Nén Nhang Kính Dâng Hương Linh Cố Tổng Thống Trần Văn Hương Trong Ngày Giỗ Năm Thứ 35

Thư Cho Con

Giáo Già

(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

Nén Nhang Kính Dâng Hương Linh

Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Trong Ngày Giỗ Năm Thứ 35

Ngày 30 tháng 1 năm 2017

H,

Hôm nay là mùng 3 Tết Đinh Dậu, đúng ngày giỗ cố Tổng thống Trần Văn Hương. Cụ qua đời ngày mùng 3 Tết năm Nhâm Tuất [1982]. Thư Cho Con kỳ này Giáo Già xin được một lần nữa ghi lại các bài học Giáo Già đã may mắn học được nơi Cụ để thay nén nhang tưởng niệm năm thứ 35 ngày qua đời của vị Tổng thống dân cử cuối cùng của Việt Nam Công Hòa


1

(19021982)

Năm 1982, ngày 28 tháng 1, nhằm ngày mùng 4 Tết năm Nhâm Tuất [1982], trong lúc gia đình tôi chuẩn bị ‘Cúng Tất,’ để đưa ông bà khuất mặt trở lại cõi sống bên kia trần gian, thì bất ngờ được một người bạn, anh S [đã qua đời ở Hawai], đến nhà báo tin Cụ Trần Văn Hương mới qua đời ngày hôm trước, tức mùng 3 Tết. Tôi choáng váng, và chợt nghe như có một luồng nước cực lạnh chạy dọc theo cột xương sống, từ dưới xương cùng trồi lên đỉnh đầu, rồi lan mau, khiến óc tôi tê rần, và trong khoảnh khắc toàn thân nghe như mất hết cảm giác. Hoàn hồn tỉnh lại, tôi sững sờ nhìn người bạn vẫn còn đứng bên ngoài cổng sắt, đăm đăm nhìn tôi, như chờ đợi nghe tôi nói một lời nào đó. Tôi không mời anh vào nhà, mà mở cổng bước ra, rủ anh đến xe bán cà phê, ở lề đường Nguyễn Tri Phương, ngay Ngả Sáu Chợ Lớn, uống ly cà phê, để hỏi thêm các chi tiết cần biết, liên quan đến cái chết của Cụ mà anh vừa cho tôi biết.

Ðến nơi, trời chưa đứng bóng, chọn một bàn thấp lè tè, kê khuất sau một gốc cây lớn, ngồi xuống, rồi lớn tiếng kêu cô chủ quán ‘cho hai ly cà phê đen nhỏ và hai điếu thuốc Hoa Mai.’ Trong lúc chờ đợi cô chủ quán pha cà phê, tôi cất tiếng hỏi S.:

-Cụ mất lúc nào?

-Hôm qua. Hồi sáng sớm, anh Ð. đạp xe đến nhà cho tôi hay, rồi hối hả đạp xe đi, như sợ có người theo dõi. Tôi hỏi vói theo thì anh Ð. cho biết là tối hôm qua anh T. đến nhà anh cho hay tin Cu mất, cũng lật đật bỏ đi… Tôi không kịp hỏi gì hết…

Cô chủ quán mang cà phê tới. Chúng tôi ngừng nói, nhìn nhau. Cô ta nhìn tôi, thoáng chút ranh mảnh, nói:

-Hai Thầy cứ tự nhiên nói chuyện. Không có gì phải ngại!

Tôi ngước mắt nhìn cô, ngạc nhiên hỏi:

-Cô muốn nói chúng tôi ngại điều chi?

Chút ranh mảnh thoáng hiện trên mắt cô chuyển vội sang nụ cười, cũng không kém phần ranh mảnh. Cô đáp:

-Ngại em nghe và ngại người khác nghe chuyện hai Thầy vừa nói về người mới chết hôm qua.

Cả hai, tôi và S., ngước mắt nhìn cô, như muốn hỏi: ‘Sao cô biết.’ Chưa kịp lên tiếng thì nghe cô nói tiếp:

-Em chưa biết người đó là ai; nhưng xem cách nói chuyện của hai Thầy, và chuyện phải mang ra bàn cà phê ở lề đường để nói như thế nầy, thì em chắc phải là chuyện quan trọng, hai Thầy không muốn cho… lối xóm nghe!

Tôi nhìn thẳng vào mắt cô. Cô cũng đăm đăm nhìn tôi… Tôi bật cười, hỏi:

-Nói chuyện người chết thì có gì đâu phải ngại. Ở đâu cũng có người chết. Ở đâu cũng nói được. Ở đời ai không chết.

Cô chủ quán đưa tay lên như muốn ngăn không cho tôi nói tiếp, và muốn lên tiếng nói gì đó, nhưng lại thôi, im lặng nhìn tôi như muốn nghe tôi nói tiếp. Tôi tiếp lời:

-Xin lỗi cô, tôi có hơi đường đột. Có sống phải có chết. Có người chết tất nhiên có người nói chuyện về người chết. Ai cũng có thể nói chuyện về cái chết và người chết. Có luật lệ nào cấm nói chuyện người chết đâu. Không có người chết thì các tiệm bán hòm, như nhà quàn ‘Tô Bia,’ làm sao sống được.

Cô lập nghiêm nhìn S., rồi quay lại nhìn tôi, mỉm cười:

-Em không biết Thầy nầy là ai. Nhưng em biết Thầy. Em đoán chắc cái chuyện người chết mà hai Thầy vừa nói đó có tầm quan trọng mà hai Thầy không muốn cho người khác biết.

Tự nhiên tôi bị đẩy ra khỏi câu chuyện Cụ Hương vừa qua đời, bị đẩy ra ngoài sự nôn nả muốn nghe thêm các chi tiết liên quan đến tin Người vừa mất, nhìn thẳng vào mắt cô chủ quán, nói:

-Ơ hay! Tự dưng cô nói chuyện tôi không hiểu gì hết. Sao lại gọi chúng tôi bằng Thầy. Cô nói cô biết tôi, nhưng xin lỗi, tôi không được biết cô.

Thấy tình hình có vẻ hơi căng thẳng, không đợi cô trả lời, tôi tiếp lời với chút bông đùa:

-Chuyện biết nhau một chiều như con đường ‘Công Lý’ ở trước tòa án có vẻ nguy hiểm quá!… Chuyện người sống mất hết việc làm, mất cơm ngon, áo đẹp rồi mất luôn cơm no, áo ấm, mất nhà cửa, mất bà con, mất bạn bè… khiến không ai dám nói tới chuyện sống đã đành, tới chuyện chết cũng không nói được nói nữa thì…

Tôi chợt ngưng nói, lặng lẽ nhìn cô chủ quán, chờ đợi nghe cô lên tiếng. Cô thôi mỉm cười, mắt thoáng chút buồn xa xăm:

-Em không đùa với Thầy đâu. Không phải chuyện quen biết một chiều đâu. Thầy quên em, chớ em không quên Thầy. Thầy quên trò là chuyện thường, nhưng phần lớn trò không quên Thầy, nhứt là với những vị Thầy có nhiều nét đặc biệt… như Thầy.

Cô ngừng nói, cúi xuống, đưa tay cầm muỗng khuấy nhẹ ly cà phê trước mặt tôi, chăm chăm nhìn tôi đang nhìn lên, xin phép ngồi xuống, rồi nói nhỏ:

-Thầy quên, em nhắc Thầy nhớ. Em là M, H.M., thường ngồi ở đầu bàn, cạnh lối đi giữa giảng đường rộng minh mông, nhưng chật ních sinh viên. Em chỉ học với Thầy ở ‘Ðại học Minh Trí’ có mấy tháng thì ‘sập tiệm.’ Ngày 30/4/1975 nghe tin Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, cả nhà em hoang mang vô cùng. Sáng hôm sau, tụi em vô trường, thấy không khí khác lạ hẳn. Thầy đâu không thấy, sinh viên cũng không có mấy đứa nhốn nháo hỏi nhau những câu không ai trả lời được. Gom hết những câu hỏi, và vài câu trả lời hiếm hoi, tụi em được biết Thầy Khoa trưởng đang bận bên Công ty B.G.I.; Thầy Phó Khoa trưởng đã bỏ chạy trước rồi. Còn Thầy là Phụ tá, chắc kẹt lo chuyện bàn giao ở TÐC.

Nghe đến đây, nghĩ chuyện không có gì phải lo lắng lắm, tôi ngạc nhiên hỏi:

-Sao cô rành quá vậy?

Cô thong thả đáp, tuy lời còn có chút cung kính, nhưng cử chỉ biểu lộ cho thấy hình như cô đang nói với một người bạn thân nào đó, chớ không phải nói với ông Thầy cũ:

-Em nghe mỗi người kể một chút, rồi gom lại. Nhưng có điều em biết không đúng là Thầy lúc đó không còn làm ở TÐC nữa. Thầy đổi về đâu không ai biết.

Tôi chận lời cô:

-Sau đó tôi có đến trường; và mấy ngày sau, ký giấy bàn giao cho ‘người ta’ hết rồi.

-Phải. Cả trường còn lại mình Thầy có trách nhiệm. Thầy không giao thì ai ở đó mà giao trường cho họ. Xong việc, Thầy cũng đi mất.

-Tôi còn ở đây chớ đi đâu mà mất.

-Phải, Thầy đi, nhưng không mất. Hôm đó em có mặt ở trường, cùng mấy đứa bạn lảng vảng đi qua đi lại sân trước… Sau khi thấy người mặc áo chemise trắng trở màu cháo lòng, nhăn nheo, bỏ ngoài quần màu phân ngựa cũng nhăn nheo, chân mang dép râu, bước lên chiếc xe lạ, ra về, thì tụi em tràn vào phòng Thầy, hỏi Thầy những điều chúng em chờ biết.

Cô ngừng nói. Tôi và S. chăm chú chờ nghe cô kể tiếp. Cô thong thả đưa bàn tay phải trắng mịn, cổ tay tròn mềm, năm ngón thon dài, móng cắt ngằn, cầm cái muỗng bằng nhôm nhỏ, khuấy nhẹ ly cà phê đen còn phân nửa, để trước mặt tôi, như một thói quen dễ thương, vì có còn chút đường nào đọng dưới đáy ly đâu mà khuấy, nói tiếp:

-Hình như hôm đó Thầy không được bình tỉnh lắm. Thầy cho biết tất cả được ‘người ta’ cho chuyển qua Trường Luật, các em chờ qua bên đó học tiếp. Phần Thầy phải chờ quyết định của ‘cách mạng’ không biết tới chừng nào mới có. Do đó, coi như Thầy ‘mất dạy.’

Cô ngừng nói, ranh mãnh nghiêng đầu nhìn tôi một lúc, rồi mới kể tiếp:

-Thầy có vẻ mất bình tỉnh mà vẫn nói ‘tếu’ được. Em nghe vui vui vì hai tiếng ‘mất dạy’ của Thầy. Buồn lo đủ thứ, nát cả ruột gan, mà Thầy cũng đùa được. Em hỏi tiếp Thầy: “Nếu tụi em không qua Trường Luật học tiếp thì sao?” Lưỡng lự nhìn tụi em một lúc, Thầy chợt mỉm cười nói tiếp: “Nếu mấy em không qua đó học thì coi như mấy em… ‘thất học‘….”

Hình như có ý muốn cho tôi có thời gian nhớ lại câu nói sau cùng đó, cô ngừng lại một lúc, rồi mới kể tiếp:

-Em chưng hửng khi nghe Thầy nói câu nói đó. Em thật không ngờ. Trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt lúc đó mà Thầy lại có thể phát kiến ra lối dụng ngữ độc đáo như vậy. Bây giờ, ngồi đây, nghĩ lại chuyện ‘Thầy mất dạy, Trò thất học’ em nghe xót xa, cay đắng lạ lùng.

Có người khách mới đến, H.M. ngừng kể, đứng dậy, quay lưng đi lại xe cà phê, nói:

-Hai Thầy cứ tự nhiên nói chuyện… người chết, em lo chuyện em.

Trở lại chuyện Cụ Hương vừa qua đời, tôi dè dặt hỏi S.:

-Anh không biết Cụ mất lúc nào và hiện cảnh sống gia đình Cụ ra sao?

-Lâu rồi tôi không được tin Cụ, cho đến sáng nay… Lúc nãy tôi quên kể thêm chút chi tiết quan trọng, là lúc quay lưng đi anh Ð. có khuyên tôi đừng đến dự đám táng, vì bọn ‘nó’ đông lắm, đừng để bọn ‘nó’ lưu ý mà thêm phiền, phiền người đi đám và phiền cả gia đình Cụ.

-Bạn anh khuyên như vậy, mà anh có tính nghe lời nó không?

-Ðột ngột quá. Tôi chưa biết xử trí ra sao nữa. Anh nghĩ thế nào? Nên đi hay không nên đi? Ai cũng biết là có mặt mình hay không có mặt mình đám táng chắc cũng vậy thôi. Xét chung chắc không có mặt mình gia đình Cụ đỡ phiền phức hơn. Phần mình không biết thì thôi, chớ biết mà không đến thì lòng mình không yên, mà đến thì ai đoán được hậu quả sẽ như thế nào, thân mình đang sợ công an mà chường mặt ra chỗ đầy công an, chìm nổi đủ loại, chẳng khác nào giỡn mặt với chủ ngục, giỡn mặt với tử thần… Còn anh, anh nghĩ như thế nào? Phần tôi, để đó tính sau. Riêng phần anh, tôi dứt khoát khuyên anh không nên đi. Bọn ‘nó’ lưu ý anh nhiều lắm.

-Sao anh biết?

  1. nhỏ giọng trả lời:

-Trong nhiều cuộc đàm luận, thỉnh thoảng có người nhắc đến tên anh với nhiều nghi vấn lắm, nhứt là họ thấy anh không bị ở tù ‘cải tạo’ như các đồng nghiệp của anh. Ở Sài Gòn – Chợ Lớn nầy hầu như thành phần nào cũng có ít nhiều người biết đến anh, vì anh thường có bài viết đăng trên báo Việt lẫn báo Tàu.

Tôi ngơ ngác nhìn S., thoáng chút ngạc nhiên về câu anh vừa nói, hỏi nhỏ:

-Ai nói với anh như vậy?

-Cần gì phải có người nói mới biết. Trong số những người quen với tôi có người chưa từng bao giờ gặp anh, nhưng khi nói về anh, có chuyện họ còn muốn rành hơn tôi nữa. Tôi nghe nói, trong một bữa ăn ở Chợ Lớn, một thương gia có tiếng tăm, nêu câu hỏi: “Không biết có phải anh là cháu của Trần Văn Trà hay không mà khỏi bị đi ‘cải tạo’?…”

-Tôi có nghe mấy người kể lại chuyện nầy. Nhưng chuyện có gì quan trọng đâu?

  1. nhìn ra đường, nói tiếp:

-Một lần khác, nghe nói có một cán bộ Bảo vệ Chánh trị thắc mắc về vị trí của anh ở TÐC, mà nó nói là ‘nhân dân phản ánh’ ít nhứt cấp bực của anh phải tương đương với ‘đại tá hay trung tá’ mà sao anh không đi ‘cải tạo.’ Hình như ‘nó’ có tới nhà anh, hỏi qua lý lịch của anh, và anh đã xuất trình cho nó xem các loại giấy tờ chứng minh anh là một nhà giáo, nên không bị ‘tập trung cải tạo.’ Nó có vẻ không tin, nhưng chưa tìm được cách làm khó anh.

-Anh nói hơi nhiều đó. Anh có ý ngăn không muốn tôi đến dự đám táng của Cụ thì tôi không đi. Nói nhiều quá coi chừng có người khác nghe không tiện.

Vừa lúc đó, H.M., cô chủ quán, quay lại bàn, tự nhiên kéo ghế ngồi cạnh tôi, nói:

-Một lần nữa xin Thầy cho phép em ngồi. Thầy đừng ngại. Em nghe và biết chuyện Thầy tiện hơn là không nghe, không biết!

  1. trở thế ngồi, hình như cho đỡ mỏi, nhưng chủ đích là để ngay chân khều nhẹ chân tôi. Tôi giả bộ như không biết. H.M. ranh mảnh nhìn tôi, nói:

-Thầy đừng rầy và trách em tò mò. Thầy không nhớ em, nhưng em nhớ Thầy rất rõ. Trước đây, em với mấy đứa bạn trong lớp thường thắc mắc nhiều về Thầy, mà không biết hỏi ai. Hình như Thầy biết nhiều người và nhiều việc quan trọng liên quan đến chánh quyền và giới kinh tế tài chánh, cả một số người hoạt động chánh trị rất đặc biệt; vì những chuyện Thầy nói và những điều Thầy dùng làm thí dụ trong các bài giảng nghe hợp với thời cuộc lắm.

-Thôi bỏ qua chuyện đó đi. Quên hết đi. Ðừng nhớ lại và cũng đừng biết thêm gì nữa. Ðổi đời rồi. Em phải biết rằng nếu có vài việc làm nào đó của tôi trong quá khứ được coi là ‘đặc biệt’ thì cái ‘đặc biệt ngày cũ đó bây giờ có thể là hiểm họa.’

Ðang ngồi đối diện trước mặt tôi, S. chồm tới một chút, chen lời:

-Tôi xin lỗi anh, đã lỡ lời. Xin anh và cô chủ quán bỏ qua hết đi. Thôi mình đi. Nhờ cô M. tính tiền và đừng để ý đến chuyện chúng tôi nói nãy giờ.

H.M. đứng dậy nhìn S. nói:

-Em không dám tính tiền đâu. Hai ly cà phê hôm nay và mấy điếu thuốc Hoa Mai xin hai Thầy cho em được mời.

  1. lục túi áo lấy mấy đồng tiền để lên mặt bàn, cầm cái ly đã cạn cà phê, gần hết nước trà lợt, còn chút cặn màu đen đậm lẫn xác trà màu vàng tái, dằn lên, nhìn H.M., không nói. H.M. cúi xuống cầm cái ly lên, để qua một bên, lấy mấy đồng tiền giấy trao lại cho S., nói:

-Thầy cất đi. Em không lấy đâu. Xin Thầy cho em được mời hai Thầy. Ðừng để đó có người đi qua để ý không tiện.

H.M. quay sang nhìn tôi cất giọng đùa vui, cầu cứu:

-Thầy nói giùm em một tiếng đi! Thầy nói bây giờ em ‘thất học’ nhưng ngày trước em có học với Thầy. Nó khiến em phải mời hai Thầy. Em sẽ không yên lòng khi gặp được Thầy mà không mời được Thầy ly cà phê nhỏ với vài điếu thuốc lá nội hóa, từ cái xe cà phê nhỏ của em. Phần Thầy, Thầy nói bây giờ Thầy ‘mất dạy,’ nhưng ngày trước Thầy có dạy em, em chịu ơn Thầy. Bây giờ, tình cờ gặp lại Thầy, ly cà phê nhỏ với vài điếu thuốc lá giá chẳng đáng bao nhiêu, em mời thầy để thay lời cám ơn, chẳng lẽ Thầy không nhận. Ðừng hẹp lòng với em.

  1. lại khều chân tôi. Ðoán chừng anh muốn rời bàn ra đi, nên tôi nhìn anh, nói:

-Thôi! Anh chiều ý cô học trò cũ của tôi đi. Mới sáng được uống cà phê ‘chùa’ cũng là một cái thú… nghe mùi ‘nhang’ thoang thoảng trong chút cà phê vừa ợ ra khỏi cổ.

H.M. nhìn tôi, khẻ nheo con mắt có đuôi, nói theo tiếng cười:

-Em cám ơn Thầy. Thầy cứ đùa hoài. Lúc nào Thầy cũng đùa được. Hồi trước em thích học giờ Thầy có lẽ nhờ chút ‘tếu’ của Thầy trong các dẫn dụ rải rác khắp bài giảng… Bây giờ, xin cho em được có chút “Tếu” theo Thầy, cứ coi đây như ngôi “Chùa Nhỏ” của “Thầy-Trò”… Trước khi đi, xin thầy cho em một ân huệ. Thầy nhớ đừng đi dự đám táng người mới qua đời đó nghe Thầy!


Hoạt cảnh của năm 1982 chợt hiện về, khi tôi được mời tham dự lễ giỗ Cụ Hương, tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 3 năm 1998 do các Giáo sư Đỗ Bá Khê, Nguyễn Thanh Liêm, Lưu Khôn và ông Võ Duy Thưởng tổ chức [xem hình Thiệp mời].

Trên đường đến lễ giỗ, tôi ngậm ngùi nhớ lại ngày Cụ qua đời, mấy ngày ngắn ngủi sau Tết nguyên đán. Hôm đó, tôi đã nghe lời lời S. và cô sinh viên cũ nên không đến dự đám táng Cụ, để tránh những phiền phức có thể xảy ra, nguy hiểm cho bản thân tôi, và có thể gây phiền lụy cho tang gia. Sau đó, nghe thuật lại, không khí đám táng rất nặng nề. Công an bảo vệ chánh trị dầy đặc ở cả vòng trong lẫn vòng ngoài. Khách đến dự có rất nhiều người tang gia không quen, không biết mặt, và cũng không nhận diện được thuộc thành phần xã hội nào.

Có một số người, nghĩ mình không có gì để phải sợ công an chụp hình hay theo dõi, đến tham dự đám táng, khi về kể lại cho bạn bè nghe, xác nhận rằng họ thấy có rất ít người quen hơn kẻ lạ, và người đi dự với sắc mặt hầu như lúc nào cũng căng thẳng, ít trò chuyện với nhau, như hoạt cảnh thường xảy ra ở một số đám táng khác. Ða số đều lặng lẽ ra về, sau khi thắp nhang, lạy trước linh cửu Cụ, nói vài lời chia buồn với tang gia. Ít có người ngồi nán lại, và nếu có người nán lại thì cũng chẳng phải để trò chuyện với nhau theo thói thường. Họ sợ những lời họ thốt ra, những câu chuyện họ kể, có thể gây nên chuyện phiền phức cho họ, có khi bị bắt bỏ tù, mà chính nạn nhơn không biết đã phạm tội gì. Họ thường lấm lét nhìn ngang ngó dọc một lúc rồi lặng lẽ ra về. Thỉnh thoảng cũng có người đến chào từ giả tang gia…


Và hôm nay, cũng nhơn ngày giỗ Cụ, ngậm ngùi nhớ lại 35 năm trước, xót xa hình dung về đám táng khá đặc biệt của một con người ngoại hạng, tôi nghe cay đắng nặng lòng. Tôi không hiểu phận số cay nghiệt nào Trời dành cho Cụ khiến mỗi lần Cụ xuất hiện trên chánh trường là mỗi lần đất nước bước vào một biến cố trọng đại. Hay đúng hơn, khi đất nước bước vào một biến cố trọng đại, những người đương nhiệm lãnh đạo quốc gia lúng túng mời Cụ ra gánh vác việc nước đỡ đòn cho họ.

Lần bước trở về quá khứ của hơn 85 năm trước…

  • Năm 1926, khi Cụ tốt nghiệp Trường Cao đăng Sư Phạm và được bổ nhiệm về dạy ở Trường Trung học Mỹ Tho thì tôi chưa chào đời.
  • Tháng 8 năm 1945, Cụ bước vào cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc Việt Nam trong tư thế của một người lãnh đạo Ủy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh, nơi Cụ được Chánh quyền Pháp bổ nhiệm làm Thanh tra Học chánh. Ðến khi Pháp tái chiếm tỉnh này Cụ đưa đoàn quân dưới quyền rút vào Ðồng Tháp Mười tiếp tục kháng chiến.
  • Năm 1946-1947, Cộng sản Việt Nam âm thầm dùng nhiều thủ đoạn độc hại thanh toán các người không theo chúng, đặc biệt là các đảng phái Quốc gia, để độc quyền tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp bằng tà đạo, khiến cuộc kháng chiến càng lúc càng trở nên quyết liệt và đẫm máu hơn, máu của những người theo Pháp và máu của cả những người yêu nước chống Pháp, nhưng không theo cộng sản, Cụ giải tán đoàn quân do Cụ trực tiếp chỉ huy, để trở về thành như người đi giữa hai lằn đạn.
  • Cụ giã từ kháng chiến, nơi Cụ có thể bị bách hại, nếu tiếp tục ở lại, như một số trí thức khác cùng cảnh ngộ; và sau đó Cụ cũng không hợp tác với Pháp, kẻ đang cai trị và đàn áp, bốc lột dân Việt, từng khiến Cụ từ bỏ mọi bổng lộc để chống lại. Cụ chấp nhận lao động khổ cực để kiếm sống qua ngày, chấp nhận cuộc sống của người dân bình thường, mưu sinh bằng công sức lao động cực nhọc của mình.
  • Ðến năm 1955, Cụ nhận lời mời của Thủ tướng Ngô Ðình Diệm ra là Ðô trưởng Sài Gòn Chợ Lớn lần thứ nhứt, khi chánh phủ cần có một nhơn sĩ trí thức Miền Nam có uy tín, và nhiều khả năng ổn định tình thế đang rất phức tạp, âm ỉ biến loạn từ nhiều phía, sau cuộc di cư vĩ đại đưa số lớn trí thức, doanh gia, văn nghệ sĩ và công chức từ Hà Nội vào Sài Gòn, trốn chạy cộng sản, sau Hiệp định Genève năm 1954 phân chia đất nước làm hai, đang tái lập cuộc sống mới có ít nhiều nề nếp phần nào xa lạ với người địa phương ở đây.
  • ◘ Năm năm sau, tức năm 1960, nhận thấy Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, bây giờ đã là Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa, lãnh đạo chánh phủ theo con đường càng lúc càng hướng về chỗ độc tài, dùng tà đạo để tạo quyền lực cho gia đình và bè phái, gây nên những tệ hại càng lúc càng trầm trọng hơn, khiến Việt cộng núp dưới chiêu bài Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam có cơ hội khai thác và bành trướng các hoạt động khủng bố, phá hoại và lôi cuốn các thành phần bất mãn chế độ bỏ hàng ngũ quốc gia vô bưng theo chúng, bên cạnh một số người bất mãn chánh quyền bị Việt cộng lợi dụng làm công cụ tuyên truyền cho chúng, ngay trong hàng ngũ quốc gia, Cụ đã khẳng khái cùng 17 nhơn sĩ trí thức khác, ngày 26-4-1960, ký tên chung trên bản ‘Tuyên ngôn Caravelle’ cảnh giác Tổng thống Diệm về những tệ hại của chánh phủ do ông này lãnh đạo. Bản Tuyên ngôn được trình cho Tổng thống Diệm. Khi được công bố nó đã gây xúc động mạnh trong dư luận chánh giới và báo chí, cả quốc nội lẫn quốc ngoại. Nó trực tiếp cảnh giác Tổng thống Diệm về một số sự việc sai trái trầm trọng, đang gây hại quốc gia, dân tộc; mà có người cho là Tổng thống không biết, hay biết mà làm ngơ, hoặc chính đích thân ông, và bào đệ của ông là Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu, cho tiến hành như một sách lược của chánh phủ. Tuyên ngôn cảnh giác:
  • Về mặt chánh trị, nó vạch rõ sự sai lầm trầm trọng trong cuộc bầu cử phản dân chủ, mà điển hình là cuộc bầu cử Quốc Hội khóa II vừa qua. Nó yêu cầu Tổng thống cởi giảm chế độ, mở rộng dân chủ, ban bố những dân quyền tối thiểu, công nhận đối lập, để nhơn dân lên tiếng, đặng những oan ức uất hận không còn nữa.
  • Về mặt an ninh, nó cảnh giácTổng thống về những cuộc bắt bớ liên miên những người xét ra không có tội, không vi phạm luật pháp quốc gia; đặc biệt ở những vùng bị Việt cộng quấy phá, nơi trước đó là tử địa của chúng, nhờ tinh thần chống cộng quyết liệt của các lực lượng giáo phái.
  • Về mặt hành chánh, nó yêu cầu Tổng thống đừng đem đảng phái chi phối quốc gia, gieo nghi kỵ giữa kẻ trong ‘phong trào’ người ‘ngoài đoàn thể;’ đừng để nạn tham nhũng lộng hành, phục hồi nhơn tâm, mang lại niềm tin trong lòng dân chúng.
  • Về mặt quân sự, nó lưu ý Tổng thống đừng đem tinh thần đảng trị vào làm rối hàng ngũ quân nhơn, đừng để tệ nạn ‘phong trào’ ‘cần lao’ chia rẽ anh em đồng đội, đừng khiến người lính và cấp chỉ huy lấy sự trung thành với đảng, sự vừa ý bề trên làm tiêu chuẩn thăng quan, thăng cấp; mà phải tẩy trừ tư tưởng bè phái gia tộc trong hàng ngũ quân đội.
  • Về mặt kinh tế, xã hội, nó yêu cầu Tổng thống đừng để một đất nước phì nhiêu, phong phú phải lâm cảnh dân nghèo thất nghiệp, của hết, tiền khan, lúa đầy đồng không bán được, hàng đầy chợ không người mua, mọi nguồn lợi tức lọt vào tay một nhóm người đầu cơ, lấy đảng phái đoàn thể làm bình phong che đậy độc quyền tư lợi; mà phải dẹp bỏ các chướng ngại chận đường phát triển kinh tế, tiếp đón mọi đầu tư xuất vốn của bạn ngoại quốc như của người bổn xứ, đình chỉ mọi hình thức lấy phu làm xâu…
  • ◘ Bản tuyên ngôn cũng cảnh giác Tổng thống Diệm về nguy cơ bùng nổ những lượn sóng căm thù, oán hận không sao ngăn cản nổi, của cả một dân tộc quá đau khổ, đứng dậy để bẻ xiềng xích đã kiềm hãm họ, để quét sạch thối tha, tẩy trừ nhũng lạm, bất công, đã bóc lột, hà hiếp họ. Nó chẳng những không làm nên tiếng kèn báo động giúp Tổng thống và chánh phủ thức tỉnh, giác ngộ những lầm lạc, mà lại trở thành chiếc xe chở tù đưa tất cả 18 người ký tên trên đó vào nhà giam, trong đó có Cụ Trần Văn Hương khiến tình thế càng lúc càng nguy ngập hơn.
  • Cuối năm 1963, ngày 1/11, chánh phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ với hai cái chết thảm thương của Tổng thống và bào đệ là Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Ðất nước bị đẩy mau vào những cơn biến loạn nối tiếp nhau không ngừng nghỉ, tạo thêm thuận tiện cho Cộng sản Bắc Việt đẩy mạnh đà xâm lăng Miền Nam qua chiêu bài Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.
  • Năm 1964, trong cơn xáo trộn khắp mọi mặt, hỗn loạn diễn ra hầu như hằng ngày ở thủ đô Sài Gòn, Cụ Hương lại được mời làm Ðô Trưởng Sài Gòn lần thứ hai để đương đầu với mọi biến động; và sau đó được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu mời làm Thủ Tướng, giữa lúc tình hình chánh trị vô cùng căng thẳng, sự xáo trộn đang đi lần tới chỗ hầu như bất trị, không chỉ riêng ở Thủ đô Sài Gòn, mà còn ở nhiều địa phương khác, đặc biệt là miền Trung…
  • ◘ Ðến năm 1965, Ðại Tướng Nguyễn Khánh làm chuyện ‘chỉnh lý,’ ra bản ‘Tuyên ngôn Vũng Tàu,’ giải tán Quốc Hội, truất quyền Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Cụ Hương không chấp nhận chuyện ngang ngược có thể gây thêm xáo trộn quốc gia đang cần được ổn định, nên cương quyết không trao chánh phủ cho Ðại Tướng Nguyễn Khánh. Do đó, Cụ bị bắt quản thúc tại Vũng Tàu.
  • Năm 1967, cùng với Cụ Mai Thọ Truyền, Cụ Hương lập liên danh ứng cử Tổng thống, đối đầu với liên danh của hai Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Những người có trách nhiệm ít nhiều trong việc tổ chức cuộc bầu cử lúc đó [Bây giờ nhiều người vẫn còn sống] hẳn biết rõ những thủ thuật mờ ám nào đã được sử dụng cho liên danh của hai vị Tướng lãnh trên thắng cử, mặc dầu liên danh của hai Cụ Hương-Truyền thắng ở hầu hết các thành phố lớn và dẫn đầu ở Ðô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.
  • Năm 1968, sau cuộc tổng công kích đẵm máu Tết Mậu Thân của Việt cộng vào Sài Gòn và các thành phố lớn, tình hình chánh trị, quân sự, kinh tế ở Miền Nam suy sụp trầm trọng đến độ hiểm nguy, Cụ Hương lại được mời đứng đầu sóng, ngọn gió. Cụ hy sinh danh dự, nhận lời của Tổng thống Thiệu ra làm Thủ tướng lần thứ hai. Lần nầy, sau một năm chấp chánh, Cụ ổn định được tình thế.
  • Ðến năm 1970, cùng liên danh với Cụ Nguyễn Văn Huyền, Cụ đắc cử vào Thượng Nghị Viện.
  • Năm sau, 1971, thêm một lần nữa, vì nhu cầu ổn định của tình hình, trước những đe dọa của một số thế lực khiến rối loạn có nhiều nguy cơ xảy ra, từ hàng ngủ quốc gia, đến hiểm họa xâm lăng thô bạo ngày càng gia tăng cường độ của Cộng sản Bắc Việt, Cụ Hương lại một lần nữa hy sinh danh dự, chịu ứng cử Phó Tổng Thống chung liên danh ứng cử Tổng thống của Tướng Nguyễn Văn Thiệu. Ðiều này đã được Cụ ngậm ngùi giải thích với phái đoàn Tổng hội Giáo giới Việt Nam tân nhiệm, do Giáo sư Ðỗ Bá Khê [Nhiệm kỳ nầy Giáo sư Ðỗ Bá Khê là chủ tịch và người viết là Tổng Thơ Ký] hướng dẫn đến ra mắt Cụ, mấy ngày sau kết quả cuộc bầu cử Ban Chấp Hành mới, năm 1974. Dịp này, tôi đã thấm thía nghe Cụ giải thích về ý nghĩa ba chữ ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ trên chiếc mũ của người sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cụ đã khẳng khái cho biết mặc dầu có một số không nhỏ người thân cận không đồng ý, lên tiếng trách móc và tìm cách ngăn cản, Cụ cũng nhứt quyết đặt Tổ Quốc trên Danh Dự, đặt sự ổn định và an toàn của quốc gia trên danh dự cá nhơn, khi nhận lời ứng cử chung liên danh với Tướng Thiệu.
  • Ðắc cử, làm Phó Tổng thống, Cụ được đẩy lên đầu ngọn sóng ‘chống tham nhũng,’ Cụ được Tổng thống giao cho trách nhiệm mà ai cũng ngán là ‘bài trừ tham nhũng.’ Trong trách vụ nặng nề của mình, Cụ đã đối đầu với muôn ngàn khó khăn, vì nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, từ trên xuống dưới, từ bên tả sang bên hửu, từ trước mặt đến sau lưng, và… từ một số người thân cận với Tổng thống Thiệu và một số khác bám sát bên cạnh Cụ như ‘người thân cận!’ Không nơi nào không có tham nhũng, khiến Cụ phải thốt lên một câu nói ‘để đời’ là “diệt hết tham nhũng thì còn ai để làm việc.” Nhiều người cho rằng qua câu nói đó Cụ thành thật thú nhận rằng Cụ đã bất lực và đang bất lực. Cụ bất lực trước ‘quốc nạn tham nhũng,’ thứ bất lực chung của mọi người có trách nhiệm hàng đầu trong các cơ quan công quyền lúc bấy giờ. Nhưng nhìn từ một góc cạnh khác, tôi thấy câu nói của Cụ không biểu lộ sự bất lực của cá nhơn Cụ. Trái lại, đó là cách nói để nhìn nhận một sự thực đau lòng, đụng chạm đến hầu như toàn diện guồng máy quân đội và chánh quyền hiện hữu, khiến người tinh ý có thể nhận diện một số người tham nhũng lừng lẫy ở cả ba cơ quan Tư Pháp, Lập Pháp và Hành Pháp. Do đó, có thể đã có không ít người trong số này tìm cách châm biếm câu nói của Cụ, rêu rao rằng Cụ bất lực, để mong Cụ bực mình cho dẹp bỏ chuyện chống tham nhũng, cho họ được tha hồ tham nhũng, bất kể tham nhũng đang là một quốc nạn, nó đang khiến đất nước lâm ngưy, vì quốc gia đang trên đà suy sụp trầm trọng do từ tội tham nhũng của họ và đồng bọn. Với tôi, câu nói được coi như ‘để đời’ của Cụ cho thấy cách ‘chống’ tham nhũng của Cụ không phải là ‘diệt cho chết hết tham nhũng,’ vì ‘diệt hết tham nhũng thì còn ai để làm việc.’ Nỗ lực ‘chống’ tham nhũng của Cụ chủ yếu nằm ở chỗ tìm cách ‘cải hóa’ tham nhũng, tùy hoàn cảnh và điều kiện khả hữu biến kẻ tham nhũng thành người hiền lương, từ thượng từng lãnh đạo quốc gia đến người quân nhơn công chức ở cấp thấp nhứt.
  • ◘ Ðến ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Cụ trở thành Tổng thống dân cử giữa tình thế vô cùng hổn loạn và bi đát. Cụ không còn bị đẩy ra trước đầu cơn gió ác nghiệt, không còn bị đẩy lên trên đầu ngọn sóng hung bạo, như bao nhiêu lần khác trước đây nữa, mà giữa cơn sóng gió hãi hùng, Cụ bị trao cho tay lái con thuyền ngập nước không còn người chèo. Cụ đã can đảm đón nhận nó, và cũng đã can đảm cương quyết từ chối mọi áp lực bàn giao chánh quyền bừa bãi, ra ngoài định chế quốc gia, ra ngoài qui định của Hiến Pháp và Luật pháp quốc gia, để cuối cùng kết thúc cuộc đời của một chánh khách bất khuất, kết thúc sinh mạng của chính mình, và kết thúc cả sinh mạng của quốc gia, bằng cú đập tay giận dữ, bằng những giọt lệ… già thảm thiết, bằng giọng nói nghẹn ngào hiện thành lời trối bi thương giữa Quốc Hội lưỡng viện:
  • “Nếu ý trời muốn cho nước Việt Nam này không còn nữa thì thôi, chúng ta sẽ cùng nhau với nước Việt Nam này mà chết… chớ không thể chấp nhận đầu hàng được.”
  • ◘ Ðến 8 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975, theo quyết định của Quốc Hội lưỡng viện, Cụ trao quyền Tổng thống cho Ðại tướng Dương Văn Minh, một Tổng thống không được dân bầu, để ông nầy đầu hàng Cộng sản Bắc Việt, vào sáng ngày hôm sau, 30 tháng 4 năm 1975.

Nhớ lại buổi tiếp kiến Cụ dành cho Tổng Hội Giáo Giới Việt Nam tại Phủ Phó Tổng Thống năm 1974, song song với việc hy sinh Danh Dự cho Tổ Quốc, khi chấp nhận đứng chung liên danh với Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Cụ đã hãnh diện cho biết thêm rằng Cụ rất sung sướng nhận lãnh tước vị ‘Hạ sĩ danh dự’ của binh chủng ‘Nhảy Dù,’ ghi đậm lời tri ơn sâu xa của binh chủng này dành cho Cụ, khi Cụ bất chấp thế lực của quân đội Mỹ, và sự hiểm nguy của bản thân, mở cuộc họp báo quốc tế, tố cáo thái độ bội ước và bỏ rơi chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa của quân đội Mỹ, trong cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719; khiến Chánh phủ Mỹ lúc đó phải lập tức ra lịnh cho các đơn vị Mỹ hành quân phải tiếp tục kế hoạch, và xin lỗi về việc này.

Và nhớ lại bài diễn văn sau cùng với lời nói sau cùng “chúng ta sẽ cùng nhau với nước Việt Nam này mà chết… chớ không thể chấp nhận đầu hàng được” tôi thấy cả thân dáng già nua đứng thẳng, bên cạnh cây gậy cũng đứng thẳng của Cụ, bên cạnh những đứa con yêu của Tổ quốc mãi mãi đứng thẳng, và không mỏi bước đi tới, giữa cuộc chiến chưa kết thúc, sau ngày 30-4-1975 oan nghiệt.

  • Cụ vẫn đứng thẳng cho tới năm 1978, Cộng sản nêu lý do khoan hồng nhơn đạo để gọi là trả quyền công dân cho Cụ. Cụ trả lời rằng Cụ đã là người lãnh đạo quốc gia, nay nếu gọi là khoan hồng nhơn đạo thì khi nào tất cả công chức, sĩ quan và binh sĩ của Việt Nam Cộng Hòa đều được ra khỏi trại tù và nhận sự khoan hồng như vầy thì Cụ sẽ là người nhận cuối cùng; còn muốn Cụ đi bỏ phiếu để chụp hình thì Cụ không làm.
  • Cụ vẫn đứng thẳngcho tới một lần khác, Cộng sản đưa báo chí đến muốn Cụ tuyên bố một lời về chánh sách hòa hợp hòa giải của họ, Cụ thẳng thắn trả lời rằng hố sâu hận thù mà họ đã đào ở các trại cải tạo không thể lấp lại được.
  • Cụ vẫn đứng thẳngcho tới khi Ðại sứ các nước Pháp, nước Úc cho người đến thăm Cụ và cho biết họ có thể can thiệp với Cộng sản cho Cụ ra khỏi nước với lý do đi trị bịnh, nhưng Cụ tiếp tục từ chối, cương quyết ở lại chia sẻ cùng dân quân Miền Nam sự tủi nhục và nghèo đói dưới gông cùm Cộng sản.
  • Cụ vẫn đứng thẳngcho tới cuối cùng Cụ mất ngày 27 tháng 1 năm 1982, tức ngày mùng ba Tết năm Nhâm Tuất. Bạn bè, đồ đệ và lính tráng cũ âm thầm đến chào tiễn biệt và dự lễ hỏa táng của Cụ.

Tới nay, cuộc chiến Quốc-Cộng chưa kết thúc ngày 30-4-1975. Nó đang buộc kẻ thắng trận chiến hãi hùng hơn 35 năm trước – nói rõ ra là Việt cộng – phải quỳ gối đi lùi; phải phủ phục, cúi lạy, van xin kẻ ‘cựu thù ngoại chủng’ ban cho chút ‘bạc’ ơn ‘tối huệ quốc.’ Nó cũng buộc kẻ cao ngạo ngu đần từ đỉnh cao hoang tưởng phải cong mình, khom lưng huyễn dụ kẻ ‘cựu thù nội tộc,’ cầu lụy ‘ngụy quân,’ ‘ngụy quyền’ và ‘ngụy dân,’ xin họ quên bớt ‘hận thù,’ góp tay ‘dựng lại’ quê hương bị chúng làm đổ nát, điêu linh, hoang tàn… trên đường bước tới…

Nếu lịch sử khó đem thành bại luận anh hùng, thì ai dám đem thành bại luận về con người Cụ; luận về người ‘Lính già’ mang tước hiệu ‘Hạ sĩ danh dự’ của binh chủng Nhảy Dù thiện chiến, hiên ngang trước mọi áp lực ngoại bang; luận về Cụ ‘Giáo già’ đầy khí tiết, hiện thân của một sĩ phu ‘đi giữa nhiều lằn đạn;’ luận về vị ‘Nhơn sĩ già’ hai lần làm ‘Ðô trưởng,’ từng đi xe đạp trước mọi thách đố của thời cuộc; luận về Người ‘Chánh khách già’ hai lần làm ‘Thủ tướng,’ có lần không bàn giao chánh quyền cho kẻ gây rối đất nước, thách đố áp lực bắt bớ và lưu đày quản thúc; và luận về Người ‘Tổng thống già’ không chịu đầu hàng cường địch, từ chối mọi cám dỗ của cuộc sống tự do an nhàn nơi xứ lạ, từ chối lời mời xuất ngoại với bất cứ lý do nào, để ở lại chung chia cùng dân quân miền Nam Việt Nam sự tủi nhục và nghèo đói dưới gông cùm Cộng sản; và sau cùng chịu chết cùng đồng bào ngay trong lòng đất nước thân yêu.

Mọi người, tùy theo quan điểm, có thể đem thành bại luận anh hùng, có thể phê phán việc làm của Cụ tùy lúc đúng hay sai, giỏi hay dở, nhưng không ai có thể phủ nhận được lòng yêu nước, khí tiết và sự thanh bạch của Cụ Trần Văn Hương, vị Tổng Thống dân cử cuối cùng của Việt Nam Công Hòa.


Trong suốt cuộc đời, tôi rất ít khi có dịp được Cụ Hương tiếp chuyện, nhưng lần nào được hân hạnh tiếp chuyện cùng Cụ tôi đều học được ở Cụ những bài học quý giá, trong đó có ba bài học tôi không bao giờ quên, xin được nhắc lại thay phần kết bài viết này:

  • Trong trách nhiệm ‘bài trừ tham nhũng’ Cụ đã dạy tôi bài học ‘cải hóa kẻ lầm lỗi’ chớ ‘không truy diệt người phạm tội;’ như rửa sạch bàn chân đạp bãi phân dơ rồi tiếp tục cuộc hành trình, bình an đi tới; chớ không chặt bỏ nó đi cho thân người được sạch, nhưng lại bị đớn đau, tàn phế, không được dễ dàng tiếp tục đi hết đoạn đường còn lại.
  • Trong khi ép mình đứng chung liên danh ứng cử Tổng Thống với Tướng Nguyễn Văn Thiệu cụ đã dạy tôi bài học đặt Tổ Quốc trên Danh Dự cá nhơn, cho dầu đó là danh dự của một chánh khách liêm khiết và tiết tháo, chưa một lần cong lưng khuất phục trước bất cứ một thế lực hung bạo nào.
  • Trong bài diễn văn sau cùng của vị Tổng Thống dân cử sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa, cụ đã dạy tôi bài học thượng tôn Hiến pháp và Luật pháp quốc gia, bài học ‘ngay lưng’ trị nước, cho dầu cụ đang trực diện cơn hấp hối của Chánh phủ, và dân tộc đang đứng trước hiểm họa tàn bạo của cộng sản xâm lược.

Giờ đây, xin Cụ tha lỗi cho kẻ hèn này, khi được tin Cụ qua đời sớm hơn một số người khác, đã không đủ can đảm, cho dầu đó chỉ là thứ can đảm… âm thầm, để âm thầm đến viếng hương linh Cụỳ, âm thầm dự lễ hỏa táng Cụỳ, trong nghi thức đơn sơ, tiễn đưa Cụ về bên kia cõi sống miên viễn đời đời. Xin thắp nén nhang muộn tạ lỗi cùng Cụ, xin Cụ cho tôi được gọi Cụ bằng Thầy, vị Thầy tôi không có diễm phúc được học một giờ nào, nhưng lại có vinh hạnh được học quá nhiều bài học về Tổ Quốc và Danh Dự, về sự dấn thân trị nước và tiết tháo ở đời.

Hẹn con thư sau

Giáo Già

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Phụ đính

Tuyeân Ngoân “Caravelle”

Saøi Goøn ngaøy 26 thaùng 4 naêm 1960 D.L.

Kính gôûi:

Toång Thoáng Vieät Nam Coäng Hoøa

Saøi Goøn

Kính thöa Toång Thoáng,

Chuùng toâi, kyù teân döôùi ñaây, ñaïi dieän moät nhoùm thaân haøo nhôn só, trí thöùc ñuû khuynh höôùng ñaày thieän chí, nhìn thaáy tình hình nguy ngaäp, khoâng theå thôø ô vôùi söï soáng coøn cuûa ñaát nöôùc, neân hoâm nay ñeán xin yeát kieán Cuï ñeå trình baøy söï thaät, mong chaùnh phuû löu yù mau söûa ñoåi, haàu cöùu vaõn tình theá vaø ñem daân toäc ra khoûi voøng nguy khoán.

Nhôù laïi luùc Cuï boân ba nôi haûi ngoaïi suoát trong voøng taùm chín naêm tröôøng, toaøn daân Vieät Nam ñaõ phaûi traûi qua bao nhieâu söï laàm than khoå sôû, khoùi löûa binh ñao, heát Phaùp thuoäc ñeán Nhöït thuoäc, heát caùch maïng ñeán khaùng chieán, heát quoác gia giaû hieäu che ñaäy coäng saûn ñeán ñoái laäp giaû doái che giaáu thöïc daân, heát khuûng boá naøy ñeán khuûng boá khaùc, heát hy sinh noï ñeán hy sinh kia, moät traøng chuoãi höùa heïn ñeå roài moïi hy voïng bieán thaønh thaát voïng.

Neân khi Cuï saép veà nöôùc, toaøn daân hy voïng vaø mong öôùc döôùi söï laõnh ñaïo cuûa Cuï seõ ñöôïc soáng moät ñôøi yeân oån ñeå laøm aên, xaây caát laïi ngoâi nhaø suïp ñoå, tu boå laïi mieáng ñaát boû hoang, khoâng coøn caûnh sôùm Sôû toái Teà, beân naày baét beân kia bôù, khoâng coøn bò beø phaùi hieáp ñaùp, cöôøng haøo aùc baù haønh hung, khoâng coøn phaûi ñi phu phen xaâu dòch, khoâng coøn bò ñoäc quyeàn boùc loät, khoâng coøn bò tham quan oâ laïi haùch dòch, toùm taét laïi öôùc mong soáng moät ñôøi coù chuùt baûo ñaûm, höôûng moät cheá ñoä coù chuùt coâng bình vaø töï do.  Toaøn daân hy voïng raèng Cuï laø ngöôøi cuûa thôøi cuoäc, seõ thöïc hieän ñöôïc nhöõng öôùc nguyeän mong moûi aáy.

Theá roài Cuï veà nöôùc.  Hieäp ñònh Geneøve 1954 ñem laïi ñình chieán, chaám döùt naïn binh ñao; laàn ñeán ñaïo binh vieãn chinh Phaùp hoài höông, cuï theå hoùa söï ñoäc laäp hoaøn toaøn Mieàn Nam; laïi theâm söï khuyeán khích tinh thaàn vaø söï taêng gia vieän trôï khoång loà cuûa theá giôùi töï do.  Vôùi bao nhieâu yeáu toá voâ cuøng thuaän tieän, coäng vôùi nhöõng ñieàu kieän ñòa lôïi cuûa moät nöôùc phì nhieâu phong phuù, noâng laâm, ngö saûn thaëng dö xuaát caûng thì nhöùt ñònh Mieàn Nam seõ thaéng lôïi chaéc chaén trong cuoäc thi ñua lòch söû vôùi Mieàn Baéc, ñeå tranh thuû nhôn taâm vaø ñem xöù sôû daân toäc ñeán nôi töôi saùng, töï do vaø haïnh phuùc.

Ñeán nay ñaõ gaàn saùu naêm qua, vôùi nhöõng tieän lôïi troïng yeáu khoâng choái caõi ñaëng aáy, chaùnh quyeàn ñaõ thöïc hieän ñaëng nhöõng gì ñaõ ñem Mieàn Nam ñeán ñaâu, ñaõ thoaûn maõn ñöôïc phaàn naøo öôùc nguyeän cuûa nhôn daân, chuùng toâi xin laàn löôït kieåm ñieåm moät caùch khaùch quan, khoâng a dua nònh hoùt maø cuõng khoâng xuyeân taïc saøm bieám, ñuùng theo tinh thaàn xaây döïng maø chính Cuï thöôøng keâu goïi, ñeå mong chaùnh phuû söûa chöõa, ngoû haàu cöùu vaõn moät tình theá voâ cuøng khaån tröông cho söï toàn vong cuûa ñaát nöôùc.

VEÀ MAËT CHAÙNH TRÒ

Tuy moät cheá ñoä voâ danh hieäu cuûa thöïc daân taïo laäp vaø che chôû ñaõ bò ñaùnh ñoå vaø nhöõng toå chöùc phong kieán cuûa giaùo phaùi ñaõ bò phaù tan, nhöng döôùi cheá ñoä Coäng Hoøa ñöôïc xaây döïng ngöôøi daân chöa thaáy ñöôïc soáng baûo ñaûm hôn, chöa thaáy töï do hôn.  Moät Hieán Phaùp laáy leä, moät Quoác Hoäi luoân luoân xuoâi moät chieàu, nhöõng cuoäc baàu cöû phaûn daân chuû, taát caû nhöõng thuû ñoaïn vaø daøn caûnh cuûa coäng saûn ñoäc taøi, laøm cho ngöôøi daân khoâng sao so saùnh.  Roài nhöõng cuoäc baét bôù lieân mieân laøm cho traïi giam khaùm ñöôøng khoâng luùc naøo ñaày chaät nhö luùc naày; roài dö luaän bò böng bít; roài baùo chí khoâng töï do; ngay cho ñeán yù daân ñaõ ñöôïc bieåu loä trong nhöõng cuoäc baàu cöû coâng khai cuõng bò chaø ñaïp khinh reû nhö trong cuoäc baàu cöû Quoác Hoäi khoùa II vöøa qua, laøm cho ngöôøi daân khoâng sao khoâng chaùn naûn.  Nhöõng chính ñaûng giaùo phaùi bò tieâu dieät thì nhöõng “ñoaøn theå”, “phong traøo” ñeán thay theá ñeå aùp böùc nhôn daân maø khoâng thay theá ñeå che chôû nhôn daân khoûi tay coäng saûn.  Baèng côù: nhöõng vuøng giaùo phaùi tröôùc kia laø töû ñòa cuûa coäng saûn, nay cuõng khoâng coøn an ninh maø laø nôi hoaït ñoäng du kích Vieät Minh nhö ôû vuøng khaùc, chöùng côù raèng nhöõng toå chöùc giaùo phaùi maëc daàu phong kieán nhöng ñaõ laø phaàn töû baøi coäng coù hieäu quaû.  Dieät nhöõng phaàn töû aáy, môû ñöôøng cho Vieät Coäng, töùc laø ñaõ voâ tình noái giaùo cho giaëc, giuùp tay cho coäng saûn, trong luùc maø moät chaùnh saùch kheùo leùo hôn coù theå naém giöõ vaø phoái hôïp caùc giaùo phaùi ñeå taêng cöôøng phöông saùch dieät coäng.

Giôø ñaây nhôn daân ñang khao khaùt töï do, Cuï neân côûi giaûm cheá ñoä, môû roäng daân chuû, ban boá nhöõng daân quyeàn toái thieåu, coâng nhaän ñoái laäp, ñeå nhôn daân leân tieáng, ñaëng nhöõng oan öùc uaát haän khoâng coøn nöõa, ñeå khi so saùnh vôùi Mieàn Baéc, daân chuùng Mieàn Nam seõ thaáy giaù trò cuûa töï do daân chuû thaät söï, chòu coá gaéng hy sinh ñeå baûo veä töï do daân chuû aáy.

VEÀ MAËT HAØNH CHAÙNH

Tuy ñaát nöôùc ñaõ bò thu heïp nhöng soá coâng chöùc laïi taêng theâm maø coâng vieäc vaãn khoâng chaïy, vì chaùnh quyeàn noi göông coäng saûn ñem ñaûng phaùi chi phoái quoác gia, chia reõ beà treân caáp döôùi, gieo nghi kî giöõa keû “trong phong traøo” ngöôøi “ngoaøi ñoaøn theå” ngôø vöïc laãn nhau, thöïc quyeàn khoâng trong tay keû höõu traùch, leänh phaùt ra töø ñaâu do quyeát ñònh cuûa ngöôøi quyeàn toäc voâ traùch nhieäm laøm ñình treä boä maùy haønh chaùnh, teâ lieät saùng kieán, chaùn naûn thieän chí, trong luùc maø khoâng thaùng naøo baùo chí khoâng phanh phui nhöõng vuï nhuõng laïm coâng quyõ khoâng theå che ñaäy, heát trieäu naày ñeán trieäu khaùc, heát “haïm” noï ñeán “haïm” kia.

Boä maùy haønh chaùnh ñaõ ñình treä vaø saép teâ lieät caàn phaûi caáp baùch tu boå laïi: ñaët ngöôøi ñuùng choã, phuïc hoài kyõ luaät coù treân coù döôùi, quyeàn haønh ñuùng theo traùch nhieäm, laáy hieäu löïc, saùng kieán, lieâm chính, kieäm caàn laøm tieâu chuaån thaêng böïc thaêng caáp, troïng kyõ thuaät, boû tö töôûng ñaûng trò, khoâng ñaàu oùc gia toäc, tröøng trò nhöõng keû ñaàu cô quyeàn theá, ñöa ra aùnh saùng nhöõng vieäc môø aùm nhuõng laïm, loäng quyeàn, thì môùi coù theå cöùu vaõn ñöôïc tình theá, phuïc hoài nhôn taâm, ñem laïi söï tin töôûng ôû nôi chaùnh quyeàn minh tröïc.

VEÀ MAËT QUAÂN SÖÏ

Quaân ñoäi Phaùp ñaõ ruùt khoûi laõnh thoå, moät quaân ñoäi Coäng Hoøa ñaõ ñöôïc thaønh laäp nhôø Myõ quoác vieän trôï trang bò toái taân.  Nhöng trong moät ñoaøn theå taäp trung thanh nieân anh tuaán, khí phaùch hieân ngang nhö quaân ñoäi, chæ bieát troïng danh döï, laáy xöông maùu baûo veä toå quoác, ñaùng leõ khoâng coù choã cho tö töôûng gia toäc beø phaùi maø chaùnh quyeàn cuõng ñem vaøo ñoù tinh thaàn ñaûng trò “phong traøo” “caàn lao” chia reõ anh em ñoàng ñoäi, gieo nghi kî giöõa baïn ñoàng nguõ, laáy söï trung thaønh vôùi ñaûng, söï vöøa yù beà treân laøm tieâu chuaån thaêng quan thaêng caáp; gaây maàm haäu quaû voâ cuøng tai haïi maø vuï Taây Ninh vöøa qua chæ laø moät tieáng chuoâng nhoû baùo nguy khaån caáp.

Quaân ñoäi laø coät truï baûo veä ñaát nöôùc, choáng xaâm laêng, tröø phieán loaïn, chæ phuïng söï toå quoác, khoâng vì ñaûng phaùi, phaûi ñöôïc caáp toác caûi toå: taåy tröø tö töôûng beø phaùi gia toäc trong haøng nguõ, chænh ñoán tinh thaàn; gaây moät truyeàn thoáng quoác phong cao thöôïng; laáy thaønh tích chieán ñaáu, tinh thaàn phuïng söï, loøng doõng caûm laøm tieâu chuaån tieán thaân, khieán cho lính phuïc quan, quan meán lính, ñaùnh tan moïi nghi kî, ghen gheùt, thuø hieàm giöõa baïn ñoàng nguõ, thì khi quoác gia höõu söï môùi coù moät ñaïo binh huøng duõng, nhöùt taâm nhöùt trí, ñeå baûo veä non soâng gaám voùc.

VEÀ MAËT KINH TEÁ XAÕ HOÄI

Moät xöù phì nhieâu phong phuù dö aên dö maëc, moät ngaân saùch khoûi phaûi ñaøi thoï quaân phí, boài thöôøng chieán tranh, tieàn lôøi quoác traùi; moät vieän trôï khoång loà, moät thò tröôøng môùi meû coù nhieàu baïn ñoàng minh ñaày thieän chí muoán boû voán kinh doanh; bao nhieâu ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå bieán Mieàn Nam thaønh moät vuøng sung tuùc thaïnh vöôïng.  Theá maø hieän nay: daân ngheøo thaát nghieäp, cuûa heát tieàn khan, luùa ñaày ñoàng khoâng baùn ñaëng, haøng ñaày chôï khoâng ngöôøi mua, moïi nguoàn lôïi töùc loït vaøo tay moät nhoùm ngöôøi ñaàu cô, laáy ñaûng phaùi ñoaøn theå laøm bình phong che ñaäy ñoäc quyeàn tö lôïi; trong luùc bao nhieâu vaïn ngöôøi bò huy ñoäng, khoå cöïc vaát vaû, boû coâng aên vieäc laøm, xa nhaø cöûa vöôøn ruoäng, lìa cha meï vôï con, ñem thaân ñi soáng taäp ñoaøn taäp theå, ñeå xaây ñaép nhöõng khu truø maät höõu hình thöùc voâ coâng duïng, laøm meät moûi nhôn daân, maát caû nhôn taâm, theâm thuø theâm oaùn, nhöùt laø theâm cô hoäi tuyeân truyeàn cho ñoái phöông.

Kinh teá laø neàn taûng cuûa xaõ hoäi, coøn nhôn taâm baûo ñaûm söï tröôøng toàn cuûa moät cheá ñoä; chaùnh phuû phaûi mau mau deïp boû caùc chöôùng ngaïi ngaên trôû söï phaùt trieån kinh teá, huûy boû moïi hình thöùc ñoäc quyeàn ñaàu cô, tieáp ñoùn moïi ñaàu tö xuaát voán cuûa baïn ngoaïi quoác nhö cuûa ngöôøi boån xöù, khuyeán khích kinh doanh, khueách tröông kyõ ngheä, thu duïng nhôn coâng ñeå giaûm bôùt naïn thaát nghieäp; vaø ñoàng thôøi ñình chæ moïi hình thöùc laáy phu laøm xaâu thì kinh teá môùi ñaëng phuïc höng, daân söï seõ an cö laïc nghieäp, xaõ hoäi ñöôïc kieán thieát mau choùng trong voøng töï do daân chuû.

Kính thöa Toång Thoáng,

Coù leõ laàn naày laø laàn ñaàu tieân maø Cuï ñaëng nghe nhöõng lôøi pheâ bình gaét gao, chöôùng tai phaät yù nhö theá naày.  Nhöng thöa Cuï, ñaây toaøn laø nhöõng lôøi leõ cuûa söï thaät, moät söï thaät chua cay ñau xoùt maø Cuï khoâng bao giôø ñaëng nghe bieát, vì voâ tình hay coá yù ngöôøi ta che ñaäy noù quanh Cuï vaø vì chính baûn chaát chöùc vuï cao caû cuûa Cuï khoâng cho Cuï bieát ñöôïc cho ñeán khi maø söï thaät aáy seõ noå buøng ra baèng nhöõng löôïn soùng caêm thuø oaùn haän khoâng sao ngaên noåi cuûa caû moät daân toäc quaù ñau khoå ñöùng daäy ñeå beû xieàng xích ñaõ kieàm haõm hoï, ñeå queùt saïch thoái tha, taåy tröø nhuõng laïm, baát coâng ñaõ boùc loät, haø hieáp hoï.

Vì muoán traùnh cho nöôùc nhaø khoûi phaûi soáng nhöõng ngaøy kinh khuûng phieâu löu aáy maø chuùng toâi ngaøy hoâm nay, khoâng sôï haäu quaû cuûa cöû chæ chuùng toâi cho baûn thaân, ñeán ñaây thoåi keøn baùo ñoäng keùo hoài chuoâng nguy caáp thöùc tænh chaùnh quyeàn.

Töø tröôùc ñeán nay, chuùng toâi vaãn im hôi laëng tieáng, muoán ñeå chaùnh phuû thong thaû toå chöùc, töï tieän haønh ñoäng.  Nhöng ngaøy nay tình theá ñaõ khaån tröông, neân chuùng toâi nhaän thaáy coù nhieäm vuï trong caûnh “QUOÁC GIA HÖNG VONG, THAÁT PHU HÖÕU TRAÙCH” noùi ra söï thaät, ñaùnh thöùc dö luaän, baùo ñoäng nhôn daân, thaønh töïu ñoái laäp, ñeå soi ñöôøng thuùc giuïc chaùnh quyeàn mau mau söûa ñoåi, ngoû haàu cöùu vaõn tình theá, baûo veä Chaùnh theå Coäng Hoøa, baûo toàn töông lai ñaát nöôùc, mong coù ngaøy mai töôi saùng cho daân toäc Vieät Nam ñaëng höôûng thaùi bình thònh vöôïng trong voøng töï do vaø tieán boä./.

Nay kính thö.

OÂ. OÂ.

  1. TRAÀN VAÊN VAÊN. Toát nghieäp tröôøng Cao Ñaúng Thöông Maõi Paris (H.E.C.), cöïu Toång tröôûng Kinh Teá vaø Keá Hoaïch
  2. PHAN KHAÉC SÖÛU. Kyõ sö Noâng hoïc, cöïu Toång tröôûng Canh Noâng, Nghò vieân Quoác Hoäi.
  3. TRAÀN VAÊN HÖÔNG. Cöïu Giaùo sö Trung hoïc, cöïu Ñoâ tröôûng Saøi Goøn – Chôï Lôùn.
  4. NGUYEÃN LÖU VIEÂN. Y khoa Baùc só, nguyeân Giaûng vieân taïi tröôøng Y khoa Ñaïi hoïc, cöïu Phoù Toång uûy tröôûng Toång uûy Di cö.
  5. HUYØNH KIM HÖÕU. Y khoa Baùc só, cöïu Toång tröôûng Y Teá.
  6. PHAN HUY QUAÙT. Y khoa Baùc só, cöïu Toång tröôûng Giaùo Duïc vaø Quoác Phoøng.
  7. TRAÀN VAÊN LYÙ. Cöïu Thuû hieán Trung Vieät.
  8. NGUYEÃN TIEÁN HYÛ. Y khoa Baùc só.
  9. TRAÀN VAÊN ÑOÅ. Y khoa Baùc só, cöïu Tröôûng Phaùi ñoaøn Vieät Nam taïi Hoäi nghò Geneøve 1954, cöïu Toång tröôûng Ngoaïi Giao.
  10. LEÂ NGOÏC CHAÁN. Luaät sö Toøa Thöôïng Thaåm Saøi Goøn, cöïu Boä tröôûng Quoác Phoøng.
  11. LEÂ QUANG LUAÄT. Luaät sö, nguyeân Boä tröôûng Thoâng Tin, nguyeân Ñaïi bieåu Chaùnh phuû taïi Baéc Vieät.
  12. LÖÔNG TROÏNG TÖÔØNG. Toát nghieäp Cao Ñaúng Coâng Chaùnh, nguyeân Toång tröôûng Kinh Teá.
  13. NGUYEÃN TAÊNG NGUYEÂN. Y khoa Baùc só, cöïu Toång tröôûng Lao Ñoäng vaø Thanh Nieân.
  14. PHAÏM HÖÕU CHÖÔNG. Y khoa Baùc só, cöïu Toång tröôûng Y Teá vaø Xaõ Hoäi.
  15. TRAÀN VAÊN TUYEÂN. Luaät sö, cöïu Boä tröôûng Thoâng Tin vaø Tuyeân Truyeàn.
  16. TAÏ CHÖÔNG PHUØNG. Quan tænh Bình Ñònh.
  17. TRAÀN LEÂ CHAÁT. Tuù Taøi khoa Quí Maõo, 1903, sanh naêm 1874, Giaùp Tuaát.
  18. HOÀ VAÊN VUI. Nguyeân Chaùnh sôû Nhaø Thôø Chaùnh Toøa Saøi Goøn, Chaùnh sôû Tha La, Traûng Baøng, Taây Ninh.