Categories
Chuyện ngắn

10 Điều Khuyên “cho người cao niên”


Banmaihong's Blog

Gởi những ai đã và sắp đến tuổi già, và những người chưa già để cùng cười…


************************

http://dungdaubac.files.wordpress.com/2011/09/gic3a0-3.jpg1. Hãy vui với nguời khác như bạn bè, bà con, …. đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải.

2. Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành. 
…. Bạn xứng đáng tiêu pha nó trong mấy năm còn lại của đời nguời.
…..Nếu được, cứ đi du lịch.
…..Để của lại cho con, chúng nó sẽ gấu ó nhau và nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời.

3. Hãy sống với thực tại . 
….Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai.
….Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn.
Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến.

View original post 686 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 105


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 19/11/2016

bolsaTôi quay lại phòng giam, thầm nghĩ mình không cần những thứ đó. Tiền, đồ vật không đáng bao nhiêu, giấy tờ, bằng cấp sau này có ra tù cũng không còn sử dụng nữa. Mẹ nó, nó tưởng mình cần cái đống giấy đó để nấu nước uống chắc. Đúng là ngu bỏ mẹ. Đưa thêm một tỷ đồng chưa chắc tôi thay đổi ý kiến, đừng nói có một trăm triệu, lại là tiền của mình, vậy mà dám trơ mặt đặt điều kiện với mình. Làm biên bản, làm đơn xin bọn cộng sản đê tiện chúng mày hả? Chúng mày không xứng đáng được tao xin. Chờ đến kiếp sau đi các con. Tiền mồ hôi nước mắt của mình vất vả mới kiếm được, nhưng không vì vậy mà tự chà đạp danh dự của mình. Chỉ bọn cộng sản chúng mày mới bán rẻ danh dự vì tiền, còn tao thì không nhe mậy. Chúng mày trả lại cho tao thì tốt, mà không trả càng tốt hơn.

Tôi lại ho rầm rầm cả đêm không ai ngủ được, bọn công an tưởng tôi bị ho lao hay cái gì khác bèn đem tôi xuống bệnh viện của nó chụp X. Quang phổi hai lần, xét nghiệm máu hai lần mà không tìm ra cái giống gì hết, rồi chính bọn bác sĩ của nó bèn kết luận rằng do không khí trong khu giam tù nhân ô nhiễm quá nên tôi bị dị ứng, khi nào chuyển đi chỗ khác có lẽ sẽ khá hơn. Như vậy là rõ ràng rồi nhé, bọn công an cộng sản Việt Nam nhốt người ở nơi ô nhiễm môi trường cũng là một cách tra tấn vi phạm Công Ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.

Có lần, tôi đang ngồi ở ghế đá trước sân bệnh viện của trại Chí Hòa, nghe một thằng tù lao động ngoài nó nói Luật Sư Lê Công Định đang ở đây. Tôi hỏi nó: “Ông Định làm cái gì?”, thằng này nói: “Ông Định giữ thư viện của trại.” Tôi lại hỏi tiếp: “Vậy ổng có biết tôi ở đây không?”, nó trả lời là “Biết.” Tôi chờ coi nó có nói gì thêm không, nhưng nó từ giã tôi rồi bỏ đi, nói: “Em không dám nói với chị lâu, sợ có người nhìn thấy thì em chết.” Tôi cũng chỉ muốn biết vậy là đủ, có nói thêm cũng là một câu trả lời, mà không nói thêm cũng là một câu trả lời.

Có lần đi ngang một căn phòng, nhìn thì thấy cũng tử tế, đầy đủ, nhưng cửa song sắt có khóa bên ngoài nên biết là phòng giam, một cán bộ nam chỉ cho tôi thấy và nói đây là phòng giam của Lê Công Định, ban đêm mới về đây ngủ. Tôi hỏi: “Ở một mình hay ở với ai?”, cán bộ này nói “Ở với một người nữa.” Tôi không hiểu sao cán bộ này lại chỉ cho tôi coi những thứ đó, hay là bọn công an cấp trên muốn đặt điều kiện gì với tôi nếu tôi cũng đòi ở cái phòng giam giống như vậy mà bọn công an không dám nói thẳng, sợ bị tôi chửi? Nhưng cũng có cái hay, nhờ vậy tôi hiểu ra một số chuyện bên trong nữa, nghề nghiệp của tôi mà, đâu cần phải nói nhiều mới hiểu.

Bọn công an Chí Hòa còn ăn chận tiêu chuẩn băng vệ sinh của nữ tù nhân nữa. Theo quy định, tiêu chuẩn băng vệ sinh của nữ tù nhân mỗi tháng quy ra bằng hai ký lô rưỡi gạo thường, tức khoảng hai mươi lăm ngàn đồng. Mỗi tháng, bọn nó chỉ phát cho mỗi người một gói nhỏ tám miếng mỏng lét hiệu Kotex, giá bán có tám ngàn đồng (in rõ rành rành trên bao bì băng vệ sinh). Vậy mà tù nhân không ai hó hé tiếng nào. Tôi hỏi chị Hà vậy tụi nó làm sao có đủ băng vệ sinh mà xài? Chị Hà nói:

– Thì mấy đứa nhà giàu đưa tiền lót tay cho cán bộ đem vô giống như dầu gió hay thuốc Tây vậy đó, tụi nó xài đâu có hết, còn bán lại cho đứa khác. Đứa nào không có tiền mua thì làm mướn cho nó lấy băng vệ sinh, giặt đồ, lấy cơm, rửa chén, lau chỗ nằm cho nó… vậy đó.

Tới phiên phát cho tôi, tôi kêu con cán bộ lại nói:

– Có một gói nhỏ xíu mỏng lét như vậy làm sao xài đủ? Hai ký rưỡi gạo sao có bao nhiêu đây?

Con cán bộ nói:

– Nhiều người ở đây xài có bao nhiêu thôi. Một gói đủ rồi.

– Người khác thế nào tôi không cần biết, tiêu chuẩn của tôi là phải phát đủ, bao nhiêu đây không đủ xài. – Tôi nói.

Con cán bộ trại nói:

– Thì chị cứ lấy đi, cái này ở trên quy định như vậy. Chị xài không đủ để tôi báo với cấp trên xin thêm.

– Ờ, vậy thì được, phải thêm cho tôi hai gói bự loại dày nữa mới được, bằng không đừng trách tôi nhe. Tôi sẽ tố cáo cho cả thế giới biết, cho tất cả nữ tù nhân ở đây biết cán bộ trại giam Chí Hòa này ăn bớt băng vệ sinh của tù nhân.

Đúng y vậy, tháng nào tôi cũng “xin thêm” và bọn nó cũng phải “đưa thêm” cho tôi hai gói bự, không xài thì tôi để dành cho người khác, ngu sao để chúng nó ăn bớt. Đương nhiên chỉ có một mình tôi đòi thêm được, còn hàng ngàn nữ tù nhân khác ở trại Chí Hòa này bị ăn bớt tiêu chuẩn băng vệ sinh, nếu cứ đem nhân số tiền cho số người, số tháng, số năm sẽ thấy bọn công an trại giam này đã “hốc” số tiền băng vệ sinh của tù nhân thật khổng lồ.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 19/11/2016

bolsaTôi quay lại phòng giam, thầm nghĩ mình không cần những thứ đó. Tiền, đồ vật không đáng bao nhiêu, giấy tờ, bằng cấp sau này có ra tù cũng không còn sử dụng nữa. Mẹ nó, nó tưởng mình cần cái đống giấy đó để nấu nước uống chắc. Đúng là ngu bỏ mẹ. Đưa thêm một tỷ đồng chưa chắc tôi thay đổi ý kiến, đừng nói có một trăm triệu, lại là tiền của mình, vậy mà dám trơ mặt đặt điều kiện với mình. Làm biên bản, làm đơn xin bọn cộng sản đê tiện chúng mày hả? Chúng mày không xứng đáng được tao xin. Chờ đến kiếp sau đi các con. Tiền mồ hôi nước mắt của mình vất vả mới kiếm được, nhưng không vì vậy mà tự chà đạp danh dự của mình. Chỉ…

View original post 884 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 104


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 17/11/2016

thapnen1– Không cần. – Tôi nói. – Giữa tôi với Nguyễn Thị Mỹ Nghệ là quan hệ dân sự, không liên quan gì đến vụ án của tôi và cơ quan điều tra.

– Tôi muốn chị kể rõ chính xác tất cả số tài sản, giấy tờ thôi mà. Chị nhớ chứ? – Ông Cống lại hỏi, chung quy chỉ muốn kéo lại vấn đề viết biên bản.

– Tất nhiên là tôi nhớ, nhớ chính xác từng chi tiết nữa, tôi là nạn nhân của vụ cướp mà, tài sản của tôi do tôi phải lao động cật lực mà có được, tôi không được ai đưa tiền đút lót, hối lộ, làm sao mà không nhớ. Anh về nói lại với cái bọn an ninh đó rằng chúng nó cướp cái gì của tôi là phải trả cho đủ, tự mang đến đây mà trả, không cần phải lập biên bản gì đó, còn muốn cái gì khác thì nằm mơ đi. – Tôi nói.

– Chị viết cái đơn xin lại tài sản đưa cho tôi, tôi về báo lại lãnh đạo giải quyết trả cho chị. – Ông Cống nói.

– Ha ha! Anh nói nghe lạ nhỉ! Tại sao tôi phải viết đơn xin thằng ăn cướp trả lại tài sản cho tôi? Chuyện ngược đời quá vậy? Số tài sản của tôi cộng lại tính ra tiền cũng khoảng trên dưới một trăm triệu đồng thôi. Ví dụ: Nếu tôi cho anh một trăm triệu đồng rồi tôi đi đâu, gặp ai, bất cứ lúc, tôi đều chỉ vào mặt anh mà la lên: Mày là thằng ăn cướp. Tôi biết chắc chắn anh không đồng ý nhận tiền. Tôi cũng vậy. Tôi tuy là không có nhiều tiền nhưng với tôi một trăm triệu không là cái gì hết. Tôi sẵn sàng thí bỏ một trăm triệu đó cho bọn nhà nước cộng sản, chúng thích cướp cứ việc cướp. Còn không từ đây về sau tôi đi đâu, gặp ai, bất cứ lúc nào, tôi cũng đều tố cáo nhà nước cộng sản cướp tài sản của công dân Tạ Phong Tần. Danh dự, uy tín, bộ mặt của một nhà cầm quyền chỉ đáng có một trăm triệu thì cái giá đó quá rẻ, tôi vẫn còn lời chán. Ngoài tài sản ra còn giấy tờ, bằng cấp của tôi nữa đó. Biết khôn thì mang đến trả cho tôi. – Tôi nói.

– Vậy là chị nhất định không viết đơn? -Ông Cống hỏi.

– Nãy giờ tôi nói quá rõ rồi, sao anh còn lằng nhằng hỏi tới hỏi lui vậy? – Tôi nói.

– Giấy tờ của chị gồm có những thứ gì? – Ông Cống hỏi.

– Anh về hỏi bọn ăn cướp đó, không cần phải hỏi tôi. – Tôi nói.

– Vậy tôi làm cái biên bản ghi lời khai, tài sản gồm những thứ gì chị khai vô đó rồi ký tên vô?. – Ông Cống hỏi.

– Tôi không khai gì hết, trả thì tôi nhận, không trả thì thôi, không phải lằng nhằng nhiều. – Tôi nói.

Thấy không thuyết phục được tôi viết đơn hay làm bất cứ biên bản gì khác, ông Cống chuyển đề tài:

– Tôi không hiểu sao chị cứ phải đòi hỏi quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tôi biết chị là người giỏi nghiệp vụ, nếu muốn chị vẫn có thể có một vị trí tốt trong xã hội. Chế độ chúng ta vẫn đang có quyền con người đấy thôi. Người ta đã xây dựng nhà tình thương cho người nghèo, xây dựng bệnh viện, trường học, cầu đường, có chương trình xóa đói giảm nghèo hàng năm. Liên hiệp quốc đã công nhận những vấn đề này rồi mà.

Lập luận này cũ mèm, bao nhiêu năm nay nó cứ nhai nhải trên các báo, đài của chúng nó, đọc mòn hết cả mõm, nghe mòn hết lỗ tai hơn chục năm rồi. Tôi lập tức “phản công” liền:

– Anh nuôi con gà, con heo anh có cho nó ăn uống đầy đủ không? Có lo chuồng trại cho nó ở sạch sẽ tử tế không? Có chăm sóc y tế cho nó không? Có chứ gì! Những điều anh vừa nói chỉ mới giải quyết phần “con” thôi, chưa phải là phần “người.” Con người khác con vật ở chỗ có suy nghĩ riêng, có tư tưởng riêng, có tình cảm riêng, có ngôn ngữ riêng. Đã là con người thì phải có quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu chính kiến, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Con người có phải cái máy cassette đâu mà cứ nhấn nút play là phát y chang như nhau, lần nào cũng bao nhiêu câu đó, nói mỗi một ý đã ghi âm sẵn. Tôi biết những điều tôi nói, tôi viết không làm hài lòng đảng cộng sản của anh, nhưng tôi vẫn làm vì đó là quyền con người của tôi, nếu tôi không làm thì tôi có khác gì con vật. Anh có công nhận là tôi nói đúng không? Anh mà không có các quyền tự do cơ bản đó thì anh có khác gì con vật đang được nuôi trong chuồng.

Ông Trần Văn Cống nói:

– Tôi cũng biết vậy. Nhưng giờ tôi cũng đã lớn tuổi rồi. Tôi khó mà quay lại được. Chị cũng biết rõ trong lực lượng có nhiều người hiểu điều đó, nhưng vì gia đình, vì vợ con, đã trót lên thuyền rồi cho dù đang bão tố cũng phải đi tới thôi.

Tôi nhếch mép cười khẩy, nói với ông ta:

– Vậy tại sao anh còn giương buồm lên trong cơn sóng dữ? Anh hạ buồm đi, đó mới là cách cư xử khôn ngoan của một con người biết suy nghĩ.

Ông ta đứng lên từ giã tôi, không nói gì thêm.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

 

 

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 17/11/2016

thapnen1– Không cần. – Tôi nói. – Giữa tôi với Nguyễn Thị Mỹ Nghệ là quan hệ dân sự, không liên quan gì đến vụ án của tôi và cơ quan điều tra.

– Tôi muốn chị kể rõ chính xác tất cả số tài sản, giấy tờ thôi mà. Chị nhớ chứ? – Ông Cống lại hỏi, chung quy chỉ muốn kéo lại vấn đề viết biên bản.

View original post 941 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 103



Bài đã đăng báo Người Việt ngày 13/11/2016

thapnenTôi ở trại Chí Hòa được khoảng hai tháng thì cán bộ trại báo điều tra viên An Ninh Điều Tra muốn gặp tôi. Ngạc nhiên quá, đã kết thúc điều tra, xét xử sơ thẩm rồi, điều tra viên đã hết nhiệm vụ thì gặp tôi làm cái gì? Tò mò quá, tôi bèn theo cán bộ trại đi ra, thấy ông Trần Văn Cống và một thằng mặc đồ an ninh nhỏ nhỏ khoảng chừng hai mấy tuổi đi theo ôm một cái cặp hồ sơ.

Nhìn là biết ngay thằng này thuộc lại con ông cháu cha. Tôi nhớ nó đeo hàm Trung sĩ, chứng tỏ chưa qua trung học, mà lại thấp bé nhẹ cân, không đủ tiêu chuẩn về thể lực lẫn trình độ học vấn để được tuyển vào ngành công an.

Ông Cống vừa trông thấy tôi đã nói:

– Chào chị Tần. Chị khỏe không? Biết tôi sang đây gặp chị, anh Huỳnh Phi Lâm nhờ tôi gởi lời thăm chị.

Tôi nói:

– Như anh thấy đó, tôi chưa chết. Nhờ anh chuyển lời cho tôi rằng tôi cám ơn anh Lâm. Kết thúc điều tra rồi, anh gặp tôi làm gì nữa?

Ông Cống nói:

– Tôi có một số chuyện muốn hỏi chị nên phải gặp.

– Nếu muốn tôi thay đổi lời khai thì anh về đi, bảo với sếp anh đừng có hy vọng chuyện viễn vông đó. – Tôi nói.

– Không phải, tôi trao đổi với chị chuyện khác. – Ông Cống nói.

Tới đây, có một cán bộ trại cầm chùm chìa khóa to đùng đi tới kêu ông Cống đi theo. Cả bốn người cùng im lặng đi, không ai nói gì với ai nữa. Đi loanh quanh một đoạn dẫn dến khu nhà dùng làm phòng hỏi cung, đường đi hai bên hẹp, rất nhiều phòng nhỏ nhỏ bố trí ghế bàn làm việc bằng bê-tông dính liền xuống nền nhà. Tôi nhìn vô thấy một vài phòng có người bên trong, có tù nhân mặc đồ sọc của trại ngồi dưới đất, cán bộ áo xanh cứt ngựa ngồi trên ghế. Dọc hành lang cũng có một tù nhân nam ngồi dưới đất, lưng dựa sát tường. Thấy tôi đi ngang qua mặt nghinh nghinh, người này nhìn theo với ánh mắt ngạc nhiên, tò mò. Có lẽ ở cái trại Chí Hòa này tôi là người tù duy nhất không bao giờ ngồi dưới đất nói chuyện với công an.

Sau khi dẫn tôi vô một căn phòng trống, ông Cống nói với thằng cán bộ trại dẫn đường:

– Cháu cứ đi ra ngoài, khi nào xong chú sẽ gọi cháu.

Thằng kia làm thinh cầm chùm chìa khóa đi ra.

Ông Cống và thằng nhỏ an ninh kia ngồi ở hàng ghế trong, quay mặt ra ngoài rồi ông Cống mời tôi ngồi xuống ghế đối diện, chính giữa có cái bàn viết bằng xi măng. Thằng kia mở tập hồ sơ, tôi nhìn thấy nó lôi ra cái mẫu biên bản ghi lời khai in sẵn ra chuẩn bị ghi chép, tôi khoác tay nói:

– Không cần biên bản ghi lời khai làm gì, tôi không có khai gì hết, đừng làm mất công.

– Đây là ghi lời khai thông thường, không phải biên bản hỏi cung. – Ông Cống nói.

– Thông thường hay không thông thường cũng không. Anh viết thì anh tự ký đi nhé, tôi không ký. – Tôi nói.

Thằng kia quay sang nhìn ông Cống dò hỏi, ông Cống quay qua nó nói:

– Cháu dẹp vô đi, không cần đâu.

Quay sang tôi, ông Cống nói:

– Tôi muốn biết rõ lúc trước bên an ninh giữ của chị những tài sản gì?

– Không phải giữ, mà là ăn cướp tài sản của tôi. Tôi gởi ở nhà bà Nguyễn Thị Mỹ Nghệ ở phường 25 quận Bình Thạnh, bọn an ninh gồm có Nguyễn Minh Hải, Trần Tiến Tùng và thêm một số thằng khác xông vào nhà cướp của tôi chớ tôi có gởi cho bọn chó đó đâu. – Tôi nói.

– Thì cũng vậy thôi, hiện nay người ta cũng thừa nhận có giữ của chị mà. -Ông Cống nói.

– Sao cũng vậy được, khác rất xa. Đó rõ ràng là hành vi cướp tài sản công dân, ngang nhiên vi phạm pháp luật. Anh là điều tra viên, đương nhiên anh biết thế nào là yếu tố cấu thành tội cướp tài sản, đâu cần tôi giải thích. Danh bất chính thì ngôn bất thuận, không thể chối cãi được. – Tôi nói.

Trong khi nói chuyện với tôi, tôi thấy ông Cống mở tờ báo đang cầm trên tay ra đặt lên bàn, trong tờ báo có hai tờ giấy A4 viết chi chít chữ bằng mực đen, mỗi câu có đánh dấu gạch đầu dòng, phía góc trên có bút phê, chữ ký bằng mực đỏ. Mỗi lần ông Cống hỏi tôi câu gì ông ta đều liếc vào tờ giấy, tôi hiểu ngay vấn đề là những câu hỏi này đã được thằng sếp của ông ta chấp thuận cho phép hoặc là thằng nào đó đưa ra cái kế hoạch này trình lên cấp trên phê duyệt rồi đưa ông Cống thực hiện. Tuy không đọc được vì chữ nhỏ, xấu và tờ giấy ngược với tôi, nhưng tôi nhìn nét chữ thấy không phải là chữ viết của ông Cống. Tôi quyết định ngay lập tức phải làm tanh bành té bẹ cái kế hoạch này của chúng nó.

– Chị với bà Nguyễn Thị Mỹ Nghệ là như thế nào? – Ông Cống hỏi.

– Tôi là bạn học với Nguyễn Thị Mỹ Nghệ thời học đại học Luật. – Tôi nói.

– Vậy tôi làm biên bản ghi lại và số tài sản chị gởi cho bà Nghệ nhé, biên bản viết tay thôi? -Ông Cống hỏi.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 13/11/2016

thapnenTôi ở trại Chí Hòa được khoảng hai tháng thì cán bộ trại báo điều tra viên An Ninh Điều Tra muốn gặp tôi. Ngạc nhiên quá, đã kết thúc điều tra, xét xử sơ thẩm rồi, điều tra viên đã hết nhiệm vụ thì gặp tôi làm cái gì? Tò mò quá, tôi bèn theo cán bộ trại đi ra, thấy ông Trần Văn Cống và một thằng mặc đồ an ninh nhỏ nhỏ khoảng chừng hai mấy tuổi đi theo ôm một cái cặp hồ sơ.

View original post 920 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 102



Bài đã đăng báo Người Việt ngày 09/11/2016

Thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình ở nhà thờ Kỳ Đồng, SG năm 2011
Thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình ở nhà thờ Kỳ Đồng, SG năm 2011

Cơm tù phát ở trại An Ninh Điều Tra nấu nhão nhưng cũng còn nấu bằng gạo mềm cơm, ai không có tiền có thể tiết kiệm bằng cách xin thêm thằng Bình nhiều cơm ém đầy một ca nhựa, ăn hai phần, chừa lại một phần đậy cho bụi đừng rớt vô sáng mai lấy muối tôm, muối ớt ăn sáng được. Cơm tù ở trại Chí Hòa đã đen thui mà để nguội còn cứng ngắc, nhai đến sái quai hàm, thành ra không lấy thêm ăn sáng được.

Tù ở đây ai cũng phải cố gắng nhờ người nhà mua thêm mì ăn liền mà ăn sáng. Có ở trong Chí Hòa mới biết trong này toàn bán những thứ mì gói, nước tương mà ngoài xã hội tự do chưa từng thấy bao giờ, có lẽ chất lượng kém quá nên bán bên ngoài không ai thèm mua, bèn tống hết vào bán cho tù nhân. Người tù không có sự lựa chọn nào khác đành phải mua mà ăn thôi, còn hơn là nhịn đói.

Trong tù không có nước sôi để ăn mì gói, tù nhân sáng kiến bằng cách lấy nước uống rót vô hộp nhựa đựng miếng mì cho nước thấm đều khoảng chừng năm phút, chắt hết nước cho ráo rồi đậy kín nắp hộp lại ủ khoảng hai chục phút cho mì nở bung ra. Mở hộp, xé mì cho tơi từng sợi rồi lấy mấy gói gia vị trong gói mì rắc vô, trộn đều, có cà chua, dưa leo thêm vô nữa, vậy là thành mì khô ăn cũng thấy ngon lắm. Có tôm khô hay thịt heo chà bông thêm vô nữa càng tốt.

Còn bánh tráng thì lấy nhúng nước qua một cái, cho nó hơi mềm một chút, xếp lại cho vô cái hộp nhựa, làm nhiều cái đầy hộp, xong xịt nước tương vô, thêm mấy miếng chả chiên hay đậu hũ chiên mua căn tin, vậy là thành bánh ướt chớ có gì đâu.

Lúc ở ngoài mua một thùng mì ăn liền từ lúc mới xuất xưởng, sáu tháng sau hết hạn sử dụng coi lại còn hai phần ba thùng. Bên trại An Ninh Điều Tra ăn sáng bằng cơm nguội mì gói thay phiên nhau. Không thể tưởng tượng được là ở trong này ngày nào mình cũng ăn mì gói mà hổng thấy ngán. Mì trại Chí Hòa bán, tôi nhớ hình như tên Thiên Phú thì phải, tôi cầm gói mì lật qua lật lại săm soi, nói giỡn với chị Hà và con Duyên rằng:

– Thiên Phú à? Đúng rồi, nhờ trời mày cấu kết được với thằng giám thị trại Chí Hòa mới bán được cho mấy ngàn tù ở đây mà làm giàu, đã dở mà còn bán mắc, mày bán ở ngoài ai mà mua, sập tiệm chết mẹ từ lâu rồi. Thằng nước tương Hoa Sen này cũng vậy, bà mẹ nó, chưa thấy nước tương nào nó tệ như nước tương này, chắc của vợ thằng giám thị nó sản xuất ra đây. Đem thứ này ra ngoài chợ bán cho thiên hạ đập vô bản mặt, bán cho tù ăn thôi. Hèn chi bên kia bán nước mắm cho tù ăn, bên này nó chỉ bán nước tương, nó ăn xương uống máu tù nhân mà.

Hai người kia nghe tôi nói ngồi cười hì hì.

Tôi ở trại Chí Hòa này hơn một tháng mới để ý thấy tất cả bọn cán bộ lớn nhỏ khi vào khu giam tù đều đeo khẩu trang y tế màu xanh biển. Thì ra tụi nó biết rõ không khí trong đây bị ô nhiễm nên chúng nó sợ lây bệnh, vậy mà không hề thấy chúng nó làm bất cứ điều gì để cải thiện không khí bớt ô nhiễm, ngược lại, có không ít đêm cả phòng không ngủ được vì cứ trời đổi hướng gió là mùi cứt heo từ ngoài chuồng heo gần đó bay phất vô phòng giam thúi không chịu nổi.

Mà cái trại này không hiểu gió trong lành bên ngoài thì không thấy thổi vô, đến khi có mùi thúi nó lại bay vô ào ào mới chết chớ. Mùi lại là thứ vô hình, không màu sắc, không hình dạng, cho nên bọn công an sẽ dễ dàng chối bay chối biến. Tôi nhớ lúc còn ở trại An Ninh Điều Tra, đọc báo Thanh Niên thấy có đăng tin bạn đọc gởi đến, phản ánh trại Chí Hòa lấy phân sống của heo tưới rau, mùi thúi bay qua hàng xóm chịu không nổi, có cả hình chụp nữa. Vậy mà không thấy tụi nó động đậy gì hết. Trồng rau mà tưới phân sống rất ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh, dễ dàng bị nhiễm bệnh đường ruột nếu ăn trúng rau đó, điều này con nít học tiểu học cũng biết, chẳng lẽ bọn giám thị trại giam Chí Hòa không biết. Hay là bọn nó cố tình làm vậy để tra tấn tù nhân? Vì đây là khu giam tù đang giai đoạn điều tra hay chờ xét xử mà, ai chịu hổng nổi muốn nhanh chóng thoát khỏi chỗ này thì cứ nhận tội đại đi còn chuyển trại khác, ở đây điều tra đi điều tra lại quanh năm suốt tháng hửi mùi cứ heo thúi cũng chết. Kiểu này còn dã man, khốn nạn hơn là đánh đập nữa, đánh thì để lại dấu vết, bị kiện cáo, còn mùi thúi thì đố cha đứa tù nào kiện được. Thành ra cái trại giam nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn hoa lệ nghiễm nhiên tồn tại cái khu nuôi heo và cái vườn rau bón phân heo sống cho cư dân xung quanh trại giam hưởng luôn mùi thúi chung với tù nhân. Cũng giống như lâu lâu bọn chúng lại khủng bố tù bằng cách không cho nước sạch để xài dù mỗi người tù nhân chỉ có ba xô lưng nước cộng lại có bốn mươi hai lít nước mỗi ngày.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

Trở về >>> Tạ Phong Tần ( Đứng Thẳng Làm Người – 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

Source : ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 102

HOME

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 09/11/2016

Thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình ở nhà thờ Kỳ Đồng, SG năm 2011 Thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình ở nhà thờ Kỳ Đồng, SG năm 2011

Cơm tù phát ở trại An Ninh Điều Tra nấu nhão nhưng cũng còn nấu bằng gạo mềm cơm, ai không có tiền có thể tiết kiệm bằng cách xin thêm thằng Bình nhiều cơm ém đầy một ca nhựa, ăn hai phần, chừa lại một phần đậy cho bụi đừng rớt vô sáng mai lấy muối tôm, muối ớt ăn sáng được. Cơm tù ở trại Chí Hòa đã đen thui mà để nguội còn cứng ngắc, nhai đến sái quai hàm, thành ra không lấy thêm ăn sáng được.

View original post 945 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 101


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 05/11/2016

pkn-ktMột thằng công an đeo hàm trung tá, không nhớ tên gì, ngồi ở hàng ghế dựa sát tường cửa ra vào nghe tôi chửi có lẽ bị “nhột” nên chen vô:

– Chị nói ít thôi. Ai cho nói những chuyện đó.

Tôi nổi điên lên, quay lại quát to hắn:

– Ít gì? Sao lại ít? Ở đâu ra cái quy định đến chuyện gia đình tôi cũng không nói được? Không muốn nghe thì đi ra, ai bảo ngồi đó nghe chuyện nhà của tôi làm gì? Thúi thì nói thúi, ăn cướp thì nói ăn cướp, ỉa lên pháp luật thì nói ỉa lên pháp luật. Biết xấu sao? Biết xấu thì đừng làm, làm thì đừng sợ người ta chửi. Pháp luật nào cho phép bọn công an súc sinh đó bắt nhốt người nhà bị cáo không cho tham dự phiên tòa? Đừng tưởng mặc cái áo xanh đó là oai, tôi đã từng mặc áo ấy rồi, đồ bỏ. Đời tôi chưa thấy chế độ nào khốn nạn, bẩn thỉu, đê tiện, vô liêm sỉ như chế độ cộng sản này. Tôi báo cho các người biết, cháu tôi không bị lạc mất là may cho các người. Nó mà có chuyện gì, các người nợ máu phải trả bằng máu. Các người chờ đó, từ từ các người sẽ được nhận phần trả giá tội ác của các người. Không phải nóng vội đâu, ngay trong đời các người, không cần chờ đến đời con đời cháu đâu. Các người chống mắt mà nhìn đi.

Cả đám công an ngồi trong phòng nghe tôi chửi im re. Thằng trung tá kia quê độ với đồng bọn nên nói:

– Chị còn nói nữa thì tôi ngưng cuộc gặp.

– Ngưng thì ngưng, không cần. Chuyện nhỏ. Đây có nói thêm vài chục phút hay ít hơn cũng vậy thôi. Mười phút sau cả thế giới sẽ biết công an trại giam Chí Hòa ỉa lên pháp luật, đàn áp tù chính trị Tạ Phong Tần liền. – Tôi tiếp tục quát hắn.

Tôi quay sang con Tú, tay chỉ vào hắn nói:

– Em lấy giấy viết ghi lại họ tên, cấp bậc, chức vụ cho rõ ràng. Bảng tên có đeo đó, hai gạch hai sao là trung tá đó. Tố cáo cho cả thế giới biết rằng mình nói chuyện nhà của mình mà nó cũng ngăn cản, cấm đoán, nhờ luật sư làm đơn tố cáo gởi đến lãnh đạo nó và tất cả các cơ quan thông tin đại chúng trong ngoài nước.

Con Tú lẳng lặng móc cuốn tập học sinh với cây viết bi ra ghi lại. Tôi nhìn thấy “đồ nghề” nó đem theo mắc cười quá, mấy lần đi thăm gặp trước đâu có đâu. Cái vụ vô thăm gặp hễ tôi nói câu gì nó ghi sổ lại câu ấy là mới à nghen! Có “quân sư quạt máy” ở ngoài “cố vấn” nghen!

Trong bọn kia có một người lên tiếng:

– Thôi đi chị. Tiếp tục nói chuyện của chị đi. Hết giờ bây giờ.

Con Tú nãy giờ lẳng lặng ngồi cắm cúi ghi chép trong cuốn tập học sinh những điều tôi vừa dặn nó làm. Thằng trung tá cà chớn muốn ra oai với tôi cũng ngồi làm thinh luôn. Tôi quay lại phía con Tú, chờ nó ghi chép xong mới dặn nó lần sau vô mua cho mấy bộ quần áo kiểu áo hai dây, quần đùi, một chục cục xà bông Lifebuoy đỏ, trong phòng giam vừa nóng bức vừa thiếu nước tắm, chỉ có thể xài được Lifebuoy đỏ, xài thứ khác không đủ nước xả cho sạch người. Dặn nó mua thêm thuốc đau khớp, cao huyết áp, dầu gió xanh Con Ó gởi vô cho tôi. Tôi biết là ở trại Chí Hòa này bọn công an không cho thân nhân tù gởi dầu gió vô nhưng nó bán lậu cho tù một chai năm trăm ngàn đồng, trong khi giá mua chai Con Ó lớn nhất ngoài tiệm thuốc Tây có tám chục ngàn đồng, tôi cố tình kêu con Tú gởi cho tôi coi chúng nó sẽ làm như thế nào. Tôi dặn nó lúc nào lên Sài Gòn, có cơ hội ghé nhà thờ Kỳ Đồng đốt nhang cho cha Chân Tín và thăm cha Thoại, cha Thanh, cha Thành.

Lại dặn nó ra căn-tin mua chuối xiêm còn xanh để ăn được lâu, mì ăn liền, bánh tráng, hai cái quần đùi mặc cho mát. Tôi hỏi nó ngoài căn-tin có bán gì khác nữa không, nó nói có kẹo mà ghê lắm, thời buổi bây giờ mà còn có loại kẹo gói trong miếng giấy vặn túm hai đầu lại, kiểu như kẹo thời bao cấp nên tôi không kêu nó mua.

Một lúc sau, chúng nó báo là hết giờ thăm gặp. Em tôi nó ra ngoài mua đồ, còn tôi đi trở vô.

Trên đường vào phòng giam, tôi nhìn thấy mấy đứa tù nhân nam đang gánh cơm chia cho từng phòng. Cơm đựng trong những cái nồi nhôm cỡ mười lít nước. Mỗi gánh là hai nồi cơm. Ngoài hành lang tầng một có ánh sáng trời, lúc này tôi mới nhìn thấy rõ cơm trong nồi có màu vàng nâu nâu như màu đất sét ruộng, mà nó cũng được xắn thành tảng bự thảy vô nồi nghiêng ngửa y như người ta lấy dá xắn từng lát đất rồi quăng lên khi đào cái đìa. Lúc ở trong phòng giam thiếu ánh sáng nên nhìn không thấy rõ màu cơm. Phòng của tôi là còn đỡ, cái bóng đèn nhỏ xíu loại tiết kiệm nó chỉ treo trên tường, bên ngoài cái hốc vuông, cách mặt đất khoảng bốn mét, chớ các phòng khác có lần tôi đi ngang gặp lúc mở cửa, nhìn vô thấy tối mù mù, vì cái bóng đèn nó đặt trong cái hốc tường như cái hộp vuông thụt sâu vào khoảng một gang tay.

Tạ Phong Tần

(còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 05/11/2016

pkn-ktMột thằng công an đeo hàm trung tá, không nhớ tên gì, ngồi ở hàng ghế dựa sát tường cửa ra vào nghe tôi chửi có lẽ bị “nhột” nên chen vô:

– Chị nói ít thôi. Ai cho nói những chuyện đó.

View original post 981 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 100


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 02/11/2016

img_0977Tôi nói:

– Kỳ cái gì, giống như ở ngoài bãi biển vậy thôi. Tôi không ngại chúng nó việc gì phải ngại. Bây giờ nó còn trẻ, sau này sẽ già, hết ngại. Giờ đó là giờ tắm, biết vậy cán bộ nam mò vô nhìn vào phòng nữ làm gì? Tôi báo cho cán bộ Dũng biết, giờ tắm mà cán bộ nam nào mò vào nhìn, không những tôi chửi mà còn tạt nước dơ ra đừng có trách tôi. Còn gì nữa không? Nếu không tôi đi vô nghe?

Ông Hán Khắc Dũng nói:

– Không có gì. Tôi chỉ có ý kiến vậy thôi, nghe hay không tùy chị, nội quy trại không cấm.

Ông ta gọi một cán bộ nữ trẻ mở cửa phòng giam cho tôi vô.

Tôi ở trại Chí Hòa được khoảng hơn mười ngày thì em gái tôi là Tạ Minh Tú đến thăm tôi. Bọn công an trại giam dẫn tôi ra một cái phòng cửa kiếng có máy lạnh chạy vù vù hẳn hoi, trên cửa phòng có tấm bảng đề “Phòng lãnh sự.” Trong phòng có một cái bàn dài loại bàn họp bằng ván mica và khoảng chục cái ghế gỗ có lưng dựa vây quanh, thêm một hàng khoảng năm sáu cái ghế dựa gỗ nữa xếp dọc theo tường cửa ra vào. Phòng này có hai cửa ra vô, một cửa phía trong tôi vừa bước vô và một cửa bên hông tôi thấy em gái tôi vừa bước vào. Vậy đây là phòng để cho nhân viên các lãnh sự quán nước ngoài đến gặp tù nhân là công dân nước họ, không phải phòng dành cho thân nhân thăm gặp tù nhân bình thường khác.

Bọn công an áo xanh kéo nhau vô phòng ngồi hàng chục người, toàn loại cấp hàm bự hết, cán bộ trại này tôi biết có Nguyễn Thị Luyến và Trần Văn Luân vì hai người này có đeo bảng tên. Nguyễn Thị Luyến có “đụng” tôi rồi, Trần Văn Luân đeo hàm thượng tá, tôi mới gặp lần đầu, người vừa lùn vừa đen thui như cục than đá. Ngoài hai người này thì còn rất nhiều người khác toàn “hai gạch” với “hai sao vàng” trở lên, cấp thấp hơn hổng thấy bén mảng. Bọn này kéo ghế ngồi quay xung quanh bàn, còn ngồi hết hàng ghế để dựa tường nữa, đếm qua đếm lại khoảng chục người, để canh có hai người phụ nữ là tôi và em gái tôi.

Nó cho hay cha Chân Tín vừa mất rồi, trước khi xét xử sơ thẩm mà nó chưa kịp cho tôi hay. Tôi nghe tin này như sét đánh bên tai dù biết rằng cha Chân Tín đã lớn tuổi, rồi sẽ có ngày này, nhưng cứ nhớ đến những ngày tôi còn ở Sài Gòn mà không cầm được nước mắt nghẹn ngào tuôn ra dù lòng tôi không hề muốn.

Thời gian một năm trước khi tôi bị bắt vô tù, nhờ sự giúp đỡ của cha Chân Tín mà tôi vẫn có thể liên tục viết được mỗi ngày một bài báo 1,500 chữ, bất chấp sự cướp đoạt computer và sự đàn áp, bắt bớ của bọn an ninh cộng sản ở Sài Gòn. Tôi khâm phục cha đã hơn 90 tuổi rồi nhưng mỗi ngày vẫn dạy giáo lý, vẫn làm từ thiện, và vẫn viết mỗi ngày một bài báo đủ thứ thể lại, đề tài rồi đưa cho tôi đánh máy và gởi mail đi giúp cha đăng lên. Mỗi ngày cha vẫn coi ti vi thời sự kênh nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôi hỏi: “Sao cha không coi đài Việt Nam?” Ngài nói: “Đài cộng sản toàn nói láo, coi chi mô.” Ngài còn nói thời trẻ Ngài bị chúng nó lừa.

Tôi hỏi hôm xét xử sơ thẩm ở nhà có ai đi không? Nó nói ở nhà nó và con Phụng (em út) dẫn thêm thằng Em Chằn năm tuổi đi lên Sài Gòn, ghé nhà thờ Kỳ Đồng gặp cha và anh chị em bạn bè trong đó, có cả chị Dương Thị Tân. Sáng hôm sau đi ra chưa kịp tới tòa án đã bị bọn công an chận đường từ đàng xa, dùng vũ lực bắt hết từng người đem nhốt mỗi người một nơi, cướp luôn cái điện thoại di động và cái máy chụp ảnh của con Tú, mà không hề có một tờ lệnh bắt nào. Con Tú, con Phụng, chị Tân và những người khác mỗi người bị chúng nó lôi đến nhốt riêng ở một trụ trở công an phường. Đến hết ngày bọn công an mới lôi con Tú và con Phụng lên xe chở về thẳng Bạc Liêu luôn, không gặp được ai. Về tới nhà không thấy Em Chằn đâu, nó gọi điện thoại hỏi cha Thoại thì mới biết chúng nó không dám lôi kéo bắt cha Thoại đem nhốt mà đuổi cha đi về nhà thờ sau khi đã bắt nhốt hết tất cả mọi người. Cha Thoại dẫn Em Chằn về nhà thờ Kỳ Đồng cho ăn uống rồi giữ nó luôn. Hai đứa sợ đêm nay Em Chằn không chịu ngủ khóc um sùm lên, vậy là hai chị em ngay lập tức phải đi xe ngược lên Sài Gòn trong đêm đó gặp cha Thoại dẫn Em Chằn về nhà, đến trưa hôm sau mới về đến nhà. Trong thời đại cộng sản này, trụ sở công an đều trở thành hang ổ xã hội đen hết rồi.

Nghe đến đây, máu tôi sôi lên sùng sục, tôi chửi um lên:

– Bọn công an khốn nạn chó đẻ này nó ỉa lên pháp luật mà. Nhà nước pháp quyền của chúng nó đó, bọn cộng sản súc sinh không phải con người mới dám làm những chuyện như vầy. Hãy nhớ mối thù này, còn sống là phải đòi nợ máu chúng nó. Cả một xã hội bị cộng sản chúng nó lừa bịp, đừng bao giờ tin bọn cộng sản chó má này.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

Trở về > Tạ Phong Tần ( Đứng Thẳng Làm Người – 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 02/11/2016

img_0977Tôi nói:

– Kỳ cái gì, giống như ở ngoài bãi biển vậy thôi. Tôi không ngại chúng nó việc gì phải ngại. Bây giờ nó còn trẻ, sau này sẽ già, hết ngại. Giờ đó là giờ tắm, biết vậy cán bộ nam mò vô nhìn vào phòng nữ làm gì? Tôi báo cho cán bộ Dũng biết, giờ tắm mà cán bộ nam nào mò vào nhìn, không những tôi chửi mà còn tạt nước dơ ra đừng có trách tôi. Còn gì nữa không? Nếu không tôi đi vô nghe?

View original post 943 more words

Categories
Tạ Phong Tần (Đứng Thẳng Làm Người - 1,474 ngày trong nhà tù CSVN)

ĐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI – (1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam) – Kỳ 99


 

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 29/10/2016

t11Trong phòng giam không có giấy viết gì hết. Con Duyên lấy mấy cái bọc nilon trắng lớn rọc ra thành một miếng bự khoảng bằng tờ giấy A4, lấy cái bàn chải đánh răng mài xuống nền nhà cho cái cán bàn chải nhọn lên, rồi tôi đọc cho nó viết chữ đè lên miếng nilon. Khi cầm lên soi dưới ánh đèn thì thấy chữ, để xuống thì không thấy. Tôi đọc cho nó chép Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin Kính, Kinh Sáng Soi, Kinh Cám Ơn, Kinh Sáng Danh, ba câu lạy đọc sau khi đọc xong chuỗi kinh.

Con Duyên nó sợ ma lắm, thường nằm chiêm bao thấy ma Chí Hòa, ma nghĩa địa đến trêu chọc, kêu ầm lên giữa đêm khuya. Tôi dạy nó cách lần chuỗi Mân Côi đọc kinh, giữa mười kinh Kính Mừng đọc một câu nguyện cầu cho các linh hồn mà hồi trước tôi đi học giáo lý thầy Hoan dạy cho tôi: “Lạy Cha xin Cha tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những Linh Hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.” Tôi giải thích cho nó rằng lời cầu nguyện này cầu cho tất cả những linh hồn có đạo cũng như không có đạo đều được hưởng phước từ lời cầu xin và được giải thoát, không phải sợ ma quỷ quấy phá nữa.

Tôi lấy cái bọc nilon xốp màu đen ra, lấy cọng chỉ cắt thành từng miếng như miếng ruy-băng rồi kéo thành sợi dây nhỏ, se lại như sợi dây thừng bằng cái tăm xỉa răng, dài cả chục thước. Tôi xoắn gút sợi dây làm thành một xâu chuỗi Mân Côi đủ sáu chục hột, có cả cái Thánh giá luôn, giống y như chuỗi Mân Côi kiểu dân chơi đeo thắt bằng dây dù bán ở các gian hàng đồ thánh trong nhà thờ. Tôi mất hai ngày vã mồ hôi ra như tắm mới làm xong chuỗi Mân Côi này. Tôi còn dạy nó hát bài Kinh Hòa Binh.

Con Duyên thích lắm, đêm nào cũng lần chuỗi đọc Kinh. Tối tôi đọc xong một chuỗi rồi đi ngủ, có hôm giật mình tỉnh dậy thấy nó còn ngồi đọc kinh. Tôi mắc cười quá, nghĩ bụng: Bà mẹ nó bọn công an trại giam ngu như heo. Cần quái gì Kinh Thánh, cần quái gì linh mục, tao không phải linh mục cũng truyền đạo được như thường. Chúng mày không cho đem Kinh Thánh vô phòng giam, một khi người ta đã muốn thì chúng mày có cấm được không.

Ngày nào con Duyên cũng đọc Kinh Lạy Cha và cầu nguyện trước bữa ăn giống tôi. Lời cầu nguyện thì tất nhiên mỗi người một kiểu, muốn cầu gì thì cầu, không đọc lớn lên cho người khác nghe. “Lạy Cha, xin Cha ban phúc lành bữa ăn này cho chúng con. Xin Cha ban cho chúng con… (A Bờ Cờ gì đó tùy ý).”

Chị Hà với con Duyên thích ở chung với tôi. Hỏi sao mà thích, cả hai người đều nói ở chung với tôi có nước xài, không phải là thoải mái như ở nhà nhưng vẫn có nhiều hơn các phòng giam khác. Nhờ tôi mua được hai cái thau nhựa giặt đồ nên được xài chung với tôi. Trại giam Chí Hòa chúng nó bán cho tù nhân thau nhựa chỏ xíu đủ đựng bốn lít nước, giặt quần áo trong cái thau đó quần áo không sạch xà bông, phải mua thêm nước xả vải Downy cho nhiều vô để xả sạch xà bông.

Bọn tôi trước tiên gội đầu, hứng lại nước gội đầu lần cuối giặt quần áo, lại lấy nước xả quần áo chứa lại để dội cầu, lấy nước xả quần áo lần cuối để dội lên người kỳ cọ với xà bông cục Lifebuoy đỏ cho sạch mà đỡ tốn nước, xong rồi mới dội lại nước sạch. Như vậy mới sạch sẽ mà ít hao nước. Tôi nói vui với chị Hà và con Duyên:

-Hai người nhớ ra tù mở cái công ty chế biến xà bông tắm chuyên bán cho tù, làm sao giống như nước rửa chén, tráng sơ qua là sạch, đỡ tốn nước, bán đắt hàng lắm đó.

Năm giờ sáng tôi thức dậy tập thể dục, xong tắm rửa thay quần áo sạch là con Duyên với chị Hà bày đồ ra cùng ăn sáng. Ăn xong chỉ có chơi, kể chuyện, trưa ăn cơm tiếp, ngủ một giấc đến hai giờ chiều thức dậy để bưng nước xài vô phòng giam chứa cho tối và ngày mai. Ba giờ chiều tôi tập thể dục xong rồi tắm là đến giờ cơm chiều.

Bọn cán bộ nữ trại Chí Hòa thấy tôi tập thể dục trong phòng mà mặc có cái áo ngực, quần đùi, có đứa thò đầu vô nói:

-Chị mặc áo vô, không cởi trần như vậy được.

Tôi trả lời:

-Ở đâu quy định cấm cởi trần? Nóng thì cởi áo, chưa cởi truồng là tốt lắm rồi. Hôm nào nóng hơn tôi cởi truồng luôn. Không chịu thì vào đây mà ở.

Con cán bộ bỏ đi. Chắc là nó không dám đôi co với tôi mà báo với ông Hán Khắc Dũng. Hôm sau, ông Hán Khắc Dũng kêu tôi ra ngồi chỗ bàn làm việc của ông, nói nhỏ nhẹ:

-Tôi thì già rồi, chuyện gì tôi cũng không ngại. Nhưng ở đây có nhiều cán bộ trẻ, nhất là cán bộ nam, chúng nó ngại lắm. Tôi nghe nói chị ở trong phòng tập thể dục không mặc áo ngoài, sợ tụi nó thấy kỳ lắm. Thôi đừng có mặc như vậy nữa. Coi như chị giúp đỡ tôi đi.

Mắc cười quá, mấy con ranh công an kia muốn cà chớn với tao à. Tưởng méc Hán Khắc Dũng tao sợ à. Bọn mày sợ Hán Khắc Khắc Dũng chớ tao đâu có sợ.

Tạ Phong Tần

(Còn tiếp)

NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO

Bài đã đăng báo Người Việt ngày 29/10/2016

t11Trong phòng giam không có giấy viết gì hết. Con Duyên lấy mấy cái bọc nilon trắng lớn rọc ra thành một miếng bự khoảng bằng tờ giấy A4, lấy cái bàn chải đánh răng mài xuống nền nhà cho cái cán bàn chải nhọn lên, rồi tôi đọc cho nó viết chữ đè lên miếng nilon. Khi cầm lên soi dưới ánh đèn thì thấy chữ, để xuống thì không thấy. Tôi đọc cho nó chép Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin Kính, Kinh Sáng Soi, Kinh Cám Ơn, Kinh Sáng Danh, ba câu lạy đọc sau khi đọc xong chuỗi kinh.

View original post 927 more words