Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 3

ĐỐM LỬA LẬP LÒE


flame-2473994_960_720

ĐỐM LỬA LẬP LÒE

Chỉ là đốm lửa một que diêm,
Bỗng cháy bùng lên xóa muộn phiền.
Trong tối tăm kia, hồn chợt tỉnh,
Cạnh cay đắng nọ, trí còn điên.
Ngẩn ngơ bỡ ngỡ lòng ray rứt,
Đau đớn bàng hoàng dạ ngả nghiêng.
Ai biết cuối đời, tình bạt mạng,
Lập lòe chi nữa, cố tìm quên !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 2

THẾ THÁI NHÂN TÌNH


17759738_390663254639659_7717325485046175963_n

THẾ THÁI NHÂN TÌNH

Lặng lẽ buồn riêng một cõi ngồi,
Ngẫm đời vốn vẫn vậy mà thôi.
Người quen lộ mặt phường xu nịnh,
Bè bạn hiện thân đám đãi bôi.
Một lũ a dua cùng lớn tiếng,
Cả bầy bắt chước hùa cong môi…
Than van giả lả theo bài bản,
Thế thái nhân tình bạc tựa vôi !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
Chuyện ngắn

Ngoại tình


14063990_990769971022142_6897292563052948175_n

Ngoại tình

Lê Hứa Huyền Trân

Anh ngoại tình. Việc này cả khu phố không ai là không biết nhưng chẳng hiểu sao chị vẫn dửng dưng như chẳng hề hay biết gì. Ở cái nhà này, chị là trụ cột, nên cả phố đều lạ rằng anh có cái gan tày đình nào mà dám “vượt mặt” chị nhường thế. Lạ một điều nữa là việc anh ngoại tình, tuy không dẫn về nhà nhưng điều tiếng râm ran thì cũng đã lan truyền, vì nhẽ nào chị vẫn cứ đi làm mỗi ngày, vẫn cười nói với anh mỗi ngày, vẫn cứ đối xử với anh như lũ chim câu với nhau vô thức. Người ta không biết nhưng tôi thì biết rất rõ, vì tôi là em họ của chị, hàng xóm của anh chị, ngày chị dưới quê lên phố làm, chị dẫn tôi theo cho thuê căn phòng ở tạm. Chẳng phải vì chị không muốn đối xử với anh theo cách anh đã làm với mình, mà vì chị không thể, vì chị kiêu hãnh.
Chị có một cái quán nhỏ bán xôi sáng, tuy chỉ là quán nhỏ nhưng vì đây là khu phố lao động, lại gần trường học nên người ta ăn nhiều. Lâu dần sinh lời, cũng có đồng ra đồng vào. Anh chỉ là công nhân xây dựng, ngày thầu thì đi làm, còn không thì cũng chỉ ở nhà, lân la phụ chị. Hai người có với nhau những năm mặt con, đứa lớn nhất cũng đã hai mươi, còn nhỏ thì mới lên tám. Những tưởng cuộc sống gia đình cứ êm đềm trôi qua như thế thì tất cả lại đổi thay chỉ vì một chữ tiền. Chị nhân rộng quán xôi của mình ra thành nhiều chi nhánh đồng nghĩa với việc chị ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn. Và khi tiền chị kiếm được ngày càng nhiều, tiếng nói của anh trong gia đình lại có vị thế ít hơn. Đùng một cái chị mua nhà, căn nhà to dưới phố, tôi cũng theo chị ở nhờ một góc nhỏ. Lúc này tính tình chị bắt đầu đổi khác.
Người ta hay bảo đồng tiền có một mãnh lực mê hồn, nó dễ khiến người ta thay đổi. Nhưng tôi lại nghĩ, là đồng tiền hay bởi tại con người? Chung quy lại tôi thấy đồng tiền cũng chỉ là một cơ hội, cơ hội để xét đoán mối quan hệ giữa người và người, nếu con người đừng bị cám dỗ, đừng vì nó mà thoái hóa nhân cách, chẳng phải đồng tiền chẳng bao giờ mang tiếng xấu như vậy hay sao? Người ta lại thường bảo đàn ông mà không làm chủ gia đình thì nhục lắm, rồi cái nòi bám váy vợ thì ôi thôi đủ thứ chuyện để người ta phì vào mũi. Tôi nghĩ anh cũng biết người ta điều ra tiếng vào khi sống nhờ vào vợ, chỉ có điều anh giả lảng. Cái giả lảng của anh người tốt thì bảo “ để yên cho nó sống, nó cũng đi làm phụ vợ, chỉ là không nhiều tiền bằng vợ thôi”; kẻ nhiều chuyện thì lại buông :” thằng đó mặt dày, về bám váy vợ mà không biết nhục”. Tôi nghe tất về kể lại cho anh. Anh cười xòa:
Người ta nói gì mặc người ta, chán thì người ta không nói nữa thôi.
Nhưng anh cứ để người ta đồn sai sự thật thế à?
Cũng đâu có sai, kì thực chị làm nhiều tiền hơn anh mà.
Bỗng dưng, tôi thấy anh… nhục như người ta nói. Với chí trai của một thằng mới mười tám tuổi, tâm niệm lúc
Nào trong đầu cũng là phái mạnh phải “ thống lĩnh” phái yếu và nhục nhất của thằng đàn ông đó là để vợ nuôi. Bởi thế, tôi thấy anh nhu nhược, nhu nhược đến độ từ lúc nào trong nhà vắng bóng tiếng nói của anh. Chị quyết định mọi thứ từ việc cho con cái học trường nào đến việc mua những đồ vật dụng trong gia đình hay quyết định những việc liên quan đến gia đình như đi thăm hai bên nội ngoại ngày nào, anh chỉ răm rắp tuân theo tất cả. Anh im lặng đến độ tôi nghĩ rằng tôi nhớ tiếng nói trầm ấm của anh.
Nhưng rồi tôi nhận ra không phải anh không buồn vì những lời nói đó, chỉ là anh không thể nói. Đó là khi tôi nghe anh chị cãi nhau lần đầu tiên sau từng ấy năm. Tiếng chị át hẳn tiếng anh :” Lúc nào anh cũng vậy,.. anh mua về… hỏi ý tôi chưa… Anh thật chẳng hiểu nổi”. Thi thoảng tôi nghe tiếng yếu ớt từ anh :” Mình nói nhỏ thôi, các con nghe thì không tốt”. “ Vậy ý anh nói là tôi đang nói điều không tốt à? Tôi đang mắng anh sai đấy phải không?” rồi tôi không nghe thấy anh nói gì nữa, hoặc giả anh phản kháng lại một cách yếu ớt đến độ tôi không nhận ra. Tối, tôi thức khuya vì học ôn, tối khát nước đi lùng nước uống thấy anh ngồi hút thuốc trên ban công. Năm mươi tuổi đầu, đàn ông có cái gì mà chưa từng trải?
Anh buồn vì chị nói thế sao?
Anh buồn vì chị ấy thay đổi quá nhiều.
Nếu không thể tiếp tục sao còn gượng ép? Em thấy anh mệt mỏi quá rồi
Vợ chồng hai ba chục năm, năm mặt con cả rồi, anh không muốn con anh thành kẻ không cha
Tôi im lặng không nói gì. Tôi cảm thấy cái chí trai mà tôi nói, tôi nghĩ lúc trước bỗng trở nên quá nhỏ bé trước
Lời nói của một người cha. Anh đã hút rất nhiều thuốc trong đêm hôm đó, còn tôi, tôi chỉ biết nhìn làn khói thả trong đêm.
Chị đi học nhảy đầm. Đàn bà có của thường chuộng cái “ món đó”. Chị kết thân với mấy mụ tú rảnh rỗi dư tiền, họ thường kéo nhau đi đây đó chơi lúc cuối tuần. Cứ lúc rảnh rỗi chị lại kéo họ về căn nhà mới, rồi cả đám thi nhau đánh bài chắn, những con bài nhỏ nhỏ mà đàn bà thời xưa vẫn hay chơi, nếu dư ra hay cũ đi người ta hay gấp lại thành hình lọ hoa hay hạc. Mỗi lần các mụ kéo về tôi lại không thể nào học bài được, thể nào cũng trốn. Còn anh, có lần bị mấy mụ tú ấy nhầm là người giúp việc trong nhà, sai đi lấy nước, anh cũng lẳng lặng mà làm. Chừng sau, chị xấu hổ, cấm tiệt anh xuất hiện khi có bạn chị tới.
Chị đi nhảy đầm, ăn mặc diêm dúa, cứ hàng tuần đều có nhạc xập xình. Hội chị không chỉ các bà mà còn có vài ông “ thiếu vợ” cũng tham gia. Nhìn cảnh họ uốn éo lắc lư trước mặt đám nhỏ, anh góp ý:
Mính muốn nhảy đầm, mình qua nhà khác, đám trẻ nhìn thấy lại không hay. Những hành động đó, tôi thấy không đứng đắn.
Ý anh là sao? Y anh tôi là con đàn bà không đứng đắn? Nhà này ai mua? Ai mua mà anh có quyền lên tiếng đuổi tôi ra khỏi nhà?
Và theo sau là tiếng chửi vang động cả khu xóm của chị. Trước, hai vợ chồng còn đóng cửa bao nhau, sau mỗi
Lần chị mắng anh là dường như cả xóm đều biết. Đáp lại anh chỉ từ tốn giải thích nhưng chị cứ như bất kham, anh càng nhịn bao nhiêu, chị càng lấn tới. Hàng xóm xách dép đến coi chị càng lấy đó làm oai, mắng anh không tiếc lời, thậm chí cuối cùng còn chốt hạ :” Nhà này tôi lo tất cả, đừng nghĩ vượt mặt được tôi”. Rồi chị quay đi. Anh thấy tôi đang nhìn chỉ cười. Cái giá của một người cha đắng thế sao anh?
Rồi tôi bắt đầu nghe người ta đồn anh ngoại tình. Người ta lại được dịp xỉa xói anh, nào là đàn ông bạc nửa đầu còn ham của lạ, nào là bám váy vợ mà đòi phản bội vợ. Tôi biết hết. Có đôi lần tôi cũng thấy anh và chị ấy, một người đàn bà có gương mặt phúc hậu.
Chị ấy chưa chồng- Anh nói với tôi- Là bạn thuở nhỏ của nhau, rồi anh lấy chị của em, duyên lỡ dỡ, nay mới gặp lại.
Anh thương chị ấy sao?
Chị ấy thương anh.
Câu nói đó dường như trở nên quan trọng hơn tất thảy. Chị tôi biết tất cả nhưng chị chỉ nói với tôi:” Anh ta
không dám đâu. Chị nuôi anh ta mà.”, và cảm xúc của tôi nó ngược đời đến nỗi tôi ghét cả chị của mình. Nhưng tôi biết, cả anh cũng đang dang dở, anh vừa muốn đến với người phụ nữ kia, vừa ngần ngại khi nó trái với triết lý sống cảu mình. Rõ ràng anh vẫn đang cố gắng giữ hạnh phúc gia đình. Anh cười với tôi :” Anh vừa mua thứ này, hôm nay sinh nhật chị. Ngày trước chị thích nhất món này”. Mở ra bên trong là mớ khoai lang nóng hổi mà theo câu chuyện ngày xưa chị kể khi tôi còn nhỏ, là hai người nghèo đến nỗi chẳng có tiền mua đồ ăn,c ứ sinh nhật chị là anh mua món này là món ngon nhất, đổi bữa, xem như quý giá nhất. Tôi cười cười thế nhưng đi học về tôi thấy đám khoai lang nằm trong sọt rác, chị đang xỉa xói anh không tiếc lời :” Ý anh là sao? Sinh nhật tôi anh không mua nổi thứ gì ý nghĩa hay sao mà mua thứ này? Anh đang muốn móc tôi, cho tôi quay lại ngày cơ hàn ngày ấy hay sao?” Anh nhìn tôi thẫn thờ, tôi nhìn anh tiếc nuối.
Rồi tôi đi thực tế suốt mấy tháng, ngày tôi về, thấy chị đang khóc dưới bếp, anh thì đang xếp dọn đồ đạc, lá đơn li dị thẫn thờ nằm trên bàn. Tôi không hỏi, tôi cứ cảm thấy đó là điều tất yếu. Việc hai người không còn yêu thương nhau rồi xa nhau, việc hai người chẳng còn giành nỗi sự thấu hiểu cho nhau thì xa là điều tất yếu. Nhìn thấy tôi, anh vỗ vai:
Ráng đậu đại học, anh sẽ thưởng.
Tôi gật đầu, tôi biết anh đang nói thật. Tôi không phán xét anh, cũng không thông cảm cho anh. Chỉ như một

Người biết chuyện để anh đi thật nhẹ nhàng. Anh đẩy cửa bước đi, anh đang đến với hạnh phúc mới, ánh sáng le lói chiếu vào. Một hạnh phúc dù rất muộn.

Lê Hứa Huyền Trân

Categories
5 – Sưu Tầm

Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang


29/04/2021

Trang sử thuyền nhân và nghĩa trang Galang

Bùi Văn Phú

Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba.

galang1Cổng vào trại tị nạn Galang – Ảnh minh họa 

Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.

Tầu vượt biển từ Việt Nam thường cập bến Indonesia trong các vùng quần đảo Riau, Natunas, Anambas rồi được đưa vào Terempa hay Kuku ở tạm, trước khi tầu của Cao uỷ Tị nạn ra đón vào Galang, nơi được gọi là “cửa ngõ tự do và tình người”

bvp1Trại tị nạn Galang I, Indonesia (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Galang có hai trại nằm cách nhau hai cây số. Từ cầu tầu vào một quãng đường là Galang I, nơi tiếp nhận người mới đến. Ở đây thuyền nhân sống tập thể trong những ba-rắc bằng gỗ, dài 20 mét ngang 6 mét. Mỗi ba-rắc chừng 50 người, có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo dân số trại.

Galang II, trước năm 1987 là nơi sinh sống của những người đã được một nước thứ ba nhận cho định cư. Đa số đi Mỹ và một số đi Canada, Úc hay Pháp.

bvp2Một gia đình thuyền nhân trong ba-rắc Galang I (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Người tị nạn trước khi đi Mỹ phải qua một khoá học kéo dài từ ba đến bốn tháng rưỡi, để học Anh văn và kiến thức về đời sống Mỹ. Từ năm 1987 các khoá Mỹ chuyển qua Bataan, Philippines.

Nhà ở cho người tị nạn trong Galang II cũng là những ba-rắc gỗ, nhưng thiết kế kiểu nhà sàn, tầng trên chia làm 10 phòng, cho từng gia đình để có sự riêng biệt. Bên dưới là nơi nấu ăn, tắm rửa.

Hai trại đều có chợ, quán ăn, quán cà phê ; có nhà thờ, chùa, thánh thất với các lễ nghi tôn giáo cùng các sinh hoạt đoàn thể như Đoàn Oanh Vũ, Gia đình Phật tử Long Hoa, Thiếu nhi Thánh thể, Thanh niên Công giáo.

bvp3Người tị nạn xem văn nghệ tại Youth Center, Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Về giáo dục có chương trình phổ thông dành cho trẻ em, có thư viện, phòng thính thị cho việc học tiếng Anh. Có chương trình huấn nghệ do các cơ quan thiện nguyện World Relief, Save the Children điều hành.

Về y tế có bệnh viện PMI do Hội Hồng Nguyệt Indonesia trông coi.

Trong trại có bán nguyệt san Tự Do, do linh mục Gildo Dominici sáng lập và làm chủ nhiệm, người tị nạn lo điều hành và nội dung bài vở.

bvp4Tuồng cải lương trong một buổi văn nghệ ở Galang (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Vào các dịp lễ như tưởng niệm 30/4, Giỗ tổ Hùng Vương, Kỷ niệm 1/11, Trung Thu, Tết, Giáng Sinh, Phật Đản trong trại đều có sinh hoạt văn hoá, văn nghệ MCI (Maintaining Cultural Identity – Bảo tồn văn hoá) do nhiều đoàn thể đóng góp được tổ chức tại CVC hay Trung tâm Sinh hoạt Thanh Thiếu niên (Youth Center).

Nhìn chung đời sống trại Galang như ở một làng quê Việt Nam. Lúc đông nhất dân số trong trại lên đến 15 nghìn người tị nạn, cùng hàng trăm nhân viên đến trại làm việc từ nhiều quốc gia.

Từ sau tháng 4/1975 những ai rời Việt Nam đến được bến bờ các quốc gia Đông Nam Á, nếu không có thân nhân ở các nước khác, đều được Mỹ nhận cho định cư.

bvp5Bà Pirjo Dupuy, Cao ủy trưởng đặc trách định cư, trao phần thưởng cho học sinh khối giáo dục phổ thông (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Đối diện với khủng hoảng về thuyền nhân, một hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương đã họp ở Genève tháng 7/1979 và đi tới quyết định là không chỉ Hoa Kỳ tăng số người tị nạn được nhận lên 14 nghìn mỗi tháng, nhiều quốc gia khác cũng mở rộng bàn tay đón nhận người tị nạn Đông Dương là Úc, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Nhật, các nước Bắc Âu và nhiều quốc gia khác. Ngay cả Do Thái cũng nhận người tị nạn Việt trong giai đoạn này.

Mười năm sau, chính sách về người tị nạn Đông Dương có những thay đổi căn bản.

Đầu tháng 3/1989, đại diện của 29 quốc gia họp tại Kuala Lumpur, Malaysia để tìm giải pháp cho thuyền nhân. Sau đó các quốc gia ASEAN đưa ra quyết định những thuyền nhân đến các trại sau ngày 14/3/1989 sẽ phải qua thanh lọc để xác định qui chế tị nạn, từ đó mới có thể xin định cư ở một nước thứ ba. Không có qui chế tị nạn, người vượt biên, vượt biển sẽ bị trả về nguyên quán.

bvp6Nhà ở của người tị nạn trong trại Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Quá trình thanh lọc có những bất công khiến người vượt biển trong các trại ở Đông Nam Á biểu tình phản đối.

Trong trại Galang nhiều người đã tự thiêu, tự sát vì bất công trong thanh lọc và chống lại việc cưỡng bách hồi hương.

Tại hải ngoại, nhiều hội đoàn, các tổ chức giúp người vượt biển đã lên tiếng cầu cứu với Cao uỷ Tị nạn, với lãnh đạo các quốc gia mong tìm ra một giải pháp nhân đạo cho thuyền nhân.

bvp7Bán nguyệt san Tự Do (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Vào đầu thập niên 1990, việc giải quyết vấn đề thuyền nhân tị nạn Việt Nam, cũng như vấn đề cựu tù nhân học tập cải tạo, vấn đề con lai là những điểm được bàn thảo trong tiến trình thiết lập bang giao giữa Washington và Hà Nội.

Việt Nam lúc đầu không muốn nhận lại thuyền nhân đã bỏ nước ra đi. Như năm 1975 đã không muốn nhận người di tản hồi hương trên con tầu Việt Nam Thương Tín.

Năm 1991 Hà Nội loan báo đồng ý nhận lại những người vượt biên, vượt biển không có qui chế tị nạn.

Chính sách cưỡng bách hồi hương được thi hành. Gần 6 nghìn thuyền nhân từ Galang đã phải hồi hương. Một số đã tình nguyện hồi hương trước, sau được Hoa Kỳ nhận cho vào Mỹ theo chương trình ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees).

Cùng lúc chương trình định cư tù cải tạo HO và con lai được Hoa Kỳ và Việt Nam xúc tiến đưa hàng trăm nghìn người Việt qua Mỹ định cư.

Làn sóng vượt biển chỉ chấm dứt 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975.

bvp8Bia tưởng niệm người vượt biển tại nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Các trại tị nạn ở Đông Nam Á, một thời là “cửa ngõ tự do và tình người”, từng đón bộ nhân vượt biên hay thuyền nhân vượt biển đóng cửa.

Khao I Dang, Sikiew, Songkla, Panat Nikhom, Bidong, Sungei Besi, Kuku, Galang, Palawan, Bataan, Chi Ma Wan, Hei Ling Chau, Kai Tak, Tuen Mun, Argyle, Whitehead nhiều nơi nay không còn dấu vết gì nhiều ngoài những nấm mồ của người tị nạn đã qua đời trong trại.

Nằm giữa đường từ Galang I vào Galang II có một khu nghĩa trang, nơi chôn cất khoảng 500 đồng hương kém may mắn đã qua đời tại đây, được thuyền nhân gọi là Galang 3.

bvp9Nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Nhiều người chết vì già, vì bệnh. Có bé sơ sinh chết khi vừa lọt lòng mẹ. Có người tự sát để phản đối chính sách thanh lọc bất công được áp dụng cho những ai đến đảo sau ngày 14/3/1989.

Thời gian làm việc trong trại Galang tôi có biết đến hai cái chết. Một anh chừng 30 tuổi, được Hoa Kỳ nhận cho định cư và mở tiệc ăn mừng. Sau buổi tiệc, tối về phòng ngủ và sáng hôm sau không thức dậy nữa.

Người thứ hai là một thanh niên hay quậy phá, nhiều lần bị P3V, cơ quan an ninh của Indonesia, bắt giam vào “nhà khỉ” tức nhà tù của trại. Vào một buổi trưa, anh kêu bạn tù ở phòng cạnh bên kéo dây để anh phơi quần áo. Đâu ngờ đó là dây anh dùng thắt cổ tự tử.

bvp11Miếu Hai Cô trong trại Galang II (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Trại Galang II có Miếu Hai Cô ngay dưới một tàn cây to cao như cây đa. Nghe kể là hai cô đi vượt biển, tầu gặp hải tặc và bị hãm hiếp. Nhiều người trong trại thường đến miếu thắp nhang.

Những năm sau nơi này có thêm một miếu nữa nên trở thành Miếu Ba Cô, để tưởng nhớ đến ba cô gái Việt đã chết trong trại.

bvp10Một ngôi mộ trong nghĩa trang Galang. Góc trên là nhà chòi có thể dùng làm nơi cử hành các nghi thức tôn giáo (Screen Shot từ đài RFA)

Năm 2005, ghi dấu 30 năm ngày 30/4 tang thương khiến nhiều người phải bỏ nước ra đi, cộng đồng người Việt hải ngoại có dự án xây đài tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong. Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam ở Úc, do ông Trần Đông làm giám đốc, xúc tiến công tác.

Khi đài tưởng niệm hoàn thành thì chính phủ Việt Nam phản đối, tạo áp lực ngoại giao buộc chính quyền địa phương phá bỏ.

bvp12Đài tưởng niệm hoàn tất năm 2005 và ngay sau đó bị đục bỏ do áp lực ngoại giao từ Việt Nam (Ảnh tài liệu trên FB)

Đài tưởng niệm ở Galang bị đục bỏ tấm bia bằng đá, với hàng chữ :

“In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thrist, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. Overseas Vietnamese Communities, 2005”

[Để tưởng niệm hằng trăm ngàn người Việt đã chết trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì bị kiệt sức hay vì bất cứ nguyên do nào khác, chúng tôi cầu nguyện cho họ được yên nghỉ đời đời. Những hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Các Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, 2005]

Trên tấm bia còn có lời tri ân Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc, Hội Hồng Thập tự Quốc tế, Hội Hồng nguyệt Indonesia và các tổ chức quốc tế đã cứu giúp thuyền nhân.

Trong hơn 10 năm qua, chính phủ Indonesia mở cửa Galang làm nơi du lịch. Người Việt hải ngoại đã có những chuyến đi “Về bến Tự do” thăm lại trại tị nạn xưa.

Nhiều người từng ở Galang đã trở lại nơi này để thăm viếng nơi có một thời sống qua, cùng tảo mộ chăm sóc cho nghĩa trang. Điều này khiến Việt Nam không hài lòng vì Hà Nội muốn xóa bỏ dấu tích và hệ lụy của các chính sách cai trị hà khắc đã khiến người Việt phải bỏ nước ra đi.

Thông tin và hình ảnh đưa lên mạng gần đây cho thấy di sản của người vượt biển tị nạn còn lại tại Galang ngày nay là một bảo tàng về thuyền nhân với nhiều hình ảnh, di vật. Một ba-rắc của Galang II được dựng lại, vài con thuyền vượt biên được phục hồi và trưng bày. Nhà thờ và chùa ở Galang II vẫn còn. Cách đây chừng một tháng thì ngôi chùa đã bị hoả hoạn làm thiệt hại.

Nghĩa trang Galang đã qua nhiều đợt trùng tu. Những ngôi mộ được làm sạch cỏ chung quanh và có nước sơn mới mầu trắng.

Nhìn tấm bia tưởng niệm có trong nghĩa trang từ những năm đầu của thập niên 1980, nay được bao phủ và có nhiều mái che trên lối vào làm mất vẻ đẹp và trang nghiêm, người viết bài đề nghị với Văn khố Thuyền nhân Việt Nam bên Úc, hay hội đoàn nào có trách nhiệm bảo tồn nên có kế hoạch phục hồi bia tưởng niệm lại nguyên trạng như trước, với không gian hoàn toàn mở, không nên có các mái che khuất như hiện nay.

Thêm nữa, các tượng ảnh đặt trước và chung quanh bia tưởng niệm không phù hợp với vong linh của tất cả những người đã khuất vì thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.

Tấm bia nguyên thuỷ chỉ có bình nhang phía trước. Nhiều người đã đến đây cầu nguyện và cắm nhang tưởng nhớ.

Về bàn làm lễ nếu cần có cho nghi thức theo tôn giáo, đề nghị dùng một nhà chòi đã có bên phía trên, góc phải nghĩa trang. Khi đọc kinh hay làm lễ có thể đặt trên bàn hình tượng tôn giáo mang theo. Sau nghi thức, mọi người có thể xuống viếng mộ.

bvp13Cảnh phía trước nghĩa trang Galang năm 2019 (FB Pulaugalang Tienbep)

Nếu cần hướng thẳng về nghĩa trang và bia tưởng niệm, đề nghị xây dựng một nhà chòi bên kia đường đối diện với cổng nghĩa trang.

Trong hai thập niên từ sau ngày 30/4/1975, theo số liệu của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc, đã có gần một triệu người Việt bỏ nước ra đi, phần đông là vượt biển. Hàng trăm nghìn người đã vùi thây trên biển và trong rừng sâu.

Hành trình tìm tự do với nhiều đau thương của người Việt Nam đã làm nên trang sử của thuyền nhân tị nạn.

Bùi Văn Phú

(29/04/2021)

Tác giả Bùi Văn Phú làm việc tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á trong thập niên 1980. Ông hiện là giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California

Source : https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/21358-trang-s-thuy-n-nhan-va-nghia-trang-galang

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 2

TIẾNG DƯƠNG CẦM


TIẾNG DƯƠNG CẦMTIẾNG DƯƠNG CẦM

Trong đêm nức nở tiếng dương cầm
Vang mãi đàn ai một khúc âm?
Có phải tiếng lòng đang thổn thức?
Hay từ ly đã tới ngay gần?

Đêm vắng tàn đông, tiếng xé lòng
Sầu ai vỡ nát hồn vô vọng
Tiếng như than thở lần chia biệt
Như tiếng cười trêu kẻ viễn vông !

Ôi tiếng dương cầm đêm, đẫm lệ
Tả tơi theo gió cuốn lê thê
Bi ai như tiếng lòng vương vấn
Một mối tình xưa, mất lối về !
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU VÀ LÃO ĐẦN ! 


(Bài viết ngắn thích hợp cho FB)

VẤN ĐỀ DI DÂN LẬU VÀ LÃO ĐẦN !

https://youtu.be/NoJ0eib-z7Y

Những tấm hình này đã cho chúng ta biết là di dân lậu tại biên giới phía Nam của Mỹ, do lão Đần tạo ra khi hứa cho họ thoải mái vào Mỹ, đã trở thành cuộc khủng hoảng di dân chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ !

Cho tới hiện giờ, số người đã đến và đang trên đường tiến về Mỹ đã lên tới con số khiến mọi người phải kinh hoàng, vì nó đã vượt quá tầm kiểm soát của những người đang có nhiệm vụ ở biên giới !

Chính vì vậy, người chịu trách nhiệm trong vấn đề này của Mỹ đã lên tiếng kêu gọi dân chúng nên tình nguyện đến giúp đỡ tại biên giới Mỹ và Mexico.

Theo dự đoán, đây chỉ mới là sự khởi đầu, nó sẽ tăng lên gấp cả chục lần và sẽ trở thành cuộc khủng hoảng di dân lậu tồi tệ nhất, nếu không ngăn chận kịp thời. Chắc chắn là sẽ có nhiều người bỏ mạng !

Nước Mỹ hiện đang giữ hơn 3000 trẻ em tạm xem như mồ côi vì cha mẹ chúng đã gửi bọn buôn người đi theo đám di dân lậu, còn chưa biết phải giải quyết như thế nào. Nếu thêm số lớn những di dân lậu này nữa thì đảng con lừa nên chia nhau ra lãnh về nuôi, đừng bán cái cho mấy tiểu bang gần biên giới, nơi di dân lậu đã và đang tràn vào !

Trong khi đó, Đần vẫn tỉnh như ruồi, cứ khoảng 7 giờ tối là thành gà lên chuồng ! Mọi thứ đã có lão Ma đầu và 2 đệ tử cái da mầu của lão Ma lo cho tới khi nước Mỹ nát bét như tương Tàu và nồng mùi cà ri !

Con Gà Què Azalea

(Hình lụm)

Đọc thêm => https://tuoitre.vn/nguy-co-di-dan-lon-nhat-20-nam-ong-biden-thuc-giuc-dung-den-my-nua-20210317102017812.htm?fbclid=IwAR1l0iUgPET5UCcbB_dTrGV_Td9-4dOBlPQDZvZfqxuVFWqU9rE54_k6rSY

Xem/nghe thêm :

https://youtu.be/EtlB8yyQDTA

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

PHẢI HIỂU GIẢI PHÓNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG Ý VỊT CỘNG ?!


PHẢI HIỂU GIẢI PHÓNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG Ý VỊT CỘNG ?!

(Tui cố tình không để 2 chữ giải phóng trong ngoặc kép !)

59413670_2283383061982479_2103376270900330496_n

Người Mỹ đã rút hết quân khỏi miền Nam từ năm 1973 nhưng tới năm 1975, Vịt cộng vẫn lấy cớ chống Mỹ cứu nước để cướp miền Nam ! Trong khi đó, Lê Duẫn nói rằng :”Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên sô, Trung Quốc”. À thì ra là vậy. Dân Bắc Việt đã bị cú lừa ngoạn mục, vào ăn cướp miền Nam mà lại cứ tưởng mình đi giải phóng !

Khi không bị chết lảng nhách mất hơn triệu quân dân Bắc Việt cũng chỉ vì gã Tàu thích ấu dâm trẻ Việt, làm cho dân miền Nam cũng bị vạ lây, chết mất mấy trăm ngàn người, dù chỉ là tự vệ !

59488121_2283384485315670_3136075821211451392_n

Ừa thì giải phóng ! Giải phóng cho dân miền Nam thành chuyên chính vô sản như dân Miền Bắc, để thực hành chính sách bần cùng hóa nhân dân của cộng sản !

Bây giờ thì xong rồi nhưng bọn chúng vẫn chưa tha vì cả nước chưa phải trần truồng, vẫn còn quần áo che thân. Bọn chúng còn chưa bóc lột hết, dân vẫn còn có cái gì đó bỏ vào bụng !

59129572_2283426285311490_2894681195839225856_n

Vì thế nên giá xăng, gas, điện, v.v… đua nhau tăng để dân được trở về thời đồ đá vì không đủ tiền xài ! Bởi vậy, có 1 tên khùng mới nói nếu tiền điện tăng giá, nghèo quá không đủ tiền thì xài 2/3 bóng đèn thôi. Thằng mắc dịch nào nói câu này chắc chỉ mới biết đọc biết viết, rồi mua bằng ngồi vào cái chức hiện giờ. Não của nó chắc cũng chỉ xài được 2/3 nên hắn mới nghĩ bóng đèn có thể xài 2/3 cái !!!

59079004_2283426668644785_5536535838969561088_n

Bây giờ thì 2 chữ giải phóng đã rõ nghĩa : Mọi thứ đều sẽ mất sạch – kể cả mất nước – cho đến khi chỉ còn lại cái quần què, trở thành vô sản !

Vì thế, đối với dân thuộc nước VNCH, được bọn VNCS giải phóng có nghĩa là mất sạch, trở thành khỉ như chúng nó muốn. Tuy nhiên, bọn chúng mới chính là khỉ và dân VNCH vẫn còn là người, dù người đã bị “GIẢI PHÓNG- PHỎNG DÁI” và đang bị lũ khỉ cỡi cổ !

HÃY VÙNG LÊN HỠI NHỮNG CON ẾCH ĐANG BỊ LUỘC CHÍN DẦN ! CÒN CHỜ GÌ NỮA MÀ KHÔNG LÀM ???!!!

Con Gà Què Azalea 

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

(Hình lụm trên mạng)

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

HỌC CHỮ VIỆT MỚI !


gs ho ngoc dai

HỌC CHỮ VIỆT MỚI !

Bớ tên Ngọc Đại hỡi ! Trời ôi !
Cái học ngày nay đã hỏng rồi !(*)
Dạy kiểu con cầy gì lạ thế ?
Nhìn hình đọc thuộc, chữ… thì thôi !

Mắc gì chữ Việt đem ra xào,
Văn hóa từ nay đổ xuống ao.
Chí chóe choảng nhau như mổ thịt,
Làm cho cả nước loạn cào cào !
Con Gà Què Azalea
(*)Trần Tế Xương

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

LŨ GÀ !


LŨ GÀ !

Thủ đô tị nạn xứ Bol-sa,
Đấu đá gáy gào như lũ gà !
Tên trọc phú… chờ khoe túi bạc,
Đám bưng bô… đợi bợ mông cha…
Kẻ nào cũng phán : ta không cộng,
Ai nấy tự xưng : là quốc gia !
Nhức óc ù tai người ngoại cuộc,
Câm mồm hỡi bọn thúi như ma  !
Con Gà Què Azalea
(Mpt. Aug 14, 2019)

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

KIẾP LƯU VONG


Trông về Quê Mẹ Tranh Nguyễn SơnTrông về quê Mẹ. Tranh Nguyen Son

KIẾP LƯU VONG

Từng bước chân buồn, đạp trên hoang vắng
Dẫm nát nửa đời giá lạnh như băng
Một mảnh tương lai cúi đầu lệ ứa
Thôi đã mất rồi, những dấu chân xưa!
Một nửa bờ mi khép hờ, dõi bóng
Xa tít mịt mù, thôi hết ngóng trông
Những sáng, những trưa, những chiều, những tối
Lây lất bên đời trôi nổi, nổi trôi
Một mảnh oan khiên, cuộc tình kín lối
Tháo gỡ không rời, những hạt buồn rơi!
Những hạt buồn rơi, rơi đầy nghiệt ngã
Từng đợt sóng xô, bờ khuất dần xa
Mây xám trên đầu, mây tím trong lòng
Đã đủ thật rồi, một kiếp lưu vong!!!
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

NHỮNG CON ĐƯỜNG XƯA


NHỮNG CON ĐƯỜNG XƯA

Những con đường xưa tôi đã đi qua,
Ríu rít chân chim tung tăng nở hoa,
Những buổi sáng, trưa, buổi chiều, tới tối,
Đếm bước cùng tôi hết một phần đời.

Rồi bỗng một hôm đường thành lạ xa :
Lố nhố, lô nhô đầy những bóng ma,
Lê lết bước chân trong đôi dép râu,
Chỉ trỏ khua tay, ngơ ngáo vểnh đầu…
Nhòa trong mắt tôi cờ máu hai hàng,
Vênh váo tung bay giữa phố tan hoang.
Rơi giữa hồn tôi nghe ngàn tiếng vỡ,
Đau nhói nghẹn ngào, tim nhỏ lệ khô !

22089863_694226234110128_39408697972806515_n

Ôi những con đường tôi quen đã lâu.
Từng bước chân xưa mất dấu… nặng sầu,
Đường đổi thay tên, nhìn tôi bỡ ngỡ.
Nỗi nhớ mênh mông lạc nẻo sương mờ.
Một phần đời tôi bỗng như đã xóa.
Một phần đời tôi nước mắt nhạt nhòa…
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

LÀM THINH ! 


(Bài viết ngắn thích hợp cho FB)

Con Gà Què Azalea

https://youtu.be/TJnsR11k5dc

Không cần biết clip này từ bao giờ nhưng qua đây, chúng ta đều thấy rõ 3 chiếc tàu của giặc xâm lược Tàu rượt Hải Cảnh VN ngay tại vùng biển bãi Tư Chính của VN. Và VN chỉ biết cong vòi xả ga chạy có cờ !
Là người dân VN yêu nước, bạn có thể bình tâm như vại ngồi yên được hay không?
Nước mất, nhà sẽ tan. Bạn làm thinh tới bao giờ?
Tại sao người Việt chỉ biết làm thinh? Không phải ai cũng chỉ vì sợ mà làm thinh đâu ! Có rất nhiều người Việt cho việc làm thinh là chuyện tế nhị “dĩ hòa vi quí” bởi vì từ nhỏ, thấy người khác sai thì không dám nói. Lớn lên thành thói quen, sẽ không còn muốn nói gì nữa ! Nếu có người nào đó dám “sửa sai” thì lại cho rằng người đó thiếu tế nhị. Chửi giặc Tàu hoặc những con khỉ thì lại cho là người ta dữ !
Vậy thì hãy làm thinh và đợi chờ mất nước !

69624525_1406050732917723_122183654838370304_nĐa số người VN đang sống trong nước vẫn hàng ngày ăn nhậu và du hí rồi khoe hình lên FaceBook như không có chuyện gì xảy ra ! Hãy xem clip này, xem cho tới khi bạn cảm thấy ước muốn đấm vào mặt những thằng Tàu mất dạy ngang nhiên cướp nước đó. Rồi hãy tự hỏi tại sao quân xâm lược Tàu dám rượt đuổi hải cảnh VN ngay trên vùng biển của VN. Câu trả lời là từ những đứa ngu xuẩn tham lam đang cưỡi cổ bạn !
Nếu bạn không thấy tức giận vì đã học thiền hoặc tự cho mình già rồi, để chuyện này cho bọn nhỏ lo. Vậy thì bạn đã trở thành người vô dụng, hãy tiếp tục làm thinh chờ mất nước. Bạn rất xứng đáng được sống kiếp nô lệ !
Con Gà Què Azalea

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

VỊT CỘNG CÓ TỔ QUỐC, DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM KHÔNG?


58629958_2279988465655272_2987609221379391488_o

(Bài viết ngắn thích hợp cho FB)

Vịt cộng chôm chỉa của Việt Nam Cộng Hòa những điều này : Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm, vì chúng quá ngu, không nghĩ nổi ra điều gì khác ! Tuy nhiên, chúng không xứng với những điều đó như chúng tôn xưng !

dentholeduanVịt Cộng lộ mặt ! Tự xưng là kẻ đánh thuê !

  1. Chúng có Tổ Quốc không? – Không ! Vì chúng chủ trương thế giới đại đồng, đánh cướp miền Nam cho Liên Sô, Trung Cộng.

58679264_2279997538987698_6549959644775710720_nVịt Cộng phá mồ mả của liệt sĩ Việt, phong liệt sĩ và thờ những kẻ đã giết dân quân của mình.

2. Chúng có danh dự không? – Không ! Vì chúng đánh cướp đất của người miền Nam cùng nòi giống, cướp đất đai của dân chúng cả nước mà mặt vẫn trơ ra như không có việc gì. Chúng thờ cúng những tên giặc Tàu đã giết hàng ngàn lính và đồng bào của mình nhưng lại phá bỏ mồ mả những người đã chết vì giữ gìn đất nước, bắt bớ những người tưởng niệm anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm… Chúng mượn danh dân Việt, vác mặt đi ăn xin khắp thế giới để chia nhau bỏ túi riêng…

58461510_2279988168988635_4810363371520000000_n

3. Chúng có trách nhiệm không? – Không ! Vì chúng chỉ biết đảng, chỉ sợ mất đảng chứ không hề có trách nhiệm với đất nước và dân Việt. Chúng trơ mắt nhìn giặc Tàu cướp biển đảo, cướp tài nguyên, cướp đất và bắn giết ngư dân…
Đừng lừa gạt dân Việt thêm nữa !
Con Gà Què Azalea

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

BIỆT XỨ


Categories
1 - Văn Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Văn Con Gà Què Azalea

KHI NGƯỜI TA BỊ “CUỒNG”


(Posted lại ở đây để tránh bị xóa bài.)
Con Gà Què

Càng sống lâu dài trên đất Mỹ, tôi càng hiểu rõ hơn về đảng Dân Chủ, về những trò hèn hạ trả thù đối thủ và thói nịnh bợ dân đến độ biến những người dân này thành những kẻ thực sự lười biếng, chỉ biết ngửa miệng chờ sung rụng, thay vì chỉ tạm thời cần được giúp đỡ.
Tôi chỉ nói những gì chính mắt mình được nhìn thấy. Đây chỉ là quan niệm riêng của tôi. Nếu bạn không đồng ý, hãy lên mạng để tự tìm hiểu.

Tôi không phải là kẻ có thành kiến hoặc “cuồng” phe nào. Dĩ nhiên, mỗi phe đều có những cái tốt và xấu. Hãy khách quan và công bằng để nhận xét trước khi bạn mở miệng nói người khác “cuồng”, chỉ vì người đó không cùng quan điểm về chính trị với bạn. Dùng chữ “cuồng” để gọi người bất đồng chính kiến với mình, chính là tự nhận mình đúng là kẻ “cuồng”. Một khi đã “cuồng”, nghĩa là bạn không còn tỉnh, sẽ không còn thấy được phe mà bạn ủng hộ đã và đang làm những điều rất tồi tệ !
Hãy tự nhìn lại chính mình – dù bạn là kẻ bằng cấp đầy người – để ngừng nói những lời xách động hoặc phỉ báng đối phương, nhất là khi bạn đang ở vào một cương vị mà lời nói của bạn dù đúng hay sai, cũng vẫn được một số đông người đang què-quặt-tâm-trí ủng hộ vì sợ nếu trái ý bạn thì sẽ bị coi là hỗn láo!

Hành động của Obama khi tôn dương kẻ phản chiến Jane Fonda và cách đảng Dân Chủ đối xử với dân biểu Janet Nguyễn đã minh chứng rõ cho mọi người thấy thế nào là cách xử sự của những kẻ “cuồng” .

16938870_10212062751793815_2343037787277302390_n

Hai vợ chồng phản chiến Tom Hayden và Jane Fonda đã gián tiếp góp công làm sụp đổ VNCH, góp tay tàn sát người Việt, đưa dân tộc VN vào một thời kỳ thảm khốc dẫn đến những thảm nạn như hiện tại. Điều sai lầm mà ngay chính Jane Fonda cũng đã phải nhìn nhận và mở miệng xin lỗi. Tại sao Obama và đảng Dân Chủ còn có thể có những hành động này?!

Qua sự việc mà người của đảng Dân chủ đã dùng vũ lực đẩy bà Janet Nguyễn ra khỏi phòng họp, người ta có thể thấy rõ những lời đồn “đảng Dân Chủ thân Cộng” và đầy những kẻ “cuồng” là có thật ! Hỡi ôi ! Thảo nào mà khối Cộng sản – điển hình là Trung Cộng – lại chẳng mạnh hẳn lên dưới thời của các TT thuộc đảng Dân Chủ lãnh đạo nước Mỹ !
Con Gà Què   (Bài từ FaceBook  Azalea)

Đọc thêm :

1. Mời đọc bài của Barbara Walters viết về việc Obama tôn dương Jane Fonda. Xin bấm vào link này  => Obama bệnh hoạn vinh danh một tên phản bội tổ quốc

2. Thượng nghị sĩ GOP (Cộng Hòa), bà Janet Nguyễn bị đẩy ra khỏi phòng họp Thượng viện California

https://youtu.be/2hiXDIuaUNs

Thượng nghị sĩ GOP (Cộng Hòa), bà Janet Nguyễn, một người tị nạn Việt Nam, bị đẩy ra khỏi phòng họp Thượng viện California sau khi chỉ trích cố Thượng nghị sĩ Tom Hayden. Xin hãy chia sẽ với cộng đồng người Việt.

Shame on California Democrats!

16806933_10212062752753839_4741300931174543998_n

Video clip của phiên họp:
https://www.youtube.com/watch?v=2hiXDIuaUNs
https://youtu.be/X2sPU5luF84

Phóng sự phỏng vấn TNS Janet Nguyễn nói về việc bà bị mời ra khỏi sàn thượng viện California.
https://www.youtube.com/watch?v=k1OGyhlpf7g

Tiểu sử của bà Janet Nguyen, Tiếng Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=Q-95m0ntYAo

Janet Nguyen interview with Nguoi Viet Magazine
https://www.youtube.com/watch?v=1G9g09B-6Mc

Hôm thứ Năm, Thượng viện California đã trở nên hỗn loạn và đầy tức giận khi một thành viên đảng Cộng hòa đã bị dùng sức đưa ra khỏi sàn vì bị cáo buộc đã phát biểu không đúng lượt trong một phiên họp.

Đồng nghiệp đảng Cộng hòa nói rằng Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, R-Garden Grove, đã bị bắt phải im tiếng bởi khối đa số Dân chủ khi viên chức điều hành buổi họp hộ tống bà từ phòng họp trong khi Bà Nguyễn cố gắng để chỉ trích nghị sĩ Dân chủ mới qua đời Tom Hayden về lập trường của ông ta chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam .

“Tôi điên tiết vì sự vi phạm tự do ngôn luận, Hiến pháp của chúng ta và các tiền lệ điều này tạo ra,” Lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng hòa Jean Fuller, người yêu cầu Ủy ban Điều lệ Thượng viện xem xét kỹ những gì đã xảy ra và làm chắc rằng sẽ không có “sự trừng phạt” chống bà Nguyễn về sự cố.

Bà Nguyễn, một người tị nạn Việt Nam đại diện cho một cộng đồng lớn của Việt Nam tại Orange County, cho biết bà đã tức run người và “khá khó chịu” vì bị đuổi ra . Hai ngày sau khi Thượng viện làm lễ kỷ niệm Hayden, người đi du lịch đến Bắc Việt với cô vợ lúc đó là bà Jane Fonda vào năm 1974, bà Nguyễn nói bà muốn cung cấp “một quan điểm lịch sử khác.”

“Ông ấy đứng về phía chính phủ cộng sản, bọn đã bắt làm nô lệ và giết chết hàng triệu người Việt, trong đó có gia đình tôi”, bà Nguyễn nói. Nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam, “Tôi sẽ không ở đây ngày hôm nay. Tôi có lẽ đã chết.”

Tại một cuộc họp báo không liên quan sau đó, Chủ tịch Thượng viện Pro Tem Kevin de León cho biết ông đã “rất bực bội (bởi) những gì đã diễn ra trong phòng họp.”

De León, một đảng viên Dân chủ Los Angeles, đã đồng ý việc xem xét Quy tắc Ủy ban và cho biết ông sẽ nói chuyện với bà Nguyễn và ông Fuller. Nhưng ông nói thêm rằng tình hình “có thể dễ dàng được giải quyết” nếu họ đã làm theo thủ tục nghị viện.

Bà Nguyễn đã cố gắng để nói lên ý kiến của mình trong phần tưởng niệm sau buổi họp của phiên họp Thượng Viện, khi các thành viên thường dâng hiến lòng kính trọng đến người đại biểu gần đây đã chết. Sau khi giải bày ý kiến của mình bằng tiếng Việt, bà Nguyễn đã bị cắt đứt nhanh chóng khi bà cố gắng lặp lại bằng tiếng Anh.

“Các thành viên, hôm nay tôi nhận ra trong ký ức của hàng triệu người Việt Nam và hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đã hy sinh trong việc tìm kiếm tự do và dân chủ,” bà nói. “Hôm thứ Ba, các bạn đã có một cơ hội để tôn vinh Thượng nghị sĩ Tom Hayden. Với tất cả sự tôn trọng, tôi muốn cung cấp quan điểm lịch sử này … ”

Chủ Thượng nghị sĩ Ricardo Lara, D-Bell Gardens, cắt ngang bà Nguyễn và giao phòng họp cho Thượng nghị sĩ Bill Monning, D-Carmel, người đã nói bà Nguyễn mất trật tự vì bà đã không lên tiếng phản đối của mình trong buổi lễ tưởng nhớ Hayden hai ngày trước. Bà Nguyễn tiếp tục nói chuyện trong vài phút, thậm chí ngay cả khi bà Lara liên tục yêu cầu bà ấy ngồi xuống và rồi cuối cùng đã ra lệnh cho người điểu khiển chương trình đưa bà ra.

“Điều hành viên, hãy đưa Thượng nghị sĩ Nguyễn khỏi phòng,” bà Lara nói. “Đưa bà ta ra ngay lập tức. Điều hành viên, xin vui lòng đưa Thượng nghị sĩ Nguyễn ra, bà ra lệnh… ”

Quyết định đó làm điên tiết các đảng viên Cộng hòa, gồm có Fuller, người than phiền rằng Nguyễn đã bị thiếu tôn trọng.

“Mới năm ngoái chúng ta để cho một trong những khách của chúng ta nói chuyện trên sàn nhà, một ngôi sao điện ảnh mà chúng ta đã không có nguyên tắc để làm như vậy, tuy nhiên chúng ta lại khóa miệng một thành viên”, bà nói. “Tôi thực sự bức rức.”

Một đảng viên Dân chủ, Thượng nghị sĩ Tony Mendoza của Artesia, bênh vực quyền bà Nguyễn để “nói những gì bà cần phải nói và bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình về những gì bà cảm thấy mạnh mẽ về, đặc biệt là khi nó liên quan đến khu vực và cộng đồng của mình.” Ông cho biết một người nào đó nên đáng lẽ nên chỉ dẫn cô vào thời điểm thích hợp để nói”, nhưng dùng sức để đẩy bà ấy ra, tôi nghĩ đó là quá cực đoan.”

Phần kết thúc của phiên họp ngắn gọn sau đó đã không dập tắt được sự tranh cãi. Thượng nghị sĩ Mike Morrell, R-Rancho Cucamonga, lớn tiếng phàn nàn rằng de León đã cắt ngắn cuộc thảo luận. Nhân viên Thượng viện và các đồng nghiệp đã xúm lại để xoa dịu ông ta xuống.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sau đó đã dùng đến phương tiện truyền thông xã hội để tố giác sự việc, so sánh nó với một cuộc tranh cãi trong Quốc hội hồi đầu tháng này khi Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass., đã bị ngăn cản không được đọc một lá thư của Coretta Scott King trong một cuộc tranh luận về việc xác nhận Tổng chưởng lý Jeff Sessions.

“Hồi phim buồn này là một trường hợp điển hình về những người đàn ông cố gắng bịt miệng một người phụ nữ có quan điểm mà họ không thích,” Thượng nghị sĩ Pat Bates, R-Laguna Niguel, cho biết trong một tuyên bố. Bà để thêm hashtag “#ShePersisted” đã nổi lên sau sự kiện Warren.

Jonathan Huynh lược dịch từ:
http://www.sacbee.com/…/politics-government/capitol-alert/a…
http://www.mercurynews.com/…/gop-state-senator-a-vietnames…/

<><><>

Nguồn tin tiếng Anh:

16938619_10212062976399430_4065085252103088993_n

GOP senator, a Vietnamese refugee, removed from California Senate floor after criticizing Tom Hayden

The California Senate was thrown into chaos and anger on Thursday when a Republican member was forcibly removed from the floor for allegedly speaking out of turn during a session.

Republican colleagues say Sen. Janet Nguyen, R-Garden Grove, was silenced by the Democratic majority when the Senate sergeant-at-arms escorted her from the chamber as Nguyen tried to criticize the late Democratic lawmaker Tom Hayden for his stance against the Vietnam War.

“I’m enraged at the violation to free speech, our Constitution and the precedent this sets,” said Senate Republican Leader Jean Fuller, who asked the Senate Rules Committee to look into what happened and make sure there is no “retribution” against Nguyen for the incident.

Nguyen, a Vietnamese refugee who represents a large Vietnamese community in Orange County, said she was shaken up and “quite upset” at being removed. Two days after the Senate memorialized Hayden, who traveled to North Vietnam with then-wife Jane Fonda in 1974, Nguyen said she wanted to offer “another historical perspective.”

“He sided with the communist government that enslaved and killed millions of Vietnamese, including my family,” Nguyen said. Without U.S. support for South Vietnam, “I wouldn’t be here today. I would be dead.”

At an unrelated press conference later, Senate President Pro Tem Kevin de León said he was “greatly unsettled (by) what took place on the floor.”

De León, a Los Angeles Democrat, agreed to the Rules Committee review and said he would talk to Nguyen and Fuller. But he added that the situation “could have easily been dealt with” if they had followed parliamentary procedure.

Nguyen attempted to make her comments during the adjourn-in-memory portion of the Senate floor session, when members typically offer tributes to constituents who have recently died. After first delivering her comments in Vietnamese, Nguyen was quickly cut off as she tried to repeat them in English.

“Members, today I recognize in memory the millions of Vietnamese and hundreds of thousands of Vietnamese refugees who died in seeking for freedom and democracy,” she said. “On Tuesday, you had an opportunity to honor Sen. Tom Hayden. With all due respect, I would like to offer this historical perspective …”

Presiding Sen. Ricardo Lara, D-Bell Gardens, interrupted Nguyen and gave the floor to Sen. Bill Monning, D-Carmel, who said Nguyen was out of order because she did not raise her objections during the Hayden tribute ceremony two days before. Nguyen continued to speak for several minutes, even as Lara repeatedly asked her to take a seat and then eventually ordered the sergeants to remove her.

“Sergeants, please remove Sen. Nguyen from the chamber,” Lara said. “Have her removed immediately. Sergeants, please remove Sen. Nguyen, she is out of order.”

The decision infuriated Republicans, including Fuller, who complained that Nguyen had been disrespected.

“Just last year we let one of our guests speak on the floor, a movie star that we had no protocol for doing so, and yet we’re shutting a member down,” she said. “I am deeply disturbed.”

One Democrat, Sen. Tony Mendoza of Artesia, defended Nguyen’s right to “say what she needed to say and express her feelings and thoughts about what she feels strongly about, especially as it relates to her district and community.” He said someone should have given her direction on the appropriate time to speak, “but to forcibly remove her, I think that’s too extreme.”

The end of the session shortly after did not quell the furor. Sen. Mike Morrell, R-Rancho Cucamonga, loudly complained that de León had cut the discussion short. Senate staff and colleagues moved in to calm him down.

Republican senators later took to social media to denounce the incident, comparing it to a controversy in Congress earlier this month when Sen. Elizabeth Warren, D-Mass., was prevented from reading a letter written by Coretta Scott King during a debate over the confirmation of Attorney General Jeff Sessions.

“This sad episode is a textbook case of men trying to silence a woman whose views they did not like,” Sen. Pat Bates, R-Laguna Niguel, said in a statement. She added the “#ShePersisted” hashtag that emerged after the Warren event.

Nguyen said she chose not to speak at the Hayden memorial on Tuesday out of respect to his family in attendance. She said she alerted de León’s office of her intention to make a “point of personal privilege” on Thursday and was informed by email Wednesday night that she could not do so.

The email, from de León chief of staff Dan Reeves, suggested that Nguyen post a statement on Facebook or her website instead. Nguyen said she was told that her comments would be “highly inappropriate” and that she should respect the right of others to have a different perspective on Hayden.

Feeling that she had no other option to make herself heard, Nguyen said she “put up my mike.”

Reeves said his email was merely referring to Nguyen’s request to make a point of personal privilege, which would not be allowed because Hayden had never impugned her. He said he informed Nguyen on Thursday morning that she could instead speak on condition of the file at the end of session, when members are free to raise any subject.

“She proceeded nonetheless,” Reeves said shortly after the incident, necessitating her removal. “She got exactly what she wanted, which wasn’t to speak. She wanted to create a scene for her district.”

He later walked that sentiment back, conceding that “perhaps there was genuine confusion” and the response could have been handled better by all. He said the Rules Committee would help clarify the “appropriate response when a member speaks out of turn multiple times.”

“I hope it’s a learning experience,” Reeves said.

Nguyen, he added, will be free to make her comments about Hayden at the next Senate floor session on Monday.

Alexei Koseff: 916-321-5236, @akoseff. Taryn Luna of The Bee Capitol Bureau contributed to this report.

============

 3/. Bài từ FaceBook    Hung Le

February 27 at 7:34am ·

Image may contain: 1 person, wedding
.

Vụ chống Tom Hayden, TNS Janet Nguyễn được đồng hương và đảng Cộng Hòa ủng hộ

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (giữa) bị nhân viên mời ra khỏi phòng họp sau khi phát biểu về ông Tom Hayden.

Một ngày sau khi bị buộc rời khỏi phiên họp, vì chỉ trích cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden, hành động của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được đông đảo đồng hương nhiều nơi và đảng Cộng Hòa tại Orange County và California ủng hộ.

Hôm Thứ Năm, 23 Tháng Hai, bà Janet Nguyễn (Cộng Hòa-Garden Grove) bị đưa ra khỏi phòng họp vì bị tố cáo vi phạm nội quy khi phát biểu, trong lúc bà chỉ trích cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden (Dân Chủ-San Francisco), chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda.

Cả hai đều là người phản chiến trong cuộc chiến Việt Nam.

Hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Hai, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California và Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California triệu tập một buổi họp vào lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Hai, với nội dung “Thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Việt Janet Nguyễn đã bị bịt miệng không cho phát biểu và buộc rời khỏi sàn Thượng Viện Quốc Hội California trong ngày Thứ Năm vừa qua, 23 Tháng Hai. Lý do là bà muốn phát biểu về quan điểm của những người tị nạn trốn chạy Cộng Sản, và cách nhìn lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam dưới lăng kính của những người có chính nghĩa quốc gia. Phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nhằm mạnh mẽ phản đối quan điểm của cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden khi ông ủng hộ việc phản chiến trong thập niên 1970, cùng với nữ tài tử Jane Fonda.”

“Trước tình trạng bất kính một vị thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Việt, đại diện cho tiếng nói cử tri tại đơn vị của bà, và cũng là tiếng nói đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại, chúng ta cần bàn thảo những phương cách nhằm gióng lên tiếng nói để bảo vệ uy tín cho bà Janet Nguyễn, và nhằm ngăn chận việc kỳ thị, bóp nghẹt quyền phát biểu của người dân, huống chi là một vị dân cử,” thông cáo do ông Phạm Hữu Sơn, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California, và ông Mai Khuyên, chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California, ký cho biết.

Cũng trong ngày Thứ Sáu, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ gởi ra “thư phản đối hành động ngăn cản tự do ngôn luận, kỳ thị chủng tộc, đối xử thiếu văn minh của chủ tịch Thượng Viện California đối với nữ Thượng Nghị Sĩ Gốc Việt Janet Nguyễn,” do Bác Sĩ Võ Đình Hữu, Bác Sĩ Đỗ Văn Hội, và ông Lưu Văn Tươi, trong ba cơ chế cộng đồng, đồng ký tên.

Thư phản đối có năm điểm: (1) Cực lực phản đối hành động của Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara và đồng sự của ông. (2) Yêu cầu Thượng Viện California cần có biện pháp thích nghi trước vi phạm nêu trên. (3) Trong lúc thành thật chia buồn cùng gia đình cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden, chúng tôi cũng cực lực lên án hành động thân Cộng của ông từng giúp kẻ thù của nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam. (4) Yêu cầu Thượng Viện California ngưng việc vinh danh một người phản bội đất nước Hoa Kỳ và những quân nhân Hoa Kỳ chiến đấu cho tự do ở Việt Nam. (5) Kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ và người Việt tị nạn trên toàn thế giới hãy phản đối những hành động vi phạm của các cá nhân nêu trên.

Thư phản đối này được gởi cho các nhà lãnh đạo liên bang Hoa Kỳ và tiểu bang California.

Ngoài ra, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ cũng gởi thư phản đối cho Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara, người không cho Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói tiếp và yêu cầu nhân viên đưa bà ra khỏi phòng họp. Lá thư cũng được gởi tới các vị lãnh đạo Thượng Viện California.

Bức thư do ông Đỗ Văn Phúc, chủ tịch cộng đồng, ký cho biết: “…Đại đa số các chiến binh Mỹ lên án Tom Hayden như là một tên phản bội. Ngoài ra, bà Janet Nguyễn đang thi hành quyền phát biểu của bà. Lời lẽ của bà có thể không hợp với viễn tượng hoặc quan điểm chính trị của quý vị. Nhưng quý vị không có quyền gì để ra lệnh nhân viên đưa bà ra ngoài như một tội phạm. Nếu như quyền của một thượng nghị sĩ do Tu Chánh Án Thứ Nhất ban hành mà còn bị xâm phạm thì chúng tôi làm sao tin được rằng quyền lợi của chúng tôi sẽ được tôn trọng? Thay mặt cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, chúng tôi cực lực phản đối phản ứng thô bạo của quý vị đối với bà Janet Nguyễn. Quý vị nợ bà và các cử tri của bà một lời xin lỗi.”

Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara ôm chúc mừng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sau khi một dự luật do bà đề nghị được Thượng Viện California thông qua hôm 26 Tháng Năm, 2016.

Tại miền Nam California, hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Hai, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California cũng ra một thông báo ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn.

Thông cáo do ông Phát Bùi, chủ tịch cộng đồng kiêm phó thị trưởng Garden Grove, cho biết: “Trong hai hôm, chúng tôi thường xuyên liên lạc với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, các văn phòng dân cử tiểu bang và liên bang, cũng như các cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, để vận động lên tiếng phản đối việc làm sai có thái độ thiếu tôn trọng bà Janet Nguyễn.”

Thông cáo cũng nêu ra năm điểm: (1) Tiếp tục ủng hộ thượng nghị sĩ trong việc phê bình những việc làm sai lầm và phản bội Hoa Kỳ của ông Hayden. (2) Yêu cầu Thượng Nghị Sĩ Lara chính thức xin lỗi Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. (3) Yêu cầu Thượng Viện ghi nhận lời phê bình của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn vào văn bản chính thức (official records) của Thượng Viện California. (4) Yêu cầu Thượng Viện ghi nhận thư phản đối của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ vào văn bản chính thức của Thượng Viện California. (5) Yêu cầu Thượng Viện rút lại sự vinh danh ông Tom Hayden.

Hôm Chủ Nhật, 26 Tháng Hai, ông Tyler Diệp, phó thị trưởng Westminster, đồng thời là thành viên Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Orange County, có gởi đến nhật báo Người Việt một tuyên bố của ủy ban này, phản đối Thượng Viện California.

“Những người đảng Dân Chủ tìm cách nói rằng họ là các nhà vô địch của những người bị đàn áp, tuy nhiên, hành động của họ tại phiên họp khoáng đại Thượng Viện California hôm Thứ Năm lại chứng minh họ coi trọng chính trị hơn,” ông Fred Whitaker, chủ tịch đảng Cộng Hòa Orange County, được trích lời cho biết. “Điều này rõ ràng là không chấp nhận được, khi mà những người đảng Dân Chủ ở Thượng Viện buộc Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phải rời phòng họp, chỉ vì bà dám bạo gan nói lên sự thật.”

“Câu chuyện tị nạn của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tại Hoa Kỳ và những người bị đàn áp vì sự ủng hộ của ông Tom Hayden đáng được nêu ra. Hành động bịt miệng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn là hoàn toàn đáng trách, và tôi yêu cầu lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Thượng Viện phải xin lỗi vì hành động này. Liệu họ có tiếp tục với các chiến thuật đáng xấu hổ này của chế độ độc đảng, hoặc là họ sẽ tôn trọng quyền chính đáng được tự do phát biểu của các vị dân cử?” ông Whitaker cho biết tiếp.

Theo nhật báo The Los Angeles Times, tại một đại hội của đảng Cộng Hòa California tổ chức ở Sacramento hôm Thứ Bảy, vị thượng nghị sĩ gốc Việt trở thành “ngôi sao” của đại hội, và được giới thiệu với phần video clip bà bị đưa ra khỏi Thượng Viện California, trước khi bà bước ra sân khấu.

Tại buổi ăn trưa, Dân Biểu Liên Bang Darrell Issa (Cộng Hòa-California) nói trước hàng trăm đại biểu: “Chúng ta không bịt miệng người ta chỉ vì người ta không đồng ý với mình, hoặc bởi vì họ nói điều gì đó không giống suy nghĩ của mình.”

Rồi ông quay sang bà Janet Nguyễn và nói: “Đừng để bị bịt miệng. Đừng bao giờ để bị bịt miệng, và chúng ta, trong vai trò đảng, sẽ không bao giờ bịt miệng người không đồng ý với chúng ta. Hiện nay không. Và mãi mãi sẽ không.”

Cũng theo LAT, sau khi sự việc xảy ra, Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara (Dân Chủ-Bell Gardens) nói ông làm theo lời khuyên của các chuyên gia lập pháp, và ông đã xin lỗi Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sau đó.

“Tôi hoàn toàn tôn trọng quyền tự do phát biểu của bà,” ông nói với LAT.

Thượng Nghị Sĩ Kevin de León (Dân Chủ-Los Angeles), thủ lãnh khối đa số Thượng Viện, có nói với báo giới là ông sẽ xem xét vấn đề này.

Tại đại hội đảng Cộng Hòa, các đại biểu, dân cử, và lãnh đạo đảng tiểu bang, đều ôm chầm lấy Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, khi biết chuyện, theo LAT.

Nói với LAT, bà Janet Nguyễn cho rằng bà rất vinh dự khi có nhiều người ủng hộ, và rằng đơn giản là bà chỉ muốn gióng lên tiếng nói cho cử tri của bà, trong đó phần lớn là người tị nạn Việt Nam và con cháu của họ.

“Tôi nhận được rất nhiều ủng hộ khắp tiểu bang, khắp Hoa Kỳ,”  bà nói với LAT. (Đ.D.)

Đọc thêm => Văn Con Gà Què Azalea  –  Thơ Con Gà Què Azalea

HOME

Categories
6 - Trang lượm lặt Việt Nam

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”


11178292_1631677003732354_4281267900250539646_n

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”

Bài posted lại lần 2

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Bài viết dành cho những kẻ mỗi lần mở miệng là phát ra tiếng “Ba que”

Theo tôi thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60, có nghĩa là vào năm 1975 chỉ còn là con nít. Còn những người lớn tuổi hơn, thậm chí cả đảng viên, họ cũng nói một cách khác. Ngay cả từ Ngụy Quân và Ngụy Quyền cũng đã được chính thức gỡ xuống. Cho rằng họ là những kẻ “chiến thắng” một cuộc chiến đi, nhưng tâm lý mặc cảm thua kém của họ vẫn thể hiện qua rất nhiều mặt. Những giá trị của xã hội thời VNCH vẫn còn đó, làm cho kẻ “chiến thắng” ăn ngủ không yên. Hằng triệu người Bắc di cư vào Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hằng triệu người khác vượt biển Đông để từ bỏ chế độ CS sau “chiến thắng” 1975.
<!>
Rồi sau 1975, bao nhiêu triệu người miền Bắc lũ lượt kéo vào miền Nam làm việc và sinh sống. Hà Nội là thủ đô, được đảng CS chăm sóc trước miền Nam những 30 cơ mà? Sao không có làn sóng dân Nam kéo về Hà Nội? Đảng tuyên truyền rằng nhờ Mỹ đổ tiền vô nên miền Nam phồn thịnh! Sao lại bảo là Mỹ ác lắm đem quân vô giết dân Việt.
Điều nào đúng? – Cả hai đều sai!
Nói rằng thiên nhiên miền Nam trù phù hơn. Đó là ngụy biện hoặc là dốt nát. Karl Marx đã sai lầm căn bản ở điểm nầy khi xây dựng lý thuyết Cộng Sản. Theo lý thuyết đó, đất đai và phương tiện sản xuất là suối nguồn của sự giàu có, nên CS không cho tư nhân có quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất.
Nhưng thật ra sự phong phú nằm nơi con người, đất nước nào biết chăm sóc và trân trọng con người, đất nước đó sẽ hưởng được sự thịnh vượng. Hãy so sánh Nam và Bắc Hàn. Nam Việt và Bắc Việt cũng không ngoại lệ.
Miền Nam lúc nào cũng bị quân CS đánh phá và khủng bố, chính quyền dân chủ non trẻ với nhiều CS nằm vùng, mà vẫn xây dựng được cuộc sống hài hòa cho người dân. Phát triển mọi mặt từ kinh tế, giao thông công cộng, y tế , giáo dục… Đó là lý do tại sao miền Nam thịnh vượng. Và cái trình độ dân trí đó đã kéo miền Nam vượt lên hẳn so với Hà Nội.
Rồi những người miền nam liều mình vượt biển để tìm con đường sống trong cái chết. Nếu chẳng may bị bắt trở lại thì bị tù đầy với tội danh là “phản quốc”. Khi họ ổn định cuộc sống nơi nước ngoài, gửi những đồng tiền do chính sức lao động của họ về cho thân nhân ở trong nước thì đảng lại gọi họ là “kiều bào”, “khúc ruột ngàn dậm”, nghe sự nịnh nọt trơ trẽn mắc ói! Còn mấy cái mồm tuyên truyền thì kêu đi ra nước ngoài ăn bơ thừa sữa cặn… Nhờ những đồng tiền “bơ thừa sữa cặn” đó mà kinh tế VN vượt qua thời kỳ khô cằn do đường lối kinh tế XHCN, mọi thứ đều quốc doanh hóa, nhà nước quản lý hết… Đến lúc hết thở, nên nhà nước hết hồn, đành buông xả ra gọi là “đổi mới”!
Qua đó, có phải cái bóng mát của VNCH vẫn che cho dân trong những lúc khó khăn đó đến ngày hôm nay?
Vậy đó, Cộng Sản Bắc Việt vi phạm những hiệp ước quốc tế để giành chiến thắng nhưng những giá trị Nhân Bản của VNCH càng lúc càng âm ỉ đốt nóng những trái tim Việt Nam.
Các người cứ dùng lời lẽ sấc xược để tỏ vẻ khinh miệt người khác càng làm lộ rõ các người dốt nát và kém văn hóa mà thôi. Cộng Sản Chủ Nghĩa là đỉnh cao của Xã Hội Chủ Nghĩa. Mà XHCN cũng vỡ tan theo liên bang Sô Viết rồi, còn Thiên Đàng Cộng Sản có nằm mơ cũng không gặp.
Vậy mà các người cố gào 3/// để làm cho mình cao hơn ư? Rất tiếc cái chính nghĩa Cộng Hòa đó vẫn sáng mãi trong lòng dân Việt, nhất là nhân dân miền Nam. Có lẽ phải dùng đến những con số để chứng minh cho thấy cả guồng máy của nhà nước XHCNVN đã và đang sống dưới bóng mát của lá cờ mà họ gọi là 3/// đó.
Các người cứ lục tung hết sổ sách của cái gọi là “chính quyền XHCNVN” lên mà xem tổng ngân sách nhà nước dùng để trả lương cho toàn bộ công nhân viên chức nhà nước là bao nhiêu. Rồi các người xem con số đó có phải chưa bằng một nửa số tiền Việt Kiều gửi về hàng năm, trung bình là 10 tỷ USD, có năm cao hơn. Như vậy các người không ngủ dưới bóng mát của lá cờ vàng ba sọc đỏ là gì?
Tôi sẽ dẫn giải cho các người thấy, cả nước VN từ sau 1975 đến nay vẫn tiếp tục sống dưới bóng mát của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Từ ngày Sài Gòn bị “phỏng giái”, (người dân Miền Nam nói như vậy đó, nói lái là một nét đặc thù trong văn hóa bình dân của dân nam kỳ), thì một mặt trận tiêu diệt Văn Hóa miền Nam được phát động rất quy mô và triệt để. Đó là trận chiến “Tẩy Não” dân Miền Nam, nhằm loại bỏ tư tưởng và ý thức hệ Tự Do Dân Chủ. Tất cả văn hoá phẩm từ sách báo đến âm nhạc đều bị tiêu hủy và cấm đoán. Nhưng làm sao trói buộc được tư tưởng của con người chứ?
Nhà nhà nộp sách đem đốt, việc nầy không khó, nhưng cấm dân miền Nam hát những bản nhạc đã in sâu vào tim vào óc của họ thì quả là không thể được. Khi mọi thứ đã hoang tàn đổ nát kể cả lòng người dân lành, thì những dòng nhạc trữ tình khe khẽ quay trở về như làn gió nhiệm mầu xoa dịu bớt cái nỗi thống khổ của đời thường XHCN. CSVN gọi dòng nhạc đó là “Nhạc Vàng” để cân với dòng “Nhạc Đỏ” sặc mùi chém giết mà giai điệu và tiết tấu mang đậm sắc thái TC. Nhưng tới hiện tại thì họ trở nên ganh tị với cái tên gọi đó, vì nó đích đáng và đúng trên nhiều khía cạnh.
“Nhạc Vàng” không cổ súy chiến tranh mà chỉ biểu lộ những đau thương của con người trong thời chiến. Vậy tại sao người ta cấm Nhạc Vàng? Có phải người ta sợ cái bóng dáng thiên thần dịu dàng và ngọt ngào đầy tình người sẽ làm hiện thân của Ác Quỷ nổi trội rõ nét hơn chăng?
“Nhạc Vàng” một tòa lâu đài văn hóa Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, chẳng những không hoen rỉ qua thời gian mà còn lóng lánh hơn như một kho báu cho mọi tầng lớp con dân VN suốt 3 miền và kể cả những kẻ từng lên án, vùi dập lẫn sợ sệt nó. Bao nhiêu người đã khai thác cái kho báu vô tận nầy
“Nhạc Vàng” loài hoa mỹ miều kiêu sa, mọc lên từ bom đạn chiến tranh, tồn tại qua bao sự vùi dập, thể hiện tính Nhân Bản của một xã hội đầy tình người, đáng được trân quý như vàng. Hơn nửa thế kỷ qua, chưa có một đối thủ nào lăm le đứng gần chứ đừng nói là soán ngôi.
“Nhạc Vàng”, một hương vị kỳ diệu, không thể thiếu được khi thưởng thức một ly cà phê ngon hay một chén trà thanh thoát. Một tay guitar và nhạc vàng luôn là tâm điểm cho những buổi nhậu bình dân.
“Nhạc Vàng”, một loại trầm hương hảo hạng cho bất kỳ cuộc họp mặt nào từ quê ra tỉnh, từ đám cưới đến đám tang, từ sân khấu đại nhạc hội hàng ngàn khán thính giả đến quán cà phê dăm ba người cuối phố, thậm chí là niềm giải trí duy nhất trong chốn lao tù….
“Nhạc Vàng”, là ánh lửa rực rỡ của con Phượng Hoàng hồi sinh từ tro bụi sau khi những người nhân danh CSCN đã giết nó bằng mọi khả năng của họ. Ánh lửa đó đã bùng lên, lan tỏa đến từng trái tim của chính những người mang danh hiệu là Đảng Viên ĐCSVN, bất luận là ở đâu, Nghệ Tĩnh, Hà Nội hay Sài Gòn!
Nói mãi về “Nhạc Vàng” VNCH không bao giờ cạn ý.
Nếu những lời lẽ quanh co trên đây chưa thực sự vẽ ra cái bóng mát của lá cờ vàng, chưa chứng minh được âm nhạc VNCH là Vàng ròng 24 kara thì tôi xin được dẫn quý vị vào yếu tố kinh tế của Nhạc Vàng vậy.
Từ hải ngoại đến quốc nội, bao nhiêu doanh nghiệp phát triển nhờ Nhạc Vàng, bao nhiêu ca sĩ thành danh và nên sự nghiệp, bao nhiêu người trở nên giàu có, bao nhiêu công ăn việc làm cho cái kỹ nghệ âm nhạc nầy, từ thời băng từ, đến đĩa từ, CD, kế đến phong trào Karaoke, bao nhiêu kỹ thuật viên, phòng thâu, ca nhạc sĩ, cơ sở sản xuất, phát hành, bán sỉ lẻ, thiết bị âm thanh, ..v.v và v.v…
Bao nhiêu Đại Nhạc Hội, tụ điểm ca nhạc… Biết bao nhiêu ca sĩ, từ Bắc chí Nam đã thành triệu phú đô la nhờ vào cái bị gọi là “Văn Hóa Nô Dịch” đó.
“Nhạc Vàng” đã tham gia với người dân cả nước trong việc mưu sinh hàng ngày, từ quán cà phê, đến hàng loạt xe đò đường dài, đến anh bán kẹo kéo, đến những em bán hàng rong hằng đêm trên phố, đến những người hành khất… Lớp học hát, học đàn nở rộ, tiệm sản xuất đàn guitar gia tăng, quán cà phê nhạc sống, bình dị mà trữ tình ngày càng phổ biến.
Một chiếc điện thoại thông minh, một cái mi-crô không dây, khách ngồi uống nước mía bên vệ đường cũng có thể chia sẻ với nhau một bản tình ca… ấm áp. Cái bóng mát đó càng ngày càng mở rộng ra trên nhiều lãnh vực của cuộc sống và địa phưong, lan dần đến tận các tỉnh miền Bắc… Đó không phải là bóng mát từ nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa thì là gì, lửa hỏa ngục chăng?
Tôi đã thấy, ca sĩ bậc nhất ĐVH, tranh thủ cho ra mắt 2, 3 album nhạc vàng trong vòng một tháng, hát giành hát giựt, sợ ca sĩ khác hát trước, mất số bán. Như một tên ăn trộm, khám phá ra kho báu, hốt vội hốt vàng, nhạc vàng là vàng ròng đó.
Tôi đã thấy cũng ĐVH hát “Cho một người nằm xuống” , dĩ nhiên là hát để thu tiền, có bao giờ ĐVH nghĩ đến những trái ngọt nầy do ai vun trồng mà nên? Sao không hát cho người thương binh VNCH còn sống vất vưởng ngày hôm nay. Mang danh một điva, một nghệ sĩ , ĐVH nếu có tâm hồn nghệ sĩ, sao không dám một có lần tri ân những người đã nằm xuống để bảo vệ cho thể chế đã sản sinh ra cái kho báu âm nhạc nầy. Phải chăng vì không có tâm hồn mà chỉ hát vì lòng tham nên bị người đời gọi là Ca Nô?
Tôi đã xem video clip của đại ca… sĩ Ngọc Sơn, đại gia từ nhạc vàng, hát trong một hội trường đầy ắp khán giả là quân đội mặc quân phục đại cán, ngực đầy huân chương “cách miệng”. Những ca khúc nhạc vàng cất cao, cả hội trường đứng dậy, hai tay đưa lên cao, đung đưa theo dòng nhạc…
Các vị đa số là đảng viên, các vị chắc đã học tập lý luận nhiều lắm, quý vị có thấy một nghịch lý vô cùng to lớn ở đây không? Hoặc là các vị có thấy xấu hổ trong lòng không? Cái mà quý vị diệt tận, giết sạch ngày hôm qua, thì hôm nay ngồi dưới cái bóng mát của cái “xác khô” VNCH mà chia sẻ hương thơm ngào ngạt của nó.
Các người là kẻ chiếm và thắng, các người hành hạ, chà đạp kẻ thất cơ lỡ vận nhiều rồi, chúng tôi không màng, lịch sử sẽ có lúc trả lại công đạo.
Nếu quý vị mạt sát VNCH thì móc cổ mà ói ra hết những gì quý vị nuốt vô từ nền văn hóa VNCH đi.

Còn như quý vị trơ trẽn, miệng thì mỉa mai: “đu càng, ba que, quần què” mà giành nhau đưa tay vào chấm mút, thật đáng khinh thay!

Hoàng Ngọc Mai

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

NÓI VỚI SÀI GÒN…


NÓI VỚI SÀI GÒN…

NÓI VỚI SÀI GÒN…

Chỉ còn trong nỗi nhớ nhung
Sài gòn ơi hỡi ! lệ rưng đắng lòng
Nặng đầy tim những chờ mong
Cờ vàng phất phới trên không…một ngày
Dân tôi thoát kiếp đọa đày
Máu không còn chảy bởi bầy ác gian
Cho em thơ hết lệ tràn
Mất cha, khóc mẹ, lang thang đêm ngày
Tuổi thơ đảng nắm trong tay
Vất em lăn lóc đắng cay giữa đời…

Từ ngày đảng cướp lên ngôi
Còn gì đâu nữa nước tôi thuở nào
Sài gòn ơi ! Lá cờ sao,
Đỏ ngầu màu máu…Mãi chào nó sao?
Vùng lên kéo nó đổ nhào
Dẹp tan quỷ đỏ, bay cao cờ vàng…
Con Gà Què Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

  
Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

ĐÔI BỜ LY BIỆT


10376840_1758866944338872_5912361090587515874_n

ĐÔI BỜ LY BIỆT

Người vẫn đứng bên này bờ, héo rũ
Đã bao năm vời trông về chốn cũ
Tiếng gọi với vỡ tan vào biển sóng
Biển vô tình sóng thét réo cuồng phong

Mây cuồn cuộn trên đầu từng mảng xám
Thủy quái vặn mình những tiếng rống gầm
Và thảm thiết oan hồn rên tức tưởi
Biển vẫn vô tình sóng vẫn đổ xuôi…

11351295_10200585480755339_9206206828058551160_n

Người nơi đó mắt trũng sầu đẫm lệ
Tháng năm dài vờ mãi một cơn mê
Lây lất hắt hiu đếm chuỗi ngày cô quạnh
Bầm dập cuộc đời khi mái tóc còn xanh

Cắn chặt môi nuốt trôi từng nỗi nhớ…
Nhìn quanh mình chợt bỗng thấy bơ vơ
Thế giới con người dường như biến mất
Chỉ còn đây trơ trọi những dấu chân!

Ôi hai bờ đại dương nỗi sầu trổ nhánh
Đã vươn dài cùng uốn mỗi khúc quanh
Đã cùng trôi chung vào nơi biển rộng
Sao bao năm còn vẫn mãi trông mong?!
CGQ Azalea Nguyen

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
6 - Thơ Con Gà Què Azalea Thơ Con Gà Què 1

ÁNH SÁNG


11109017_592089907599630_1799753359265444553_n

ÁNH SÁNG

Một lão già mù đi dẫn đầu,
Đám quân bịt mắt bước theo sau.
A dua giống hệt phường vô lại,
Rồng rắn quanh co xuống hố sâu !

Noi gương Hồ tặc Mác Lênin,
Ánh sáng soi đường dân khiếp kinh.
Xô đẩy dân vào sâu địa ngục,
Lừa dân, to miệng  : “Đó Thiên đình”
ConGàQuè Azalea

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Categories
2- Thơ Thầy Trò Trịnh Hoài Đức Thơ Con Gà Què 1 Thơ Lê-hữu-Nghĩa 2

VIỆT NAM BI HẬN


VIỆT NAM BI HẬN

Dưới áp lực và lợi ích riêng, theo sự sắp đặt của 2 phe Quốc-Cộng thế giới, trong cuộc họp 4 bên vào năm 1973, không có VNCH mà chỉ gồm Mỹ – Trung Cộng – Việt Cộng – Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng trá hình), VNCH đã bị bức tử, phải nhường miền Nam cho Việt Cộng. Tuy nhiên, Việt Cộng lại tưởng chúng thắng thực sự. Theo lệnh Đỗ Mười, chúng bắt đầu cuộc thảm sát, trả thù dân miền Nam bằng đủ cách mà lẽ ra, chính dân miền Nam mới là người phải trả thù chúng vì chúng mới chính là kẻ đã đem quân từ Bắc vào Nam để đánh phá, miền Nam đã bị bắt buộc, chỉ đánh lại để tự vệ mà thôi !
Trong khi đó, chúng cắt đất biên giới và nhượng một phần biển đảo cho Tàu cộng. Diện tích của VN đang từ 329600 km2 , nay ghi chỉ hơn 310000 km2. Chúng lại còn kêu gọi sự hợp tác làm ăn của Tàu, khai thác tài nguyên, phá rừng… của VN, mục đích để lấy tiền bỏ túi riêng, mặc cho Tàu tàn phá đất nước…

Hành động đó đã khiến một người nội trợ như tôi không thể im lặng mà phải lên tiếng bằng lời thơ và lời nhạc.
Xin mời quý vị cùng đọc/nghe nỗi bi hận của người nội trợ :

VIỆT NAM BI HẬN

VIỆT NAM BI HẬN

Huênh hoang bá láp cướp vừa xong,
Thống nhất Bắc-Nam cùng một lòng? (Sic !)
Mau cắt Nam Quan dâng Hán giữ,
Vội chia Bản Giốc hiến Tàu trông.
Tài nguyên vái bọn gian chung sức,
Đất nước van quân giặc góp công.
Biển đảo lấy xài rồi trói cẳng,
Đại đồng thế giới chổng trơ mông !
ĐẢ ĐẢO VIỆT CỘNG CẮT ĐẤT CHO TÀU CỘNG !
ConGàQuè Azalea  (Mpt. 04302016)

5413_bai9Bài thơ cùng đề tài :
VIỆT NAM BI HẬN

Hòa bình cống nạp Hoàng Sa đảo
Thống nhất quỳ dâng Hữu Nghị quan
Vô sản rút bòn khô biển bạc
Chính chuyên đục khoét kiệt rừng vàng
Cướp đất xênh xang bầy cán ác
Mất nhà lếch thếch đám dân oan
Xây quê rao bán đàn bà Việt
Giữ nước quy hàng lũ Chệt bang .
LHN

Mời nghe/xem thêm hợp soạn nhạc  VIỆT NAM BI HẬN KHÚC
của 2 cựu học sinh Trịnh Hoài Đức : Lê Hữu Nghĩa và Con Gà Què Azalea, với tiếng hát Cẩm Hà :

Xem thêm về Ải Nam Quan tại link này : https://vivi099.wordpress.com/2015/07/21/ai-nam-quan-hinh-lich-su/  

Trở về =>   Thơ Con Gà Què Azalea  –  Văn Con Gà Què Azalea

Thơ Lê-hữu-Nghĩa 2  –  Thơ Lê-hữu-Nghĩa 1  –  Chuyện ngắn Lê-hữu-Nghĩa  –  Nhạc Lê-hữu-Nghĩa 

HOME