KHỦNG BỐ HỒI GIÁO IS NỔ BOM TỰ SÁT TRONG 2 NHÀ THỜ CÔNG GIÁO COPTIC AI CẬP LÀM TRÊN 140 GIÁO DÂN THƯƠNG VONG KHI ĐANG CỬ HÀNH LỄ LÁ

Sunday, April 09, 2017:

 Egyptian Church bombed 10
Các nhân viên điều tra đang xem xét bên trong thánh đường sau khi bị khủng bố nổ bom tự sát

 
Khu vực bị nổ bom tự sát bện trong thánh đường Công giáo Coptic St. George, A-Cập

 
Giáo dân và thân nhân các nạn nhân đứng chờ bên ngoài lúc an ninh đang khám xét bên trong thánh đường

 

VietPress USA (09/4/2017): Hôm nay Chủ Nhật Lễ Lá 09/4/2017, Đức Giáo Hoàng Francis và gần 2.4 Tỷ người theo Thiên Chúa Giáo trên khắp hoàn vũ đã rất bàng hoàng khi hay tin Khủng bố Hồi giáo IS (hay ISIS hoặc ISIL) đã cho nổ bom tự sát bên trong 2 Giáo đường Công giáo Coptic tại Ai- Cập làm 40 giáo dân chết tại chỗ và trên 100 giáo dân khác bị thương khi các giáo dân nầy đang hiệp dâng cầu nguyện nhân ngày Lễ Lá. Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm cả hai cuộc nổ bom trong 2 thánh đường Công giáo Coptic ở Ai Cập vào Chủ Nhật Lễ Lá hôm nay.

Theo đồng hồ dân số thế gới (http://www.worldometers.info/world-population/) thì hiện tổng dân số thế giới là 7,496,735.000 người và sẽ đạt 7.5 Tỷ vào cuối năm 2017 nầy. Trong số đó, người theo Đạo Thiên Chúa gồm tất cả Công giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo, Công giáo Coptic và một số giáo phái thờ Chúa khác gọi chung là “Christianity” chiếm gần 2.4 Tỷ người.; trong khi đó Hồi giáo năm 2017 đã đạt đến 1.8 tỷ người. Theo điều tra của PEW thì đến năm 2060, Hồi giáo sẽ vượt lên đưng đầu thế giới với khoảng 3.3 Tỷ người, Thiên Chúa giáo sẽ trở thành hạng nhì về dân số (http://www.nj.com/news/index.ssf/2017/04/muslims_reportedly_on_track_to_become_fastest-grow.html) và là luôn bị Hôi giao tìm cach triệt hại.

Ai-Cập (Egypt) hiện có tổng dân số là 85 Triệu ngưới, trong đó người theo Công giáo Coptic chiếm 10% và Giáo hội Coptic là lớn nhất so với các Gáo phái Thiên Chúa giáo khác như Tin lành hay Công giáo La Mã.

Vào giờ thánh lễ Chủ Nhật Lễ Lá hôm nay, trong khi gáo dân cầm lá cọ (Palm leaves) trên tay, rước kiệu và vào thánh đường Coptic St. George tại vùng đồng bằng châu thổ sông Nile (Nile Delta) thuộc thành phố Tanta thì bị một tên Khủng bố Hồi gáo IS cho nổ bom tự sát

 
Đám ma những nạn nhân vào tối Chủ Nật Lễ Lá 09/4/2017 sau khi bị 
khủng bố Hồi giáo IS nổ bom sát hại trong thánh đường Công giáo Coptic Ai-Cập

Vào tuần trước, báo chí địa phương cho hay một quả bom đã được đặt trong Thánh dường St. George nhưng đã được tìm thấy và an ninh Ai Cập đã tháo gỡ ngòi nổ an toàn.

Hôm 03/4/2017, TT Donald Trump đã tiêp đón Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tại Tòa Bạch Ốc và mở đầu một giai đoạn hợp tác mới. Ổng al-Sisi là một vị tướng quân đội, đã lật đổ Tổng thống Hồi giáo được dân bầu Mohammed Morsi vào năm 2013 và năm sau đó al-Sisi tự tranh cứ độc diễn đắc cử làm Tổng thống Ai-Cập. Vào giai đoạn đó, TT Barack Obama đã lên án và không công nhận al-Sisi là Tổng thống dân cử hợp lệ. Chiến tranh lạnh kéo dài giữa Mỹ và Ai-Cập. Nay TT Donald Trump tiếp TT Ai-Cập Abdel Fattah al-Sisi tại Tòa Bạch Ốc và xem như mở đầu cơ hội hợp tác mới cho chế độ al-Sisi và đáp lại al-Sisi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để tận diệt Khủng bố Hồi giáo.

 
Giáo dân chêt để lại Lá Cọ  trên ghế

Vụ nổ bom nhắm vào các thánh đường Công giáo Coptic tại Ai-Cập, chỉ cách một tuần sau khi TT Ai-Cập al-Sisi gặp TT Donald Trump; và chỉ cách 3 ngày sau khi TT Trump cho lệnh tấn công 59 phi đạn Tomahawk vào phi trường Shayrat của Syria để trả đòn trừng phạt vụ TT Bashar al-Assad thả bom hóa học chất khí độc Sarin xuống vùng ngoại ô Idlib phía bắc Syria giết chết gần 100 người và làm bị thương hằng trăm người khác.. theo tiết lộ của  Sharif Wadih, là viên phụ tá Bộ trưởng Y tế của Ai-Cập.

Vụ nổ bom tự sát xảy ra lúc 9:30am sáng Chủ Nhật Lễ Lá bên trong thánh đường St. George vùng châu thổ sông Nile thuộc thành phố Tanta, giết 27 giáo dân và làm bị thương 78 người khác. Trong số bị thương có em bé 7 tháng tuổi đã bị sức nóng của chất nổ làm cháy hết mình mẫy.

Theo tin tiết lộ của Bộ Nội vụ Ai-Cập thì vụ nổ thứ nhì vào giờ lễ chiều Chủ Nhật 09/4/2017 tại thánh đường chánh tòa St. Mark thuộc thành phố duyên hải Alexandria là nơi Đức Viện Phụ lớn nhất của Giáo hộ Coptic Ai-Cập  là Tawadros II đã cử hành thánh lễ Chủ Nhật Lễ Lá. Vụ nổ giết 17 giáo dân và làm bị thương 48 giáo dân khác. Đức Viện phụ Tawadros II có mặt trong thánh đường nhưng không bị gì.

Cả hai vụ đánh bom tự sát nầy đã xảy ra sớm một tuần trước khi có chuyến viếng thăm chính thức của Đức Giáo Hoàng La-Mã Francis đến Ai-Cập. Điều nầy dấy lên sự lo ngại về bảo đảm an ninh cho chuyến viếng thăm vào cuối tháng 4/2017 của Đức Giáo hoàng Francis tơi Ai-Cập theo lời mời của TT al-Sisi.

 
An ninh khám xét sau vụ nổ..

Tại thánh đường St. George, những hàng ghế gần trước cung thánh đã bị tan hoang, các cửa kính quanh thánh đường bị sức ép làm bể nát. Xác thịt và máu giáo dân văng khắp nơi và đổ loang lỗ trên nền nhà thờ. Đến chiều tối Chủ Nhật, xác những người chết được bỏ vào hòm gỗ đơn sơ và lễ an táng âm thầm trong đêm trong khi thân nhân, đồng đạo đứng hát, đọc kinh thánh, rắc hoa và chào tiễn các nạn nhân như những anh hùng tử vì đạo.

Tổng thống Ai-Cập al-Sisi cho lệnh triệu tập Hội đồng Quốc phòng và lên án vụ tấn công là “khủng bố gian lận.” Ông bày tỏ lời chia buồn với các gia đình của các nạn nhân, và hứa sẽ điều tra và đưa những người liên quan ra trước công lý. Ông đã ra lệnh cho quân đội triển khai ngay lập tức để hỗ trợ cảnh sát trong việc bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn quốc, theo lời phát ngôn viên của ông.

TT al-Sisi nói: “Chủ nghĩa khủng bố như vậy sẽ không bao giờ ảnh hưởng đến quyết tâm của người Ai Cập và ý chí thực sự của toàn dân quyết chống lại các lực lượng ác độc. Thay vào đó, nó sẽ làm tăng quyết tâm của dân chúng để vượt qua những trở ngại và đạt được sự an toàn.”

Những giáo dân sống sót ngồi bàng hoàng

TT Donald Trump noi về các cuộc tấn công ở Ai-Cập qua bản tin trên Twitter rằng: “Thật buồn khi nghe nói về cuộc tấn công khủng bố ở Ai Cập. Mỹ lên án mạnh mẽ. Tôi rất tự tin rằng Tổng thống al- Sisi sẽ giải quyết tình hình đúng đắn “. TT Trump gởi lời chia buồn đấn các gia dình những nạn nhân và hứa Hoa Kỳ sẽ giúp điều tra và đưa những kẻ gây tội ác ra trước công lý.

Báo chí địa phương cho hay, sau khi vụ tấn công xảy ra, chỉ huy trưởng an ninh Hossam Din Khalifa đã bị cất chức.

Các nhân chứng đã đăng hình trực tuyến cho thấy các nạn nhân đang được đưa vào xe cứu thương, thường dân sơ tán; các cột thánh đường bằng đá dính đầy thịt và máu. Nhiều bộ phận cơ thể của nạn nhân phía xe nát văng vải trên ghế.. Những chiếc Lá cọ của giáo dân dính máu rơi trên ghế thánh đường.

Đức Giáo Hoàng Francis chủ tọa Lễ Lá tại quãng trường Thánh Phê-rô ở Vatican và ngài đã cầu nguyện cho linh hồn những gáo dân chết vì đạo thánh Chúa  và ngài bày tỏ “những lời chia buồn chân thành” của ngài đến với Đức Viện phụ Tawadros II, người mà ngài gọi là “anh tôi“, và chia buồn đến Giáo hội Coptic cùng “tất cả toàn dân Ai Cập yêu dấu“. Đức Giáo hoàng Francis nói ngài xin cầu nguyện cho những giáo dân Coptic Ai Cập đã chết hay bị thương và gia đình của họ.

Đức Gáo hoàng Công giáo La-Mã không nắm quyền trên giáo hội Công giáo Coptic, đã nói rằng “Xin Thiên Chua biến đổi trái tim của những kẻ gieo rắc khủng bố, bạo lực và chết chóc; và biến đổi trái tim của những ai chê tạo và buôn bán vũ khí“.

 
Đức Giáo hoàng Francis cử hành Chủ Nhật Lễ Lá 09/4/2017 tại Vatican và cầu nguyện cho Giáo dân Công gáo Coptic bị Khủng bô IS giết trong thánh đường khi họ đi cầu nguyện

Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi chấm dứt cái mà ngài gọi là “diệt chủng” chống lại các Kitô hữu ở Trung Đông, nhưng cũng nói rằng “rất sai lầm khi cho rằng Hồi giáo là bạo lực“. Giáo Hoàng Francis được Tổng thống al-Sisi mời đến thăm Ai Cập vào cuối tháng 4/2017 này để giúp hàn gắn quan hệ với người Hồi giáo.

Grand Sheik Ahmed Tayeb, người đứng đầu của Đại học Al Azhar của Ai Cập, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Hồi giáo Sunni, đã lên án cuộc tấn công ở Tanta, gọi đó là một vụ đánh bom khủng bố đê hèn nhằm vào cuộc sống của những người vô tội. Đại học Al Azhar có kế hoạch tổ chức đón Đức Thánh Cha Francis trong chuyến viếng thăm của ngài đến Ai-Cập cuối tháng nầy.

 
TT Donald Trump tiếp Tổng thống Ai Cập al-Sisi tại Tòa Bạch Ốc ngày 03/4/2017

Ai Cập đã phải vật lộn để chống lại chiến tranh kể từ khi quân đội lật đổ một Tổng thống Hồi giáo được bầu vào năm 2013. Một chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo đặt tại bán đảo Sinai tuyên bố trách nhiệm vụ đánh bom tự sát tại một nhà nguyện bên trong Nhà thờ Chính tòa Thánh Mark ở Cairo vào tháng 12 vừa qua làm 29 người thiệt mạng và làm bị thương 47 người, và tuyên bố sẽ tấn công thêm nhiều Kitô hữu khác nữa.

Vào tháng 2/2017, một loạt các vụ giết người ở Bán đảo Sinai phía Bắc khiến hàng trăm Kitô hữu phải chạy trốn khi các chiến binh IS đe doạ các vụ tấn công khác. Trong khi quân đội Ai Cập cũng bị tấn công trong khu vực vì chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo, một số nhà hoạt động nhân quyền phàn nàn rằng Tổng thống al-Sisi đã thất bại trong việc bảo vệ thiểu số tôn giáo.

 
TT Donald Trump và TT al-Sisi Ai Cập

HA Hellyer, cố vấn cao cấp tại Hội đồng Đại dương Atlantic và các quan chức cao cấp của Ai Cập đã cho biết: “Người Kitô giáo Ai Cập đang bị xem là mục tiêu của các nhóm cực đoan ở Ai Cập, giống như tất cả người Ai Cập chống lại ISIS; nhưng các Kitô hữu được nhắm mục tiêu hai lần.”

Sau vụ khủng bố nổ bom nhà thờ chánh tòa Coptic vào tháng 12/2016, Tổng thống al-Sisi hứa sẽ bảo vệ chặt chẽ nhưng các lời ta thán cho rằng phía Cảnh sát đã không quan tâm đến các thánh đường Coptic và giáo dân Coptic luôn là mục tiêu của Khủng bố IS. Tuy nhiên trong vụ nổ bom tại thánh đường Coptic ở châu thổ sông Nile tại Nanta, đã có 3 Cảnh sát thiệt mạng trong số 40 người chết, kể cả kẻ ôm bom tự sát.

Theo Wikipedia, Chúa nhật Lễ Lá là ngày lễ rơi vào ngày Chủ nhật trước lễ Phục Sinh. Trong Giáo hội Tây phương, Lễ Lá phải luôn luôn rơi vào một trong số 35 ngày giữa 15 tháng 3 và 18 tháng 4.

Lễ này kỷ niệm một sự kiện được viết trong bốn sách Phúc âm quy điển (Mark 11: 1-11, Matthew 21: 1-11; Luke 19: 28-44; và John 12: 12-19)- kể về việc Chúa Giê-su tiến vào thành Jerusalem những ngày trước khi chịu khổ hình.

Truyền thống sử dụng lá cọ (Palm Leaves) trong các nghi lễ, nhưng vì ở các vùng khác nhau có thể không có lá cọ hoặc khó tìm được, dẫn tới có thể thay thế bằng những cành cây khác như thủy tùng, cây liễu hay những cái cây bản xứ khác. Ở Việt Nam, hầu hết các nhà thờ sử dụng lá dừa. Những chiếc lá được thắt và tạo hình một cách công phu để thể hiện sự vui mừng hoan hô đón Chúa Giêsu Kito là Vua.

Hạnh Dương

www.Vietpressusa.us

http://www.vietpressusa.us/2017/04/khung-bo-hoi-giao-is-no-bom-tu-sat.html

Leave a comment