Categories
3 – Bóng Mát Sân Trường

Bài từ Bóng Mát Sân Trường 17 (Sức khỏe)


27750817_802531029935842_4099844555025768749_n

1. MẸO VẶT CHỮA BỆNH

– BỊ ONG ÐỐT: Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích
– HUYẾT ÁP CAO: ăn nhiều rau cần
– UỂ OẢI: Uống B-complex và amino acid.
– CHOLESTEROL XẤU: uống sinh tố chứa nhiều vitamin E.
– HAY QUÊN: Uống nhân sâm (gingsen).

– HÔI NÁCH: Hãy ăn nhiều rau ngò.
– KHÓ CHỊU TRƯỚC KỲ KINH NGUYỆT: Hãy uống sinh tố B6.
– KHÓ NGỦ: Uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
– LÊN CƠN SUYỂN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
– MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái

– MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: Uống nhiều sinh tố B1.
– MỎI LƯNG: Hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
– MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
– MỤN CÓC: Dùng sinh tố chứa nhiều vitamin A sẽ hết.
– MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.

– NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
– NHỨC RĂNG: Ðể một cục nước đá trên huyệt hợp cóc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
– NỔI MỤT TRONG MIỆNG: Dùng 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
– NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
– RÁCH KHOÉ MÔI: Dùng 1-2 ngày với sinh tố B6.

– SẠN THẬN: Tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
– SAY SÓNG: Bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
– SỔ MŨI: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
– VỌP BẺ: Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.
– CÔN TRÙNG ĐỐT: Hãy bôi Tinh dầu tràm.
Sưu Tầm

2. TRÁNH TỬ VONG ĐỘT NGỘT VÀO BAN ĐÊM 


” Dành cho những ai thức dậy vào ban đêm để kiểm tra những vấn đề về đêm hay thường đi tiểu đêm.

” Mỗi người đều phải lưu ý 3p rưỡi. Nó thường xảy ra, một người vẫn khỏe mạnh bình thường đã qua đời vào ban đêm.

” Chúng ta thường nghe những câu chuyện của người ta nói. Hôm qua tôi đang nói chuyện với anh ấy, tại sao anh ấy lại chết đột ngột ? Lý do là khi bạn thức đêm đi vệ sinh, nó thường xảy ra rất nhanh chóng.

” Chúng tôi dừng ngay lập tức và não bộ không có máu lưu thông ?

Tại sao lại là 3p rưỡi ”

Quan trọng lắm sao ? Vào nửa đêm, khi việc buồn đi tiểu đánh thức bạn
Mô hình ACE có thể thay đổi.

” Tự nhiên tăng lên, não sẽ bị thiếu máu và sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch vì thiếu máu. Bạn nên dành 3p rưỡi để làm những việc sau đây. Đó là

1. Khi bạn thức dậy, nằm trên giường 1p rưỡi.

2. Ngồi trên giường nửa phút tiếp theo

3. Hạ chân và ngồi trên mép giường trong nửa phút. Sau 3p rưỡi, não của bạn sẽ không còn bị thiếu máu và trái tim của bạn sẽ không làm suy yếu, mà sẽ làm giảm nguy cơ chết đột ngột.

” Điều này có thể xảy ra bất kể tuổi tác. Trẻ hay già. Gia đình bạn cũng nên theo dõi nó .

Từ FB BS GĐ.

(Lụm trên mạng)

3. Dưới đây là các triệu chứng tai biến mạch máu não cần phải cảnh giác:

– Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.

– Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.

– Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.

– Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.

– Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.

– Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.

– Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

– Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Theo Dkn.tv

(Lụm trên mạng)

4. Lạp xưởng và cancer

Trước kia trong sở làm có 1 ông người Việt gốc Hoa rất thích ăn lạp xưởng. Mỗi ngày đi làm, ông mang theo 1 nồi cơm điện nhỏ để nấu cơm vừa đủ ăn 2 chén. Khi cơm cạn nước, ông bỏ vào nồi 2 cái lạp xưởng để hấp trên cơm. Hầu như mỗi buổi trưa, ông ta đều ăn như vậy. Sau đó, tôi nghe tin ông qua đời vì bị ung thư ruột già lan qua những nơi khác. Một người bạn đồng nghiệp, cũng là bạn học CVA, thấy mùi thơm lạp xưởng hấp trên cơm thơm phưng phức, bèn cũng bắt chước ăn khá nhiều. Anh bạn này bị ung thư bao tử. Mặc dù đã cắt bao tử nhưng vì cái gốc ung thư lan qua những cơ phận khác nên cũng đã qua đời cách nay 5 năm ở tuổi 60

Nguyên nhân tử vong có thể là do muối diêm dùng khi chế biến lạp xưởng . Muối diêm là nitrate de potassium . Chất nầy bỏ vào để cho thịt nạc và lạp xưởng có màu hồng quen thuộc . Không có muối diêm lạp xưởng sẽ có màu tái mét nhợt nhạt của thịt heo ôi , mà thực tế chỉ có thịt heo ôi mới dùng để làm lạp xưởng ! Không ai quá “ngu ngốc và phí phạm” mà dùng thịt heo không ôi để làm lạp xưởng, vì có ăn ngay đâu mà cần thịt tươi ?
Muối diêm là chất gây ung thư rất nguy-hiểm .
Lạp xưởng không thể không sử dung muối diêm.
HCD

5. Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch, bệnh phổi, và bệnh thận

Sưu Tầm

6. CÂU CHUYỆN VỀ GHÉP TẠNG.
(Lụm trên mạng)

(Chuyện kể năm 2050, khi đó việc thay tạng như người ta thay piston-bạc vậy)
Một ông nhà giàu Mỹ sang Trung quốc định mua trái tim về Mỹ ghép.
Bước vô cửa hàng, đến quầy bán trái tim, ông thấy có nhiều loại trái tim với giá khác nhau. Từ tim của nông dân, công nhân, kỹ sư, bác sĩ… Khi ông hỏi mua trái tim mắc nhứt vì nghĩ rằng nó sẽ tốt nhất. Người bán đưa ra 1 trái tim của quan chức
Ông hỏi ông chủ cửa hàng: cái này là tốt nhứt phải kg?
Chủ cửa hàng: nó mắc kg phải vì nó tốt mà là vì nó hiếm
Khách: tại sao lại hiếm?
Trời, tại Nị kg biết, cả chục ngàn thằng quan chức mới có 1 thằng có trái tim, vì vậy nên nó hiếm, mà hể cái gì hiếm thì nó mắc.
OK tui mua 1 cái, khách nói, tiền bạc kg thành vấn đề
Khi đó ông thấy quầy kế bên có bán mấy cái bao tử, nên ông hỏi mua cái bao tử của quan chức với giá cũng mắc nhứt
Khách: cái này cũng là hàng hiếm hả?
Chủ: à cái này nó mắc kg phải vì nó hiếm mà vì nó đa năng lắm á
Khách: là sao?
Chủ: xời ơi, xi măng, sắt thép, lương tâm, đạo đức gì đưa vô là nó tiêu hóa hết trơn á. Nị mua đi, nị mà xài cái này là nị kg bao giờ bị cái bịnh gọi là cắn rứt lương tâm hết đó.
Bước qua quầy bán não, ông cũng hỏi mua 1 cái não của quan chức, giống như trái tim và bao tử thì não của quan chức cũng mắc nhứt.
Chủ: Xời ơi, nị thiệt là có con mắt tinh đời á, cái náy tốt lắm đó
Khách:cái này nó hiếm hay nó đa năng?
Chủ: nó hổng hiếm mà cũng kg đa năng, nó mắc là vì nó con mới tinh à. Nị biết đó, mấy ông quan chức ít khi suy nghĩ động não lắm. Mà cái này ít xài nên còn tốt lắm, mới tinh à, mà đặc biệt là mỗi khi suy nghĩ hay động não là mấy ổng có nhiều tiền liền à.
Sau khi mua 3 món: trái tim. bao tử và bộ não, khách đi đến quầy bán “phụ nam” là cái đó đó và hỏi mua 1 cái đó đó của quan chức
Vừa nghe là chủ tiệm giẩy nẩy lên, ui cha, cái đó rẻ òm hà, nị đừng lấy cái đó, nguy hiểm lắm
Khách: sao cái đó đó của quan chức lại rẻ nhất mà của nông dân lại mắc nhứt?
Chủ: tại nị kg biết, quan chức có tiền nên ăn chơi dữ lắm, giang mai lậu, xi đa tùm lum á, ghép cái đó vô là đổ nợ đó. Cái này ngộ để lâu lắm rồi mà hổng có ai hỏi mua, nãy giờ nị mua nhiều rồi, nếu nị thích thì ngộ cho không nị đó
Khách: vậy tại sao cái đó đó của nông dân mắc nhứt
Chủ: vì thằng nông dân nghèo thấy mẹ, cơm còn kg đủ ăn, lấy tiền đâu chơi bời. Nị lấy cái này đi, mắc mà an toàn lắm đó.
(Sưu tầm)

7. Thuốc hết hạn LOẠI NÀO vẫn còn hữu dụng?
LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc:

(714) 429-5848, trang nhà: http://www.bacsihongocminh.com.

* Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
Trước đây tôi có viết một bài về đề tài thuốc hết hạn. Bài viết này nhằm bổ sung và tiếp nối về chủ đề này.
Tương tự như thức ăn, luật pháp quy định tất cả các loại thuốc đều phải ghi rõ ngày hết hạn trên nhãn hiệu thuốc. Nhiều người vẫn còn thắc mắc là có thể dùng thuốc quá hạn bao nhiêu ngày mà vẫn an toàn?
Câu trả lời tóm gọn: trong đa số trường hợp, ngày hết hạn ghi trên lọ thuốc không có nghĩa là thuốc trở thành vô hiệu hay biến thành thuốc độc. Phải hiểu rằng, ngày mãn hạn ghi trên lọ thuốc chỉ có nghĩa là, sau ngày ấy, hãng thuốc không bảo đảm hoàn toàn 100% công hiệu của thuốc.
Thật ra để đề phòng bị thưa kiện và để bán được nhiều thuốc, các hãng thuốc có khuynh hướng ghi ngày hết hạn rất ngắn, ngắn hơn nhiều là ngày thuốc thật sự mãn hạn. Tuy rằng thuốc càng để lâu, dược tính sẽ giảm lần vì thành phần cấu tạo nên thuốc có thể từ từ yếu đi theo thời gian. Nhưng, rất nhiều loại thuốc vẫn giữ được công hiệu nhiều năm sau ngày mãn hạn.
Ngay chính cơ quan FDA, một mặt đòi hỏi các công ty dược phòng phải thử nghiệm về độ bền và hiệu năng của thuốc theo thời gian và tùy theo tình trạng bảo quản được kể là “mạt rệp” nhất. Mặt khác, FDA lại nhân nhượng cho phép các hãng thuốc gia hạn thêm, nếu cần, như trong trường hợp thuốc bị khan hiếm, chẳng hạn. Như thế ngày hết hạn của thuốc không có nghĩa là tuyệt đối.
Rất nhiều nghiên cứu và ngay cả cơ quan FDA đã công nhận hầu hết thuốc men đều giữ được công hiệu nhiều năm sau ngày hết hạn. Thí dụ, năm 2006, một nghiên cứu đăng trên tờ báo dược khoa, Journal of Clinucal Pharmacology, cho thấy gần 90% thuốc vẫn còn hiệu nghiệm sau ngày hết hạn từ 1 đến 5 năm.
Nói chung, ngoại trừ các loại thuốc nước, hầu hết các loại thuốc viên đều an toàn và hữu hiệu. Ví dụ như thuốc trụ sinh Doxycyclin vẫn còn 80% dược tính sau hơn 20 năm, hay thuốc Cipro vẫn còn tốt sau hơn 12 năm.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu khác:
Thuốc Ibuprofen (Motrin, Advil) nếu là thuốc viên thì vẫn còn hữu hiêu tối thiểu là 5 năm và còn lâu dài hơn nữa. (Hình minh họa: Getty Images)
1. Thuốc Ibuprofen (Motrin, Advil) nếu là thuốc viên thì vẫn còn hữu hiêu tối thiểu là 5 năm và còn lâu dài hơn nữa. Nếu là thuốc nước, “sy-rô”, thì dễ bị nhiễm chất dơ vì thế nên giữ trong tủ lạnh. Cho dù vậy, thuốc vẫn an toàn cho dù ngày hết hạn không lâu bằng thuốc viên.
2. Thuốc Tylenol, acetaminiphen cũng còn hiệu lực tối thiểu là 5 năm. Nên bảo quản thuốc trong chỗ mát và tránh ánh nắng mặt trời.
3. Thuốc Aspirin, tương tự như các loại thuốc trên, hữu hiệu đến 5 năm và nhiều hơn. Không nên giữ thuốc trong tủ thuốc trong phòng tắm, vì hơi nước có thể làm hư thuốc mau chóng.
4. Thuốc trụ sinh, nên dùng ngay và không nên để dành. Tuy nhiên hầu hết thuốc trụ sinh vẫn còn công hiệu ít nhất là sau một năm.
5. Thuốc ho. Đa số các loại thuốc ho là thuốc nước, syrup, thì không nên giữ dài hạn, và nên bảo quản trong tủ lạnh.
6. Thuốc xịt mũi, thuốc hít vào phổi thì không nên để lâu. Các loại thuốc nầy thường chứa các loại hoá phẫm phụ để bảo quản thuốc. Theo thời gian, các chất nầy dể biến đổi, tăng nguy cơ bị nhiễm độc.
7. Thuốc nhỏ mắt. Các loại thuốc nầy phải dùng ngay và nên loại bỏ sau ngày hết hạn. Đôi mắt rất quý, không nên liều mạng và tiếc của.
8. Thuốc ngủ, thuốc an thần. Hầu hết các loại thuốc ngủ bán không cần toa đều giữ được công hiệu sau nhiều năm. Tuy nhiên, hiệu năng giảm đi khá nhanh so với các loại thuốc khác. Vấn đề ở đây là khi hiệu năng giảm, người dùng thuốc có khuynh hướng sẽ dùng nhiều hơn quá liều lượng, do đó, gây ra phản ứng phụ.
9. Thuốc chống dị ứng, nếu là thuốc viên, đa số có tuổi thọ trên vài chục năm. Ví dụ như thuốc Diphenhydramine (Benadryl) được biết vẫn còn công dụng sau 15 năm. Các loại thuốc nước, nên quăng bỏ sau ngày hết hạn.
10. Thuốc Valium là một loại thuốc an thần có toa bác sĩ khá thông dụng. Lời khuyên của các dược sĩ là nên dùng thuốc trước một năm.
Nói chung, hầu hết thuốc men, nếu được bảo quản tốt đều có công hiệu tối thiểu từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, các loại thuốc trị bệnh tim, bệnh hen suyễn dị ứng cấp kỳ thì không nên dùng lâu quá ngày hết hạn. Nói như thế cũng không có nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp lại nhất định không dùng tạm một vài viên thuốc quá hạn. Và nếu lỡ thiếu thuốc chưa mua kịp thuốc mới thì dùng tạm một vài viên cũng không hại gì. Có còn hơn không!
(B.S Hồ Ngọc Minh)

8. Ai trong gia đình đang có người bị Ung thư

Ai trong gia đình đang có người bị Ung thư, ngừng ngay hóa trị và tham khảo tin này.

Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn.

(1). Bước đầu tiên là ngừng tất cả lượng đường, không có đường trong cơ thể, tế bào ung thư sẽ chết một cách tự nhiên.

(2). Bước thứ hai là pha một quả chanh nguyên chất với một cốc nước nóng và uống trong khoảng 1-3 tháng đầu tiên trước khi thực phẩm và ung thư biến mất, nghiên cứu của Đại học Y Maryland cho biết, nó tốt hơn 1000 lần so với hóa trị.

(3). Bước thứ ba là uống 3 thìa dầu dừa hữu cơ, sáng và tối và ung thư sẽ biến mất, bạn có thể chọn bất kỳ liệu pháp nào trong hai liệu pháp sau khi tránh đường. Vô minh là không có lý do; Tôi đã chia sẻ thông tin này trong hơn 5 năm. Hãy để mọi người xung quanh bạn biết. Chúa phù hộ.

“Bác sĩ Guruprasad Reddy B V, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ NHÀ NƯỚC OSH MOSCOW, RUSSIA

(Lụm trên mạng)

9. Cách cứu người bị đột quỵ ai cũng nên biết

(Lụm trên mạng)

10. NÊN BỎ TÚI CHẮC CHẮN CÓ KHI CẦN

(Lụm trên mạng)

1.Ngủ chảy nước dãi do Tỳ Vị mất cân bằng
Tăng cường đi bộ, khoai lang ăn nhiều

2.Ngủ nghiến răng gan nóng uất đấy mà
Đỗ đen nấu cháo, ta hay ăn vào
3.Ngủ hay mộng mị chẳng yên yên
Tay đặt lên bụng, thế nằm thẳng ngay
4.Đi bơi chân bị chuột rút đừng lo
Tay bên không bị giơ cao lên trời
5.Vừa nôn vừa bị đi ngoài
Lá vối, vỏ quýt ta đem uống liền
6.Chỉ bị đau bụng nhẹ thui
Nước nóng, nước lạnh trộn cùng uống luôn
7.Yếu bóng vía sợ bị ma nhập
Củ tỏi giã nát ta mang theo người
8.Huyết áp bị tụt bất ngờ
Hít vào hóp bụng thế là nó lên
9.Trời lạnh huyết áp lên cao đột ngột
Ngâm chân nước nóng thế là xuống ngay
10.Đột nhiên quên béng thứ gì
Ngón tay gõ nhẹ ” Ấn đường” nhớ ra
11. Lẹo mắt, đũa cả đánh cơm
Hơ nóng áp lẹo vài lần khỏi ngay.
12. Dính mưa dị ứng mề đay
Đồ khô, hơ nóng ta thay mặc vào.
13. Bị ong đốt phải làm sao
Tía tô bóp nát rịt vào chỗ đau.
14. Rết cắn lá Ớt lấy mau
Đem giã lấy nước bôi vào vết thương.
15. Độc rắn, nhựa Đu đủ xanh
Bôi, rồi thái quả sắc nhanh kịp thời.
16. Dạ đề trẻ khóc không ngơi,
Xác Ve sao, tán, uống bồi nước Cơm
17. Dị ứng Kinh giới, Đinh lăng
Rau má, Diếp cá đun cùng Tía tô.
18. Quai bị, muỗi đốt sưng u
Hạt Gấc nướng, ngâm giấm, từ từ xoa.
19. Bị sốt vi rút mùa Hè
Kinh giới, Diếp cá lấy về đun lên.
20.Trẻ em, Kiết lỵ mấy phen
Cỏ sữa đun uống, vài lần cầm luôn.
21. Lang ben dùng rượu ngâm riềng,
Hay Phá cố chỉ thường dùng mà bôi.
22. Muốn gan thải độc cấp thời
Phan tả diệp sắc uống thời độc ra.
23. Muốn cho hết bệnh vàng da
Nhân trần sắc uống thay trà sớm trưa.
24. Méo mồm khi gió lạnh về
Uống liền kinh giới, lâu thì khó cân.
25. Muốn cho hôi miệng hết dần
Lá Ổi sắc đặc ta cần súc luôn.
26. Khi nào mới bị sâu răng
Hạt Cau ngâm rượu ta dùng ngậm ngay.
27. Cẩu tích đun uống hằng ngày
Thận khỏe, răng chắc mặt mày tươi vui.
28. Mụn nhọt, mẩn ngứa muốn lui
Lá Đinh lăng sắc, uống chơi ngày ngày.
29. Mộc thông giúp Sữa thông ngay,
Lá Đinh lăng, lá Mít đem thay đun dùng.
30. Khi cai lại muốn sữa ngừng
Lá Dâu tươi sắc, nhẹ nhàng sữa lui.
31. Táo bón, có sữa Bò tươi
Thật nhiều theo sức ta thời uống ngay
Hoặc rau Diếp cá, rau Đay,
Mùng tơi, Dền đỏ, hàng ngày nấu ăn.
32. Tiêu chảy, có Hồng xiêm xanh
Cùng với lá Ổi, đun thành thuốc ngưng,
Hoặc riêng vỏ Măng cụt dùng
Sắc nước cho uống, bệnh cầm thảnh thơi.
33. Muốn gan mát, mắt sáng ngời
Có trà hoa Cúc ta mời bạn thân.
34. Áp huyết thấp muốn cho tăng
Trà Gừng pha uống dần dần lại lên.
35. Áp huyết cao muốn hạ luôn
Hoa Đại hãm uống vài bông nhẹ đầu.
36. Rôm sảy muốn trẻ hết mau
Nước Dừa tươi đó uống vào rất ngon.
37. Kỷ tử nếu ta thường dùng
Trẻ lâu, da đẹp sánh cùng thời gian.
38. Muốn cho béo đẹp mỡ màng
Sữa Ngô nếu có ta dùng thường xuyên.
39. Muốn mau tiêu mỡ giảm cân,
Táo mèo, vỏ Bưởi sắc dùng vui thay.
40. Muốn chân khỏe mạnh, dẻo dai
Ngũ gia bì đó sắc thời uống luôn.
41. Muốn cho khỏi bệnh đại tràng
Lá Mơ tam thể ta ăn thật nhiều.
42. Dạ dày muốn cho khỏi đau
Vỏ trứng Gà sấy, bột này ta chiêu.
43. Khô mắt, quáng gà về chiều
Ngày ngày Bí đỏ làm nhiều mà ăn.
44. Bụng lạnh muốn ấm từ trong
Củ Riềng sắc uống, vừa dùng lạnh tan.
45. Muốn cho mát ruột mát gan
Bột Sắn dây uống, nóng tan nhẹ liền.
46. Muốn cho phần ngực ấm êm
Gừng tươi giã nhuyễn nước đem uống dần.
47. Muốn cho phần ngực mát lành
Hạt Mã đề sắc nước dùng bệnh lui.
48. Đái đục, rễ cỏ tranh sao
Sắc đặc lấy nước uống vào tiểu trong.
49. Muốn cho vào giấc ngủ nhanh
Lạc tiên đun uống lại thành tiên ngay.
50. Da mặt trắng mịn, lá Dâu,
Vừng đen đun nước, cho vào mật Ong.
51. Muốn cho bệnh trĩ khỏi nhanh
Hoa Thiên lý đó ta ăn hằng ngày.
52. Nếu ta ăn uống không tiêu
Đun nước củ Sả uống nhiều cho thông.
53. Bị ho, ngực họng nhiều đờm
Vỏ Quýt đun nước uống thường tiêu tan.
54. Miệng nôn, trôn tháo bệnh nan
Hoắc hương, vỏ Quýt, ta đun uống liền.
55. Thời tiết mất giọng, tiếng khàn
Uống nước vỏ Quýt, giọng thanh hết rè.
56. Chanh leo đừng bỏ hạt đi
Đó là thần dược phòng ngừa ung thư.
57. Đám tang, bốc mộ nhớ ghi
Có Gừng, Tỏi nào sá chi hàn tà.
58. Cam tẩu mã, nào phải sợ
Cóc thiêu toàn tính lấy tro rắc vào.
59. Trẻ mồ hôi trộm, lá Dâu
Hái buổi sáng sớm, đun sau uống dần.
60. Hay bị mồ hôi tay chân
Lá Lốt vừa uống, vừa ngâm cũng lành.
61. Trời lạnh áp huyết vọt lên
Ngâm chân Gừng, Muối hoả liền thoái lui.
62. Rét run, tái mặt, thâm môi
Giã cho uống nước Gừng tươi ấm dần.
63. Gan nhiễm mỡ, bụng béo tròn
Sao vàng vỏ Bưởi, đun dùng rất hay.
64. Có Hp trong dạ dày
Đừng quên uống cạn trà Dây thường thường.
65. Lại hay bị bệnh đau lưng
Có củ Cẩu tích ta dùng chớ quên.
66. Xương khớp bị đau triền miên
Ngoài vườn có dây Đau xương trị lành.
67. Đau vai gáy, Dâu cả cành bỏ lá
Sao vàng, hạ thổ mà thành thuốc thang.
68. Rau Dền, rau Má, Cải xoong
Là món bổ máu ta dùng yên tâm.
69. Nhân sâm và củ Đinh lăng
Dùng vào bổ khí, lực tăng sức bền.
70. Bí trung tiện muốn thông nhanh
Có hạt Mít luộc, ăn liền gió đua
71. Bí đại, tiểu tiện Phèn chua
Đem phi, tán bột, rốn kia rắc vào.
72. Tiểu nhiều muốn giảm thì sao
Nấu cháo củ Súng ăn vào giảm ngay.
73. Muốn đi tiểu nhiều hàng ngày
Có rau Cải đó, ta nay ăn đều.
74. Nếu ai bị chứng giời leo
Nhựa cỏ Sữa đó bôi vào đừng quên.
75. Bản đồ bệnh lưỡi trẻ em
Cà tím cô đặc, lấy bông thấm vào.
76. Lá rau Ngót, bệnh lưỡi tưa
Giã vắt lấy nước, bôi thừa sức tan.
77. Mồ hôi muốn thoát dễ dàng
Có củ Khúc khắc ta mang ra dùng.
78. Đã lâu bị nhịn đói lòng
Chỉ nên ăn cháo loãng chớ đừng no cơm.
79. Khi bị ngộ độc thức ăn
Món ngon trước mặt chớ nên chào mời.
90. Bị đỉa chui vào trong người
Mật Ong đặc trị ta thời dùng ngay.
81. Mật Ong dẫu thật là hay
Trẻ dưới 01 tuổi ta nay tránh dùng.
82. Suy dinh dưỡng, Cao ban long
Dùng cho trẻ nhỏ thuốc thần chớ quên.
83. Đứt tay, chảy máu vết thương
Lấy tro giấy đốt ta đem rịt vào.
84. Lưu thông máu não làm sao
Dùng rau Ngải cứu ăn vào nhẹ thôi.
95. Sốt cao muốn hạ kịp thời
Diếp cá với cỏ Nhọ nồi đừng quên.
86. Mào gà trắng sao cháy đen
Tử cung ra máu đun dùng cầm ngay.
87. Tiêu sỏi gan, mật: Nghệ vàng
Lấy về làm thuốc ta đừng có quên.
88. Muốn tiêu sỏi thận: trái Thơm
Nướng trên than củi với cùng phèn chua.
99. Bệnh gout cần phải phòng ngừa
Đỗ xanh cả vỏ, ta cho ăn nhiều.
90. Trẻ ho có lá Hẹ tươi
Đường phèn cùng hấp ta rời kháng sinh.
91. Đau mắt đỏ Diếp cá tanh
Rửa sạch giã nhuyễn ta đem đắp vào.
92. Chẳng may bỏng lửa, nước sôi
Lá Bỏng giã nhuyễn, đắp vào vết thương
93. Viêm họng có quả Trám đen
Bỏ hạt, ninh kỹ thêm đường uống nhanh.
94. Bong gân lá Láng ta dùng
Hơ nóng, ngâm nước gạo xong đắp vào.
95. Mồ hôi trộm, lở, chốc đầu
Lá Bỏng vắt nước, uống vào thật hay.
96. Kiết lỵ nhăn nhó mặt mày
Rau Sam ( hoặc cỏ Sữa )đun nước uống ngay mau lành.
97. Xơ vữa động mạch để phòng
Rau Sam, Gừng sống ta cùng đun sôi.
98. Bắp cải viêm loét dạ dày
Trần qua, vắt nước, ta thay nước dùng.
99. Viêm loét dạ dày trên đường
Bột Sắn dây uống tạm hàn vết đau.
100. Bị bỏng do Ớt rát cay
Lá Ớt giã nát lấy ngay đắp vào.
101.Đi ngoài ra cả máu tươi
Hoa hòe sao cháy, đun sôi ta dùng.
102. Nóng quá mũi chảy máu cam
Nhọ nồi mát máu đun làm thuốc thôi.
103. Dạ dày xuất huyết, gấp rồi
Củ Bạch cập nướng cháy hơi mà dùng.
104. Đừng dại nghịch nhựa xương rồng
Nó có chất độc loét tung da dày.
105. Sốt xuất huyết, phải cấp thời
Mau tìm Diếp cá, Nhọ nồi trị ngay.
106. Trời lạnh, huyết áp lên cao
Ngâm chân nước ấm hạ rồi áp ơi.
107. Mưa lạnh xương nhức, khớp đau
Uống, ngâm lá lốt đã sao cho vàng.
108. Mùa Đông lạnh thấu tận xương
Củ gừng nướng cháy, ta đun uống liền.
109. Trời lạnh bị đau một bên
Gội đầu nước Quế ấy liền hết đau.
110. Quả dâu ta chín, thật hay
Bổ huyết, sáng mắt, tóc này thêm đen.
111. “Cam lồ” nước bọt chớ quên
Nuốt ực xuống bụng, tiêu tan bệnh mà.
112. Mụn thịt ( cơm ) nhìn chớ có buồn
Tía tô vò nát bôi vào rụng thui
113. Hóc xương , đọc thần chú câu này:
” Gần thì ra, xa thì vào” thế là nó trôi.
114. Trung tiện mà thấy khó khăn
Hạt mít đem luộc ăn vào thật hay
115. Tiểu tiện mà bí, bụng chướng thật nguy
Hành ta đem luộc uống vào hay ngay
116. Đại tiện mà gặp khó khăn
Phèn phi tán bột, rắc vào rốn thui.
117. Mồ hôi mà nó chẳng ra, nặng người
Lấy Hương Nhu tía , vừa uống vừa xông
118. Tác mũi , mà nó chẳng thông
Lấy máy sấy tóc hơ ngay ấn đường
119.Mùa Đông, trời lạnh ngủ chẳng ngon.
Đun gừng đã nướng, thêm đường cho ngon.
120. Bệnh Gout xin cũng chẳng có gì lo..
Tía tô, lá Vối, đỗ Xanh dùng lâu khỏi liền
121.Đi lạnh, đưa đám.. sợ nhiễm hàn tà
Về xông bồ hết, vỏ bưởi..trục hàn tà ra
122. Nắng nóng sợ nhiễm nhiệt tà
Vỏ quả dưa hấu uống vào bạn ơi
123. Trúng phong méo miệng thật lo
Kinh giới đun rượu uống cho sớm vào
(Sưu tầm)

11. CÁCH UỐNG NƯỚC ĐỂ GIỮ MẠNG

Rất Quan Trọng! Xin hãy ghi nhớ:
– 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
– 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
– 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.
– 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não.

Chú ý: Nên uống nước nguội hoặc hơi âm ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nước nóng. Và nên áp dụng cách uống nước như ở bài trên.
Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.
Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định:

– Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất.
– Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, là thời điểm loãng nhất.
– Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.

Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (cỡ chừng một ly), thì khi sáng ngủ dậy, máu không những không bị đặc mà còn loãng ra.
Do đó các chuyên gia y học khuyên chúng ta nên uống nước buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ giúp cho máu loãng ra vào buổi sáng hôm sau, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc sáng sớm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Việc máu đông đặc chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng hữu ích nhất định đối với việc phòng chống đột quỵ.

LÀM SAO ĐỂ SỐNG SÓT QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH

Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập yếu và loạn nhịp.
Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.
Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ trong 10 giây nữa là họ sẽ ngất.
Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, dài và sâu (giống như khạc đờm từ sâu trong cổ họng ra). Đồng thời, trước và sau khi ho, người bệnh phải hít 1 hơi thật sâu.
Người bệnh cần liên tục hít sâu và ho mạnh xen kẻ nhau như thế cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường hoặc nhận được sự trợ giúp y tế.
Việc hít sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường, và việc ho dài, mạnh, giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông dễ hơn.

P.S: Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này
mà chia sẻ cho 10 người khác được biết, thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
* Tôi đã làm tròn phận sự, giờ đến phiên bạn !

(Lụm trên mạng)

12. Bạn có biết :

Hơn 200 căn bệnh có thể lây lan qua thực phẩm, đây là 10 điều mà WHO muốn bạn biết

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra cái chết của hơn 420.000 người mỗi năm..

Ít nhất một lần trong đời, hầu như tất cả chúng ta sẽ mắc một bệnh nào đó liên quan đến thực phẩm. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn vệ sinh, nhằm đảm bảo thức ăn của chúng ta không bị nhiễm vi khuẩn , ký sinh trùng, virus, chất độc hay hóa chất gây hại.

Sự thật là thực phẩm có thể bị ô nhiễm tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất, phân phối và chế biến. Bởi vậy, cả nhà sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm thực phẩm có tác động sâu sắc đến nhiều khía cạnh, không chỉ sức khỏe cá nhân, cộng đồng, mà còn làm suy yếu xuất khẩu thực phẩm, du lịch, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người kinh doanh thực phẩm và phát triển kinh tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Dưới đây là 10 sự thật về vệ sinh an toàn thực phẩm mà WHO nghĩ rằng mọi người nên biết:

1.Có tới hơn 200 căn bệnh có thể lây lan qua thức ăn

Mỗi năm trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh vì ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Trong số đó, có khoảng 420 000 bệnh nhân tử vong. Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhất, với khoảng 125 000 trẻ em tử vong mỗi năm vì các bệnh do thực phẩm.

Đáng tiếc, tất cả đều là những ca tử vong có thể phòng tránh được, thông qua việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thực phẩm mất vệ sinh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài

Bạn đừng nghĩ rằng ăn thực phẩm mất vệ sinh cùng lắm chỉ gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Sự thật là thực phẩm nhiễm kim loại, các hóa chất hoặc thậm chí là độc tố tự nhiên có thể còn gây ra các vấn đề lâu dài, bao gồm cả ung thư và bệnh thần kinh.

3. Có một số nhóm dân số bị ảnh hưởng nặng nề hơn các nhóm dân số khác

Nhiễm trùng gây ra bởi thực phẩm mất vệ sinh gây ảnh hưởng lớn hơn nhiều trong các nhóm dân số có tình trạng sức khỏe kém. Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người đã mắc một bệnh trước đó và người già là những đối tượng dễ nhiễm bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất.

4. Có rất nhiều nguy cơ khiến thực phẩm bị mất vệ sinh

Chuỗi cung ứng thực phẩm ngày nay rất phức tạp, bao gồm một loạt các giai đoạn khác nhau như: sản xuất nông nghiệp, giết mổ hoặc thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối trước khi thực phẩm đến được tay người tiêu dùng.

Trong bất cứ bước nào, ô nhiễm thực phẩm cũng có thể diễn ra.

5. Toàn cầu hóa khiến vấn đề an toàn thực phẩm phức tạp hơn và cần được chú trọng

Toàn cầu hóa trong sản xuất và thương mại thực phẩm đang làm cho chuỗi cung ứng ngày càng dài hơn. Một mặt, nó tăng nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, khi dịch bệnh do thực phẩm xảy ra, cũng khó hơn để điều tra và thu hồi các sản phẩm trong trường hợp khẩn cấp.

6. Một số vi khuẩn có hại đang trở nên kháng thuốc

Kháng kháng sinh là một vấn đề sức khỏe toàn cầu vô cùng nhức nhối hiện nay. Lạm dụng thuốc kháng sinh trong nông nghiệp và chăn nuôi, bên cạnh sử dụng quá mức thuốc kháng sinh trên người là một trong những yếu tố dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc. Vi khuẩn kháng kháng sinh ở động vật có thể lây truyền sang người qua thức ăn.

7. An toàn thực phẩm đòi hỏi nỗ lực đa ngành

Để cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều chuyên gian trong các lĩnh vực khác nhau đang phải làm việc cùng nhau với những công nghệ và khoa học tốt nhất hiện nay. Các cơ quan của chính phủ hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế công cộng, nông nghiệp, giáo dục và thương mại, cần cộng tác và trao đổi thường xuyên với nhau và tham gia với xã hội dân sự bao gồm cả người tiêu dùng.

8. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội nói chung

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động sâu rộng, vượt ra ngoài hậu quả để lại trên sức khỏe từng cá nhân và cộng đồng – nó làm suy yếu xuất khẩu thực phẩm, du lịch, sinh kế của người kinh doanh thực phẩm và phát triển kinh tế, cả ở các nước phát triển và đang phát triển.

9. Mọi người đều có vai trò trong việc giữ an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn thực phẩm là trách nhiệm chung giữa các chính phủ, ngành công nghiệp, nhà sản xuất và cả người tiêu dùng. Mọi người đều có một vai trò trong cuộc chiến với thực phẩm bẩn. Đạt được an toàn thực phẩm là một nỗ lực đa ngành đòi hỏi chuyên môn từ một loạt các ngành khác nhau – độc học, vi sinh vật, ký sinh trùng, dinh dưỡng, kinh tế y tế, dược phẩm cả cho thú y và con người.

10. Người tiêu dùng nên được giáo dục đầy đủ về thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm

Người dân có quyền được biết những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chọn thực phẩm an toàn và thông minh. Mọi người cũng phải được cảnh báo về các nguy cơ liên quan đến thực phẩm phổ biến và cách xử lý thực phẩm an toàn.
Tham khảo WHO
Theo Zknight (Lụm trên mạng)

13. Những điều cần phải biết về đột quỵ

Đột quỵ là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Sau đây là những thông tin quan trọng về đột quỵ mà bạn nên biết để phòng ngừa, theo trang tin India.

Đột quỵ có thể xảy đến với mọi người bất kể tuổi tác

Chuyện hoang đường phổ biến là đột quỵ chỉ “dành” cho người cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy đột quỵ xảy đến với bất kỳ ai trong độ tuổi từ 18-65 và đó là hậu quả của những thói quen xấu và tình trạng béo phì.

Đột quỵ ngày càng phổ biến

“Đột quỵ xảy ra không thường xuyên” là suy nghĩ của nhiều người nhưng nó trái ngược hoàn toàn với thực tế. Đột quỵ xảy ra ngày càng phổ biến và những cảnh báo về nguy cơ và hậu quả của bệnh cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể ngăn ngừa đột quỵ

Vì những lý do gây đột quỵ là huyết áp cao, tiểu đường và béo phì nên đột quỵ có thể được ngăn ngừa. Hãy theo đuổi một lối sống lành mạnh để tránh tình trạng sức khỏe dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ “hết thuốc chữa” ngay từ đầu

Phần lớn những lần đột quỵ đều dẫn đến tình trạng máu vón cục mà mọi người nghĩ rằng không thể được chữa trị. Tuy nhiên, trên thực tế đột quỵ có thể chữa được. Nếu một người được đưa đến bệnh viện trong vòng 4 giờ sau khi có những triệu chứng đột quỵ, bác sĩ có thể cứu chữa thương tổn mà bệnh nhân đó có thể gánh chịu.

Đột quỵ “cha truyền con nối”

Nếu bạn nghĩ đột quỵ không mang tính di truyền, bạn đã sai. Đột quỵ có tính di truyền cao và những tác nhân như cao huyết áp và béo phì thực sự có một thành tố di truyền trong chúng. Trên thực tế, khi một cơn đột quỵ xảy đến với người trẻ tuổi, đó là do hậu quả của những vấn đề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Source :
Những điều cần phải biết về đột quỵ

Khang Huy

14. MẸO LÀM HẠ HUYẾT ÁP CẤP TỐC (Lụm trên mạng)

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng người trung niên, cao tuổi. Nếu không chữa trị kịp thời, cao huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.. thậm chí, có thể tử vong khi huyết áp lên cao đột ngột.

Chính thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Một số trường hợp, căng thẳng quá mức sẽ khiến các mạch máu bị thắt chặt, áp lực lưu thông máu tăng sẽ làm cho chỉ số cao huyết áp leo thang.

Trong tình huống này, bạn chỉ cần thư giãn, thả lỏng đầu óc, cơ bắp tay chân và thực hiện động tác massage đơn giản dưới đây sẽ giúp giảm huyết áp cấp tốc trong vòng 5 phút.Hình ảnh nội tuyến 1

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng.

Đây là một trong những phương pháp được nhiều người dân Trung Quốc áp dụng từ xa xưa đến nay, được ghi chép lại trong y học cổ Trung Hoa.

Cách thực hiện

Dùng các ngón tay vuốt ve nhẹ nhàng theo đường kéo dài từ điểm 1 đến điểm 2 như sau, thao tác nhẹ nhàng, không nên ấn mạnh cũng không được xoa bóp.

Trong đó:

– Điểm thứ 1 nằm ở phía dưới dái tai, sát vị trí quai hàm.

– Điểm thứ 2 nằm ở gần xương đòn.

Lặp lại thao tác này 10-20 lần cho bên trái, đổi sang bên phải và thực hiện tương tự như trên.

Để giảm cao huyết áp hiệu quả, ở điểm thứ 2 gần xương đòn bạn cũng phải massage 1 phút mỗi bên, dùng tay ấn vừa đủ mạnh để bạn không cảm thấy đau.

Sau khi thực hiện 2 động tác cực kỳ đơn giản này, huyết áp sẽ nhanh chóng quay trở lại trạng thái bình thường.

Chỉ mất 5 phút thực hiện giúp giảm cao huyết áp cấp tốc.

Tuy nhiên, bài tập này sẽ phát huy công dụng toàn diện nếu bạn kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và các bài tập thể dục thể thao mỗi ngày.

– Hạn chế ăn quá mặn.

– Bổ sung cần tây, cà chua, chuối, tỏi, đậu nành, cà rốt trong các bữa ăn hằng ngày.

– Nói không với rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê.

– Người cao huyết áp nên dành ra 30 phút để đi bộ mỗi ngày, bài tập này dễ áp dụng, thích hợp với tất cả mọi người, lại có tác dụng tích cực tới chỉ số cao huyết áp.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho những ai bị chứng cao huyết áp.

@ Theo Natural Health Care for You

15. HOÀN CẢNH NGƯỜI GIÀ MẤT TRÍ NHỚ

Mất trí nhớ là bệnh đáng sợ nhất trong tất cả các bệnh của con người.Có 2 loại bệnh mất trí nhớ: Alzheime, Dementia
Loại nặng là Alzheimer. Hoàn toàn mất hẳn trí nhớ, như trường hợp Tổng Thống Reagan (kéo dài 10 năm mới chết).
Loại nhẹ gọi là Dementia lúc nhớ lúc quên, như trường hợp nhà Bác Học Albert Einstein.

Cho tới bây giờ khoa học cũng vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa hay chữa trị.

Các bác sĩ thì khuyên bắt đầu óc làm việc chút chút mỗi ngày, cũng là một cách tập thể dục cho cái đầu (não) của mình vậy thôi.
Đọc sách, viết bài, viết thư… cũng là một cách tập thể dục đầu. Tức là bắt cái não của mình không được “nhàn cư vi bất thiện” rảnh quá rồi nghĩ chuyện linh tinh than mây khóc gió..
Hoặc như Mỹ nói “use it or lose it”

Quả thật từ khi có internet, thì mọi thứ tin tức và hình ảnh được lan tràn trên khắp thế giới chỉ sau vài tích tắc. Người dân trên toàn thế giới (ngoại trừ Bắc Hàn và các nước độc tài) có thể theo dõi đủ mọi biến chuyển ngay khi xảy ra.
Ngay cả ở Mỹ, khi có World Cup về đá banh, đâu phải trận banh nào quí vị cũng được coi hết đâu. Nhất là khi Mỹ đã thua rồi, là coi như dẹp bớt, ông chồng tôi (chuyên gia TV 24/7& 20 hour/ day) bảo thế.

Mặc dù bệnh mất trí nhớ không làm tổn thương tới thân xác bệnh nhân như các bệnh nhiễm trùng, hay bệnh ung thư tàn phá cơ thể rất nhanh.
Không ảnh hưởng tới physical, vì chỉ có não không còn làm việc, chứ tim gan phèo phổi vẫn bình thường. Bệnh nhân vẫn có thể sống rất lâu, nếu không muốn nói là thọ.
Không tổn thương về thể chất (của bệnh nhân), nhưng tổn thương rất nặng về tinh thần cho người chăm sóc.

Biết bao câu chuyện não lòng khi có người thân bị bệnh mất trí. Nhất là khi người ấy lại là ông bà cha mẹ của mình.
Trong các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ nhẹ Dementia (lúc khởi đầu) có một triệu chứng đã làm tổn thương tới tình cảm gia đình. Đó là người bệnh lúc nào cũng nghi ngờ bị mất cắp tiền bạc hay nữ trang của mình.
Họ có thể nói (y như thật) người này người kia đã lấy cắp của họ. Nếu chỉ có một người chăm sóc người bệnh (ông bà cha mẹ), thì ráng giữ bình tĩnh bỏ ngoài tai, coi như không chấp. Nhưng khổ nỗi vì cuộc sống khó khăn, rất nhiều người ở VN, sau khi lập gia đình vẫn phải ở chung theo kiểu ngũ đại đồng đường. Cháu dâu con dâu, cháu rể con rể là người không cùng máu mủ hay bị hàm oan.
Có một điều không hiểu nổi, đó là họ có thể không nhận được tất cả mọi người. Nhưng bà mẹ chồng vẫn biết đây là thằng con yêu quí của mình. Bà đợi con đi làm về, để than thở bị bỏ đói cả ngày. Còn ai ở nhà cả ngày với bà, ngoài người vợ của mình, tức là con dâu của bà. Oan Thị Kính làm sao giải bày, nuốt bồ hòn làm ngọt. Nếu gặp người chồng vũ phu không có từ tâm hiểu biết, thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Từ đó xảy ra biết bao thảm cảnh gia đình, từ xô xát cãi vã, có khi đưa đến chia tay.
Ngoại trừ đổ thừa bị mất đồ, không nhớ đã ăn cơm hay chưa. Những người bị Alzheimer, dù không còn minh mẫn, nhưng họ vẫn có thể nhận ra những người vô cùng đặc biệt với họ. Bà Nancy bảo rằng ông Tổng Thống Reagan quên hết tất cả mọi người, chỉ còn nhớ duy nhất một mình bà. Ít ra cũng còn có một người để cho ông nghe lời.

Căn bệnh mất trí còn nguy hiểm hơn cả bệnh điên. Vì bệnh điên tuy vậy vẫn có thuốc chữa hay chế ngự. Khi người điên nổi cơn người ta cho uống thuốc, cơn điên sẽ bị chế ngự. Sau đó người ta cho chạy điện vô não. Sau một thời gian thì não của người bệnh trở lại bình thường. Đó là do não bị xáo trộn vì một nguyên nhân gì đó, chứ không có hư hại.
Trái lại ở bệnh Alzheimer và bệnh Dementia não đã bị thoái hóa, bị hư hại. Đó là lý do tại sao chưa có cách phòng ngừa và chữa trị.

Chăm sóc cho người bệnh lãng trí là một điều vô cùng khó khăn.
Một con vật bình thường như con chó con mèo, dù không nói được, nhưng chúng vẫn nhận ra và nghe lời người nuôi dưỡng nó. Bởi vì chúng vẫn còn bộ não.

Trong khi người bị lãng trí, chúng ta sẽ cảm thấy đau lòng khi một cụ già bị nhốt trong chuồng, hay bị xích tay xích chân.
Những hình ảnh đó không thể dùng cho con người. Nhưng chúng ta phải làm sao, khi người bị lãng trí gây ra đủ thứ vấn nạn, làm đảo lộn cuộc sống của những người trong nhà. Giữa đạo đức và hạnh phúc, chúng ta sẽ chọn bên nào.
Chỉ có Thánh hay Bồ Tát mới giữ cho mình khỏi nổi cơn điên khi bị buộc tội oan ức. Cũng chỉ có thánh mới giữ cho mình được bình tĩnh, khi mỗi ngày thấy đủ thứ xáo trộn xảy ra trong căn nhà của mình.
Ông bà cha mẹ là những người ta phải tương kính theo đạo làm con.
Nhưng khi làm sao giữ được vẹn toàn, khi ông bà cha mẹ bị mất trí. Một bệnh nhân trong thân xác của người trưởng thượng. Có nhiều cô con dâu đã phải gào lên nói dối như cuội, khi nói về bà mẹ chồng. Hoặc khi không còn bình tĩnh họ có thể buộc tội điên điên khùng khùng. Thật tình họ không muốn mang tiếng hỗn láo, chẳng qua cơn giun xéo mãi cũng quằn! Khó có ai giữ cho mình sống trọn đạo làm con.

Bản thân tôi có cha mẹ bị Dementia, nghĩa là những gì các cụ nói cần phải xét lại, thế mà cũng vẫn bị lừa đều đều. Lần nào cũng vì sốt ruột khi nghe bố gọi với giọng thều thào “có gì ăn không, bố đói quá”. Lúc ông đang ở trong rehab gần nhà, cổ tay luôn luôn đeo một cái vòng có ghi số điện thoại của tôi, để bất kỳ có chuyện gì xảy ra, ai cũng có thể gọi ngay cho con cháu.

Hôm đó bố tôi ra dấu cho có người giúp. Đầu tiên một giọng nữ gọi, bảo ông muốn nói chuyện với cô. Nghe bố nói muốn ăn cháo (kiểu VN), dạ dạ thưa thưa, cuống quýt đi hâm cháo. Chưa được 10 phút, lại nghe điện thoại gọi, lần này là giọng nam, lại dạ dạ thưa thưa con mang vào ngay. Chạy hộc tốc tới (rehab chỉ cách nhà có 10′), tôi chưng hửng, vì bố tôi đang ngồi trước mặt mâm cơm của nhà thương, còn y nguyên.
Không hiểu tại sao người bị lãng trí, lại “thông minh” đến thế. Không biết tiếng Anh, nhưng bố tôi biết ngoắc một cô y tá nhờ gọi dùm. Sau đó lại nhờ một người y tá khác (đàn ông) gọi tiếp. Nói chuyện bằng tiếng Việt nên họ không hiểu mình nói gì.

Từ đó có kinh nghiệm, tôi không quýnh quáng, mà hỏi lại caregiver. Tuy vậy cũng vẫn chạy vào thăm, nếu không ông cụ sẽ giận hờn bỏ ăn.
Người ta nói khi già, người ta sẽ trở thành con nít (chướng). Họ sẽ bướng bỉnh khó chiều, nếu thành con nít ngoan thì đâu có chuyện gì xảy ra.

Một triệu chứng kinh khủng cho người chăm sóc người bị mất trí, đó là họ không còn phân biệt được đúng sai, họ có thể ăn ngay phân của họ, nghĩa là chúng ta không thể rời mắt khỏi họ. Điều này đã làm đau lòng con cái vô cùng.

Có nhiều gia đình khi đi làm, họ phải khoá cầu dao điện, nếu nấu bằng bếp điện. Vì các cụ già khi muốn ăn bánh mì, họ đút luôn cả ổ bánh vào lò nướng, vẫn còn giấy gói và dây thun cột. Có người còn tinh nghịch đốt cả thảm lót nhà.
Nói chung là khi trong nhà có người bị bệnh mất trí, thì ngay cả người chăm sóc cũng mệt nhoài, vì mắt phải luôn luôn ngó chừng. Đôi khi ngay cả người lành cũng không ngờ được những phản ứng bất thường của bệnh nhân.

Bà Nancy vợ của Tổng Thống Reagan chăm sóc ông bị bệnh Alzheimer (nặng) suốt 10 năm trời. Không thể dùng một chữ nào khác hơn chữ “ độc ác” để diễn tả bệnh này. Thông minh hóm hỉnh, tài giỏi, ăn mặc luôn luôn lịch sự. Tất cả không còn nữa, bà Nancy chẳng còn cho ai nhìn thấy ông trong bộ dạng thê thảm thiểu não, quần áo xộc xệch, bộ mặt ngây ngô, không còn ra hình dáng của một chính khách được ngưỡng mộ ngày nào. Thôi thì hãy để mọi người coi như ông đã chết.

Biết bao câu chuyện đau lòng của người thân, khi có ông bà cha mẹ bị bệnh mất trí nhớ. Dù cho bạn có thông minh như nhà Bác Học Albert Einstein cũng vẫn mắc bệnh như thường. Dù cho bạn có học cao hay giàu có đến đâu, bạn cũng vẫn nghẹn ngào khi thấy người thân yêu của mình tàn tạ hay có những hành động làm đau nhói con tim.. Điều này có thể hiểu được tại sao có nhiều người bình thường đã đem nhốt người bệnh vào những cái cũi như cũi chó.

Họ quá nghèo khổ, phải lo bươn chải cho miếng cơm manh áo. Họ phải làm liều, dù thật sự trong lòng họ không muốn. Gặp thời thế thế thời phải thế. Cái khó bó cái khôn. Ở trong chăn mới biết chăn có rận.
Một cô gái thượng (ở VN) bị xích trong rừng vì mất trí cả mấy năm trời, cho tới khi được một Linh Mục giải cứu mang về nhà thờ.
Không thể nào kể siết về những hoàn cảnh thương tâm của những người bị căn bệnh độc ác này. Hành hạ bệnh nhân thì ít (vì họ không còn nhận thức), nhưng hành hạ gia đình người bệnh thì nhiều.

Cách đây 20 năm, có một thanh niên ở phía Đông Bắc Mỹ, đã bỏ cha già bị bệnh mất trí vào lò sưởi đốt. Vì anh ta là con một, lương không trả nổi cho nursing home (hạng bét 200dollar/ ngày).
Người không mất trí chăm sóc cho người bệnh, cũng mất trí luôn, đó là trường hợp của anh này. Những khó khăn đã dồn họ đến chân tường tuyệt vọng.
Chúng tôi đã nhiều lần dặn dò con cháu, nếu bố mẹ bị bệnh lãng trí, cứ mạnh dạn đưa vào nursing home, đừng lo phiền áy náy. Vì lúc này bố mẹ chỉ còn kéo dài cuộc sống trong vô thức. Không còn biểu lộ được tình cảm với con cháu. Trái lại khi cho ở chung, những biểu hiện của căn bệnh sẽ làm mất cả tình thân. Chẳng thà để bố mẹ hành hạ quấy phá người dưng. Khi bố mẹ còn tỉnh táo dặn dò con cháu, đó là ý nguyện của bố mẹ, các con không có lỗi gì cả. Tất cả mọi người trong gia đình bố mẹ đều yêu quý vô vàn. Hãy có từ tâm đừng nghĩ xấu nghĩ ác, rồi nguyền rủa người khác. Bởi vì tục ngữ có câu chẳng ai nắm tay được từ sáng đến tối. Một ngày nào đó rồi chúng ta cũng sẽ già, như lời Phật dạy. Sinh trụ hoại diệt, hoàng hôn tàn để nhường chỗ cho bình minh ló dạng.

Các con tôi cũng rưng rưng nước mắt. Cũng như ngày xưa chúng tôi cũng đau xé lòng khi thấy cha mẹ mình lú lẫn, bỏ cả đồ dơ vào miệng. Hay ngơ ngác đi lạc ngoài đường.
Người ta không sợ chết, mà chỉ sợ bệnh. Quan niệm bên Phật giáo, cho rằng bệnh tật là cái nghiệp của chúng sinh. Không tôn giáo nào cho phép tự tử. Phật bảo rằng khi tự tử có nghĩa là chưa trả hết nghiệp. Đời sau cũng phải trả tiếp. Luật pháp cũng không cho phép người ta xin chấm dứt sự sống. Bạn thấy điều này có đúng không? Kéo dài cuộc sống trong vô thức, không còn tận hưởng được mọi vui thú của cuộc đời, thì có còn ích lợi gì cho xã hội và cho chính người bị bệnh.
Nếu bạn cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn sẽ bị lên án. Vì xã hội không chấp nhận mạng con người như một món đồ vật, để có thể vứt bỏ dễ dàng.
Bạn có biết con số bệnh viện dành cho người mental behavior nhiều gấp mấy con số bệnh viện chữa những bệnh khác. Và người ta đã tránh dùng những chữ điên crazy, hạ giá nhân phẩm. Chỉ dùng những chữ chung chung mental behavior.
Lại thị Mơ.

Leave a comment