Categories
3 – Bóng Mát Sân Trường

Bài từ Bóng Mát Sân Trường 18


mat+na

1. Hiểu Lầm

Hai vợ chồng kia rất yêu thương nhau, sau 10 năm thử thách bà vẫn chưa có bầu. Cuối cùng ông đồng ý nhờ một người đàn ông khỏe đẹp để cấy giống. Mọi chuyện đã sắp đặt, giờ hành sự đến, ông rời nhà, dặn vợ sẽ có người tới làm phận sự, bà cứ tự nhiên tiếp đại ân nhân.
Trong khi ấy, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình trẻ em dạo trong vùng, tới gõ cửa. Chủ và khách đều thuộc diện mau mồm miệng. Khách chưa kịp mở lời chủ đã vồn vã mời vào, bà nhanh nhẩu :
– Tôi biết ông là ai, đến đây làm gì, tôi đang chờ ông đây xin ông tự nhiên.
– Thật vậy sao, hôm nay tôi có chương trình giảm giá đặc biệt, sản phẩm trẻ em là chuyên nghề của tôi, bảo đảm không vừa ý không tính tiền bà.
– Thế tốt, đó là điều vợ chồng tôi mong muốn. Xin ông cho biết mình sẽ làm việc ở đâu ?
– Bà cứ yên tâm, theo kinh nghiệm của tôi, phải làm hai cái trong bồn tắm, trên bàn ăn, dưới bếp, sau đó có thể bò càng dưới sàn nhà.
– Trong bồn tắm ? Dưới sàn nhà ? Chồng tôi chưa bao giờ làm như thế, hèn gì…
– Thưa bà nghề chúng tôi không bảo đảm làm đâu trúng đó, tôi phải thử 5,7 kiểu, mỗi vị trí một hai cái, càng nhiều góc cạnh khác nhau càng hy vọng mang lại kết quả tốt.
– Chồng tôi xưa nay chỉ có một chỗ, làm hoài một kiểu hèn chi… Nếu vậy, xin ông làm liền, tôi nóng lòng lắm rồi.
– Thưa bà, nghề này không cho phép chúng tôi vội vã, mặc dầu chỉ cần 5, 10 phút, nhưng thiếu chuẩn bị kết quả sẽ không làm bà thỏa mãn.
– Phải rồi, chồng tôi không có kinh nghiệm, ông ấy vội vội vàng vàng, phụp một cái là xong, đem đi rửa (hình), hèn chi …
– Thưa bà, tôi không dám chê ông nhà, nhưng hành nghề như vậy hèn gì trong nhà bà không có một sản phẩm nào ra hồn.
– Phải rồi, chúng tôi cũng muốn có hình ảnh con cháu cho đỡ buồn.
Anh phó nhòm mở cặp lấy ra mấy tấm hình trẻ em. Chỉ một tấm chụp trong sân trường:
– Thưa bà, cái này, chúng tôi làm việc ở sân trường.
– Ấy chết, ai lại làm ở nhà trường, không sợ cảnh sát sao ?
– Không sao, thưa bà, lúc làm cái này chúng tôi chuẩn sẵn từ ngoài, vào tới là phụp liền, cảnh sát cũng khoái đứng xem chúng tôi làm suốt buổi !
Phó nhòm đưa tấm hình khác chụp em bé sinh đôi:
– Cặp sinh đôi này thật là khó khăn, bà mẹ các cháu không giữ nổi, chúng tôi làm suốt ngày.
– Trời đất, làm gì mà giữ không nổi !
– Dạ phải, bà ấy luôn chân luôn tay, hai đứa không đứng yên một chỗ, đứa này vừa xáp vô là đứa kia đã ra, cứ thế, lăng xăng mãi, mệt quá, hai đứa vừa ngồi chụm lại, tôi phụp một cái, thật bất ngờ mà lại đẹp thế này.
Đưa tấm hình em bé khác chụp ngoài công viên:
– Bé này, thưa bà tôi đã mất 4 tiếng đồng hồ làm ngoài công viên, còn hư cả đồ nghề nữa.
– Ông nói sao ? Làm tới 4 tiếng đồng hồ ? còn hư cả đồ nghề nữa ?
– Dạ phải, thưa bà thằng nhỏ nhúc nhích quá, tôi phải chui vào bụi rậm, chỉ lòi đồ nghề ra, vì nặng, tôi phải để đồ nghề trên cái nạng, thằng nhỏ nhúc nhích sàng qua sàng lại lia chia, rung chuyển cả mặt đất, đồ nghề mất thăng bằng rơi xuống, đụng phải tảng đá làm tôi thót cả ruột gan.
– Thôi được, tôi đã xem sản phẩm của ông, mình bắt đầu được chưa, tôi cũng chịu hết nổi rồi.
– Thưa bà, xin bà năm phút, tôi ra xe lấy cái tripot, cái nạng để dựng đồ nghề.
– Trời ơi, đồ nghề của ông phải chống nạng hay sao ?
– Thưa bà, cái cà nông (camera cannon) của tôi vừa dài vừa nặng, tay tôi cầm không nổi. Ấy… ấy…bà sao vậy ?
Nghe tới đó, bà chủ nhà kinh hoàng, bủn rủn tay chân té xuống sàn nhà nằm sùi bọt mép.

ST

2. ĐẠI TANG
Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, dáo dác. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
– Ông kia! Tới có chuyện gì?
– Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
– Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
– Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
– Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
– Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
– Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
– Vậy cho tôi gặp phó phòng!
– Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
– Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
– Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi có một người chứ lấy đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
– Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
– Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!

(Sưu tầm)

3. LỜI CHA DẶN: “CON NGƯỜI SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG”

– Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.

– Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.

– Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.

– Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.

– Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

– Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.

– Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.

– Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.

– Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.

– Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.

– Đừng khóc than, quỵ lụy, van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến. Có bầu trời, gió lộng thênh thang.

– Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.

– Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.

– Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.

– Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.

– Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.

– Bạn hóa thù. Tai họa một đời.

– Con hãy cho. Và quên ngay.

– Đừng bao giờ mượn. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.

– Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.

– Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.

– Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

– Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.

– Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.

– Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.

– Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

– Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

– Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.

– Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.

– May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.

– Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

– Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

– Những điều cha viết cho con – được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong.

– Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.

– Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

– Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.

– Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.

– Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.

– Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!

– Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa.

– Hãy buồn với chuyện bất nhân.

– Và hãy tin vào điều có thật :
“CON NGƯỜI SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG”.

(Sưu tầm)

4. Thằng con quá cao kiến !
Chuyện vui trồng cà chua
(Một câu chuyện có thật tại New Jersey.)

Một ông lão người Italy sống 1 mình tại New Jersey, Mỹ. Người đàn ông này muốn trồng những cây cà chua trong khu vườn nhỏ của mình, nhưng ông không thể làm được việc đó, vì đất trong khu vườn rất cứng và khó đào.
Trước đây, con trai Vincent của ông thường giúp ông lão làm công việc này, nhưng giờ nó đã vào tù.
Ông lão viết 1 lá thư gửi cho con trai mình đang ở trong tù, nội dung bức thư như sau:
“Vincent à, bố cảm thấy khá buồn vì có lẽ con không thể giúp bố đào xới khu vườn để trồng cà chua như mọi năm, bố đã quá già để làm việc đó. Nếu có con ở đây, chắc chắn mọi việc sẽ ổn, và con cũng sẽ rất vui khi giúp bố như vậy, như những ngày xưa ấy.
Yêu con, papa.”
Vài ngày sau, ông lão nhận được lá thư trả lời của người con trai:
” Bố, đừng đào xới khu vườn. Con chôn những kẻ mà con giết ở dưới đất đấy.
Yêu bố, Vincent”

4 giờ sáng hôm sau, đặc vụ FBI và cảnh sát địa phương ngay lập tức tới nhà ông lão, phong tỏa mọi thứ và đào xới tung khu vườn để tìm kiếm những thi thể. Nhưng lạ thay là họ không thể tìm thấy thứ gì.
Ngay hôm đó, ông lão lại nhận được lá thư của người con trai:
“Bố thân yêu, giờ bố có thể trồng cà chua được rồi đấy. Đó là điều tốt nhất con có thể làm cho bố trong hoàn cảnh này.
Yêu bố, Vincent”…

Copy Lam Dien.

5. 10 điều suy gẫm 

1. Cầu nguyện không phải là “bánh xe dự phòng” để lấy ra khi gặp khó khăn.
Nhưng là “tay lái” để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất nầy.

2. Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU?
Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI.
Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.

3. Tình bạn như một QUYỂN SÁCH.
Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.

4. Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ.
Nếu được hạnh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua.
Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.

5. Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương!
Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng!
Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!

6. Thường khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường.
THƯỢNG ĐẾ ở trên cao cười và nói: “Hãy thư giản, con yêu của ta, đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng.

7. Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài. Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.

8. Một người mù hỏi thánh Anthony: “Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?
Ông thánh trả lời: “Có, lúc ngươi mất định hướng!”

9. Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác.
Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó.
Và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.

10. Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ-KHĂN ngày mai.
Nhưng nó lấy đi sự BÌNH-AN hiện tại.

Hãy sống đơn giản. Yêu thật nhiều. Lo tận tụy. Ăn nói nhân hậu. Hãy giao hết cho THƯỢNG ĐẾ. NGÀI yêu thương bạn. NGÀI luôn luôn yêu thương bạn.

(ST) (Lụm trên mạng)

6. 7 ĐIỀU BẠN KHÔNG BAO GIỜ GIẤU ĐƯỢC VỚI GOOGLE .

Google giờ đây không thể nào thiếu trong cuộc sống con người, hàng ngày với biết bao câu hỏi được đặt và hỏi trên đây. Nhưng chắc hẳn bạn cũng ít khi để ý rằng khi bạn làm những thao tác hay sử dụng những tiện ích miễn phí của google đồng nghĩa bạn đang bị Google nắm giữ rất nhiều bí mật. Và dưới đây là 7 điều bạn không bao giờ giấu được với Google.

1. Toàn bộ lịch sử tìm kiếm
Bất cứ khi nào bạn gõ phím tìm kiếm gì đó trên Google, “gã khổng lồ” này đều sẽ ghi nhớ lại từng bước và không bỏ sót gì cả. Nhiều người cứ nghĩ chỉ cần xóa lịch sử tìm kiếm thì mọi việc đều giải quyết. Nhưng không hề đơn giản vậy, những gì bạn tìm kiếm đều lưu trong bộ não của Google.

2. Vị trí hiện tại của bạn
Google luôn theo dõi bạn trên từng cây số, giống như có mắt thần trên trời vậy. Google không chỉ lưu lại những nơi bạn đã đi qua, mà còn ghi lại những nơi mà bạn thường xuyên đến. Rất nguy hiểm, phải không nào?

3. Biết những người bạn quen và số điện thoại đã gọi
Nếu bạn dùng những chiếc điện thoại Android chạy trên nền tảng của Google thì đều rất dễ bị nó bám đuôi. Bạn gọi cho ai, vào thời điểm nào, Google đều biết tất. Không chỉ vậy, Google còn biết cả danh bạ của bạn, biết được số điện thoại bạn hay gọi và cả những ứng dụng bạn từng tải về. Bạn hay tải các ứng dụng về du lịch, thì đừng ngạc nhiên nếu thường xuyên nhận được thông tin quảng cáo từ các công ty du lịch. Vì chính Google đã bán đứng bạn đấy.

4. Biết cả những gì bạn tâm sự với robot
Google có một trợ lý ảo tên Google Now giống như trợ lý ảo Siri trên iPhone. Những gì bạn ra lệnh tìm kiếm (như nhà hàng, số taxi, đặt bàn,…), chú robot trợ lý này đều có thể đáp ứng được hết. Thế nhưng, đây chính là một gián điệp “hai mang” khi vừa vui vẻ trả lời hết các câu hỏi của bạn, vừa gửi các yêu cầu của bạn cho Google. Từ đó, Googla đều biết hết các sở thích và thói quen của bạn.

5. Những tìm kiếm ngớ ngẩn trên Youtube
Những từ khóa bạn tìm trên Youtube từ ngày trẻ vẫn sẽ còn lưu giữ mãi và có khi chính bạn cũng sẽ không hiểu vì sao mà bạn có những từ khóa đấy.

6. Nhãn hiệu điện thoại bạn dùng
Google biết luôn cả bạn đã dùng điện thoại gì bởi vì nó ghi nhớ hết mọi thứ khi bạn dùng thiết bị đó đăng nhập vào tài khoản Google.

7. Độ tuổi, sở thích hay giới tính đều không giấu được Google
Lần đầu bạn tạo tài khoản Google, nó đều yêu cầu bạn điền ngày sinh và giới tính. Chính lúc đấy bạn đã vô tình để hắn biết. Dù cho bạn đánh lừa Google bằng cách khai ngày sinh, giới tính giả, thì dựa vào thói quen tìm kiếm, Google cũng sẽ biết chính xác được khoảng độ tuổi cũng như sở thích của bạn thôi.

Trên đây là 7 điều bạn không bao giờ giấu được với Google. Chúc bạn thành công!

*Theo ttvn* (Lụm trên mạng)

7. Truyện cười Mỹ Nhật

Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Người Trung Quốc lại sợ ai ??? Trung Quốc sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói 1 đằng làm 1 nẻo…bố thằng nào biết đường mà lần
Ha ha…
Sưu tầm

8. ĐÓA HOA BAN TẶNG

(Lụm trên mạng)
Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll
Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và
nói : xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu
quá không đi được nữa. Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và
nói với người giữ cổng nghĩa trang:
– Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô-la để mua
hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng, tôi
không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và
cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả
lời như sau:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ
bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:
– Tại sao lại lấy làm tiếc về cử chỉ đẹp như thế?
Người thanh niên giải thích:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng
bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa !
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:
– Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
– Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều
người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một
tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện
dưỡng lão, các bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến
những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.
Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trên chiếc xe sang trọng một lúc,
rồi ra hiệu cho tài xế mở máy.

Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không
cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi
nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, một nụ cười rạng rỡ,
bà nói với người thanh niên giữ cổng:
– Chú đã có lý, tôi mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật.
Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự
hạnh phúc chính là tôi. Các bác sỹ không biết được bí quyết làm tôi
khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra
lẽ sống.
*
“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình”. Đó cũng là khuôn vàng
thước ngọc. Bởi vì, trao ban cho người tức là trao ban cho mình. Một
ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: “Điều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”. Đó là lý
luận của tình yêu.

Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban. Có biết yêu thương thì
con người mới thực sự nảy nở, và tìm gặp lại chính mình.

Có biết yêu thương thì con người mới biết vui sống, và tìm được hạnh
phúc đích thực trong cuộc sống.
(sưu tầm)

9. Nói chuyện kiểu Hà Lội ….
( Chuyện vui ).

Có một em tuổi dậy thi ở Hà Lội vừa dắt xe đạp ra khỏi cửa thì vỏ xẹp lép do hết hơi. Dắt xe ra đầu đường, vừa trông thấy anh thợ sửa xe, cô nàng liền gọi to:
– Anh ơi, “bơm em phát”!
Anh thợ sửa xe nhìn rồi đáp:
– Non thế bơm cái gi?
Đang vội nên cô gái nhanh nhẩu:
– Tối qua em vừa sờ rồi, chưa thủng đâu, cứ bơm đi!
Anh thợ sửa xe bèn lắc đầu:
– Thôi thì quay đít vào đây ….

Lượm trên mạng

10. THƯ GỬI CON TRAI TÊN HOÀNH
(Lụm trên mạng)

Hoành con! Kể từ khi công ty đa cấp của con phá sản, bố mẹ ở quê cứ lo ngay ngáy con ạ. Mẹ con bảo, chỉ sợ thất nghiệp rồi đâm ra đi đây, đi đó lông bông lại rước vạ vào thân. Bố ở quê lướt phây nhiều nên bố biết, giờ đi đâu cũng có thể trở thành trộm chó hoặc bắt cóc trẻ em, nên con nhớ kỹ những điều bố dặn sau đây.
Thất nghiệp thì tốt nhất nằm nhà cho khỏe, đừng vì rảnh quá mà đi bảo vệ luận án tiến sỹ hoặc về các làng quê chơi bời lông bông. Ở quê bây giờ không còn yên bình như trước, con tuyệt đối không nên về đó bán tăm dạo, bán thuốc Bắc hoặc về nhà ai đó mà chưa biết rõ về họ.
Con có thể vô hại đối với dân làng, nhưng bọn bán hàng online thì không. Một mét vuông giờ 3 đứa bán hàng online. Việc đầu tiên khi thấy con, chúng nó sẽ rình rình chụp ảnh từ xa, càng mờ càng tốt, sau đó lên phây viết tút: “Biến căng chỗ tớ, đang theo dõi một đối lạ mặt bắt cóc trẻ con nhìn mặt rất gian, mọi người hãy chia sẻ để tóm gọn quân thất đức này, ai đi qua xin một chấm khỏi bài trôi”. Năm phút sau, xác con trai của bố sẽ nổi dưới ao bèo hoặc xuất hiện trên các trang phây với cái mặt bê bết máu kèm dòng chữ “Thấy người lạ có hành tung bí ẩn, dân làng bao vây và cái kết sau đó khiên ai cũng lặng người”. Khổ thân chưa con?
Nếu có việc về quê ai đó, con không nên vì sỹ diện với bạn bè mà thuê xe Fotuner. Với kinh nghiệm 40 năm lái công nông đầu ngang bố biết, con này dễ lật, nhất là lật xuống ao. Ở một số làng quê, người dân thuần hậu như bố mẹ là có thật, nhưng bọn óc chó cũng có thật con ạ. Chúng hầu như ghét người đi ô tô, ghét tiếng còi ô tô, ghét đèn pha ô tô vì cho rằng bọn đi ô tô toàn quân ăn trên ngồi trốc, là tầng lớp bóc lột bần cố nông, cần phải tiêu diệt. Bố từng thấy đám trai làng nhảy lên nóc một con Fotuner, đạp thật lực vào kính lái, bẻ gương, giật gạt mưa… với một nỗi hả hê và sự căm thù trào lên từ vô thức, và đỉnh điểm mọi rợ và ngu dốt là châm bật lửa đốt cháy chiếc xe sau khi đọc xong bài viết nghìn like về đối tượng được cho là bắt cóc trẻ em xảy ra trên địa bàn.
Con cũng không nên mang theo các loại thuốc cảm, thuốc Becberin, bao cao su hoặc xi đánh giày, bởi chỉ cần một câu vô thưởng, vô phạt kiểu “phát hiện trong người đối tượng có một lọ hóa chất lạ” là đời con nhẹ thì đi nạng vài năm, nặng thì kể như hạc giá tiên du. Con nên nhớ, với hai bao cao su dùng rồi, bằng các biện pháp nghiệp vụ tinh thông, có đứa từng được khoác áo Juve, thì cỡ bán hàng đa cấp thất nghiệp như con – chỉ cần chạy xe Exciter qua làng, bọn mạng cũng có thể biến con thành một thằng trộm chó chuyên nghiệp.
Trông thấy trẻ con thì lờ đi, đừng sấn tới khen đẹp. Gặp người lớn thì trước tiên phải hỏi họ xem từng bị chứng tiền đình, cao huyết áp, động kinh… không. Nếu có thì quay mặt đi ngay, không tự nhiên chúng ngã lăn đùng ra rồi vu cho là thôi miên bắt cóc trẻ con thì bỏ mẹ. Đời không biết đâu mà lần, để bảo vệ mình chúng ta cần phải nâng cao ý thức vô cảm.
Mạng phây búc ảo, nhưng tai họa là thật. Sau này đỗ tiến sỹ, chẳng may được quy hoạch về làm phó quận, nếu đi ăn bún nhỡ đỗ xe trước quán cà phê và bị ăn chửi thì cũng nên ngậm mồm mà đánh xe đi. Tính mày khệnh khạng và bốc đồng lắm, bố biết, đừng dốt mà móc iphone huy động cả bộ máy chính quyền ra canh xe cho mình ăn bún. Bọn mạng giờ đói bài để câu view, nếu bị bóc phốt, mày nghe bố phải đấm ngay cái phong bì thuê thằng lá cải nó giật cho cái tít “Không có chuyện quận phó gọi chính quyền ra canh xe”. Con hãy nhớ lấy cú pháp gia truyền của báo mạng nhé, đó là “Không có chuyện…”. Kể cả mày có làm giám đốc sở này, sở nọ, trót xây lâu đài trăm tỷ, báo chí có hỏi đến thì ta cứ nói buôn lá chít, bán chổi đót, đóng giày và nấu rượu gạo. Việc kết luận đúng sai đã có lá cải giật tít “Không có chuyện…”, nghe chưa con?
Thôi thư vắn tình dài, tranh thủ lúc chưa đi cày bố biên vội mấy dòng, mày nghe lời bố dặn thì ấm vào thân. Thời đại bây giờ đất nào cũng “lắm người, nhiều ma”. Tuy ma thì bố chưa thấy, nếu thấy ma hoặc vong thì nhất định chỉ có bọn bán hàng đa cấp thấy, nhưng có một loại ma con cần đề phòng cẩn thận, đó là ma phây. Đọc cái gì thì cũng nên cân nhắc xem xét, chớ nên ngu dại “share không cần hỏi” hoặc hùa theo bọn mạng não ngắn, vì như bố từng nói với con, bọn óc chó là có thật con ạ!
Thế nhé, bố đi cày đây, tết về mang trả mini tàu cho mẹ nghe chưa con trai?
Bố, Trạch Văn Đoành.

(Song Hà).

11. KỆ, KHÔNG QUAN TÂM !

– Trời, ông cán bộ kia mới xây cái biệt phủ to đùng kìa?

– Kệ người ta mày ơi, liên quan gì đến mình đâu.

– Trời, ông cán bộ kia lương như bọn mình mà có nhà lầu, xe hơi, con cái đi du học Mỹ kìa?

– Kệ người ta mày ơi, liên quan gì đến mình đâu.

– Trời, công trình đường sắt trên cao đội vốn hơn dự tính cả chục nghìn tỷ, mấy công trình nghìn tỷ xây ra đắp chiếu, tượng đài nghìn tỷ được xây khắp nơi trong khi dân còn đói khổ, rồi mấy công ty nhà nước thua lỗ hàng trăm nghìn tỷ đồng kìa?

– Kệ người ta mày ơi, liên quan gì đến mình đâu.

– Trời, xăng dầu sắp tăng giá thêm 8000 đồng/lit, học phí viện phí cũng tăng, giá sữa, thực phẩm cũng tăng…Lương thế này sao đủ sống mày ơi?

– Hả, cái này thì liên quan đến mình nè, sao mà nó tăng ghê vậy, tăng vậy sao sống đây trời?

– Uh, nó tăng mấy cái liên quan đến mày, đến tao, đến hàng chục triệu gia đình trên khắp cái nước này là để bù vô mấy cái mà mày cho là không liên quan gì đến mày ấy. Giờ thì đã thấy nó liên quan đến cả lò nhà mày chưa hả thằng ngu?

Nhân Thế Hoàng.

12. KHÔNG CẦN TOILET TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN. 

Ở trường kiến trúc có một tay sinh viên thiết kế cái đồ án tốt nghiệp là khu tập thể 5 tầng với bố cục là:
– Tầng 1: mẫu giáo.
– Tầng 2: công nhân.
– Tầng 3: cán bộ công chức.
– Tầng 4: văn nghệ sĩ, nhà báo.
– Tầng 5: sinh viên.
– Trên cùng để trống, có cột bê-tông sẵn chờ để lên thêm tầng khi có điều kiện.

Nhưng ác cái là gã sinh viên kia quên thiết kế khu vệ sinh cho các tầng. Do ngày bảo vệ cận kề không còn thời gian để thay đổi nên hắn đánh liều vác đồ án đi bảo vệ.

Tại buổi bảo vệ, thầy phản biện hỏi:
– Tầng 1 không có toilet thì các cháu ị ở đâu?
Đáp: Dạ, ị vào bô ạ.
Thầy phản biện:
– Ờ, thế cũng được.

– Tầng 2 không có toilet, công nhân ị đâu?
– Dạ, công nhân họ ỉa đái lung tung ấy mà. Bạ chỗ nào ỉa chỗ đó nên không cần toilet cho công nhân đâu.
– Cũng được.

– Tầng 3 không có toilet, cán bộ công chức ị đâu? Chẳng nhẽ cũng ị lung tung?
– Dạ, cán bộ thì lên cơ quan ạ.
– Ờ, thôi thì cũng được.

– Tầng 4 văn nghệ sĩ và nhà báo thì sao? Chẳng nhẽ không ỉa đái?
– Ôi dào, bọn văn nghệ sĩ và báo chí chúng toàn ị vào mồm nhau thôi.

– Còn tầng 5 sinh viên?
– Hehehe…bọn sinh viên có đếch gì ăn đâu mà đòi ỉa ạ?

Nếu như cho anh thời gian điều chỉnh đồ án thiết kế lên 6 tầng và tầng 6 dành riêng cho lãnh đạo thì anh sẽ không nghễnh ngãng mà quên thiết kế toilet chứ?
– Dạ, không quên. Nhưng em nghĩ cũng không cần đâu ạ.
– Là sao???
– Vì lãnh đạo họ ỉa lên đầu nhân dân quen rồi ạ!

(Lụm trên mạng)

13. Không cần phải đánh Việt Nam chúng nó ! 

Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng.

Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mã đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.

Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà mau cho đến Hữu nghị quan.

Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.

Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nỗ là Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ.

Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tan gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.

Tại sao chúng ta phải đánh!?

Cần gì phải đánh khi cả vùng biển mà chúng gọi là biển Đông đã, đang và sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm; khi hải quân của chúng không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà của chúng bằng vòi rồng phun nước.

Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu tóm từng tấc đất, tất biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của ta và chúng chỉ dám vừa lên tiếng như chó sủa người qua đường vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục Việt-Trung.

Đó là đối với chúng ta.

Còn đối với dân của chúng:

Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!

Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta?

Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta.

Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta.

Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.

Người đứng đầu Thủ đô đã ra lệnh dân của chúng rằng:

“Biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông qua việc ra sức lao động, học tập, công tác và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định đời sống nhân dân…”

Người đứng đầu nhà nước ra lệnh cho dân của chúng rằng:

“Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sốngvà góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế….”

Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của chúng chỉ được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ quốc của chúng.

Không cần phải đánh. Cờ đại Hán của chúng ta sẽ từ 5 sao thành 6 sao phất phới trên toàn cõi lãnh thổ của chúng. Không bằng súng đạn mà sẽ bằng những văn kiện ký kết từng phần giao nhượng. Văn kiện sau cùng là văn kiện chúng ta viết sẵn cho chúng để chúng XIN ký kết được làm một vùng tự trị trong Đại hán vĩ đại của chúng ta.

Giặc Tàu DƯƠNG KHIẾT TRÌ

(Lụm trên mạng)

14. Tri Kỷ Và Người Yêu khác nhau thế nào ? 

TRI KỶ
Là người hiểu ta nhất . Cha mẹ sinh ra ta nhưng chỉ người ấy biết được ta nghĩ gì , buồn gì, vui gì, muốn gì… dù đôi khi, ta chưa kịp nói gì.

Là người ta muốn được chia sẻ đầu tiên khi ta tràn ngập niềm vui hay nặng trĩu nỗi buồn, hay chỉ mong manh những dự cảm, những linh cảm mông lung.

Là người ta mong tìm đến nhất khi ta đau khổ muốn hét lên, muốn khóc cho thật to… Và sau khi được nói, được hét, được khóc với người ấy, những muộn phiền ưu tư sẽ nguôi ngoai… để ta nhẹ lòng hơn.

Là người ta có thể nói thật nhất mọi ý nghĩ của mình ngay cả những “mảng khuất tâm hồn” mà ta không dám phô bày trước đám đông, hay với bất kì người nào khác… kể cả những người thân.

Là người dám chế giễu những thiếu sót của ta, những sai lầm của ta, hùng hồn, bất bình… cứ như ta đang gây điều đó cho người ấy mà chẳng sợ ta phật lòng hay bực mình…Và bao giờ sau đó cũng cho ta những lời khuyên rất chân thành.

Là người kiên nhẫn lắng nghe ta kể lể đủ điều, nhất là về những ấm ức, buồn bực, những khát vọng xa xôi mà chẳng bao giờ nhìn đồng hồ tính toán thời gian.

Là người thường khuyên ta cứ khóc cho thật thỏa để buồn bực vơi theo.

Là người lặng lẽ chắt chiu cho ta những hạnh phúc giản dị nhưng chẳng bao giờ kể công.

NGƯỜI YÊU
Là người ta trao gửi những yêu thương, nhớ nhung da diết và luôn khát khao được gần gũi… dù chỉ vừa mới tạm biệt. Tình yêu và Nỗi nhớ muôn đời vẫn thế !

Là người khi ta trao một ánh nhìn sẽ nhận ngay ánh mắt chan chứa yêu thương, nồng nàn tình yêu. Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”.

Là người ta có thể đi hàng ngàn cây số… chỉ để đem đến một niềm vui có khi thật nhỏ … “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” !

Là người ta luôn muốn “làm mới mình” để đem đến những cảm nhận thật bất ngờ, thú vị cho người ấy để đón nghe một lời khen, một tiếng cười, một lời thầm thì hạnh phúc.

Là người ta không bao giờ nói thật, nói hết về mối tình đã qua hay về một người đang theo đuổi ta trong hiện tại. Ta sợ người ấy buồn…

Là người ta có thể thổ lộ những xúc cảm lãng mạn nhất về tình yêu mà không sợ người ấy cười ta là lãng mạn. Lãng mạn là cảm xúc thăng hoa chỉ có khi tình yêu đã nồng nàn.

Là người rất sợ ta khóc. Nước mắt ta làm người ấy bối rối đến vụng về.

Là người mà ta hết lòng muốn sẻ chia những chuyện buồn hay đau khổ… và ta cứ cảm thấy như chính mình đang buồn, đang đau khổ hơn cả người ấy nữa.

Là người dễ làm ta giận dỗi, dễ làm ta tổn thương nhất… dù chỉ là những lời nói vu vơ, những biểu hiện vô tình không cố ý. Lời trái tim có ngôn ngữ của nó đấy !

Là người ta có thể chấp nhận rời xa mãi mãi… để người ấy hạnh phúc !

Khi yêu, ta thấy không ai tốt bụng hơn người mình yêu… Lúc buồn, bạn bè dành cho ta lời khuyên, còn người yêu thì dỗ dành, ôm ấp, an ủi, che chở… thật ấm áp. Chợt một ngày…

Người yêu ngọt ngào rời bỏ ta ra đi, lạnh lùng như chưa hề gắn bó…Chia tay, đau khổ, buồn rầu, chới với… ta chẳng còn lại gì ngoài sự mất mát. Lúc ấy, chỉ có bạn tri kỷ vẫn luôn ở bên ta, họ cho ta mượn một bờ vai ấm áp tình nghĩa để tựa, lẳng lặng nghe ta tâm sự cho vơi cơn sầu, cho ta một sự động viên, an ủi… và dù cho trời nắng hay mưa, ấm hay lạnh, bạn tri kỷ cũng luôn có mặt, cùng ta sánh bước, giúp ta vượt qua chông gai… đau khổ.
Người nói tiếng yêu ta… nhưng có thể bỏ ta bất cứ lúc nào… nhưng bạn tri kỷ thì luôn cận kề và không bao giờ bỏ rơi ta.

Cho nên trong cuộc sống, tìm được người mình yêu thương, tâm đầu ý hợp đã khó, tìm được bạn tri kỷ còn khó hơn gấp ngàn lần. Mất người yêu, ta buồn… buồn lắm, nhưng dù có khó ta vẫn còn có cơ hội gặp gỡ và tìm được một người yêu mới… còn bạn tri kỷ một khi mất đi, ta sẽ đau hơn gấp ngàn lần và sẽ buồn… buồn cả một đời.

(Lụm trên mạng)

15. Một câu chuyện cảm động. 

Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
– Duy à… Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
– Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
– Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời ‘homeless’ cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng… nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
– Ồ… Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.
– Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ ‘ngầu’ lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và ‘càm ràm’ với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần… Anh tính sao?
– Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhung có thể mời họ vào ‘cafeteria’ uống ly nuớc, chắc không sao chứ?
– Cũng được, nhung cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở ‘cafeteria’. Anh không ngại chứ?
– Cám ơn các anh, nhung đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp ‘khách’, tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thuờng đi làm bằng xe ‘Metro’. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thuờng vì phải ghé qua truờng học dể ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang ‘rên rỉ’ bài Hạ Trắng:
Gọi nắng… trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa buớm say
Lối em đi về… trời không có mây
Ðuờng đi suốt mùa nắng lên thắp dầy…
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ ‘homeless’ đang ‘ngất nguởng’ thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh… Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
– Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
– Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
– Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao dã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
– Ông…
– Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
– Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là ‘anh tôi’ được không?
– Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
– Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
-Mày không sợ hả
-Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.
– Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
– Ði đi. Hẹn gặp lại.
Tôi dã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành ‘bạn’ từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.
Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở ‘hạch hỏi’. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những nguời đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).
Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:
– Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám ‘cớm dổm’ ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
– Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân ‘homeless’ của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
– Mời các bạn xuống ‘cafeteria’ uống nuớc và nói chuyện.
– Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
– Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
– Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không?Rất đúng. Nghe giống hệt ‘một ông già Bắc kỳ’ thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong ‘cafeteria’ sáng hôm dó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
– Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có ‘preview’ cuộn phim ‘Inside the Vietnam War’ truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
– Ðài của tụi mày chỉ có trên ‘Cable’ và ‘Direct-TV’. Dân ‘homeless’ tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé ‘preview’ mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?
– Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
– Lần này khác… vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.
Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời ‘bạn’ cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang ‘Explorer Hall’ cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé ‘preview’, tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm ‘Audio & Video’ của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị ‘tai to mặt lớn’ trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy nguời bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt nguời nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.
Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn ‘án binh bất động’ dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc… trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị ‘dân Mỹ’ và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng ‘kéo’ ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót ‘khật khưỡng’ buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!
Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu ‘Inside the VietNam War’ nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh ‘homeless’ đã cùng tôi đi xem ‘preview’ hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được ‘món nợ phải trả’ cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
Nguyễn Duy An

Leave a comment