Categories
Sưu Tầm

TÀU CỘNG SẼ CHẾT THEO CÁI ĐẦM LẦY NƯỚC MỸ KHI ĐẠI ÁN OBAMAGATE ĐANG TỚI LÚC HẠ MÀN


blogtouch_picture_48368af1_f446_9c84_27f7_7c6afd1eb1bc

Tran Hung.

Mặc dù truyền thông chính thống không sôi nổi trong việc đưa tin công tố viên đặc biệt John Durham đã đưa tiếp bản cáo trạng là một phần trong đại án OBAMAGATE dài 27 trang so với sự sốt sắng của truyền thông chính thống khi đưa tin về thợ săn phù thủy Robert Muller trong trò vu khống Nga can thiệp vào bầu cử trước đây nhưng với bản cáo trạng lần này thì bộn tên trùm trong đầm lầy Nước Mỹ sẽ bị lôi ra pháp định và sau đó sẽ tới lượt các chóp bu của Mỹ cộng là Obama – Joe Biden – Hillary Clinton sẽ được lôi ra Đại bồi thẩm đoàn với tội danh TREASON – PHẢN QUỐC.
Ở bài viết trước, tui chỉ mới nói tới việc RINOS PHẢN QUỐC ĐÁNH PHÁ POTUS TRUMP để cứu lấy Tàu cộng và bài viết này tui tiếp tục chủ đề TÀU CỘNG & MỸ CỘNG ĐANG RUN RẨY TRƯỚC ĐẠI ÁN OBAMAGATE như sau:
I. TẠI SAO MỸ CỘNG VÀ RINOS PHẢN QUỐC HÙA NHAU ĐÁNH PHÁ POTUS TRUMP ? 
2. Mỹ cộng đánh phá Tổng thống TRUMP:
Trước tiên, xin nhắc lại khái niệm “cánh tả – cánh hữu, truyền thông chính thống, bảo thủ và cấp tiến” trong hoạt động chánh trị ở Hoa Kỳ.
a. Cánh tả: 
Cánh tả để chỉ cho những người có xu hướng chánh trị dựa trên “chủ nghĩa bình quân xã hội” hay nói theo ngôn ngữ bình dân thì cánh tả là đại diện cho chủ nghĩa cào bằng. 
Mục tiêu của những người theo trào lưu cánh tả là để hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhơn, mức độ lao động. Để thực hiện được cái “lý tưởng” gần như “không tưởng” này, cánh tả thường sử dụng công cụ chính và rất hữu dụng đó là “sự can thiêp của Nhà nước vào nền nền kinh tế, vào đời sống xã hội, vào an ninh quốc gia,…”.
Nói một cách dễ hiểu nhứt thì chánh trị gia cánh tả Hoa Kỳ với chủ nghĩa xã hội của Mác – Lê – Mao có chung quan điểm là “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Chính từ cái quan điểm hết sức tào lao này mà một bộ phận người Mỹ rất khoái cánh tả và không ít người Mỹ gốc Việt ủng hộ cho cánh tả bởi thói hư “biếng làm nhưng thích thụ hưởng”, sống bám vào trợ cấp của chánh phủ. 
Nhưng có một thực tế rõ ràng mà cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói đó là “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” đã phản ảnh đúng bản chất của cánh tả. Bởi vì lý tưởng của cánh tả là mang lại bình đẳng cho xã hội, người dân làm chủ đất nước, chánh quyền là đầy tớ trung thành nhưng thực tế ở Nước Mỹ đã cho thấy những chánh sách can thiệp vào kinh tế – xã hội – an ninh quốc gia – tự do ngôn luận,… của cánh tả lại hoàn toàn trái ngược với những gì thuộc về lý tưởng của cánh tả.
Minh chứng cho những điều đó là thời Obama mần tổng thống, hàng loạt chánh sách của chánh phủ liên bang, của Quốc Hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát như Đạo luật Obamacare, chánh sách nhập cư dễ giải, Đạo luật về nạo phá thai, hành vi chánh phủ liên bang can thiệp sâu vào kinh tế, hàng loạt sắc thuế đánh vào người có thu nhập cao,… đã làm cho Nước Mỹ với nền tảng Cộng Hòa trở thành một Nước Mỹ có màu sắc xã hội chủ nghĩa. 
Chỉ ở cái mảng đáng thuế lên người giàu và cái Đạo luật Obamacare đã bộc lộ rõ nét Nước Mỹ thời Obama là một nước cộng sản trá hình. Bởi vì nhà nước thời Obama với những chánh sách can thiệp kinh tế đã gây hậu quả ngược, làm gia tăng sự bất công về lợi tức lẫn bất công cơ hội cạnh tranh bình đẳng.
Giới siêu giàu cổ súy cho xu hướng chánh trị cánh tả do đảng Dân chủ đại diện và trao quyền lực vào tay của Obama bởi vì xu hướng chánh trị cánh tả là môi trường thích hợp nhứt để cho giới tài phiệt bất lương trở thành những kẻ siêu giàu. Giới tài phiệt bất lương chi tiền thông qua truyền thông chính thống và y tế, giáo dục để những tổ chức này vận động, ủng hộ cho cánh tả đổi lại cánh tả can thiệp vào kinh tế – xã hội,… đem lại lợi ích cho giới tài phiệt bất lương.
Ở Hoa Kỳ, khi nói tới cánh tả là nói tới các đảng phái và tổ chức chánh trị sau: Đảng Dân chủ, Đảng xanh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, Tự do hiện đại,… Các tổ chức mang xu hướng cánh tả là: Black Lives Matter – BLM, Antifa, Open Society Foundations – Quỹ xã hội mở của tài phiệt George Soros,… và các hãng truyền thông chính thống như The New York Times, MSNBC, Washington Post … là các hãng truyền thông cánh tả.
 b. Cánh hữu:
Cánh hữu để chỉ những người có xu hướng chánh trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhơn và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng nhứt định về mặt hiện tượng theo quan điểm của các nhà phê phán, chỉ trích “tính bất cập của chủ nghĩa tư bản” mà họ nói bằng thuật ngữ “bóc lột” giữa giới chủ và người lao động nhưng thực tế thì ngược lại về mặt bản chất.
Ở đây tui đơn cử một thí dụ minh chứng cho điều ngược lại trong cái gọi là “tư bản bóc lột” ngay tại trang trại của người thân với tui. Người thân tui đã đầu tư tiền của, trí tuệ vào trang trại có quy mô 10 lao động chân tay, mỗi tháng anh ta trả lương cho họ là 02 ngàn đồng, đây là mức lương cố định và được trả lương theo tuần, tức người lao động cứ đến kỳ là lãnh lương mặc cho mưa gió bão bùng, mặc cho giá cả nông sản có tăng hay giảm, lãi suất nhà băng có giảm hay tăng. Rõ ràng, nếu xét theo quan điểm “bóc lột” thì anh chủ trang trại kia mới chính là người “bị bóc lột” vì anh ta phải chịu đủ thứ rủi ro trong công việc còn người lao động chẳng phải lo nghĩ gì ngoài việc làm đúng giờ, làm xong việc rồi về ngáy o o mặc cho ngày mai trang trại có bị bão dập, lửa cháy. Mặt khác, hợp đồng lao động là hoàn toàn tự nguyện không ép buộc, anh thấy hợp lý thì anh ký anh làm, không hợp lý thì anh đi chỗ khác.
Nhưng tại sao phía cánh tả ra rả cáo buộc phía cánh phải là căn nguyên của sự bất bình đẳng trong xã hội? Dễ hiểu thôi vì cánh tả rất dẻo mỏ, mị dân nhờ vào hệ thống tuyên truyền hùng hậu được họ trả tiền hậu hĩnh. Nó cũng như bên Việt Nam thời cộng sản vậy, bất công hà rầm, bóc lột hăng hà nhưng họ vẫn ra rả là người dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành, Việt Nam dân chủ nhứt Trái Đất,…
c. Những khác biệt căn bản giữa cánh tả mà đại diện là đảng Dân chủ với cánh hữu được đại diện bởi những người bảo thủ của Đảng Cộng hòa:
– Lãnh vực kinh tế: 
+ Cánh tả muốn tăng cường sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Ngược lại Cánh hữu muốn giảm thiểu sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. 
Tại sao ? Tại vì khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nó sẽ đẻ ra cái gọi là nhóm lợi ích, nhóm thân hữu, cánh hẩy, sân sau,… là những con gà đẻ trứng vàng cho quan chức Nhà nước mà bên Việt Nam đã xuất hiện đầy rẫy như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, Vạn Thịnh Phát, Dũng Lò Vôi,… cho nên cánh tả nó khoái vì như vậy nó mới có được và điều khiến được đam tài phiệt bất lương, Big Pharma, Big Tech, Big truyền thông,…
+ Cánh tả muốn tăng thuế, đặc biệt là thuế đối với người giàu, một điều giới giàu lại rất thích trong thực tế vì thuế đó tuy đánh vào họ nhưng lại lấy một cách gián tiếp chủ yếu từ thành phần trung lưu và lại đi kèm các luật chống cạnh tranh tự do khác. Ngược lại Cánh hữu muốn giảm bớt thuế, là thứ đem lại sự công bằng cơ hội cho thành phần trung lưu và nghèo khổ vươn lên.
Tại sao? Tại vì Cánh tả sẽ lấy tiền thuế ném vào cái chủ nghĩa cào bằng như Đạo luật Obamacare, Đạo luật phá thai,… để dụ khị được đám đông thích “ngồi mát ăn bát vàng”, lười biếng chỉ trông chờ vào tiền trợ cấp mà lực lượng này thì rất ngông cuồng, bất chấp vì miếng ăn họ sẽ làm tất cả theo lời kêu gọi của Cánh tả.
+ Cánh tả muốn tăng chi tiêu của chánh phủ vào phúc lợi, chánh sách xã hội và cơ sở hạ tầng. Cánh hữu muốn cắt giảm chi tiêu của chánh phủ. 
Tại sao? Tại vì bộ máy của cánh tả rất cồng kềnh với đa số là quan tham nên họ thích tăng chi tiêu của chánh phủ.
+ Cánh tả muốn tăng lương tối thiểu. Cánh hữu phản đối tăng lương tối thiểu.
Tại sao? Tại vì khi tăng lương tối thiểu thì nó kéo theo hệ quả là tiền đóng các khoản bảo hiểm cũng tăng theo nhưng chất lượng bảo hiểm vẫn như lúc chưa tăng lương tối thiểu. Và còn rất nhiều hệ lụy khác nữa nhưng có một hệ lụy rõ ràng nhứt là khi tăng lương tối thiểu nhưng năng suất lao động vẫn không tăng vì vẫn con người đó, dây chuyền sản xuất đó. Để thích nghi với việc Nhà nước tăng lương tối thiểu thì các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp như: đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, cắt giảm lao động, sa thải bớt công nhân,… và trong lúc doanh nghiệp bị đánh thuế cao hơn nhưng buộc phải trả lương tối thiểu cũng cao hơn nên nhiều chủ doanh nghiệp đóng cửa hoặc tháo chạy khỏi Nước Mỹ, dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan và lệ thuộc vào hàng hóa nhập cảng. Thất nghiệp cao thì Cánh tả càng có lợi vì các khoản trợ cấp thất nghiệp là quyền lực của Cánh tả mà người thất nghiệp phải cảm ơn rối rít.
Còn nhiều lắm, tui sẽ viết tiếp để khi quý vị biết rõ sự khác biệt giữa Cánh tả do đảng Dân chủ làm đại diện và Cánh hữu do những người bảo thủ của Đảng Cộng hòa làm đại diện thì quý vị sẽ hiểu được tại sao hàng loạt chánh sách dưới trào Mỹ cộng Joe Biden như nhập cư, tăng chi tiêu cho chánh phủ, tăng thuế, tăng ngân khố quốc gia kỷ lục lên mức dự kiến 3,5 ngàn tỷ Mỹ kim,… nhưng bị Cánh hữu bên Đảng Cộng hòa và những người Mỹ chơn chánh bên đảng Dân chủ cự tuyệt. Bởi vì bản chất của Cánh tả là chủ nghĩa cào bằng, là chủ nghĩa xã hội đem lại lợi ích cho khối xã hội chủ nghĩa được đám đông với tư duy hưởng thụ cổ súy do họ yếu kém về năng lực tinh thần, sức khỏe và trí tuệ. 
Tổng thống TRUMP là nền tảng của Cánh hữu, là chánh trị gia theo trường phái bảo thủ của Đảng Cộng hòa cho nên Ông bị phe Cánh tả và đám RINOS phản quốc đánh phá tưng bừng nhờ lực lượng truyền thông chính thống của Cánh tả với sự tham gia của đám Vẹm kiều vì miếng ăn bán rẻ lương tri, chúng mạnh họng chửi bới Tổng thống TRUMP và những người ủng hộ Tổng thống TRUMP là ngu dốt, vô lương tâm nhưng bản chất của chúng mới thực sự là vô lương tâm, ngu dốt, máu nhiễm vi trùng chủ nghĩa xã hội quái thai./.
Tran Hung.

https://www.thesaigonpost.com/2021/10/tau-cong-se-chet-theo-cai-am-lay-nuoc.html

Categories
Sưu Tầm Uncategorized

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer


BS Đỗ Hồng Ngọc

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer   Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ. Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy. Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ. Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”.

Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.

Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?
Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện. Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.

Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó. Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh.
Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu naytánh vẫn thế!”.
Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.

President Biden falls on Air Force One stairs

Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thì nhiều nguyên do  khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu! Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt. Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc.  Đó là lý do tại sao họ dễ bị té. Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vảy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vảy đóng trong mạch máu. Khác với vảy cholesterol trong máu, những vảy trong não này được tạo thành bởi chất protein. Những vảy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”.

Ngoài việc cách ly sóng điện những vảy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại. Hiện tượng đóng vảy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vảy trong não chút đỉnh khi…  già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy  yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự. Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì. Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.

Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ. Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện.  Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm. Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.

Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ: Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:

Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước. Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:

Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:

Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:

Một nghiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:

Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10 !

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:

Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:

Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:

Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:

Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”. Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh


Categories
Sưu Tầm Thế Giới

Thông Não


Raleigh_Protest_DSC_0021_09Best-Police-Quote

Tại sao nước Mỹ có thể xây dựng được một xã hội kiểu như thế này? Người Mỹ thực sự không có áp lực sinh tồn, không có mối lo đằng sau sao? Họ có thể thực sự truy cầu hạnh phúc chân chính sao?

Hãy cùng xem qua những điểm dưới đây:

1. Tiêu Thụ
Bạn mua 1 đôi giày, đi được 2 tuần và cảm thấy không hợp với chân, bạn có thể đến của hàng trả lại. Nhân viên bán hàng sẽ đưa ra cho bạn 3 sự lựa chọn: Một là đổi đôi mới, hai là dùng số tiền đó mua một sản phẩm khác, ba là trả hàng, nhận lại tiền. Cơ chế này rõ ràng phải được xây dựng trên một nền tảng văn minh nhất định.
Khi trình độ ứng xử văn minh và ý thức của người ta không đạt tới được một mức độ nhất định thì không xứng đáng được hưởng cơ chế đó. Để duy trì bất kỳ chế độ xã hội tốt đẹp nào thì điều cốt yếu chính là dựa vào tự giác chứ không phải pháp luật.
2. Quyền lực và trách nhiệm
Nếu bị đánh ở nơi công cộng, hung thủ lại trốn thoát biệt tăm, bạn có thể yêu cầu chính phủ bồi thường. Sao có thể xảy ra chuyện đó? Rõ ràng chuyện xảy ra chẳng liên quan gì đến chính phủ cả. Nhưng các luật sư Mỹ sẽ giải thích cho chúng ta rằng: “Chính phủ phải chịu trách nhiệm bởi vì có tội phạm làm hại bạn. Bạn bị thương phải đi khám bệnh, bị tổn thất về tinh thần và thể chất không đi làm được. Tất cả những điều này chính phủ phải chịu trách nhiệm”.
Nhiều người nước ngoài có thể thấy rằng đó là một suy nghĩ ngược đời. Lỗi chẳng phải ở chính phủ. Chẳng phải chính phủ vẫn luôn trấn áp, bài trừ tội phạm đó sao? Như vậy chẳng phải đã là quá đủ hay sao? Nhưng người Mỹ nghĩ khác. Họ truy cứu trách nhiệm của chính phủ ở một tầng sâu hơn. Công dân không được bảo vệ tốt, kẻ phạm tội lại trốn thoát, đó là lỗi ở chính phủ.
Có một nhà văn Trung Quốc ở Mỹ vì xích mích mà ra tay đánh người ta, tự cho là mình có lý. Anh ta sẵn sàng chấp nhận chịu phạt để đánh người nhưng không thể ngờ rằng một cú đấm của mình lại nghiêm trọng đến vậy. Anh phải mất một số tiền rất lớn thuê luật sư mới có thể đạt được thỏa thuận bồi thường với người bị hại, còn bị phạt tù 1 ngày, 100 giờ lao động công ích tại địa phương và 2000 đô la.
Anh ta bao biện rằng: “Việc đánh người tôi thừa nhận nhưng tôi muốn xác nhận là tôi đánh người ta là việc quang minh chính đại, là có lý, nói cách khác là người ta đáng bị đánh”.
Luật sư cho anh biết: “Anh hoàn toàn không hiểu pháp luật Mỹ. Người ta có đáng bị đánh hay không thì lại là chuyện khác, không liên quan đến vụ án này. Quan tòa vụ kiện này chỉ muốn biết anh có đánh người hay không thôi. Nếu người ta nợ tiền anh hoặc lừa đảo anh, làm cho anh bị tổn thương về thân thể, tinh thần, thì anh có thể khởi kiện người ta. Đó lại là vụ một kiện khác”.
3. Quyền lợi của trẻ em và người già
Một bà mẹ bận rộn việc nhà, nhất thời sơ suất chẳng may làm con ngã xuống bể bơi và đứa bé qua đời. Đúng lúc đang đau đớn khôn nguôi thì bà mẹ nọ nhận được trát từ toà án vì tội “lơ là chức trách”, không làm hết trách nhiệm của người giám hộ. Bà sẽ phải đối mặt với một bản án hình sự.
Nhiều người có thể cho rằng việc này rõ ràng là không thấu tình đạt lý. Vừa mới chịu nỗi đau mất con, bà mẹ lại còn vì thế mà phải ngồi tù. Trên đời làm gì có chuyện hoang đường như vậy?
Lý do của quan tòa rất đơn giản. Bà mẹ không làm hết chức trách nên một sinh mạng bị mất đi ngoài ý muốn. Đây là điều pháp luật không cho phép. Một khi bà mẹ này bị xử tù, tác dụng răn đe của pháp luật sẽ khiến hàng ngàn hàng vạn bà mẹ khác phải tận tâm làm hết trách nhiệm trong việc bảo vệ con cái.
Người Mỹ quan niệm:
“Khi bạn sinh ra một đứa con, trước tiên, đứa bé đó thuộc về chính nó. Nó có vô số quyền lợi ngay từ khi sinh ra, sống trong xã hội này. Bất kể nó có ý thức hay không, bất kể có lớn lên thành người hay không, thì xã hội này vẫn có tầng tầng lớp lớp luật pháp để bảo vệ nó”.
Bảo vệ quyền lợi trẻ em, bảo đảm sức khỏe người già, quyền lợi của người yếu thế thực sự là công việc chủ yếu, là nhiệm vụ quan trọng của chính phủ Mỹ. Cha mẹ một người bạn của tôi sau khi làm thủ tục định cư vĩnh viễn ở Mỹ giờ đây được nhà nước thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, ngay cả thuốc men cũng được gửi tận nhà. Thậm chí lắp cặp kính lão, máy trợ thính cũng được chính phủ bỏ tiền ra mua cho họ. Hơn nữa họ còn có thể đến các trung tâm hoạt động người cao tuổi, được hưởng chế độ đãi ngộ và bảo vệ đặc biệt dành cho người già.
Một hôm, sau khi kiểm tra chỗ ở của ông bà, người phụ trách trung tâm người cao tuổi đã yêu cầu bạn tôi cần phải cải tiến 3 chỗ. Bên giường các cụ phải lắp điện thoại có thể với tay đến được. Phòng ngủ phải có đèn ngủ thấp và bên bồn tắm phải có tay vịn an toàn bằng kim loại.
Khi bạn tôi trả lời đã biết rồi, người phụ trách trung tâm nói:
“Chỉ biết thôi không được, anh phải nói cho chúng tôi biết khi nào anh sửa lỗi xong. Tôi phải đến kiểm tra lại”.
Có người cho đây là việc nhỏ nhưng trên đời thực không có việc nào lớn hơn so với việc nhỏ này. Đó chính là “coi công việc thực sự là công việc, coi con người thực sự là con người”.
4. Phục vụ người dân
Nhà báo là vua không ngôi. Ý nói nếu không có bài báo của các hãng truyền thông vạch trần cái xấu thì chính quyền lợi dụng chức quyền làm điều ám muội sẽ chuyên chế, tham nhũng. Nhưng nhiều chính quyền thường lấy việc chống tội phạm để yêu cầu bảo mật nên tha hồ lợi dụng chức quyền làm điều ám muội.
Ở Mỹ, chỉ cần bỏ ra 10 đô la mua bộ thu radio vô tuyến, bạn có thể nhận được tất cả thông tin của cảnh sát.
“Hả? Vậy thì cảnh sát chẳng còn bí mật gì nữa à?”, một người bạn mới đến Mỹ không tài nào hiểu được.
“Họ cần bí mật gì cơ chứ? Họ phục vụ chúng ta”, có người trả lời:
“Thế thì chẳng phải loạn sao?”.
“Có gì mà loạn? Nếu công việc của cảnh sát chỉ riêng cảnh sát biết, người cũng đã bắt rồi, việc cũng đã xử lý xong rồi, lúc đó mới thông báo cho các nhà báo chúng ta thì thế mới là loạn. Lúc đó, ai biết việc đó là thật hay giả?”.
Chỉ một câu đơn giản rõ ràng: “Họ phục vụ chúng ta” đã đánh tan tất cả những cái cớ lợi dụng chức quyền làm điều mờ ám của những người thực thi quyền lực. Trấn áp tội phạm, bảo vệ xã hội là trách nhiệm của chính quyền. Làm thế nào bắt tội phạm trước con mắt theo dõi của mọi người, làm thế nào ngăn chặn mở rộng quyền lực, phòng chống lợi dụng chức quyền làm điều ám muội là vấn đề kỹ thuật mà các cơ quan quyền lực chính phủ phải tự giải quyết. Chính phủ phục vụ nhân dân là vấn đề nguyên tắc.
5. Sự quyết định của các tầng lớp dưới
Nước Mỹ là xã hội được xây dựng theo hướng từ trên xuống. “Có sự ủng hộ của người dân, anh có thể làm lãnh đạo thành phố. Có sự ủng hộ của cử tri bang, anh mới được làm thống đốc bang hoặc nghị sĩ. Có sự ủng hộ của cử tri toàn quốc, anh mới có thể làm Tổng thống”. Đây là khác biệt lớn nhất giữa xã hội Mỹ và xã hội Trung Quốc. Cơ chế này của Mỹ làm cho người dân sống thẳng thắn mạnh mẽ. Thái độ của quan chức vì dân phục vụ cũng không cần phải học tập, giáo dục, bởi vì bản thân cử tri đã là sợi dây sinh mạng của quan chức.
Điều đó có lúc làm người ta không thể tưởng tượng nổi. Thành phố Hillsborough, San Francisco không làm đèn đường, không mở cửa hàng, cửa hiệu. Việc này ngay cả thống đốc và Tổng thống cũng không thể can thiệp gì được. Cư dân ở thành phố này căn cứ vào đặc điểm địa lý đặc thù, nhu cầu cuộc sống của mình mà đã tự thông qua những điều ấy.
Năm 2006, Schwarzenegger, thống đốc bang California không đồng ý đặc xá miễn tội tử hình cho người da đen Williams bất chấp sự thỉnh nguyện của các đoàn thể quần chúng, thậm chí là can thiệp của Tổng thống. Cuối cùng bản án vẫn được thực thi. Do đó, ở Mỹ, các cấp chính quyền chỉ chịu trách nhiệm với cử tri theo khung của hiến pháp. Thống đốc không có quyền miễn nhiệm thị trưởng. Ngay cả Tổng thống cũng không có quyền miễn nhiệm thống đốc.
6. Tam quyền phân lập
Mỹ là quốc gia có ba cấp lập pháp: quốc gia, bang, thành phố (địa hạt), mỗi cấp ban hành luật pháp, quyền và trách nhiệm riêng của mình. Pháp luật quốc gia lấy nhân quyền làm nguyên tắc, quản lý các phương châm đối nội đối ngoại, các chính sách lớn. Luật pháp bang lấy nhân tính làm cơ sở, giải quyết các tranh chấp dân sự, hình sự. Luật pháp thành phố (địa hạt) tôn trọng tình hình thực tế dân tình, giữ gìn bản sắc truyền thống.
Ba cấp lập pháp không phải quan hệ trên dưới trực thuộc, mà mỗi cấp phụ trách chức trách riêng của mình, cũng như cá dưới nước phân tầng rõ ràng, tầng trên, giữa, dưới, cũng có ba loại thức ăn khác nhau, không can thiệp lẫn nhau. Nếu bất chợt có tranh chấp xung đột, thì trái lại pháp luật cấp thấp hơn sẽ có tác dụng quyết định.
Đạo lý này cũng không khó giải thích, càng là luật pháp thấp hơn một cấp thì càng gần với người dân, hợp với tình người. Mà pháp luật cấp cao do tính trừu tượng của nó đã mất đi tính khả thi. Theo chiều dọc thì ba cấp lập pháp, mỗi cấp nắm giữ chức phận của mình. Theo chiều ngang thì pháp luật bang, pháp luật thành phố (địa hạt) cũng có khác nhau.
Hệ thống ấy nếu vận hành ở một quốc gia khác có lẽ sẽ gây loạn không chừng. Nhưng người Mỹ ở tầm lớn thì khẳng định nhân quyền, ở tầm trung thì thừa nhận nhân tính, ở tầm thấp hơn thì tôn trọng nguyên tắc địa phương, đã đáp ứng được mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, đã vận hành chế độ ba cấp lập pháp thành thục điêu luyện.
Một nhà văn Trung Quốc sau khi đến Mỹ đã cảm khái nói:
“Suốt 20 năm nay, càng đi sâu vào xã hội Mỹ, tôi không ngừng phát giác thấy một sự thực rằng: thiết kế chế độ xã hội ở đây hoàn toàn là để giải quyết các loại vấn đề có thể xảy ra của nhân dân. Cũng có thể nói rằng, trong xã hội này, bất kể anh có xảy ra chuyện gì, rất khó mà cảm thấy mình lâm vào bước đường cùng, luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”.
Có lẽ điều đó chính là lý do giải thích vì sao bất kể là nhân tài hay kẻ bất tài, người khôn hay kẻ dại cũng đều muốn di cư sang Mỹ. Đây chính là quốc gia mà bạn không bao giờ bị cảm thấy bị rơi vào bước đường cùng.

Hải Sơn biên dịch

Categories
Sưu Tầm

Xướng ca vô loài


Xướng ca vô loài

Quan niệm “xướng ca vô loài” dưới chế độ phong kiến bắt nguồn từ đâu và ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

– Dưới thời phong kiến, “xướng ca vô loài” là cụm từ ám chỉ những người làm nghề ca hát với nghĩa khinh bỉ, miệt thị.

Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Phong tục Việt Nam (NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr.429) cho rằng “vô loài” liên quan tới quan niệm “vô luân” của người xưa như sau:

“Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bầy tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con… Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn”.

Tác giả Thanh Thủy trong bài viết Nguồn gốc của định kiến “xướng ca vô loài” thì cho thành ngữ này có xuất xứ từ Trung Quốc qua câu chuyện dưới đây:

Theo sử cổ Trung Hoa, Nhà Thương (1766 – 1402 TCN) về sau đổi thành Nhà Ân (1401 – 1123 TCN) với vị vua cuối cùng là Trụ Vương bị một bộ tộc khác là Nhà Châu, một nước chư hầu, lật đổ sau 643 năm trị vì thiên hạ. Dĩ nhiên, con dân Nhà Thương (Ân) phải ôm một mối hận nhà tan và mối nhục mất nước, trong khi đó thì nhóm đàn bà con gái trong làng ca nhi của Nhà Thương, vì miếng ăn, manh áo, cùng nhau tụ tập ở các tửu điếm bên sông Tần Hoài, dùng lời ca, tiếng hát của mình để phục vụ cho quan quân và người của chế độ mới (tức là người của bộ tộc Nhà Châu) mà quên đi nỗi nhục nước mất, nhà tan của mình.

Làng ca nhi nầy của Nhà Thương đã làm ô nhục cho đất nước họ, một mối nhục muôn đời không gội rửa được, có lẽ vì thế mà người của Nhà Thương đã loại bỏ loại người hành nghề xướng ca nầy ra ngoài lề xã hội sinh hoạt của họ. Việc làm ô nhục của giới ca nhi nầy đã bị người đời mỉa mai, khinh bỉ. Gần 2 ngàn năm sau, đến đời Nhà Đường (618 – 907 sau Công Nguyên), thi hào Đỗ Mục đã phải viết lên bài thơ Bạc Tần Hoài, được Lệ Thần Trần Trọng Kim dịch như sau:

Khói lồng nước bóng trăng lồng cát
Bến Tần Hoài thuyền sát tửu gia
Gái ca đâu nghĩ nước nhà
Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình

Trong đó, nguyên văn chữ Hán của hai câu sau đã được người đời nhắc nhở: Thương nữ bất tri vong quốc hận/ Cách giang do xướng Hậu Đình hoa.

Theo chúng tôi, “xướng ca vô loài” có xuất xứ từ Việt Nam, bởi người Việt theo luân lý Nho giáo, có cái nhìn rất khắt khe đối với sự “vô luân”, “vô loài” của các “bọn phường chèo” hay “con hát” ngày xưa, như nhận định của Toan Ánh. Việt Nam đã từng có nhiều nhân vật nổi tiếng bị gian truân vì quan điểm khắt khe, cổ hủ ấy. Trong đó, nổi tiếng nhất là trường hợp Đào Duy Từ (1572 – 1634) vì có cha làm nghề ca hát, nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới triều vua Lê – chúa Trịnh.

(Sưu tầm)

Categories
Sưu Tầm

2 sai lầm lớn nhất của cả đàn ông và đàn bà.


Đời này phụ nữ và đàn ông có 2 điều sai lầm nhất. Có lẽ chính là : phụ nữ luôn cho rằng chỉ cần mình vị tha đàn ông sẽ thay đổi.

Đàn ông luôn nghĩ rằng cho dù mình đi bao xa thì phụ nữ vẫn sẽ đợi ở nhà.

Phụ nữ thì luôn lầm tưởng về tình yêu còn đàn ông thì luôn lầm tưởng về giá trị của bản thân đối với người khác.

Không có sự thay đổi nào mà cần một thời gian quá dài, người yêu bạn sẽ không để bạn phải chờ đợi quá lâu.

Không có sự chờ đợi nào là mãi mãi, đừng cho rằng ai cũng sẽ đứng mãi ở một nơi chờ đợi một người.

Tôi từng nói với một người :

“Điều đáng sợ nhất không phải là luôn cô đơn một mình, mà đáng sợ nhất chính là cô đơn trong chính tình yêu của mình.”

Nên trong tình cảm, người đàn ông khiến người phụ nữ của mình cảm thấy lạc lõng và cô đơn, thì tình yêu này đã sai ngay từ giây phút đầu. Đời này không chỉ có DUYÊN PHẬN,

mà còn có NGHIỆT DUYÊN.

Có những loại tình yêu được ví von :

Nói rằng thích uống bia, nhưng lại thường xuyên uống nước ngọt.

Nói rằng yêu cơn mưa, nhưng lại trốn trong nhà khi vừa thấy trời nổi giông bão.

Nói rằng thích mùa đông, nhưng khi đông đến lại mong hè về.

Nói rằng yêu em nhiều, nhưng lại đem tin yêu đi phân phát bao nhiêu.

Nên là đời người lạ lắm, có người mong bên ta một đời, nhưng ta lại yêu người chỉ cần ta một thời…

Rất nhiều điều có thể trở lại, người đi rồi có thể quay về, tình lỡ rồi có thể vãn hồi, nhưng thanh xuân qua rồi thì là vĩnh viễn.

Vậy nên, hãy sống để bản thân không hối hận…

“CHỜ ĐỢI MỘT NGƯỜI, CHỈ XỨNG ĐÁNG KHI HỌ CŨNG ĐANG NHÌN VỀ PHÍA MÌNH”.

(Sưu tầm)

Categories
Sưu Tầm Việt Nam

60 tấm ảnh màu đẹp lộng lẫy của biệt thự cổ Đà Lạt


Đọc/Xem hình tại link này :

Những tấm ảnh màu đẹp lộng lẫy của biệt thự cổ Đà Lạt

Categories
Sưu Tầm

GIA TĂNG SỰ GIÀU CÓ BẰNG CÁCH CHIA ĐỀU NÓ RA


(Lụm trên mạng)

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng ᵭάпҺ trượt sinh viên nào nhưng đã từng ᵭάпҺ trượt cả một lớρ. Lớρ đó kiên quγết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội bình đẳng, không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuγệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậγ lớρ mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợρ lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớρ là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quγết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc Ϯộι, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: “Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấγ được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấρ dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !”

Cuối cùng ông tổng kết :

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không ρhải làm gì vẫn được hưởng trong khi người ρhải làm thì không được hưởng gì. Chính ρhủ không thể cho ai cái gì mà không lấγ thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấγ rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc.”

Đừng trông chờ “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra!

Sưu tầm

Categories
Sưu Tầm

VIỆN DƯỠNG LÃO : Chuyện Xưa, Chuyện Nay


175540613_10222099747736460_7498694467995077295_n

Viện dưỡng lão, nhà [cho người] già hay “nursing home” là mấy chữ khó khăn cho người nghe, nhất là những người cao niên. Không mấy ai hoan hỷ nghe hay muốn bàn chuyện viện dưỡng lão vì hình ảnh các cụ cao niên lọm khọm, cô đơn ngồi ngó trời ngó đất là một ám ảnh nặng nề. Người trẻ thì chuyện “dưỡng lão” xa vời qua, “còn lâu mới tới phiên mình”. Người già thì sợ hãi trước viễn tượng sống buồn bã, cô đơn giữa những người xa lạ. Người chưa già lắm thì xao xuyến, băn khoăn và lo âu khi phải tìm hiểu về viện dưỡng lão cho thân nhân.
Chuyện cá nhân thì riêng tư như thế nhưng chuyện cộng đồng, quốc gia thì cả một chính sách cần thiết hầu trợ giúp, chăm nom hiệu quả hơn các công dân luống tuổi, những người không còn khả năng tự chăm nom. Đại dịch Covid 19 thổi qua địa cầu, cư dân sống trong viện dưỡng lão là những người nhiễm bệnh và tử vong ở mức cao nhất. Các con số ấy đã đánh thức thế giới và nhà cầm quyền nơi nơi đã bắt đầu chú ý hơn đến viện dưỡng lão.
Tại Hoa Kỳ, khi thuốc chủng ngừa có mặt, cư dân viện dưỡng lão là những người ưu tiên trên danh sách chủng ngừa vì họ là những người dễ nhiễm bệnh lại sinh sống trong môi trường chung đụng với nhiều người khác.
Tại những quốc gia khác, cách giải quyết vấn nạn nhiễm trùng trong các trung tâm dưỡng lão sẽ nói lên phần nào tương lai của các cư dân luống tuổi sinh sống ở địa phương ấy. Sức khỏe, tính mạng của họ có được xem trọng hay không qua các chính sách y tế dành cho người già.
Mức tử vong của người già trong viện dưỡng lão do trận đại dịch Vũ Hán đã khơi dậy những bất bình từ cư dân Hoa Kỳ, và họ đòi chính quyền thay đổi chính sách kiểm soát, theo dõi hoạt động của viện dưỡng lão để trợ giúp người già đắc lực hơn, không thể để họ chết như rạ như việc đã xảy ra. Tất nhiên các vấn nạn ấy không là điều mới mẻ mà là hệ quả của những hoạt động cũ. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. Để hiểu rõ hơn, ta cần xem xét những dữ kiện từ lịch sử của viện dưỡng lão, bắt đầu từ đâu và đã diễn tiến, phát triển ra sao; các nguyên nhân nào đã thay đổi cái nhìn của xã hội về tuổi già.
Tại Hoa Kỳ, số người già tuổi 85 trở lên mỗi ngày một đông, cư dân sống lâu hơn mức liệu định của xã hội nên ta chưa có các chính sách rõ ràng hầu giải quyết các vấn nạn y tế, xã hội liên quan đến tuổi già. Người già sức lực kiệt quệ …như chuối chín cây… cần được chăm sóc cẩn thận về sức khỏe cũng như được trợ giúp trong các nhu cầu cá nhân. Có cụ cần được cho uống thuốc men hằng ngày vì không còn minh mẫn để tự sử dụng các món thuốc cần thiết. Có cụ mất cả khả năng tự tắm rửa, thay quần áo. Rất ít những cư dân luống tuổi được gia đình chăm sóc đầy đủ. Số còn lại trông nhờ vào các dịch vụ công cộng và tùy địa phương họ sinh sống, phẩm chất cũng như số lượng của các dịch vụ ấy thay đổi.
Ngày nay, viện dưỡng lão, “nursing home” hoặc “skilled nursing home”, thường bao gồm cả dịch vụ y tế, cung cấp các bữa ăn và đôi khi cả các dịch vụ giải trí để ngày tháng bớt nhàm chán. Ta lại có cả các trung tâm phục hồi, rehabilitation, dành cho các cụ luống tuổi hồi phục sau cơn bạo bệnh sau khi rời bệnh viện và trở về nhà (nhưng chưa cần mức chăm sóc tại viện dưỡng lão).
Các trung tâm chăm sóc ấy còn có cả nơi dành riêng cho những người đã bị lẫn (dementia); tạm hiểu là đủ mọi loại và mức độ chăm sóc từ trợ giúp, phục hồi đến trông nom toàn phần. Cách “phân chia” dịch vụ thành nhiều phần như thế là một kiểu mẫu làm ăn buôn bán, càng nhiều dịch vụ, mức phí tổn càng cao.
Các bài phân tích dịch vụ y tế cho ta thấy được vài điều quan trọng, sự thay đổi theo thời gian, đi ngược về lịch sử từ thế kỷ XVII.
Cuốn sách “Old and Sick in America: The Journey Through the Health Care System” của Tiến Sĩ Muriel R. Gillick, trong những năm 1600 – 1700, khi người Âu Châu chiếm lãnh châu Mỹ, họ mang theo các tập quán sinh sống kể cả việc thành lập “almshouse” tạm dịch là “nhà tế bần” [của tư nhân] dành cho những người không được chăm nom bởi thân nhân hoặc láng giềng; cộng đồng hay quận hạt, chính quyền địa phương.
Nhà tế bần không chỉ dành cho người già yếu mà còn nhận cả các trẻ mồ côi, người khuyết tật hoặc kẻ lang thang không nhà, cung cấp chỗ ở cũng như các bữa ăn.
Đến những năm 1800 – 1900, nhà tế bần là nơi duy nhất cung cấp một số dịch vụ cần thiết cho người nghèo khó, những người không thân nhân để nương tựa. Mãi đến đầu thế kỷ XX, ta mới thấy nhà “dưỡng lão” hay “old age home” ra đời tại Hoa Kỳ. Nhà “tế bần” trở thành nơi dành cho những người bệnh tật, nghiện ngập và không còn là nơi dành cho người nghèo khó nữa. Người nghèo khó, “worthy poor”, được hiểu là những người không có khả năng làm việc để sinh sống và cũng không có thân nhân để nương tựa.
Nhà dưỡng lão thuở ấy thường do các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm đồng chủng / hội ái hữu như Evangelicals, Jewish people, Germans… thành lập và điều hành vì tin rằng họ có trách nhiệm chăm sóc những người “cùng hội cùng thuyền”.
Từ đó ta có Boston’s Home for Aged Woman, Indigent Widows’ and Single Women’s Society in Philadelphia và các trung tâm chăm sóc người già khác.
Các nhà dưỡng lão này thường nhỏ, chỉ có khoảng 30-50 giường; với một lệ phí khiêm nhường, cư dân có chỗ ăn và ở nhưng đủ khả năng dọn dẹp chỗ ngủ và tự vào phòng ăn mỗi ngày.
Vào thời khủng hoảng kinh tế, thập niên 30 của thế kỷ trước, xã hội cần nhiều nhà dưỡng lão hơn nữa vì số cung thấp hơn mức cầu rất xa. Mức dịch vụ cung cấp tại nhà tế bần trở nên tồi tệ [thiếu tiền tài trợ] nên bị xã hội lên án nặng nề.
Các nhà lập pháp thuở ấy cho rằng một ngân sách khiêm nhường để chăm sóc người già sẽ tiết kiệm được các khoản tiền điều hành nhà tế bần. Từ đó, đạo luật An Sinh Xã Hội, the Social Security Act, ra đời năm 1935, bao gồm cả chương trình Trợ Giúp Người Già, the Old Age Assistance (OAA) program, tài trợ cả người nghèo không nơi nương tựa.
Để xóa bỏ nhà tế bần, chương trình OAA không trợ cấp cho người cư trú, vì vậy họ di chuyển sang các nhà dưỡng lão của tư nhân. Thấy có tiền trợ cấp từ chính phủ, các công ty buôn bán đứng ra thành lập “trung tâm dưỡng lão”, quy mô hơn, rộng lớn hơn để kiếm tiền vì có thể kiếm lời từ việc chăm sóc người cư trú hợp lệ. Nghĩa là từ “nhà” sang “viện” hoặc “trung tâm” dưỡng lão. Cách hoạt động này đánh dấu việc chính quyền tham dự vào việc điều hành viện dưỡng lão [chi tiền nên có quyền điều khiển] của các công ty / tổ chức tư nhân ngày nay.
Một thập niên sau, năm 1946, Quốc Hội ban hành Hill-Burton Act cho phép nhà dưỡng lão được thành lập / xây cất chung với bệnh viện và cho phép chính phủ kiểm soát các hoạt động ấy. Viện dưỡng lão trở thành nơi cung cấp các dịch vụ y tế [ở mức độ thấp hơn bệnh viện], tạm hiểu là viện dưỡng lão chuyển từ hệ thống an sinh (welfare) sang hệ thống y tế (healthcare) và theo các tiêu chuẩn hoạt động riêng.
Theo bà Gillick, người Hoa Kỳ trong thập niên 50 xem hệ thống y tế công cộng như bệnh viện, và viện dưỡng lão khi nằm sát bên bệnh viện cũng là một loại bệnh viện dù không có mặt bác sĩ thường xuyên.
Các trung tâm dưỡng lão liên bang sinh sôi nảy nở rầm rộ; một số chịu nhiều tai tiếng và bị đóng cửa vì kém tiêu chuẩn y tế và an toàn. Năm 1965, tu chính Medicare & Medicaid được thêm vào đạo luật Social Security Act thì việc thành lập và điều hành viện dưỡng lão trở thành một ngành kỹ nghệ, buôn bán làm ăn rầm rộ như mọi ngành kỹ nghệ khác.
Đến giữa thập niên 70 thì số viện dưỡng lão gia tăng 140% và mức buôn bán gia tăng 2000%. Số lượng gia tăng nhưng phẩm chất của viên dưỡng lão lại sút giảm. Đến nỗi các trung tâm này bị gọi là “nơi dừng chân & chết” hay “park and die facilities”. Thượng Nghị Sĩ / Dân Biểu David Pryor đã gọi viện dưỡng lão là nơi nằm giữa xã hội và nghĩa địa, “halfway houses between society and the cemetery.” Từ thời điểm này, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục kiểm soát để duy trì các tiêu chuẩn y tế áp dụng tại viện dưỡng lão.
Người nghèo khó, không có nguồn lợi tức nào khác, cư trú tại những viện dưỡng lão tài trợ bởi Medicaid. Ở đó, mỗi phòng thường có 3 – 4 giường và những chiếc tủ đứng có khóa cho mỗi người cư trú sử dụng nên phòng ốc thường chật chội. Tại những viện dưỡng lão dành cho người khá giả, thân nhân thường phàn nàn về phẩm chất dịch vụ mà họ phải trả tiền. Và khi bất bình, khách hàng thường tìm kiếm những nơi trú ngụ vừa ý hơn, tương xứng với món tiền phải trả. Nhu cầu này dẫn đến sự xuất hiện của các trung tâm cung cấp dịch vụ trợ giúp người già, assisted living vào thập niên 80; mức độ trợ giúp tùy thuộc vào sự cần thiết của người trú ngụ, từa tựa như nhà trọ và không mấy liên quan đến “y tế” như viện dưỡng lão.
Nói chung, mùi tiền bạc thu hút người buôn bán đến làm ăn qua việc cung cấp dịch vụ “trợ giúp người già”. Kỹ nghệ này cũng nhanh chóng phát triển, nhanh chóng đến nỗi nhiều tài phiệt bỏ cuộc vì mức lời lãi không như họ mong muốn: Xây cất một tòa nhà thì dễ dàng nhưng chăm sóc người cư trú trong các tòa nhà ấy là việc khó khăn; cách chủ nhà hoạt động [làm ăn buôn bán] ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của người cư trú, nhất là những người đau yếu, sức khỏe mòn mỏi, không còn minh mẫn để tự chăm sóc. Kỹ nghệ này chú trọng sức khỏe thể xác, theo tiêu chuẩn tối thiểu của chính phủ như bữa ăn, vệ sinh thân thể cho người cư trú. Để đạt đủ tiêu chuẩn chăm sóc người già, ta cần nhiều yếu tố nhất là sự hiểu biết về y tế của chủ nhà và nhân viên làm công việc chăm sóc.
Những kiểu mẫu mới bắt đầu xuất hiện, nhà dưỡng lão chú trọng đến tâm thần của người cư trú ngoài sức khỏe thể xác, con số này rất khiêm nhường, chưa mấy phổ thông.
Dù mức tử vong tại viện dưỡng lão do đại dịch Vũ Hán là một con số kinh hoàng, 170,000+ con người trên toàn quốc, viện dưỡng lão vẫn là nơi cư trú thiết yếu cho người già nghèo khó vì các trung tâm trợ giúp, assisted living facilities, không nhận chăm sóc người nghèo trong khi viện dưỡng lão, nursing home, được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ qua chương trình Medicaid.
Tính đến hôm nay, chăm sóc người già là một kỹ nghệ lớn trị giá khoảng 100 tỷ mỹ kim hàng năm, tài trợ bởi Medicaid và nguồn tài lực tư nhân. Câu hỏi khiến các nhà xã hội băn khoăn là làm thể nào để kiểm soát, theo dõi hoạt động của các trung tâm chăm sóc người già này hiệu quả hơn, tránh được các vấn nạn xảy ra trong thời đại dịch.

(Sưu tầm từ Andy Khánh @ Lydiem Vuong)

Categories
Sưu Tầm

Tài liệu giải mã chấn động FBI : Nhà phát minh thiên tài Tesla là người ngoài hành tinh từ sao Kim


Gần đây, FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) đã công bố nhiều tài liệu được giải mã trên trang web chính thức của mình, trong đó một tài liệu đã gây chấn động trên toàn thế giới: Nhà phát minh thiên tài Nikola Tesla (1856 – 1943) đến từ sao Kim (Venus), ông chính là người ngoài hành tinh!Mục đích của Tesla từ sao Kim đến Trái đất là gì? Mục đích của người ngoài hành tinh liên lạc với Tesla nhiều lần là gì? Tại sao người ngoài hành tinh nói với FBI danh tính thực sự của Tesla?

Categories
Sưu Tầm

Mời đọc TÂM SỰ CỦA 1 CẢNH SÁT MỸ


Bài dịch từ FB Andrew D Dang
(Bài English đã có hơn 1 triệu người shared).

“Tôi đã kéo người chết, cùng những mãnh thi thể của họ ra khỏi những chiếc xe.
Tôi đã nói dối với người gặp tai nạn và đang sắp chết rằng: anh / chị sẽ không sao trong khi nắm tay và nhìn cuộc sống của họ đang mờ phai.
Tôi đã ôm thi thể của những em bé. Mua đồ ăn cho người tâm thần đã không ăn trong vài ngày.
Đã có người muốn đâm tôi. Và tôi cũng đã chiến đấu với người muốn bắn mình.
Tôi đã bị những người phụ nữ tấn công khi đang còng tay các ông chồng vừa mới bạo hành họ.
Tôi đã dùng khăn đè lên những vết thương để cầm máu vì bị đạn bắn.
Đã thực hiện sơ cứu CPR cho nạn nhân mặc dầu biễt rõ nó đã không còn giúp ích gì, nhưng việc đó sẽ làm cho thân nhân của họ cảm thấy có hy vọng.
Tôi đã phá tung những cánh cửa, và chiến đấu ở những nơi bọn tội phạp giao dịch hàng quốc cấm.
Tôi đã rượt đuổi bọn tội phạm bằng xe với tốc độ cao, cũng như chạy bộ đuổi theo chúng băng qua xa lộ trong giờ cao điểm.
Tôi đã nhiều lần bị đụng xe. Đã móc ngón tay chuẩn bị xiết cò để giết một gã đàn ông, may thay hắn đã kịp thời dừng gây án. Tôi đã một mình lội ngược dòng làn sóng người phẫn nộ.
Tôi đã lái xe như điên để mong có thể kịp thời cứu lấy đồng đội của mình. Tôi cũng lái những chú nhóc trên xe của mình, và một mặt cũng giả đò xem chúng là cảnh sát vì hôm đó con người ta sinh nhật.
Tôi đã bắt nhiều người vào tù, và cũng tha rất là nhiều. Đã nhiều lần cầu nguyện cho những người tôi không hề quen biết. Vâng, có những lúc tình thế bắt buộc tôi phải dữ dội, và tôi cũng rất tử tế khi có thể.
Tôi thú nhận đã có lúc tôi phải chạy đến nơi tối tâm để khóc một mình khi mọi việc vược quá sức chịu đựng.
Tôi đã không thể đón nhiều cái Giáng Sinh và những ngày lễ quan trọng với gia đình như mình mong muốn.

Tất cả những nhân viên công lực mà tôi biết đều phải chịu đựng những điều tương tự hoặc hơn thế nữa trong khi nhận mức lượng không tương xứng với nhiều giờ làm việc đến đuối cả người, và cuộc sống được biết sẽ ngắn ngủi.

Chúng tôi không cần sự thương hại, và cũng không đòi hỏi ai phải tôn trọng mình cả. Chỉ cần để chúng tôi thực thi công lý và đừng giết chúng tôi.”

FB Andrew D Dang

44594498_10213594809766751_40793955859693568_n

Neil DonnellyFollow

“I have pulled dead, mangled bodies from cars.
I have lied to people as they were dying.
I said you are going to be fine as I held their hand and watched the life fade out.
I have held dying babies. Bought lunch for people who were mentally ill and haven’t eaten in a while.
I have had people try to stab me. Fought with men trying to shoot me.

I’ve been attacked by women while I was arresting their husband who had just severely beat them.
I have held towels on bullet wounds.
Done CPR when I knew it wouldn’t help just to make family members feel better.
I have torn down doors, fought in drug houses. Chased fugitives through the woods.
I have been in high-speed car chases.
Foot chases across an interstate during rush hour traffic.
I have been in crashes. Been squeezing the trigger about to kill a man when they came to their senses and stopped. Waded through large angry crowds by myself.
Drove like a madman to help a fellow officer. Let little kids who don’t have much sit in my patrol car and pretend they are a cop for their birthday.

I have taken a lot of people to jail. Given many breaks. Prayed for people I don’t even know. Yes, and at times I have been “violent” when I had to be. I have been kind when I could.
I admit I have driven to some dark place and cried by myself when I was overwhelmed.
I have missed Christmas and other holidays more than I wanted to.

Every cop I know has done all these things and more for lousy pay, exhausting hours, and a short life expectancy.

We don’t want your pity, I don’t even ask for your respect. Just let us do our jobs without killing us”

Thank You Police Officers of#America

FB Neil DonnellyFollow

October 22, 2018

Categories
Sưu Tầm

TÌNH BẠN VONG NIÊN CỦA LÝ BẠCH – ĐỖ PHỦ : Tri kỷ trong đời, gặp nhau đã khó, chia lìa càng khó hơn !


“Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quen”. Phải, một trong những ẩn ức lớn nhất của con người chính là tìm ra được “kẻ hiểu mình”. Nhân sinh như mộng, tìm được tri kỷ tương giao, có thể trút cạn nỗi lòng chính là một niềm hạnh phúc lớn. Hơn nghìn năm trước, trên dải đất Trung Nguyên vạn dặm, có hai kẻ tri âm, tri kỷ bất chợt đã tìm thấy nhau. Bất chợt mà chẳng bất ngờ, tưởng là tình cờ ai ngờ lại là duyên phận…

Trong lịch sử thơ ca Trung Quốc, Lý Bạch là Thi Tiên còn Đỗ Phủ là Thi Thánh. Trong khúc trường ca đầy hạo khí của Đường thi, hai ông thực chẳng khác nào hào quang của tinh tú nhật nguyệt, cùng nhau tỏa sáng trên bầu không như chòm sao Song Tử. Có một điều kỳ lạ là hai tài năng rực rỡ của văn chương, nghệ thuật thế giới ấy lại cùng sinh sống dưới một gầm Trời, trong một thời đại, lại còn là bạn vong niên, kết giao thâm tình. Câu chuyện của “chòm sao Song Tử” Lý – Đỗ đã để lại cho hậu thế một trường đoạn cảm xúc vui buồn lẫn lộn, xứng đáng là tình bằng hữu nghìn năm có một.

Mối duyên tiền định

Tranh vẽ Lý Bạch. (Ảnh: Public Domain)

Năm ấy, khi gặp Đỗ Phủ, Lý Bạch đã 44 tuổi. Lý Bạch lúc này tuổi đã trung niên, nhiệt huyết, hào hoa tuổi trẻ chẳng còn nhiều, cũng không còn ở nơi quyền quý cao sang, vừa rời kinh thành, bị nhiều người xa lánh. Lý Bạch rơi vào cảnh lẻ loi, một mình phiêu linh bốn biển. Nhưng chừng như ông không buồn vì thiếu bạc, thiếu ăn mà buồn nhiều hơn vì thiếu người tri kỷ.

Năm 744, Lý Bạch vì làm phật ý Cao Lực Sĩ, Dương Quý Phi, bị gièm pha nhiều, sinh ra chán nản. Lại cũng vì đôi chân của kẻ giang hồ không còn chịu ngồi im được nữa, Lý bèn quyết ý rời cung. Ba năm sống cảnh “chim lồng cá chậu” trong cung khiến cái con người ưa xê dịch, thích lãng du ấy cảm thấy vô cùng tù túng. Rời hoàng cung trong sự tiếc nuối của Đường Minh Hoàng (vốn cũng là một ông vua tài tử trứ danh), Lý Bạch thấy trong lòng nhẹ nhõm nhiều. Tiết tháng ba, cỏ cây mơn mởn, oanh hót ríu ran, Lý từ biệt Trường An, cầm theo một chút bạc làm lộ phí, bái biệt Đường Minh Hoàng đi thẳng. Vua tiếc tài ông, mấy bận níu giữ, Lý coi như bỏ ngoài tai. Vua lại tặng vàng, Lý cũng không cầm. Cuối cùng, vua thở dài, ban cho ông một trong những đặc ân kỳ lạ nhất lịch sử: được phép uống rượu miễn phí thoải mái ở bất kỳ tửu quán nào, tiền sẽ do ngân khố triều đình chi trả.

Tranh vẽ Đỗ Phủ. (Ảnh: Public Domain)

Rời chốn phồn hoa, ông ngao du khắp nơi, từng qua đất Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ… Trên đường ngao du tứ hải, Lý Bạch quen biết rất nhiều bằng hữu, lúc thì múa kiếm luận đạo với những đạo sĩ ở ẩn, khi thì uống rượu làm thơ với những mặc khách tao nhân. Nhưng người hiểu tận được lòng ông có lẽ chỉ có Đỗ Phủ mà thôi.

Tháng tư, chính vào lúc hoa hạnh bay đầy trời, Lý Bạch tới Lạc Dương. Mà lúc đó, Đỗ Phủ vừa khớp cũng đang ở Lạc Dương. Đỗ Phủ, 33 tuổi, năm ấy cùng Lý Bạch kết làm bạn vong niên. Đỗ Phủ xuất thân con nhà danh môn, ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha Đỗ Phủ là Đỗ Nhàn, bấy giờ cũng đang làm một chức quan nhỏ coi việc nấu nướng, ngự thiện cho Hoàng đế. Lý Bạch trông thấy Đỗ Phủ, năm ấy mới hơn 30 tuổi, thực là giữa độ tráng niên, một bầu nhiệt huyết tràn trề. Trước đó, Đỗ Phủ 7 tuổi học làm thơ, 15 tuổi thì tài thi phú đã vang truyền khắp xa gần. Ngoại trừ việc thi rớt cử nhân năm 25 tuổi, hầu như tuổi trẻ của Đỗ chưa nếm trải qua sóng gió đường đời, cũng chưa phải đối diện với những thời khắc suy sụp, bất lực như Lý Bạch.

Ấy vậy mà ở chàng trai kém mình tới 11 tuổi, Lý Bạch lại tìm thấy một mối giao cảm kỳ lạ. Chừng như Lý nhìn thấy cả một tuổi xuân đầy hoài bão của mình ở Đỗ. Và chừng như Lý cũng đã thấy trước được rằng, rồi mai đây chàng thanh niên lòng ôm chí lớn kia sẽ lại sớm rơi vào cảnh bất lực với thế thái nhân tình như mình mà thôi. Lý yêu mến và cũng thương cảm cho Đỗ, vậy nên tự khắc có một tình cảm đặc biệt. Hai người hơn kém nhau 11 tuổi, vì tài thơ, vì cùng chí hướng, vừa gặp tựa như đã quen nhau nghìn đời, kết bái tương giao làm bạn vong niên, một trong những tình bạn kỳ lạ nhất trong lịch sử.

Hai người gặp nhau vào mùa hạ. Đến mùa thu, Lý, Đỗ cùng nhau du ngoạn đất Lương (nay là Khai Phong), đất Tống (nay là Thương Khâu), lên chơi Xuy Đài, Cầm Đài, cùng nhau vượt qua Hoàng Hà, dạo chơi núi Vương Ốc. Họ còn tìm đến bái yết đạo sĩ Hoa Cái Quân, chỉ tiếc là không gặp được ông bởi ông đã sớm đắc Đạo rời đi, không còn ở trong nhân thế nữa. Các ghi chép trong sách cổ đều tường thuật về rất nhiều chuyến du ngoạn của Lý Bạch và Đỗ Phủ. Có thể thấy đây chính là sở thích chung của hai người. Những chuyến đi có thể mang đến cho họ nhiều cảm hứng hơn. Lý Bạch đam mê tu Đạo, cũng từng sống đời ẩn sĩ, đạo sĩ. Còn Đỗ Phủ, ta chưa thấy ông trực tiếp nói lên ý chí tu Đạo trong thơ của mình bao giờ nhưng việc ông cùng Lý Bạch đến bái yết các đạo sĩ ít nhất cũng cho thấy rằng đối với việc học Đạo tu tiên, Đỗ không có ý phản đối. Bởi thế, dẫu có không là bạn thơ thì hai người vẫn còn chia sẻ với nhau một điểm chung này: là những người ưa xê dịch, là những người bạn giang hồ.

(Ảnh: Secretchina)

Năm sau (745), Lý Đỗ hai người tiếp tục ngao du đến đất Sơn Đông. Tại đây, họ gặp Cao Thích, cũng là một thi nhân nổi tiếng khác đương thời. Cao Thích vốn là người tràn đầy khí phách, ham mê sự nghiệp, muốn vận dụng hết tài học mà giúp nước nhưng lại gặp phải cảnh bĩ, đành ngao du bốn bể, nay đây mai đó làm một kiếm khách, thi khách. Ba người họ gặp nhau, mau chóng kết thân, ngày ngày rong chơi vui vẻ. Đêm về, họ thường cùng nhau nâng chén nói cười, say sưa thi phú, say rồi thì nằm cùng một giường, đắp cùng một tấm chăn, ngủ một mạch đến khi trời sáng rõ. Ban ngày, Lý, Đỗ, Cao sóng vai đồng hành, vừa đi vừa múa hát, thưởng thức cảnh đẹp ven đường, lúc thì săn bắn chốn đồng hoang, khi lại thăm thú kỳ hoa dị thảo nơi vắng vẻ. Cuộc sống tiêu dao qua ngày tháng, thực không gì sánh bằng.

Trong hơn nửa năm ngao du ấy, tình cảm của Lý Bạch và Đỗ Phủ ngày càng thân thiết, coi nhau còn trọng hơn huynh đệ một nhà. Sau này, trong thơ của mình, Đỗ Phủ thường nhắc đến những ngày tháng rong chơi thống khoái ở đất Tề, đất Lỗ mà thầm lưu luyến, nhớ tiếc. Ngày nay, trong công viên Vũ Vương Đài ở Khai Phong vẫn còn lưu lại một bức hoạ tưởng nhớ về ba đại thi hào Lý Bạch, Đỗ Phủ và Cao Thích đăng đài ngâm thơ với tên gọi “Tam hiền tử” (ba người hiền).

Chia tay ở Duyện Châu, không ngờ trở thành biệt ly vĩnh viễn

Lý Đỗ trong những ngày du hí giang sơn hồ hải, thường là: “Tuý vũ Lương viên dạ/ Hành ca Tứ thuỷ xuân” (đêm say múa ở vườn Lương, lang thang ca hát ở sông Tứ). Cứ như vậy, hai người cùng ăn, cùng ngủ, cùng đi, cùng hát vang khẳng khái, chí khí xông tận trời xanh. Đỗ Phủ hết sức trân trọng quãng thời gian này. Trong bài: “Dữ Lý thập nhị Bạch đồng tầm Phạm thập ẩn cư”, ông viết:

Dư diệc Đông Mông khách
Liên quân như đệ huynh
Tuý miên thu cộng bị
Huề thủ nhật đồng hành

(Nghĩa là: Tôi cũng là khách như ông ở Đông Mông. Ta thương nhau như anh em ruột. Trời thu lạnh, say ngủ đắp chung chăn. Ban ngày nắm tay cùng đi đây đó).

Đỗ Phủ rất trọng Lý Bạch, trọng cả tính cách lẫn tài năng. Ta thấy trong sự giao lưu thơ văn của hai người, Đỗ Phủ nhắn gửi cho Lý Bạch rất nhiều, làm hơn chục bài thơ tặng Lý, nhớ Lý, thương Lý. Còn Lý Bạch, vốn là cuồng khách chốn nhân gian, coi mọi thứ tình cảm trong chốn hồng trần nhẹ tựa lông hồng, chỉ hai lần làm thơ về người bạn vong niên. Một điểm đó cho ta thấy rõ tính cách hai người. Đỗ Phủ nặng tình, nhiều tâm tư, thành thật, sống nguyên tắc, kính thánh tôn hiền. Còn Lý Bạch thì ngạo khí ngất trời, giống một trích Tiên, một cuồng khách, có đôi lúc gàn dở, phiêu linh, tâm hồn phóng khoáng, ưu nhã, lại thường say bí tỉ quên đời. Đỗ sống một đời nghiêm cẩn, Lý thích thoải mái, bỗ bã. Đỗ cả đời nguyện không đổi chí, Lý tuỳ hứng, tuỳ thời. Đỗ nói năng cẩn trọng, Lý lắm lúc cuồng ngôn. Đỗ vui buồn ít lộ ra mặt, Lý yêu ghét rõ ràng phân minh…

Tranh vẽ Lý Bạch (trái) và Đỗ Phủ. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Về văn chương, Đỗ Phủ thường nhún nhường tự nhận là bậc đàn em, dù tài năng của ông đã được thiên hạ nghìn đời công nhận. Ông không tiếc lời dành cho Lý Bạch sự ngợi ca tột bậc: “Bút lạc kinh phong vũ/ Thi thành khấp quỷ thần” (Hạ bút kinh động như mưa gió, thơ thành khiến quỷ thần phải khóc). Đó gọi là anh hùng trọng anh hùng, người thơ quý người thơ vậy!

Khi hai người gặp nhau, Lý Bạch đã nổi danh thiên hạ, đến cả Hoàng đế cũng phải nể vì ba phần còn Đỗ Phủ vẫn là chàng thanh niên chưa có tiếng tăm gì. Nhưng cái ngạo khí ngang tàng của Lý Bạch, qua bao nhiêu đoạn thời gian vẫn hoà quyện tuyệt vời với sự chân thành, mẫu mực của Đỗ Phủ. Hai người vẫn có thể hợp ý, hợp tình mà cùng du ngoạn thiên hạ, ngao du sông hồ, say sưa ca múa, tình như huynh đệ, khó có thể rời xa. Có nói quá không khi ta cho rằng đó là một mối duyên tiền định?

Nhưng rồi cuộc vui nào cũng đến lúc tàn, hai người ở bên nhau thấm thoắt cũng đến giờ ly biệt. Lý Bạch muốn đi về phương nam nối dài những chuyến đi không nghỉ, Đỗ Phủ tới Trường An tiếp tục giũa mài chí lớn. Họ từ biệt ở Duyện Châu. Ta có thể tưởng tượng ra một trong những trường đoạn ly biệt đầy tiếc nuối của lịch sử. Lý Bạch nâng chén rượu lên mà không nỡ uống, quyến luyến chẳng rời, chừng như muốn rơi lệ. Không! Lý Bạch không bao giờ khóc. Sau phút vương vấn, cảm khái ấy, Lý uống cạn chung rượu, hào sảng mà hô lên: “Phi bồng các tự viễn/ Thả tận thủ trung bôi!” (Hai ta sắp xa nhau như ngọn cỏ bồng trước gió, vậy hãy uống cạn ly rượu đang có trong tay). Nhìn ra xa xa, dòng sông Tứ nhấp nhô từng đợt sóng thu. Kẻ ở người đi, đều ăm ắp tâm trạng. Trong giờ phút khó khăn ấy, Đỗ Phủ tình sâu ý nặng, mắt không giấu nổi vẻ buồn thương, hỏi Lý Bạch: “Hà thì Thạch Môn lộ/ Trùng hữu kim tôn khai?” (Bao giờ mới được ở Thạch Môn cùng bạn hiền cạn chén đây?). Câu hỏi ấy, cả nghìn năm sau vẫn không được trả lời. Vì rốt cuộc Lý, Đỗ cũng không còn có ngày gặp lại…

Tranh vẽ Đỗ Phủ. (Ảnh: Epochtimes)

Cả một đời nhớ nhau…

Bởi lần chia tay đầy nước mắt ở Duyện Châu đó mà cả quãng đời sau này, Lý, Đỗ vẫn hoài thương nhớ nhau. Quãng thời gian cùng nhau ngao du sơn thuỷ ở đất Lương, đất Tống, đất Tề có lẽ cũng chính là thời khắc đắc ý nhất trong đời hai thi nhân. Kể từ đó về sau, mỗi người lại đơn độc bước đi trên hành trình sinh mệnh nhấp nhô, đầy sóng gió của mình. Lý Bạch phiêu linh tứ hải trong cảnh nghèo túng. Mà Đỗ Phủ, vốn chưa từng phải chịu nỗi khổ cực chốn nhân gian cũng đang bắt đầu tiến vào cuộc phiêu lưu đầy gió táp mưa sa, bấp bênh thống khổ.

Nhưng trong những giờ phút cúi xuống lòng mình, họ vẫn nhớ tới nhau bằng những cảm tình trân trọng nhất. Nhất là Đỗ Phủ, nhớ bạn da diết, nhớ bạn hầu như ở mọi cảnh huống trong đời. Ông để lại rất nhiều bài thơ nói về Lý Bạch, viết cho Lý Bạch như: “Tặng Lý Bạch”, “Xuân nhật ức Lý Bạch”, “Đông nhật hữu hoài Lý Bạch”, “Thiên mạt hoài Lý Bạch”, “Mộng Lý Bạch”… cộng lại đúng 14 bài. Đỗ Phủ, như đã nói, thực là một người giàu tình cảm. Không chỉ nhớ những lúc cùng nhau giao kết, vui chơi, ông còn lo cho Lý Bạch những chuyện cỏn con nhất như ăn, mặc, ở, đi lại, lo Lý bị biếm trích, lo Lý không quen cuộc sống nơi núi thẳm hang hoang, rừng thiêng nước độc… Cách biệt nghìn trùng, tấm lòng tưởng nhớ Lý Bạch của Đỗ Phủ chừng như vẫn chưa bao giờ gián đoạn. Đến khi về già rồi, Đỗ vẫn còn mơ một ngày: “Hà thì nhất tôn tửu/ Trùng dữ tế luận văn” (biết bao giờ được cùng nhau uống một chén rượu mà bàn luận chuyện văn chương?). Thực đúng như hai câu thơ của Vương Bột:

Hải nội tồn tri kỷ
Thiên nhai nhược tỷ lân

(Trong trời biển còn người tri kỷ, dẫu xa cách góc bể chân trời vẫn như ở cạnh nhau).

Tranh vẽ Lý Bạch. (Ảnh: Secretchina)

Còn Lý Bạch thì sao?
Đương nhiên, với khí chất của một người tu Đạo, với ngạo khí của một kẻ sĩ giang hồ, với bản tính bộc trực, thẳng thắn, ông không dễ yếu lòng trước những cảnh biệt ly huynh đệ, cũng không có một trái tim đa sầu đa cảm như Đỗ Phủ. Song ở đâu đó, vào một lúc nào đó, người ta vẫn thấy Lý Bạch buồn thực sự khi nghĩ về tình bạn tri kỷ của mình. Nhiều năm sau, khi một lần nữa đến đất Tề, đất Lỗ, Lý Bạch nhớ tới cảnh cũ người xưa, trong lòng bồi hồi, hạ bút viết bài: “Sa Khâu thành hạ ký Đỗ Phủ”, cũng chính là những câu xuất ra từ gan ruột:

Ngã lai, cánh hà sự?
Cao ngoạ Sa Khâu thành
Thành biên hữu cổ thụ
Nhật tịch liên thu thanh
Lỗ tửu bất khả tuý
Tề ca không phục tình
Tư quân nhược Vấn Thuỷ
Hạo đãng kí nam chinh

(Ta tới đây, cũng không biết là vì sao đây? Mà nằm dài trong thành Sa Khâu. Ngoài thành có cây cổ thụ. Ngày đêm xào xạc tiếng thu. Rượu nước Lỗ không thể làm ta say. Ca xướng nước Tề cũng không hợp lòng ta. Nhớ anh như là sông Vấn. Dào dạt chảy về nam).

Lý thích nhất trên đời là ngao du sơn thuỷ, uống rượu, làm thơ và nghe ca xướng. Nhưng bất giác trong khoảnh khắc trở lại chốn xưa, cả mấy thứ ấy hoá ra thành vô vị cả. Đơn giản vì Lý đã không còn người tri kỷ để cùng nhau thưởng thức. Phóng khoáng như Lý Bạch, cao ngạo như Lý Bạch, vậy mà đối diện với cảnh một mình về chốn cũ, bên cạnh không còn Đỗ Phủ cũng nhịn không được sầu, tâm ý ảm đạm thê lương. Tiếng ca đất Tề, rượu đất Lỗ cũng chẳng thể gợi thi hứng được. Thay vào đó là một nỗi nhớ dài dằng dặc, dằng dặc như sông Vấn kia, dào dạt chảy về phương nam, chảy về phương nam…

Người viết bài này đồ rằng, cái dòng sông thương nhớ ấy đến bây giờ vẫn còn chảy, dù ở một cõi cao nào đó hai đại thi nhân có thể đã gặp lại nhau và cùng cạn chén tương phùng!

* Tiêu đề bài viết lấy từ bài “Vô đề” của Lý Thương Ẩn. Nguyên tác: “Tương kiến thì nan biệt diệc nan/ Đông phong vô lực bách hoa tàn”. Dịch nghĩa: Gặp gỡ nhau đã khó, chia lìa nhau lại càng khó/ Gió xuân không đủ sức, để trăm hoa tàn úa.

Bài viết:
Tiểu Lý

Ảnh bìa:
Secretchina

Thiết kế:
Tự Minh

Categories
Sưu Tầm

“Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giày”: Câu chuyện về Tổng thống Ronald Reagan


Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng: “Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói: “Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”. Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói: “Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi: “Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói: “2 đô la.”

Cậu bé lại nói: “Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.”

Ông chủ cười nói: “Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạy đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giày còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giày mới rất đẹp.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, phát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vào năm 1980, cậu bé ấy đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

Tổng thống Ronald Reagan(Ảnh: Shutterstock)

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được phóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuyện “Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giày” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết: “Sau này tôi mới biết được giá gốc của đôi giày đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấy của tôi 2 đô la để dạy cho tôi một điều rằng: Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một phần mà thôi, bạn phải tự mình nỗ lực để lấy phần còn lại.”

Thượng Đế sẽ không cho bất cứ ai quá nhiều hay quá ít. Ngài cho bạn một phần và bạn phải tự mình nỗ lực để có được phần còn lại.

Xem thêm:

Categories
Sưu Tầm

Giải mã dự ngôn Lưu Bá Ôn (P2) : Long mạch đã đứt, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong năm này


Bình luận Trung Dung • 07:33, 22/07/20
.
.

Hoàng Phách thiền sư thi gồm 14 bài thơ, đã dự ngôn về các đại sự lịch sử từ đời Minh cho đến những sự kiện lớn diễn ra hiện nay. Những sự kiện đã xảy ra về cơ bản là đều ứng nghiệm.

VIII. Khổ 8

Đồng tâm tá trị vận trung hưng

Nam Bắc phong yên nhất tảo bình
Nhất kỷ cương chu dương nhất phục
Hàn băng không tự chiến căng căngNghĩa đen:Đồng tâm Trị sửa vận trung hưng
Khói gió Bắc Nam dẹp yên bình
Một kỷ tuần hoàn dương trở lại
Băng lạnh đơn thân rét run người1. Đồng tâm tá trị vận trung hưng (Đồng tâm Trị sửa vận trung hưng)

Câu này là chỉ thời kỳ vua Đồng Trị, nhà Thanh trung hưng, gọi là “Đồng trị trung hưng” (1862 – 1874), mở ra phong trào học phương Tây. Về chính trị có xuất hiện thời kỳ khá bình hòa.

2. Nam Bắc phong yên nhất tảo bình (Khói gió Bắc Nam dẹp yên bình)

Câu này ý nói, thời kỳ Đồng Trị, các cuộc khởi nghĩ của Thái Bình Thiên Quốc và các cuộc nổi loạn của người dân đều bị dẹp yên.

3. Nhất kỷ cương chu dương nhất phục (Một kỷ tuần hoàn dương trở lại)

Câu này là chỉ vừa tròn một kỷ (12 năm), vừa hết một kỷ, đến “dương nhất phục” tức tháng 11 âm lịch vừa qua, ngày 5 tháng 12 âm lịch Đồng Trị băng hà.

4. Hàn băng không tự chiến căng căng (Băng lạnh đơn thân rét run người)

Thời kỳ Đồng Trị là thời kỳ gian nguy, như đi trên băng mỏng, tuy cố gắng duy trì cục diện “Đồng Trị trung hưng”, nhưng thù trong giặc ngoài không ngừng, nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra lại có Thái hậu hai cung buông rèm nhiếp chính, Đồng Trị còn rất ít tuổi lên ngôi, giống như bù nhìn vậy.

Thời kỳ Đồng Trị là thời kỳ gian nguy, như đi trên băng mỏng, tuy cố gắng duy trì cục diện “Đồng Trị trung hưng”, nhưng thù trong giặc ngoài không ngừng, nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào.
Thời kỳ Đồng Trị là thời kỳ gian nguy, như đi trên băng mỏng, tuy cố gắng duy trì cục diện “Đồng Trị trung hưng”, nhưng thù trong giặc ngoài không ngừng, nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. (Wikipedia)

IX. Khổ 9

Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh
Thống Tự bàng diên tín hữu bằng
Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc
Hoàng viên vận ngột lực nan thắng

Nghĩa đen:

Tia sáng lấp lánh ánh sao tai
Thống Tự con nuôi tín làm bằng
Tần Tấn một nhà nhưng chân vạc
Khỉ vàng vận hết lực không thành.

1. Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh (Tia sáng lấp lánh ánh sao tai)

Quang là chỉ vua Quang Tự, tại vị trong thời gian 1875 – 1908, đã xảy ra chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Giáp Ngọ, chính biến Mậu Tuất, và bạo loạn Nghĩa Hòa Đoàn, Liên quân 8 nước, tai họa không ngừng.

2. Thống Tự bàng diên tín hữu bằng (Thống Tự con nuôi tín làm bằng)

Thống Tự là chỉ hai vua Tuyên Thống và Quang Tự. Đồng Trị là con đẻ của Từ Hy Thái hậu, khi Đồng Trị băng hà không có con nối dõi, Từ Hy nhận con thân vương là Quang Tự và Tuyên Thống làm con nuôi.

3. Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc (Tần Tấn một nhà nhưng chân vạc)

Câu này là nói Quang Tự không phải con đẻ của Từ Hy Thái hậu, mà là con nuôi, về bề ngoài như là một nhà, cùng với thế lực thái giám thành thế chân vạc. Thời gian Thái hậu buông rèm nhiếp chính, Quang Tự chỉ là bù nhìn. Năm 1898 (Mậu Tuất), vua Quang Tự tiến hành chính biến, muốn thoát khỏi sự khống chế của Thái hậu nhưng bị thất bại.

Thời gian Thái hậu buông rèm nhiếp chính, Quang Tự chỉ là bù nhìn. Năm 1898 (Mậu Tuất), vua Quang Tự tiến hành chính biến, muốn thoát khỏi sự khống chế của Thái hậu nhưng bị thất bại.
Thời gian Thái hậu buông rèm nhiếp chính, Quang Tự chỉ là bù nhìn. Năm 1898 (Mậu Tuất), vua Quang Tự tiến hành chính biến, muốn thoát khỏi sự khống chế của Thái hậu nhưng bị thất bại. (Wikipedia)

4. Hoàng viên vận ngột lực nan thắng (Khỉ vàng vận hết lực không thành)

Hoàng viên là chỉ năm Mậu Thân, ngũ hành Mậu thuộc Thổ, màu vàng, còn Thân là khỉ. Năm Mậu Thân (1908) Tuyên Thống lên ngôi khi mới 3 tuổi, lúc này nhà Thanh đã đến ngày tận thế, không có sức xoay chuyển thế cuộc nữa. 3 năm sau, Tuyên Thống tuyên bố thoái vị, nhà Thanh diệt vong.

X. Khổ 10

Dụng võ thời đương bạch hổ niên
Tứ phương các tự khởi phong yên
Cửu châu hựu kiến tam phân định
Thất tải nhưng lưu nhất tuyến diên

Nghĩa đen:

Dụng võ nên ở năm hổ trắng
Bốn phương khói lửa nổi nơi nơi
Chín châu lại thế Tam phân định
Bảy năm lưu lại một giây này.

1. Dụng võ thời đương bạch hổ niên (Dụng võ nên ở năm hổ trắng)

Màu trắng thuộc Kim, phương Tây. năm 1914 (năm hổ), chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở phương Tây nổ ra.

2. Tứ phương các tự khởi phong yên (Bốn phương khói lửa nổi nơi nơi)

Sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, khắp nơi trên thể giới bùng nổ khói lửa can qua.

3. Cửu châu hựu kiến tam phân định (Chín châu lại thế Tam phân định)

Lúc này Trung Quốc xuất hiện thế cuộc cát cứ, chia làm 3 thế lực lớn: Chính quyền quân phiệt Bắc Dương; Chính quyền Dân Quốc của Tôn Trung Sơn; và ngụy quyền nhà nước ngụy Mãn Châu do các thế lực quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc dựng lên.

4. Thất tải nhưng lưu nhất tuyến diên (Bảy năm lưu lại một dây này)

7 và 1 ở đây tổng cộng là chỉ 8 năm quân đội Dân Quốc kháng chiến chống Nhật (1937 – 1945).

Tưởng Giới Thạch - người lãnh đạo quân đội Quốc Dân đảng kháng chiến chống Nhật.
Tưởng Giới Thạch – người lãnh đạo quân đội Quốc Dân đảng kháng chiến chống Nhật. (Wikipedia)

XI. Khổ 11

Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu
Bảo vị phân tranh bán bích hưu
Hạnh hữu kim ngao năng đới chủ
Kỳ phân bát diện há Tần Châu

Nghĩa đen

Gà đỏ cất tiếng quỷ sinh sầu
Ngôi báu phân tranh một nửa tiêu
May có ngao vàng còn mang chủ
Cờ chia 8 mặt xuống Tần Châu

1. Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu (Gà đỏ cất tiếng quỷ sinh sầu)

ĐCSTQ sau khi chiếm lĩnh Trung Quốc thì bản đồ hình con gà, do đó “gà đỏ” là chỉ ĐCSTQ. Năm 1945 (năm gà) ĐCSTQ phát động cuộc nội chiến toàn diện, cuối cùng đã độc chiếm Trung Quốc, tàn sát vô số người dân Trung Quốc.

2. Bảo vị phân tranh bán bích hưu (Ngôi báu phân tranh một nửa tiêu)

Trong cuộc chiến với ĐCSTQ, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lần lượt thất thế, rồi mất một nửa giang sơn miền Nam, cuối cùng thất bại phải chạy ra đảo Đài Loan.

3. Hạnh hữu kim ngao năng đới chủ (May có ngao vàng còn mang chủ)

Ngao vàng là rùa Thần trong truyền thuyết, sống ở dưới biển, là tượng trưng của giàu có. Đài Loan trông giống một con ngao vàng giữa biển. Sau khi thất bại, Tưởng Giới Thạch dẫn tướng sĩ cùng một số người dân lùi về Đài Loan, đã giữ được thực lực cuối cùng. Sau thời cha con Tưởng Giới Thạch trị vì, Đài Loan đã bước vào thời kỳ rất giàu có.

Đài Loan trông giống một con ngao vàng giữa biển. Sau thời cha con Tưởng Giới Thạch trị vì, Đài Loan đã bước vào thời kỳ rất giàu có.
Đài Loan trông giống một con ngao vàng giữa biển. Sau thời cha con Tưởng Giới Thạch trị vì, Đài Loan đã bước vào thời kỳ rất giàu có. (Wikimedia Commons)

4. Kỳ phân bát diện há Tần Châu (Cờ chia 8 mặt xuống Tần Châu)

Quân chủ lực của ĐCSTQ ký hợp tác với quân đội Dân Quốc đã đổi tên thành Bát Lộ Quân, lợi dụng quân đội Dân Quốc phải giao chiến với quân Nhật nên đã thừa cơ phát triển lực lượng lớn mạnh, và mượn sức mạnh của Liên Xô, sau khi Liên Xô rút quân khỏi vùng Đông Bắc thì tiến vào chiếm lĩnh Đông Bắc. Trong cuộc chiến Quốc – Cộng, quân đội ĐCSTQ tiến xuống phía Nam, cuối cùng chiếm được toàn bộ lục địa Trung Quốc.

XII. Khổ 12

Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi
Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi
Kế thống thiên an tam thập lục
Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê

Nghĩa đen

Sự nghiệp trung hưng cậy kỳ lân
Sau lợn trước trâu đức uy nghi
Kế thừa chính thống ba mươi sáu
Ngồi xem bên ngoài máu như bùn

1. Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi (Sự nghiệp trung hưng cậy kỳ lân)

Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, sự nghiệp phục hưng Trung Quốc giao phó cho con trai là Tưởng Kinh Quốc.

2. Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi (Sau lợn trước trâu đức uy nghi)

Năm tý sau năm Hợi, trước năm Sửu, do đó gọi là sau lợn trước trâu. Năm 1972 (năm chuột), Tưởng Kinh Quốc chức thủ tướng (hành chính viện trưởng), từ đó Đài Loan bắt đầu thời kỳ “Tưởng Kinh Quốc” phồn vinh.

3. Kế thống thiên an tam thập lục (Kế thừa chính thống ba mươi sáu)

Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) kéo dài long mạch Trung Hoa, kế thừa Đạo thống Trung Hoa chính tông. Nhưng sau thời cha con Tưởng Giới Thạch nắm quyền, Đạo thống Trung Hoa mà Trung Hoa Dân Quốc kế thừa đã bị đứt mạch thất truyền. Từ khi Tưởng Giới Thạch rút ra Đài Loan (năm Canh Dần), cho đến khi Tưởng Kinh Quốc qua đời (Năm Đinh Mão), là tròn 36 năm, luôn giữ được thế cuộc yên định. Sau đó Đài Loan chuyển sang thời đại các đảng phái phân tranh, Đạo thống Trung Hoa đứt đoạn thất truyền.

Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc nắm quyền tròn 36 năm, luôn giữ được thế cuộc yên định. Sau đó Đài Loan chuyển sang thời đại các đảng phái phân tranh, Đạo thống Trung Hoa đứt đoạn thất truyền.
Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc nắm quyền tròn 36 năm, luôn giữ được thế cuộc yên định. Sau đó Đài Loan chuyển sang thời đại các đảng phái phân tranh, Đạo thống Trung Hoa đứt đoạn thất truyền. (Ảnh chụp video)

4. Tọa khá cảnh ngoại huyết như nê (Ngồi xem bên ngoài máu như bùn)

Chính quyền Dân Quốc giữ Đài Loan, nhìn qua bờ bên kia eo biển, đại lục Trung Quốc đã chịu tai họa của ĐCSTQ, người dân bị tàn sát máu chảy thành sông.

XIII. Khổ 13

Xích thử thời đồng vận bất đồng
Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công
Tây phương tái kiến Nam quân chí
Cang đáo kim xà vận dĩ chung

Nghĩa đen:

Chuột đỏ thời và vận đổi thay
Cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng phải công
Phương Tây lại thấy quân Nam đến
Vừa đến rắn vàng vận đã xong

1. Xích thử thời đồng vận bất đồng (Chuột đỏ thời và vận đổi thay)

Năm 1948 (Mậu Tý), chính quyền Dân Quốc thất thế, bắt đầu rút lui, ĐCSTQ bắt đầu dần dần chiếm lĩnh toàn bộ lục địa Trung Quốc. Đến năm 2020 (Canh Tý), ĐCSTQ bắt đầu quá trình diệt vong. Vận mệnh của ĐCSTQ nằm ở giữa 2 năm Tý. ĐCSTQ sùng bái màu đỏ nên gọi là chuột đỏ. Một năm Tý thì ĐCSTQ bắt đầu độc chiếm Trung Quốc, còn một năm Tý thì bắt đầu diệt vong, hai năm này đều là năm chuột, nhưng thời và vận đã đổi thay.

Vận mệnh của ĐCSTQ nằm ở giữa 2 năm Tý. Một năm Tý thì ĐCSTQ bắt đầu độc chiếm Trung Quốc, còn một năm Tý thì bắt đầu diệt vong. (Tổng hợp)
Vận mệnh của ĐCSTQ nằm ở giữa 2 năm Tý. Một năm Tý thì ĐCSTQ bắt đầu độc chiếm Trung Quốc, còn một năm Tý thì bắt đầu diệt vong. (Tổng hợp)

Năm 1948 (Mậu Tý) ĐCSTQ bắt đầu đắc thế đánh lui quân đội Dân Quốc, và năm 1949, chỉ sau một năm đã hoàn thành chiếm đóng toàn bộ đại lục Trung Hoa. Năm 2020 (Canh Tý) ĐCSTQ cũng bắt đầu quá trình diệt vong: chiến tranh thương mại, dịch bệnh, thiên tai nhân họa liên miên, và quốc tế đã bắt đầu hình thành liên minh chống ĐCSTQ, vì vậy cũng có thể giống với khởi đầu, sau 1 năm quá trình diệt vong hoàn thành, tức năm 2021, cũng có thể sớm hơn là vào năm 2020 hoặc muộn hơn vào năm nào đó, nhưng tối đa không quá năm 2025 (xem phần dưới).

2. Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công (Cảnh đẹp Trung Nguyên chẳng phải công)

Về bề mặt thì Trung Quốc nhất thời phồn hoa, nhưng không kéo dài, và đó cũng không phải công lao của ĐCSTQ, nó không che đậy được tội ác tày trời mà ĐCSTQ đã gây họa hoạn cho Trung Hoa, tàn sát người dân Trung Quốc suốt hơn 70 năm qua.

3. Tây phương tái kiến Nam quân chí (Phương Tây lại thấy quân Nam đến)

Lực lượng tiêu diệt ĐCSTQ lại thấy xuất hiện ở phương Tây, đứng đầu là Mỹ đã hình thành thế cuộc toàn thế giới tiêu diệt ĐCSTQ, hiện quá trình này đang tiến hành.

Lực lượng tiêu diệt ĐCSTQ lại thấy xuất hiện ở phương Tây, đứng đầu là Mỹ đã hình thành thế cuộc toàn thế giới tiêu diệt ĐCSTQ, hiện quá trình này đang tiến hành.
Lực lượng tiêu diệt ĐCSTQ lại thấy xuất hiện ở phương Tây, đứng đầu là Mỹ đã hình thành thế cuộc toàn thế giới tiêu diệt ĐCSTQ, hiện quá trình này đang tiến hành. (Tổng hợp)

4. Cang đáo kim xà vận dĩ chung (Vừa đến rắn vàng vận đã xong)

Đến năm 2025 (Ất Tị), nền văn minh cũ của nhân loại kết thúc, toàn nhân loại bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới.

Trong dự ngôn Thái Bạch Sơn Bi Ký và Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn có dự ngôn rằng: từ năm 2020 đến năm 2025 (năm rắn) là thời kỳ đào thải nhân loại, Trời giáng các loại tai họa, sẽ có rất nhiều người bị đào thải trong các tai họa này. Sau năm 2025, nhân loại bình an vượt qua đại kiếp nạn sẽ bước vào thời kỳ văn minh hoàn toàn mới, đạo đức sẽ khôi phục vượt cả những thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, mở ra một tương lai hoàn toàn mới mẻ và tốt đẹp.

XIV. Khổ 14

Nhật nguyệt thôi di tự chuyển luân
Ta dư xuất thế cánh vô nhân
Lão tăng tòng thử hưu nhiêu thiệt
Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân

Nghĩa đen:

Tháng ngày trôi tựa bánh xe quay
Than ta ra đời chẳng nhân duyên
Lão tăng từ đây thôi múa mép
Việc sau còn phải hỏi người sau

Khổ cuối cùng không phải là dự ngôn, mà là lời kết, ý nghĩa là sự việc sau này không thể nào suy đoán ra được nữa, bởi vì sự việc sau đó không còn thuộc về nền văn minh và dịch số cũ nữa, mà thuộc về văn minh và dịch số của vũ trụ hoàn toàn mới, do đó không thể nào dự đoán được. Chỉ những người vượt qua đại kiếp nạn này, bước vào nhân loại kỷ nguyên mới thì mới có thể biết được. Khổ thơ này hoàn toàn cùng ý nghĩa với câu kết của Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng: “chiêm đắc thử khóa, dịch số nãi chung” – chiêm bói được quẻ này đến đây thì dịch số đã hết.

(Hết)

Trung Dung
Theo Lý Đạo Chân – Secretchina

Source :
https://www.ntdvn.com/van-hoa/giai-ma-du-ngon-long-mach-dut-dcstq-se-diet-vong-trong-nam-nay-p-2-54684.html

Giải mã dự ngôn Lưu Bá Ôn (P1): Khi nào đại dịch hết, ĐCSTQ sụp đổ và Đài Loan thống nhất?

Giải mã dự ngôn Lưu Bá Ôn (P2) : Long mạch đã đứt, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong năm này

Categories
Sưu Tầm

Thương tiếc nhà văn Túy Hồng


Theo tin từ gia đình chị Túy Nga (chị ruột của Túy Hồng) hiện ở Phan Thiết cho biết, nhà văn Túy Hồng đã qua đời tại Mỹ vào sáng ngày 19-7-2020 (giờ Mỹ), hưởng thọ 82 tuổi. Xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị Túy Nga và anh Nguyễn Thành Hổ.

Nhà văn Túy Hồng tên thật Nguyễn Thị Túy Hồng, sinh năm 1938 tại Chí Long, Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, giáo sư Trường trung học Hàm Nghi, Huế. Đoạt giải Văn học Nghệ thuật của VNCH năm 1970. Chị là vợ của nhà văn Thanh Nam, di cư vào Nam từ năm 1953, khi 22 tuổi đã là tổng thư ký báo Thẩm Mỹ. Năm 1975 gia đình sang Mỹ định cư ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Năm 1985, Thanh Nam qua đời vì bệnh ung thư thanh quản, lúc còn 54 tuổi.

Túy Hồng là nhà văn nữ tên tuổi cùng với các nhà văn nữ khác cùng thời: Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhã Ca, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo.

Tác phẩm đã xuất bản: Thở dài (NXB Đời Mới 1965, Kim Anh tái bản 1966), Vết thương dậy thì (NXB Kim Anh, 1966), Trong móc mưa hạt huyền (NXB Đồng Nai, 1969), Tôi nhìn tôi trên vách (NXB Đồng Nai, 1970), Những sợi sắc không (Giải Văn chương toàn quốc, NXB Khai Trí, 1971), Biển điên (NXB Văn Khoa, 1971), Bướm khuya (NXB Đồng Nai, 1971), Mùa hạ huyền (truyện dài, 1971), Nhánh tóc sợi dòn (truyện dài, 1972), Mối thù rực rỡ (truyện dài, 1972), Eo biển đa tình (truyện dài, 1973), Kinh thiên thu (truyện dài, 1973), Trong cuối cùng (truyện dài), Sạn đạo (truyện dài), Tay che thời tiết (truyện dài, 1988), Mưa thầm trên bông phấn (truyện dài), Thông đưa tiếng kệ (truyện dài, 1991).

Năm 2007, Túy Hồng có viết bài dài về Thanh Nam đăng trên Gió-O. Còn Tạ Tỵ trong “Mười khuôn mặt văn nghệ” cũng có bài về Túy Hồng, tờ Văn Việt có đăng lại bài này. Sau đây xin giới thiệu một đoạn trên blog của Nguyen Chinh về mối quan hệ văn chương giữa hai nhà văn Túy Hồng và Võ Phiến:

“Giữa Nhã Ca và Túy Hồng có nhiều điểm chung. Thứ nhất, cả hai đều sinh trưởng tại Huế và thành công trong văn nghiệp tại Sài Gòn. Thứ nhì, cả hai đều có chồng trong giới văn nghệ: Nhã Ca kết hôn với Trần Dạ Từ, có 5 người con, trong khi Túy Hồng lập gia đình với Thanh Nam (mất tại Seattle năm 1985) với 4 người con.

Chất Huế có phần đậm nét trong văn của Nhã Ca, từ ngôn từ cho đến cảnh trí, nhưng lại chỉ bàng bạc trong những trang viết của Túy Hồng, thay vào đó là những trang viết “bạo” về sex, cụ thể hơn là những đoạn có liên quan đến nhục dục. Theo nhà văn Trần Phong Giao nhận xét: “… gái Huế chỉ nên là người tình chứ đừng nên bê về làm vợ” (sic). Kết cuộc là nhà văn Túy Hồng và Nhã Ca đã phản đối tác giả Trần Phong Giao kịch liệt.

Túy Hồng dạy học tại Trường Trung học Hàm Nghi, phía sau cửa Thượng Tứ. Đây là một ngôi trường khiêm tốn, không nổi tiếng như Quốc Học và Đồng Khánh. Từ trường Hàm Nghi, Túy Hồng xin thuyên chuyển về trường Gia Hội, nằm sau đầm sen trước tư dinh ông Hoàng Mười. Ký ức về Huế được dàn trải trên những trang viết:

“Những đêm rằm, tôi chèo thuyền về xóm Đập Đá đất khô cứng, ngó xuống thôn Vĩ Dạ xanh um hàng cau lả mình trong gió đa tình, trong ánh trăng Hàn Mặc Tử, lòng thấy nhớ những cuốn sách dày, những tập thơ mỏng, những tên tuổi người viết lách…

Những ngày thứ bảy, tôi phóng xe đạp lên đồi Vọng Cảnh, hướng về điện Hòn Chén, thả tầm mắt ngắm núi Ngự Bình trọc đầu, nhìn xa xa về cửa Thuận An, rồi đăm chiêu ngắm Thành Nội êm đềm tĩnh lặng…

Giữa khung cảnh trầm lắng của khung trời Huế đa tình đó, Túy Hồng nảy sinh tham vọng viết văn qua nhiều đêm thức trắng, vật lộn với truyện ngắn đầu tay và gửi đăng báo “Văn Hữu” ở Sài Gòn. Một tuần lễ trôi qua, tòa soạn “Văn Hữu” phúc đáp, trong thư trả lời có 1.000 đồng tiền nhuận bút và những dòng chữ hồi âm của nhà văn Võ Phiến:

“Sao tôi khờ dại và ngu như bò! Sao tôi thật thà chất phác như trâu. Suốt thời gian làm việc ở sở thông tin Huế, tôi dốt nát và u mê như heo! Tôi không dám tìm gặp cô một lần, và không đủ can đảm làm quen với cô hồi đó! Xứ Huế đang yêu ai và có bao giờ sông Hương ngủ đò. Chào cô!”.

Đó là bước khởi đầu trong văn nghiệp của Túy Hồng với 1.000 đồng nhuận bút và cũng là “mối duyên văn nghệ” của một cô giáo xứ Huế với nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn. Túy Hồng và Võ Phiến thư từ qua lại đều đặn mỗi ngày. Nhưng vào một buổi sáng khi “nắng Huế hung hăng bốc nóng” Túy Hồng nhận được bức thư từ ông cai trường. Trong thư Võ Phiến… thú tội: “Anh xin thú thật với em một tội lỗi, vì một ngày kia em sẽ hỏi. Xin em tha thứ cho anh: anh đã lập gia đình từ lâu, và vợ chồng anh có bốn đứa con”.

Trong bài viết mang tựa đề “Võ Phiến”, Túy Hồng viết: “Đó là cái nghiệp của ít nhiều nhà văn và nhà thơ nữ miền Hương Ngự, những kẻ tháo gỡ vòng dây trói Khổng Mạnh Huế để vào Nam hòa nhập với tự do Sài Gòn. Những người viết nữ thường sa vào tay những kẻ đã có vợ và nhiều con. Nếu tôi là một ông thầy tướng số mù, (thầy bói thì phải mù, chứ thầy bói mà hai mắt mở thao láo thì nói ai nghe), tôi sẽ tiên đoán vận mệnh của các nhà văn nữ: văn chương thì rạng rỡ, nhưng tình duyên thì trắc trở. Những nhà văn nữ thường thích sinh sống ở Sài Gòn hơn ở Huế, Vĩnh Long, Phan Rang. Sài Gòn thông cảm tâm sự của họ hơn Huế, và những nơi khác. Sài Gòn có đủ đàn ông để họ lãng mạn và làm bạn”.

Túy Hồng thú nhận một cách thành thật: “Tôi tham vọng viết truyện dài, nhưng không có thực tài, khả năng chỉ đủ để sáng tác truyện ngắn. Trong một truyện vừa, không ngắn không dài, tôi miêu tả hình ảnh một tên đàn ông đểu giả gian dối, một kẻ ngọai tình với tôi và phụ tình với vợ. Nhiều đêm dài mất ngủ, cùng với hoa quỳnh ngày tàn đêm nở, tôi trút giận hờn vào những câu văn ác ôn. Tình yêu là một giọt máu mang số 35”.

Võ Phiến khuyên: “Em hãy liên lạc với tòa báo, nói với ông chủ bút gửi trả lại cái truyện ngắn đó… không đăng báo. Em mà để cái truyện ngắn đó đăng lên báo… thì em lỗ, anh thì chẳng mất mát gì…

Em hãy thay đổi bút pháp, thay đổi giọng văn, đừng trút giận hờn vào bài viết. Đừng đùa với dư luận, đừng khai sự thật với độc giả… Phải giấu kín, phải niêm phong bí mật lại. Dư luận độc địa lắm. Chúng ta không lấy được nhau thì chúng ta sẽ làm sui gia với nhau. Con anh sẽ lấy con em”.

Túy Hồng từ Huế vào Đà Lạt chấm thi, tạm trú tại cư xá Bùi Thị Xuân và Võ Phiến từ Sài Gòn lên thành phố sương mù vài giờ trước đó. Đà Lạt ẩn hiện dưới ngòi bút của nhà văn nữ mới chập chững vào đời:

“Chúng tôi đi đêm dưới trăng mờ Dalat. Vườn nhà ai, những búp hoa quỳnh màu bạch ngọc đã uốn cong cánh từ chiều muộn để sẽ nở bung cánh ra khi màn đêm dần xuống. Mỗi bước đi của chúng tôi là mỗi nhịp đời nhẹ êm, mỗi hé nở âm thầm của quỳnh hoa, mỗi hơi thở dài sâu của câm lặng tình cảm. Bóng tối chụp lên cảnh vật, nhưng ánh trăng cũng sáng soi chiếu xuống vòm cây cành lá. Đêm nhẹ êm, thế giới về khuya tĩnh lặng, hương quỳnh-tương thơm dịu trời mây. Trong thời gian và không gian này, quỳnh hoa sẽ bung nở với trăng, với khoảng không bao la và với bóng tối lan tràn để khi đêm hết, quỳnh hoa sẽ tàn vì mặt trời chói sáng, quỳnh hoa sẽ chết đúng vào ngày mai với ánh thái dương nóng cay. Cuộc đời của hoa quỳnh chỉ trường thọ được một đêm thôi”.

Phải chăng hoa quỳnh ẩn dụ một mối tình sớm nở tối tàn? Cũng tại Đà Lạt, Võ Phiến tâm sự với Túy Hồng:

“Anh không ham muốn em từ phút ban đầu, cũng không ham muốn em sau cái phút anh nhìn em qua cửa kính cư xá Bùi Thị Xuân, mà anh chỉ yêu em bởi vì những câu văn đầu tay em viết trong truyện ngắn gửi đăng báo… Yêu đời sống, chúng ta hãy đầu cơ khả năng, thì giờ và lòng thành vào văn chương. Anh cho nghệ thuật tất cả tài sản tinh thần của anh. Con đường anh đi là con đường văn nghệ, chấp nhận sống và chết, trừu tượng và cụ thể. Anh không phải là họa sĩ, nhưng anh có màu sắc nét vẽ; anh không phải là nhạc sĩ nhưng anh có âm thanh tiếng động.”

Tình yêu của họ cũng tựa như hoa quỳnh. Theo lời của Túy Hồng, nó kết thúc ngay tại Đà Lạt trong một tình huống khiến người đọc ngỡ ngàng:

“Khi chúng tôi ngang qua quân trường võ bị, bỗng có một người đàn bà đi ngược chiều, tay dắt một đứa con gái mặc áo đầm. Võ Phiến mặt mày tái xanh, sợ hãi, vụng về hoảng hốt quýnh lên: “Vợ anh, em tìm xe về đi”.

Võ Phiến có một nhận xét rất “trắng trợn” về Túy Hồng: “Em không bằng Nguyễn Thị Hoàng, em thua kém Nguyễn Thị Thụy Vũ. Họ kính nể người yêu, họ không oán trách người tình, không căm giận những người đàn ông mà họ đã thương. Còn em, em không tốt, em nói xấu anh dữ dội trong truyện ngắn em viết…”.

Túy Hồng cũng nhận xét về chính mình một cách thẳng thắn: “Em là gái trời cho không đẹp, và trời không cho một đàn ông. Một cô gái đã già, một nữ giáo chức cô đơn dạy học ở một tỉnh lỵ chậm tiến… nhưng tôi không Huế một chút nào cả, tôi nhanh chóng hội nhập đời sống Sài Gòn. Hồi đó, tôi nói tiếng Bắc, phát âm rõ từng chữ và đúng giọng, nhưng không bắt chước được giọng Nam”.

Chuyện Túy Hồng -Võ Phiến vẫn chưa chấm dứt ở Sài Gòn. Túy Hồng gửi bản thảo “Những sợi sắc không” để dự thi Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc năm 1970 cùng với Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ… và hội đồng giám khảo gồm Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo và có cả… Võ Phiến!

Trong vai trò giám khảo, Võ Phiến loại bỏ “Những sợi sắc không” với lý do “tác giả chỉ đánh máy bản thảo chứ không gửi sách”. Trong phiên họp cuối cùng, hội đồng giám khảo cho biết sẽ không có tác phẩm trúng giải nhất, mà chỉ có hai tác phẩm đoạt giải nhì đồng hạng vì không hội đủ sự đồng tình của cả ba giám khảo.

Nhà văn Thanh Nam, khi đó đã gắn bó với Túy Hồng, nhận xét: “Có những kẻ nhớ lâu và giận lâu… Anh, một người con gái anh đã quen và đã yêu thì không bao giờ anh ghét. Anh công bằng nói rằng Võ Phiến thù em.”

Túy Hồng chỉ nghĩ một cách thật đơn giản: “Văn không phải là người. Những gì tôi viết ra đều là đùa nghịch giỡn chơi thôi. Tôi chỉ biết một điều về Võ Phiến là ông ta rất thương yêu vợ…”

Ở một bài khác, Túy Hồng viết: “Tôi chưa thấy một người đàn ông nào thương vợ nhiều như thế, yêu vợ kỹ như thế. Vợ anh, vợ anh… cái miệng cứ tía lia vợ anh vợ anh, làm như người ta sắp giựt mất. Bà Võ Phiến tên cúng cơm là Viễn Phố”.

Mối tình Thanh Nam-Túy Hồng cũng có nhiều điều đáng chú ý. Gặp nhau năm 1966, và chỉ một tháng sau họ lấy nhau, khi đó, theo lời Túy Hồng, “Thanh Nam đã là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền”.

“Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi chỉ vì có một cái chết”.

Túy Hồng tiết lộ qua bài tản mạn mang tựa đề “Thanh Nam”: “Chín năm chung sống với nhau ở Saigon, Thanh Nam không phải là người chồng tốt. Chúng tôi lấy nhau có đám cưới nhưng không có hôn thú. Khi con gái đầu lòng học hết lớp mẫu giáo, chàng mới chịu đóng tiền đút lót một ông lý trưởng ở Quảng Nam để ông ta cấp cho một tờ hôn thú lậu và làm giấy thế vì khai sinh cho con”.

Dưới con mắt Túy Hồng, Thanh Nam, chỉ là “một văn sĩ nhỏ nhưng chơi toàn với những tay lớn”, nên đã nhờ một ông thiếu tá giới thiệu với một bác sĩ quân y để xin một giấy chứng nhận bị bệnh thần kinh để nghỉ phép ăn lương. Túy Hồng làm ở đài phát thanh bốn năm mà vẫn lãnh thêm lương giáo chức.

Sau đó Thanh Nam nhờ nhà báo Lê Phương Chi giới thiệu Túy Hồng với ông giám đốc Khai Trí để bán tất cả những tác phẩm đã viết, đang viết, và sẽ viết với một số tiền trả trước. Thanh Nam nói: “Em cứ làm theo lời anh. Trời phạt anh chịu.”

Không biết nói chơi như vậy có đúng hay không nhưng những ngày tháng cuối cùng của Thanh Nam bên Túy Hồng tại Seattle là cả một chuỗi bi kịch kể từ khi bác sĩ tuyên bố Thanh Nam bị chứng ung thư cổ họng. Để chữa trị, ống nhựa, ống hút đặt trong mũi, trong miệng khiến Thanh Nam không nói được. Hai người chỉ dùng giấy bút để nói chuyện…

Như đã nói, hai nhà văn Nhã Ca và Túy Hồng có nhiều điểm chung nhưng giữa họ cũng có một điểm khác biệt lớn: truyện của Nhã Ca dựa vào bối cảnh chiến tranh, trong khi Túy Hồng lại dựa vào tính dục của con người.

Các nhà phê bình thường cho rằng nhiều nhà văn nữ có lối viết mới hơn, kêu hơn, vào sâu hơn trong vấn đề tình dục, nhưng vấp phải cái hỏng ở phần xây dựng nhân vật. Họ không vẽ được cái mặt và cái chân tướng của người đàn ông, nghĩa là không thể hiểu một cách cặn kẽ tâm lý đàn ông. Nhân vật của Túy Hồng thường là cô giáo trong khi Nguyễn Thị Thụy Vũ lại khai thác đối tượng là các cô gái bán bar. Lê Châu nhận xét: “Đọc văn đàn bà ngày nay, ta nhận thấy đàn ông trong các tác phẩm hình như phải nhận một hình phạt nho nhỏ nào đó. Phải chăng trên cõi đời này đàn bà đã yêu đàn ông nhiều hơn họ được yêu lại? Phải chăng khi đọc họ, ta nghe được tiếng kêu buồn của tình yêu không được thoả mãn?”.

Nhà phê bình Nguyễn Văn Lục trong bài “Phụ nữ và vấn đề tình dục” trên Hợp Lưu năm 2005, viết: “Trước đây, thập niên 60-70, đã có Túy Hồng viết rất bạo dạn, dữ dội. Gái Huế đa tình… nay đã có nhà văn như Túy Hồng buông thả, phóng khoáng, mở toang…”.

Nhà văn nữ người Pháp, Françoise Sagan, là một hiện tượng trong văn học VNCH với các tác phẩm như Bonjour Tristesse (Buồn ơi chào mi, Nguyễn Vỹ dịch năm 1959), Un certain sourire (Có một nụ cười, Nguyễn Minh Hoàng dịch) và Dans un mois, dans un an (Một tháng nữa, một năm nữa, Bửu Ý dịch năm 1973). Sagan đưa ra một lối viết thật ngắn, lối sống, lối nghĩ thẳng băng đến thản nhiên, đến vô tình. Và đặc biệt hơn cả, quan hệ tình dục ngang trái, khác đời của một nữ sinh còn trên ghế nhà trường trực tiếp tác động trên đời sống thanh thiếu niên thành thị miền Nam.

Các nhà văn nữ vào thập niên 60 như Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thụy Vũ có những nét gì trùng hợp với Sagan? Chúng ta không dám khẳng định họ “bắt chước” Sagan nhưng khi đọc các tác phẩm của họ, người đọc cảm thấy hình như phảng phất đâu đó không khí của Sagan.

Túy Hồng trong bài phỏng vấn của Hoài Nam, “Phụ nữ và Văn chương”, trình bày quan điểm của mình về lớp nhà văn nữ sau này ở hải ngoại như Lê Thị Thấm Vân, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Ngọc Nhung… và ở trong nước như Vi Thùy Linh, Đỗ Hoàng Diệu…:

“Viết là tưởng tượng – fiction – căn cứ trên thực tại – fact. Tôi yêu fiction dựa trên fact. Nghệ thuật có giá trị khi nó là sự thật, không phải của giả. Tình dục không cho ta một nắm to của cái cảm xúc gọi là “sướng”, và không gây cho ta một chỗ đau nào đó trên thân thể. Sự thật, giây phút tuỵệt đỉnh lúc ân ái chỉ diễn ra chừng năm bảy tích tắc kim đồng hồ, và cái lượng đam mê cũng nhỏ thôi chứ đâu có bự như những nhà văn nữ lớp mới đã tả. Sự thật thì ít nhưng chúng ta đã xít ra cho nhiều. Sự thật thì bé nhưng chúng ta đã xé ra cho to”.

N.C.

Ảnh 1. Nhà văn Túy Hồng
Ảnh 2. Ký họa của Tạ Tỵ
Ảnh 3. Thủ bút của Túy Hồng
Ảnh 4. Nhà văn Thanh Nam
Ảnh 5. Vợ chồng nhà văn Võ Phiến

Ảnh 6. Đám cưới Thanh Nam – Túy Hồng tại nhà hàng Văn Cảnh, SG. Ngồi bên trái là nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, đứng bên phải là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.

Nguồn: FB Nguyễn Phú Yên

Source :
http://vanviet.info/tren-facebook/thuong-tiec-nh-van-ty-hong/

================================================

Có thể bạn quan tâm

Tháng Bảy 8, 2020

Vài lời với ông phó bí thư tỉnh uỷ ĐCSVN tỉnh Phú Yên

Tháng Bảy 2, 2020

Diễn biến vụ án Đồng Tâm

Tháng Sáu 28, 2020

Nhuận bút bất ngờ của ông Võ Văn Kiệt

Tháng Bảy 15, 2020

Di sản tinh thần của Lưu Hiểu Ba

Comments are closed. Hiện các bạn đọc có thể truy cập vào website theo hai địa chỉ Vanviet.infoVandoanviet.blogspot.com.

Danh ngôn

Dân không nên sợ chính phủ. Chính phủ nên sợ dân.

People shouldn’t be afraid of their government. Governments should be afraid of their people.
Alan Moore

Có gì là khác biệt đối với người chết, trẻ mồ côi và kẻ không nhà cho dù sự hủy diệt điên rồ có diễn ra dưới tên gọi của chủ nghĩa toàn trị hay thánh danh của tự do hay dân chủ?

What difference does it make to the dead, the orphans and the homeless, whether the mad destruction is wrought under the name of totalitarianism or in the holy name of liberty or democracy?
Mahatma Gandhi

Cuộc tranh luận tốt nhất chống lại dân chủ là một cuộc đối thoại năm phút với cử tri trung bình.

The best argument against democracy is a five-minute conversation with the average voter.
Winston S. Churchill

Dân chủ hẳn phảiđiều gì đó hơnchuyện hai con sói và một con cừu bỏ phiếu xem nên ăn gì vào bữa tối.

Democracy must be something more than two wolves and a sheep voting on what to have for dinner.
James Bovard

Nếu bầu cử mà tạo nên bất kì sự khác biệt nào, họ sẽ không để chúng ta bầu cửđâu.

If voting made any difference they wouldn’t let us do it.
Mark Twain

Cách mạng đã đưa tôi đến nghệ thuật, và đến lượt nó, nghệ thuật đã đưa tôi đến Cách mạng.

The Revolution introduced me to art, and in turn, art introduced me to the Revolution!
Albert Einstein

Biu tình vượt ra ngoài lut pháp không khi phát t dân ch; đó là điu thiết yếu ca nn dân ch.

Protest beyond the law is not a departure from democracy; it is absolutely essential to it.
Howard Zinn

Chúng ta hãy đừng tìm cách thỏa mãn cơn khát tự do bằng việc uống chén đắng cay và thù hận.

Let us not seek to satisfy our thirst for freedom by drinking from the cup of bitterness and hatred.
Martin Luther King Jr.

Mục đích có thể biện minh cho phương tiện miễn là có cái gì đó biện minh cho mục đích.

The end may justify the means as long as there is something that justifies the end.
Leon Trotsky

Tuyên truyn đi vi nn dân ch cũng như cây dùi cui đi vi nhà nước toàn tr.

Propaganda is to a democracy what the bludgeon is to a totalitarian state.
Noam Chomsky

Bí mật sinh ra độc tài.

Secrecy begets tyranny.
Robert A. Heinlein

Dân chủ không chỉ là quyền bầu cử mà còn là quyền được sống đúng phẩm giá.

Democracy is not just the right to vote, it is the right to live in dignity.
Naomi Klein

Bài viết mới

Ban biên tập

Địa chỉ liên lạc

1. Thơ
tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn
vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê bình
vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay
vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc
vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu
vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75
vanhocmiennam5475@gmail.com  

Categories
Sưu Tầm

Giải mã dự ngôn Lưu Bá Ôn (P1): Khi nào đại dịch hết, ĐCSTQ sụp đổ và Đài Loan thống nhất?


Bình luận Trung Dung • 07:12, 24/07/20

Trong những dự ngôn lịch sử lưu lại đến nay thì dự ngôn rõ ràng nhất, chính xác nhất về những sự kiện lớn xảy ra ngày nay chính là 3 dự ngôn lớn của Lưu Bá Ôn, đó là “Bia ký Lưu Bá Ôn núi Thái Bạch”, “Bia văn tháp Kim Lăng” và “Thôi bi đồ”. Chúng ta cùng giải mã 3 dự ngôn này để hiểu những đại sự đã, đang và sẽ diễn ra.

1. Đại dịch khi nào giáng xuống nhân gian

Trong dự ngôn, Lưu Bá Ôn nói rằng, nhân loại hiện này đã bước vào thời kỳ đại kiếp nạn, cũng chính là thời kỳ đại đào thải. Thời kỳ này sẽ có dịch bệnh lớn giáng xuống, sẽ có số lượng lớn nhân loại chết trong dịch bệnh.

(1) “Bia ký Lưu Bá Ôn núi Thái Bạch” đã dự ngôn chính xác thời gian dịch bệnh này (dịch viêm phổi Vũ Hán) giáng xuống:

Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đãn khán cửu đông thập nguyệt gian”
(Muốn hỏi dịch bệnh khi nào đến, hãy xem tháng mười vào mùa đông)Câu này đã nói rõ thời gian dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khởi đầu vào tháng 10. Ca bệnh viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận phát bệnh ngày 1 tháng 12 năm 2019, thời gian ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày, thậm chí lên đến 24 ngày, tức là mắc bệnh vào tháng 11, tức tháng 10 âm lịch.

Thập sầu nan quá trư thử niên”
(10 ưu sầu khó qua năm Hợi, Tý)

Câu này lại lần nữa nói rõ thời gian xảy ra dịch bệnh, tức là giữa năm Hợi và năm Tý, có nghĩa là cuối năm 2019 đầu năm 2020.

Bia ký Lưu Bá Ôn núi Thái Bạch” đã dự ngôn chính xác thời gian dịch bệnh này
Bia ký Lưu Bá Ôn núi Thái Bạch” đã dự ngôn chính xác thời gian dịch bệnh này giáng xuống. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

(2) “Bia văn tháp Kim Lăng” dự ngôn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lần này khởi nguồn ban đầu từ dịch bệnh SARS năm 2003, là biến thể của virus bệnh SARS.

Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang.
Khinh khí động sơn nhạc. nhất tuyến thiết nan đương”

(Một khí giết người ngàn ngàn vạn, dê lớn tàn bạo hơn sài lang.
Khí nhẹ động núi non, một dây sắt khó chống)

Một khí giết người ngàn ngàn vạn” có thể là chỉ đại ôn dịch – đại kiếp nạn của nhân loại lần này. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn thế giới, dựa vào không khí lây nhiễm. Từ dự ngôn có thể thấy, có 3 đợt dịch bệnh. Đợt thứ nhất là dịch bệnh SARS năm 2003 (là lời cảnh cáo nhẹ), dịch viêm phổi Vũ Hán năm nay chính là biến thể của SARS năm 2003. Năm 2003 là năm Mùi, do đó nói “Dê lớn tàn bạo hơn sài lang”. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán năm nay là đợt dịch thứ 2 (là lời cảnh cáo nặng), hiện nay đã phát hiện ra loại virus này đang không ngừng biến dị, càng ngày càng đáng sợ. Sau đó có thể còn có đợt dịch thứ 3 trên phạm vi toàn cầu.

Khí nhẹ động núi non, một dây sắt khó chống” là nói dịch bệnh có thể do không khí lây truyền, rất đáng sợ, rợp trời dậy đất, kinh thiên động địa, biện pháp phòng chống nào cũng không có hiệu quả, nhân loại không thể nào đương đầu, phòng chống nổi.

(3) Trong “Thôi bi đồ”, Lưu Bá Ôn viết:

Tam ngũ nguyệt ôn Thần mãn địa, bát cửu nguyệt ác nhân tử tận”
(Tháng 3, 5 Ôn Thần đầy đất, tháng 8, 9 người ác chết hết)

Lộ đồ nhân tử vô số, nhất vạn chi trung tử cửu thiên”
(Đường xá người chết vô số, trong vạn người thì chết 9 nghìn)

Thời niên bát nguyệt, ôn Thần thiên giáng, đại địa thập phần nhân tử cửu phần, thập đạo ác nhân vô nhân tồn”
(Tháng 8 năm đó, Ôn Thần từ trời giáng xuống, dưới đất 10 phần người thì chết 9 phần, những người ‘thập ác’ chết hết không còn một người)

Mạt kiếp niên nhân dân bất an, ngũ cốc bất thu, tam ngũ nguyệt ôn Thần hạ giới, cai niên tật chứng kỳ đặc, đại đa liệt vô dược năng y, vô y năng điều”
(Năm mạt kiếp nhân dân bất an, ngũ cốc không thu hoạch, tháng 3, 5, Ôn Thần giáng hạ, chứng bệnh năm đó rất kỳ lạ, đại đa số đều vô phương cứu chữa, không thầy thuốc nào có thể chữa được)

Trong dự ngôn nói, vào tháng 3, 5 (âm lịch) năm tiếp theo, có thể là đợt lịch bệnh lần thứ 3 (hết cảnh cáo mà là trừng phạt), kéo dài đến tận tháng 8 (âm lịch) năm đó mới kết thúc. Lần dịch bệnh này vô phương cứu chữa, không thầy thuốc nào chữa nổi, khiến 10 phần con người thì 9 phần tử vong.

Tháng 8 năm đó, Ôn Thần từ trời giáng xuống, dưới đất 10 phần người thì chết 9 phần, những người ‘thập ác’ chết hết không còn một người
Tháng 8 năm đó, Ôn Thần từ trời giáng xuống, dưới đất 10 phần người thì chết 9 phần, những người ‘thập ác’ chết hết không còn một người. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

2. Đại kiếp nạn khi nào kết thúc?

Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn” có viết: “Cẩn phòng nhân nhân gian nan quá, quan quá thiên phiên long xà niên” (Cẩn thận người người đều phải trải qua gian nan, năm Thìn, Tỵ là quan ải phải vượt qua)

Đây là nói năm Thìn, Tỵ (2024 và 2025), vượt qua 2 năm này rồi thì nhân loại mới có thể vượt qua kiếp nạn, bước vào thời kỳ mới.

Lại cũng nói: “Thập sầu nan quá Dần Mão Thìn Tị niên” (Nỗi sầu thứ 10 là khó vượt qua năm Dần, Mão, Thìn, Tị)

Câu này chỉ rõ, đại kiếp nạn sẽ tiếp tục kéo dài qua các năm Dần Mão Thìn Tị (từ 2022 đến 2025) thì mới kết thúc, do đó dự ngôn này nói đại kiếp nạn sẽ kéo dài đến năm 2025.

Trong “Thôi bi đồ” cũng viết, thời gian đại kiếp nạn kết thúc là “Tị niên Sửu quá Dần sơ” (Năm Tị – 2025, qua năm Sửu 2021, đầu năm Dần -2022)

Có nghĩa là sau khi qua tháng 12 âm lịch năm 2025, tức sau khi kết thúc năm 2025 thì kiếp nạn mới kết thúc. Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn”, thời gian kết thúc kiếp nạn cũng như vậy.

Trong “Hoàng Phách thiền sư” có viết “Cang đáo kim xà vận dĩ chung” (Vừa đến rắn vàng vận đã hết).

Đến năm 2025 (Ất Tị) thì kết thúc nền văn minh nhân loại cũ, kiếp nạn kết thúc, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới.

Từ những dự ngôn khác nhau có thể thấy: Từ năm 2020 đến 2025 (năm Tị) là thời kỳ đại kiếp nạn, đại đào thải của nhân loại, Trời giáng các loại tai họa, sẽ có lượng lớn người bị đào thải trong các tai họa này. Sau năm 2025, nhân loại bình an vượt quan đại kiếp nạn sẽ bước vào nền văn minh hoàn toàn mới.

Sau năm 2025, nhân loại bình an vượt quan đại kiếp nạn sẽ bước vào nền văn minh hoàn toàn mới.
Sau năm 2025, nhân loại bình an vượt quan đại kiếp nạn sẽ bước vào nền văn minh hoàn toàn mới. (Ảnh: Pixabay)

3. ĐCSTQ khi nào sụp đổ?

Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn” có viết: “Tựu thị đồng đả thiết La Hán, nan quá thất nguyệt sơ nhất thập tam” (Cho dù là La Hán mình đồng da sắt, cũng khó vượt qua mồng 1 đến 13 tháng 7)

Câu này ám chỉ ĐCSTQ khó vượt qua từ ngày 1 đến 13 tháng 7 âm lịch năm nay (2020)
(tức từ 19 đến 31 tháng 8 năm 2020)

Ngoài ra trong “Hoàng Phách thiền sư” cũng dự ngôn về ĐCSTQ rằng: “Xích thử thời đồng vận bất đồng” (Chuột đỏ thời đồng vận bất đồng)

Ý nghĩa là vận mệnh của ĐCSTQ nằm giữa 2 năm Tý: 1948 (Mậu Tý) chính phủ Dân Quốc thất thế, bắt đầu thua và dần rút lui về đảo Đài Loan (năm 1949), ĐCSTQ mở rộng thế lực ra khắp Trung Quốc. Đến năm 2020 (Canh Tý), ĐCSTQ bắt đầu diệt vong, vận mệnh ĐCSTQ nằm ở 2 năm Tý này, nhưng vận khí đã hoàn toàn thay đổi. Thế nên câu này ấn chứng năm 2020 ĐCSTQ diệt vong (hoặc giống khởi đầu 1948 đến 1949 chiếm hết Trung Quốc, quá trình diệt vong này kéo dài 1 năm, sang 2021 sụp đổ).

Hiện nay toàn thế giới đã bắt đầu hình thành liên minh tiêu diệt ĐCSTQ. ĐCSTQ hiện nay cả trong lẫn ngoài đều đầy hiểm nguy, không còn đường thoát thân, diệt vong đã là sự tình hiển hiện trước mắt rồi, dù dự ngôn có sai lệch thì cũng chẳng khác biệt nhiều.

ĐCSTQ khó vượt qua từ ngày 1 đến 13 tháng 7 âm lịch năm nay
Dự ngôn ám chỉ ĐCSTQ khó vượt qua từ ngày 1 đến 13 tháng 7 âm lịch năm nay. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

4. Đài Loan khi nào sẽ quay về tiếp quản Trung Quốc?

Trong “Thôi bi đồ” có viết: “Chỉ đợi khi gà vàng gáy, trời sáng cổng Trời mở, năm Tị vượt qua đầu năm Dần và năm Sửu, gà vàng thức tỉnh gọi là trời sáng, gà vàng đứng hai chân trên toàn bộ đại lục Trung Hoa, người tha hương trở về Đại Lục, Thần Châu xuất hiện Thần chân thực. Đây chính là Thần an bài, địa hình Trung Quốc hình gà vàng thiếu 1 chân, Đài Loan luôn không về theo ĐCSTQ, muốn thống nhất thì trước tiên kẻ ác bị tiêu diệt hết, càn khôn đổi mới”.

Ý nghĩa là: Sau tháng 12 năm 2025, bắt đầu năm 2026, gà vàng sẽ thức tỉnh. Bản đồ Trung Quốc hình con gà, gọi là gà vàng. Đảo Hải Nam và Đài Loan là 2 chân gà. Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, Đài Loan không thể trở về, thế nên gà vàng luôn đứng 1 chân, gọi là gà vàng một chân. Đến năm sau 2025, đại kiếp nạn của nhân loại kết thúc, kẻ ác bị đào thải sạch, bắt đầu năm 2026 âm lịch thì Đài Loan sẽ thống nhất với Đại Lục, gà vàng đứng 2 chân thức tỉnh dậy.

năm 2026 âm lịch thì Đài Loan sẽ thống nhất với Đại Lục, gà vàng đứng 2 chân thức tỉnh dậy.
năm 2026 âm lịch thì Đài Loan sẽ thống nhất với Đại Lục, gà vàng đứng 2 chân thức tỉnh dậy. (Ảnh: Pixabay)

5. Ngoài đại dịch ra còn có tai họa nào không?

Thời kỳ đại kiếp nạn của nhân loại từ 2020 đến 2025, ngoài đại dịch ra, trong dự ngôn còn đề cập đến các tai họa lớn khác là : Chiến tranh, Lũ lụt và Nạn đói.

Chiến tranh:

Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn” có viết: “Nhất sầu thiên hạ loạn phân phân” (Sầu thứ nhất là thiên họa đại loạn); “Tứ sầu các tỉnh khởi lang yên” (Sầu thứ tư là các tỉnh nổi can qua). Đây là nói trong thời kỳ đại kiếp nạn có xảy ra chiến tranh. Có thể là sau khi ĐCSTQ sụp đổ, chính quyền các tỉnh cát cứ, chiến tranh lẫn nhau.

Ngoài ra lại nói: “Tứ Xuyên cánh tỷ Hán Trung khổ” (Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung), có thể là chỉ chiến tranh ở Tứ Xuyên là đáng sợ nhất.

Trong “Thôi bi đồ” cũng nói: “Tứ sầu Tứ Xuyên ngạ tử nhân” (Sầu thứ tư là người chết đói ở Tứ Xuyên); “Đáo thời niên tất hữu can qua tứ khởi” (Đến lúc đó ắt có can qua nổi lên khắp nơi), hai câu này đã chỉ rõ Tứ Xuyên có thể nổ ra chiến tranh.

Nạn đói:

Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn” có viết: “Nhị sầu đông tây ngạ tử nhân” (Sầu thứ 2 là người chết từ đông sang tây); trong “Thôi bi đồ” cũng nói: “Ngũ sầu vân quý thọ cơ ngạ” (Sầu thứ 5 là vùng Vân – Quý chịu nạn đói), đều chỉ ra sẽ có nạn đói.

Năm nay ở Trung Quốc khắp nơi bị thiên tai, nửa đầu năm là thời gian hoa màu sinh trưởng, Sơn Đông, Đông Bắc, Bắc Kinh và các khu vực khác đều có mưa đá, bắt đầu vào mùa xuân, trên toàn đất nước Trung Quốc xảy ra mưa lớn, thậm chí đến tháng 6, 7 mùa hạ, vẫn còn nhiều nơi tuyết rơi dày, cực kỳ bất thường, hiếm có trong lịch sử. Nhưng hiện tại thì khắp nơi là lũ lụt, hoa màu bị dập nát, bị băng tuyết chết, bị nước ngập chết, đồng thời lại đối diện với nạn châu chấu, lại khắp nơi bị hỏa hoạn, tin tức liên tục đưa ra, kho dự trữ lương thực khắp nơi bị cháy… xem ra quả thực sẽ có nạn đói lớn.

Lũ lụt:

Trong “Bia văn tháp Kim Lăng” có viết:

Phồn hoa thị, biến uông dương
Cao lâu các, biến nê cương

(Thành phố phồn hoa biến thành đại dương
Nhà lầu cao lớn biến thành đống bùn đất)

Câu trên có thể thấy lũ lụt cực kỳ nghiêm trọng, các thành phố đều bị ngập lụt, biến thành đại dương. Các tòa nhà cao tầng cũng bị bùn đất vùi lấp, biến thành đống bùn đất.

Các thành phố đều bị ngập lụt, biến thành đại dương.
Các thành phố đều bị ngập lụt, biến thành đại dương. (Ảnh: Pixabay)

Trong “Thôi bi đồ” có viết: “Tam sầu Hồ Quảng tao thủy tai” (Sầu thứ 3 là vùng Hồ – Quảng bị lũ lụt), cũng chỉ rõ có lũ lụt xảy ra.

Điều này không thể không khiến người ta liên tưởng đến tình hình lũ lụt hiện nay ở Trung Quốc, tính đến tháng 7, miền Nam Trung Quốc đã liên tục có mưa lớn trong vòng 6 tháng trời. Số liệu chính thức của ĐCSTQ cho thấy, 24 tỉnh thành vùng Hoa Nam, Hoa Trung thì có 8.520.000 lượt người bị thiên tai. Sáng sớm ngày 17 tháng 6, thượng du đập Tam Hiệp, trạm thủy điện huyện Cam Tư Đan Ba tỉnh Tứ Xuyên bị lũ cuốn trôi, và xảy ra lũ quét, khiến đập Tam Hiệp bị nghi ngờ có vấn đề về chất lượng lại lần nữa đứng trước thách thức nghiêm trọng.

Hiện nay, rất nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc bị ngập lụt, biến thành đại dương. Quý Châu, Trùng Khánh bị ngập lụt, tiếp đến là Nghi Xương, Vũ Hán và Hợp Phì và các thành phố khác bị ngập lụt, các clip liên tiếp xuất hiện trên mạng, mặt đường các thành phố bị ngập sâu, các đường phố thường bị ngập đến eo, chỗ sâu còn sâu hơn. Trùng Khánh đã bị ngập, để bảo vệ Trùng Khánh, đập Tam Hiệp đã lặng lẽ cấp tốc xả lũ, khiến các thành phố hạ du như Nghi Xương, Vũ Hán và các thành phố khác bị ngập lụt.

Điều này không khỏi khiến người ta liên tưởng đến đập Tam Hiệp, theo hình ảnh vệ tinh Google, đập Tam Hiệp đã bị biến dạng nghiêm trọng, nó có thể chịu được nước lũ lớn hiếm có trong năm nay không? Sau đó sẽ xảy ra điều gì? Những điều này chúng ta chưa biết, nhưng chúng ta đã có thể biết được là dự ngôn lũ lụt đã ứng nghiệm rồi.

(Còn tiếp)

Trung Dung

Theo Lý Đạo Chân – Secretchina

Source :
https://www.ntdvn.com/van-hoa/du-ngon-luu-ba-on-p-1-khi-nao-dai-dich-het-dcstq-sup-do-va-dai-loan-thong-nhat-55222.html

Giải mã dự ngôn Lưu Bá Ôn (P1): Khi nào đại dịch hết, ĐCSTQ sụp đổ và Đài Loan thống nhất?

Giải mã dự ngôn Lưu Bá Ôn (P2) : Long mạch đã đứt, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong năm này

Categories
Sưu Tầm

Lần đầu tiên trong lịch sử, có 7 người gốc Việt tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ tại West Point


Băng Thanh | ĐKN 16/06/2020

Bảy tân sĩ quan gốc Việt vừa tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point (ảnh: Facebook WPVACA).
Năm nay, cộng đồng người Việt tại Mỹ đón nhận một sự kiện chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ tại West Point. Trong hơn 1.100 tân sĩ quan tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Uý, có 7 tân sĩ quan là người gốc Việt.Đây là số sinh viên gốc Việt tốt nghiệp nhiều nhất trong một năm của học viện quân sự nổi tiếng nhất của Mỹ, kể từ ngày thành lập cách đây hơn 200 năm. Theo Hiệp Hội Khóa Sinh West Point Người Mỹ Gốc Việt (WPVACA), kể từ khi thành lập năm 1802, Học Viện Quân Sự West Point có gần 78.000 người tốt nghiệp, trong số này, có chưa tới 100 người là gốc Việt.

Đây cũng là một sự kiện khác thường vì do Covid – 19 mà gia đình các tân sĩ quan không được tham dự và vài nghi thức của một ngày lễ tốt nghiệp trọng đại không được thực hiện.

Tổng thống Donald Trump đã tới tham dự buổi lễ tốt nghiệp hôm 13/6, ông nói với các tân sĩ quan: “Tôi chắc chắn những tân sĩ quan nam nữ trẻ trung đứng trước mặt tôi hôm nay sẽ là những anh hùng của nước Mỹ. Các bạn sẽ được người dân kính trọng, kẻ thù sợ hãi, và khắp thế giới kính nể”.

“Một ngày nào đó, nhiều thế hệ đàn em của West Point sẽ noi gương các bạn. Họ sẽ học cách hành xử của các bạn, sẽ ca ngợi các chiến thắng của các bạn, và sẽ nối gót các bạn một cách đầy tự hào”, Tổng thống cho biết.

Học Viện Quân Sự West Point là ngôi trường lâu đời nhất trong năm học viện quân sự tại Hoa Kỳ, toạ lạc bên trong những ngọn đồi nhìn ra sông Hudson ở ngoại ô thành phố New York. Nhiều tướng lĩnh và quan chức cấp cao của Mỹ từng xuất thân từ học viện này, như Đại Tướng Martin Dempsey, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, và Ngoại Trưởng Mike Pompeo.

Với mục đích huấn luyện để trở thành những sĩ quan không chỉ “văn võ song toàn” mà còn phải có đạo đức và thể hình hoàn hảo, nên việc được chọn vào học viện rất khó. Ngoài điểm tốt nghiệp xuất sắc từ trường trung học cũng như SAT (kỳ thi phổ biến trong các kỳ thi tuyển sinh vào hệ đại học cao đẳng tại Mỹ), các sinh viên cũng phải vượt qua được cuộc kiểm tra về sức khoẻ, phải chứng tỏ có tinh thần phục vụ, có tài lãnh đạo, và quan trọng nhất là phải được một dân biểu và thượng nghị sĩ, thậm chí là phó Tổng thống hay Tổng thống giới thiệu.

Categories
Sưu Tầm

Phát hiện gây tranh cãi: Quỷ Satan trong phim “The Bible” rất giống Obama


Việt Anh
.

Một bộ phim truyền hình phát trên kênh History (Mỹ) từng vướng phải rắc rối khi nhân vật quỷ Satan trong phim trông rất giống với cựu Tổng thống Obama.

Nam diễn viên Mohamen Mehdi Ouazanni vào vai quỷ Satan (trái) có gương mặt rất giống Cựu TT Mỹ Barack Obama (phải). (Ảnh qua Pinterest)

Hollywood Reporter đưa tin, bộ phim có tựa đề “The Bible” (Kinh thánh) gồm một loạt 10 tập ngắn. Trong phim, nam diễn viên Mohamen Mehdi Ouazanni vào vai quỷ Satan, và một cách trùng hợp đến kỳ lạ, gương mặt khi vào vai của nam diễn viên này rất giống với cựu Tổng thống Mỹ – ông Barack Obama.

Ngay khi bộ phim vừa lên sóng, một người tên là Glenn Beck đã phát hiện ra sự giống nhau giữa hai người họ, anh liền chụp lại màn hình và đăng trên Twitter. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này đã nhanh chóng thu hút 13,1 triệu người xem chỉ trong một ngày, với nhiều ý kiến trái chiều.

Glenn Beck cho rằng: “Bất cứ ai khi xem vai ác quỷ trong The Bible đều có cảm tưởng giống hệt với một người cực kỳ quan trọng nào đó”. Còn một người dùng Twitter khác lại thốt lên: “Ôi không lẽ quỷ Satan lại có nét tương đồng kỳ lạ đến như vậy?”.

Ngay lập tức phía nhà sản xuất phim The Bible đã phản bác mọi ý kiến cho rằng bộ phim có hàm ý chính trị. Trong một tuyên bố chung được phát trên kênh History, 2 nhà sản xuất là Mark Burnett và Roma Downey nói: “Thật là vô lý! Nam diễn viên Mehdi Ouzaani – người đóng vai Satan là một diễn viên người Ma Rốc rất được ái mộ. Trước đây, ông từng diễn xuất trong nhiều phim về Kinh thánh – bao gồm cả vai Satan, trước cả khi ông Barack Obama được bầu làm Tổng thống của chúng ta”.

Kênh truyền hình History cũng đưa thông báo khẳng định, họ hoàn toàn tôn trọng Tổng thống Obama. Và bất kỳ ai liên kết, hay so sánh giữa Tổng thống và nhân vật của Mehdi Ouzaani đều là hoàn toàn sai lầm.

Nam diễn viên Mehdi Ouzaani thường xuất hiện trong những bộ phim về tôn giáo. Ông từng diễn xuất trong David (1997), Jeremiah (1998), In the Beginning (2006) và The Ten Commandments (2006) – bộ phim đem về cho nam diễn viên này một đề cử giải Emmy.

Việt Anh (t/h)

Categories
Sưu Tầm

Virus Corona Vũ Hán đang mất độc lực, có thể biến mất mà không cần tới vaccine?


Bình luận Du Miên • 15:06, 24/06/20

 Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Ý nói rằng virus Corona Vũ Hán đang mất dần độc lực và có thể tự biến mất mà không cần vaccine.
.
Trưởng phòng khám chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Policlinico San Martino ở Ý là giáo sư Matteo Bassetti đánh giá, virus Corona Vũ Hán đang mất dần khả năng lây lan truyền nhiễm cho mọi người và tỷ lệ tử vong đang giảm.

Trao đổi với tờ Telegraph, giáo sư Bassetti cho biết: “Ấn tượng lâm sàng của tôi là chủng virus này đang thay đổi về mức độ nghiêm trọng”. Ông nói thêm rằng mô hình độc lực của virus Corona Vũ Hán vào tháng Ba và đầu tháng Tư rất khác so với hiện tại.

“Hiện tại, trong 4 tuần qua, tình huống đã thay đổi hoàn toàn đối với bản mẫu. Tải lượng virus [Corona Vũ Hán] có thể thấp hơn trong đường hô hấp, khả năng là do đột biến gen ở virus chưa được chứng minh một cách khoa học. Ngoài ra, giờ đây chúng tôi đã nhận thức rõ hơn về căn bệnh này và có thể kiểm soát nó”, vị giáo sư cho biết.

Bác sĩ Bassetti cho biết loại virus này đã trải qua đột biến và “tải lượng virus” của nó đã giảm. Ông cho rằng virus Corona Vũ Hán có thể không bao giờ quay trở lại và thế giới có thể không cần đến vaccine.

Tuần trước, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (UPMC) cho biết, loại virus này đã mất đi mức độ nghiêm trọng và mọi người không bị bệnh nặng khi bị nhiễm virus như trước đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khác đang đặt nghi vấn đối với những tuyên bố tương tự, vì không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh điều đó.

Một nhân viên phòng thí nghiệm cố gắng phân lập sự hiện diện của virus Corona Vũ Hán trong quá trình xét nghiệm bông gạc chứa mẫu phẩm trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử của Ospedale Niguarda, vào ngày 5/3/2020 tại Milan, Ý. (Ảnh của Emanuele Cremaschi / Getty Images)
Một nhân viên phòng thí nghiệm cố gắng phân lập sự hiện diện của virus Corona Vũ Hán trong quá trình xét nghiệm bông gạc chứa mẫu phẩm trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử của Ospedale Niguarda, vào ngày 5/3/2020 tại Milan, Ý. (Ảnh của Emanuele Cremaschi / Getty Images)

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã có bằng chứng [để chứng minh] điều này”, bác sĩ Heidi Zapata, là bác sĩ và trợ lý giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Yale, nói với The Health Line.

Tiến sĩ Amesh Adalja là bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm và là học giả cao cấp của Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins nói: “Nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các đột biến chủ yếu đều trung tính và không ảnh hưởng đến mức độ gây chết người của [virus Corona Vũ Hán]”.

Bác sĩ Adalja cũng cho biết, việc chủng virus này giảm độc lực được phản ánh từ dữ liệu có thể là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm cả việc xét nghiệm trên diện rộng hơn, cũng có nghĩa là hệ thống y tế đang thực hiện xét nghiệm cho nhiều người có triệu chứng nhẹ hơn.

Ông Adalja cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện xét nghiệm tốt hơn và nhanh hơn rất nhiều”.

Một giả thuyết khác để giải thích cho việc độc lực của virus Corona Vũ Hán ít nghiêm trọng hơn, là do mọi người có thể bị nhiễm “một lượng virus thấp hơn”.

“Có thể giờ đây mọi người bị nhiễm một lượng virus thấp hơn vì có rất nhiều các biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng”, bác sĩ Adalja kiến giải.

Một số chuyên gia cũng cho rằng thời tiết cũng có thể đóng một vai trò trong việc làm suy yếu virus Corona Vũ Hán. Theo The Health Line đưa tin, chủng virus SARS đã biến mất một cách bí ẩn sau khi lây lan gây bệnh liên tục trong 7-8 tháng. Các nhà virus học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này.

Du Miên

Theo The Epoch Times

Categories
Sưu Tầm

Nursing Home – Viện Dưỡng Lão


Bs Trần Công Bảo

Cổ nhân có câu: “sinh, bệnh, lão, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như:
Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… 
Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ… nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được. Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SNF): 
Nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim)… cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) : 
Cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): 
Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): 
Có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài… Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : 

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1.  Phòng ngủ.
2.  Ăn uống
3.  Theo dõi thuốc men
4.  Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…
5.  24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6.  Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…
7.  Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

     a. Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…
     b. Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
     c. Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? 

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương… cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.   Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa. Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL… Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”. Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.

NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:   

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hai.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu… nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
6-      Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng” (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

  VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ… Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?

a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)   * Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.   * Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.   * Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân. * Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…
* Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
– Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống… để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).
– Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs Trần Công Bảo

Categories
Sưu Tầm

WELCOME – WE THE PEOPLE OF THE UNITED STATES OF AMERICA WAS OBAMA BORN IN KENYA (www.WasObamaBornInKenya.com)


WELCOME

FREE DOCUMENT DOWNLOAD SITE

This website is dedicated to the restoration of FREEDOM and the RULE OF LAW in this CONSTITUTIONAL REPUBLIC of the USA.

BARACK HUSSEIN OBAMA II

*Identical letters, except for the designated recipient, were individually notarized, addressed and sent to every US Senator and Member of Congress via USPS Certified Mail. CLICK HERE to view all 539 letters to US Congress.

Source:

https://www.wasobamaborninkenya.com/?fbclid=IwAR1RGzSqVzydcDQkuG_AeuC7z2HyAdWa21kL2Mwwhp14o3g-R8m86f1RwvM

FACT-CHECK: Yes, AG Barr Investigators Located Obama’s REAL Birth Certificate

Source:
https://freedomfictions.com/fact-check-obama-birth-certificate/?fbclid=IwAR0VlTIsW7Z2r71JWXPXde7onjNFcbutSWtveYSZB10nLXUsYDDuroPtAuk