Categories
5 – Sưu Tầm

Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang


29/04/2021

Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang

Bùi Văn Phú

Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba.

galang1Cổng vào trại tị nạn Galang – Ảnh minh họa 

Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.

Tầu vượt biển từ Việt Nam thường cập bến Indonesia trong các vùng quần đảo Riau, Natunas, Anambas rồi được đưa vào Terempa hay Kuku ở tạm, trước khi tầu của Cao uỷ Tị nạn ra đón vào Galang, nơi được gọi là “cửa ngõ tự do và tình người”

bvp1Trại tị nạn Galang I, Indonesia (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Galang có hai trại nằm cách nhau hai cây số. Từ cầu tầu vào một quãng đường là Galang I, nơi tiếp nhận người mới đến. Ở đây thuyền nhân sống tập thể trong những ba-rắc bằng gỗ, dài 20 mét ngang 6 mét. Mỗi ba-rắc chừng 50 người, có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo dân số trại.

Galang II, trước năm 1987 là nơi sinh sống của những người đã được một nước thứ ba nhận cho định cư. Đa số đi Mỹ và một số đi Canada, Úc hay Pháp.

bvp2Một gia đình thuyền nhân trong ba-rắc Galang I (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Người tị nạn trước khi đi Mỹ phải qua một khoá học kéo dài từ ba đến bốn tháng rưỡi, để học Anh văn và kiến thức về đời sống Mỹ. Từ năm 1987 các khoá Mỹ chuyển qua Bataan, Philippines.

Nhà ở cho người tị nạn trong Galang II cũng là những ba-rắc gỗ, nhưng thiết kế kiểu nhà sàn, tầng trên chia làm 10 phòng, cho từng gia đình để có sự riêng biệt. Bên dưới là nơi nấu ăn, tắm rửa.

Hai trại đều có chợ, quán ăn, quán cà phê ; có nhà thờ, chùa, thánh thất với các lễ nghi tôn giáo cùng các sinh hoạt đoàn thể như Đoàn Oanh Vũ, Gia đình Phật tử Long Hoa, Thiếu nhi Thánh thể, Thanh niên Công giáo.

bvp3Người tị nạn xem văn nghệ tại Youth Center, Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Về giáo dục có chương trình phổ thông dành cho trẻ em, có thư viện, phòng thính thị cho việc học tiếng Anh. Có chương trình huấn nghệ do các cơ quan thiện nguyện World Relief, Save the Children điều hành.

Về y tế có bệnh viện PMI do Hội Hồng Nguyệt Indonesia trông coi.

Trong trại có bán nguyệt san Tự Do, do linh mục Gildo Dominici sáng lập và làm chủ nhiệm, người tị nạn lo điều hành và nội dung bài vở.

bvp4Tuồng cải lương trong một buổi văn nghệ ở Galang (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Vào các dịp lễ như tưởng niệm 30/4, Giỗ tổ Hùng Vương, Kỷ niệm 1/11, Trung Thu, Tết, Giáng Sinh, Phật Đản trong trại đều có sinh hoạt văn hoá, văn nghệ MCI (Maintaining Cultural Identity – Bảo tồn văn hoá) do nhiều đoàn thể đóng góp được tổ chức tại CVC hay Trung tâm Sinh hoạt Thanh Thiếu niên (Youth Center).

Nhìn chung đời sống trại Galang như ở một làng quê Việt Nam. Lúc đông nhất dân số trong trại lên đến 15 nghìn người tị nạn, cùng hàng trăm nhân viên đến trại làm việc từ nhiều quốc gia.

Từ sau tháng 4/1975 những ai rời Việt Nam đến được bến bờ các quốc gia Đông Nam Á, nếu không có thân nhân ở các nước khác, đều được Mỹ nhận cho định cư.

bvp5Bà Pirjo Dupuy, Cao ủy trưởng đặc trách định cư, trao phần thưởng cho học sinh khối giáo dục phổ thông (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Đối diện với khủng hoảng về thuyền nhân, một hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương đã họp ở Genève tháng 7/1979 và đi tới quyết định là không chỉ Hoa Kỳ tăng số người tị nạn được nhận lên 14 nghìn mỗi tháng, nhiều quốc gia khác cũng mở rộng bàn tay đón nhận người tị nạn Đông Dương là Úc, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Nhật, các nước Bắc Âu và nhiều quốc gia khác. Ngay cả Do Thái cũng nhận người tị nạn Việt trong giai đoạn này.

Mười năm sau, chính sách về người tị nạn Đông Dương có những thay đổi căn bản.

Đầu tháng 3/1989, đại diện của 29 quốc gia họp tại Kuala Lumpur, Malaysia để tìm giải pháp cho thuyền nhân. Sau đó các quốc gia ASEAN đưa ra quyết định những thuyền nhân đến các trại sau ngày 14/3/1989 sẽ phải qua thanh lọc để xác định qui chế tị nạn, từ đó mới có thể xin định cư ở một nước thứ ba. Không có qui chế tị nạn, người vượt biên, vượt biển sẽ bị trả về nguyên quán.

bvp6Nhà ở của người tị nạn trong trại Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Quá trình thanh lọc có những bất công khiến người vượt biển trong các trại ở Đông Nam Á biểu tình phản đối.

Trong trại Galang nhiều người đã tự thiêu, tự sát vì bất công trong thanh lọc và chống lại việc cưỡng bách hồi hương.

Tại hải ngoại, nhiều hội đoàn, các tổ chức giúp người vượt biển đã lên tiếng cầu cứu với Cao uỷ Tị nạn, với lãnh đạo các quốc gia mong tìm ra một giải pháp nhân đạo cho thuyền nhân.

bvp7Bán nguyệt san Tự Do (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Vào đầu thập niên 1990, việc giải quyết vấn đề thuyền nhân tị nạn Việt Nam, cũng như vấn đề cựu tù nhân học tập cải tạo, vấn đề con lai là những điểm được bàn thảo trong tiến trình thiết lập bang giao giữa Washington và Hà Nội.

Việt Nam lúc đầu không muốn nhận lại thuyền nhân đã bỏ nước ra đi. Như năm 1975 đã không muốn nhận người di tản hồi hương trên con tầu Việt Nam Thương Tín.

Năm 1991 Hà Nội loan báo đồng ý nhận lại những người vượt biên, vượt biển không có qui chế tị nạn.

Chính sách cưỡng bách hồi hương được thi hành. Gần 6 nghìn thuyền nhân từ Galang đã phải hồi hương. Một số đã tình nguyện hồi hương trước, sau được Hoa Kỳ nhận cho vào Mỹ theo chương trình ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees).

Cùng lúc chương trình định cư tù cải tạo HO và con lai được Hoa Kỳ và Việt Nam xúc tiến đưa hàng trăm nghìn người Việt qua Mỹ định cư.

Làn sóng vượt biển chỉ chấm dứt 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975.

bvp8Bia tưởng niệm người vượt biển tại nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Các trại tị nạn ở Đông Nam Á, một thời là “cửa ngõ tự do và tình người”, từng đón bộ nhân vượt biên hay thuyền nhân vượt biển đóng cửa.

Khao I Dang, Sikiew, Songkla, Panat Nikhom, Bidong, Sungei Besi, Kuku, Galang, Palawan, Bataan, Chi Ma Wan, Hei Ling Chau, Kai Tak, Tuen Mun, Argyle, Whitehead nhiều nơi nay không còn dấu vết gì nhiều ngoài những nấm mồ của người tị nạn đã qua đời trong trại.

Nằm giữa đường từ Galang I vào Galang II có một khu nghĩa trang, nơi chôn cất khoảng 500 đồng hương kém may mắn đã qua đời tại đây, được thuyền nhân gọi là Galang 3.

bvp9Nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Nhiều người chết vì già, vì bệnh. Có bé sơ sinh chết khi vừa lọt lòng mẹ. Có người tự sát để phản đối chính sách thanh lọc bất công được áp dụng cho những ai đến đảo sau ngày 14/3/1989.

Thời gian làm việc trong trại Galang tôi có biết đến hai cái chết. Một anh chừng 30 tuổi, được Hoa Kỳ nhận cho định cư và mở tiệc ăn mừng. Sau buổi tiệc, tối về phòng ngủ và sáng hôm sau không thức dậy nữa.

Người thứ hai là một thanh niên hay quậy phá, nhiều lần bị P3V, cơ quan an ninh của Indonesia, bắt giam vào “nhà khỉ” tức nhà tù của trại. Vào một buổi trưa, anh kêu bạn tù ở phòng cạnh bên kéo dây để anh phơi quần áo. Đâu ngờ đó là dây anh dùng thắt cổ tự tử.

bvp11Miếu Hai Cô trong trại Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Trại Galang II có Miếu Hai Cô ngay dưới một tàn cây to cao như cây đa. Nghe kể là hai cô đi vượt biển, tầu gặp hải tặc và bị hãm hiếp. Nhiều người trong trại thường đến miếu thắp nhang.

Những năm sau nơi này có thêm một miếu nữa nên trở thành Miếu Ba Cô, để tưởng nhớ đến ba cô gái Việt đã chết trong trại.

bvp10Một ngôi mộ trong nghĩa trang Galang. Góc trên là nhà chòi có thể dùng làm nơi cử hành các nghi thức tôn giáo (Screen Shot từ đài RFA)

Năm 2005, ghi dấu 30 năm ngày 30/4 tang thương khiến nhiều người phải bỏ nước ra đi, cộng đồng người Việt hải ngoại có dự án xây đài tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong. Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam ở Úc, do ông Trần Đông làm giám đốc, xúc tiến công tác.

Khi đài tưởng niệm hoàn thành thì chính phủ Việt Nam phản đối, tạo áp lực ngoại giao buộc chính quyền địa phương phá bỏ.

bvp12Đài tưởng niệm hoàn tất năm 2005 và ngay sau đó bị đục bỏ do áp lực ngoại giao từ Việt Nam (Ảnh tài liệu trên FB)

Đài tưởng niệm ở Galang bị đục bỏ tấm bia bằng đá, với hàng chữ :

“In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thrist, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. Overseas Vietnamese Communities, 2005”

[Để tưởng niệm hằng trăm ngàn người Việt đã chết trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì bị kiệt sức hay vì bất cứ nguyên do nào khác, chúng tôi cầu nguyện cho họ được yên nghỉ đời đời. Những hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Các Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, 2005]

Trên tấm bia còn có lời tri ân Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc, Hội Hồng Thập tự Quốc tế, Hội Hồng nguyệt Indonesia và các tổ chức quốc tế đã cứu giúp thuyền nhân.

Trong hơn 10 năm qua, chính phủ Indonesia mở cửa Galang làm nơi du lịch. Người Việt hải ngoại đã có những chuyến đi “Về bến Tự do” thăm lại trại tị nạn xưa.

Nhiều người từng ở Galang đã trở lại nơi này để thăm viếng nơi có một thời sống qua, cùng tảo mộ chăm sóc cho nghĩa trang. Điều này khiến Việt Nam không hài lòng vì Hà Nội muốn xóa bỏ dấu tích và hệ lụy của các chính sách cai trị hà khắc đã khiến người Việt phải bỏ nước ra đi.

Thông tin và hình ảnh đưa lên mạng gần đây cho thấy di sản của người vượt biển tị nạn còn lại tại Galang ngày nay là một bảo tàng về thuyền nhân với nhiều hình ảnh, di vật. Một ba-rắc của Galang II được dựng lại, vài con thuyền vượt biên được phục hồi và trưng bày. Nhà thờ và chùa ở Galang II vẫn còn. Cách đây chừng một tháng thì ngôi chùa đã bị hoả hoạn làm thiệt hại.

Nghĩa trang Galang đã qua nhiều đợt trùng tu. Những ngôi mộ được làm sạch cỏ chung quanh và có nước sơn mới mầu trắng.

Nhìn tấm bia tưởng niệm có trong nghĩa trang từ những năm đầu của thập niên 1980, nay được bao phủ và có nhiều mái che trên lối vào làm mất vẻ đẹp và trang nghiêm, người viết bài đề nghị với Văn khố Thuyền nhân Việt Nam bên Úc, hay hội đoàn nào có trách nhiệm bảo tồn nên có kế hoạch phục hồi bia tưởng niệm lại nguyên trạng như trước, với không gian hoàn toàn mở, không nên có các mái che khuất như hiện nay.

Thêm nữa, các tượng ảnh đặt trước và chung quanh bia tưởng niệm không phù hợp với vong linh của tất cả những người đã khuất vì thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.

Tấm bia nguyên thuỷ chỉ có bình nhang phía trước. Nhiều người đã đến đây cầu nguyện và cắm nhang tưởng nhớ.

Về bàn làm lễ nếu cần có cho nghi thức theo tôn giáo, đề nghị dùng một nhà chòi đã có bên phía trên, góc phải nghĩa trang. Khi đọc kinh hay làm lễ có thể đặt trên bàn hình tượng tôn giáo mang theo. Sau nghi thức, mọi người có thể xuống viếng mộ.

bvp13Cảnh phía trước nghĩa trang Galang năm 2019 (FB Pulaugalang Tienbep)

Nếu cần hướng thẳng về nghĩa trang và bia tưởng niệm, đề nghị xây dựng một nhà chòi bên kia đường đối diện với cổng nghĩa trang.

Trong hai thập niên từ sau ngày 30/4/1975, theo số liệu của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc, đã có gần một triệu người Việt bỏ nước ra đi, phần đông là vượt biển. Hàng trăm nghìn người đã vùi thây trên biển và trong rừng sâu.

Hành trình tìm tự do với nhiều đau thương của người Việt Nam đã làm nên trang sử của thuyền nhân tị nạn.

Bùi Văn Phú

(29/04/2021)

Tác giả Bùi Văn Phú làm việc tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á trong thập niên 1980. Ông hiện là giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California

Source : https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/21358-trang-s-thuy-n-nhan-va-nghia-trang-galang

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”


11178292_1631677003732354_4281267900250539646_n

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”

Bài posted lại lần 2

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Bài viết dành cho những kẻ mỗi lần mở miệng là phát ra tiếng “Ba que”

Theo tôi thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60, có nghĩa là vào năm 1975 chỉ còn là con nít. Còn những người lớn tuổi hơn, thậm chí cả đảng viên, họ cũng nói một cách khác. Ngay cả từ Ngụy Quân và Ngụy Quyền cũng đã được chính thức gỡ xuống. Cho rằng họ là những kẻ “chiến thắng” một cuộc chiến đi, nhưng tâm lý mặc cảm thua kém của họ vẫn thể hiện qua rất nhiều mặt. Những giá trị của xã hội thời VNCH vẫn còn đó, làm cho kẻ “chiến thắng” ăn ngủ không yên. Hằng triệu người Bắc di cư vào Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hằng triệu người khác vượt biển Đông để từ bỏ chế độ CS sau “chiến thắng” 1975.
<!>
Rồi sau 1975, bao nhiêu triệu người miền Bắc lũ lượt kéo vào miền Nam làm việc và sinh sống. Hà Nội là thủ đô, được đảng CS chăm sóc trước miền Nam những 30 cơ mà? Sao không có làn sóng dân Nam kéo về Hà Nội? Đảng tuyên truyền rằng nhờ Mỹ đổ tiền vô nên miền Nam phồn thịnh! Sao lại bảo là Mỹ ác lắm đem quân vô giết dân Việt.
Điều nào đúng? – Cả hai đều sai!
Nói rằng thiên nhiên miền Nam trù phù hơn. Đó là ngụy biện hoặc là dốt nát. Karl Marx đã sai lầm căn bản ở điểm nầy khi xây dựng lý thuyết Cộng Sản. Theo lý thuyết đó, đất đai và phương tiện sản xuất là suối nguồn của sự giàu có, nên CS không cho tư nhân có quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất.
Nhưng thật ra sự phong phú nằm nơi con người, đất nước nào biết chăm sóc và trân trọng con người, đất nước đó sẽ hưởng được sự thịnh vượng. Hãy so sánh Nam và Bắc Hàn. Nam Việt và Bắc Việt cũng không ngoại lệ.
Miền Nam lúc nào cũng bị quân CS đánh phá và khủng bố, chính quyền dân chủ non trẻ với nhiều CS nằm vùng, mà vẫn xây dựng được cuộc sống hài hòa cho người dân. Phát triển mọi mặt từ kinh tế, giao thông công cộng, y tế , giáo dục… Đó là lý do tại sao miền Nam thịnh vượng. Và cái trình độ dân trí đó đã kéo miền Nam vượt lên hẳn so với Hà Nội.
Rồi những người miền nam liều mình vượt biển để tìm con đường sống trong cái chết. Nếu chẳng may bị bắt trở lại thì bị tù đầy với tội danh là “phản quốc”. Khi họ ổn định cuộc sống nơi nước ngoài, gửi những đồng tiền do chính sức lao động của họ về cho thân nhân ở trong nước thì đảng lại gọi họ là “kiều bào”, “khúc ruột ngàn dậm”, nghe sự nịnh nọt trơ trẽn mắc ói! Còn mấy cái mồm tuyên truyền thì kêu đi ra nước ngoài ăn bơ thừa sữa cặn… Nhờ những đồng tiền “bơ thừa sữa cặn” đó mà kinh tế VN vượt qua thời kỳ khô cằn do đường lối kinh tế XHCN, mọi thứ đều quốc doanh hóa, nhà nước quản lý hết… Đến lúc hết thở, nên nhà nước hết hồn, đành buông xả ra gọi là “đổi mới”!
Qua đó, có phải cái bóng mát của VNCH vẫn che cho dân trong những lúc khó khăn đó đến ngày hôm nay?
Vậy đó, Cộng Sản Bắc Việt vi phạm những hiệp ước quốc tế để giành chiến thắng nhưng những giá trị Nhân Bản của VNCH càng lúc càng âm ỉ đốt nóng những trái tim Việt Nam.
Các người cứ dùng lời lẽ sấc xược để tỏ vẻ khinh miệt người khác càng làm lộ rõ các người dốt nát và kém văn hóa mà thôi. Cộng Sản Chủ Nghĩa là đỉnh cao của Xã Hội Chủ Nghĩa. Mà XHCN cũng vỡ tan theo liên bang Sô Viết rồi, còn Thiên Đàng Cộng Sản có nằm mơ cũng không gặp.
Vậy mà các người cố gào 3/// để làm cho mình cao hơn ư? Rất tiếc cái chính nghĩa Cộng Hòa đó vẫn sáng mãi trong lòng dân Việt, nhất là nhân dân miền Nam. Có lẽ phải dùng đến những con số để chứng minh cho thấy cả guồng máy của nhà nước XHCNVN đã và đang sống dưới bóng mát của lá cờ mà họ gọi là 3/// đó.
Các người cứ lục tung hết sổ sách của cái gọi là “chính quyền XHCNVN” lên mà xem tổng ngân sách nhà nước dùng để trả lương cho toàn bộ công nhân viên chức nhà nước là bao nhiêu. Rồi các người xem con số đó có phải chưa bằng một nửa số tiền Việt Kiều gửi về hàng năm, trung bình là 10 tỷ USD, có năm cao hơn. Như vậy các người không ngủ dưới bóng mát của lá cờ vàng ba sọc đỏ là gì?
Tôi sẽ dẫn giải cho các người thấy, cả nước VN từ sau 1975 đến nay vẫn tiếp tục sống dưới bóng mát của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Từ ngày Sài Gòn bị “phỏng giái”, (người dân Miền Nam nói như vậy đó, nói lái là một nét đặc thù trong văn hóa bình dân của dân nam kỳ), thì một mặt trận tiêu diệt Văn Hóa miền Nam được phát động rất quy mô và triệt để. Đó là trận chiến “Tẩy Não” dân Miền Nam, nhằm loại bỏ tư tưởng và ý thức hệ Tự Do Dân Chủ. Tất cả văn hoá phẩm từ sách báo đến âm nhạc đều bị tiêu hủy và cấm đoán. Nhưng làm sao trói buộc được tư tưởng của con người chứ?
Nhà nhà nộp sách đem đốt, việc nầy không khó, nhưng cấm dân miền Nam hát những bản nhạc đã in sâu vào tim vào óc của họ thì quả là không thể được. Khi mọi thứ đã hoang tàn đổ nát kể cả lòng người dân lành, thì những dòng nhạc trữ tình khe khẽ quay trở về như làn gió nhiệm mầu xoa dịu bớt cái nỗi thống khổ của đời thường XHCN. CSVN gọi dòng nhạc đó là “Nhạc Vàng” để cân với dòng “Nhạc Đỏ” sặc mùi chém giết mà giai điệu và tiết tấu mang đậm sắc thái TC. Nhưng tới hiện tại thì họ trở nên ganh tị với cái tên gọi đó, vì nó đích đáng và đúng trên nhiều khía cạnh.
“Nhạc Vàng” không cổ súy chiến tranh mà chỉ biểu lộ những đau thương của con người trong thời chiến. Vậy tại sao người ta cấm Nhạc Vàng? Có phải người ta sợ cái bóng dáng thiên thần dịu dàng và ngọt ngào đầy tình người sẽ làm hiện thân của Ác Quỷ nổi trội rõ nét hơn chăng?
“Nhạc Vàng” một tòa lâu đài văn hóa Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, chẳng những không hoen rỉ qua thời gian mà còn lóng lánh hơn như một kho báu cho mọi tầng lớp con dân VN suốt 3 miền và kể cả những kẻ từng lên án, vùi dập lẫn sợ sệt nó. Bao nhiêu người đã khai thác cái kho báu vô tận nầy
“Nhạc Vàng” loài hoa mỹ miều kiêu sa, mọc lên từ bom đạn chiến tranh, tồn tại qua bao sự vùi dập, thể hiện tính Nhân Bản của một xã hội đầy tình người, đáng được trân quý như vàng. Hơn nửa thế kỷ qua, chưa có một đối thủ nào lăm le đứng gần chứ đừng nói là soán ngôi.
“Nhạc Vàng”, một hương vị kỳ diệu, không thể thiếu được khi thưởng thức một ly cà phê ngon hay một chén trà thanh thoát. Một tay guitar và nhạc vàng luôn là tâm điểm cho những buổi nhậu bình dân.
“Nhạc Vàng”, một loại trầm hương hảo hạng cho bất kỳ cuộc họp mặt nào từ quê ra tỉnh, từ đám cưới đến đám tang, từ sân khấu đại nhạc hội hàng ngàn khán thính giả đến quán cà phê dăm ba người cuối phố, thậm chí là niềm giải trí duy nhất trong chốn lao tù….
“Nhạc Vàng”, là ánh lửa rực rỡ của con Phượng Hoàng hồi sinh từ tro bụi sau khi những người nhân danh CSCN đã giết nó bằng mọi khả năng của họ. Ánh lửa đó đã bùng lên, lan tỏa đến từng trái tim của chính những người mang danh hiệu là Đảng Viên ĐCSVN, bất luận là ở đâu, Nghệ Tĩnh, Hà Nội hay Sài Gòn!
Nói mãi về “Nhạc Vàng” VNCH không bao giờ cạn ý.
Nếu những lời lẽ quanh co trên đây chưa thực sự vẽ ra cái bóng mát của lá cờ vàng, chưa chứng minh được âm nhạc VNCH là Vàng ròng 24 kara thì tôi xin được dẫn quý vị vào yếu tố kinh tế của Nhạc Vàng vậy.
Từ hải ngoại đến quốc nội, bao nhiêu doanh nghiệp phát triển nhờ Nhạc Vàng, bao nhiêu ca sĩ thành danh và nên sự nghiệp, bao nhiêu người trở nên giàu có, bao nhiêu công ăn việc làm cho cái kỹ nghệ âm nhạc nầy, từ thời băng từ, đến đĩa từ, CD, kế đến phong trào Karaoke, bao nhiêu kỹ thuật viên, phòng thâu, ca nhạc sĩ, cơ sở sản xuất, phát hành, bán sỉ lẻ, thiết bị âm thanh, ..v.v và v.v…
Bao nhiêu Đại Nhạc Hội, tụ điểm ca nhạc… Biết bao nhiêu ca sĩ, từ Bắc chí Nam đã thành triệu phú đô la nhờ vào cái bị gọi là “Văn Hóa Nô Dịch” đó.
“Nhạc Vàng” đã tham gia với người dân cả nước trong việc mưu sinh hàng ngày, từ quán cà phê, đến hàng loạt xe đò đường dài, đến anh bán kẹo kéo, đến những em bán hàng rong hằng đêm trên phố, đến những người hành khất… Lớp học hát, học đàn nở rộ, tiệm sản xuất đàn guitar gia tăng, quán cà phê nhạc sống, bình dị mà trữ tình ngày càng phổ biến.
Một chiếc điện thoại thông minh, một cái mi-crô không dây, khách ngồi uống nước mía bên vệ đường cũng có thể chia sẻ với nhau một bản tình ca… ấm áp. Cái bóng mát đó càng ngày càng mở rộng ra trên nhiều lãnh vực của cuộc sống và địa phưong, lan dần đến tận các tỉnh miền Bắc… Đó không phải là bóng mát từ nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa thì là gì, lửa hỏa ngục chăng?
Tôi đã thấy, ca sĩ bậc nhất ĐVH, tranh thủ cho ra mắt 2, 3 album nhạc vàng trong vòng một tháng, hát giành hát giựt, sợ ca sĩ khác hát trước, mất số bán. Như một tên ăn trộm, khám phá ra kho báu, hốt vội hốt vàng, nhạc vàng là vàng ròng đó.
Tôi đã thấy cũng ĐVH hát “Cho một người nằm xuống” , dĩ nhiên là hát để thu tiền, có bao giờ ĐVH nghĩ đến những trái ngọt nầy do ai vun trồng mà nên? Sao không hát cho người thương binh VNCH còn sống vất vưởng ngày hôm nay. Mang danh một điva, một nghệ sĩ , ĐVH nếu có tâm hồn nghệ sĩ, sao không dám một có lần tri ân những người đã nằm xuống để bảo vệ cho thể chế đã sản sinh ra cái kho báu âm nhạc nầy. Phải chăng vì không có tâm hồn mà chỉ hát vì lòng tham nên bị người đời gọi là Ca Nô?
Tôi đã xem video clip của đại ca… sĩ Ngọc Sơn, đại gia từ nhạc vàng, hát trong một hội trường đầy ắp khán giả là quân đội mặc quân phục đại cán, ngực đầy huân chương “cách miệng”. Những ca khúc nhạc vàng cất cao, cả hội trường đứng dậy, hai tay đưa lên cao, đung đưa theo dòng nhạc…
Các vị đa số là đảng viên, các vị chắc đã học tập lý luận nhiều lắm, quý vị có thấy một nghịch lý vô cùng to lớn ở đây không? Hoặc là các vị có thấy xấu hổ trong lòng không? Cái mà quý vị diệt tận, giết sạch ngày hôm qua, thì hôm nay ngồi dưới cái bóng mát của cái “xác khô” VNCH mà chia sẻ hương thơm ngào ngạt của nó.
Các người là kẻ chiếm và thắng, các người hành hạ, chà đạp kẻ thất cơ lỡ vận nhiều rồi, chúng tôi không màng, lịch sử sẽ có lúc trả lại công đạo.
Nếu quý vị mạt sát VNCH thì móc cổ mà ói ra hết những gì quý vị nuốt vô từ nền văn hóa VNCH đi.

Còn như quý vị trơ trẽn, miệng thì mỉa mai: “đu càng, ba que, quần què” mà giành nhau đưa tay vào chấm mút, thật đáng khinh thay!

Hoàng Ngọc Mai

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

VNCH ĐÃ CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO CHO MIỀN BẮC TRONG TRẬN LỤT NĂM 1971


434661132_1464942414450125_859600485040280244_n

CHUYỆN ÍT AI BIẾT: VNCH ĐÃ CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO CHO MIỀN BẮC TRONG TRẬN LỤT NĂM 1971

Cứu trợ nhân đạo cần vượt qua thể chế, chính kiến, thậm chí “kẻ thù” trong chiến tranh!
Ngày nay chúng ta thường xuyên đọc tin Hàn Quốc viện trợ nhân đạo để cứu đói Bắc Triều Tiên, dù chính quyền Kim Jong Un luôn dùng những lời lẽ thấp kém để nhục mạ cả tổng thống và thể chế chính trị của họ.
Ít người biết chế độ VNCH, ngay trong thời điểm chiến tranh 2 miền khốc liệt, nhưng khi miền Bắc xảy ra lũ lụt cực lớn vào năm 1971, họ đã cho phép báo Tin Sáng (một tờ báo đối lập) lạc quyên ủng hộ đồng bào miền Bắc. Không chỉ vậy, chính quyền VNCH khi đó thông qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, cũng trợ giúp người dân thuộc “kẻ thù” của họ. Trang lưu trữ Thời báo New York còn ghi:
“SAIGON, Nam Việt Nam, Thứ Ba, ngày 7 tháng 9 — Chính phủ Nam Việt Nam đã cung cấp thực phẩm và tiền bạc cho các nạn nhân của trận lũ lụt nặng nề ở miền Bắc Việt Nam ở khu vực xung quanh Hà Nội, Bộ Ngoại giao Sài Gòn thông báo tối qua.
Đây là lần đầu tiên Chính quyền Sài Gòn viện trợ như vậy cho kẻ thù của họ ở miền Bắc.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao đã đề nghị 50.000 đô la cho Hội Chữ thập đỏ Quốc tế để mua “những vật phẩm cần thiết cho việc cứu trợ ở miền Bắc”.
Ngoài ra, Nam Việt Nam còn tặng 500 tấn gạo và 1.000 hộp (thùng) sữa đặc nhằm thể hiện sự đồng cảm “tình anh em” giữa hai nửa Việt Nam bị chia cắt.”.
Tất nhiên đây là tầm của một quốc gia, cá nhân thì không đáng nói. Nhưng quyên góp nhân đạo là hành vi bất vụ lợi, vì vậy nếu bạn có lòng bi mẫn thì hãy mở lòng, bất chấp người giúp bạn làm cầu nối với nạn nhân là ai, chính kiến ra sao.
Đó mới thực là Thiện Nguyện!
– Nguyễn Đình Bổn

P/s: Như thường lệ, do bị chính quyền giấu nhẹm nên người dân miền bắc khi ấy hoàn toàn không biết đây là những khoản viện trợ từ VNCH. Cũng giống như Triều Tiên nhận viện trợ Hàn Quốc và chỉ mang ơn “ngài Ủn” thôi.

Categories
8 - Trang Tài liệu Sưu Tầm Việt Nam

BÀI THƠ HỎI NGÃ (để viết chính tả đúng hơn)


427882735_3704232729835467_8474797180123169002_n

BÀI THƠ HỎI NGÃ
TIẾNG VIỆT TA… HAY THẬT…!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.
GÃ kia GẢ bán người thương vì tiền
HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.
Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.
PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng
Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.
GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.
Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.
GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu
Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu ĐÃ xong.
Run RẨY phát RẪY dọn nương
GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.
Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh
Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.
BẨM thưa, bụ BẪM con người
Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.
MÃ ngoài mồ MẢ xinh tươi
Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.
Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi
CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.
TẺ nhạt, gạo TẺ của ta
Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.
KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru
CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.
BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ
BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.
Bắt BẺ, BẼ mặt tía tai
LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.
Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.
CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.
CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.
CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.
CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh
Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.
BẢO ban, BÃO tố khắp miền
HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.
Hồ đầy XẢ nước cho vơi
Giữ gìn XÃ tắc kẻo thời suy vong.
Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng
Quê hương rất ĐỖI ĐỔI thay phố phường.
NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương
TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.
TIỂU đội còn bận TIỄU trừ
Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.
SẢI tay chú SÃI thập thò
Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.
Đứng SỮNG, SỬNG sốt sợ ma
Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.
TRẢ nợ bằng một TRÃ xôi
NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.
Ẩn SĨ, SỈ nhục giận căm
GIẢ dại GIÃ gạo thăng trầm cho qua.
QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà
Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.
Đâm THỦNG, THŨNG xuống thấp rồi
Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.
Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim
Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.
TỦM tỉm, đánh TŨM không lời
VĨ cầm, VĨ tuyến… VỈ ruồi giúp ta.
Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua
ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.
ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư
DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.
LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già
ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.
ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau
Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.
DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường
RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.
Qua NGÕ, NGỎ lời hát ca
QUẢNG cáo – thực tế cách ba QUÃNG đường.
RỦ rê quyến RŨ nhiễu nhương
RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.
CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi
Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.
Phá CŨI làm CỦI bếp nhà
Xén bớt công QUĨ, QUỈ ma chẳng từ
Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.
Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong
RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.
Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.
CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay
Xin đừng cà RỠN… RỞN gai ốc rồi.
SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi
SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.
MẨU bánh dành biếu MẪU thân
Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.
SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha
GIẢ thật, GIÃ gạo cho qua tháng ngày.
Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay
Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.
Mưa rỉ RẢ mệt RÃ người
RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.
Cây SẢ, suồng SÃ là anh
TẢ thực, TÃ lót để dành trẻ con.
Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn
KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.
HỦ tục, HŨ gạo ngày đông
Hỏi NGÃ khó, chớ NGÃ lòng NGẢ nghiêng…!
( Đinh Trực sưu tầm )
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao !

HOME

Categories
Sưu Tầm Việt Nam

100 CÂU THƠ VỀ LỊCH SỬ VN MÀ CHỈ CÓ HỌC SINH THỜI VNCH ĐƯỢC HỌC!


122973111_2637728096557495_9185161834400309918_n

100 CÂU THƠ VỀ LỊCH SỬ VN MÀ CHỈ CÓ HỌC SINH THỜI VNCH ĐƯỢC HỌC!

1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thuở nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thuở giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?

100 Câu Đố Lịch sử (của Đào Hữu Dương)

Câu trả lời là :

1- Mai Hắc Đế, mặt sắt đen sì

2- Lý Thái Tổ thuở hàn vi ở chùa

3- Hưng Đạo bẻ gậy phò vua

4- Nguyễn Trãi dùng bút, đánh lừa Vương Thông

5- Ngựa Thánh Gióng phun lửa đầy đồng

6- Voi Hưng Đạo khóc giữa dòng Hóa Giang!

7- Kiếm Lê Lợi trả rùa vàng

8- Súng Cao Thắng nổ Vũ Quang thuở nào.

9- Lê Lai cứu chúa đổi bào

10- Hai Bà Trưng sánh anh hào ra oai!

11- Cao Bá Quát lên đoạn đầu đài

12- Thoát Hoan chui ống chạy dài bắc phương.

13- Trần Bình Trọng khinh Bắc Vương

14- Mỵ Châu, lông ngỗng rắc đường hại cha!

15- Quang Trung đại thắng Đống Đa

16- Cụ Phan sang Nhật bôn ba tháng ngày! (Phan Bội Châu lập phong trào Đông Du)

17- Đào Duy Từ đắp Lũy Thầy

18- Nguyễn Du xử thế, triều Tây ẩn mình!

19- Bà Triệu lừng lẫy uy danh

20- Đinh Bộ Lĩnh lấy cỏ tranh làm cờ

21- Thánh Tông nguyên súy Hội thơ

22- Lâm Thao Nghĩa Lĩnh đền thờ Hùng Vương

23- Sừng trâu bẻ gẫy: Phùng Hưng

24- Lê Lợi khởi nghĩa, anh hùng Lam Sơn

25- Họ Hồ phản bội cha ông

26- Yết Kiêu, Dã Tượng, thần sông Bạch Đằng!

27- Vạn Hạnh, triều Lý cao tăng

28- “Bình Ngô”… Nguyễn Trãi hùng văn lưu truyền

29- Quốc Dân Đảng, (mười ba) Liệt Sĩ thành Yên

30- Từ Thức treo ấn tu tiên (động) Bích Đào.

31- Âu Cơ (sinh) trăm trứng đồng bào

32- Bình Khôi, Trưng Nhị được trao chúc này

33- Bùi Thị Xuân, nữ tướng tài

34- Hàm Nghi chống Pháp, bị đày xứ xa.

35- Đào Tấn, tổ hát bội nước ta

36- Đặng Trần Côn với khúc ca Chinh Phụ sầu…

37- Gia Long giết hại công hầu

38- Tố Tâm Ngọc Phách xiết bao trữ tình! (Hoàng Ngọc Phách tác giả tiểu thuyết Tố Tâm)

39- Đội Cấn chống Pháp, dấy binh

40- Hoàng Diệu tổng đốc, vị thành vong thân

41- Trần Cảnh mở nghiệp nhà Trần (Trần Cảnh tức Trần Thái Tông)

42- Chuyện Hiếu Văn Phức, diễn âm lưu truyền (Lý Văn Phức, tác giả Nhị Thập Tứ Hiếu diễn ca)

43- Chữ Nôm khai sáng, Nguyễn Thuyên

44- Công Trứ dựng nghiệp dinh điền chẳng sai!

45- Tú Xương thơ phú biệt tài

46- Duy Tân chống Phàp, bị đày đảo xa

47- Mùng Năm Tết, giỗ Đống Đa

48- Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe cha dặn dò

49- Trưng Vương xây dựng cơ đồ

50- Quang Khải: Hàm Tử “cầm Hồ” hiên ngang (Trần Quan Khải: Đoạt sáo Chương Dương độ. cầm Hồ Hàm Tử quan

51- Nguyễn Ánh tên huý Gia Long

52- Tướng Lê Văn Duyệt, Lăng Ông phụng thờ

53- Lạc Long kết nghĩa Âu Cơ

54- Thánh Trần, Vạn Kiếp ngai thờ tử lâu

55- Đời Hùng: Lạc Tướng , Lạc Hầu

56- Long Hồ thủy chiến, tướng Châu bỏ mình (Châu Văn Tiếp)

57- Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức Trạng Trình

58- Tri Phương, phò mã hy sinh thủ thường (Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm)

59- Triệu Quang Phục, Dạ Trạch Vương

60- Chu thần thảo sớ chém phường nịnh gian (Chu thần tức Chu Văn An)

61- Nguyễn Trãi vì rắn thác oan

62- Nhân Tông triệu tập Diên Hồng đánh Nguyên (Trần Nhân Tông)

63- Lộc Tục dòng dõi Đế Minh (Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương)

64- Mất thành, Thanh Giản quyên sinh cùng đường! (Cụ Phan Thanh Giản để mất thành

Vĩnh Long)

65- Mười tháng ba, Giỗ Hùng Vương

66- Tháng hai mồng sáu Nhị Trưng trầm mình

67- Tản Viên ngự trị Sơn Tinh (Tản Viên thuộc dẫy núi Ba Vì ở Hà Tây).

68- Sông Đà núi Tản bút danh thi hào

69- Trăm con một bọc : Đồng Bào

70- Phan Bội Châu khởi phong trào Đông Du

71- Hoàng Hoa Thám lập chiến khu

72- Lê Thánh Tông mở Hội Thơ Tao Đàn

73- Quang Bình giữ nước đuổi Thanh (Nguyễn Quang Bình tức Nguyễn Huệ)

74- Ngọa triều Long Đĩnh khiến tàn Tiền Lê.

75- Hoá Giang Hưng Đạo hẹn thề

76- Mười năm Lê Lợi một bề đuổi Minh

77- Thục Phán được móng rùa thiêng (Thục Phán An Dương Vương)

78- Thường Kiệt đánh Tống bình Chiêm lẫy lừng (Lý Thường Kiệt tức Ngô Tuấn)

79- Lương Đắc Bằng dâng sách “Trị Bình”

80- Đĩnh Chi tướng xấu, ví mình hoa sen (Mạc Đĩnh Chi)

81- Mạc Cửu dựng đất Hà Tiên

82- Ngọc Quyến chống Pháp, Thái Nguyên bỏ mình (Lương Ngọc Quyến)

83- Quy Nhơn, Võ Tánh hy sinh

84- Đại Việt Sử Ký, công trình họ Ngô (Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Lê)

85- Lê Văn Duyệt bị san mồ

86- Đồ Chiểu tác giả lòa mù “Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu)

87- Đại Từ nổi tiếng Hải Thần (Nguyễn Hải Thần,hoạt

động cách mạng chống Pháp)

88- Nhữ Học in sách, ân cần dạy dân. (Lương Nhữ Học)

89- Trường Tộ, cải cách điều trần. (Nguyễn Trường Tộ, thời vua Tự Đức)

90- Vua Quang Trung sánh Ngọc Hân chung tình

91- Cao Bá Quát chống Triều Đình

92- Duy Từ đắp lũy, đào kinh bậc thầy (Đào Duy Từ)

93- Phan Kế Toại lãnh ấn Khâm Sai

94- Trương Chi tiếng hát đọa đầy Mị Nương

95- Hải Thượng y thuật danh nhân

96- Lời thề sông Hóa thánh Trần diệt Mông (Trần Hưng Đạo)

97- Khánh Dư nổi tiếng Vân Đồn (Trần Khánh Dư)

98- Trạng Trình ẩn dât chẳng còn lợi danh

99- Mùa Xuân Kỷ Dậu đuổi Thanh

100- Dân quyền, dân chủ an lành Việt Nam.

Trang sử miền Nam.

¤¤¤H…A¤¤¤

Categories
Sưu Tầm Việt Nam

“24 ĐỀ VIỆT VĂN KỲ THI TÚ TÀI thời Việt Nam Cộng Hòa


122973111_2637728096557495_9185161834400309918_n

Xin giới thiệu 24 đề văn trong cuốn Bài Việt văn kỳ thi tú tài của nhà giáo Phạm Thế Ngũ, Phạm Thễ xuất bản, Quốc học Tùng Thư, xuất bản 8/11/1967, thời Việt Nam Cộng Hòa.

Đọc xong sẽ thấy giá trị văn hóa của bằng Tú Tài khi xưa và nền giáo dục thời VNCH ra sao.

Đề 1:

Bình giảng câu nói sau đây của một danh nhân:

“Muốn được hạnh phúc đừng nên đi tìm sự sung sướng. Hãy theo đuổi một công việc không vụ lợi: khoa học, nghệ thuật, phục vụ đồng bào, hy sinh cho Tổ quốc”.

Đề 2:

Thế nào là văn minh? Các nước Tây phương thường quan niệm nền văn minh của họ dựng trên những cơ sở gì và tính chất văn minh hợp bởi những yếu tố gì?

Đề 3:

Từ khi có những sáng chế máy móc truyền bá học vấn và nghệ thuật (phim ảnh, đĩa hát, rađio…) người ta sinh ra biếng đọc sách và quyển sách đã bị giảm đi nhiều phần quan trọng. Nhà văn Pháp G. Duhamei nhìn thấy ở đó một đe dọa cho văn hóa của nhân loại, Mối lo ngại ấy có chính đáng không? Sự thay thế sách vở bằng máy móc có lợi hay có hại?

Đề 4:

Một nhà phê bình đã viết:

“Nghệ thuật phải lấy chính nó làm cứu cánh. Cái đẹp không dùng để làm gì ngoài sự để cho đẹp. Khi một vật đã trở nên hữu ích thì thôi nó không còn đẹp nữa”.

Nhiều người trái lại cho rằng nghệ thuật phải theo đuổi một mục đích công lợi như truyền bá đạo lý hay đấu tranh cho một chủ nghĩa chính trị.

Thử giải thích qua các quan điểm đối lập ấy và nếu có thể, rút ra một kết luận.

Đề 5:

Định nghĩa mấy mẫu người được tôn thờ trong lý tưởng Đông phương như: Thánh hiền – Quân tử – Trượng phu – Anh hùng – Hào kiệt. Có thể so sánh nó với tư tưởng và ngôn ngữ Pháp: le saint, le héros, le sage…

Đề 6:

Giả thiết trong một bức tâm thư nhận được của bạn, ta đọc thấy những dòng này:

“Cương thường là cái quái gì? Chỉ là những dây xích nô lệ để trói buộc con người trong xã hội phong kiến ngày xưa…”

Ta hãy phúc thư bạn đề nghị cùng bạn xét lại vấn đề, nhất là hãy giải thích cho bạn theo ý ta thì cương thường là gì và có những giá trị gì trong xã hội ngày xưa.

Đề 7:

Bởi đâu mà Nho gia ra xưa có khuynh hướng chuộng nhân và hay ca tụng cái thú hưởng nhàn trong thi văn của các cụ? Khuynh hướng ấy có thể nào còn chấp nhận được trong đời sống của chúng ta ngày nay không?

Đề 8:

Bình luận hai câu thơ sau:

“Không đi khắp bốn phương trời

Vùi đầu án sách uổng đời làm trai”.

Thanh niên nước nhà ngày nay có thể rút ở đó một bài học không?

Đề 9:

Tìm hiểu câu nói sau đây của một nhà văn hóa Pháp:

“Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả”.

Đề 10:

Có những văn gia, thi gia ca tụng sự đau khổ mà họ coi như có một giá trị về đường luân lý hay văn nghệ. Những quan niệm ấy có xác đáng không? Sự đau khổ hay nói rộng ra sự bất hạnh người ta phải chịu ở đời có thể khi nào là một cái hay không?

Đề 11:

Một nhà tư tưởng có nói:

“Cả nhân loại, qua bao nhiêu thế kỷ, có thể coi như một người sống mãi và tiến bộ mãi”.

Theo ý bạn thì nhân loại cho tới ngày nay quả có tiến bộ về mọi mặt không?

Đề 12:

Sự phát triển của máy móc trong thời đại hiện kim. Những hậu quả hay và dở trong mọi địa hạt.

Đề 13:

Lương Khải Siêu có đem hai chữ “tố vương” (vua không ngôi) để tặng người làm báo. Trái lại, gần đây ở các nước Tây phương lại thường có thành kiến không hay với báo chí. Người ta cho rằng tờ báo chỉ chăm lo chiều ý độc giả, kích thích những đam mê xấu xa của công chúng để nhằm những mục tiêu tư lợi. Thói quen đọc báo làm tê liệt sự suy nghĩ cá nhân và giọng tuyên truyền của nhà báo làm hoài nghi mọi đầu óc đứng đắn.

Bạn có ý kiến gì về vấn đề trên.

Đề 14:

Truyện Kiều của Nguyễn Du thường nhắc đến trời như:

– Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

– Tâm thành soi thấu đến trời

– Ngẫm hay muôn sự tại trời…

Phải chăng, như có người nghĩ, trời đó là cái thiên mệnh của nhà Nho? Hay chỉ là ông trời của người bình dân?

Đề 15:

“Thường có ý kiến cho rằng sống là tranh đấu. Lại có lời khuyên thanh niên vào đời nên thờ một lý tưởng tranh đấu”.

Hãy giải thích ý kiến ấy và bàn về lời khuyên ấy.

Đề 16:

Viết bài nói chuyện của một bạn gái về đạo “Tứ đức tam tông” tại một câu lạc bộ phụ nữ.

Đề 17:

Một nhà tư tưởng nói:

“Những tiến bộ của khoa học giết chết thi ca”.

Bạn có đồng ý không? Bạn có cho rằng nhà thơ sẽ hết nguồn cảm hứng trong một thế giới đầy những sáng chế của khoa học không? Chẳng cần giữ thái độ chiết trung, bạn hãy thẳng thắn bênh vực ý kiến riêng của bạn.

Đề 18:

“Đạo trời đất cứ biến hóa luôn luôn mà trong sự biến hóa lúc nào cũng có điều hòa, có bình hành tức là có cái trung vậy”. – Trần Trọng Kim – Nho Giáo.

Ta có thể thấy đạo trời với chữ trung ấy được nho gia nước ta xưa dùng làm đề tài hay lý thuyết trong văn chương không? Hãy giải thích tư tưởng triết lý ấy và tìm hiểu các khía cạnh qua các áng thơ văn xưa. Tư tưởng ấy có giá trị gì về đường nhân sinh không?

Đề 19:

Giải thích nghĩa mươi danh từ phổ thông trong thuyết của đạo Phật như Nghiệp, Kiếp, Nhân duyên, Niết bàn, Tiểu thừa, Đại thừ, Tham thiền…

Đề 20:

Vai tuồng của điện ảnh. Nguyên do và ảnh hưởng của sự phát triển trong xã hội chúng ta ngày nay.

Đề 21:

Một nhà thể thao, Henry Cochet, có viết:

“Trong đời sống mới của chúng ta tinh thần thể thao có thể là khẩu hiệu của một thứ triết lý, triết lý ấy nâng cao những đức tính can đảm, kiên nhẫn, mạo hiểm và đồng đội lên tầm cao của một định chế”.

Một nhà văn Georges Duhamei, trái lại cho rằng thể thao là một trường huấn luyện tính kiêu ngạo, khoe khoang và nhiều tính xấu khác.

Bạn hãy thuyết minh hai mặt lợi hại của thể thao và nếu có thể, cho biết thái độ của bạn và vấn đề.

Đề 22:

Trong sách Nho và văn Nôm thường hay nói đến chữ Khí, như: chí khí, sĩ khí, khí tiết,,, Lại có thuyết chính khí và chủ trương dưỡng khí. Hãy giải thích những danh từ cùng quan niệm ấy và nói rõ bài học luân lý, nếu có, dùng sau mỗi danh từ.

Đề 23:

Hãy viết thư cho bạn bàn về hai chữ “diệt dục”.

Đề 24:

Thế nào là một người chỉ huy? Xã hội có cần đến những người chỉ huy không? Người chỉ huy phải có những đức tính gì?”
Copy từ FB Hiếu Kỳ Nguyễn

Categories
5 – Sưu Tầm

Tưởng nhớ người khai sinh ra EMAIL


Raymond Samuel Tomlinson (April 23, 1941 – March 5, 2016)
https://www.google.com/search?client=firefox-b-1-d&q=ray+tomlinson+first+email#vhid=ET1_MMl0IHOGCM&vssid=l

tomlinsonobit1-superJumbo

Tưởng nhớ người khai sinh ra EMAIL

Không biết có ai trong cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến “cha đẻ” của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra Emails, và dấu @.

Thật ra, trước khi ông Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau.

Anh chàng kỹ sư trẻ, tự nhận mình là “a nerdy guy from MIT” (trường Đại học Massachusetts Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người “chỉ biết học thôi chả biết gì” (a nerd).

Ray tốt nghiệp cao học (master degree) về ngành Điện (Electrical Engineer) ở MIT năm 24 tuổi, sau khi đã có cử nhân (bachelor degree) ở Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1963. Thời sinh viên, ông đi thực tập ở IBM và đã làm cho các kỹ sư ở đó khâm phục trí thông minh, và khả năng làm việc của một anh chàng mới bước vào tuổi hai mươi, thiếu cả kinh nghiệm làm việc lẫn kinh nghiệm sống.

Ra trường, ông về làm việc cho Bolt Beranek and Newman((BBN), sau này được Công ty kỹ thuật Raytheon mua lại. Tomlinson làm ở đó như là một programmer giỏi, một nhà khoa học được tất cả mọi người kính trọng.

Vào năm 1970, ở tuổi 29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở hai computer khác nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự của mình, Ray dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh dùng tên mình Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ “at”, Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này với người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.

Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại “Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm”. Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên “tiếng lành đồn xa”, Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.

Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng khoa học có giá trị về các nghiên cứu khoa học từ năm 2000 đến năm 2012. Riêng trong giới programmer về Internet, ông được coi là một trong những nhà phát minh tài năng.

Sau đó, dù luôn khiêm nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4 trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng góp quan trọng nhất cho khoa học.

Ông được mời đi nói chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.

Hơn nửa thế kỷ qua, vẫn ở cùng một công ty, với nhiều thay đổi, các nhà lãnh đạo, đến rồi đi, anh kỹ sư trẻ Ray Tonlinson, bước vào tuổi trung niên, bạc tóc, vẫn làm việc ở văn phòng quen thuộc của mình, vẫn yêu những con số, những project khoa học.

Nhà khoa học vẫn sống lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô New York.

Ngoài công việc, ông có niềm vui “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” với thiên nhiên và bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc cho đến lúc ông qua đời vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5 tháng 3 năm 2016.

Raymond Samuel Tomlinson sinh tại Amsterdam, New York, ngày 24 tháng Tư năm 1941. Khi đột ngột từ trần vị bị kích tim vào ngày March 5, 2016, chỉ còn đúng 4 tuần nữa là Ray sẽ mừng sinh nhật thứ 75.

Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra “@”, giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.

SƯU TẦM 

(BẢN TIN Tiếng Việt CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN –
DANVAN MAGAZINE, GermanyEmail: danvanmagazin@gmail.com)

Categories
8 - Trang Tài liệu Sưu Tầm Việt Nam

ĐS  Martin  nói gì (20.4) khiến TT Thiệu từ chức (21.4) và rời Sài Gòn (25.4.1975).


unnamed - 2023-04-01T154748.206

 ĐS Martin: Tôi nói, tôi có cảm giác rằng nếu ông không có quyết định sớm, các tướng lãnh của ông sẽ yêu cầu ông ra đi – tôi đoán là ông ta sẽ sớm ra đi bằng cách này hay cách khác. Nếu các tướng lãnh của ông ta cho thêm vài ngày nữa – và rằng nếu ông không hành động sớm, các sự kiện sẽ ập đến với ông.

TT Thiệu: Cái bản văn hiệp định đó là bản văn hiệp định Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản – tôi nói với ông Ngoại trưởng Kissinger lúc đó  nếu như ông chấp nhận bản hiệp   vì lý do riêng tư  tôi không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem quyền lợi sinh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán – chớ tôi là người Việt Nam, tôi không chấp nhận  – Nếu tôi không có thiện chí đàm phán thì làm sao hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 được ký kết? Mặc dù thỏa thuận đó là một thỏa thuận què quặt, tôi phải chấp nhận nó.

 TT Thiệu: Người Mỹ…thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.

 Gần  50 năm trước báo chí Sài gòn nêu ra nhiều thắc mắc không biết Đại Sứ Martin nói gì (20.4.1975) mà một ngày sau (21.4.1975) TT Nguyễn Văn Thiệu lên truyền hình  đưa những lời chỉ trích Mỹ và tuyên bố từ chức … Phần sau là tóm lược trích đoạn văn bản về cuộc họp ngày 20.4.1975  được phía Bộ Ngoại Giao công bố và phía cơ quan CIA (2017) loan tải  nội dung tuyên bố từ chức của  TT Thiệu  vào ngày 21.4.1975 (dài 28 trang) – sau đó là  câu chuyện TT Thiệu rời Sài gòn vào tối ngày 25.4.1975.

  Điện văn của ĐS Martin gửi TS Kissinger về cuộc họp với TT Thiệu

Sài Gòn, 20 Tháng Tư 1975, 1645Z.

  1. Sáng nay tôi ( Martin)  gặp Thiệu đưa ra tất cả các điểm được nêu trong mệnh lệnh số 9 trong phúc trình của tôi. Tôi mang theo bản tóm tắt mới nhất về tình hình quân sự thực tế tại các mặt trận  và phân tích so sánh lực lượng mỗi bên. Như các ông đã biết, đó là một bức tranh rất ảm đạm, và không thể tránh khỏi để kết luận rằng, nếu Hà Nội quyết định nhanh chóng tấn công để tiêu diệt thì Sài Gòn khó có thể cầm cự được hơn một tháng, kể cả với sự kháng cự khéo léo và kiên quyết nhấtcũng chỉ có thể cầm cự được không quá ba tuần. Tôi nói rằng theo ý kiến của tôi là họ muốn Sài Gòn nguyên vẹn, không phải là một đống đổ nát.
  2. Thiệu hỏi về triển vọng viện trợ quân sự bổ sung. Tôi nói rằng câu trả lời có vẻ mơ hồ đối với tôi. Chúng tôi rất có thể nhận được thêm 350 triệu đô la, từ quốc hội nhưng ngay cả điều đó cũng không chắc chắn. Tôi nói rằng mỗi ngày trôi qua đầy ắp những tuyên truyền bất lợi đã che khuất  thực trạng ở Việt Nam.  Tôi đã rất hy vọng rằng trong hiện tại một  thực tế là nó sẽ bảo toàn cơ hội để có một vị thế đàm phán tốt hơn, nhưng  nó không thể đến kịp để thay đổi bảng phân tích mà ông ta vừa đọc. Cho đến bây giờ cán cân lực lượng hiện nay chống lại ông ta là áp đảo.
  3. Tôi đã nói rằng bất cứ ai ngồi trên ghế của ông, Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, Tòa Bạch Ốc, Điện Elysée, Điện Kremlin, hay ở Bắc Kinh, đều có một điểm chung. Họ không bao giờ có thể chắc chắn rằng họ đang nắm được toàn bộ sự thật. Một số  báo cáo bị che đậy vì lợi ích cá nhân hoặc vì quan liêu, những người khác vì sợ làm tổn thương ông ta,  vì họ sợ ông ta, một số người khác vì họ không muốn trở thành người truyền tải tin xấu. Dù lý do là gì, đôi khi rất khó để nhận định chính xác mọi thứ như chúng vốn có. Tôi nói rằng tôi chỉ nói chuyện với ông ta với tư cách cá nhân, không phải đại diện cho Tổng thống hay Ngoại trưởng, hay thậm chí với tư cách là Đại sứ Hoa Kỳ, mà với tư cách là một người đã theo dõi các sự kiện ở Đông Nam Á trong một thời gian rất dài và là người trong hai năm qua,  đã  hiểu được sự đan xen trong kết cấu của các vấn đề Việt Nam.  Một vài điều đã rất rõ ràng với tôi. Tình hình quân sự rất tồi tệ, và mọi người buộc ông ta phải chịu trách nhiệm về điều đó. Cácthành phần chính trị, cả những người ủng hộ và kẻ thù của ông ta, đều không tin rằng ông ta có thể dẫn dắt đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Và kết luận của tôi là hầu như tất cả các tướng lãnh của ông ta, mặc dù họ sẽ tiếp tục chiến đấu, đều tin rằng việc phòng thủ là vô vọng,trừ khi có thể đạt được thời gian nghỉ ngơi một khi  tiến trình đàm phán bắt đầu, và họ không tin rằng điều này có thể khởi sự trừ khi Thiệu ra đi, hoặc ngay lập tức thực hiện các bước để bắt đầu  cho tiến trình đàm phán. Tôi nói,  tôi có cảm giác rằng nếu ông  không có quyết định sớm, các tướng lãnh của ông sẽ yêu cầu ông ra đi.
  4. Thiệu chăm chú lắng nghe, ông ta hỏi liệu việc ông ta ra đi có ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội hay không. Tôi nói rằng tôi nghĩ nó có thể đã thay đổi vào vài tháng trước, nhưng bây giờ sẽ không đủ thời gian để đảm bảo các khoản chi quân sự cần thiết. Nói cách khác, đề nghị từ chức nếu Quốc hội đảm bảo một mức độ phân bổ để miền Nam Việt Nam tồn tại, là một thỏa hiệp đã thuộc về quá khứ. Điều quan trọng, có lẽ, liệu nó có thể có tác dụng gì đối với phía bên kia hay không. Tôi nói tôi không biết câu trả lời, nhưng rõ ràng là hầu hết người Việt Nam đều nghĩ như vậy. Tôi nghi ngờ nó sẽ tạo ra nhiều khác biệt cho họ. Bản thân họ không chống lại cá nhân ông ta, mà chống lại bất kỳ nhà lãnh đạo mạnh mẽ nào. Họ sẽ khăng khăng đòi một người lãnh đạo yếu kém hơn nhiều. Nhưng điều quan trọng là thời gian. Đối với Việt Nam, bây giờ thời gian là thứ thiết yếu nhất. Nếu có thể tránh được sự hủy diệt của Sài Gòn, nếu một nước Việt Nam độc lập có thể tiếp tục tồn tại, người ta có thể hy vọng, rằng mọi thứ sẽ được cải thiện. Thiệu hỏi tôi nghĩ gì về tương lai của Lào. Tôi nói rằng, từ cuối Hội nghị năm 1962, tôi đã thấy rất rõ ràng rằng Hà Nội có thể tiếp quản nó bất cứ lúc nào phù hợp với mục đích của họ, nếu phe không cộng sản ở Lào vẫn không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cuộc diện hiện tại có thể đã đạt được từ nhiều năm trước, nếu chúng tôi sẵn sàng nhượng lại toàn quyền kiểm soát miền Đông Lào.
  5. Cuộc trò chuyện diễn ra trong khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi sẽ gửi bản văn đầy đủ khi có thời gian. Ông ta hoàn toàn hiểu điểm cốt yếu trong đánh giá cá nhân của tôi rằng  các sự kiện diễn ra quá nhanh, khó có  thời gian dành cho việc suy ngẫm, và rằng nếu ông  không hành động sớm, các sự kiện sẽ ập đến với ông ta. Tôi đã nói rõ ràng rằng tôi đang nói hoàn toàn với tư cách cá nhân, và  tôi cũng như Washington không đề nghị ông ta từ chức.
  6. Thiệu nói rằng ông ta sẽ làm những gì ông ấy nghĩ là tốt nhất cho đất nước. Tôi nói tôi biết rằng ông ta sẽ hành động. Ông ta sẽ suy nghĩ về nó. Ông ta có thể làm được. Ông ta rất có thể tìm kiếm  những phương án giúp ông ta dẫn trước đối thủ, nhưng thời gian thì có hạn.  Cân bằng lại, tôi đoán là ông ta sẽ sớm ra đi bằng cách này hay cách khác. Nếu các tướng lãnh của ông ta cho thêm vài ngày nữa, ông ta có thể nghĩ ra một sự từ chức kịch tính sẽ có hữu ích. Trân trọng. (Theo BNG/FRUS ngày 20.4.1975:« Message From the Ambassador to Vietnam (Martin) to Secretary of State Kissinger »).

 Bài diễn văn từ chức của TT  Thiệu được phổ biến trên thư viện online của cơ quan CIA ngày 11.1.2017 – bản văn thiết lập ngày  21.4.1975

“…”  Trước hết, tôi xin lỗi  hôm nay tôi nói chuyện trực tiếp  mà không có đọc thông điệp trước qúy vị và trước quốc dân hay anh em chiến sĩ, cán bộ. Cũng vì vấn đề cấp bách đòi hỏi một  quyết định cấp bách và phải được bảo vệ sự kín đáo tối đa vì lý do an ninh quốc gia. Cho nên tôi mạn phép mời Quốc hội lưỡng viện, Tối cao pháp viện, các cơ quan hiến định và tất cả quý vị với một  thời hạn rất là ngắn ngủi ở trong một khung cảnh đáng lẽ phải là khác hơn ở Dinh Độc Lập.

Đây là một cuộc nói chuyện rất quan trọng, nhưng nó đã không được thông báo trước. Vì lý do an ninh quốc gia và vì tầm quan trọng của cuộc nói chuyện đối với an ninh quốc gia, tôi xin đồng bào và các anh chị  cán bộ, chiến sĩ  toàn quốc hãy hiểu cho. Nếu thời gian cho phép, tôi đã triệu tập một phiên họp toàn thể của cả hai viện của quốc hội với sự hiện diện của tòa án tối cao và các tổ chức quần chúng và tôn giáo khác nhau, ðể tôi có thể giải quyết tình huống mà tôi sẽ trình bày chi tiết ngày hôm nay. Tôi có thể yêu cầu qúi vị  rộng lượng thứ lỗi cho tôi vì đã giải quyết vấn đề cấp bách này theo cách không hoàn toàn phù hợp với nghi thức. “…”

Cái bản văn hiệp định đó là bản văn hiệp định Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản. Và tôi đã có đủ can đảm nói với ông Ngoại trưởng Kissinger lúc đó  nếu như ông chấp nhận bản hiệp định này, nghĩa là ông chấp nhận bán cái miền Nam này cho cộng sản. Còn tôi mà chấp nhận cái bản văn hiệp định này thì tôi cũng chấp nhận phản quốc, bán cái dân tộc và đất nước miền Nam cho cộng sản. Nếu như ông chấp nhận bản hiệp định  vì lý do riêng tư  tôi không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem quyền lợi sinh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán – chớ tôi là người Việt Nam, tôi không chấp nhận.

Bản văn hiệp định đó là một bản văn mà tôi đã từ chối, tôi đã phản đối trong 3 tháng trời (tháng 10.1972 đến tháng 1.1973 ). Và trong 3 tháng trời ấy chỉ có 3 điểm chánh mà tôi tranh đấu sống chết. Và sự tranh đấu của tôi được chứng minh một cách rõ ràng bởi mỗi một lần tôi mời họp có ông chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền , ông chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn, ông Tổng trưởng ngoại giao, ông chủ tịch Tối cao pháp viện, có Phó tổng thống, đại tướng Tổng tham mưu trưởng và Thủ tướng, thỉnh thoảng có một vài nhân vật chính trị khác. Ba cái điểm mà tôi cho là mất nước:

Đầu tiên là một chính phủ ba thành phần ở trên thượng tầng chỉ huy hai chính phủ là chính phủ VNCH và chính phủ của Mặt trận giải phóng, và cái chính phủ liên hiệp ba thành phần đó được đặt để cho tới tỉnh, quận, xã, ấp. Tôi cho đó là một cái chính phủ liên hiệp, dù dưới hình thức nào, dù ở cấp bậc nào, tôi cũng không chấp nhận và tôi không chấp nhận cái chuyện đó từ 5, 7 năm trước.  Cho nên, đừng có nói gì tới ấp cho tới xã, mà ngay cả trung ương tôi đã không chấp nhận 3 thành phần, 4 thành phần và 2 thành phần tôi cũng không chấp nhận, cho nên tôi đã nói không chấp nhận !.

Thứ hai, họ nói rằng ở Đông Dương chỉ có ba nước là Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam. Tôi hỏi ngoại trưởng Kissinger, Việt Nam nào? Việt Nam của Sài Gòn hay Việt Nam của Hà Nội? Nếu mà ông chấp nhận bản văn này là ông chấp nhận cái Việt Nam của Hà Nội. Theo cộng sản, Việt Nam này bao gồm cả miền Bắc và miền Nam. Tôi không chấp nhận. Tôi muốn trở về nguyên thủy hiệp định Genève là có hai quốc gia Việt Nam, hai chính quyền Hà Nội và Sài Gòn, tôi gọi họ là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ phải kêu tôi là Việt Nam Cộng hòa không xâm phạm lẫn nhau, lấy vĩ tuyến 17 và lấy hiệp định Genève làm căn bản, chờ đợi ngày thống nhất bằng phương tiện hòa bình và dân chủ, dù cho ngày đó không biết là ngày nào. Tôi bác bỏ cái chuyện đó. Tôi nói trở về hai miền Nam Bắc, hai quốc gia riêng biệt có thể vô Liên Hiệp Quốc, giữ cái vĩ tuyến 17, giữ vùng phi quân sự chờ ngày thống nhất.

Điểm thứ ba là đối với quân đội miền Bắc Việt Nam,  thì ông Ngoại trưởng Kissinger chấp nhận là quân đội Bắc được quyền ở trong miền Nam một cách hợp pháp, đương nhiên. Tôi nói điểm này là điểm quan trọng nhất.  Không có gì kỳ lạ hơn việc những kẻ xâm lược, sau khi chiến tranh kết thúc và hòa bình lập lại, có quyền để lại quân đội của chúng mãi mãi trên lãnh thổ của người khác.  Tôi nói điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là quân đội Bắc Việt phải rút lui về Bắc. Ông Kissinger trả lời với tôi rằng: “Cái chuyện này thương thuyết với Nga Sô, Trung Cộng đã 3 năm nay không được, Mỹ chịu thua”.  “…”

Con số 722 triệu đô la mà Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford yêu cầu quốc hội không đủ cho miền Nam Việt Nam và các lực lượng vũ trang chống lại quân cộng sản miền Bắc Việt Nam và ổn định tình hình quân sự để bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc. Những người cộng sản biết điều này, và họ chỉ cần tận dụng để thúc đẩy dành chiến thắng quân sự mà không cần đàm phán. Để đạt được mục tiêu mà Hoa Kỳ mong đợi – đó là ổn định tình hình quân sự để tiến hành các cuộc đàm phán trên cơ sở hiệp định Paris và do đó đạt được một giải pháp chính trị – phải có hơn 722 triệu đô la. Hơn nữa, phải có B-52 để trừng phạt cộng sản miền Nam và nếu có thể là cả cộng sản miền Bắc. Cũng cần phải có xe tăng, trọng pháo, thiết bị, súng lớn nhỏ, và đạn dược. những thứ này phải được gửi vào liên tục, liên tục, liên tục và ngay lập tức. Điều đó  không phải là vấn đề của vài tháng hay vài tuần, mà là vấn đề của vài ngày. Các khí tài này phải dồi dào  hầu trang bị cho các sư đoàn để đánh với 20 sư đoàn Bắc Việt. Tôi thách thức – giả sử quân đội của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa rút đi – quân đội Hoa Kỳ tiến vào với quân số ngang bằng với quân đội VNCH và với cùng số lượng vũ khí và đạn dược và không có B-52  thì quân đội Hoa Kỳ có thể đối phó với cộng sản trong bao nhiêu ngày?  Vậy làm thế nào chúng ta có thể được bảo để làm điều đó? Do đó, thật phi lý, bất công và mâu thuẫn khi nói rằng tôi là một người không muốn đàm phán. Nếu tôi không có thiện chí đàm phán thì làm sao hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 được ký kết?  Mặc dù thỏa thuận đó là một thỏa thuận què quặt, tôi phải chấp nhận nó. Tôi đã thể hiện thiện chí tối đa khi nhận nó.  Chúng tôi đã thể hiện thiện chí tối đa khi chấp nhận văn bản của một thỏa thuận không đáp ứng các lý tưởng và tiêu chuẩn của chúng tôi. chúng tôi chỉ mong đợi ba điều: Thiện chí của những người cộng sản và chủ nhân của họ – Liên Xô và Trung Cộng.  Điều thứ hai chúng tôi mong đợi là hành động cấp cao mạnh mẽ giữa các quốc gia thống nhất, Liên Xô và Trung cộng. Điều thứ ba chúng tôi mong đợi là đủ viện trợ quân sự và kinh tế để cho phép chúng tôi đương đầu với quân Bắc Việt Nam. Không có điều nào trong số này đã thành hiện thực. “…”

Người Mỹ đánh giặc ở đây, không đánh được, đi về. Đặt ra  cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận dù không muốn Việt Nam hóa. Có Việt Nam hóa rồi, hứa  cộng sản hành động thì sẽ phản ứng mà không phản ứng. Thì chỉ còn có một thứ tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh  mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì? Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.

Sở dĩ tôi từ chức hôm nay là bởi vì hôm nay ở bên Hoa Kỳ, Quốc hội đưa vấn đề viện trợ ra mổ xẻ. Tôi nghĩ rằng cái hành động tôi từ chức hôm nay, biết đâu ngày mai từ cái chỗ 322 nó lên 722 hay nó lên 1 tỉ mấy.  Rồi thì tới tấp cầu hàng không chở xe tăng, đạn, pháo  qua đây viện trợ, viện trợ, viện trợ. Tôi hy vọng như vậy, để coi Quốc hội Hoa kì có đọc …

Tôi cũng hy vọng rằng trong cái lúc mà tình thế quân sự căng thẳng tại Quân Khu III Quân Khu IV, ông Thiệu đi rồi, còn ông TT Hương thì biết đâu còn 3, 4 ngày, còn 1 tuần thì chuyện nó có thể lật được. Nếu như tôi để ngày mai ngày mốt mà tôi mới từ chức, mà cộng sản thực sự nó tấn công thì e nó quá trễ. Lúc đó nó quá dở, trễ quá rồi làm không được. Quốc hội Hoa kỳ viện trợ 3 trăm rưỡi, để trễ quá 3 trăm rưỡi cũng không lên 722 được. Không sớm hơn mà không trễ hơn, bởi vì tôi nghĩ rằng: Cái thời gian tính mà ngày hôm nay còn thay đổi cục diện quân sự của cả chiến trường miền Nam. (Ghi chú: đoạn văn viết chữ nghiêng trích từ video clip người viết upload lên Youtube vào  ngày 23.2.2014 – Phần audio lấy trên net, phần hình ảnh của TV Histoire, Pháp:« Diễn văn từ chức của TT Ng V Thiệu 21.4.1975»).

Lý do thứ hai của việc từ chức, đây là một trong những điều tôi đã nói trước đó. Tôi nghĩ rằng việc từ chức của tôi là một sự hy sinh rất nhỏ với tất cả người dân và các lực lượng vũ trang của chúng ta sẽ nhận được nguồn viện trợ dồi dào để chiến đấu và bảo vệ lãnh thổ còn lại, và nếu không có sự hiện diện của tôi, các cuộc đàm phán trong tương lai với những người cộng sản, để có thể giúp bảo vệ một nền tự do và dân chủ cho miền Nam và giành quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam theo tinh thần của Hiệp định Ba-Lê. Tôi kêu gọi tất cả những người, tổ chức, tôn giáo và chính trị gia, những người cho rằng tôi là kẻ cản trở hòa bình và cho rằng tôi bất lực trong việc mang lại hòa bình và bảo vệ miền nam đã không thể đánh bại cộng sản và lập lại hòa bình, hãy tiếp tay giúp Tổng thống Trần Văn Hương đem lại hòa bình, danh dự, tự do, ấm no, dân chủ, bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Paris mà CSVN bắt buộc phải tôn trọng, và thực hiện quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam như trong Hiệp định Ba-Lê. Tóm lại, tôi không muốn bất cứ ai sử dụng cá nhân tôi – tổng thống Nguyễn Văn Thiệu – như một cái cớ để ngược đãi đất nước này. Kể từ giờ phút này trở đi, không thể viện cớ đó nữa và bây giờ phải thể hiện sự chân thành và trung thực của mình. “…”

Thưa quý vị, đồng bào và anh chị em

Tôi đã phục vụ đồng bào, anh chị em trong 10 năm qua. như tôi đã nói, tôi không thiếu can đảm. Không phải là bất kỳ cuộc biểu tình hay vu khống nào có thể làm tôi nản lòng và mất tinh thần và buộc tôi phải từ chức một cách vô nghĩa và vô trách nhiệm, cũng không phải vì chịu trước áp lực của đồng minh, cũng không phải vì  những khó khăn. Tôi từ chức nhưng không đào ngũ. Kể từ giờ phút này, tôi đặt mình vào sự sử đụng của tổng thống, đồng bào và quân đội. Khi tôi từ chức, ông Trần Văn Hương sẽ trở thành tổng thống, và đất nước chúng ta sẽ không mất gì cả. Biết đâu đất nước ta lại có thêm một chiến sĩ ra mặt trận. Kề vai sát cánh cùng đồng bào và chiến sĩ bảo vệ  đát nước.  Giờ đây, tôi xin cám ơn đồng bào, quý vị, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, và tôi xin từ biệt.

Tôi xin nhắc lại  yêu cầu của tôi, yêu cầu Lưỡng Viện Quốc Hội, và Tối Cao Pháp Viện chấp nhận với sự hiện diện của quý vị, theo  đúng điều 55 của Hiến Pháp để cho Phó tổng thống Trần Văn Hương tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.  Cảm ơn.

 (Theo tài liệu của CIA, thiết lập ngày 21.4.1975, chấp thuận cho phổ biến ngày 15.6.2010, loan tải trên thư viện online của cơ quan CIA ngày 11.1.2017: « TEXT OF THIEU’S RESIGNATION SPEECH ».)

 Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

( Trích đoạn theo tường thuật của  Thiếu Tá Nguyễn Tấn Phận, tháp tùng phái đoàn TT Thiệu rời Sài Gòn  đi Đài Loan  tối ngày 25.4.1975).

 “ … Vào lúc 5 giờ Thomas Polgar gọi chúng tôi bốn người gồm có tướng Timmes, anh Joe Kingsley và một nhân viên khác rồi hỏi chúng tôi là các ông có rành đường phố Sài-Gòn ban đêm không. Chúng tôi đều gật đầu. Thế thì tốt, Polgar tiếp, tôi muốn các ông giúp tôi đưa Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm đi Đài Loan tối nay…”   Đó là theo lời kể của ông Frank Snepp trong cuốn Decent Interval, trang 434. “…”

Chúng tôi lần lượt ra xe và yêu cầu họ mở cốp sau. Tôi bỏ cái samsonite vào, (Lúc ông Polgar đang viết, tôi đã bỏ cây K54 vào samsonite ) hai khẩu súng nhỏ va chạm vào nhau khua lộp cộp. Trong sách của Frank Snepp có nhắc tới chuyện này. Ông có nghe tiếng kim loại khua khi chúng tôi xếp sắc tay vào cốp xe, và có thể nghĩ đó là tiếng va chạm của vàng bạc, châu báu!

Liền sau đó Tổng thống Thiệu, Đại tướng Khiêm, Polgar, Timmes cùng ra xe. Đại tướng Khiêm ngồi xe trước với ông Polgar. Tổng thống Thiệu ngồi xe sau với tướng Timmes; ông ngồi giữa tướng Timmes và Đại tá Đức, Trung tá Chiêu ngồi ghế trước với tài xế là ông Frank Snepp. Chúng tôi chia nhau vào hai xe còn lại. “…”

Đúng 9 giờ 15 phút, giờ Sài-gòn.- Buồng máy máy bay tắt đèn. Phi cơ từ từ lăn bánh ra phi đao, đem theo hai vị lãnh tụ quốc gia, một tướng lãnh Mỹ và 9 “quan” tùy tùng, hộ vệ! Chiếc phi cơ lượn một vòng trên bầu trời “đen tối” của không phận Sài-Gòn, rồi hướng về biển Đông…

Danh sách phái đoàn do cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trình  lên Tổng thống Trần Văn Hương có nội dung như sau: (Tổng thống Thiệu viết tay)

Kính trình:  Tổng  thống Trần Văn Hương.

Thưa cụ, Để thực hiện công cụ giao phó, tôi kính xin cụ đồng ý cho những bác sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du: 1. Đại tá Võ Văn Cầm 2. Đại tá Nguyễn Văn Đức 3. Đại tá Nhan Văn Thiệt 4. Đại tá Trần Thanh Điền 5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu 6. Thiếu tá Hồ Vương Minh 7. Đại úy Nguyễn Phú Hải (giờ không có mặt) 8. Phục hồi chức năng viên (chờ không có mặt). Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần theo các sĩ quan và dân sự sau đây: 1. Trung tá Đặng Văn Châu – 2. Thiếu tá Đinh Sơn Thông -3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận -4. Ông Đặng Vũ (giờ không có mặt).  Đại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./. Kính chào Tổng thống (ký tên Thiệu) . Tổng thống Trần Văn Hương phê duyệt, Đề ngày 25/4/75, và ký tên Trần Văn Hương. ( Theo Bất Khuất Net: « Những ngày cuối của TT Ng. V.Thiệu ở Sài Gòn » – Thiếu tá NgT Phận: Tháng 4.1975 phụ trách an ninh cho Đại Tưóng Trần Thiện Khiêm. – Tháp tùng phái đoàn cựu Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 25-4-1975).

unnamed - 2023-04-01T154806.090

Điều mà  TT Nguyễn Văn Thiệu lên án Mỹ nêu trên ” … Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính ngĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc”  là có nguyên do….Vì  vào ngày 21.1.1973, TT Thiệu đã phúc đáp tối hậu thư của TT Nixon (20.1.1973),   buộc TT Thiệu phải ký tắt vào bản Hiệp định Paris . Trong thư phúc đáp gửi TT Nixon, có đoạn văn với nội dung : “ Trước những tuyên bố của Ngài rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH sẽ bị cắt đứt nếu tôi không tham gia cùng Ngài, dựa trên cơ sở đảm bảo* mạnh mẽ của  Ngài  về việc tiếp tục viện trợ cho Chính phủ Việt Nam sau khi ngừng bắn, tôi  chấp nhận lịch trình của Ngài đã đề ra liên quan đến việc ký tắt  thỏa hiệp vào ngày 23 tháng 1 năm  1973″ . ( Theo  Thư viện BNG/FRUS  ngày 21.1.1973: « Letter From South Vietnamese President Thieu to President Nixon »).

Xem ra qua chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã dùng cuộc chiến này để “… đổi chác nhau, đem quyền lợi sinh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán”. Trước đó, có thể vì lo lắng cho tương lai khi quan hệ với Mỹ, vào năm 1957:  Trong cuộc gặp gỡ với TT Eisenhower, TT Diệm yêu cầu Mỹ cam kết bảo vệ miền Nam Việt Nam – « During the meeting with Eisenhower, Diệm asked about the American commitment towards the defense of South Vietnam.». Bốn năm sau, năm 1961: Vào ngày 18 (tháng 10), TT Diệm nói rằng ông ta không muốn quân đội Hoa Kỳ tham gia với bất kỳ nhiệm vụ nào. Ông lặp lại yêu cầu về một hiệp ước phòng thủ song phương «On the 18th, Diem said he  wanted no U. S. combat troops for any mission. He repeated his request for a bilateral defense treaty » ( page 26/197) . Vì thế  việc “yêu cầu Mỹ cam kết bảo vệ miền Nam Việt Nam” và yêu cầu ký kết ” hiệp ước phòng thủ song phương  đã không còn lý do tồn tại sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.

Sang đến thời  Đệ II  VNCH, một thời gian sau cuộc đảo chánh, vào  năm 1965 chính phủ Phan Huy Quát  đã « “INVITE “ the United States to send the Marines   » đến Việt Nam, trái ngược với chủ trương thời Đê I VNCH là “wanted no U. S. combat troops… “  Sau  8 năm  Mỹ đem quân vào Việt Nam, dẫn đến kết quả  là TT Thiệu bị buộc phải thi hành tối hậu thư (1.1973), để rồi hai năm sau dẫn đến việc khai tử  nền Đệ II  Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30.4.1975.

Đào Văn

Thắc mắc của người copied và posted bài này :

* Trước khi Vịt + cướp miền Nam VN, dân VNCH không ai biết đến 2 chữ đảm bảo này mà chỉ biết 2 chữ bảo đảm !
Vậy thì bài này tại sao lại có 2 chữ Vịt + nói ngược : đảm bảo?

Categories
5 – Sưu Tầm

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ


335908750_1692155021239222_8654958234445066022_n

Người xưa đã từng răn dạy!

1. Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.
2. Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ . Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
3. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
4. Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
5. Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.
6. Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7. Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8. Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.
9. Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.
10. Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều.
11. Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội.
12. Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
13. Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít.
14. Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông.
15. Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi.
16. Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa.
17. Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
18. Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19. Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.
20. Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
21. Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
22. Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.
23. Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24. Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25. Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26. Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27. Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông.

Sưu tầm.

Categories
Sưu Tầm Việt Nam

Đập Thủy Điện SEKONG A đối với sự SỐNG CÒN của Dân tộc Việt


Đập Thủy Điện SEKONG A đối với sự SỐNG CÒN của Dân tộc Việt

Tháng 2/2023, không ảnh phát hiện một Đập Thủy Điện đang xây cất trên sông SEKONG, Hạ Lào .
unnamed - 2023-03-05T201645.403
Đập Thủy Điện này một khi hoàn thành sẻ vô cùng tai hại cho Dân Việt sống Miền Đồng Bằng Sông Cửu, vì sông SEKONG là dòng nhánh lớn cuối cùng của sông MEKONG, thủy đạo duy nhứt đưa phù sa bồi đắp tạo Miền Nam và nuôi dưỡng CÁ cho cả 2 quốc gia: Việt Nam và Cao Miên.

unnamed - 2023-03-05T201630.215
Sông Sekong trong hệ thống sông Mekong

Sông Sekong có các phụ lưu bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở biên giới Bắc Trung Bộ Việt Nam – Nam Lào, chảy về phía tây và tây nam qua các tỉnh Sekong, Attapeu ở Nam Lào, Stung Treng ở Đông Bắc Campuchia rồi đổ vào sông Mekong gần thị xã Stung Treng.

Hiện trên hệ thống sông Sekong có các công trình thủy điện sau đã và đang được xây dựng:

Thủy điện A Lưới công suất lắp máy 170 MW, hoàn thành tháng 6/2012, xây dựng ở thượng nguồn dòng Sê Asap (hay sông A Sáp) huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam .
Thủy điện Xekaman 1 có tổng công suất lắp máy 322 MW, năm 2016 đang thi công, xây dựng trên dòng Sê Kaman, tại huyện Muang Sanxai, tỉnh Attapeu, CHDCND Lào.
Thủy điện Xekaman 3 công suất lắp máy 250 MW, hoàn thành năm 2013, xây dựng trên dòng Nam Pagnou, nhánh chính của Sê Kaman,
Thủy điện Xe Namnoy 1 công suất lắp máy 14.8 MW, xây dựng trên dòng Xe Namnoy tại bản Pengphukham muang Samakhixay tỉnh Attapeu
Thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy
Thủy điện Sekong 3
Thủy điện Houay Ho công suất lắp máy 150 MW, hoàn thành năm 1998, xây dựng trên dòng Houay Ho, tại muang Samakhixay tỉnh Attapeu.
unnamed - 2023-03-05T201608.307Cho nên việc xây thêm một Đập Thủy Điện cũng không có gì đặc biệt, chỉ duy Vị trí xây đập nầy RẤT QUAN TRỌNG.
Đập SEKONG A sẽ cắt hầu hết sự kết nối của Sekong với dòng chính Mekong, và vì vậy sẽ chặn đứng sự di cư của nhiều loài cá lên vùng sinh sản ở thượng nguồn; và ngăn phù sa chảy xuống miền Nam.
Tiến Sĩ Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Chương trình Năng lượng, Nước và Bền vững tại Stimson Center, một think tank ở Washington DC, nhận định những tai hại do Đập Thủy Điện này gây ra, trong một phỏng vấn của Đài RFA hứng thú và đầy đủ, tóm lược những tai hại trực tiếp cho Việt Nam:
– Nguy cơ đối với an ninh lương thực
sông Sekong là con sông dài nhất, rất gần với đồng bằng sông Cửu Long.
Con sông đó, phụ lưu đó, là “đường cao tốc” di chuyển quan trọng cho dòng di cư của cá. Hiện có nhiều cá đang di chuyển qua nhánh sông đó hơn trước đây, bởi vì hai nhánh sông dài khác của sông Mekong, ngay phía nam sông Sekong, đã bị chặn bởi đập hạ lưu sông Sesan 2 ở Campuchia.
Những con đập này không thiết kế bậc thang cho phép cá vượt qua một cách hiệu quả hoặc không có một hệ thống giúp cá di cư để cho phép cá đi qua đập đó. Vì vậy, loài cá trên sông Mekong đang điều chỉnh để thích nghi, và hiện chúng đang chọn sông Sekong để di cư và đẻ trứng.
Việc đóng cửa dòng sông này sẽ xóa bỏ khả năng lựa chọn cho việc di cư của cá. Cá thích di cư đến các nhánh sông hơn là dòng chính vì chúng có thể tiếp cận bãi đẻ trứng nhanh hơn, nên chúng cần đến các khu vực nông hơn để đẻ trứng.
Như vậy con đập này sẽ cắt đứt đường di chuyển ngược dòng của cá từ hồ đến bãi đẻ, cũng cắt đứt đường di chuyển của trứng cá về hạ lưu rồi về đồng bằng, đi đến các hồ nhỏ phía nam nơi chúng lớn lên thành cá hoặc chúng là thức ăn cho những loài khác.

Campuchia xuất khẩu cá sang Việt Nam. Việt Nam cũng xuất khẩu sang Campuchia. Có giao thương về cá và thực phẩm giữa hai nước. Điều đó quan trọng đối với an ninh lương thực của Campuchia hơn là an ninh lương thực của Việt Nam, vì người dân Campuchia dựa vào nghề cá để cung cấp lượng protein.

Cá nước ngọt được đánh bắt tự nhiên ngay từ hệ thống hồ và cung cấp cho người dân Campuchia 70% lượng protein hàng năm của họ.

Việc loại bỏ 10% hoặc 20% trong số 70% lượng protein đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng an toàn kinh tế của Campuchia.

Vì vậy, bản thân con đập có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực, từ đó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và cuối cùng là dẫn đến vấn đề an ninh của toàn khu vực.

Đây là những hậu quả mà chúng ta đã lo lắng từ lâu.

– Đẩy nhanh tốc độ sụt lún ở ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long cần phù sa cho sản xuất nông nghiệp và cũng để giữ cho nó ổn định về mặt địa chất với tư cách là một khối đất.

Đồng bằng châu thổ này hình thành từ trầm tích mới được lắng đọng trên vùng đồng bằng ngập nước trong hai hoặc ba ngàn năm qua.

ĐBSCL thực ra còn rất trẻ. Nó không phải là một địa hình cũ. Nó chỉ khoảng 3.000 năm tuổi. Và nó được tạo ra hoàn toàn bởi sự lắng đọng trầm tích trên khắp vùng đồng bằng ngập nước. Vì vậy, việc cắt đứt dòng sông Sekong sẽ loại bỏ một huyết mạch vận chuyển phù sa quan trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long, khiến nó trở thành một vùng đất rộng lớn kém động năng cũng như kém hiệu quả kinh tế hơn.

Không có phù sa, đồng bằng sẽ chìm nhanh hơn.

Mực nước biển dâng lên, đang lấn phần đất liền, đang lấy đất liền đi với tốc độ bằng vài sân bóng đá mỗi ngày.

Nước biển dâng là điều không phải do Việt Nam tạo ra, nhưng là vấn đề Việt Nam cần phải giải quyết. Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để bảo vệ ĐBSCL.

– Những nguy cơ về xã hội và an ninh quốc gia

Hơn 17 triệu người ( khoảng 20% dân số VN ) sống ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu vùng châu thổ này biến mất sẽ tác động sâu sắc đến Việt Nam và toàn khu vực Châu Á. Mặc dầu mực nước biển vẫn đang dâng lên, nhưng nó diễn ra rất chậm. Vì vậy, vùng đồng bằng sẽ không biến mất trong một sớm một chiều. Có rất nhiều thời gian để chuẩn bị và thích nghi với những gì sẽ xảy ra trong thế kỷ tới.

Nhưng chúng ta không nên làm cho mọi thứ tồi tệ hơn hiện tại, bằng cách để các công ty xây dựng đập ở những vị trí quan trọng và những con đập được thiết kế kém ở phần thượng nguồn.

Trớ trêu thay, tuy trên đất Lào nhưng Công Ty xây cất lại là một công ty Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam cam kết bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long và cam kết trở thành một bên tham gia có trách nhiệm trong khu vực sông Mekong.

Vì vậy, hành động của một nhà đầu tư tư nhân VN không nên đi ngược lại cam kết và ưu tiên của chính phủ quốc gia.

Dự án này thực sự tồi tệ, đặc biệt là bây giờ, với bối cảnh hiện tại.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần xem xét tiến độ của con đập này, đặc biệt là xem xét tính pháp lý.

Bởi vì nếu các bên liên quan có thể nắm rõ được tình trạng pháp lý của con đập này, hiểu được quy trình và quá trình dẫn đến đến trạng thái hiện nay của con đập (đang được xây dựng vượt ngang qua sông Sekong), thì có thể làm cho con đập được xây dựng tốt hơn, bằng cách cải thiện khả năng hỗ trợ cá di cư, cải thiện thiết kế của đập. Đó là phương hướng nên làm nếu không thể dừng hoặc trì hoãn đập.

Hoặc có thể tìm một nơi khác để xây dựng một con đập có kích thước tương tự trên một nhánh của sông Sekong hoặc tìm một địa điểm có thể sản xuất 85 megawatt điện trên một phần của con sông nơi đã xây dựng các con đập khác. Bằng cách đó, chúng sẽ không ảnh hưởng đến con đường di cư của cá. Con đập ở vị trí khác thì vẫn có tác động đến trầm tích nhưng không tác động đến đường di cư của cá. Một giải pháp thay thế như vậy thực sự quan trọng để bảo vệ nghề cá của Campuchia và Việt Nam.

Tuy vậy, cũng có thể thay thế dự án thủy điện này mà không cần xây đập ở chỗ khác.

Năng lượng mặt trời quy mô rất khả thi ở khu vực Nam Lào và khả thi với hệ thống đường dây truyền tải. Nếu nguồn điện này được gửi đến hai khu công nghiệp ở miền Nam Việt Nam, các đường dây truyền tải có thể được liên kết với các nhà máy năng lượng mặt trời quy mô cũng như có thể dễ dàng liên kết với các đập.

Tiếp theo là một lựa chọn khác, đó là năng lượng mặt trời nổi. Có thể lắp đặt pin năng lượng mặt trời lớn trên mặt hồ chứa nước đã được xây dựng. Nó có thể dễ dàng đạt tới 85 megawatt, nguồn năng lượng mà đập thủy điện Sekong A tạo ra.

Đây là một vấn đề thực sự cấp bách. Hình ảnh vệ tinh cho thấy rằng con sông sẽ sớm bị đóng cửa. Một khi nó bị đóng cửa, nó sẽ không thể mở lại được và có thể mất nhiều tháng nếu muốn mở. Và con đập này có khả năng hoàn tất, chặn dòng lưu thông Cá và Phú sa trong mùa khô này.

Theo RFA , chủ nhân đầu tư xây Đập này là Công Ty Hoàng Anh Gia Lai, VN. Nhưng TS Brian Eyler cho rằng vốn chủ sở hữu của Hoàng Anh Gia Lai đã được thanh lý và hiện tại nó thuộc sở hữu của một công ty khác khi Hoàng Anh Gia Lai được tái cấu trúc vài năm trước.

Theo tin tức trong Nước, thì hiện giờ là do một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, Công ty Xây dựng Sông Đà 6.

Chính Phủ cộng sản độc tài đạo tặc cai trị Việt Nam nửa Thế Kỷ qua đã đem VN xuống tận cùng nghèo khổ, Ác với Dân, Hèn với giặc, bán Đất, dưng Đảo cho Tàu, giờ đây vì ham lợi riêng tư, sẽ đưa Đồng Bằng Sông Cửu đến chỗ điêu tàn.

unnamed - 2023-03-05T201520.089

Toàn Dân, nhứt là Dân Đồng Bằng Sông Cửu mạnh dạn vùng lên, đòi Cộng sản phải LẬP TỨC dừng ngay việc xây đập, bằng không thì trong tương lai, nước biển tràn vào, con cháu Quý vị phải đi tị nạn vì hết đất sống.

Lưu-Vĩnh-Lữ

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

Cuộc Đầu Độc Vĩ Đại Ở Việt Nam


unnamed - 2023-02-22T212335.486Khắp Việt Nam, người dân đang sống với thực phẩm bẩn và thực phẩm tẩm thuốc độc hàng ngày! (Tiền Phong)

Từ bao nhiêu năm nay rồi, quê tôi có những chuyến xe đêm đi thành phố khởi hành lúc một giờ sáng, đến Sài Gòn lúc năm giờ. Có hai loại hành khách thường phải đi xe khuya như vậy: Một là người đi làm thuê và hai là người đi khám bệnh. Đến Sài Gòn lúc năm giờ sáng, người làm thuê kịp giờ đến xí nghiệp và người đi khám kịp vào bệnh viện “bắt số” để xếp hàng. Hành khách đi khám bệnh thường quen nhà xe và quen biết nhau vì họ đi lên đi xuống Sài Gòn tái khám từ năm này qua tháng nọ.

Trên xe, họ trò chuyện thân thiết, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình cũng như bệnh tình của nhau, và thường nhắc đến những người bệnh vắng mặt. Cứ dăm ba chuyến xe không gặp thì hiểu là người ấy đã “về nhà” rồi, có nghĩa là về trên chuyến xe chở xác của bệnh viện. Đa số người bệnh trên những chuyến xe khuya ấy đều bệnh ung thư. Quê tôi bệnh ung thư nhiều vô số, đến nỗi có ai đó bị bệnh phải đi Sài Gòn khám là mọi người nói như mặc định “lại ung thư rồi”.

unnamed - 2023-02-22T212515.262Một trong những địa chỉ quen thuộc ở Việt Nam, nơi mỗi năm có hơn 200,000 ca mắc mới; và khoảng 82,000 ca tử vong (NLĐ)
Ở cửa ngõ Sài Gòn hướng miền Tây có Bệnh viện Triều An, gần như đó là bệnh viện dành cho người miền Tây và dành cho bệnh nhân ung thư. Lúc ông Trầm Bê còn đương thời, ông đã dành một khoản từ thiện tài trợ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân nghèo bệnh nặng được miễn giảm viện phí ở Triều An.

Con sông quê đã hết hiền hòa

Đa số bệnh nhân ung thư ở quê tôi là nông dân. Trong văn chương nghệ thuật, hình ảnh con sông quê luôn đẹp đẽ hiền hòa. Giờ khác rồi, những con sông quê miền Tây vẫn đẹp mà không hiền chút nào. Tất cả ô nhiễm tới nỗi không ai dám tắm sông nữa. Hình ảnh trẻ con bơi đùa trên sông là xưa rồi. Chúng biết sông rất dơ, hễ xuống sông tắm là sẽ bị ngứa, ghẻ lở, nhiễm độc.

Thành phố có công ty vệ sinh đô thị thu gom rác, chứ nông thôn làm gì có, bao nhiêu rác người dân đều thải xuống sông. Cống rãnh đều dẫn ra sông mà không bao giờ và không ai nghĩ đến chuyện xử lý nước thải. Chợ nông thôn hầu hết đều ở ven sông, tan buổi chợ là tất cả rác rến lùa hết xuống sông. Cách đây mươi năm, hầu hết người dân nông thôn đều đi vệ sinh trên cầu cá, tức là đào cái ao nuôi cá tra, phía trên làm cầu tiêu để lấy phân nuôi cá. Tất nhiên là cái ao có đường cống thông ra sông rạch, có nước ra vô. Sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Chỉ thị 100 cấm cầu cá thì đỡ hơn, nhưng đây đó vùng quê vẫn còn.

unnamed - 2023-02-22T212640.542Sông ngòi miền Tây ô nhiễm kinh hoàng! (RFA)
Dù sao thì rác hữu cơ có dơ chút mà không độc. Những dòng sông quê nhiễm độc là bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những loại thuốc bảo vệ thực vật cực kỳ độc hại bón trên ruộng lúa, xong rồi xả hết ra sông. Miền Tây trồng lúa ba vụ một năm, đất không có thời gian hồi phục nên phải xài phân thuốc thật nhiều thì lúa mới trúng. Cứ nhìn những doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc nông nghiệp giàu lên như thế nào thì đủ biết người nông dân sản xuất lúa toàn bằng phân thuốc.

Khi được sử dụng xong, các chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bỏ lăn lóc bên bờ ruộng hoặc liệng hết xuống sông, hầu như không ai xử lý đúng cách cả. Chúng ta biết là thuốc sâu độc hại ra sao, thuốc diệt cỏ còn hơn vậy. Những người tự tử bằng thuốc sâu thì còn cứu được, chứ uống thuốc cỏ là bó tay luôn. Nông dân biết hết, nhưng họ tỉnh bơ, họ vẫn trữ thuốc độc trong nhà, trong nhà bếp, pha thuốc vào bình xịt xong vứt chai thuốc lăn lóc sau hè. Thậm chí mấy quán tạp hóa ở quê bán thuốc sâu, phân bón chung với thực phẩm luôn.

Mấy anh nông dân than với tôi là mỗi khi đi xịt thuốc về, họ “mắc bịnh” cả tuần chưa hết: Nhức đầu, mệt mỏi, nóng sốt, bải hoải chân tay… Đó chính là tình trạng nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhưng họ “quen” rồi, nếu khuyên họ mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và kính bảo vệ thì họ không bao giờ nghe, vì “vướng víu khó làm việc”, họ bảo vậy. Những bệnh nhân ung thư tương lai là đây chứ đâu.

Người nông dân đã hết thật thà

Đến nhà nông dân, bạn sẽ thấy họ trồng riêng một mảnh ruộng, một mảnh vườn “đồ nhà”, tức là không bón phân xịt thuốc, để dành riêng nhà họ ăn. Họ biết rõ bón phân xài thuốc là rất độc nhưng họ vẫn làm – để lúa có năng suất cao, rau cải xanh tốt – để bán cho người khác ăn. Riêng gia đình họ khôn hơn, chỉ ăn đồ nhà. Chưa hết, nếu ngày xưa mua gạo về để lâu trong khạp, bạn thấy có mọt. Giờ kiếm không ra con mọt nào đâu, gạo đều đã được xử lý chất bảo quản, để bao lâu cũng không mọt, không mốc. Còn rau cải, người đi chợ có xu hướng tìm rau cải có sâu để bảo đảm không bị xịt phân thuốc, nhưng làm gì tìm ra được. Rau xanh mướt, nhưng đem về nhà để tới chiều là bấy nhầy ra, ủng thối.

Nhà nông bây giờ khỏe re, nuôi heo không còn lo cám gạo rau muống và xắt chuối cây như ngày xưa. Tất cả heo gà vịt cá tôm đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chất tăng trọng. Đôi khi tôi nghĩ có phải vì thế mà con người cũng béo phì hơn xưa không, ăn thịt toàn chất tăng trọng cơ mà. Tôi có người bạn, con gái làm trang trại nuôi gà công nghiệp. Bạn nói, nó cho gà ăn toàn thuốc và thực phẩm công nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, mở đèn, mở máy lạnh cho gà ăn suốt ngày đêm.

Chỉ 3 tuần lễ là con gà to 3-4 kg. Gà không thể đứng nổi, phải nằm ăn, vì xương không phát triển kịp đủ để nâng đỡ trọng lượng. “Bắt con gà lên sẽ thấy nó nặng trịch và thịt cứng ngắc, rất sợ” – bà bạn cho biết vậy. Gà nuôi bằng thuốc rất yếu, dễ chết, chỉ cần cúp điện tắt máy lạnh chừng vài mươi phút là gà ngã ra chết hết luôn. Họ còn nuôi thuốc cho gà đẻ trứng sai, trứng to và đẻ trứng hai tròng đỏ; nhưng con gà đẻ chỉ một, hai lứa là chết vì kiệt sức. Nếu như ở quê tôi không mấy ai ăn thịt gà công nghiệp thì cả Sài Gòn này đều ăn, nhất là các quán cơm gà bình dân bán cho công nhân và sinh viên. Gà vườn giá hai trăm ngàn trong khi gà công nghiệp chỉ khoảng bảy chục ngàn một ký, Người nghèo ăn đồ độc hại là điều đương nhiên rồi.

Người bán thực phẩm, những mụ phù thủy độc ác

Có lần tôi ra cảng cá, thấy cá từ tàu mang lên ướp nước đá nhão nhoét, tôi thắc mắc “Cá như này sao bán được?” Chủ vựa trả lời: Đây mới là cá tươi, bạn hàng mang cá về nhà sẽ “muối” hàn the và ure, hôm sau mang ra chợ thấy cứng sảng, tươi chong chớ mà ăn độc lắm á em.

Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm, là chất độc và lưu trữ vĩnh viễn trong cơ thể mà không bị đào thải qua bài tiết, nhưng người dân quê vẫn sử dụng để bảo quản thực phẩm, làm cho thức ăn tươi lâu, cứng giòn và dai. Chả lụa ướp hàn the sẽ dai ngon và để ngoài nhiệt độ thường hàng tuần lễ không bị hư. Hàn the ướp dưa chuột, dưa kiệu cho giòn, hàn the hay formol dùng trong sản xuất bún, bánh phở cho dai và để được lâu. Người ta còn dùng Tynopal là chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy để làm cho bún trắng sáng. Chập tối đi chợ chiều, tôi từng bắt gặp người bán rải từng vốc hàn the lên thớt thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi; sáng mai đem ra bán lại, bán hết thịt cũ mới bán tới thịt tươi, trong khi người nội trợ cứ nghĩ đi chợ sớm sẽ mua được thịt tươi ngon, tội nghiệp biết bao!

unnamed - 2023-02-22T212659.689Ngâm thịt thối để biến thành thịt tươi! (NLĐ)

Đi về vùng biển, tôi được bà con ngư dân chia sẻ một bí mật trong cách làm tôm khô. Tôm biển từ tàu đánh bắt xa bờ (đi ít nhất nửa tháng mới về) thì phải ướp để bảo quản. Cá có thể ướp nước đá, nhưng tôm tép thì không bởi tôm ướp nước đá sẽ bị đen đầu. Do đó, ngư dân phải muối tôm bằng hàn the để giữ được con tôm có màu tươi. Vậy là tôm khô biển rất độc hại, bạn chỉ nên ăn tôm biển từ những tàu đánh bắt gần bờ sáng đi chiều về mà thôi.

Cá khô cũng vậy. Bây giờ ra chợ hải sản khô người ta không thấy ruồi. Cả làng cá ven biển phơi cá lớp lớp trên giàn phơi bốc mùi tanh nồng cũng không thấy con ruồi nào đậu vào. Tại sao? Bạn bè miền biển cho tôi biết, gia đình họ tự phơi cá ăn chứ không bao giờ mua ở chợ, vì cá khô bây giờ đều được ngâm “thuốc ruồi”. Đó là một loại hóa chất diệt côn trùng mua từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia, chỉ cần ngâm cá vào hóa chất, treo lên giàn một đêm là cá khô bán được, không cần phơi nắng, không bị ruồi bu sinh dòi, làm “cá một nắng” bằng cách ngâm thuốc sẽ bảo quản lâu mà không cần đông lạnh gì cả.

Người ta cũng phát hiện nhà kinh doanh hải sản nhuộm ruốc bằng phẩm màu công nghiệp, đó là chất Rhodamine B dùng nhuộm vải, có thể gây ngộ độc cấp tính và gây ung thư. Vàng Ô (Auramine O) là tên thương mại của chất diarylmethane. Đây là chất màu tổng hợp, chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường. Thế nhưng người Việt dùng chất đó để nhuộm màu vàng cho măng và dưa cải! Và họ dùng oxyt đồng để nhuộm cho dưa chuột ngâm chua giữ được màu xanh tươi.

Ở Sài Gòn, dù thèm sầu riêng đến mấy tôi cũng không mua. Nhiều người giống như tôi vậy. Họ sợ sầu riêng ngâm thuốc. Con buôn đến từng vườn sầu riêng, bao mua hết vườn, trái non trái già gì họ cũng hái hết, rồi ngâm sầu riêng trong thùng hóa chất; vài hôm sau, sầu riêng chín đều, bán được hết. Những loại trái cây khác như táo, nhãn…, họ cũng ngâm hóa chất – gọi là thuốc phì, chỉ một đêm là táo nở to, trái trông rất ngon; long nhãn nở to đến nỗi nứt cả hạt ra.

Chợ Việt hàng Tàu

Khi tôi đi chợ mua rau củ, tôi chỉ mua hàng xấu, củ nhỏ đèo, màu ít tươi. Tôi nói KHÔNG với hàng Trung Quốc. Tất cả rau củ quả, gia vị như cà rốt, khoai tây, củ hành, tỏi, đường, bột ngọt… đều của Trung Quốc. Chợ Việt Nam toàn hàng Trung Quốc. Rau củ Trung Quốc củ to, màu tươi đẹp, bạn mua về để sáu tháng sau không hư hỏng. Và rất rẻ. Chính một chủ vựa hàng légume nói với tôi rằng, “hàng Trung Quốc vừa rẻ, vừa đẹp, để lâu không bị hư, thì chúng tôi (các nhà kinh doanh) tất nhiên là phải mua bán rồi”.

unnamed - 2023-02-22T212714.325Tại chợ Kim Biên, Sài Gòn, muốn mua hóa chất “bảo quản” gì cũng có. Tất cả đều là hàng Trung Quốc (TN)
Khi đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, tôi thấy bãi hoa quả Trung Quốc chuẩn bị đưa sang Việt Nam nồng nặc mùi hóa chất bảo quản. Mỗi thùng trái cây có một bịch hóa chất, bạn sẽ không bao giờ thấy nó bởi chủ vựa đã thủ tiêu mất trước khi bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, trái cây Trung Quốc không cần bảo quản lạnh vẫn giữ tươi nguyên mấy tháng liền. Dân buôn bán vùng biên giới gọi đó là hàng nóng. Thật bất công khi hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc phải là hàng lạnh, trái cây phải được bảo quản bằng xe container lạnh, trong khi hóa chất bảo quản của Trung Quốc bán sang Việt Nam đầy ắp ở chợ Kim Biên, Sài Gòn.

Trong khuôn khổ một bài viết, tôi không biết nói sao cho hết những nỗi khổ của người Việt Nam khi còng lưng làm lụng để rồi phải ăn toàn chất độc, sống trong môi trường nhiễm độc và chết sớm vì bệnh tật. Trung Quốc cung cấp thuốc độc và người Việt đầu độc lẫn nhau, một cuộc đầu độc vĩ đại có thể khiến đất nước và dân tộc này suy tàn, diệt vong.

Thạch Thảo

Categories
5 – Sưu Tầm 8 - Trang Tài liệu

Hy sinh tính mạng để cứu người khác, 4 người quả cảm dệt nên bản hùng ca tuyệt vời


07/06/2018 7,828 lượt xem

Vào một đêm đông buốt giá gần vùng biển Bắc Cực, có một con tàu vận tải của Mỹ lặng lẽ di chuyển mang theo hàng tấn thực phẩm và thuốc men chi viện cho mặt trận châu Âu đã bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức. Trong cảnh hỗn loạn trước khi tàu Dorchester chìm xuống biển, những người sống sót đã kể về hình ảnh 4 người đàn ông vững chãi sát cánh bên nhau trên boong, cùng cầu nguyện và hát vang những bài Thánh ca…

May mắn sống sót

Rạng sáng 3/2/1943, Trung sĩ Michael Warish gần như từ bỏ hy vọng sống sót khi ngâm mình 20 phút trong vùng biển lạnh giá của Bắc Đại Tây Dương. Chỉ vài phút trước đó, anh và hơn 900 con người trên tàu USAT Dorchester đã tới gần vùng biển an toàn trước khi bị ngư lôi của tàu ngầm Đức “đâm sầm” vào phòng máy.

Cổ họng bỏng rát vì nuốt phải nước muối lẫn dầu loang cùng một số vết thương trên người, Michael Warish cảm thấy cái chết đang cận kề, nhưng ý thức của anh đã vực dậy khi nhớ tới hành động dũng cảm và vị tha của bốn tu sĩ mà anh được chứng kiến trước khi rời tàu.

Bốn vị giáo sĩ trẻ tuổi, giữa cơn hoảng loạn của các binh sĩ, vẫn điềm tĩnh phân phát áo phao, giữ cho việc sơ tán có trật tự, hướng dẫn di tản xuống xuồng cứu hộ, và trấn an những người còn lại trên tàu không còn cơ hội sống sót. Thậm chí, họ đã nhường lại áo phao, găng tay, ủng… của mình cho người khác, đồng nghĩa với việc khước từ cơ hội sống sót trong vùng biển lạnh giá.

Bốn tu sĩ trẻ tuổi đã trở thành bạn bè thân thiết khi họ gặp nhau trên con tàu Dorchester vào tháng 1/1943. (Ảnh: news.com.au)

Khi bốn người đàn ông gặp nhau trên con tàu vận tải Dorchester vào tháng 1/1943, họ trở thành bạn bè thân thiết bất chấp xuất thân từ nền tảng văn hóa khác nhau. Họ có điểm chung đều là Trung úy và là giáo sĩ. John Washington là linh mục Công giáo, Alexander Goode là giáo sĩ Do Thái giáo, và George Fox cùng Clark Poling là tu sĩ Tin Lành.

Sau thảm kịch Trân Châu Cảng vào năm 1941, mỗi người trong số họ đều muốn được cống hiến sức lực bằng cách trở thành những người lính hậu cần tiếp vận thực phẩm và thuốc men. Tuy nhiên, vào thời khắc cuối cùng của tàu Dorchester, họ đã không ngần ngại đặt mạng sống của những người khác lên trước cả bản thân mình, dũng cảm đối mặt với thực tế cơ hội sống sót gần như bằng không.

Sứ mệnh lặng lẽ

Ngày 29/1/1943, Dorchester lặng lẽ rời cảng St. John’s (Newfoundland, Mỹ) thực hiện chuyến hành trình xuyên Bắc Đại Tây Dương lần thứ năm của nó. Thời tiết trở nên u ám với những cơn gió đông gào rít dữ dội khi Dorchester từ từ tiến vào vùng biển mở.

Dorchester là một trong số những con tàu vận tải thuộc lữ đoàn vận tải SG 19 có sứ mệnh vận chuyển các trang thiết bị, thực phẩm và thuốc men chi viện cho chiến trường châu Âu. Dorchester mang theo 909 binh sĩ cùng hơn một nghìn tấn hàng hóa và chỉ huy tàu là Preston S. Krecker, Jr, còn Warish là sĩ quan cao cấp trên tàu.

Dorchester có nhiệm vụ vận chuyển các trang thiết bị, thực phẩm và thuốc men chi viện cho chiến trường châu Âu. (Ảnh: http://www.northjersey.com)

Lộ trình di chuyển của tàu Dorchester hoàn toàn được giữ bí mật, tuy nhiên tình báo Đức Quốc xã nhận định rằng,  đoàn tàu vận tải SG-19 muốn tới châu Âu đều phải đi qua Greenland, một hòn đảo nằm giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Vì vậy, bốn chiếc tàu ngầm U-Boats của Đức Quốc xã đã ẩn mình mai phục dọc theo tuyến đường đó. Một trong số đó là tàu U-233 , được chỉ huy bởi Trung úy Karl-Jürg Wächter mới 26 tuổi. Ngày 3/2/1943, trong màn sương mù và bóng tối dày đặc, U-233 nổi lên mặt nước, lia kính ngắm và phát hiện thấy đoàn tàu SG-19 từ đằng xa.

Trước đó, U-233 đã sống sót sau cuộc tấn công của những tàu hộ tống SG 19 khi các tàu Mỹ phát hiện thấy dấu vết của tàu ngầm. Lần này, U-233 “thập diện mai phục”: Khi lặn xuống nước, nó có thể bị phát hiện bởi sóng siêu âm, nhưng khi nổi lên mặt nước, các tàu hộ tống SG 19 sẽ bị “mù” trước sự hiện diện của chúng vì thiếu radar. Kết quả là chỉ huy tàu U-233 Karl-Jürg Wächter đã tận dụng lợi thế sương mù và bóng tối, lầm lũi theo sát đoàn tàu vận tải SG-19 .

Tất cả các tàu thuộc lữ đoàn SG-19 đều nhận được tin báo có một chiếc U-boat ở trong khu vực vùng biển ấy. Bởi mối đe dọa trực chờ của tàu ngầm Đức, mệnh lệnh được đưa ra cho các binh sĩ có mặt trên tàu Dorchester là phải mặc áo phao trước khi đi ngủ. Tuy nhiên nhiều người ở khu vực hầm tàu, gần phòng máy đã không mặc áo phao do nhiệt độ bên dưới boong tàu khá cao. Tất cả đều hy vọng sẽ vượt qua một đêm bình lặng trong vùng biển mở cho đến sáng sẽ có phi đội bay Blue West One bảo vệ họ từ trên không.

Thông tin về sự hiện diện của một chiếc tàu ngầm và thời tiết khắc nghiệt của cơn bão biển đang hoành hành, đối với 909 con người đang có mặt trên Dorchester khi ấy, đó quả thực là một đêm dài đầy căng thẳng.

Tàu ngầm U-233 của Đức Quốc xã nổi lên mặt nước theo dõi đoàn tàu vận tải SG-29. (Ảnh: Navsource)

Bốn tu sĩ tuyên úy gồm John Washington, Alexander Goode, George Fox và Clark Poling đã chia nhau đi khắp tàu nhắc nhở các binh sĩ thực hiện nghiêm túc lời cảnh báo của chỉ huy tàu Danielsen bao gồm mang ủng, găng tay và áo phao trước khi đi ngủ.

Ba trong số bốn các tu sĩ ấy đã đi một vòng tàu trong nỗ lực nâng cao tinh thần của những binh sĩ đang hết sức âu lo. Trong khi đó, tu sĩ John Washington thì tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cùng các binh sĩ của nhiều tín ngưỡng khác nhau trong một không gian tĩnh lặng lạ thường.

Vào nửa đêm hôm đó, lời cảnh báo của chỉ huy tàu lại được lặp lại một lần nữa: “Đây là thời điểm nguy hiểm nhất trong sứ mệnh của chúng ta. Dorchester đang vượt qua cơn bão lạnh giá và giờ chúng ta đang đi vào vùng nước yên tĩnh. Và họ thực sự có thể phát hiện ra chúng ta lúc này”. Kết thúc lời cảnh báo, chỉ huy tàu không quên nhắc các binh sĩ phải chấp hành tuyệt đối việc mặc áo phao. Không khí trên tàu Dorchester lúc này căng thẳng tột cùng.

Đòn chí mạng

Khi kim đồng hồ nhích quá nửa đêm, nhiều người bắt đầu thở phào nhẹ nhõm vì họ tin rằng Dorchester đã tới gần vùng biển an toàn và sẽ sớm được phi đội máy bay có căn cứ đặt trên đảo Greenland bảo vệ.

Cùng thời điểm ấy, họ không thể ngờ rằng trên chiếc tàu ngầm U-233, chỉ huy của nó đang chuẩn bị ra lệnh phóng ba quả ngư lôi. Trong vòng vài phút, ba “con cá chết người” rẽ nước với tốc độ 100km/h hướng về Dorchester đang vào đúng tầm ngắm của nó ở khoảng cách chưa đầy một hải lý.

Vào lúc 00h55 phút, khi sĩ quan Michael Warish trên tàu Dorchester vừa liếc mắt nhìn đồng hồ đeo tay thì đột nhiên một lực cực mạnh đã xô anh ngã sấp xuống mặt sàn. Dorchester oằn mình rung chuyển bởi một cú đòn chí mạng ở phía mạn phải thân tàu.

Thật không may, thứ đó là một quả ngư lôi được phóng đi từ tàu ngầm Đức. Trong chốc lát, nó xé toạc một lỗ to gần phòng máy khiến hệ thống ống dẫn hơi nước nổ vỡ, điện phụt tắt và toàn bộ các phòng ngủ ở gần khu vực đó bị phá hủy hoàn toàn. Tiếng la hét hòa lẫn mùi thuốc súng, amoniac tạo nên sự hỗn loạn chưa từng có ở các khoang hầm tàu.

Gần một phần ba trong tổng số 909 binh sĩ đã thiệt mang ngay khi tàu Dorchester trúng ngư lôi. (Ảnh: New England Historical Society)

Cú nổ đã giết chết hàng chục binh sĩ ngay lập tức, và “hút” một lượng nước khổng lồ lạnh giá tràn vào khoang dưới, nhanh chóng nhấn chìm cả trăm con người. Gần một phần ba trong tổng số 909 binh sĩ trên tàu Dorchester đã thiệt mang ngay trong khoảnh khắc đầu tiên của thảm họa.

Nhiều binh sĩ làm việc ở khoang dưới đã không tuân theo lệnh của chỉ huy tàu giờ mò mẫm trong đống hỗn độn chặn giữa các lối đi tăm tối để tìm kiếm áo phao. Trong vòng vài phút, Dorchester nghiêng 30 độ về phía mạn phải và kéo theo những con người xấu số xuống mặt biển băng giá.

Giữa đêm đông lạnh giá, những người đàn ông ở phía trên boong tàu cũng lâm vào tình huống hoảng loạn, đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Lượng xuồng cứu hộ không thể triển khai đủ do đã bị hủy hoại bởi vụ nổ.

Quên mình vì sự sống của người khác

Mệnh lệnh được truyền đi: Tất cả phải bỏ lại con tàu, tất cả phải rời tàu ngay lập tức. Trên con tàu đang dần chìm, rất nhiều người đã bị thương, một số bất động vì choáng váng, và phần đông đang cuống cuồng tìm kiếm áo phao. Giữa sự hỗn loạn ấy có 4 con người mạnh mẽ, vẫn điềm tĩnh không chút lo sợ, lao lên tuyến đầu.

Trong tiếng gầm rít của các đợt gió Bắc Cực và những âm thanh hỗn loạn đang diễn ra trên boong tàu, Roy Summers, một xạ thủ đã chạy về phía đuôi tàu định nhảy xuống biển trước khi con tàu đang chìm dần xuống nước. Nhưng anh nhận ra rằng ở vị trí đó, rất có thể sẽ mất mạng bởi chân vịt của tàu vẫn đang hoạt động.

Quay lại, Roy Summers chứng kiến ​​hai trong số bốn tu sĩ đang phân phát áo phao và hỗ trợ binh sĩ lần lượt trượt xuống biển bằng dây thừng, nơi có các xuồng cứu hộ chờ sẵn bên dưới. Một người lính đã ôm chầm lấy tu sĩ Clark Poling như thể chào tạm biệt cho một cuộc chia ly không có ngày gặp lại.

Bốn tu sĩ bất chấp nguy hiểm ở lại tàu phân phát áo phao và hỗ trợ binh sĩ lần lượt trượt xuống biển bằng dây thừng. (Ảnh: The Robinson Library)

Ở nơi khác trên boong tàu, tu sĩ John Washington đang hướng dẫn từng tốp binh sĩ bình tĩnh di chuyển theo hàng lần lượt trượt cầu phao xuống biển. Binh sĩ Charles Macli trong lúc chờ đến lượt trượt xuống biển, đã thất bại trong việc thuyết phục tu sĩ John Washington đi cùng họ. Thay vì đó, tu sĩ Washington đã chọn ở lại trên tàu, điều phối những người cuối cùng trong tốp các binh sĩ rời khỏi tàu an toàn.

Ở một vị trí khác trên tàu, binh sĩ Walter Miller hoảng loạn nhìn xuống mặt biển đen ngòm mà không tránh khỏi nỗi sợ hãi bị nó nuốt chửng. Trong màn đêm lạnh giá, Walter Miller tím tái, lạnh run trong bộ quân phục ướt nhèm và bỗng nghe thấy một giọng nói vang lên “Tôi không thể tìm thấy áo phao của mình.”

Quay về phía giọng nói đó, Miller đã chứng kiến một hình ảnh mà anh không bao giờ có thể quên trong cuộc đời quân ngũ của mình, tu sĩ George Fox đã cởi chiếc áo phao của mình và choàng lên người lính đó.

Trong bóng tối, trung úy John Mahoney đang tự nguyền rủa mình vì để găng tay trong phòng ngủ. Tu sĩ George Fox đã kịp thời có mặt và động viên Mahoney: “Đừng trách mình nữa anh bạn. Giờ không phải để làm việc đó”, nói rồi tu sĩ Fox đã tháo đôi găng tay của mình trao cho Mahoney và chúc anh thượng lộ bình an.

Những người sống sót từ từ rời xa khu vực nguy hiểm nơi tàu Dorchester đang dần đổ nghiêng xuống biển. (Ảnh: Wikipedia)

Khi đã ngồi trên xuồng cứu hộ và từ từ rời xa khu vực nguy hiểm nơi mà tàu đang dần đổ nghiêng xuống biển, Mahoney vẫn nhận ra bóng dáng tu sĩ George Fox trên boong tàu vẫn đang miệt mài hỗ trợ và động viên các binh sĩ.

25 phút sau khi bị trúng ngư lôi, Dorchester chìm xuống lòng biển băng giá, mang theo 661 người đàn ông trong đó có 4 tu sĩ. Chỉ có 230 người được cứu sống trong tổng số 909 người. Trong số những người sống sót, có khá nhiều nhân chứng đã kể lại những cuộc gặp gỡ với bốn tu sĩ trên tàu, những người đã không màng tới sự sống của mình để đem đến sự an toàn cho người khác.

Trên boong tàu, bốn tu sĩ sát cánh bên nhau, cùng cầu nguyện và hát Thánh ca khi con tàu chìm dần dưới làn nước băng giá. (Ảnh: DoDLive)

Họ còn chứng kiến một trong những cảnh tượng huy hoàng thấp thoáng hiện lên dưới ánh đèn báo sáng trên mặt biển. Trên boong tàu, bốn tu sĩ sát cánh bên nhau, cùng cầu nguyện và hát vang bài Thánh ca khi con tàu chìm dần dưới làn nước băng giá.

Trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, sự có mặt của 4 tu sĩ trong những thời khắc “hoàng hôn” cuối cùng của tàu Dorchester đã trấn an những binh sĩ không có cơ hội xuống xuồng cứu hộ. Không còn sự hỗn loạn hay những âm thanh kêu cứu, những người đàn ông trên tàu im lặng cầu nguyện và bình thản chấp nhận đi theo con tàu. Một tình huống tương phản kỳ lạ với cảnh hỗn loạn chỉ xảy ra ít phút trước đó.

Vinh danh những con người quả cảm

5 năm sau sự kiện bi thảm của tàu Dorchester, những mất mát đau thương về con số binh sĩ thiệt mạng đã sớm được cân bằng bởi câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng của bốn tu sĩ.

Ngày 19/12/1944, bốn tu sĩ đã được trao tặng Trái tim Màu tím và Thập tự giá Xuất sắc. Năm 1948, Bưu điện Hoa Kỳ đã ban hành một con tem để vinh danh họ, và Nghị viện Hoa Kỳ đã chỉ định ngày 3/2 là “Ngày của Bốn tu sĩ tuyên úy”. 12 năm sau, Quốc hội Hoa Kỳ đã trao tặng cho những người sống sót trên tàu Dorchester Huân chương Bốn Tu sĩ.

Năm 1948, Bưu điện Hoa Kỳ đã ban hành một con tem để vinh danh họ. (Ảnh: 123RF.com)

Trung sĩ Michael Warish, người đầu tiên được giải cứu tiếp tục phục vụ trong quân dội cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1963. Ông qua đời vào tháng 9/2003.

Một lần nữa tàu ngầm U-233 thoát khỏi sự truy lùng của các tàu hộ tống thuộc lữ đoàn tàu SG 29 sau khi nó phóng quả ngư lôi đánh chìm tàu Dorchester. Một năm sau, U-233 bị các tàu khu trục Anh đánh chìm kéo theo hầu hết thủy thủ đoàn xuống lòng biển. Duy nhất một binh sĩ sống sót trên tàu ngầm U-233 là Kurt Rosser, đã trở thành tù nhân chiến tranh bị giam giữ trong trại giam ở Mississippi.

Năm 2000, tổ chức Immortal Chaplains Foundation (tạm dịch Tổ chức Những tu sĩ huyền thoại) đã đưa ông và sĩ quan đầu tiên của U-233 là Gerhard Buske đến Washington DC để tham dự lễ tưởng niệm sự hy sinh cao cả của những con người trên tàu Dorchester. Họ được gặp Theresa Goode Kaplan, góa phụ của tu sĩ Alexander Goode, và bày tỏ lòng tôn kính của họ đối với sự hy sinh của chồng bà.

Trong lễ kỷ niệm 60 năm sự kiện tàu Dorchester, vị sĩ quan đầu tiên của tàu U-233 Gerhard Buske đã phát biểu: “Chúng ta nên yêu thương ngay cả khi bị người khác ghét bỏ, chúng ta mang đức tin đến những nơi bị nghi ngờ đe dọa; chúng ta có thể đánh thức niềm hy vọng ở nơi tuyệt vọng nhất, chúng ta thắp lên ánh sáng ở nơi bóng tối ngự trị; chúng ta có thể mang lại niềm vui nơi những nỗi buồn đang vây hãm. Và đó là những gì mà Bốn Tu sĩ quả cảm đã truyền cảm hứng cho chúng ta”.

Câu chuyện về bốn giáo sĩ trẻ tuổi này là một trong những câu chuyện nổi bật về lòng quả cảm, sự hy sinh và đức tin về những người con của Chúa.

Xuân Trường

https://dkn.news/khoa-hoc-cong-nghe/hy-sinh-tinh-mang-de-cuu-nguoi-khac-4-nguoi-qua-cam-det-nen-ban-hung-ca-tuyet-voi.html

Categories
5 – Sưu Tầm

NGƯỜI ĐẶT TÊN CHO ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN TRƯỚC 1975….!


( Đình Trực )

Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.

Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín…

Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức…!

244415601_4412231685519190_3509765354419299711_n

Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn.

Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu….!

Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nhiệm vụ này được giao cho Phòng Hoạ Đồ.
Sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông Ngô Văn Phát đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành toàn bộ danh sách tên các con đường và đã được chấp thuận trong sự nể phục…!
Các con đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang, mạch lạc với sự cân nhắc, đánh giá, bao gồm cả công trạng từng anh hùng, phù hợp với địa thế và các dinh thự đã có sẵn từ trước… Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa có tình vừa có lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Phải là một con người có tâm, có tầm mới nghĩ ra và đặt tên cho hay, ý nghĩa, phù hợp với lòng người…!
-Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng mơ ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
-Đường đi ngang qua Bộ Y Tế (xưa) thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
-Đường De Lattre De Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, vì đi ngang qua Pháp Đình. (Toà án xưa).
-Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh (Ủy ban Nhân dân Thành phố nay) đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị Anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của Ngài-Nguyễn Huệ.
-Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-Đường Phan Thanh Giản nằm gần đường Phan Liêm, Phan Ngữ là hai người con Ông, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẩn tiết…!
-Ông Cao Thắng một chuyên gia làm súng chống Tây thì “được” ở gần 2 Nhà kháng chiến: Nguyễn Thiện Thuật và Phan Đình Phùng.
-Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công trạng dựng nước, giữ nước của các Ngài.
-Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho vua Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn, được nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi. Như Quân và Thần xưa kia…!
-Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số người dân là người Hoa cư ngụ nên gắn liền với họ.
-Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, để ghi nhớ những chiến công, các trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
-Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Đó là Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý vì cả ba đều là văn thi sĩ nổi danh…
•Năm 1957, ông Ngô Văn Phát có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn. •Năm 1964 với chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn).
•Cùng năm này ở Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề “Nguyễn Du et La Métrique Populaire” (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyên Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
•Những năm 1970, ông được mời thỉnh giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ngoài ra, hầu hết những con đường khác ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn đều do Ông và đồng sự đặt ra…
*TÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG Ở SÀI GÒN-GIA ĐỊNH VÀ CHỢ LỚN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975….
•Bùi Chu > Tôn Thất Tùng.
•Chi Lăng > Phan Đăng Lưu.
•Công Lý > Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
•Cộng Hòa > Nguyễn Văn Cừ.
•Cường Để > Tôn Đức Thắng.
•Duy Tân > Phạm Ngọc Thạch.
•Đoàn Thị Điểm > Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
•Đỗ Thành Nhân > Đoàn Văn Bơ.
•Đồn Đất > Thái Văn Lung.
•Đồng Khánh > Trần Hưng Đạo B.
•Gia Long > Lý Tự Trọng.
•Hiền Vương > Võ Thị Sáu.
•Hồng Thập Tự > trước là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nay là Nguyễn Thị Minh Khai.
•Huỳnh Quang Tiên > Hồ Hảo Hớn.
•Lê Văn Duyệt (Gia Định) > Đinh Tiên Hoàng.
•Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) > Cách Mạng Tháng 8.
•Minh Mạng > Ngô Gia Tự.
•Ngô Tùng Châu > Nguyễn Văn Đậu.
•Ngô Tùng Châu (Sài Gòn)> Lê thị Riêng.
•Nguyễn Đình Chiểu > Trần Quốc Toản.
•Nguyễn Hoàng > Trần Phú.
•Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) > Thích Quảng Đức.
•Nguyễn Huỳnh Đức > Huỳnh Văn Bánh.
•Nguyễn Minh Chiếu > Nguyễn Trọng Tuyển.
•Nguyễn Phi > Lê Anh Xuân.
•Nguyễn Văn Học > Nơ Trang Long.
•Nguyễn Văn Thinh > Mạc Thị Bưởi
•Nguyễn Văn Thoại > Lý Thường Kiệt.
•Pétrus Ký > Lê Hồng Phong.
•Phạm Đăng Hưng > Mai Thị Lựu.
•Phan Đình Phùng > Nguyễn Đình Chiểu.
•Phan Thanh Giản > Điện Biên Phủ.
•Phan Văn Hùm > Nguyễn thị Nghĩa
•Phát Diệm > Trần Đình Xu.
•Sương Nguyệt Ánh > Sương Nguyệt Anh.
•Tạ Thu Thâu > Lưu Văn Lang.
•Thái Lập Thành (Phú Nhuận) > Phan Xích Long.
•Thái Lập Thành (Q1) > Đông Du.
•Thành Thái > An Dương Vương.
•Thiệu Trị > Nguyễn Văn Luông.
•Thoại Ngọc Hầu > Phạm Văn Hai.
•Thống Nhất > Lê Duẩn.
•Tổng Đốc Phương > Châu Văn Liêm.
•Trần Hoàng Quân > Nguyễn Chí Thanh.
•Trần Quốc Toản > 3 Tháng 2.
•Trần Quý Cáp > Võ Văn Tần
•Triệu Đà > Ngô Quyền.
•Trịnh Minh Thế > Nguyễn Tất Thành.
•Trương Công Định > Trương Định (cả Đoàn Thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
•Trương Tấn Bửu > Trần Huy Liệu
•Trương Minh Ký > Lê Văn Sĩ.
•Trương Minh Giảng > Trần Quốc Thảo.
•Tự Đức > Nguyễn Văn Thủ.
•Tự Do > Đồng Khởi.
•Võ Di Nguy (Phú Nhuận) > Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
•Võ Di Nguy (Sài Gòn) > Hồ Tùng Mậu.
•Võ Tánh (Phú Nhuận) > Hoàng Văn Thụ.
•Võ Tánh (Sài Gòn) > 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh.
•Yên Đổ > Lý Chính Thắng.

**Ông mất vào năm 1983 tại Sài Gòn hưởng thọ 73 tuổi…!

Một con người uyên bác, trí thông, học thức như ông vừa có Tâm, có Tầm, có Tài, có Đức đáng được người sau ngưỡng mộ và tri ân…!

(Đinh Trực sưu tầm)

Categories
5 – Sưu Tầm

BÀI DIỄN VĂN HAY NHẤT


29101338_600044230348743_6377197450037297152_n

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta.

Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành.

Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.

Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.

Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ.

245917300_4679437985411808_3886769926003087374_n

Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

Georges Graham Vest (1830-1904)

(Trên đây là diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.)

Sưu Tầm

Categories
5 – Sưu Tầm

Đệ nhứt Phu nhân VNCH qua đời


246361157_1501378456903538_8480334036941344123_n

Christina NGUYỄN THỊ MAI ANH
-Sinh năm 1931. Tại Mỹ Tho. -Từ trần ngày: 15-10-2021. Tại Hoa Kỳ.
Xin Thiên Chúa đón nhận Linh hồn bà Christina vào thiên đàng .

Theo wiki, bà Mai Anh sanh năm 1931 ở Mỹ Tho, trong một gia đình trung lưu theo đạo Công giáo. Gia đình có đến 10 anh chị em, và bà Mai Anh thứ Bảy, nên mới có biệt danh là ‘Cô Bảy Mỹ Tho’.

Thuở nhỏ, bà lên Sài Gòn học hành và có thời làm trình dược viên cho công ti dược Roussell, mà giám đốc lúc đó là ông Huỳnh Văn Xuân. Ông Xuân làm mai, giới thiệu bà Mai Anh gặp ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó mới là trung uý. Ông Thiệu có một người bạn học thời theo học ở trường Võ Bị Đà Lạt là Đặng Văn Quang, là cậu ruột của bà Mai Anh.

246281120_1501378460236871_3960623050859767605_n

Ông Thiệu và bà Mai Anh thành hôn vào năm 1951. Năm 1958 ông Thiệu mới rửa tội theo đạo Công giáo. Hai ông bà có 3 người con là Nguyễn Thị Tuấn Anh (trưởng nữ), Nguyễn Quang Lộc (trưởng nam) và Nguyễn Thiệu Long (thứ nam).

Ngày 21/4/1975 ông Thiệu từ chức Tổng thống. Ngày 25/4/1975, ông cùng gia đình rời Việt Nam, và nơi dừng chân đầu tiên là Đài Bắc để ông phúng điếu Tưởng Giới Thạch với tư cách là ‘Đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa’. Anh ông Thiệu là Nguyễn Văn Kiểu làm Đại sứ VNCH tại Đài Loan. Nghe nói thoạt đầu gia đình định sống ở Đài Loan, nhưng khi người con thứ hai sang Anh du học, thì cả nhà dọn sang London định cư. Họ sống ở đó 15 năm trước khi theo con sang Mĩ (Boston) định cư vào năm 1985. Năm 2009, Bà Mai Anh dọn về Quận Cam sống với gia đình con trai, và bà qua đời tại đây.

Những ngày sống ở nước ngoài, bà Mai Anh rất kín tiếng. Sau khi ông Thiệu qua đời năm 2001, bà nói “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: ‘Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi’.” Ước nguyện là như vậy, nhưng hình như cho đến cuối đời bà vẫn không thực hiện được.

Những người quen biết và hay tiếp kiến ai cũng nói rằng bà Mai Anh có tánh tình rất bình dị, giống như bất cứ phụ nữ nào ở miền Nam. Một người mô tả rằng “Bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu của một người có quyền thế vì Bà là một người đứng cạnh chồng, chỉ biết lo cho gia đình mà thôi.”

Bệnh viện Vì Dân

247099837_1501388000235917_7003062153330943913_n

Mà chắc đúng vậy. Có thể nói rằng trong các đệ nhứt phu nhân, có lẽ bà Mai Anh là người âm thầm nhứt. Trong thời gian ông Thiệu làm Tổng thống, bà không hoạt động chánh trị hay phát biểu những câu mang tính chánh trị. Bà chọn hoạt động xã hội. Chính vì công việc xã hội và từ thiện, nên bà cảm nhận được hoàn cảnh của người nghèo, và có ý tưởng xây dựng một bệnh viện phục vụ cho người dân. Bà vận động tài trợ từ các mạnh thường quân trong và ngoài nước để xây dựng bệnh viện ở khu Ngã tư Bảy Hiền.

246229282_1501385783569472_8646068212189753896_n

Ngày 17/8/1971 diễn ra buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng bệnh viện. Sau 3 năm xây dựng, ngày 20/3/1973, Bệnh Viện Vì Dân được khánh thành. Lúc đó, Bệnh viện Vì Dân có 400 giường bệnh và các phân khoa Ngoại và Nội trú, giải phẫu, xét nghiệm, tai mũi họng, quang tuyến, nhãn khoa, nhi đồng, nhà thuốc. Theo báo chí mô tả, Bệnh viện Vì Dân lúc đó là bệnh viện hiện đại nhứt ở miền Nam.

Sau năm 1975, Bệnh viện Vì Dân bị đổi tên thành Bệnh viện Thống Nhất. Điều trớ trêu là ngày xưa, bệnh viện này là ‘Vì Dân’ miễn phí cho bệnh nhân, nhưng bệnh viện Thống Nhất thì lại ưu tiên cho các quan chức. Không rõ trong phòng truyền thống BV Thống Nhất có hình bà Mai Anh?

Một ‘di sản’ khác của bà Mai Anh là một … loài hoa. Năm 1972, một người Mĩ từng làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên bà đặt cho một hoa lan ‘Brassolaeliocattleya Mai Anh’. Theo wiki, bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) cũng được đặt tên cho một loại hoa lan khác là ‘Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen’.

Những người như bà Mai Anh, Tuyết Mai, Thuý Yến, v.v. có thể xem như đại diện cho một thời đã mất ở miền Nam. Không biết có quá nếu xem họ là biểu tượng nhân, tài và sắc của phụ nữ Việt Nam. Họ có lòng nhân đạo, trắc ẩn trước nỗi đau của người kém may mắn. Họ có học thức tốt và có tài, không cần phải lệ thuộc vào uy thế của chồng để tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Họ có thể không là hoa hậu nhưng cũng có nhan sắc thật. Họ đi nước ngoài công cán, dù là đi độc lập hay tháp tùng theo chồng, đều tỏ ra là những người lịch lãm, có khi ‘haute culture’, tự tin, nói tiếng Anh lưu loát có khi dí dỏm, không hề tỏ ra thấp kém với đồng cấp nước ngoài. Bây giờ nhìn lại, tôi phải thú nhận là thấy tiếc cho một thời đã qua. Thời nay, khó tìm thấy những ‘phu nhân’ lãnh đạo có trình độ và tài năng như họ.

Nay thì cả hai bà cựu Đệ Nhứt và Đệ Nhị phu nhân VNCH đều đã qua đời. Sự qua đời của họ cũng giống như một dấu chấm cho một thời VNCH.

____

Về Bệnh viện Vì Dân: ” là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây. như thế, nếu không cần thuốc đặc trị, dân chúng đến đây trị bệnh được miễn 100% viện phí kể cả tiền thuốc thông thường.

Bệnh viện Vì Dân là nơi người ta làm từ thiện bằng tiền và bằng tấm lòng. Người có tiền thì tặng tiền, có nhiều tặng nhiều, có ít góp ít. Người có tài thì đến bệnh viện làm việc không công như bác sĩ, y tá. Tuy làm việc không công, nhưng muốn vào đây làm việc, các bác sĩ, y tá vẫn phải vượt qua sự khảo sát về trình độ chuyên môn và đạo đức. Người có lòng thì đến giúp dọn dẹp, nấu cơm nước rồi phát miễn phí cho bệnh nhân. Mỗi người một việc trong tình yêu thương, chia sẻ. Bệnh viện Vì Dân như một ngôi nhà chung, mà người dân lao động ở Sài Gòn và các tình gần đó luôn đặt niềm tin vào khả năng chữa bệnh của bác sĩ, tình thương của y tá. Họ gọi đây là Bệnh viện Bà Thiệu để tỏ lòng biết ơn vị Đệ Nhất Phu Nhân lúc bấy giờ.”

https://saigonnhonews.com/…/vi-de-nhat-phu-nhan-va-benh…

Thông tin về bà Mai Anh có thể xem ở đây:

https://www.cochinchine-saigon.com/vai-hang-nho-lai-ba…

Nhtps://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/vi-de-nhat-phu-nhan-va-benh-vien-vi-dann

Thông tin về bà Mai Anh có thể xem ở đây :
https://www.cochinchine-saigon.com/vai-hang-nho-lai-ba-nguyen-thi-mai-anh-phu-nhan-cua-tong-thong-nguyen-van-thieu/?fbclid=IwAR0C1BVNPP7W63lNfv3rej5SMHRva2_kLNyJwNV_0Dd6BRZiu9lMVCdb8Wk

======

Đọc thêm :

Bệnh viện Vì Dân

Trong lịch sử kiến trúc và y khoa Việt Nam, một trong những bệnh viện mà tôi ấn tượng nhất là bệnh viện Vì Dân (BV Thống Nhất).

Năm 1971, bà Nguyễn Thị Mai Anh, với cương vị là đệ nhất phu nhân VNCH, cảm nhận được sự thiếu thốn các cơ sở điều trị y tế, cảm nhận được khốn khó của người nghèo Sài Gòn; bà đã thành lập một bệnh viện tư miễn phí phục vụ cho người nghèo. Bà đặt tên bệnh viện là “Vì Dân” để nhấn mạnh mục tiêu khám chữa bệnh của bệnh viện. Tuy là bệnh viện tư, có trên 400 giường với trang thiết bị hiện đại nhất vào lúc đó, nhưng bệnh viện Vì Dân hoạt động như một bệnh viện công khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí cho người nghèo. Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành BV Thống Nhất là nơi chữa bệnh chủ yếu cho quan chức chính quyền VN.
Bệnh viện Vì Dân do KTS Trần Đình Quyền thiết kế. Điểm thú vị là KTS Trần Đình Quyền trước khi học kiến trúc lại là sinh viên y khoa Sài Gòn. Học Y khoa đến đầu năm 2, ông bỏ học vì không chích mổ xẻ. Sau đó ông thi lại ngành vào ngành kiến trúc, tốt nghiệp từ trường kiến trúc Sài Gòn. Năm 1960, ông được học bổng UNICEF và bộ y tế VNCH đi tham quan các bệnh viện tại Mỹ. Trong lúc tham quan bệnh viện Mỹ, ông bị gãy chân, được đưa vào phòng cấp cứu BV tại Mỹ để chữa trị. Do là bệnh nhân, được phẫu thuật, và trải qua bao nhiêu phòng ban tại Mỹ, ông nhanh chóng nhận ra thiết kế bệnh viện Mỹ phức tạp nhưng hiệu quả. Sau khi lành chân, ông được cấp học bổng học thiết kế bệnh viện tại trường ĐH kiến trúc danh tiếng Columbia New York.
Về nước, ông được bà Mai Anh đặt thiết kế bệnh viện Vì Dân với phong cách hiện đại của BV Mỹ. Lúc bấy giờ, các BV tại VN phần lớn thiết kế theo kiểu Pháp với kiến trúc phân tán các khối như BV Nhi Đồng 2. Trái với phong cách thiết kế này, KTS Trần Đình Quyền áp dụng các nguyên lý thiết kế bệnh viện tại Mỹ, thiết kế các khối chữa bệnh tập trung gần nhau, kết nối BS, y tá, và bệnh nhân bằng các hành lang, thang máy, với mục tiêu BS di chuyển càng ít thì bệnh nhân được chăm sóc hiệu quả hơn.
Vấn đề là các BV Mỹ dùng máy lạnh và hệ thống thổi gió để thông gió kiểm soát nhiễm khuẩn trong khối nhà tập trung. Nếu áp dụng cách này vào BV Vì Dân thì sẽ tốn quá nhiều tiền điện và kỹ thuật. Thay vào đó, KTS Trần Đình Quyền dùng các khối không gian lớn hứng gió, thiết kế các bông gió, tạo thông thoáng và nắng tự nhiên để xử lý vấn đề thông gió cho BV Vì Dân.
Cách đây vài hôm, bà Mai Anh vừa từ trần tại California.
Tôi viết vài dòng, vẽ vài nét kí họa để cảm mến tấm lòng của vị đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa cũng như tôn chỉ “Vì Dân” khám chữa bệnh của bà khi lập bệnh viện.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Categories
5 – Sưu Tầm

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ‘chứa’ cục máu đông có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào


b2ap3_large_how-a-stroke-develops

TPO – Triệu chứng máu đông khác nhau tùy vào vị trí đông máu. Nhìn chung, chúng đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời. Vì thế, khi nhận biết được các triệu chứng người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Độ nhớt của máu là một chỉ số đo lưu lượng máu. Khi độ nhớt của máu tăng lên, các thành phần khác nhau trong mạch máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các loại protein khác nhau… sẽ ngưng tụ lại và làm tốc độ máu chảy chậm hơn.

Cục máu đông là những cục máu chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng gel. Chúng thường không gây hại cho sức khỏe vì chúng bảo vệ cơ thể bạn không bị chảy máu khi tự cắt vào da thịt.

Tuy nhiên, khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu của bạn, chúng lại cực kỳ nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải những hiện tượng sau đây thì tốt nhất nên đi xét nghiệm máu ngay để phòng tránh nguy cơ cục máu đông hình thành.

Đầu óc choáng váng, hoa mắt

Khi độ nhớt của máu tăng cao, máu sẽ chảy chậm lại và làm hàm lượng oxy trong máu giảm xuống. Việc cung cấp máu và oxy lên não cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt vào sáng sớm.

Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức

Thường thì sau một đêm ngủ đủ giấc, bạn sẽ rất tỉnh táo, phấn chấn khi thức dậy. Nhưng nếu thức dậy với một cơ thể uể oải, mệt mỏi thì nên cẩn thận với nguy cơ tăng độ nhớt trong máu. Do khi độ nhớt của máu tăng lên thì tốc độ máu chảy sẽ chậm lại, từ đó làm khả năng vận chuyển oxy giảm nên sau khi thức dậy bạn thường có cảm giác mệt mỏi hơn.

Khó thở

Vì độ nhớt của máu tăng cao nên máu lưu thông không đủ, từ đó làm quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide gặp vấn đề. Chính điều này sẽ làm phổi, não và các cơ quan khác rơi vào trạng thái thiếu máu cục bộ, thiếu oxy. Hậu quả là sáng ngủ dậy bạn sẽ gặp phải tình trạng khó thở, ngạt thở.

Ho không có lý do

Nếu đôi khi bạn có những cơn ho khan bất ngờ cũng như khó thở, tăng nhịp tim và đau ngực, đó có thể là một triệu chứng của tắc mạch phổi. Bạn cũng có thể ho ra chất nhầy thậm chí cả máu.

Đau ngực

Nếu bạn cảm thấy đau ngực khi hít thở sâu, đó có thể là một trong những triệu chứng của thuyên tắc phổi.

Cảm giác đau ở ngực thường nhói giống như dao đâm, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng mình đang bị đau tim. Sự khác biệt chính giữa chúng là PE luôn trở nên tồi tệ hơn khi thở. Trong mọi trường hợp, bạn nên gọi 911 ngay lập tức vì hậu quả có thể gây tử vong.

Chân đổi màu đỏ hoặc sẫm màu

Các đốm đỏ hoặc khoảng sẫm màu trên da xuất hiện mà không rõ lý do có thể là triệu chứng của cục máu đông ở chân. Bạn cũng có thể cảm thấy đau và ấm ở khu vực này và thậm chí đau khi duỗi các ngón chân lên trên.

Đau cánh tay hoặc chân

Thông thường cần phải có một số triệu chứng để chẩn đoán chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nhưng dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh nghiêm trọng này mà bạn có thể mắc phải là đau. Đau do cục máu đông có thể dễ bị nhầm với chuột rút cơ, nhưng loại đau này thường xảy ra hơn khi bạn đang đi bộ hoặc gập bàn chân lên trên.

Sưng ở tay chân

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy rằng, một trong những mắt cá chân của bạn bị phồng lên, đó có thể là một triệu chứng cảnh báo của DVT. Tình trạng này được coi là trường hợp khẩn cấp vì cục máu đông có thể tự vỡ bất cứ lúc nào và đi đến một trong các cơ quan của bạn.

Những vệt đỏ trên da của bạn

Bạn có nhận thấy những vệt đỏ đột ngột xuất hiện dọc theo chiều dài của tĩnh mạch? Bạn có cảm thấy ấm áp khi chạm vào chúng không? Đây có thể không phải là một vết bầm tím bình thường và bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nôn mửa

Nôn mửa có thể là một dấu hiệu của việc bạn có một cục máu đông trong bụng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ mạc treo, nó thường đi kèm với cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Nếu ruột của bạn không được cung cấp đủ máu, bạn cũng có thể bị buồn nôn thậm chí có máu trong phân.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm

Như vậy, cơ chế hình thành cục máu đông là cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu quá mức do tổn thương. Tuy nhiên nếu cục máu đông hình thành không do tổn thương mà trong các trường hợp khác chúng không tự tan ra sẽ là mối rủi ro lớn gây tắc mạch máu và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Thường gặp là cục máu đông hình thành do mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch vỡ ra. Chúng di chuyển theo mạch máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm nhất là gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ do làm tắc nghẽn máu não.

Ngoài ra, tình trạng máu chảy chậm do rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể là nguyên nhân khiến các tiểu cầu dính vào nhau và hình thành cục máu đông.

Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:

Người béo phì có nồng độ cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu dễ gây xơ vữa động mạch.

Người bệnh ung thư.

Người có vấn đề tim mạch, bệnh giãn tĩnh mạch, hẹp mạch máu, rung nhĩ.

Tiền sử bản thân hoặc gia đình từng bị biến chứng hoặc chẩn đoán hình thành cục máu đông bất thường.

Lối sống lười vận động.

Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo, nhất là chất béo xấu.

Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày.

Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn bình thường.

ttps://tienphong.vn/dau-hieu-canh-bao-co-the-dang-chua-cuc-mau-dong-co-the-gay-dot-quy-bat-cu-luc-nao-post1380316.tpo

Categories
Sưu Tầm

TÀU CỘNG SẼ CHẾT THEO CÁI ĐẦM LẦY NƯỚC MỸ KHI ĐẠI ÁN OBAMAGATE ĐANG TỚI LÚC HẠ MÀN


blogtouch_picture_48368af1_f446_9c84_27f7_7c6afd1eb1bc

Tran Hung.

Mặc dù truyền thông chính thống không sôi nổi trong việc đưa tin công tố viên đặc biệt John Durham đã đưa tiếp bản cáo trạng là một phần trong đại án OBAMAGATE dài 27 trang so với sự sốt sắng của truyền thông chính thống khi đưa tin về thợ săn phù thủy Robert Muller trong trò vu khống Nga can thiệp vào bầu cử trước đây nhưng với bản cáo trạng lần này thì bộn tên trùm trong đầm lầy Nước Mỹ sẽ bị lôi ra pháp định và sau đó sẽ tới lượt các chóp bu của Mỹ cộng là Obama – Joe Biden – Hillary Clinton sẽ được lôi ra Đại bồi thẩm đoàn với tội danh TREASON – PHẢN QUỐC.
Ở bài viết trước, tui chỉ mới nói tới việc RINOS PHẢN QUỐC ĐÁNH PHÁ POTUS TRUMP để cứu lấy Tàu cộng và bài viết này tui tiếp tục chủ đề TÀU CỘNG & MỸ CỘNG ĐANG RUN RẨY TRƯỚC ĐẠI ÁN OBAMAGATE như sau:
I. TẠI SAO MỸ CỘNG VÀ RINOS PHẢN QUỐC HÙA NHAU ĐÁNH PHÁ POTUS TRUMP ? 
2. Mỹ cộng đánh phá Tổng thống TRUMP:
Trước tiên, xin nhắc lại khái niệm “cánh tả – cánh hữu, truyền thông chính thống, bảo thủ và cấp tiến” trong hoạt động chánh trị ở Hoa Kỳ.
a. Cánh tả: 
Cánh tả để chỉ cho những người có xu hướng chánh trị dựa trên “chủ nghĩa bình quân xã hội” hay nói theo ngôn ngữ bình dân thì cánh tả là đại diện cho chủ nghĩa cào bằng. 
Mục tiêu của những người theo trào lưu cánh tả là để hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhơn, mức độ lao động. Để thực hiện được cái “lý tưởng” gần như “không tưởng” này, cánh tả thường sử dụng công cụ chính và rất hữu dụng đó là “sự can thiêp của Nhà nước vào nền nền kinh tế, vào đời sống xã hội, vào an ninh quốc gia,…”.
Nói một cách dễ hiểu nhứt thì chánh trị gia cánh tả Hoa Kỳ với chủ nghĩa xã hội của Mác – Lê – Mao có chung quan điểm là “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Chính từ cái quan điểm hết sức tào lao này mà một bộ phận người Mỹ rất khoái cánh tả và không ít người Mỹ gốc Việt ủng hộ cho cánh tả bởi thói hư “biếng làm nhưng thích thụ hưởng”, sống bám vào trợ cấp của chánh phủ. 
Nhưng có một thực tế rõ ràng mà cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói đó là “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” đã phản ảnh đúng bản chất của cánh tả. Bởi vì lý tưởng của cánh tả là mang lại bình đẳng cho xã hội, người dân làm chủ đất nước, chánh quyền là đầy tớ trung thành nhưng thực tế ở Nước Mỹ đã cho thấy những chánh sách can thiệp vào kinh tế – xã hội – an ninh quốc gia – tự do ngôn luận,… của cánh tả lại hoàn toàn trái ngược với những gì thuộc về lý tưởng của cánh tả.
Minh chứng cho những điều đó là thời Obama mần tổng thống, hàng loạt chánh sách của chánh phủ liên bang, của Quốc Hội Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát như Đạo luật Obamacare, chánh sách nhập cư dễ giải, Đạo luật về nạo phá thai, hành vi chánh phủ liên bang can thiệp sâu vào kinh tế, hàng loạt sắc thuế đánh vào người có thu nhập cao,… đã làm cho Nước Mỹ với nền tảng Cộng Hòa trở thành một Nước Mỹ có màu sắc xã hội chủ nghĩa. 
Chỉ ở cái mảng đáng thuế lên người giàu và cái Đạo luật Obamacare đã bộc lộ rõ nét Nước Mỹ thời Obama là một nước cộng sản trá hình. Bởi vì nhà nước thời Obama với những chánh sách can thiệp kinh tế đã gây hậu quả ngược, làm gia tăng sự bất công về lợi tức lẫn bất công cơ hội cạnh tranh bình đẳng.
Giới siêu giàu cổ súy cho xu hướng chánh trị cánh tả do đảng Dân chủ đại diện và trao quyền lực vào tay của Obama bởi vì xu hướng chánh trị cánh tả là môi trường thích hợp nhứt để cho giới tài phiệt bất lương trở thành những kẻ siêu giàu. Giới tài phiệt bất lương chi tiền thông qua truyền thông chính thống và y tế, giáo dục để những tổ chức này vận động, ủng hộ cho cánh tả đổi lại cánh tả can thiệp vào kinh tế – xã hội,… đem lại lợi ích cho giới tài phiệt bất lương.
Ở Hoa Kỳ, khi nói tới cánh tả là nói tới các đảng phái và tổ chức chánh trị sau: Đảng Dân chủ, Đảng xanh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, Tự do hiện đại,… Các tổ chức mang xu hướng cánh tả là: Black Lives Matter – BLM, Antifa, Open Society Foundations – Quỹ xã hội mở của tài phiệt George Soros,… và các hãng truyền thông chính thống như The New York Times, MSNBC, Washington Post … là các hãng truyền thông cánh tả.
 b. Cánh hữu:
Cánh hữu để chỉ những người có xu hướng chánh trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhơn và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng nhứt định về mặt hiện tượng theo quan điểm của các nhà phê phán, chỉ trích “tính bất cập của chủ nghĩa tư bản” mà họ nói bằng thuật ngữ “bóc lột” giữa giới chủ và người lao động nhưng thực tế thì ngược lại về mặt bản chất.
Ở đây tui đơn cử một thí dụ minh chứng cho điều ngược lại trong cái gọi là “tư bản bóc lột” ngay tại trang trại của người thân với tui. Người thân tui đã đầu tư tiền của, trí tuệ vào trang trại có quy mô 10 lao động chân tay, mỗi tháng anh ta trả lương cho họ là 02 ngàn đồng, đây là mức lương cố định và được trả lương theo tuần, tức người lao động cứ đến kỳ là lãnh lương mặc cho mưa gió bão bùng, mặc cho giá cả nông sản có tăng hay giảm, lãi suất nhà băng có giảm hay tăng. Rõ ràng, nếu xét theo quan điểm “bóc lột” thì anh chủ trang trại kia mới chính là người “bị bóc lột” vì anh ta phải chịu đủ thứ rủi ro trong công việc còn người lao động chẳng phải lo nghĩ gì ngoài việc làm đúng giờ, làm xong việc rồi về ngáy o o mặc cho ngày mai trang trại có bị bão dập, lửa cháy. Mặt khác, hợp đồng lao động là hoàn toàn tự nguyện không ép buộc, anh thấy hợp lý thì anh ký anh làm, không hợp lý thì anh đi chỗ khác.
Nhưng tại sao phía cánh tả ra rả cáo buộc phía cánh phải là căn nguyên của sự bất bình đẳng trong xã hội? Dễ hiểu thôi vì cánh tả rất dẻo mỏ, mị dân nhờ vào hệ thống tuyên truyền hùng hậu được họ trả tiền hậu hĩnh. Nó cũng như bên Việt Nam thời cộng sản vậy, bất công hà rầm, bóc lột hăng hà nhưng họ vẫn ra rả là người dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành, Việt Nam dân chủ nhứt Trái Đất,…
c. Những khác biệt căn bản giữa cánh tả mà đại diện là đảng Dân chủ với cánh hữu được đại diện bởi những người bảo thủ của Đảng Cộng hòa:
– Lãnh vực kinh tế: 
+ Cánh tả muốn tăng cường sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Ngược lại Cánh hữu muốn giảm thiểu sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. 
Tại sao ? Tại vì khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nó sẽ đẻ ra cái gọi là nhóm lợi ích, nhóm thân hữu, cánh hẩy, sân sau,… là những con gà đẻ trứng vàng cho quan chức Nhà nước mà bên Việt Nam đã xuất hiện đầy rẫy như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, Vạn Thịnh Phát, Dũng Lò Vôi,… cho nên cánh tả nó khoái vì như vậy nó mới có được và điều khiến được đam tài phiệt bất lương, Big Pharma, Big Tech, Big truyền thông,…
+ Cánh tả muốn tăng thuế, đặc biệt là thuế đối với người giàu, một điều giới giàu lại rất thích trong thực tế vì thuế đó tuy đánh vào họ nhưng lại lấy một cách gián tiếp chủ yếu từ thành phần trung lưu và lại đi kèm các luật chống cạnh tranh tự do khác. Ngược lại Cánh hữu muốn giảm bớt thuế, là thứ đem lại sự công bằng cơ hội cho thành phần trung lưu và nghèo khổ vươn lên.
Tại sao? Tại vì Cánh tả sẽ lấy tiền thuế ném vào cái chủ nghĩa cào bằng như Đạo luật Obamacare, Đạo luật phá thai,… để dụ khị được đám đông thích “ngồi mát ăn bát vàng”, lười biếng chỉ trông chờ vào tiền trợ cấp mà lực lượng này thì rất ngông cuồng, bất chấp vì miếng ăn họ sẽ làm tất cả theo lời kêu gọi của Cánh tả.
+ Cánh tả muốn tăng chi tiêu của chánh phủ vào phúc lợi, chánh sách xã hội và cơ sở hạ tầng. Cánh hữu muốn cắt giảm chi tiêu của chánh phủ. 
Tại sao? Tại vì bộ máy của cánh tả rất cồng kềnh với đa số là quan tham nên họ thích tăng chi tiêu của chánh phủ.
+ Cánh tả muốn tăng lương tối thiểu. Cánh hữu phản đối tăng lương tối thiểu.
Tại sao? Tại vì khi tăng lương tối thiểu thì nó kéo theo hệ quả là tiền đóng các khoản bảo hiểm cũng tăng theo nhưng chất lượng bảo hiểm vẫn như lúc chưa tăng lương tối thiểu. Và còn rất nhiều hệ lụy khác nữa nhưng có một hệ lụy rõ ràng nhứt là khi tăng lương tối thiểu nhưng năng suất lao động vẫn không tăng vì vẫn con người đó, dây chuyền sản xuất đó. Để thích nghi với việc Nhà nước tăng lương tối thiểu thì các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp như: đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, cắt giảm lao động, sa thải bớt công nhân,… và trong lúc doanh nghiệp bị đánh thuế cao hơn nhưng buộc phải trả lương tối thiểu cũng cao hơn nên nhiều chủ doanh nghiệp đóng cửa hoặc tháo chạy khỏi Nước Mỹ, dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan và lệ thuộc vào hàng hóa nhập cảng. Thất nghiệp cao thì Cánh tả càng có lợi vì các khoản trợ cấp thất nghiệp là quyền lực của Cánh tả mà người thất nghiệp phải cảm ơn rối rít.
Còn nhiều lắm, tui sẽ viết tiếp để khi quý vị biết rõ sự khác biệt giữa Cánh tả do đảng Dân chủ làm đại diện và Cánh hữu do những người bảo thủ của Đảng Cộng hòa làm đại diện thì quý vị sẽ hiểu được tại sao hàng loạt chánh sách dưới trào Mỹ cộng Joe Biden như nhập cư, tăng chi tiêu cho chánh phủ, tăng thuế, tăng ngân khố quốc gia kỷ lục lên mức dự kiến 3,5 ngàn tỷ Mỹ kim,… nhưng bị Cánh hữu bên Đảng Cộng hòa và những người Mỹ chơn chánh bên đảng Dân chủ cự tuyệt. Bởi vì bản chất của Cánh tả là chủ nghĩa cào bằng, là chủ nghĩa xã hội đem lại lợi ích cho khối xã hội chủ nghĩa được đám đông với tư duy hưởng thụ cổ súy do họ yếu kém về năng lực tinh thần, sức khỏe và trí tuệ. 
Tổng thống TRUMP là nền tảng của Cánh hữu, là chánh trị gia theo trường phái bảo thủ của Đảng Cộng hòa cho nên Ông bị phe Cánh tả và đám RINOS phản quốc đánh phá tưng bừng nhờ lực lượng truyền thông chính thống của Cánh tả với sự tham gia của đám Vẹm kiều vì miếng ăn bán rẻ lương tri, chúng mạnh họng chửi bới Tổng thống TRUMP và những người ủng hộ Tổng thống TRUMP là ngu dốt, vô lương tâm nhưng bản chất của chúng mới thực sự là vô lương tâm, ngu dốt, máu nhiễm vi trùng chủ nghĩa xã hội quái thai./.
Tran Hung.

https://www.thesaigonpost.com/2021/10/tau-cong-se-chet-theo-cai-am-lay-nuoc.html

Categories
5 – Sưu Tầm

MỘT NGƯỜI CẦN ĐƯỢC DỰNG TƯỢNG TẠI VN.


Sưu tầm

Chuck Feeney
Chuck Feeney in New York

Mấy hôm nay chắc các bạn cũng đọc tin về một tỉ phú Mỹ, ông Charles ‘Chuck’ Feeney, 89 tuổi, đã cho đi hết 8 tỉ USD, chỉ giữ lại 2 triệu USD để sống cùng vợ những ngày cuối đời.

Các bản tin cũng cho hay ông đã dành nhiều triệu đôla giúp Việt Nam nhưng ít bài nào cho biết cụ thể đó là gì.
Vừa qua Quỹ từ thiện Atlantic của ông Charles ‘Chuck’ Feeney tuyên bố đóng cửa ngày 15/9 sau đã cho đi hết tài sản của ông.
Theo tài liệu của Quỹ Atlantic, ông Charles F. Feeney, người sáng lập Quỹ Từ thiện Atlantic, có những chuyến thăm dò sang Việt Nam cuối thập niên 1990.
119514543_330422224828901_560793519463123615_n
Các dự án từ thiện của ông tại Việt Nam là tiến hành từ 1997, kết thúc năm 2015. Tổng cộng 297 dự án của Atlantic hiến tặng cho 97 cơ sở địa phương, với tổng số tiền là 381,6 triệu đô la Mỹ.
Trong đó có các ví dụ như:
15 triệu xây dựng trường RMIT tại Hà Nội
11 các tổ chức tại Úc đã nhận được 68 triệu đô la Mỹ của Atlantic để làm việc tại Việt Nam.
2005–2016: 51,4 triệu cho xây dựng, cải tạo, trang thiết bị, đào đạo cán bộ và nâng cấp các trạm xá xã trong 8 tỉnh: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên
Huế, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Cà Mau, Đăk Lăk và Yên Bái
2004–2006: 45 triệu nâng cấp và hỗ trợ Bệnh viện Mắt Đà Nẵng
2005–2014: 4 triệu xây dựng năng lực chăm sóc chữa trị về mắt tại 8 tỉnh trọng điểm
2006: 4 triệu xây dựng và trang bị Khoa Mắt và Trung tâm Huấn luyện tại Bệnh viện Trung ương Huế
2009–2012: 2 triệu củng cố năng lực đào tạo cho Viện Mắt Trung ương
2009: 1 triệu cho Trung tâm Cộng đồng Huấn luyện Chăm sóc Mắt tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
Những món hiến tặng cuối cùng ($2,5 triệu cho Sở Y tế Yên Bái; $1 triệu cho Đại học Y tế Công cộng)
(BBC)
Cách nay 3 ngày, ông đã đặt bút ký giấy đóng cửa quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies vì toàn bộ tài sản của ông đã được phân phát hết. Năm nay 89 tuổi, ông không còn là tỷ phú nữa vì đã tặng toàn bộ tài sản và tiền quyên góp là 8 tỷ usd cho người dân và các chương trình từ thiện. Ông từng TN đại học Cornell danh giá và là người giàu thứ 23 của thế giới dù xuất thân từ một khu phố nghèo ở tiểu bang New Jersey và lăn lộn kiếm sống. Vợ và 5 con của ông cũng theo gương ông, sống giản dị dù rất giàu có và cùng làm từ thiện.
119813889_330422194828904_960117022847943917_n
Ông dành 3,7 tỷ USD cho giáo dục, 870 triệu USD cho nhân quyền và hoạt động thay đổi xã hội, 700 triệu USD cho chăm sóc sức khỏe, trong đó có 270 triệu USD để cải thiện nền y tế Việt Nam.
Ông còn cấp rất nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam du học thạc sĩ tại Australia.
Ông Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây ông thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống.
Trên tường nhà ông có vài tấm hình chụp cùng gia đình, bạn bè. Ở trên có một kỷ niệm chương nhỏ ghi: “Chúc mừng Chuck Feeney đã quyên góp 8 tỷ USD”. Mặc dù là tỷ phú và là chủ chuỗi cửa hàng miễn thuế Duty Free nổi tiếng toàn cầu nhưng xưa nay ông toàn đeo kính cũ, đi máy bay hạng phổ thông và uống rượu loại 2 tại các nhà hàng, chi tiêu dè sẻn và tiết kiệm. Mục tiêu của ông là làm từ thiện.
Câu chuyện ưa thích của ông là về con sóc ăn quả bồ đào mà ông hay kể lại :“Một con sóc thấy bồ đào trong vườn, muốn vào trong ăn một chầu cho đã, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để gầy đi, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó chui được ra, bụng vẫn thót lại như lúc chưa chui vào.”
Ông hiểu rằng con người sinh ra trắng tay thì cũng nên tay trắng trở về với cát bụi! và “ tấm vải liệm không có túi”! Vì vậy hãy cho tất cả những gì có thể để có một cuộc đời hữu ích và sống thanh thản.

Ông cho biết “Tôi hạnh phúc vì cho đi toàn bộ tài sản trước khi hết thời gian của cuộc đời”.

Sưu tầm

Categories
5 – Sưu Tầm

Lịch Sử Xe Đạp


Phạm Văn Tuấn
(Đặc San Lâm Viên)

1/ Nguồn Gốc Xe Đạp.

Rất nhiều phát minh lớn lao có giá trị đáng kể đối với nhân loại đã bắt nguồn từ những món đồ chơi. Trong trường hợp xe đạp, nó bắt đầu từ con ngựa gỗ. Vào cuối thế kỷ 18, trẻ em tại thành phố Paris đều biết tới ông De Sivrac. Ông này đã làm một con ngựa gỗ có hai bánh gọi tên là “velocifère”. Có khi đầu con ngựa được thay thế bằng đầu một con sư tử hung dữ. Người lái xe này chỉ việc cưỡi lên lưng con ngựa gỗ rồi đầu tiên, đạp đất bằng một chân, tiếp theo bằng chân kia và giữ thăng bằng để xe chạy một quãng xa.

Từ khi có xe velocifère, các người đưa thư đã chạy thử loại xe này trong công tác hàng ngày, nhưng lúc đầu, nhiều người còn ngượng ngùng. Theo ngày tháng trôi qua, món đồ chơi xe ngựa gỗ đó trở nên quen thuộc đối với người dân Pháp rồi ngay cả tại thành phố London, những nhà thể thao trẻ tuổi cũng ưa thích lái loại xe hai bánh đó.

Xe đạp Draisine, 1817

Tới khi nhiều người lớn bắt đầu dùng loại xe velocifère thì đầu con ngựa hay đầu sư tử được bỏ đi. Các nhà phát minh người Pháp đã làm ra các kiểu mẫu mới, thêm vào đó yên xe và càng trước quay được (pivoted front fork) khiến cho người xử dụng xe bẻ lái dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính Nam Tước Von Drais, một nhà phát minh người Đức, đã biến đổi chiếc velocifère thành một thứ xe có hình dáng giống xe đạp ngày nay, chiếc xe vì thế được gọi là “draisine” và đã được trưng bày tại Paris vào năm 1818.

Càng trước của xe được kéo dài cao hơn thân xe, tới đoạn gỗ ngang dùng làm tay lái. Thân xe được chế tạo bằng gỗ và sắt, và được uốn cong để thích hợp với chiếc yên xe nhồi bông. Giữa tay lái và yên, có một đệm tỳ tay. Xe “draisine” chẳng bao lâu được người dân Paris ưa chuộng. Mặc dù có rất nhiều loại và có cả loại cho đàn bà, người dùng thứ xe này vẫn phải đạp chân xuống đất để đẩy cho xe chạy.

Một cải tiến khác về xe đạp draisine tiện lợi hơn được bác thợ rèn người Anh tên là Macmilan phát minh ra. Macmilan thêm vào hai thanh sắt nối với bánh sau. Trong khoảng các năm từ 1840 tới 1850, Macmilan đã sản xuất nhiều loại xe đạp đó. Khung xe thời bấy giờ làm bằng gỗ uốn cong, cao lên về phía trước và thấp xuống về phía sau. Xe lại có yên gắn trên các lò xo, một cái dè chắn bùn ở bánh sau và có cả thắng nữa. Trong kiểu xe này, bánh  trước nhỏ hơn bánh sau. Trong cuộc chạy thử 40 dậm, Macmilan đã kết thúc cuộc biểu diễn bằng việc chạy quá tốc độ, khiến cho anh ta cán phải một em bé đứng trong đám khán giả. Anh ta bị phạt vạ 5 bảng vì lái xe bạt mạng.

Cũng trong khoảng thời gian này, Ernest Michaux, con của một người làm xe ngựa tại nước Pháp, rất quan tâm tới xe đạp. Vào năm 1860 tại nước Pháp, đã có rất nhiều xe draisine và chàng Michaux 19 tuổi, thường dùng thứ xe này làm một môn thể thao khi không bận giúp việc cha. Vốn bản tính lười biếng, Michaux ưa thích xuống dốc hơn là leo dốc, vì vậy chàng ta cân nhắc về các cách làm cho việc dùng xe bớt mệt nhọc và thích thú.

Vào một buổi chiều kia, Michaux trở về nhà, mệt phờ. Chàng ta nói với cha: “Thưa cha, con có thể giữ cho xe thăng bằng được, nhưng co chân lên lơ lửng thì cũng mệt nhọc như là đạp chân xuống đất để đẩy cho xe đi vậy”. Nghe con nói, người cha đã trả lời: “Được rồi, thế sao không lắp thêm hai cái tựa tại hai bên càng trước (front fork), như vậy mỗi khi đi xe, con có thể giữ thăng bằng trên xe và lại có chỗ để chân”. Rồi sau một lúc suy nghĩ, ông Michaux lại bảo con: “Nhưng lại có cách này hay hơn, ta nên lắp một trục quay tại bánh trước và con có thể đạp cho bánh trước quay giống như thể ta quay trục của hòn đá mài dao vậy”.

Xe đạp kiểu mới dành cho phụ nữ

Từ đó, xưởng đóng xe ngựa của ông Michaux trở thành nơi chế tạo một loại xe đạp kiểu mới. Chẳng bao lâu, một công ty được ông ta thành lập để chuyên sản xuất xe đạp. Thời bấy giờ, trục quay và bàn đạp được gắn liền vào bánh trước và bánh xe này lớn hơn bánh sau. Khung xe thời đó thường bằng gỗ và rất nhẹ và xe có một thắng tay gắn trên tay lái.

Năm 1866, một người thợ làm trong xưởng của ông Michaux tên là Lallemont qua Hoa Kỳ, anh ta đã thử chế tạo loại xe đạp Michaux, lập ra cơ xưởng sản xuất tại Connecticut và lấy bằng phát minh Hoa Kỳ, nhưng chiếc xe mới này không được phổ thông hóa và công việc làm ăn của Lallemont bị thất bại.

Trong các năm 1870 và 1880, chiếc xe đạp còn rất nặng nề, với trọng lượng từ 75 pounds tới 100 pounds. Bánh xe trước chiếm phần lớn tỉ lệ và người lái xe ngồi vắt vẻo trên cao một cách rất nguy hiểm. Mặc dù nhiều tai nạn đã xẩy ra khi dùng loại xe chế tạo vụng về này, việc xử dụng xe đạp vẫn ngày một gia tăng tại châu Âu cũng như tại châu Mỹ.

Vào năm 1870, đã có một cuộc đua xe đạp tại thành phố New York. Tại nước Pháp, chặng đua xe đạp quốc tế Paris – Rouen dài 83 dậm đã trở nên một tục lệ. Trong cuộc đua này, ban giám khảo cấm đổi xe, cấm dùng chó kéo xe và cấm cả cách dùng buồm! Người dự cuộc đua được 24 giờ để đi hết cuộc hành trình. Cuộc đua bắt đầu từ 7 giờ 15 sáng và người thắng cuộc đầu tiên tới mức đến lúc 6 giờ 10 chiều. Các tai nạn thường là chết ngất vì kiệt sức!

Thêm vào các cuộc đua xe đạp, các hiệu buôn bán xe cũng dần dần xuất hiện và tin tức về xe đạp trở nên một tin quốc tế quan trọng. Các xưởng chế tạo xe đạp mọc lên tại khắp châu Âu và châu Mỹ. Xe đạp đã trở thành một phương tiện vận chuyển. Rồi các thay đổi cuối cùng của xe đạp được thực hiện.

Kiểu xe đạp năm 1885

Vào năm 1877, bàn đạp và trục quay gắn liền vào bánh trước đã được Rousseau, một người thợ máy tại Marseille, thay thế bằng bánh xe có răng và xích xe, giống như thứ thường thấy tại các xe đạp ngày nay. Khung xe bằng sắt vừa khỏe hơn, vừa nhẹ hơn thay thế cho thân xe bằng sắt và gỗ, cả hai bánh xe được thu lại gần nhau, loại thắng bàn đạp làm cho việc lái xe an toàn hơn, lốp xe khiến cho việc ngồi lái trở thành êm ái. Sự cải cách từ các bánh xe to lớn và không bằng nhau thành các bánh xe nhỏ hơn và bằng nhau đã giúp cho việc loại bỏ được trục quay và hai  bàn đạp đạp thẳng vào bánh xe trước.

Sau khi rất nhiều cải tiến đã được thực hiện tại nước Pháp thì nước Anh mới bắt đầu góp phần vào công việc chế tạo xe đạp. Nhiều loại xe 3 bánh và 4 bánh được thực hiện nhưng đều bị báo chí Anh chỉ trích là “những mối đe dọa mới trên đường phố”. Dù sao, kỹ nghệ xe đạp cũng bắt rễ tại Coventry. Tại nơi này, James Stanley đã thêm vào ý kiến lắp nan hoa (spoke) bằng thép vào năm 1874. Hai mươi năm sau, con của Stanley dùng các ống thép để chế tạo khung xe. Cả hai phát minh này đã làm cho xe đạp nhẹ hơn và khỏe hơn. Sự nhẹ nhàng của xe đạp còn nhờ vào Tauffault do cách xử dụng càng trước rỗng lòng.

Chiếc xe đạp của đầu thế kỷ thứ 20

Liên quan tới chiếc xe đạp, ruột bơm hơi có lẽ là phát minh lớn lao nhất. Loại ruột này được Thompson lấy bằng phát minh tại nước Anh vào năm 1845 nhưng tới năm 1889, Dunlop mang áp dụng ruột bơm hơi vào việc chế tạo xe đạp và chỉ 3 năm sau, phát minh này được dùng tại khắp nơi. Thắng tay chẳng bao lâu cũng nhường chỗ cho thắng bàn đạp đằng sau (back pedal brake) là thứ cho phép giảm bớt tốc độ do người lái chạy xe càng ngày càng nhanh.

2/ Xe Đạp Tại Hoa Kỳ.

Xe đạp được người dân Hoa Kỳ dùng muộn hơn so với nhiều nơi khác. Kỹ nghệ xe đạp tại Hoa Kỳ chỉ được phát triển vào năm 1886 với loại “xe đạp an toàn” của Đại Tá Pope tại Hartford, Connecticut. Trong 10 năm tiếp theo, xưởng chế tạo xe đạp của ông Pope đã cải tiến xe đạp khiến cho trọng lượng của xe giảm từ 100 pounds xuống còn 25 pounds và giá mua từ 150 mỹ kim xuống 50 mỹ kim. Cũng trong khoảng các năm này, số xe đạp tại Hoa Kỳ tăng từ vài trăm xe lên tới 4 triệu xe với hàng trăm xưởng chế tạo toàn thể chiếc xe cũng như vài thành phần của xe đạp.

Sự đòi hỏi về xe đạp bắt buộc các nhà sản xuất phải cải tiến phương pháp làm việc chân tay cổ truyền bằng cách dùng tới máy móc. Lối sản xuất hàng loạt được khai triển, các cơ xưởng trở nên chuyên môn về một vài bộ phận và các bộ phận này có thể thay đổi được. Phương pháp làm việc dây chuyền đã trở nên rất quan trọng sau này trong việc chế tạo xe tự động. Cũng nhờ các kinh nghiệm về xe đạp mà các nhà sản xuất Hoa Kỳ có thể chế tạo được xe hơi rẻ tiền hơn với nhịp độ nhanh chóng hơn.

Sự tinh xảo do kỹ nghệ xe đạp mang lại đã có giá trị rất lớn lao cho sự tiến bộ của ngành xe hơi. Vài xưởng chế tạo xe đạp được đổi thành nơi sản xuất xe hơi, chẳng hạn như hãng Stanley và vài nhà tiên phong về xe hơi trước kia đã từng là những chuyên viên sửa chữa xe đạp, chẳng hạn như anh em Durya.

Xe đạp “vận tải”

Các xe đạp tân tiến ngày nay có các đường nét đẹp đẽ hơn, lại được tô điểm bằng nhiều đồ phụ tùng và trong các năm gần đây, ít có thêm các cải tiến căn bản khác. Hiện nay, xe đạp được bình dân hóa và ngay cả vào thời chiến, xe đạp còn là một phương tiện vận chuyển có giá trị, nhất là tại các địa thế hiểm trở mà loại xe hơi rộng hơn và lớn hơn không chạy được.

Phạm Văn Tuấn

(Đặc San Lâm Viên)

Tài liệu tham khảo: Wikipedia.org., Britannica Encyclopedia. Egon Largen, A History of Invention, Phoenix House, London, 1962.

Source : http://www.dslamvien.com/2021/09/lich-su-xe-dap.html

Categories
5 – Sưu Tầm

Alexandre Yersin.


241249871_1875643679308940_426171343720026715_n

Đầu năm 1943, ông đau nặng. Sáng sớm ngày 1/3, ông bảo người hầu già nâng ông ngồi dậy, nhìn ra biển Đông, rồi nhắm mắt, bình thản ra đi ở tuổi 80 mà không có người thân nào bên cạnh. Ông để lại chúc thư, dặn hãy chôn cất ông ở Nha Trang để mãi được gần gũi những người ông yêu mến.

Cả xóm Cồn hôm ấy và mấy ngày liền sau đó không ai đi biển. Họ khóc như mưa trước cái chết của người ân nhân dành cả cuộc đời cho họ: “Thầy Năm qua đời, từ nay ai giúp đỡ chúng tôi đâu?”. Nhà nhà đều bày bàn thờ với tấm hình ông ở nơi trang trọng nhất.

Ngày nay, cứ ngày 1/3 hàng năm, dân chúng trong vùng lại kéo đến viếng mộ ông.

Ông chính là Alexandre Yersin.
Ông là học trò của Luis Pasteur, người tìm ra vaccine. Khi tưởng chừng sắp được giải Nobel Y học tiếp theo về bệnh bạch hầu, ông quyết định ra đi. Ông lên tàu, làm bác sĩ trên tàu, rồi yêu mến mỗi lần tàu cặp bến Nha Trang. Ông chọn nơi đây làm nơi cư ngụ, chữa bệnh tại địa phương và dành những ngày nghỉ đi thám hiểm.
Ngày 21-3-1893, ông tìm ra cao nguyên Lang Biang. Nói cách khác, ông là “cha đẻ” của thành phố Đà Lạt.
Năm 1894, ông tìm ra chuột chính là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Ông mở Viện Pasteur ở Nha Trang để bào chế vaccine giúp người Việt chống lại bệnh này.
Ông sống giản dị trong ngôi nhà gỗ nhỏ, nói tiếng Việt giỏi, ngày đêm có ai nghèo ốm đau ông đều tới chữa miễn phí.
Ông làm những dụng cụ đơn giản để dự báo thời tiết. Khi sắp có bão to, ông treo ngọn đèn rất sáng ở một cột cao ngay trên nóc nhà báo cho dân xóm Cồn biết mà không ra biển.
Ông bỏ tiền riêng thuê kéo ống nước về đặt máy nước nhiều nơi cho dân sử dụng.
Ông dành một tủ sách lớn cho bọn trẻ vào đọc. Ông chia bánh kẹo, dạy chúng thiên văn và dự báo khí tượng.
Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y Dược Hà Nội.
25 năm cuối đời, ông tập trung nghiên cứu di thực các loài cây ôn đời vào nước ta. Nhờ ông, ta có thêm su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách, súp lơ… Và đặc biệt có thêm cà phê và cao su.

Sưu tầm