm kết thúc. Trên sàn đấu giá chỉ còn lại một chiếc xe đạp, thân xe sáng như mới, có nhiều mức tốc độ, hộp số 10 cấp, phanh tay hai chiều, có màn hình hiển thị tốc độ và thiết bị chiếu sáng vào ban đêm. Thật không thể nghi ngờ, đây là chiếc xe tốt hiếm có.
Người bán đấu giá hỏi: “Ai sẽ trả giá?”
Ở vị trí đầu tiên, cậu bé dường như đã không còn hy vọng nhưng vẫn quyết định trả giá 5 đô la. Lúc này cả sàn đấu giá bỗng im bặt, tất cả mọi người đều nín lặng, ngồi ở đó đợi kết quả.
Họ hướng cặp mắt về phía cậu bé, không một ai lên tiếng cũng không nhấc tay xin trả giá. Mãi cho đến khi người bán đấu giá đếm hết 3 lượt, cuối cùng nói: “Chiếc xe đạp được bán cho cậu bé mặc quần đùi và đi giày thể thao màu trắng”.
Lời vừa nói ra, cả sàn đấu giá vỗ tay nhiệt liệt. Cậu bé cũng vỗ tay hoan hô, sau đó lấy trong túi ra tờ 5 đô la nhàu nhĩ và nhận về chiếc xe đạp đẹp nhất, trên mặt nở nụ cười tươi vui rạng rỡ tới mức mà mọi người chưa từng thấy.

Via Đại Kỷ Nguyên

Categories
6 - Trang lượm lặt

MẸ TERESA TỪNG KHIẾN BÀ HILLARY “NÍN LẶNG” TRONG BÀI PHÁT BIỂU VỀ CHỐNG PHÁ THAI


243347476_4103982389713591_2083498346829984970_n

“Trong một bữa ăn trưa được khoản đãi long trọng tại Toà Bạch Ốc, Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton hỏi nhỏ một thực khách cùng bàn: ‘Bà nghĩ sao khi mãi đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có được một người phụ nữ lên làm tổng thống?
Người phụ nữ nhỏ thó đồng bàn với Bà Clinton không chần chừ trả lời: ‘Có lẽ bởi vì người phụ nữ ấy đã bị bóp chết ngay từ lúc còn là bào thai.”
Đúng là câu trả lời của một vị thánh. Phải, người phụ nữ đồng bàn nhỏ thó ấy chính là Mẹ Têrêsa Calcutta.

Ngày 22 tháng 1 năm 1994, trong dịp gọi là “National Prayer Breakfast,” Mẹ Têrêsa được mời làm diễn giả chính. Ngay trước mặt TT Bill Clinton và Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton cùng quan khách, Mẹ Têrêsa dõng dạc vạch trần sự thối nát về mặt văn hóa nẩy sinh từ những tội ác chống lại các thai nhi.
Mẹ Têrêsa nói như sau: “Tôi tin rằng thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại nền hòa bình của ngày hôm nay chính là nạn phá thai, bởi vì đó chính là cuộc chiến tranh chống lại trẻ em, việc trực tiếp giết hại trẻ thơ vô tội, mà kẻ giết người lại chính là người mẹ của chúng.
Nếu chúng ta đành tâm chấp nhận để cho người mẹ có thể ra tay sát hại con mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nói cho người khác là đừng giết hại lẫn nhau? Làm cách nào chúng ta có thể thuyết phục một người phụ nữ đừng có phá thai?
Lúc nào cũng thế, ta phải dùng tình yêu để thuyết phục họ, bởi vì tình yêu có nghĩa là sẵn sàng cho đi đến khi nào thấy nhói đau mới thôi.
Quốc gia nào chấp nhận cho phá thai thì quốc gia ấy không hề dạy cho dân mình biết yêu thương, mà trái lại dạy cho họ cứ sử dụng bạo lực để đạt tới điều mình mong muốn. Đó là lý do tại sao thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại tình yêu và nền hòa bình chính là nạn phá thai.”
Một sự im lặng lắng sâu trong căn phòng vài giây. Sau đó, tiếng vỗ tay bắt đầu xuất hiện ở phía bên phải và lan ra khắp căn phòng trong khoảng 5 – 6 phút. Vừa vỗ tay họ vừa đứng lên như một làn sóng.
Tuy nhiên, Tổng thống Bill Clinton và Đệ nhất Phu nhân, ngồi cách Mẹ Teresa vài bước chân đã không vỗ tay. Và cả Phó Tổng thống và bà Gore cũng vậy.

(Sưu tầm)

Emily Page-Le


Categories
Uncategorized

TIẾNG VIỆT NGÀY NAY RẤT LẠ


Nga Bích Phạm

TIENG VIET1

Một lần chờ xe buýt , tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ , ăn mặc lịch sự , tóc hớt ngắn , đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức , áo chemise trắng , tay manchette thắt cravats sọc careau thanh nhã …

Bà già và Anh chàng này lại đi cùng tuyến đường , lên xe ngồi cạnh nhau .

Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn , hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên … Chắc chưa tới 25 tuổi

Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm , lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi , mà không biết hỏi ai , may mắn gặp được anh bạn trẻ này , tôi liền xin được trò chuyện , anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép , tôi bắt đầu thẩm vấn :

__ Con ơi , cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định , có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá . Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn

__ Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô ! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ
__ Cô rất vui , cám ơn con … Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi :
__ Ngày xưa cô có :
+ Từ thịnh soạn , linh đình … Để nói về một bữa ăn , bữa tiệc …
+ Từ tráng lệ , nguy Nga … Để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp .
+ Từ lộng lẫy , sang trọng … Để nói về cách ăn mặc , những đồ vật , xe cộ …
__ Ngày nay người ta chỉ xài có một từ :
” HOÀNH TRÁNG ” thí dụ :
+ Bữa tiệc |[
+Biệt thự |[. Hoành tráng
+ Cái xe hơi |[
Là xong , không phải chọn lựa từ cho thích hợp … Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn , thô thiển không ???
Mà Hoành tráng là cái gì ??? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời , bà già tui bồi thêm :
Cô xem trên Tivi những game show , các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó , họ nói :
___ Giọng ca đẹp … Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao ??? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần , mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca … Là sao ??? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm , giọng ca trầm ấm , giọng ca du dương , hay trong trẻo …
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn :
Vẫn là xướng ngôn viên trên Tivi đọc tin tức họ nói :
nào là đinh tặc , cát tặc , lâm tặc , hải tặc , không tặc , cáp tặc … Chó tặc … Họ đọc một cách hồn nhiên … Cô nghe mà … Muốn khóc cho tiếng Việt thời nay ….
Những từ như ” động não , manh động , trẻ em hòa nhập … Được nghe rất bình thường …
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh , nó xuất hiện theo thời … Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa …
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào , nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu , một lúc sau nó mới mở lời :
__ Cô ơi , để con về trao đổi lại với Thầy con … Mong hôm khác gặp lại cô …
Xe dừng , không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến , hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn …
Cuối cùng , Thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy ! Tội nghiệp quá ! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao Tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi … vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống Công nghệ thông tin rồi quên mất …
Học trò của Bà Già tới nhà thăm cô , Bà Già tui làm bánh cho tụi nó ăn , vừa ăn , nó vừa xuýt xoa :
__ Bánh cô làm hơi bị ngon !
__ Ngon mà sao bị ??? Học ở đâu ra ??
Bà già tui bắt đầu giảng cho nghe một bài … Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói , chắc là do thói quen …

Thế nhưng … Có lẽ mình đã hết thời rồi , sắp lên núi mà cứ muốn ở

Nga Bích Phạm

Categories
Chuyện ngắn

NGƯỜI PHỤ NỮ MÙ !


Những người khách trên xe buýt nhìn với vẻ thương cảm khi người phụ nữ trẻ xinh đẹp lần dò lên chiếc xe buýt bằng cây gậy màu trắng. Cô trả tiền cho bác tài, và dùng tay dò dẫm từng chiếc ghế ngồi, từ từ đi xuống theo lối đi giữa xe và tìm được ghế trống bác tài đã nói. Rồi cô ngồi vào chỗ, đặt chiếc cặp lên lòng và chiếc gậy dựa vào chân.

Đã một năm rồi từ ngày Susan, khi ấy mới 30 tuổi, bị mù. Do một chẩn đoán y khoa sai lầm khiến cô thành khiếm thị. Cô đột nhiên rơi vào một thế giới tối đen, phẫn nộ, tuyệt vọng, chỉ còn biết thương thân trách phận. Và cô phải bám chặt vào chồng cô, Mark. Mark là một sĩ quan không lực và anh yêu vợ với cả trái tim bằng lòng chung thủy: một tình yêu mãnh liệt như 5 năm trước mới yêu nhau. Khi vợ bị mất thị lực, thấy cô chìm sâu trong tuyệt vọng, anh xót thương và quyết định giúp vợ lấy lại sức mạnh cũng như sự tự tin – những gì cô ấy cần để có thể tìm lại sự độc lập cho bản thân.

Cuối cùng, Susan cảm thấy cô đã sẵn sàng trở lại làm việc, nhưng cô sẽ đi đến đó bằng cách nào? Trước đó cô vẫn thường đi xe buýt, nhưng bây giờ cô quá sợ nên không thể đi lại trong thành phố một mình. Mark tự nguyện lái xe đưa cô đi làm hàng ngày mặc dù nơi làm việc của họ ở hai đầu thành phố.Thoạt đầu, điều này an ủi Susan, và khiến cho Mark thấy dễ chịu vì đã làm được việc bảo vệ người vợ khiếm thị của anh hiện giờ cảm thấy bất an trong mọi chuyện.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu Mark nhận ra cách sắp xếp như thế không ổn, không giúp được cho Susan tự hòa nhập với hoàn cảnh mới. Anh tự nhủ: Susan cần phải đi xe buýt trở lại. Nhưng cô còn quá yếu đuối, quá bi quan- cô sẽ phản ứng như thế nào với những tình huống trên xe? Đúng như Mark dự đoán, Susan kinh hoàng trước ý kiến đi xe búyt như trước.

Cô cay đắng nói: “ Em mù lòa! Làm sao em biết em đang đi đâu? Em có cảm giác anh muốn bỏ em.”

Trái tim Mark như vỡ ra khi nghe những lời này, nhưng anh biết mình phải làm gì. Anh hứa với Susan rằng anh sẽ đi xe buýt với cô mỗi sáng và mỗi chiều bao lâu cũng được cho đến khi cô đã quen và tự lo liệu được.

Quả đúng như vậy. Trong suốt 2 tuần, Mark, mặc bộ quân phục, đi cùng vợ trên xe buýt đi về mỗi ngày. Anh dạy cô cách dựa vào các giác quan kia, nhất là thính giác, để xác định xem mình đang ở đâu và làm thế nào để thích nghi được với hoàn cảnh mới . Anh giúp cô kết bạn với các tài xế xe buýt những người có thể trông chừng cô và dành cho cô một chỗ.

Cuối cùng , Susan quyết định cô đã sẵn sàng để tự mình đi xe buýt. Buổi sáng thứ sáu đó, trước khi đi làm, cô vòng tay ôm Mark, người bạn đồng hành xe buýt, người chồng, người bạn tốt nhất đời cô….. Mắt cô đẫm lệ, những giọt lệ biết ơn về lòng chung thủy, sự kiên nhẫn của chồng cô. Và vì tình yêu của anh nữa. Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm …. Mỗi ngày qua đi với những chuyến xe buýt cô tự lên xuống thành công, và Susan cảm thấy như chưa bao giờ cuộc đời chìm trong bóng tối của cô có thể tốt hơn. Cô đang làm được việc đó. Cô sẽ tự đi làm một mình.

Sáng thứ sáu, Susan đón xe buýt đi làm như thường lệ. Khi cô trả tiền vé để xuống xe, bác tài nói: “ Này cháu, bác ghen với cháu đó”. Susan không chắc là bác tài đang nói với mình. Xét cho cùng, còn ai trên đời này lại đem lòng ganh tị với một phụ nữ bị mù phải vật vã tìm hi vọng sống trong một năm qua? Ngạc nhiên, cô hỏi bác tài : ” Tại sao bác nói bác ghen với cháu?”

Bác tài đáp: “ Cháu biết đấy, suốt tuần rồi sáng nào một người đàn ông đẹp trai mặc quân phục cũng đứng ở góc đường nhìn cháu xuống xe. Anh ấy chờ đợi cháu băng qua đường an toàn rồi nhìn cháu đi vào tòa nhà văn phòng.

Anh chàng gửi cho cháu một nụ hôn gió, vẫy tay chào rồi quay đi. “Cháu là một phụ nữ thực may mắn”.

Những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn trào trên má Susan. Dù cô không thể nhìn thấy Mark, cô vẫn cảm nhận sự có mặt của anh. Cô thực may mắn, may mắn vô cùng. Vì anh đã tặng cho cô tặng vật quý giá hơn cả thị giác của cô, tặng vật mà cô chẳng cần nhìn thấy mới tin.

St.

Categories
6 - Trang lượm lặt

Sự thật về 2 vợ chồng Obama


baby_barack_1450210c

kenyacert2

WELCOME – WE THE PEOPLE OF THE UNITED STATES OF AMERICA WAS OBAMA BORN IN KENYA (www.WasObamaBornInKenya.com)

8401907

Categories
5 – Sưu Tầm

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ‘chứa’ cục máu đông có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào


b2ap3_large_how-a-stroke-develops

TPO – Triệu chứng máu đông khác nhau tùy vào vị trí đông máu. Nhìn chung, chúng đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời. Vì thế, khi nhận biết được các triệu chứng người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Độ nhớt của máu là một chỉ số đo lưu lượng máu. Khi độ nhớt của máu tăng lên, các thành phần khác nhau trong mạch máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các loại protein khác nhau… sẽ ngưng tụ lại và làm tốc độ máu chảy chậm hơn.

Cục máu đông là những cục máu chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng gel. Chúng thường không gây hại cho sức khỏe vì chúng bảo vệ cơ thể bạn không bị chảy máu khi tự cắt vào da thịt.

Tuy nhiên, khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu của bạn, chúng lại cực kỳ nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải những hiện tượng sau đây thì tốt nhất nên đi xét nghiệm máu ngay để phòng tránh nguy cơ cục máu đông hình thành.

Đầu óc choáng váng, hoa mắt

Khi độ nhớt của máu tăng cao, máu sẽ chảy chậm lại và làm hàm lượng oxy trong máu giảm xuống. Việc cung cấp máu và oxy lên não cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt vào sáng sớm.

Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức

Thường thì sau một đêm ngủ đủ giấc, bạn sẽ rất tỉnh táo, phấn chấn khi thức dậy. Nhưng nếu thức dậy với một cơ thể uể oải, mệt mỏi thì nên cẩn thận với nguy cơ tăng độ nhớt trong máu. Do khi độ nhớt của máu tăng lên thì tốc độ máu chảy sẽ chậm lại, từ đó làm khả năng vận chuyển oxy giảm nên sau khi thức dậy bạn thường có cảm giác mệt mỏi hơn.

Khó thở

Vì độ nhớt của máu tăng cao nên máu lưu thông không đủ, từ đó làm quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide gặp vấn đề. Chính điều này sẽ làm phổi, não và các cơ quan khác rơi vào trạng thái thiếu máu cục bộ, thiếu oxy. Hậu quả là sáng ngủ dậy bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở, ngạt thở.

Ho không có lý do

Nếu đôi khi bạn có những cơn ho khan bất ngờ cũng như khó thở, tăng nhịp tim và đau ngực, đó có thể là một triệu chứng của tắc mạch phổi. Bạn cũng có thể ho ra chất nhầy thậm chí cả máu.

Đau ngực

Nếu bạn cảm thấy đau ngực khi hít thở sâu, đó có thể là một trong những triệu chứng của thuyên tắc phổi.

Cảm giác đau ở ngực thường nhói giống như dao đâm, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng mình đang bị đau tim. Sự khác biệt chính giữa chúng là PE luôn trở nên tồi tệ hơn khi thở. Trong mọi trường hợp, bạn nên gọi 911 ngay lập tức vì hậu quả có thể gây tử vong.

Chân đổi màu đỏ hoặc sẫm màu

Các đốm đỏ hoặc khoảng sẫm màu trên da xuất hiện mà không rõ lý do có thể là triệu chứng của cục máu đông ở chân. Bạn cũng có thể cảm thấy đau và ấm ở khu vực này và thậm chí đau khi duỗi các ngón chân lên trên.

Đau cánh tay hoặc chân

Thông thường cần phải có một số triệu chứng để chẩn đoán chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nhưng dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh nghiêm trọng này mà bạn có thể mắc phải là đau. Đau do cục máu đông có thể dễ bị nhầm với chuột rút cơ, nhưng loại đau này thường xảy ra hơn khi bạn đang đi bộ hoặc gập bàn chân lên trên.

Sưng ở tay chân

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy rằng, một trong những mắt cá chân của bạn bị phồng lên, đó có thể là một triệu chứng cảnh báo của DVT. Tình trạng này được coi là trường hợp khẩn cấp vì cục máu đông có thể tự vỡ bất cứ lúc nào và đi đến một trong các cơ quan của bạn.

Những vệt đỏ trên da của bạn

Bạn có nhận thấy những vệt đỏ đột ngột xuất hiện dọc theo chiều dài của tĩnh mạch? Bạn có cảm thấy ấm áp khi chạm vào chúng không? Đây có thể không phải là một vết bầm tím bình thường và bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nôn mửa

Nôn mửa có thể là một dấu hiệu của việc bạn có một cục máu đông trong bụng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ mạc treo, nó thường đi kèm với cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Nếu ruột của bạn không được cung cấp đủ máu, bạn cũng có thể bị buồn nôn thậm chí có máu trong phân.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm

Như vậy, cơ chế hình thành cục máu đông là cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu quá mức do tổn thương. Tuy nhiên nếu cục máu đông hình thành không do tổn thương mà trong các trường hợp khác chúng không tự tan ra sẽ là mối rủi ro lớn gây tắc mạch máu và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Thường gặp là cục máu đông hình thành do mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch vỡ ra. Chúng di chuyển theo mạch máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm nhất là gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ do làm tắc nghẽn máu não.

Ngoài ra, tình trạng máu chảy chậm do rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể là nguyên nhân khiến các tiểu cầu dính vào nhau và hình thành cục máu đông.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:

Người béo phì có nồng độ cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu dễ gây xơ vữa động mạch.

Người bệnh ung thư.

Người có vấn đề tim mạch, bệnh giãn tĩnh mạch, hẹp mạch máu, rung nhĩ.

Tiền sử bản thân hoặc gia đình từng bị biến chứng hoặc chẩn đoán hình thành cục máu đông bất thường.

Lối sống lười vận động.

Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo, nhất là chất béo xấu.

Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày.

Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn bình thường.

ttps://tienphong.vn/dau-hieu-canh-bao-co-the-dang-chua-cuc-mau-dong-co-the-gay-dot-quy-bat-cu-luc-nao-post1380316.tpo

Categories
Sưu Tầm

TÀU CỘNG SẼ CHẾT THEO CÁI ĐẦM LẦY NƯỚC MỸ KHI ĐẠI ÁN OBAMAGATE ĐANG TỚI LÚC HẠ MÀN


blogtouch_picture_48368af1_f446_9c84_27f7_7c6afd1eb1bc

Tran Hung.

Mặc dù truyền thông chính thống không sôi nổi trong việc đưa tin công tố viên đặc biệt John Durham đã đưa tiếp bản cáo trạng là một phần trong đại án OBAMAGATE dài 27 trang so với sự sốt sắng của truyền thông chính thống khi đưa tin về thợ săn phù thủy Robert Muller trong trò vu khống Nga can thiệp vào bầu cử trước đây nhưng với bản cáo trạng lần này thì bộn tên trùm trong đầm lầy Nước Mỹ sẽ bị lôi ra pháp định và sau đó sẽ tới lượt các chóp bu của Mỹ cộng là Obama – Joe Biden – Hillary Clinton sẽ được lôi ra Đại bồi thẩm đoàn với tội danh TREASON – PHẢN QUỐC.
Ở bài viết trước, tui chỉ mới nói tới việc RINOS PHẢN QUỐC ĐÁNH PHÁ POTUS TRUMP để cứu lấy Tàu cộng và bài viết này tui tiếp tục chủ đề TÀU CỘNG & MỸ CỘNG ĐANG RUN RẨY TRƯỚC ĐẠI ÁN OBAMAGATE như sau:
I. TẠI SAO MỸ CỘNG VÀ RINOS PHẢN QUỐC HÙA NHAU ĐÁNH PHÁ POTUS TRUMP ? 
2. Mỹ cộng đánh phá Tổng thống TRUMP:
Trước tiên, xin nhắc lại khái niệm “cánh tả – cánh hữu, truyền thông chính thống, bảo thủ và cấp tiến” trong hoạt động chánh trị ở Hoa Kỳ.
a. Cánh tả: 
Cánh tả để chỉ cho những người có xu hướng chánh trị dựa trên “chủ nghĩa bình quân xã hội” hay nói theo ngôn ngữ bình dân thì cánh tả là đại diện cho chủ nghĩa cào bằng. 
Mục tiêu của những người theo trào lưu cánh tả là để hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhơn, mức độ lao động. Để thực hiện được cái “lý tưởng” gần như “không tưởng” này, cánh tả thường sử dụng công cụ chính và rất hữu dụng đó là “sự can thiêp của Nhà nước vào nền nền kinh tế, vào đời sống xã hội, vào an ninh quốc gia,…”.
Nói một cách dễ hiểu nhứt thì chánh trị gia cánh tả Hoa Kỳ với chủ nghĩa xã hội của Mác – Lê – Mao có chung quan điểm là “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Chính từ cái quan điểm hết sức tào lao này mà một bộ phận người Mỹ rất khoái cánh tả và không ít người Mỹ gốc Việt ủng hộ cho cánh tả bởi thói hư “biếng làm nhưng thích thụ hưởng”, sống bám vào trợ cấp của chánh phủ. 
Nhưng có một thực tế rõ ràng mà cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói đó là “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” đã phản ảnh đúng bản chất của cánh tả. Bởi vì lý tưởng của cánh tả là mang lại bình đẳng cho xã hội, người dân làm chủ đất nước, chánh quyền là đầy tớ trung thành nhưng thực tế ở Nước Mỹ đã cho thấy những chánh sách can thiệp vào kinh tế – xã hội – an ninh quốc gia – tự do ngôn luận,… của cánh tả lại hoàn toàn trái ngược với những gì thuộc về lý tưởng của cánh tả.
Minh chứng cho những điều đó là thời Obama mần tổng thống, hàng loạt chánh sách của chánh phủ liên bang, của Quốc Hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát như Đạo luật Obamacare, chánh sách nhập cư dễ giải, Đạo luật về nạo phá thai, hành vi chánh phủ liên bang can thiệp sâu vào kinh tế, hàng loạt sắc thuế đánh vào người có thu nhập cao,… đã làm cho Nước Mỹ với nền tảng Cộng Hòa trở thành một Nước Mỹ có màu sắc xã hội chủ nghĩa. 
Chỉ ở cái mảng đáng thuế lên người giàu và cái Đạo luật Obamacare đã bộc lộ rõ nét Nước Mỹ thời Obama là một nước cộng sản trá hình. Bởi vì nhà nước thời Obama với những chánh sách can thiệp kinh tế đã gây hậu quả ngược, làm gia tăng sự bất công về lợi tức lẫn bất công cơ hội cạnh tranh bình đẳng.
Giới siêu giàu cổ súy cho xu hướng chánh trị cánh tả do đảng Dân chủ đại diện và trao quyền lực vào tay của Obama bởi vì xu hướng chánh trị cánh tả là môi trường thích hợp nhứt để cho giới tài phiệt bất lương trở thành những kẻ siêu giàu. Giới tài phiệt bất lương chi tiền thông qua truyền thông chính thống và y tế, giáo dục để những tổ chức này vận động, ủng hộ cho cánh tả đổi lại cánh tả can thiệp vào kinh tế – xã hội,… đem lại lợi ích cho giới tài phiệt bất lương.
Ở Hoa Kỳ, khi nói tới cánh tả là nói tới các đảng phái và tổ chức chánh trị sau: Đảng Dân chủ, Đảng xanh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, Tự do hiện đại,… Các tổ chức mang xu hướng cánh tả là: Black Lives Matter – BLM, Antifa, Open Society Foundations – Quỹ xã hội mở của tài phiệt George Soros,… và các hãng truyền thông chính thống như The New York Times, MSNBC, Washington Post … là các hãng truyền thông cánh tả.
 b. Cánh hữu:
Cánh hữu để chỉ những người có xu hướng chánh trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhơn và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng nhứt định về mặt hiện tượng theo quan điểm của các nhà phê phán, chỉ trích “tính bất cập của chủ nghĩa tư bản” mà họ nói bằng thuật ngữ “bóc lột” giữa giới chủ và người lao động nhưng thực tế thì ngược lại về mặt bản chất.
Ở đây tui đơn cử một thí dụ minh chứng cho điều ngược lại trong cái gọi là “tư bản bóc lột” ngay tại trang trại của người thân với tui. Người thân tui đã đầu tư tiền của, trí tuệ vào trang trại có quy mô 10 lao động chân tay, mỗi tháng anh ta trả lương cho họ là 02 ngàn đồng, đây là mức lương cố định và được trả lương theo tuần, tức người lao động cứ đến kỳ là lãnh lương mặc cho mưa gió bão bùng, mặc cho giá cả nông sản có tăng hay giảm, lãi suất nhà băng có giảm hay tăng. Rõ ràng, nếu xét theo quan điểm “bóc lột” thì anh chủ trang trại kia mới chính là người “bị bóc lột” vì anh ta phải chịu đủ thứ rủi ro trong công việc còn người lao động chẳng phải lo nghĩ gì ngoài việc làm đúng giờ, làm xong việc rồi về ngáy o o mặc cho ngày mai trang trại có bị bão dập, lửa cháy. Mặt khác, hợp đồng lao động là hoàn toàn tự nguyện không ép buộc, anh thấy hợp lý thì anh ký anh làm, không hợp lý thì anh đi chỗ khác.
Nhưng tại sao phía cánh tả ra rả cáo buộc phía cánh phải là căn nguyên của sự bất bình đẳng trong xã hội? Dễ hiểu thôi vì cánh tả rất dẻo mỏ, mị dân nhờ vào hệ thống tuyên truyền hùng hậu được họ trả tiền hậu hĩnh. Nó cũng như bên Việt Nam thời cộng sản vậy, bất công hà rầm, bóc lột hăng hà nhưng họ vẫn ra rả là người dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành, Việt Nam dân chủ nhứt Trái Đất,…
c. Những khác biệt căn bản giữa cánh tả mà đại diện là đảng Dân chủ với cánh hữu được đại diện bởi những người bảo thủ của Đảng Cộng hòa:
– Lãnh vực kinh tế: 
+ Cánh tả muốn tăng cường sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Ngược lại Cánh hữu muốn giảm thiểu sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. 
Tại sao ? Tại vì khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nó sẽ đẻ ra cái gọi là nhóm lợi ích, nhóm thân hữu, cánh hẩy, sân sau,… là những con gà đẻ trứng vàng cho quan chức Nhà nước mà bên Việt Nam đã xuất hiện đầy rẫy như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, Vạn Thịnh Phát, Dũng Lò Vôi,… cho nên cánh tả nó khoái vì như vậy nó mới có được và điều khiến được đam tài phiệt bất lương, Big Pharma, Big Tech, Big truyền thông,…
+ Cánh tả muốn tăng thuế, đặc biệt là thuế đối với người giàu, một điều giới giàu lại rất thích trong thực tế vì thuế đó tuy đánh vào họ nhưng lại lấy một cách gián tiếp chủ yếu từ thành phần trung lưu và lại đi kèm các luật chống cạnh tranh tự do khác. Ngược lại Cánh hữu muốn giảm bớt thuế, là thứ đem lại sự công bằng cơ hội cho thành phần trung lưu và nghèo khổ vươn lên.
Tại sao? Tại vì Cánh tả sẽ lấy tiền thuế ném vào cái chủ nghĩa cào bằng như Đạo luật Obamacare, Đạo luật phá thai,… để dụ khị được đám đông thích “ngồi mát ăn bát vàng”, lười biếng chỉ trông chờ vào tiền trợ cấp mà lực lượng này thì rất ngông cuồng, bất chấp vì miếng ăn họ sẽ làm tất cả theo lời kêu gọi của Cánh tả.
+ Cánh tả muốn tăng chi tiêu của chánh phủ vào phúc lợi, chánh sách xã hội và cơ sở hạ tầng. Cánh hữu muốn cắt giảm chi tiêu của chánh phủ. 
Tại sao? Tại vì bộ máy của cánh tả rất cồng kềnh với đa số là quan tham nên họ thích tăng chi tiêu của chánh phủ.
+ Cánh tả muốn tăng lương tối thiểu. Cánh hữu phản đối tăng lương tối thiểu.
Tại sao? Tại vì khi tăng lương tối thiểu thì nó kéo theo hệ quả là tiền đóng các khoản bảo hiểm cũng tăng theo nhưng chất lượng bảo hiểm vẫn như lúc chưa tăng lương tối thiểu. Và còn rất nhiều hệ lụy khác nữa nhưng có một hệ lụy rõ ràng nhứt là khi tăng lương tối thiểu nhưng năng suất lao động vẫn không tăng vì vẫn con người đó, dây chuyền sản xuất đó. Để thích nghi với việc Nhà nước tăng lương tối thiểu thì các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp như: đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, cắt giảm lao động, sa thải bớt công nhân,… và trong lúc doanh nghiệp bị đánh thuế cao hơn nhưng buộc phải trả lương tối thiểu cũng cao hơn nên nhiều chủ doanh nghiệp đóng cửa hoặc tháo chạy khỏi Nước Mỹ, dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan và lệ thuộc vào hàng hóa nhập cảng. Thất nghiệp cao thì Cánh tả càng có lợi vì các khoản trợ cấp thất nghiệp là quyền lực của Cánh tả mà người thất nghiệp phải cảm ơn rối rít.
Còn nhiều lắm, tui sẽ viết tiếp để khi quý vị biết rõ sự khác biệt giữa Cánh tả do đảng Dân chủ làm đại diện và Cánh hữu do những người bảo thủ của Đảng Cộng hòa làm đại diện thì quý vị sẽ hiểu được tại sao hàng loạt chánh sách dưới trào Mỹ cộng Joe Biden như nhập cư, tăng chi tiêu cho chánh phủ, tăng thuế, tăng ngân khố quốc gia kỷ lục lên mức dự kiến 3,5 ngàn tỷ Mỹ kim,… nhưng bị Cánh hữu bên Đảng Cộng hòa và những người Mỹ chơn chánh bên đảng Dân chủ cự tuyệt. Bởi vì bản chất của Cánh tả là chủ nghĩa cào bằng, là chủ nghĩa xã hội đem lại lợi ích cho khối xã hội chủ nghĩa được đám đông với tư duy hưởng thụ cổ súy do họ yếu kém về năng lực tinh thần, sức khỏe và trí tuệ. 
Tổng thống TRUMP là nền tảng của Cánh hữu, là chánh trị gia theo trường phái bảo thủ của Đảng Cộng hòa cho nên Ông bị phe Cánh tả và đám RINOS phản quốc đánh phá tưng bừng nhờ lực lượng truyền thông chính thống của Cánh tả với sự tham gia của đám Vẹm kiều vì miếng ăn bán rẻ lương tri, chúng mạnh họng chửi bới Tổng thống TRUMP và những người ủng hộ Tổng thống TRUMP là ngu dốt, vô lương tâm nhưng bản chất của chúng mới thực sự là vô lương tâm, ngu dốt, máu nhiễm vi trùng chủ nghĩa xã hội quái thai./.
Tran Hung.

https://www.thesaigonpost.com/2021/10/tau-cong-se-chet-theo-cai-am-lay-nuoc.html

Categories
Chuyện ngắn

CON CHÓ


cho-bi-chet-la-diem-gi

– Sưu tầm –

Có một lần, tôi gọi taxi để đưa con chó đi khám bệnh. Vì con chó ho rất nặng tiếng nên gây chú ý đến người tài xế. Anh ta quay lại hỏi: “con chó bị cảm lạnh à?”

Tôi đáp: “Đúng vậy, nó ho liên tục từ hôm qua đến giờ.”

Người tài xế thở dài hỏi:”Chà, ho giống người vậy.”

Rồi anh ta bắt đầu câu chuyện. Anh ta kể về những trải nghiệm đau khổ khi anh ta nuôi con chó của mình. Nhiều năm trước đây, anh ta nuôi một con chó becgie. Nó có thân hình cao lớn, ăn rất khỏe, tiếng sủa của nó rất vang.

Một hôm, anh cảm thấy mình không còn đủ sức để nuôi nó, anh cho nó vào bao tải và chở đi vứt.

Vì sợ nó quay về nhà, anh đã lái xe đến một vùng núi cách nhà hơn 100km rồi thả nó ở đó.. Sau khi thả con chó, anh lái xe thật nhanh, con chó đuổi theo mấy cây số rồi biến mất.

Một tuần lễ sau, vào lúc nửa đêm anh nghe ngoài cửa có tiếng lạch cach. Mở cửa ra nhìn thì hóa ra con chó quay về. Thân hình của nó gầy còm, dáng vẻ bối rối, rõ ràng là nó đã trải qua một thời gian tìm kiếm khá lâu.

Tuy rất ngạc nhiên nhưng anh ta chẳng nói câu nào, lẳng lặng vào trong nhà lấy ra một chiếc bao tải và cho con chó vào, vứt nó đi một lần nữa.

Lần này anh đi theo đường quốc lộ số 1. Dọc đường đi anh nghe thấy tiếng con chó khóc thúc thít. Khi đến nơi, anh ta mở chiếc bao tải ra, thì thấy toàn là máu. Ở khóe miệng của con chó, máu vẫn tiếp tục trào ra. Anh dùng tay banh miệng con chó ra thì thấy lưỡi nó đã đứt làm đôi. Hóa ra con chó đã cắn lưỡi tự tử.

Khi người tài xế kể xong chuyện, một không khí im lặng lạ thường bao trùm chiếc xe. Từ chiếc kính chiếu hậu, tôi nhìn thấy khóe mắt của anh ta đỏ lên.

Một lát sau, anh ta mới nói: “Mỗi lần nhìn thấy chó của người khác, tôi đều nhớ đến con chó đã cắn lưỡi tự tử của tôi. Sự việc này khiến cho tôi đau khổ suốt cả một đời. Tôi không phải con người. Tôi không phải con chó.”

Nghe xong câu chuyện của người tài xế, trước mắt tôi như hiện ra cảnh tượng: con chó ấy chạy lang thang giữa núi sâu, giữa những cánh đồng hoang, giữa những thành phố ngoại ô. Để trở về nhà gặp lại chủ nhân, nó đã chạy hàng trăm cây số. Khó khăn lắm mới tìm được đường về nhà, vậy mà chủ nhân không những không mở cửa, không một lời động viên nào còn lập tức vứt nó đi lần nữa. Đây là một cú sốc lớn chừng nào đối với một con chó trung thành và tình nghĩa. Để khỏi bị chối bỏ lần nữa, con chó đã tự kết liễu đời mình.

Người tài xế kể tiếp. Anh đã mang con chó về chôn cất ở trong vườn, thường xuyên cầu nguyện cho nó. Vậy mà đến nay anh vẫn chưa gạt bỏ được nỗi ân hận trong lòng. Vì thế anh thề rằng, phải kể cho những người nuôi chó nghe câu chuyện này, khuyên mọi người hãy yêu quý con chó của mình nhiều hơn. Anh hy vọng việc này sẽ giúp anh chuộc lại phần nào tội lỗi của mình.

Một con chó có tình có nghĩa nhưng lại bị vứt bỏ một cách vô tình, điều này khiến cho người tài xế đau khổ suốt cả cuộc đời.

Chó còn như thế huống hồ là con người.

Khi ai đó bỏ mặc một người có tình có nghĩa, liệu anh ta có thể sống yên ổn suốt cả cuộc đời hay không?

Với những kẻ làm cha làm mẹ chối bỏ con cái mình, với những kẻ làm con nhưng lại bỏ mặc cha mẹ tuổi già sức yếu thì tội ác lớn biết chừng nào.

– Sưu tầm –

https://www.yan.vn/cam-dong-voi-cau-chuyen-cho-can-luoi-tu-tu-vi-bi-bo-roi-49850.html

Categories
Chuyện ngắn

TRỞ VỀ QUÊ CŨ


244635850_2259982927499094_7876062281343303148_n

Lê Thy Ka

(Kỷ niệm chuyến đi về Miền Bắc)

Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1953. Khi di cư vào miền Nam năm 1954, tôi chẳng biết gì.
Lớn lên ở Sài Gòn, trải qua biết bao nhiêu là những biến cố lịch sử, để rồi ngày 30/04/1975, Cộng sản lại chiếm miền Nam.
Nơi sinh ra và lớn lên, ai cũng muốn được trở về để được nhìn thấy nó một lần. Ngay từ nhỏ, Bố Mẹ vẫn kể về miền Bắc với biết bao nhiêu là kỷ niệm ngày thơ ấu. Mình chỉ biết nghe. Họ hàng nhà tôi đâu có còn ai là ruột thịt, chỉ còn vài người anh em họ bên Mẹ, tính ra cũng đến đời thứ ba rồi. Vài năm trước về Hải Phòng, chưa về được Hưng Yên, nhưng tôi đã thấy hoảng vì những câu chửi tục của những kẻ bán hàng. Hơi một tí là họ địt, mà họ vừa địt vừa trợn mắt, nghiến răng mới là khiếp!
Mình từ miền Nam ra là họ biết ngay. Chỉ cần nghe giọng nói và cách ăn mặc là họ nắm ngay chóc. Vài ông anh thì cứ nay gọi điện, mai gọi điện vào hỏi thăm và mời ra Bắc chơi một lần cho biết quê hương làng mình.
Thứ Hai tuần trước, suy nghĩ mãi tôi mới quyết định về Bắc một chuyến cho biết “Nơi chôn nhau cắt rốn”. Trước khi ra Bắc, tôi đã phải gửi tấm hình mới nhất của mình ra ngoài đó để các anh nhận ra mà đón.
15g chiều, máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài. Sau khi làm thủ tục xong, tôi bước ra ngoài sân bay. Hình ảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy là cánh xe ôm, họ mời chào rất nhiệt tình. Có nhiều tay xe ôm đi giày trông rất lịch sự và hầu hết tay nào cũng lù lù chiếc nón cối trên đầu.
Có lẽ hình ảnh của ông Hồ đã gắn chặt trong ký ức người dân miền Bắc, cho nên ngoài đó rất nhiều người đội nón cối. Mặc áo sơ mi, bỏ áo trong quần, giày tây bóng lộn mà chơi cái nón cối trên đầu thì nhìn rất buồn cười, nhưng có lẽ ngoài đó, người ta đã quen với cái kiểu như thế rồi.
Cánh xe ôm mời chào kinh quá, nhớn nhác mãi, vừa nhìn chung quanh vừa ôm cái giỏ cho chặt, vì lơ mơ mà kẻ nào nó giật mất thì chỉ có ăn “cái ấy” cho no rồi đi bộ về Miền Nam.
“Ka ơi! Anh đây này”. Đang ngơ ngác thì ông anh gọi và lấy tay vẫy vẫy. Anh tôi mặc bộ quần áo bộ đội đã cũ, chân đánh đôi giày da và trên đầu là chiếc nón cối. Một tay xe ôm tưởng ông anh đón tôi giành khách, anh ta đi ra chỗ ông anh và nói gì đó mà tôi không nghe. Tôi chỉ thấy anh tôi trợn mắt và quát lên:
“ĐM! Em tao trong Nam vừa ra đấy”.
Tay kia biến mất, tôi lên chiếc xe Dream và trực chỉ Kim Động – Hưng Yên. Xe đang ngon trớn bỗng đảo nghiêng sang bên kia đường. Anh tôi lẩm bẩm:
“ĐM! Chó toàn ra đường ỉa bậy”.
Tôi buồn cười mà không dám cười. Đang chạy xe, Anh tôi dừng lại, trước mặt là anh thanh niên giơ tay chào. Anh tôi hỏi:
“Đi đâu mà vất thế? Vãi cả mồ hôi ra vậy?”
“Em đi mua tí thịt chó, hôm nay nhà có khách”
“ĐM! Có khách thì phải làm con gà, thịt chó thì đéo ra gì rồi”
“Mà bác đèo ai đấy?”
“ĐM! Cô em trong Nam ra chơi!”
16g30 thì xe về đến làng, mấy đứa con chạy ra vỗ tay mừng bố đã về. Bố nói với thằng lớn:
“Vỗ, vỗ cái đéo gì! Vào bảo mẹ thịt ngay con gà hôm qua mổ vỡ trứng”.
Bữa cơm tối có thịt gà luộc, vài lon bia Hà Nội. Anh tôi bảo là ăn thịt gà là phải có con bia này nó mới hợp. Ngoài Bắc họ uống bia không có đá thì phải, tôi thấy anh tôi mở bia là rót ngay vào ly, tôi cũng không dám đòi đá. Bia Hà Nội uống cũng tạm được. Anh tôi nổ trong bữa cơm kinh quá: Nào là làng mình kỳ này cũng phất lên rồi, không đến nỗi vất như ngày xưa, nhà nào cũng nuôi vài con lợn, chó thì vô tư.
243791245_2259896804174373_7430206923861258937_n
Mà tôi phải công nhận là nhà anh chị tôi lắm chó thật. Nhà xây cấp bốn bình thường, mà tôi nhìn thấy tám con chó. Anh tôi bảo là có khi thịt hết lứa chó này là chúng nó sẽ cấm ăn thịt chó. Mà ĐM! mấy thằng rỗi hơi, tự nhiên lại nghĩ ra cái trò cấm ăn thịt chó. Chị tôi góp chuyện: “Cấm cái đéo gì! Toàn chuyện não lợn”. Tôi không nhịn được cười và buộc phải cười và cười rất lớn.
Hình như văng tục là một nét văn hoá của những người Miền Bắc thì phải! Chuyện gì cũng địt được và cái gì cũng văng đéo.
Tôi vừa bước xuống sân sau để rửa mặt, đánh răng thì dẫm ngay phải bãi cứt chó. Anh tôi nhìn thấy:
“Em ra rửa chân đi. Mẹ nó ơi! ĐM! Xem con chó nào vừa ỉa ra sân, ngày mai thịt luôn, để làm cái đéo gì”.
Cứt chó nhiều thật! Mà hình như cả nhà quen rồi thì phải, vì đâu có ai đi mà dẫm vào cứt chó, chỉ có tôi là dẫm phải, bởi vì mình chưa quen đường lối.
Sáng hôm sau, anh chị tôi dẫn tôi đi xem làng xóm, nhìn lại căn nhà xưa mà Bố-Mẹ tôi đã ở, nơi mà tôi chào đời. Căn nhà rộng tám mét và sâu chừng hai mươi lăm mét, nhà bây giờ là chủ khác ở, chứ không phải là họ hàng, vì khi mình di cư, Nhà nước đã lấy hết và sang nhượng cho nhau. Làng tôi còn nghèo lắm! Tôi thấy cô bé bán thịt đặt vài ký thịt trên mặt bốn cái ghế đôn chập lại, tôi hỏi nó ngày bán được mấy ký thịt thì nó trả lời:
“Báo cáo với bà, cả ngày cháu bán được năm cân. Hôm nào ế thì đéo bán được cân nào!”.
Chung quanh làng không có nhiều quán xá và chỗ nhậu nhẹt như ở trong mình. Anh tôi dẫn tôi đi chung quanh xóm, trên đường nhiều cứt chó lắm. Anh tôi bảo là: “ĐM! Ở đây cả làng đều như thế! Đi đường là phải tinh mắt…”
Vừa tờ mờ sáng, tôi đã nghe thấy tiếng chó kêu, tôi ra sân thì đã thấy con chó bị xích dưới gốc cây mít. Thấy tôi dậy, anh tôi lên tiếng:
“Em ngủ nữa đi, dậy làm đếch gì mà sớm thế?”.
Tôi bảo là lạ nhà nên khó ngủ. Thật ra là cả đêm tôi ngửi thấy mùi cứt chó, nó cứ phảng phất đâu đây. Phải nói là ngoài Bắc họ nhiệt tình. Đúng là làng quê có khác! Mới tám giờ sáng mà cả chục tay thanh niên trong xóm đã tụ tập để làm thịt chó. Vài bà hàng xóm mua hộ anh tôi cặp gà để thịt. Anh tôi phấn khởi lắm, một tí lại: “Em báo cáo với các bác, các chú, hôm nay em làm thịt con chó để mừng cô em trong Nam ra”. Một tay thanh niên nói: “ĐM! Thảo nào cỗ lớn là phải!”…
Tôi đã bỏ thịt chó từ lâu nên cũng chẳng tha thiết gì với món này. Vào những năm 1977, 1978, được con chó như thế này mà thịt thì còn gì bằng, nhưng cái thời khốn nạn ấy đã qua lâu rồi. Bữa cơm ồn ào quá! Họ uống toàn rượu, chỉ có đàn bà là uống bia.
Tiếng chửi tục vang lên loạn xạ. Đàn bà cũng văng tục. Từ nhỏ đến bây giờ tôi mới được ăn bữa cơm như thế này. Đàn bà cứ nói là chửi tục, đàn ông thì văng còn mạnh hơn nữa. Mà họ chửi tục không phải vì giận nhau hay cãi nhau, họ chửi tục vui cơ mới là buồn cười. Đang uống rượu, anh thanh niên đứng dậy:
“ĐM! Em còn mấy lít rượu rễ cây đinh lăng, để làm đéo gì. Biết có sống được đến mai không mà để dành củ khoai đến tối. Em mang sang đánh luôn”…
Mới ở được hai ngày là tôi đã thấy chán! Chị tôi bảo hay là mình thuê xe cho em nó ra Ba Đình thăm lăng Bác. Anh tôi nói luôn:
“Thăm cái đéo gì mà thăm, Anh vào một lần từ lâu rồi, đéo nhìn thấy gì vì cách xa lắm”.
Ngày thứ tư là tôi quyết định ra về, vì tôi mua vé khứ hồi. Bữa cơm trưa lúc mười giờ và chỉ có gia đình. Tôi biết hoàn cảnh của anh chị tôi mà! Tôi biếu anh chị tôi ít tiền. Chị tôi bảo là:
“Chị đéo có nghĩ gì đâu, Em làm như thế Chị ngại lắm”.
Anh tôi chen vào:
“Ngại cái đéo gì mà ngại! Em nó cho thì cứ cầm lấy để hôm nào vào Nam chơi”…
Ngồi trên máy bay, tôi cứ thắc mắc một điều là tại sao họ lại văng tục nhiều thế? Có thể vì họ không được giáo dục, cũng có thể là do thói quen đã nhiễm vào đầu óc từ đã lâu.

Lê Thy Ka

(Kỷ niệm chuyến đi về Miền Bắc)

Categories
5 – Sưu Tầm

MỘT NGƯỜI CẦN ĐƯỢC DỰNG TƯỢNG TẠI VN.


Sưu tầm

Chuck Feeney
Chuck Feeney in New York

Mấy hôm nay chắc các bạn cũng đọc tin về một tỉ phú Mỹ, ông Charles ‘Chuck’ Feeney, 89 tuổi, đã cho đi hết 8 tỉ USD, chỉ giữ lại 2 triệu USD để sống cùng vợ những ngày cuối đời.

Các bản tin cũng cho hay ông đã dành nhiều triệu đôla giúp Việt Nam nhưng ít bài nào cho biết cụ thể đó là gì.
Vừa qua Quỹ từ thiện Atlantic của ông Charles ‘Chuck’ Feeney tuyên bố đóng cửa ngày 15/9 sau đã cho đi hết tài sản của ông.
Theo tài liệu của Quỹ Atlantic, ông Charles F. Feeney, người sáng lập Quỹ Từ thiện Atlantic, có những chuyến thăm dò sang Việt Nam cuối thập niên 1990.
119514543_330422224828901_560793519463123615_n
Các dự án từ thiện của ông tại Việt Nam là tiến hành từ 1997, kết thúc năm 2015. Tổng cộng 297 dự án của Atlantic hiến tặng cho 97 cơ sở địa phương, với tổng số tiền là 381,6 triệu đô la Mỹ.
Trong đó có các ví dụ như:
15 triệu xây dựng trường RMIT tại Hà Nội
11 các tổ chức tại Úc đã nhận được 68 triệu đô la Mỹ của Atlantic để làm việc tại Việt Nam.
2005–2016: 51,4 triệu cho xây dựng, cải tạo, trang thiết bị, đào đạo cán bộ và nâng cấp các trạm xá xã trong 8 tỉnh: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên
Huế, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Cà Mau, Đăk Lăk và Yên Bái
2004–2006: 45 triệu nâng cấp và hỗ trợ Bệnh viện Mắt Đà Nẵng
2005–2014: 4 triệu xây dựng năng lực chăm sóc chữa trị về mắt tại 8 tỉnh trọng điểm
2006: 4 triệu xây dựng và trang bị Khoa Mắt và Trung tâm Huấn luyện tại Bệnh viện Trung ương Huế
2009–2012: 2 triệu củng cố năng lực đào tạo cho Viện Mắt Trung ương
2009: 1 triệu cho Trung tâm Cộng đồng Huấn luyện Chăm sóc Mắt tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
Những món hiến tặng cuối cùng ($2,5 triệu cho Sở Y tế Yên Bái; $1 triệu cho Đại học Y tế Công cộng)
(BBC)
Cách nay 3 ngày, ông đã đặt bút ký giấy đóng cửa quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies vì toàn bộ tài sản của ông đã được phân phát hết. Năm nay 89 tuổi, ông không còn là tỷ phú nữa vì đã tặng toàn bộ tài sản và tiền quyên góp là 8 tỷ usd cho người dân và các chương trình từ thiện. Ông từng TN đại học Cornell danh giá và là người giàu thứ 23 của thế giới dù xuất thân từ một khu phố nghèo ở tiểu bang New Jersey và lăn lộn kiếm sống. Vợ và 5 con của ông cũng theo gương ông, sống giản dị dù rất giàu có và cùng làm từ thiện.
119813889_330422194828904_960117022847943917_n
Ông dành 3,7 tỷ USD cho giáo dục, 870 triệu USD cho nhân quyền và hoạt động thay đổi xã hội, 700 triệu USD cho chăm sóc sức khỏe, trong đó có 270 triệu USD để cải thiện nền y tế Việt Nam.
Ông còn cấp rất nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam du học thạc sĩ tại Australia.
Ông Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây ông thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống.
Trên tường nhà ông có vài tấm hình chụp cùng gia đình, bạn bè. Ở trên có một kỷ niệm chương nhỏ ghi: “Chúc mừng Chuck Feeney đã quyên góp 8 tỷ USD”. Mặc dù là tỷ phú và là chủ chuỗi cửa hàng miễn thuế Duty Free nổi tiếng toàn cầu nhưng xưa nay ông toàn đeo kính cũ, đi máy bay hạng phổ thông và uống rượu loại 2 tại các nhà hàng, chi tiêu dè sẻn và tiết kiệm. Mục tiêu của ông là làm từ thiện.
Câu chuyện ưa thích của ông là về con sóc ăn quả bồ đào mà ông hay kể lại :“Một con sóc thấy bồ đào trong vườn, muốn vào trong ăn một chầu cho đã, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để gầy đi, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó chui được ra, bụng vẫn thót lại như lúc chưa chui vào.”
Ông hiểu rằng con người sinh ra trắng tay thì cũng nên tay trắng trở về với cát bụi! và “ tấm vải liệm không có túi”! Vì vậy hãy cho tất cả những gì có thể để có một cuộc đời hữu ích và sống thanh thản.

Ông cho biết “Tôi hạnh phúc vì cho đi toàn bộ tài sản trước khi hết thời gian của cuộc đời”.

Sưu tầm