Categories
3 – Bóng Mát Sân Trường

Bài từ Bóng Mát Sân Trường 6


72277102_2544492969113646_8772879381103116288_n

1. LUẬT NHÂN QUẢ NGAY TRONG CUỘC ĐỜI NÀY
THẬT THÚ VỊ VÀ Ý NGHĨA ngưòi chế ra thuốc kháng sinh Penicilline



Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.
Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.
Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:
– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!
Ông Fleming đáp:
– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:
– Đây là con trai anh phải không?
– Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.
Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.
Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.
Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.
Điều này chứng minh rằng: “Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho đi đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”. Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh…
Hãy chia sẻ câu chuyện này đến bạn bè của bạn. Mong rằng cuộc sống tất cả chúng ta đều tươi sáng, tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng, tích đức tu thiện hầu cải tạo vận mệnh cho chính mình.
Bài và ảnh Sưu tầm

2. MỘT CUỘC TÌNH ( câu chuyện có thật)

(Lụm trên mạng)Sau bao nhiêu ngày nghĩ tới, nghĩ lui bữa nay ăn cơm xong chị nhẹ nhàng mở lời với anh:
Chỉ còn nửa tháng nữa là hết hợp đồng nhà, em tính nói với anh dạo này em không khỏe, mình trả nhà rồi ai về nhà nấy.
Anh giãy nảy lên
“Em nói thế mà nghe được à! thằng này có phải con nít đâu mà vui thì ở, buồn thì đi”
Chị đành phải tung chiêu cuối cùng
Em bị viêm gan siêu vi C, giờ nếu ở chung lây sang cho anh thì nguy hiểm lắm.
Anh hoảng hốt
“Ờ vậy thì đường ai nấy đi, còn tiền cọc tính sao?”
Chị cười buồn!
Mai em về nhà em, anh cứ ở cho hết tháng rồi làm việc với chủ nhà, tiền cọc (thật ra là tiền của chị) anh cứ lấy mà tiêu.
Anh “ừ” nhẹ tênh! Vậy là chấm hết một cuộc tình.
Nửa năm trước chị gặp anh ở câu lạc bộ dưỡng sinh. Cùng cảnh góa bụa nên cả hai dễ dàng tìm được tiếng nói chung.Tuy đã 60 tuổi nhưng trông chị vẫn trắng trẻo, đầy đặn, phúc hậu. Anh hơn chị 5 tuổi nhưng vì chăm tập thể thao nên nhìn anh rất phong độ, đẹp trai. So với ông chồng già đã khuất của chị thì anh hơn hẳn, vừa chiều chuộng, vừa ga lăng. Muốn hoa có hoa, muốn thơ có thơ. Facebook, Zalo, Viber suốt ngày tưng bừng, rộn rã. Ánh mắt lấp lánh của chị như ngầm công bố cho mọi người biết về quan hệ mới của hai anh chị. Các con của chị đều rất thương mẹ nên vui vẻ tán đồng. Mấy người con của anh đã có gia đình riêng cũng không phản đối. Vẫn là đứa con gái mà chị coi như bạn đề nghị:
“Mẹ với bác đi thuê căn hộ ở chừng vài tháng xem sao, nếu hợp thì tiến tới, thông báo với họ hàng hai bên, làm một cái lễ nho nhỏ mẹ à! còn nếu không hợp thì thôi, cũng đỡ mang tiếng”
Vậy là chị bàn với anh rồi cùng đi thuê căn hộ nho nhỏ.Tiền cọc một tháng, tiền nhà 3 tháng chị trả hết vì anh nói số tiết kiệm của anh chưa tới kì hạn.
Ngay bữa cơm chung đầu tiên chị đã ngỡ ngàng! Anh ngồi cắm cúi ăn hết món này đến món khác, miệng thì sai chị liên tục. Bữa cơm có một tiếng mà chị đứng lên ngồi xuống không biết bao nhiêu lần, lúc thì lấy ớt, lúc thì thêm mì chính, món thì bỏ thêm một chút đường… Sau đó vừa nhìn chị dọn dẹp bát đĩa anh vừa xỉa răng tanh tách và nói
“Vợ anh ngày xưa nấu ăn ngon lắm, em cố gắng xem sách dạy nấu ăn đi, anh là ngày phải ăn đủ ba bữa tươm tất, món ăn lúc nào cũng phải nóng sốt, không ăn lại đồ cũ được đâu em”.
Chị chạnh lòng nhớ đến chồng mình. Vì lớn hơn chị nhiều tuổi nên anh rất nhường chị, chị nấu gì anh ăn nấy, đến bữa cơm anh toàn gắp cho chị những món mới còn anh lẳng lặng ăn lại đồ ăn cũ từ bữa trước. Mấy chục năm chung sống chưa khi nào anh đòi hỏi chị bất cứ điều gì.
Ngày nối ngày chị bắt đầu nuối tiếc cuộc sống yên ả trước khi gặp anh. Sáng làm biếng gặm trái bắp rồi coi phim bộ, trưa chiều gọi ông đi qua bà đi lại tô hủ tiếu, đĩa xôi cũng xong. Còn giờ đây mới mở mắt ra chị đã phải tất tả ra chợ lo mua đồ ăn cho đủ 3 bữa tươm tất như lời anh dặn. Về nhà hì hụi, lọ mọ dưới bếp cả buổi, đến bữa thì ngồi như học sinh chưa thuộc bài chờ anh kiểm tra, ban phát những lời khen tặn tiện.
Con anh 3 đứa cộng 6 đứa cháu nội ngoại thường xuyên ghé chơi xem chị chăm anh như thế nào. Mỗi lần tới trẻ con thì la hét, bầy bừa người lớn thì ăn nhậu tới khuya. Khách về chị rửa bát, dọn dẹp còn anh ôm cây đàn guitar ra ban công ngồi gảy. Ngày mới quen nhau chị mê đắm tiếng đàn của anh, ngồi hàng giờ ngắm mái tóc bồng bềnh của anh buông xõa xuống trán. Giờ đây chị mỏi mệt, hững hờ đấm cái lưng nhức nhối vì suốt ngày phải hầu con, trông cháu người ta. (Chồng cũ chị không biết đàn, biết hát nhưng trong nhà từ việc lớn đến việc bé anh cặm cụi làm, lo cho chị hết) Mới hơn 2 tháng chị đã phải tới nhà anh nấu 3 cái đám giỗ, rửa cả một nhà chén bát. Mấy cô em gái anh không hề phụ chị một chút nào mà còn ngồi thi nhau kể anh ngày xưa đẹp trai như thế nào, tài giỏi ra sao, bao nhiêu người đẹp hơn hoa hậu theo đuổi mà anh lại chọn chị, phúc ba đời nhà chị đó nên chị cố gắng mà lo liệu cho tốt.
Thỉnh thoảng hai đứa con chị đảo qua xem mẹ có khỏe không thì anh đi tới, đi lui nhìn đồng hồ ngầm nhắc chị sắp đến giờ nấu cơm. Chị biết ý nói với con lần tới mẹ con gặp nhau ở nhà riêng của chị, giờ chị vẫn đang để không, tranh thủ mỗi lần đi chợ chị ghé về tưới cây, nhổ cỏ, thắp nén nhang cho chồng đỡ quạnh hiu.
Mới hơn 2 tháng mà tiền để dành của chị vơi đi quá nhiều.Trước lúc mất chồng chị đưa cho chị 2 quyển sổ tiết kiệm hơn 2 tỉ. Tiền lãi hàng tháng, tiền các con biếu thêm chị sống rất thoải mái, thỉnh thoảng còn đi du lịch đó đây. Từ ngày quen anh đến giờ mọi chi phí chị phải lo, ngoại trừ tháng đầu chung sống anh góp 5 triệu tiền cơm, anh luôn nói là chờ đến hạn rút tiết kiệm anh sẽ đưa cho chị. Tiền giỗ chạp, tiền đóng học cho cháu anh chị cũng phải bỏ ra.
Chị chán lắm rồi, chị nản lắm rồi. Ngày khổ một thì đêm khổ mười. Anh thì còn đang hừng hực mà chị nào huyết áp cao, nào tiểu đường chị chiều anh không nổi. Mới vài ngày trước đây sau khi gần gũi anh dài giọng đay nghiến
“Em lúc nào cũng nằm như khúc gỗ ấy, chả bằng một góc vợ anh”.
Rồi anh lăn ra ngáy, còn chị cả đêm ra ban công ngồi ôm mặt khóc. Đến sáng chị quyết định bằng mọi giá phải về nhà cũ thôi.
Anh chị chia tay rất nhẹ nhàng! Giờ mỗi lần nhớ lại chị coi quãng thời gian gần 3 tháng ấy như một giấc mơ, có điều giấc mơ dù đẹp, dù xấu thì cũng phải tỉnh thôi.
( st )

3. Vật thay thế đàn ông
Một người đàn ông mang một cái hộp bên trong có một con muỗi đến bán ở chợ chim. Trên hộp ghi “Vật thay thế đàn ông”.
– Sử dụng nó như thế nào?, một người phụ nữ hỏi.
– Chỉ việc cởi quần áo ra và thả nó ra khỏi hộp. Nếu có gì không ổn, hãy gọi điện cho tôi.
Khi về đến nhà, người phụ nữ cởi quần áo ra và mở nắp hộp, con muỗi bay ra và đậu trên trần nhà. Người phụ nữ buộc phải gọi điện. Người đàn ông bán muỗi lập tức đến ngay, cởi quần áo và nói với con muỗi:
– Hãy chú ý nhìn nhé, đây là lần cuối cùng tao làm mẫu cho mày đấy!!!
Fb Hoang Anh Tuan

4. NƯỚC MẮT KHÔNG THỪA !

Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.
Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.
Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”
Bà cụ đáp: Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.
Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.
Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.
Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.
“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”
Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”
Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”
Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.
“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
Tim tôi như muốn ngừng đập.
Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”
Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.
“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.
Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”
Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.
Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”
“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.
Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”
Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”
“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”
“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”
Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.
Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.
Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe con đụng vào thiếu phụ quét rác và một bé gái nhỏ đi cùng .
Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.
Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?
Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.
Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.
Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.
– Bây giờ bạn có 2 chon lựa:
1. Post lại sứ điệp này.
2. Cứ phớt lờ đi giống như câu chuyện này chẳng bao giờ đụng chạm gì đến tấm lòng của bạn.
“Chỉ một chút bất cẩn sẽ luôn là nguyên nhân gây tổn thất và mất mát”.
(Sưu tầm)

5. KHÔNG NÊN CỐ TÌM LỖI SAI CỦA NGƯỜI KHÁC

Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới.
Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”.
Khi ấy, người chồng nhìn thấy nhưng vẫn lặng im. Thế rồi, vẫn những lời bình phẩm ấy cứ thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”.
Lúc này, người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy!”.
Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.
Thực ra, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai, mà vấn đề nằm chính ngay ở tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.
Ở đời, con người luôn có hai xu hướng: Nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng. Ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.
Tìm lỗi của người khác, là tự mang rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nhiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?.
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực ra là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy gian trá.
Hầu hết những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi dưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão. Bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang hằng ao ước có được “một chiếc vé đi về tuổi thơ”? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn?.
Con người do cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách chúng ta với hạnh phúc hiện tại. Chỉ cần một lúc nào đó đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trải nghiệm những phúc lạc đủ đầy.
(Sưu tầm)

6. BÍ QUYẾT LÀM THÔNG MẠCH MÁUBẤT KỂ LÀ NGHIÊM TRỌNG ĐẾN MỨC NÀO
CŨNG ĐỀU CÓ THỂ LÀM THÔNG!
Kinh nghiệm bản thân của một người sống ở Luân Đôn, khi ông ấy đi Pakistan họp, đột nhiên bị đau ngực dữ dội, sau đó được Bác sĩ cho biết ba mạch máu của ông đã bị tắc nghẽn nghiêm trọng, cần phải làm phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật là một tháng sau, trong thời gian đó, ông đã đến gặp một vị Bác sĩ Hồi giáo trị liệu theo phương pháp y học cổ truyền quốc gia.
Vị Hakim để cho ông ta tự mình làm một bài thuốc uống ở nhà, ông uống một tháng. Một tháng sau ông đến cùng một bệnh viện kiểm tra, phát hiện 3 mạch máu này rất sạch sẽ, chỗ vốn dĩ bị nghẽn đã hoàn toàn thông hết rồi. Ông là một tín đồ Hồi giáo rất thành tâm, nhằm giúp cho càng nhiều người được lợi ích, ông đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trên mạng, hai tấm hình chụp mạch máu trước và sau của ông cũng đăng lên mạng, trong hình có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng trước và sau khi điều trị bằng bài thuốc này, ngay cả người bình thường cũng có thể nhìn ra.
Nguyên liệu cần dùng như sau:
1 ly nước cốt chanh
1 ly nước cốt gừng
1 ly nước cốt tỏi
1 ly giấm táo
Cách làm:
1. Tỏi bóc vỏ, gừng gọt vỏ cắt miếng nhỏ, cho vào máy ép trái cây ép lấy nước, hoặc là cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó dùng vải lọc lọc lấy nước cốt.
2. Đặt nồi nước cốt tỏi và gừng lên bếp, thêm nước cốt chanh và giấm, để lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ lại nấu khoảng nửa tiếng, không cần đậy nắp, để cho nước bốc hơi lên, còn lại khoảng phân nửa nước cốt là được.
3. Sau khi nguội, thêm mật ông vào khuấy đều, có thể cần nhiều mật ong, chủ yếu là để cho nước cốt dễ uống.
4. Đem thành phẩm đựng vào trong bình thủy tinh có nắp, bỏ vào tủ lạnh.
Cách uống:
Mỗi ngày uống một muỗng trước bữa ăn sáng. Phần lớn người có thể trị tận gốc bệnh tim mạch. Cũng có thể làm thức uống, phòng chống bệnh tim mạch và cao huyết áp, phòng ngừa cảm cúm…
Sau khi uống một tháng đến bệnh viện kiểm tra lại, sẽ phát hiện mạch máu sạch sẽ, chỗ tắc nghẽn đã được thông hoàn toàn rồi.
ST7. CHÚ Ý

Đây là điệp viên Tàu + tên Christine Fang, chuyên dùng mỹ nhân kế để gạ tình các đấng lớn nhỏ thuộc đảng Dâm chủ. Cô này thường đi chiếc xe Mercedes nhỏ màu trắng và thấy xuất hiện nhiều ở San Francisco & San Jose, California nhưng nay đã biến mất.
Có tin cô ta đã về Tàu hồi 2015. Tuy nhiên, những người có liên hệ tình cảm hoặc tình dục với cô hiện nay đang được moi ra để điều tra, 1 người đã bị sa thải và cuộc điều tra vẫn còn tiếp tục !
Ai biết tin tức liên quan đến cô này, xin gọi cho FBI ở số 911 hoặc 411
(Hình lụm)

Vui lòng bấm vào link này để xem thêm : Điệp viên Tàu + Christine Fang

ST

8. CHỬI …! (Lụm từ FB)
Một bà chõ mồm chửi hàng xóm: “Cha tiên sư bố nhà mày! Nhà mày ăn ở thất đức nên Trời hành nhà mày. Năm nay lại bắt một đứa nữa nhà mày thi đỗ… đại học! Thế là nhà mày ba đứa học đại học, một đứa lại còn phải đỗ Thạc sĩ…Cho nhà mày chết đi…Đồ độc ác kia.”
Quái lạ, sao lại có chuyện lạ thế này? Con người ta đỗ đại học mà lại bảo trời hành, trời phạt là sao?
Hỏi bà là tại sao lại chửi như vậy?
Bà ta thong thả giải thích: “Bác bảo nuôi cho ba đứa học đại học, tốn có ít tiền đâu? Phải bán cả đất cả vườn đi cho con học đại học. Học xong, lại tốn bao nhiêu tiền đi xin việc mà không xong… Bây giờ thằng đầu đỗ Thạc sĩ thì chạy xe ôm, đứa con gái cũng Cử nhân, giờ đi gội đầu mà nghe nói là kiêm ca ve, gái gọi… Còn đứa thứ ba, lại đỗ đại học. Như thế chả là Trời phạt nhà nó à?”
Lại hỏi: “Thế con nhà bà không bị phải đi Đại học đứa nào à?”
“Không bác ạ. Con nhà em lo nuôi vịt, buôn chổi chít, nuôi lợn… Bây giờ đứa nào cũng giàu nứt đố đổ vách, xây cả biệt phủ… Bọn báo chí vừa rồi, nó mang biệt phủ nhà em ra làm mẫu và nêu gương ” điển hình tiên tiến” trong làm kinh tế đấy!”
(sưu tầm)

9. Nghĩa gốc của một bộ bài tây:

▪️52 lá bài là 52 tuần trong năm.
▪️2 màu( đỏ-đen) tượng trưng cho ngày và đêm.
▪️12 lá bài đầu người tương ứng với 12 tháng trong năm.
▪️4 chất cơ, rô, tép, bích trong một bộ bài tương ứng với 4 mùa trong năm.
▪️13 lá bài cùng chất trong bộ bài ứng với tổng số tuần mỗi mùa.
▪️2 lá Joker đại diện cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
▪️ Nếu chúng ta cộng từng quân bài (át + át + át + át + hai + hai + ba + bảy + tám … và v.v.) của trò chơi, chúng ta sẽ nhận được 364. Trò chơi đánh bài là một cuốn lịch nông nghiệp nói với chúng ta về các tuần và các mùa. Với mỗi mùa mới, đó là bắt đầu tuần của quân Vua, tiếp theo là tuần của Nữ hoàng…quân Jack…cho đến khi chuyển mùa và chúng ta bắt đầu lại với một chất mới.
Trong bộ bài, còn có thêm 2 lá Joker. Có hai cách tính điểm trên mỗi lá bài Joker. Cách thứ nhất, nếu tính mỗi lá Joker có 0.5 điểm thì tổng cả 54 lá bài sẽ vừa tròn 365 điểm tương ứng với 365 ngày( năm thường). Cách thứ hai, nếu tính mỗi lá Joker có 1 điểm thì khi cộng tất cả các lá bài lại là 366 điểm tương ứng với 366 ngày (năm nhuận).
▪️Tuy nhiên, sự thú vị trong bộ bài Tây lại nằm ở 12 lá bài đầu người, bởi chúng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của 12 nhân vật lịch sử và gắn liền với những sự kiện lớn.
Ý nghĩa lịch sử của 12 lá bài đầu người :
*Đối với quân K
K tép: Đại diện cho Alexander Đại đế (hay Kyng Alisaunder, 356 – 323 TCN). Ông là vị vua thứ 14 của nhà Argea, con trai vua Philip II và cai trị vương quốc Macedonia. Alexander Đại đế kế vị năm 20 tuổi, sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ, ông đã thực hiện những cuộc chinh phạt đánh bại hầu hết những triều đại nổi tiếng lúc bấy giờ là Ba Tư, Lưỡng Hà, Bactria, Ai Cập, Gaza, Syria, Phoenicia,…
K rô: Đại diện cho Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), một nhà chính trị, quân sự người La Mã. Caesar là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Năm 49 TCN, ông đã dẫn quân đánh chiếm Rome, Pompeii và thiết lập chế độ độc tài. Hình ảnh của Caesar trên đồng xu cổ của La Ma được khắc nghiêng, trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng.
K cơ: Đại diện cho Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814 AD), một hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charlemagne đã thực hiện 50 cuộc chinh phạt và làm chủ hơn một nửa châu Âu. Hình ảnh không có ria mép của K cơ lấy từ điển tích kể rằng khi khắc hình vị hoàng đế này lên gỗ, người thợ đã làm chiếc đục sượt qua phần môi, khiến hình khắc bị xém mất bộ ria.
K bích: Đại diện cho vua David (1040 – 970 TCN) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David rất giỏi diễn tấu đàn hạc nên hình vẽ của ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng David thích diễn kịch nên ông ăn mặc trang phục diễn kịch.
*Đối với quân Q :
Q tép: Đại diện cho hoàng hậu Argine. Q chuồn còn gợi nhắc đến câu chuyện về cuộc chiến Hoa hồng của quý tộc Anh. Trong đó nhà Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, còn nhà York lấy hoa hồng trắng. Cuối cùng hai gia tộc làm hòa sau cuộc chiến và kết hợp lại tạo ra vương triều Tudor với hình ảnh hoa hồng hợp nhất biểu tượng hai gia tộc.
Q rô: Đại diện cho hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là người vợ hai của Tổ phụ Jacob và là người được ông yêu quý nhất. Rachel sinh ra Joseph và Benyamin.
Q cơ: Đại diện cho nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh “Cựu Ước”. Theo người Do Thái, Judith đã dùng sắc đẹp và mưu trí để ám sát tướng Holoferne, cứu người dân thành Bethulia.
Q bích: Đại diện cho hoàng hậu Eleanor, vợ hoàng đế Leopold I. Đây là lá duy nhất trong 4 lá Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.
*Đối với quân J :
J tép: Đại diện cho hiệp sĩ Lancelot, một trong số các hiệp sĩ dũng cảm có nhiều chiến công của vua Arthur. Người đã phạm tội khi ngoại tình với vợ vua Arthur.
J rô: Đại diện cho Hector, con trai vua Priamus, anh trai hoàng tử Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy.
J cơ: Đại diện cho La Hire (1390-1443AD), tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, người đã trợ giúp cho thánh nữ Joanne d’Arc.
J bích: Đại diện cho Ogier, tùy tùng của Charlemagne Charles Đại đế.
Vậy là ý nghĩa các lá bài đã được giải đáp hết.
Những lá bài này không phải là những mảnh giấy vô tri đâu các bạn nhé.
(Sưu tầm)

10. CHỦ NHÂN CỦA THIÊN ĐƯỜNG 
(Lụm trên mạng)

Một sinh viên ra trường thất nghiệp đã lâu, không tìm được việc làm. Sáng hôm đó, anh uể oải thức dậy, lục mãi trong ví chỉ còn 10 dollars cuối cùng. Anh rửa mặt thay đồ rồi lang thang trên phố, hy vọng tìm được bất cứ công việc gì có thể. Nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Đến khi thấy đói, anh ghé vào một quán ăn nhanh để mua một phần ăn cuối cùng và ly soda.
Anh vừa lấy được phần ăn nóng hổi ngồi xuống bàn, chưa kịp cắn một miếng thì trước mặt anh bỗng xuất hiện một ông lão ăn xin dẫn theo 2 đứa cháu. Trông họ thật tồi tàn dơ bẩn và đói lả. Ông lão van xin anh vì ông cháu họ đã nhịn ăn gần cả tuần rồi. Những đứa trẻ thèm thuồng nhìn cái bánh hambuger anh đang cầm trong tay ..
Chàng thanh niên nhìn lại mẫu bánh, anh cũng đói nhưng anh biết họ còn đói hơn anh. Anh cầm cả khay thức ăn đưa hết cho ông lão. Ông lão ăn xin cảm ơn rối rít, rồi lục trong túi xách rách nát đưa cho anh một đồng xu cổ và nói “Cảm ơn lòng tốt của anh, xin hãy nhận cho lòng biết ơn của chúng tôi”. Anh chẳng biết làm được cái gì với đồng tiền cổ này, nhưng cũng nhận lấy nhét vào túi cho ông lão yên tâm.
Chàng thanh niên thất thểu bước ra khỏi quán. Giờ thì anh thật sự đã chẳng còn gì nữa. Không tiền, không việc, không hy vọng cùng cái đói đang gậm nhấm bao tử .. Anh đi xuống bờ sông, tìm một chỗ mát dưới gầm cầu, và định nằm đó cho đến chết.
Sau khi loay hoay dọn dẹp xong chỗ nằm, anh chợt thấy một mẫu báo rách và cầm nó lên đọc. Trên báo có mẫu tin, một trung tâm mua bán đồ cổ rao thu mua tất cả những đồng tiền cổ với giá cao. Anh moi trong túi ra đồng tiền khi nãy ông lão ăn xin đưa cho anh, ngắm nghía một hồi hy vọng biết đâu nó cũng giúp anh mua được vài thứ để nhét vào bụng. Nghĩ vậy nên anh bò dậy và cầm mẫu báo đi tìm địa chỉ.
Khi anh đến nơi và chìa tay đưa ra đồng tiền, một chuyên viên trong cửa hàng xem xong gọi ông chủ đến. Ông chủ đem ra một cuốn sách cũ to tướng, rồi cùng anh và người chuyên viên lục tìm mẫu đồng tiền anh đang có. Sau khi tra cứu niên giám kiểm tra mẫu đồng tiền đó, cả 3 người té ngửa khi biết nó có giá .. 3 triệu dollars.
Anh mất cả ngày hôm đó để hoàn tất thủ tục mua bán, và sáng hôm sau anh bước ra khỏi nhà với tư cách là người chủ tài khoản ngân hàng với 3 triệu đồng. Anh vui mừng chạy ngay đến quán ăn mà anh đã gặp 3 ông cháu ăn xin lần cuối.
Nhưng tra hỏi cả toàn bộ nhân viên và ông chủ cửa tiệm, cũng không ai biết tung tích của ông lão ăn xin. Chỉ có một nhân viên đưa ra một mảnh giấy, nói là ông lão có viết để lại cho anh.
Anh mừng rỡ mở ra xem, hy vọng đây là tin nhắn giúp anh tìm được họ. Nhưng trên mảnh giấy chỉ vỏn vẹn có vài hàng:
“Cảm ơn lòng tốt của anh bạn trẻ. Anh đã cho chúng tôi tất cả những gì anh có khi anh đã không còn gì nữa. Vậy nên anh xứng đáng để nhận lại phần thưởng của chúng tôi, những Chủ Nhân Của Thiên Đường” …
Thằng Bờm

11. Chuyện : TỶ LỆ NGHỊCH
Cô giáo hỏi học trò: Em hãy lấy ví dụ về tỷ lệ nghịch ?
Học trò : Thưa Cô; Chống tham nhũng chừng nào thì tham nhũng nhiều chừng đó.
Cô nói : Ví dụ này cô không tính, em hãy lấy ví dụ khác.
Em trả lời : Thưa Cô…nhà cán bộ càng giàu thì nhà nhân dân càng nghèo.
Cô nói : Ví dụ này cũng không được, em lấy ví dụ khác đi .
Em trả lời : Thưa Cô….Mặt đường càng mỏng thì mặt lãnh đạo càng dày…
Cô nói : Thôi thôi em về chỗ đi… em nói càng dài, thì sự nghiệp của Cô càng ngắn !
St.

12. CON LỢN CÒI THỜI BAO CẤP XHCN 
(Lụm trên mạng)


Mùng 10 tháng 7 năm 1978, ông Thùy ở miền Nam viết thư cho ông Thủy, báo tin sẽ ra chơi nhà anh chị, và “đúng mùng 10 tháng 8 dương lịch, em sẽ có mặt ở quê”.
Mùng 10 tháng 8, tức là ngày kia. Ông Thủy bàn với vợ:
-Tuy trong thư, chú ấy dặn là anh chị đừng bày vẽ gì tốn kém, nhà có gì ăn nấy, cốt sao anh em được xum họp. Nhưng cái lần tôi vào Nam thăm chú thím ấy, bữa nào chú thím ấy cũng cơm gà cá gỡ. Nay chú ấy ra đây, bữa sau chả có thì thôi chứ bữa đầu chả lẽ lại cũng bát canh quả cà với tý tép kho. Bà lên nhà cô Tuyết bán cửa hàng thực phẩm trên huyện, hỏi xem cô ấy có xoay giúp được cân thịt ngoài nào không?
Thịt ngoài, tức là thịt do các nhân viên cửa hàng thực phẩm ăn bớt được. Mỗi đợt cửa hàng bán thịt tem phiếu, lợn được mổ từ đêm, thịt được xả ra cân sẵn thành từng phần có trọng lượng khác nhau. Phần 1,8 kg, phần 1,2 kg, phần 0,5 kg. Đó là mức thịt hàng tháng thương ứng với mỗi loại lao động được ghi trong tem phiếu. Mức 1,8 kg là tiêu chuẩn dành cho những người lao động nặng nhọc nhất. Mức 1,2 kg là loại lao động ít nặng nhọc hơn, cuối cùng là mức dành cho lao động “gián tiếp”, tức là những người làm việc bàn giấy. Mỗi phần thịt được xâu bằng một cái lạt rồi chất thành một đống. Tiếng là tiêu chuẩn thịt hàng tháng, nhưng không phải tháng nào cửa hàng cũng có thịt bán, nhiều khi hai ba tháng, thậm chí bốn năm tháng mới có một lần. Vì vậy, mỗi lần bán thịt, người mua thường rất đông, xếp hàng dài dằng dặc. Một nhân viên bán hàng thu phiếu, cắt ô thịt, tính tiền thu tiền. Người thứ hai cầm cái lạt xách miếng thịt lên quăng ra cho người mua. Thế nhưng các cô bán hàng thường móc ngoặc với đồ tể, không bao giờ cân đủ.Miếng thịt 1,8 kg thường chỉ được 1,7 kg, miếng thịt 1,2 kg thường chỉ được 1,1 kg, miếng thịt 0,5 kg thường chỉ được 0,45 kg. Như vậy cứ bán mươi kg là họ bớt được 1 kg. Mỗi đợt bán thịt, họ dư ra hàng yến. Số thịt ăn bớt được đó họ chuồn ra ngoài với giá cao gấp bốn năm lần giá phân phối. Số thịt đó gọi là thịt ngoài. Tiền thu được mang chia nhau. Nghe chồng hỏi vậy, bà Thủy thở dài:
-Tôi đã hỏi từ hôm kia rồi. Dưng mà cô ấy bảo mấy tháng nay cửa hàng không có thịt bán, đến nhân viên cửa hàng cũng mốc mép, móc đâu ra thịt ngoài mà bán.
Câu nói của vợ khiến ông Thủy càng buồn. Bố mẹ ông hiếm hoi, chỉ được 2 anh em. Năm 1954 chú Thùy di cư vào Nam. Nhờ đất nước thống nhất, nay chú ấy mới được trở lại quê cha, anh em trùng phùng, tính ra đã 24 năm. Chú ấy về, chả lẽ lại không có nổi miếng thịt chén rượu ? gà vừa bị dịch, không chỉ nhà ông mà cả làng cũng không nhà nào còn một con. Ngày giỗ ngày chạp, không nhà nào đào đâu ra con gà làm cỗ đã đành, mà cuối năm nay cũng chưa biết trông vào đâu mà làm nghĩa vụ với nhà nước. Ao đã góp vào hợp tác xã. Tuy có tiêu chuẩn phân phối cá, nhưng phải chờ ngày hợp tác xã tổ chức đánh cá mới có…
Chiều mùng 9, cho lợn ăn, mắt ông Thủy chợt sáng lên khi nhìn con lợn còi. Nguyên nhà ông có 4 người, tất cả đều là lao động chính. Theo quy định thì mỗi năm phải bán cho nhà nước tổng cộng 1 tạ lợn và 60 kg gia cầm ngjhĩa vụ, với giá do nhà nước quy định, chỉ bằng 1/3 giá chợ. Vượt tiêu chuẩn ấy, thì phần vượt mới được mang ra chợ. Ngày thường, mang lợn hay gia cầm ra chợ mà không xuất trình được giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, xã tịch thu ngay. Cuối năm không đủ nghĩa vụ, hợp tác xã trừ vào số thóc được chia theo công điểm. Cứ mỗi kg lợn trừ 5 kg thóc, mỗi kg gia cầm trừ 4 kg thóc. 3 con lợn này ông định nuôi đến cuối năm làm nghĩa vụ. 2 con đã được mỗi con chừng 30 kg. Nhưng còn 1 con, không hiểu sao cùng thả một ngày, cùng ăn như nhau, mà chỉ được chừng mươi kg, mình cứ sun lại, lông dựng đứng cả lên…
Hay là thịt mẹ nó con lợn còi này mà đãi ông em ? Làm bữa tiết canh lòng lợn, còn thịt thì để dành đãi chú ấy mấy ngày. Vẫn biết mổ lợn, dù là con lợn còi cọc, thì cũng là câu chuyện “động trời”. Ngoài việc bị xã hành cho “lên bờ xuống ruộng”, hết gọi lên gọi xuống, lại còn phải nộp phạt, nộp thuế sát sinh, thậm chí phải đi tù… Nhưng cũng tắc biến. Nghĩ được kế “thoát hiểm” ấy, như cất đi được một gánh nặng, ông Thủy vội gọi vợ vào bàn. Được bà tán thành, ông lập tức lùa con lợn còi ấy vào góc chuồng, lấy cái rợ buộc chân cột vào chân cột.
Nửa đêm, ông Thủy gọi vợ:
-Dậy đi, khe khẽ thôi kẻo hàng xóm biết. Bà đun hộ tôi nồi nước.
Rồi ông gọi thằng con trai dậy, đưa cho nó cái bao tải:
-Mày bốc một ít tro bếp cho vào bao cho bố.
-Để làm gì hả bố ?
-Bốc xong, mày cho miệng bao chụp vào con lợn, để nó phi thẳng vào. Nó mở mồm thì tro xộc vào mồm, sẽ không kêu được. Như vậy hàng xóm không ai nghe tiếng. Xong rồi mày bắt nó ra bể nước cho bố chọc tiết.
Đến tang tảng sáng thì con lợn đã thứ nào ra thứ đó. Âu tiết đỏ tươi, bộ lòng, cái thủ đã luộc chín. Trưa nay sẽ ăn bộ lòng và cái thủ, còn thịt thì ấp chảo tất để dành cho nó khỏi thiu. Lòng lợn, tiết canh, thủ lợn. Ngang với cỗ Tết còn gì.
9 giờ 15 ông Thùy về đến nhà. Anh em tay bắt mặt mừng. 10 giờ, ông Thủy bảo em:
-Chú ngồi chơi, anh xuống đánh tiết canh, làm cỗ thắp hương mời thày bu rồi anh em ta chén.
Vừa ngả mâm ra định đánh tiết canh thì ông Thủy giật bắn người lên bởi tiếng gọi vừa gắt gỏng vừa hách dịch:
-Ông Thủy, mở cửa ra.
Ông phó chủ nhiệm hợp tác xã và 3 dân quân bước vào:
-Chúng tôi được báo ông vi phạm chính sách lương thực thực phẩm của nhà nước. Chưa làm nghĩa vụ với nhà nước mà đã mổ lợn chè chén lãng phí. Quả nhiên như vậy. Yêu cầu ông để hết tang vật đó để chúng tôi lập biên bản.
Như Từ Hải chết đứng. Mãi sau ông Thủy mới mở miệng được:
-Ba…áo..Ca..áo…ca…ác ông…
-Không báo cáo báo cầy gì hết. Các đồng chí, lập biên bản phạm pháp quả tang. Tịch thu tang vật mang về trụ sở hợp tác xã. Ai kia ?
Nghe hỏi, ông Thùy hấp tấp chạy ra :
-Báo cáo chư ông, em là Thùy em bác Thủy, đi Nam từ năm năm tư, nay mới có dịp về.
-Trời đất, ông Thùy đấy ư. Ở miền Nam, ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ, béo tốt quá. Nhờ đảng, nhờ nhà nước giải phóng miền Nam, anh em ông mới được gặp nhau, quý hóa quá. Nhưng việc anh ông phạm pháp thì vẫn phải xử lý thôi. Các đồng chí tiếp tục đi. Nhớ không được để lại bất cứ thứ gì.
Không sót một tý gì. Cả nồi nước luộc lòng cũng bị họ khiêng đi. Hai anh em đành uống rượu nhắm với mấy hạt đỗ tương rang. Thấy anh nhấp ngụm rượu nhưng không sao nuốt nổi, lại sặc ra, còn chị dâu thì khóc rũ rượi, ông Thùy an ủi :
-Thôi anh chị ạ. Cốt anh em gặp được nhau là quý. Còn mọi cái khác, nó chỉ là thứ phù vân.
Chiều hôm ấy, chị Lý, nhân viên tạp vụ ở văn phòng hợp tác xã, kể vung khắp làng
-Gớm, trưa nay không biết thịt ở đâu mà ban quản trị hợp tác xã chè chén lu bù, suốt từ mười một giờ đến tận hai giờ mới tan, lại còn chia nhau mỗi ông một gói thịt sống mang về. Ông chủ nhiệm say nôn thốc nôn tháo, làm tôi phải dọn dẹp hoa cả mắt.
FB Hà Anh Tăng

13. AI LÀ TỔNG THỐNG?
Người Mỹ khoe:
– Chúng tôi bỏ phiếu vào buổi sáng và chúng tôi sẽ biết ai là tổng thống vào buổi chiều.
Người Trung Quốc bình thản nói:
– Bạn có ngốc không vậy? Hôm nay chúng tôi đi bỏ phiếu, nhưng năm ngoái chúng tôi đã biết ai là chủ tịch nước.
Người Bắc Triều Tiên khinh thường nói với người Mỹ và người Trung Quốc:
– Chúng tôi không cần phải bỏ phiếu, chúng tôi đã biết điều đó ngay từ khi còn nhỏ.
Người Nhật bối rối nói: –
– Chúng tôi đã bỏ phiếu, nhưng chúng tôi không biết ai là thủ tướng.
Người Nga cười nhạt:
– Tổng thống của chúng tôi làm tổng thống chán rồi thì làm thủ tướng rồi, làm thủ tướng chán rồi lại làm tổng thống.
Một người Cuba bối rối nhìn các bạn, và hỏi một cách yếu ớt:
– Anh ơi, sao người lãnh đạo có thể thay đổi được à?
Người Iraq dõng dạc trả lời:
– Thay đổi được, tại sao lại không thay đổi được! Nếu không đổi thì người Mỹ sẽ đổi cho bạn!
Năm nay, người Mỹ e rằng sẽ phải đổi thành:
– Chúng tôi bắt đầu bỏ phiếu từ 1 tháng trước, nhưng 1 tháng sau ngày bỏ phiếu, chúng tôi vẫn chưa biết ai là tổng thống.
Không biết xứ ta có giống một trong những trường hợp trên không?
(Nguồn: trithucvn, trích)

14. Hợp chất trong trái bơ giúp chữa tiểu đường

Các nhà khoa học Canada vừa xác định được một hợp chất thần kỳ trong trái bơ có thể giúp đảo ngược hiện tượng kháng insulin ở người tiểu đường type 2.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Guelph (Canada) đã phát hiện ra một phân tử chất béo trong trái bơ gọi là avocatin B hay AvoB có giá trị đặc biệt đối với tiểu đường type 2 – căn bệnh mạn tính đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Molecular Nutrition & Food Research, các tác giả cho biết giá trị của AvoB không phải là giảm đường huyết – thứ người ta thường trông đợi ở các loại thuốc và thực phẩm bổ sung khi bị tiểu đường. AvoB còn quý giá hơn: nó tác động đến sự nhạy cảm với insulin.
Một phân tử chất béo mang tên AvoB trong trái bơ có thể giúp đẩy lùi tiểu đường type 2 từ “gốc” –
Ở người bị tiểu đường type 2, cơ thể họ đã nảy sinh tình trạng đề kháng với insulin, từ đó khiến cơ thể không thể sử dụng hormone này hiệu quả, không còn xử lý tốt lượng đường được đưa vào cơ thể. Sâu xa hơn, đó là do các ty thể trong tế bào không thể đốt cháy axit béo bằng một quá trình oxy hóa đầy đủ nữa.
Thí nghiệm động vật cho thấy AvoB đã giúp tăng cường trở lại sự nhạy cảm với insulin ở những con chuột bị tiểu đường. Nói cách khác, nó đã tác động đến nguyên nhân gốc rễ, giúp cơ thể con vật có thể xử lý đường hiệu quả trở lại bằng cách giúp quá trình oxy hóa các axit béo trong tế bào được thực hiện đầy đủ trở lại.
Sau đó, họ đã tiến đến thử nghiệm lâm sàng trên nhiều tình nguyện viên có “chế độ ăn kiểu phương Tây”, vốn không lành mạnh lắm, có lượng bột đường, đạm, chất béo khá nhiều. Kết quả cho thấy những người được bổ sung AvoB hàng ngày đã có sự cải thiện về khả năng dung nạp và chuyển hóa glucose sau 60 ngày mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì.
Tiến sĩ Paul Spagnuolo, người đứng đầu nghiên cứu cho biết họ đang hoàn tất các thủ tục để có thể biến nghiên cứu thành những viên thuốc thực tiễn. Hợp chất hoàn toàn tự nhiên trong trái bơ này sẽ được điều chế thành dạng bột hoặc thuốc viên và hy vọng trong năm tới có thể tiếp cận được bệnh nhân.
VietBF © sưu tầm

15. TÍA NAM KỲ HỎI CON DÂU BẮC Kỳ !
Ông Tư Chơi Mỹ Tho ra thăm ruộng sớm đến gần trưa mới lội về . Chân toàn bùn sình, ông ra sau hè múc nước rửa chân. Chợt thấy cô con dâu Bắc Kỳ vợ của thằng con trai ông đi làm ăn trên thành phố mới dẫn về. Ông hất hàm hỏi :
– Dzú mày đâu ?
Cô con dâu ngơ ngác; thấy con dâu nhìn ông chết sững ông dằn giọng:
– Tao hỏi mày, Dzú mày đâu?
Cô con dâu sợ qúa bèn vén áo lên chìa 1 bên vú ra.
Ông Tư Chơi la làng:
– Tao hỏi dzú kia kìa con quỉ!
Cô con dâu luýnh quýnh vội kéo áo chìa vú bên kia ra.
Ông Tư đứng như trời trồng, ông dằn từng tiếng:
– Tao hỏi má mầy chứ tao không hỏi cái đó.
Nói rồi ông quăng cái gáo dừa vào nắp lu nước đi vào nhà…vừa đi vừa lẩm bẩm… mẹ kiếp, có ngày tui chết với con bắc kỳ này qúa…
Sưu tầm.

Leave a comment