Tôi gặp lại người chết

 
      Chị sáu cho biết chị bị bệnh tiểu đường đã hơn 15 năm, may là ở Mỹ có bác sĩ giõi và thuốc hay, chị được khỏe mạnh, và cũng nhờ chị năng tập thể dục hàng ngày nên chị còn sống tới ngày hôm nay vì tình trạng bệnh của chị quá ngặt nghèo lượng đường tới con số 360,  chị phải tự chích cho mình mỗi ngày.
     Chị sáu tính tinh vui vẻ, hòa đồng, nhà ai trong xóm có chuyện gì hể chị hay được thì liền đến nhà an ủi, giúp đở, nên mọi người ở sống trong mobilhome đều thương mến chị.
     Mỗi sáng khoảng  bảy  tám giờ chị Sáu  vịn xe đẩy đi từng bước một tập tập thể dục thường đi ngang qua nhà tôi.  Mỗi lần găp người trong xóm chị Sáu thường chia sẻ trái apple của chị đem theo lúc tập thể dục. Chị cho biết  con của  chị vô internet bác sĩ khuyên “Mỗi ngày ăn một trái apple thì ta không đến văn phòng Bác sĩ”.  Tôi có thói quen mở cửa ra sân trước ngồi cho có nắng, trong nắng có sinh tố D rất lợi cho cơ thể. Thường nhật tôi tắm nắng gặp chị Sáu đi thể dục.  Chị khen tôi:
      -Cậu Hai siêng quá sáng nào tôi cũng thấy cậu ngồi ghế đó đọc báo coi anh nhàn hạ biêt bao nhiêu!
     Tôi  trầm trồ về tính kiên nhẩn của chị:
     -Chị Sáu tập thể dục không có ngày nào nghỉ tôi thật phục chị! Anh Sáu không đi với chị sao chị?
     Chị lấy tay quạt qua mũi:
     -Ong ấy lười đi bộ lắm. Tôi nói hoài mà ổn không nghe, Mệt lắm!
     Giọng chị  đầy niềm tin:
    -Nói thiệt anh Hai nhen nếu mà tôi không chịu khó thể dục thì chắc là mồ sanh cỏ rồi!
    Là người ai cũng có phần số sống chết. Dù người năng thể dục thể thao, ăn ngủ thuốc men đâu đó nghiêm túc cũng không qua được thời điểm của sống chết. Năm niên kỹ chị Sáu 73 tuổi thì chị qua đời sau một cơn bệnh heart attack!
     Từ ngày chị Sáu qua đời tôi ngậm ngùi bị mất thói quen mỗi sáng thấy chị đi ngang qua nhà tôi với nụ cười tươi và lời chào buổi sáng hiền hòa. Tiếng đàn bà Huế êm và nhẹ rất dễ thu hút. Người ta nói mình nghỉ nhiều tới người nào đã chết  ta sẽ nằm chiêm bao thấy người đó. Trường hợp tôi có nghỉ tới nhưng không bao giờ tôi năm mộng thấy chị.  
      Một sáng tôi gặp con gái chị sáu đi làm cháu cho biết đêm hôm qua cháu thấy mẹ cháu.
     Tôi liền hỏi:
2
           -Cháu thấy má cháu như thế nào?
           Con nhỏ măt vui tươi trả lời:
          -Mẹ cháu măt hớn hở lắm! Ôm con xiết cứng!
          -Con thấy má con mập ốm?
           Con nhỏ hả hê:
          -Mẹ con mập mạp cậu ạ! Mà lạ thật mẹ con không còn chống gậy đi như trước nữa! Mẹ con đi say sảy coi như người khỏe mạnh không đau yếu gì đâu!
          Tôi chia sẻ niềm vui với cháu, pha trò:
          -Má cháu tập thể dục thường mới được thế đó đó chớ! Chị đã nói với cậu thế đó mà!
           Cháu chào tôi đi làm không quên mời:
          -Chúa nhật nầy con  đi thăm mộ mẹ cháu cậu đi với cháu không?
          Tôi nhanh nhẩu trả lời:
          -Con cho cậu đi thăm má cháu với!
         -Vậy thì con mừng lắm. Mẹ con cũng mừng khi có cậu tối thăm. Chúa nhật con chở cậu ra mộ thăm mẹ cháu!  
          Nắm mộ của chị Sáu đặt trên một gò đất cao, đất dẽ, mộ bia bằng đá hoa cương khắc tên tên Thánh là Anayahan Vũ-Lê nằm trên một đồi cao ngó ra quốc lộ 280 đi về phía San Francisco.  Mộ phận này rãi rác một số ít mộ người Việt Nam, đa số là mộ chôn người Japanese. 
          Gia đình một người Nhật đi tảo mộ tôi mon men đến hỏi thăm biết được  anh đến thắp hương cho cha của anh. Anh chỉ tôi  dãy lầu cao bên sườn đồi là Monument, anh giải thích đó là nơi  nơi  cất xác người trong mỗi cái hộc có thể giở ra nhìn lại người thân khi gia đình yêu cầu.
          -Làm thế nào mới được đưa thân xác vào đây?
           Anh Japanese lấy tay phác qua mũi cười có ý chê trách:
          -Buried over there the cost is very expensive! Don’t mind I never apply for it! 
           Hầu hết các mộ chôn khích nhau nằm sát mặt đất chớ không dựng đứng như ta thường thấy. Kế bên mộ chị Sáu là mộ mới chôn,  trên mộ đấp thảm cỏ xanh còn tươi và rất mướt, tràng hoa bông chưa tàn, vài cây đèn cầy trắng bị gió thổi tắt chưa kịp cháy hết. Một vài lá tiền vàng bạc bay bay.  Mộ bia của chị Sáu mới làm nên sáng và rõ lắm. Nơi đây gió mát. Nhiều bóng cây tàng sum suê. Lâu lâu có vài chiếc xe hơi chạy ngang qua các ngã đường trong Cemetery. Có thể họ đi đám táng hay
người đi dọ mua đất chôn cất cho người thân. Chị Sáu ra nằm đây hơn 7 tháng rồi mà con của chị vẫn chưa hết buồn, khi đốt nhang miệng cháu khấn trong khi nước mắt ràn rụa.
      -Mẹ ơi! Con và cậu Hai đến thăm mẹ. Mẹ vui không mẹ? Mẹ phù hộ cậu nhe mẹ!
      Tôi ứa nươc mắt:
      -Tôi là hai Quý đến thăm chị đây. Em luôn nhớ chị, chị Sáu!
      -Lúc còn sống mẹ hay nhắc cậu và kêu con cắt tóc cho cậu!
      Tôi mủi lòng:
      -Tội nghiệp chị Sáu mỗi sáng đều đi ngang qua nhà cậu, sau nầy chị có phần yếu chị đi phải cầm gậy.
      Con gái chị Sáu hỏi để giúp tôi:
     -Cậu nói con mới nhớ ở nhà con cất giữ cây tó của mẹ. Cậu cần con đưa cho cậu.
     Tôi khoác tay:
     -Cậu có xin rồi nhà nước cấp cho cậu. Cây gậy đó cháu giữ để kỹ niệm chớ! Đừng cho ai hết!
     -Dạ!
     Ngày hôm đó về nhà tôi nằm mơ thấy chị Sáu về nói chuyện với tôi:
     -Cậu Hai à! Con tôi có nhã ý cho cậu gậy của tôi sao cậu không vui mà lấy? Cậu cần nó lắm đó! Tôi thì không cần nó nữa đâu.  Tôi cho cậu biết năm cậu 60 tuổi sắp tới đây cậu bị chân yêu lắm đó! Đi không được như vầy đâu!
     -Tôi đau bệnh gì?
     -Người ta cấm tôi nói ra nguyên nhân và bệnh của cậu!
     Lời chị Sáu của người thụ ân:
     -Trước đây có cho tôi cái xe Quót-cưa cậu nhớ không? Nhờ có nó mà tôi đi đó đi đây được!
     Rồi chị Sáu chào biệt:
     -Tôi đi! Người ta đến dắt tôi đi kìa!
     Trước mặt tôi chị Sáu măc quần áo trắng. Da vẻ hồng hào. Dáng dấp người khoan thai. Tóc dài chấm gót. Có điều lạ là chị người lơ lửng có lúc tôi thấy sắc mặt chị tái tái và lạnh lùng như một
4
người mất trí, lúc đó tôi nghe một mùi hôi như mùi chuột chết bốc từ con người chị. Trong bộ quần áo dường như gói gấm một bộ xương hơn là bao bọc thịt. Lấm lúc chị nhìn tôi trợn trừng với cặp mắt đứng trồng giống như hai viên đạn óc ngày tôi đến từ giả chị ngày chị nằm trên giường bệnh lìa cõi đời.
      Thật lạ ghê rợn! Đêm qua bóng đèn ngủ mờ mờ, một ngọn gió lạnh lướt qua, tôi thấy một bóng trắng phảng phất ngang qua phòng tôi. Tôi muốn hỏi ai đó nhưng cổ như bị nghẹn không nói ra lời. Một đêm khác tôi lại thấy bóng trắng xuất hiện nói vơi tôi:
      -Tôi là Anayahan Vũ Lê về đây! Người ta cho tôi ra it thì giờ lắm đó! Này cậu Hai Quý tôi có chiếc xe điện tôi không xài sáng mai cậu kêu con Quyên đem qua cho cậu. Lấy đi!
      Chị Sáu còn linh ứng:
      -Con Quy sắp sửa đổi nhà khác!
      -Sao vậy chị?
      -Không nói được!
      Tôi muốn trò chuyện với chị Sáu nhưng như có ai chận cổ tôi la ứ ứ cho đến khi người chị Sáu tan biến thành khói  bay đâu mất.
       Sáng sớm ngày hôm sau tôi lật đật qua nhà cháu Quyên , chưa kịp nói gì thì Quyên đã nói ra:
      -Đêm hôm qua con thấy má con về biểu con đem chiếc xe điện của mẹ qua cho cậu con thật không dám cải.  Lời mẹ dạy là một mệnh lệnh!     
      Tôi không kể lại giấc mộng đêm qua nhưng tôi nhớ lại câu chuyện của con chị Sáu cùng là một đề tài với tôi.  Vậy thì người chết họ còn quan tâm đến người sống. Người chết thân xác bị hủy hoại, linh hồn rất sáng suốt biết mọi việc trần gian nhưng “Thiên cơ bất khả lậu”.  Theo tôi chắc chắn chết chưa hẳn là đã hết! Trãi nghiệm qua chiêm bao cho tôi ý nghỉ người và ma còn sinh hoạt với nhau. Thế giới hữu hình và thế giới vô hình linh động hòa quyện vào nhau thanh cõi u minh! Như vậy, hiện hữu vô số vật thể và vô số vô hình sống bên nhau nhưng mắt phàm của chúng ta không thấy được!
       Bị ám ảnh tôi nói trong sợ hãi:
      -Cậu nhận! Cậu nhận!
    5
       Con của chị Sáu bây giờ như người con làm tròn bổn phận:
      -Cám ơn!
      Câu nói ngắn gọn không rõ ràng.  Không biết đây là câu nói ai cám ơn ai? Tôi cám ơn ơn chị Sáu?
       Nếu là Quý nói lời cám ơn thì tại sao nó lại cám ơn tôi trong khi tôi là kẽ thụ ơn? Hay là chị Sáu cám ơn tôi “thụ ân tất cần báo”?  Lẽ tại sao? 
 
Trần Đông Thành  408-298-5579
                                                                                                                         K. 4/THD